Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dộ tuổi 25 36 tháng tuổi ở trường mầm non thiết ống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.45 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

TRƯỜNG MẦM NON THIẾT ỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
ĐỘ TUỔI 24-36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẦM NON
THIẾT ỐNG, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Phạm Thị Nguyên.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiết Ống.
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn.

THANH HOÁ, NĂM 2018


Mục lục
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

1. Mở Đầu

1


2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung

2


7

2.1. Cơ sở lí luận

2

8

2.2. Thực trạng của vấn đề

3

9

2.2.1. Thuận lợi

3

10

2.2.2 Khó khăn

3

11

2.2.3 Khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9) với tổng số là: 20
trẻ

4


12

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vắn đề.

4

13

2.3.1. Biện pháp1: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

5

14

2.3.2. Biện pháp 2: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các
trò chơi.

5

15

2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc phối
hợp với phụ huynh.

7

16

2.3.4. Biện pháp 4: Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi

lúc mọi nơi.

8

17

2.3.5 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các
giờ hoạt động học.

11

17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

16

18

3. Kết luận, kiến nghị.

17

19

3.1. Kết luận

17

20


3.2. Kiến nghị

18



1. Mở Đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực
tiễn của con người. Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người có nhu cầu
trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm... Nhờ đó đến một giai
đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao
tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo
thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp.[1]
Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ
bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một
phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh,
thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng
có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất,công dụng
của sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết
ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hang
ngày.
Ngôn ngữ là giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy vấn đề phát
triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng.
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau nhưng kinh
nghiệm tâm sự với nhau nỗi niềm thầm kín. Chính vì thế mà ngôn ngữ đóng vai

trò quan trọng trong việc giáo dục phát tiển toàn diện cho trẻ. Thông qua ngôn
ngữ, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng,
chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động. Vì vậy việc
phát triển toàn diện cho trẻ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.
Nhờ có ngôn ngữ mà thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Mà cũng
nhờ có ngôn ngữ trẻ đã thể hiện được đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và
tình cảm của mình cũng nhờ có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục, bậc phụ huynh
có điều kiện hiểu con mình hơn, để uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho trẻ
những chuẩn mực đạo đức trong sáng chuẩn mực nhất.[2]
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành
con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm cần thiết.
Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là phát trienr các khả năng nghe
hiểu, nói của trẻ.vì thế nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm non Thiết Ống huyện
1


Bá Thước” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương
trình giáo dục mầm non hiện nay
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những biện pháp phù hợp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung
cấp nhiều vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tại trường Mầm Non Thiết Ống, giúp trẻ
bạo dạn tự tin trong giao tiếp và trẻ lĩnh hội được các kiến thức ở lớp học sau
này của trẻ
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng
ở trường Mầm non Thiết Ống

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo nghiên
cứu tài liệu, SGK, SGV hướng dẫn về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát sự hứng thú của trẻ khi tham
gia hoạt động.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm dạy và học: Tích luỹ các giờ dạy
trên lớp, dự giờ tham khảo các tiết dạy mẫu.
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm dạy và lớp đối
chứng áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ độ
hứng thú của học sinh và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh khi chưa áp dụng
sáng kiến với khi áp dụng sáng kiến.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”[3]
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ
mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu
được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, đó
là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình
thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng
đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của
người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi
người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.
Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về
môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm
2



quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn
ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật
hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói là ngôn
ngữ âm thanh,dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày; trong đó người nói người
nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai
nghe. Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản
và được tiếp nhận bằng thị giác.
Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ bao gồm nội dung nghe, nói,
và làm quen với sách. Đối với trẻ từ 24 -36 tháng tuổi là trẻ nghe và thực hiện
các yêu cầu bằng lời nói, trẻ được nghe các bài đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố,
bài hát và hiểu được nội dung câu truyện ngắn. Trẻ phải các từ chỉ đồ vật, con
vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiêp, thể hiện nhu cầu, mong
muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài, trẻ đọc được bài thơ ngắn
có 3-4 tiếng, kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, trẻ biết sử dụng các từ thể
hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. Khi làm quen với sách trẻ chú ý
lắng nghe người lớn đọc sách, xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành
động gần gũi[4]
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trường mầm non Thiết Ống đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Nhà trường có
một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi và luôn cầu thị tiến bộ.
Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo về chuyên môn rất sát sao, do vậy giáo
viên nắm vững về chuyên môn, tổ chức các hoạt động có hiệu quả
Bản thân đã vào ngành được 23 năm. Hiện tại, tôi được phân công chủ
nhiệm nhóm 24-36 tháng tuổi với tổng số là: 20 cháu. Trong quá trình tổ chức
các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi gặp phải những thuận lợi và khó
khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Phòng nhóm đảm bảo diện tích khá rộng rãi, thoáng mát. Trẻ được phân

chia theo đúng độ tuổi. Đa số trẻ đi học rất đều.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú
về màu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
Nhà trường thương xuyên lên kế hoạch và tổ chức các giờ mẫu để giáo
viên trong trường dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm một số hoạt động giáo dục do
nhà trường tổ chức.
Bản thân luôn nhiệt tình ham học hỏi, thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi
sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu.
3


- Đa số trẻ chưa học qua chương trình 18-24 tháng nên khả năng nhận
thức còn hạn chế các cháu bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, khóc nhiều, chưa
mạnh dạn hát và biểu diễn trước nhiều người nên việc giúp trẻ tự tin và mạnh
dạn hơn cần có biện pháp và có thời gian
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để
bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi
tự tạo.
- Khả năng phát âm của trẻ còn chưa rõ ràng, cơ quan phát âm của trẻ
chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu.
- Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên chưa giành nhiều thời gian
quan tâm nhiều đến việc học của con nên sự phối kết hợp trong vấn đề giáo dục
còn hạn chế.
- Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn chưa đủ nên chưa thu hút được
sự chú ý của trẻ chưa đủ để đáp ứng được sự đổi mới của môn học.
-Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi
sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, còn nhiều
trẻ phát âm chưa chính xác, nói ngọng dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng.

- Lớp học tương đối đông và liên tục nhận cháu mới nên việc rèn nề nếp
rất vất vả, trẻ còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên
còn bỡ ngỡ. Mỗi trẻ lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
- Do sự cưng chiều của gia đình đôi khi còn dùng những lời nói nhịu để
nịnh trẻ khiến cho trẻ bắt chiếc theo.
2.2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9) với tổng số là: 20 trẻ
Trước khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động âm nhạc cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và được kết quả như sau:

Phân loại khả năng

Tốt
Sl

Khá

TB

Yếu

%

Sl

%

Sl

%


Sl

%

Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 2/20
và phát âm

10

5/20

25

9/20

45

4/20

20

Vốn từ

2/20

10

5/20

25


9/20

45

4/20

20

Khả năng nói đúng ngữ pháp

2/20

10

7/20

35

9/20

45

4/20

20

Khả năng giao tiếp

3/20


15

8/20

40

7/20

35

2/20

10

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và
phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ
4


mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương
tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ
dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt
hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số
biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Ở lứa tuổi 24-36 tháng vốn từ của trẻ đang phát triển, khả năng phát âm
của trẻ chưa cao, trẻ chỉ thuộc những bài thơ ngắn lời, câu từ dễ. Khả năng chú
ý, ghi nhớ chưa cao, trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ

chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học,
mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập
trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan
trọng. Chính vì vậy mà giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ.
* Đặc điểm phát âm: Đa số trẻ đã phát âm được các âm khác nhau. Trẻ đã
phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở
những từ khó, những từ có 2/3 âm tiết,
* Đăc điểm vốn từ :
Ở lứa tuổi này vốn từ của trẻ còn rất ít mà danh từ và động từ ở trẻ chiếm
ưu thế. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật trong giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày, những từ chỉ khái niệm tương đối như hôm qua, hôm nay trẻ đã biết sử
dụng những từ lễ phép như cháu chào ông,…cháu xin lỗi, cháu cảm ơn. Ngoài ra
một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
* Sắp xếp cấu trúc lời nói. Có một số trẻ biết cách diễn đạt nội dung sự
liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả chọn vẹn
một ý để giúp người nghe hiểu được. Đối với lứa tuổi này yêu cầu trẻ kể lại một
câu chuyện hay tả lại một sự kiện hiện tượng xẩy ra thì còn gặp khó khăn phải
tập dần dần.
* Diễn đạt nội dung nói: ở lứa tuổi này khi diễn đạt trẻ còn ê, a, ậm ừ, có
khi còn chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản, còn rụt
rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
* Đặc điểm ngữ pháp: trẻ lứa tuổi này đã nói được một số câu đơn giản,
biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình ví dụ cô ơi con muốn
uống sữa…
Khi đã nắm bắt được tâm lý của lứa tuổi để cô tổ chức giáo dục trẻ thì cái
hiệu quả của sự chú ý của trẻ sẽ tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2. Biện pháp 2: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một
biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được
nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử

dụng “số vốn từ ”đó một cách thành thạo.
5


Từ trò chơi,trẻ khám phá ra những hiện tượng rồi liên hệ đến từ. Trong trò
chơi trẻ liên hệ thường xuyên với trò chơi đồ vật, màu sắc, cấu tạo, công dụng
của vật thể để được tiếp nhận được ghi nhớ.
Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò
chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khác. Như vậy trẻ
sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái
Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy
rằng trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn
ngữ của trẻ ngày càng phong phú.
*Trò chơi 1: “Con gì kêu như thế?”
Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ luyện tai nghe với các âm thanh
khác nhau nhận biết tiếng kêu của một số con vật quen thuộc được một số đồ
dùng quen thuộc từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển:
Chuẩn bị:
+ Máy chiếu
+ Các slide tranh các con vật chó, mèo, vịt….
+ Hiệu ứng tiếng kêu của các con vật chó, mèo, vịt….
Tiến hành:
Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô mở hiệu ứng tiếng kêu của các
con vật như “meo meo” và hỏi trẻ: Con gì kêu đấy? “gâu gâu” và hỏi trẻ: Con gì
sủa đấy? “Cạc cạc” và hỏi trẻ: Con gì kêu đấy?
Cô lần lượt đưa tranh các con vât cho trẻ xem và hỏi trẻ:
+ Con mèo kêu như thế nào?
+ Con chó sủa ra sao?
+ Con vịt kêu như thế nào?

Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư
duy của trẻ. Tôi yêu cầu trẻ làm theo yêu cầu của cô khi cô nói tên con vật trẻ
làm tiếng kêu và ngược lại cô làm tiếng kêu của các con vật trẻ nói tên các con
vật đó.
+ Trò chơi 2: “Con muỗi ”
Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ đọc theo cô và biết thực hiện
theo lời nói của cô
Cách chơi:
- Cô đứng phía trước trẻ, cô cho trẻ đọc và làm động tác theo cô.
- Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác:
6


+ Có con muỗi vo ve, vo ve (trẻ giơ ngón tay trỏ ra trước mặt vẫy qua vẫy
lại theo nhịp đọc)
+ Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa. (lấy ngón tay trỏ vào cánh tay
đối diện, chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang).
+ Úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp. Rửa tay (nhún
vai 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũi. Sau đó
xoa 2 tay vào nhau vờ rửa tay)
Khi trẻ chơi tôi nhận thấy tất cả các trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ
đọc được cả câu, có trẻ bập bẹ bớt một hai từ. Nhưng qua đó cũng giúp ngôn
ngữ của trẻ dần dần được hình thành trọn vẹn hơn .
+Trò chơi 3: “Bé muốn gì ”.
Mục đích giúp trẻ sử dụng từ và câu đơn giản để bày tỏ mong muốn, trả lời một
số câu hỏi
+ Chuẩn bị:
- Một số đồ vật, đồ chơi đẹp hấp dẫn
+ Tiến hành:
Cô cho các đồ vật, đồ chơi vào một cái hộp. Cô mở hộp và lấy lần lượt các

đồ vật đồ chơi ra cho trẻ xem. Cô nói với trẻ:
-

Các con có thích chơi các đồ chơi này không ?

