Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.98 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
TRÊN HỆ THỐNG BÁO CHÍ CỦA NGÀNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
TRÊN HỆ THỐNG BÁO CHÍ CỦA NGÀNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Chuyên ngành: Báo Chí Học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG


Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Ban lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các thầy cô
giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Đặng
Thị Thu Hương, những định hướng của cô có tính quyết định tới sự thành
công của luận văn.
Đề tài này tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của bản thân còn
có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước. Nhưng do
tính chất phức tạp của đề tài, trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của các

nhà khoa học, các thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN
2016 – 2017 ..................................................................................................... 10
1.1 Hệ thống các khái niệm ............................................................................. 10
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo và tầm quan
trọng của truyền thông giáo dục ...................................................................... 17
1.3 Đặc trưng thế mạnh của các loại hình báo chí trong truyền thông chính
sách Giáo dục và Đào tạo ................................................................................ 22
1.4Truyền thông chính sách dưới góc nhìn của lý thuyết Agenda setting ...... 29
1.5 Hệ thống báo chí của ngành giáo dục và đào tạo...................................... 34

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN BÁO CHÍ CỦA NGÀNH .............................. 37
2.1 Tần suất xuất hiện các tin, bài ................................................................... 37
2.2 Những nội dung chính được đề cập .......................................................... 39
2.3 Hình thức chuyển tải thông điệp ............................................................... 52
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC TRÊN HỆ THỐNG BÁO CHÍ CỦA NGÀNH...................... 65
3.1 Một số vấn đề đặt ra .................................................................................. 65


3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của truyền thông chính sách giáo
dục trên hệ thống báo chí của ngành. .............................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. Giáo dục và Đào tạo: GD&ĐT
2. Giáo dục và Thời đại: GD&TĐ
3. Giáo dục và Thời đại Online: GD&TĐO
4. Tạp chí Giáo dục: TCGD
5. Dân trí: DT
6. Giáo dục Việt Nam: GDVN
7. Phương thức Truyền thông đại chúng: PTTTĐC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát

triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn
dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
(HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33).
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng
định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng
tâm, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có
nhiều quan điểm chỉ đạo về phát triển GD và ĐT. Ngày 3/9/1945, trong phiên
họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với
các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, trong đó có
nhiệm vụ về giáo dục: Diệt giặc dốt.
Nghị quyết TW 3, khoá 7 năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển”.
Nghị quyết TW 2, khoá VIII: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu”.
NQTW 8, khoá XI: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội”.
Quan điểm coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá
thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một
trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn.

1


GD&ĐT có vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội. Vai trò của GD&ĐT được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng ở
các kì đại hội. Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển
GD&ĐT là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay”. Thêm vào đó,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: “GD&ĐT là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững”. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời
kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần nữa khẳng định
lại quan điểm xuyên suốt của Đảng ta: “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển
đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội
XI, vai trò của GD&ĐT lại được làm rõ: “GD&ĐT cần tập trung vào việc
phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tăng
cường công tác quản lý Nhà nước về truyền thông giáo dục là một yêu cầu cần
thiết để tạo sự thống nhất và phát huy sức mạnh tuyên truyền của bộ, ngành
trong việc chuyển tải những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ về giáo dục; những định hướng lớn, chương trình hành động về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; các quyết sách đổi mới trong từng
năm của ngành đến tầng lớp xã hội.Để làm tốt công tác truyền thông chính sách
giáo dục, thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ
cũng như các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GD&ĐT đã đề ra trong thời gian tới,
việc nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng truyền thông chính sách giáo
dục, nhằm xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất chiến lược truyền