-

Khi muốn cô đưa đồ chơi, các con nói như thế nào nhỉ?
Tôi chỉ đưa đồ chơi, đồ vật khi trẻ nói được tên đồ vật, đồ chơi đó hoặc nói
“cho con” “con xin”
Khi trẻ đang chơi tôi đến gần và hỏi trẻ: “Cái gì đây” “con đang làm
gì”….[5]
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc phối hợp với
phụ huynh
Sự phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo là một mắt xích rất quan trọng
nếu chỉ có cô dạy thì chưa đủ mà việc phối hợp với phụ huynh cùng dạy là một
vấn đề quan trọng. Bởi vậy, hằng ngày vào giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao
đổi về tình hình học tập của trẻ với phụ huynh. Mỗi chủ điểm tôi thường tạo môi
trường cho trẻ học, tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từng ngày,
từng tuần, để phụ huynh nắm được chương trình học của con em mình.
Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn
bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn
muốn các con trong lớp mình có thêm vốn từ. Nên tôi thường xuyên thông báo
,trao đổi với phụ huynh về những trẻ có khả năng phát âm còn chưa rõ ràng để
gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ
huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các
7


con được luyện tập ở nhà và kể các câu chuyện ngắn, đọc bài thơ câu đố để trẻ

nghe và đọc theo.
Hơn nữa để kích thích thích hứng thú say mê phát triển vốn từ của trẻ thì
rất cần phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi
giảng dạy hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp
sữa, chai nhựa, …Để cô và trẻ có thể tự tạo ra những đồ dùng, đồ chơi để phục
vụ cho việc dạy và học của trẻ. Như vậy việc phối kết hợp giữa phụ huynh và
nhà trường sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ một cách tốt nhất.[4]
Khi áp dụng phương pháp này thì phụ huynh đã có ý thức và chú trọng
hơn trong việc phát triển lời nói cho trẻ từ đó vốn từ của trẻ đã được tăng lên và
nói ngọng, nói lắp giảm dần.
2.3.4. Biện pháp 4: Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc
mọi nơi:
+ Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp
cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình
thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ,
đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể
cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Gia đình con có mấy người?
+ Trong gia đình con yêu ai nhất?
+ Ai là người hay đưa con đến trường?
+ Bố mẹ con thường đưa con đi đến trường bằng phương tiện gì?
Khi trẻ được chơi, được trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình,
ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố
mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói
quen lễ phép, biết vâng lời.

8



Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ trong giờ đón trẻ
+ Giáo dục ngôn ngữ thông qua chơi ngoài trời:
Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để
trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập
bênh… Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết vườn cổ tích của trường và hỏi
trẻ:
+ Đây là gì? (trẻ trả lời vườn cổ tích)
+ Trong vườn cổ tích có câu chuyện gì ? (tấm cám, nàng bạch tuyết và
bảy chú lùn…)
+ Đây là nhân vật gì trong chuyện “Tấm cám”? (Cô tấm)
+ Cô Tấm đang làm gì?
+ Còn đây là cái gì? (cái giếng)
+ Cô Tấm nuôi con gì trong giếng này? (con cá)…
Giáo dục:
Các con nhớ khi vào vườn cổ tích chơi các con không đươc ném rác
xuống dòng suốivà không đươc làm bẩn các bức tranh, nhân vật trong chuyện vì
làm như vậy vườn cổ tích sẻ không con đẹp nữa. Cây xanh rất tốt cho sức khoẻ
của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây
mau lớn nhé!
Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới
ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.
9


Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những
câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ,
nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.


Cho trẻ chơi ở vườn cổ tích
* Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua chơi tự do ở các góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một
cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt
động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác
dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho
trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời
gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ
khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
Ví dụ 1: Trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng
đồ dùng tôi tự làm đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô
tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ
hỏi trẻ:
+ Quân ơi, con đang làm gì vậy? (con đang xâu ô tô ạ)
+ Con xâu ô tô bằng gì đấy? (con xâu bằng dây xâu ạ)
+ Nam ơi, ô tô này đã đi được chưa hả con? (chưa đi được ạ)
+ Muốn ô tô đi được phải làm thế nào? ( lắp thêm bánh xe ạ)
Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không
những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ 2: Trò chơi trong góc “thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và
khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
10


+ Bác đang làm gì đấy?(đang bế em )
+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? (chưa ạ)
+ Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé!
+ Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (giả vờ thổi cho nguội)
+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!


Hình ảnh góc tranh truyện
Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe
hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó
của con người.
2.3.5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các giờ
hoạt động học
+ Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung
cấp vốn từ vựng cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa
hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong
tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho
trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong
khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
Ví dụ: Trong bài nhận biết “Quả cam” cô muốn cung cấp từ “vỏ cam” cho
trẻ cô phải chuẩn bị một quả cam thật để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các
giác quan như: sờ, nhìn…..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng
ghi nhớ có chủ đích.
Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ
thống câu hỏi:
+ Đây là quả gì? (quả cam ạ)
+ Các con nhìn xem quả cam có màu gì?
+ Cô chỉ vào cuống của quả cam và hỏi trẻ đây là cái gì? (cuống ạ)
11


+ Cô cho trẻ sờ vào quả cam và hỏi trẻ vỏ cam như thế nào?
+ Khi ăn cam các con thấy như thế nào ? (cô hỏi hai trẻ)
+ Cô bóc cam cho trẻ xem và hỏi trẻ cô đang làm gì? (bóc vỏ)
+ Khi ăn cam các con thấy chua hay ngọt?

+ Cô cho trẻ ăn thử và hỏi trẻ quả cam này chua hay ngọt?...
Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói
được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải
sửa ngay cho trẻ bằng cách cô nói lại đầy đủ câu trả lời đó cho trẻ nói lại.
Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời
nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó liên hệ thực tế
giáo dục trẻ các con ăn nhiều hoa quả để cơ thể khỏe mạnh chóng lớn.

Tổ chức hoạt động nhận biết tập nói
+ Thông qua giờ thơ, truyện:
Trong hoạt động học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát
triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch
lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác
là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ
thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :
+ Đồ dùng phải đẹp, rõ ràng, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ
sinh cho trẻ.
12


+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ
to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng,
giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
Ví dụ 1: Trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ
đó là từ “bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy
chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “bới đất” (các con ạ! thói
quen của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất,
đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để

ăn đấy) Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ
được nội dung truyện và từ vừa học:
+ Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu?( Đi kiếm ăn ạ)
+ Vịt kiếm ăn ở đâu? (dưới ao)
+ Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (trên bãi cỏ)
+ Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? ( bới đất tìm giun)
+ Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện? (con Cáo)
+ Vịt con đã cứu Gà con như thế nào?(Gà nhảy lên lưng Vịt,Vịt bơi ra
xa).
+ Qua câu truyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao? (thương
yêu nhau)
+ Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì? (giúp đỡ bạn ạ).
Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy
nhân vật để giáo dục trẻ phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp khó
khăn.
Ví dụ 2: Qua bài thơ “Yêu mẹ” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “sáng sớm”.
Tôi chuẩn các sile tranh về công việc buổi sáng của mẹ
Tôi giải thích cho trẻ : Các con nhìn này đây là mẹ cứ mỗi buổi sáng sớm
mẹ thức dậy và làm rất nhiều công việc như là đi chợ, nấu ăn ...mẹ chăm lo cho
các con từng li từng tí mẹ rất là vất vả vì thế các con phải ngoan nghe lời mẹ đi
học không khóc nhè. Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Yêu Mẹ ạ)
+ Trong bài thơ mẹ đã làm những công việc gì?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ được mẹ làm gì?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ có yêu mẹ không?
Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn
từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
13



Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp
cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú
trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
Ví dụ 3: Trong câu truyện “Thỏ ngoan” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ
điệu sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ
hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh
dạn hơn khi trả lời.
+ Trẻ hay nói ô tô

-

ô tô.

+ Trẻ nói Thỏ ngoan

-

Thỏ ngoan

+ Bác Gấu

-

Bác ấu

+ Con Cáo

-

Con cáo


Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: Cô nói mẫu
cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc
biệt những trẻ nhút nhát qua đó trẻ cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi
động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan”
+ Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.
+ Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.
+ Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.
Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ
mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu
truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức.[5]
+ Thông qua giờ âm nhạc:

Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt
hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt
nhất có hiệu quả với trẻ.
Đối với hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật, trẻ được học
những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách
nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ
năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát
triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Và điều quan trọng hơn nữa để tạo
hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc thì phải chuẩn bị rất nhiều loại nhạc cụ,
băng đĩa nhạc mầm non thuộc các chủ đề để bật cho trẻ nghe trong góc, các
trang phục được sắp xếp một cách khoa học ở góc âm nhạc để trẻ dễ sử dụng,
nhưng để có nhiều đồ dùng phong phú thì giáo viên phải tận dụng những nguyên
vật liệu phế thải sẵn có dễ tìm để cô và trẻ có thể tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc
hay trang phục biểu diễn.
14



* Ví dụ: Tôi đã tận dụng những vỏ hộp sữa bột để làm trống cơm, những
mảnh xốp màu và giấy gói quà sinh nhật làm những chiếc quạt múa…
Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứng
thú càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc
Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ
có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh
đẹp của bài hát.
Ví dụ: Hát và vận động bài “Một con vịt”
+ Câu đầu tiên : Một con vịt
Xoà ra hai cái cánh
( Trẻ đưa tay ra hai bên giả vờ làm hai cánh
+ Câu thứ hai : Nó kêu rằng
cáp cáp, cạp cạp cạp
( Hai tay đưa lên sát miệng làm mỏ vịt kêu)
+ Câu thứ ba:

Gặp hồ nước
Nó bì bà, bì bõm

( Hai tay đưa ngang trước ngực về phía trước vãy)
+ Câu cuối

Lúc lên bờ
Vẫy cái cánh cho khô
( Đưa hait tay sang hai bên vẫy)[5]

Hình ảnh hát và vận động
15



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi
24- 36 tháng ở trường MN Thiết Ống” trong cả năm học tôi thấy có những
chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các
cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng được thể hiện như sau:
2.4.1. Đối với trẻ :
Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp.
Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh.
Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa.
Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học.
Trẻ đã biết sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi nói trẻ không còn bớt
từ. Trẻ đã phát âm dược các câu trọn vẹn.
Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của cô đã tốt hơn, trẻ đã biết trình bầy
có trình tự, chính xác một nội dung nhất định với cô.
Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào
cuộc sống hàng ngày.
*Kết quả đạt được cuối năm như sau:
Phân loại khả năng

Tốt
Sl

Khá

TB

Yếu


% Sl

%

Sl

%

Sl

%

Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 7/20
và phát âm

35 9/20

45

4/20

20 0

0

Vốn từ

5/20

25 9/20


45

6/20

30 0

0

Khả năng nói đúng ngữ pháp

5/20

25 10/20

50

5/20

25 0

0

Khả năng giao tiếp

7/20

35 10/20

50


5/20

25 0

0

Từ kết quả kháo sát trên cho thấy
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn tăng lên rõ rệt:Tốt từ
10% lên 35% không còn trẻ yếu
Đặc biệt vốn từ của trẻ tăng lên từ 10% lên 25% không có trẻ yếu kém.
Khả năng nói đúng ngữ phát của trẻ tốt tăng lên từ 10% lên 25%,TB là
14% không con trẻ yếu.
Khả năng giao tiếp của trẻ tốt tăng lên từ 15% lên 35% không còn trẻ
không biết giao tiếp.
Kết quả trên cho ta thấy rõ ưu điểm của việc thực hiện có hiệu quả các
biện phát trên.
16


2.4.2. Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên hiểu hơn về tầm quan trọng của việc giúp trẻ phát triển
vốn từ, từ đó giúp cho giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo hơn khi xây dựng
chương trình, thông qua các hoạt động giáo viên rèn cho trẻ có những kỹ năng
cần thiết, cơ bản nhất để trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra giáo viên có thêm
nhiều kinh ngiệm cũng như những bài học về cách thức tổ chức các hoạt động
một cách khoa học và thường xuyên hơn. Ngoài ra giáo viên còn có cơ hội trau
dồi thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ như: Thuộc thêm nhiều
bài hát, nhiều bài thơ hát, hiểu hơn về cách chơi và luật chơi của các trò chơi.
2.4.3. Đối với nhà trường:

Giúp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của trường nhà ngày càng tiến
bộ. Trẻ được phát triển hoàn thiện về các mặt như: tình cảm, nhận thưc, thể
chất... Tạo hứng thú cho trẻ thích đi học: Vì khi đến trường trẻ không chỉ được
tham gia váo các hoạt động học mà trẻ còn được vui chơi được múa hát, giao
lưu với bạn bè hay nói cách khác trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”. Tạo sự
gắn bó giữa nhà trường với Phụ huynh vì để tổ chức tốt được các hoạt động giáo
dục cần có sự giúp đỡ của phụ huynh qua đó tạo sự tin tưởng của phu huynh đến
nhà trường và các cô giáo, giúp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của các cô
giáo đạt kết quả cao.
2.4.4. Đối với phụ huynh:
Phụ huynh đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc dạy ngôn ngữ cho trẻ,
từ đó đã quan tâm hơn về tính tích cực kết hợp với giáo viên để có những biện
pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Muốn có được kết quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua quá
trình thực hiện tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn, rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn.
Làm giầu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, vui chơi, kể
truyện và đọc truyện cho trẻ nghe.
Củng cố vốn từ cho trẻ.
Tích cực hoá vốn từ cho trẻ.
Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội
dung của bài dạy.
Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến
những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn,
tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn.
17



Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ.
Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn
tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động.
Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát,
giúp trẻ củng cố và tư duy hoá các biểu tượng bằng ngôn từ.
3.2. Kiến nghị:
- Nhà trường tạo điều kiện tiếp tục cho giáo viên đi thăm quan môi trường
sư phạm và các tiết dạy mẫu ở trường bạn để học hỏi kinh nghiệm.
- Cấp trên quan tâm hơn nữa trong việc mở các lớp tập huấn để giáo viên
tham gia, hỗ trợ kinh phí để nhà trường tạo môi trường bên ngoài đẹp phù hợp
hơn.
- Cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc giáo dục
cho trẻ, hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin như điện
thoại, máy tính mà thay vào đó là nên trò chuyện với trẻ nhiều hơn, nhận thức về
việc cho con em ra lớp đều, đúng độ tuổi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………………………………
……………………………………………………………..………..
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………….………

Thiết Ống, ngày 21 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

NGƯỜI VIẾT

………………………………………………………………………
……………………………………………………………..………..

Phạm Thị Nguyên

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cứu quốc số 199 đăng bài sức khoẻ và thể lực con người.
2. Mạng Internet trang TEXT 123doc.org>khoa học xã hội->giáo dục. Vai
trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ.
3. Tham khảo trên trang https://text123 vai trò của hoạt động vui chơi trong
giáo dục trẻ
4. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của Nguyễn Ánh Tuyết nhà xuất bản
Hà Nội năm 2002
5. Tuyển tập trò chơi, bài hát thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 25-36
tuổi – Lê Thu Hương (chủ biên) Do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

19


PHỤ LỤC
[1] Báo cứu quốc số 199 đăng bài sức khoẻ và thể lực con người.
[2] Mạng Internet trang TEXT 123doc.org>khoa học xã hội->giáo dục. Vai
trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ.
[3] Tham khảo trên trang https://text123 vai trò của hoạt động vui chơi trong
giáo dục trẻ.

[4] Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của Nguyễn Ánh Tuyết nhà xuất
bản Hà Nội năm 2002
[5] Tuyển tập trò chơi, bài hát thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 25-36
tuổi – Lê Thu Hương (chủ biên) Do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Nguyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Thiết Ống

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Rèn luyện kỹ năng cho trẻ
học môn tạo hình

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Ngành GD cấp
tỉnh.


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2006-2007

21



×