2



thông phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là vấn đề cần
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ
tương đương tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò của truyền thông chính sách giáo
dục, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế của truyền thông chính sách
giáo dục, đặc biệt trên hệ thống báo chí của ngành giáo dục. Từ đó, đề xuất
những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng truyền thông giáo
dục trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, trên hệ thống báo
chí của ngành giáo dục nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Truyền thông chính
sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 - 2017”là đề
tài luận văn thạc sỹ Báo chí học của mình. Qua đó, tác giả hy vọng sẽ góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông về các chính sách giáo dục
và đào tạo, nhằm truyền tải thông tin chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước
đến với công chúng hiệu quả hơn, qua đó, không chỉ đóng góp về lý luận và
thực tiễn cho nghành báo chí mà còn thiết thực đóng góp cho ngành giáo dục
nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1.Các công trình nghiên cứu lý luận về báo chí và vai trò của báo chí
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về báo chínhư:
“Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh
Văn Hường và Trần Quang, đã tái bản nhiều lần), “Truyền thông đại chúng và
phát triển xã hội” (2008), bộ sách 9 tập „Báo chí – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” do khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) xuất bản, …
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) do
NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 1999, nhóm tác giả đã nêu ra các
chức năng của báo chí: chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội; chức
năng quản lý giám sát xã hội; chức năng khai sáng giải trí. Trong đó nhấn


3


mạnh báo chí là loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách
quan của xã hội đãphát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân
loại, báo chí mang những tiềm năng có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.
Nói về vai trò của cơ quan báo chí trong lĩnh vực quản lý báo chí, TS.
Hoàng Quốc Bảo trong cuốn Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt
Nam hiện nay nhận định: “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ
chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội (cơ quan chủ
quản của cơ quan báo chí. Hoạt động của cơ quan báo chí bao giờ cũng được
định hướng bởi đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan xã hội mà nó đóng vai trò là
cơ quan ngôn luận, hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của cơ
quan chủ quản” [20, tr96]
Cũng nói về vấn đề quản lý báo chí, TS. Nguyễn Trí Nhiệm trong cuốn
Báo chí truyền thông – Những vấn đề đương đại cũng đã nêu rõ vai trò của
nhà báo: “Trong lĩnh vực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý và phản biện xã
hội, nhà báo phải có “tầm” nhưng cũng phải có “tâm” trong sáng. Bởi một
thông tin không chính xác, không khách quan cũng có thể gây hậu quả cho xã
hội, làm phức tạp vấn đề, tiêu tốn tiền của nhân dân; có thể xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm của những người tốt.” [19, tr 12].
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về báo chí, đã có nhiều quan điểm nêu lên
vai trò của Nhà nước, vai trò của cơ quan báo chí cũng như vai trò của nhà
báo. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu báo
chí dưới góc độ “quản trị truyền thông”.
Trong cuốn sách Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí, tác
giả Trương Thị Kiên có nêu: “Quản trị tòa soạn báo chí là hoạt động hoạch
định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá công việc của tòa soạn căn cứ trên những nội
quy, quy chế nhất định mà tòa soạn đặt ra, nhằm đảm bảo mọi hoạt động ổn
định, có hiệu quả, với mục đích cao nhất là đem lại sản phẩm báo chí (tờ báo,

chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thông

4


tin tuyên truyền của cơ quan báo chí, yêu cầu của công chúng và đem lại lợi
nhuận, thúc đẩy phát triển của tòa soạn báo chí đó”. [8, tr 155] Bên cạnh đó,
tác giả còn nói rõ hơn về việc quản trị tòa soạn dưới góc độ vĩ mô và vi mô:
“Ngoài hoạt động quản trị tòa soạn – được hiểu là quản lý báo chí ở cấp độ vi
mô, còn có hoạt động quản lý báo chí ở cấp độ vĩ mô. Đây là hoạt động của
các cơ quan được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý đối với cơ quan báo
chí”. [16, tr 155].
Năm 2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu Nhân dân
và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức xuất bản cuốn
“Truyền thông chính sách: Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc”. Cuốn sách
chuyên khảo tập hợp 32 bài tham luận từ Hội thảo khoa học cùng chủ đề, tiếp
cận vấn đề truyền thông chính sách từ nhiều phương diện khác nhau, và được
chia theo 2 phần chính: Phần thứ nhất cung cấp những vấn đề lý luận về
truyền thông chính sách. Phần thứ hai tập trung phân tích kinh nghiệm của
Việt Nam và Hàn Quốc về chính sách trong cái nhìn so sánh của học giả hai
nước. Tuy nhiên, không có bài tham luận nào đề cập đến vấn đề Truyền thông
chính sách giáo dục.
2.2.Các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí với giáo dục
Trong quá trình nghiên cứu những tư liệu liên quan đến đề tài, tác giả
đã thấy rất nhiều những công trình liên quan đến vai trò của báo chí đối với
giáo dục. Trong đó , đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i
và Nhân văn “Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay”
của tác giả Văn Phương Hoa, năm 2010. Đề tài đã sưu tầm, khảo sát tất cả các
bài báo có nội dung liên quan đến các vấn đề đổi mới giáo dục trên 3 tờ báo:
Giáo dục & Thời đại, Lao động, Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ

tháng 1-2008 đến tháng 6-2009. Luận văn đã ph ản ánh các vấn đề đổi mới
giáo dục ở 3 tờ báo nói trên về : những đóng góp và những hạn chế, rút ra

5


những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả
tuyên truyền các vấn đề giáo dục trên báo in.
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Vai trò
của báo chí đối với vấn đề cải cách GDĐT” của tác giả Ưng Sơn Ca , năm
2006, đã tổng quan về GD và ĐT Việt Nam; vai trò của GDĐT trong hệ thống
GD và ĐT. Luận văn nêu những đặc điểm chung của thông tin GD và ĐT xuất
hiện trên báo chí; phân chia thông tin GD và ĐT trên báo chí theo những nội
dung: thông tin về tuyển sinh, thông tin liên quan đến vấn nạn, tiêu cực, thành
tựu, những điển hình tích cực và những ý kiến đề xuất, góp ý nhằm cải cách
GD và ĐT Việt Nam. Căn cứ trên những cải tiến chủ trương, chính sách GD và
ĐT do tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng để khẳng định
những tác động cũng như vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách GD ĐT.
Đề xuất, định hướng trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả thông tin,
tuyên truyền của báo chí đối với các vấn đề liên quan đến GD và ĐT.
Ngoài ra còn có một số đề tài như : Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c
Khoa ho ̣c X ã hội và Nhân văn “Tuyên truyền về GDĐT trên báo chí thành
phố Hồ Chí Minh” (Khảo sát các báo Sài Gòn Giải Phóng và Tuổi Trẻ từ năm
1994 - 2004) của tác giả Trần Thị Phương Thảo , năm 2006; Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃
Trường đại ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Báo chí với quá trình hình
thành nhân cách của học sinh - sinh viên” của Lại Thị Hải Bình , năm 2006;
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Vai trò của
báo chí ngành GD và ĐT trong thời kì đổi mới (khảo sát trên báo Giáo dục &
Thời đại, Tạp chí Giáo dục, mạng giáo dục Edu.net từ năm 2001-2005) của
tác giả Nguyễn Xuân Đức , năm 2006; Đoàn Xuân Kỳ, cũng đã thực hiện

thành công luận văn Thạc sỹ Báo chí của mình về “Vấn đề đổi mới giáo dục
đại học trên báo in giai đoạn 2013 - 2014”,…
Những nghiên cứu này bổ trợ, cung cấp thông tin giúp tác giả triển khai hiệu
quả đề tài nghiên cứu về Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo
chí của ngành giai đoạn 2016 – 2017.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về báo chí liên quan đến đề
tài, luâ ̣n văn kh ảo sát thực trạng hoạt động truyền thông chính sách giáo dục
trên hệ thống báo chí của ngành, chỉ ra thành công và hạn chế, nguyên nhân
thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp
cho báo chí ngành giáo dục thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h nói trên, luâ ̣n văn triể n khai những nhiê ̣m vu ̣ sau:
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến đề tài.
- Làm sáng tỏ những chủ trương , đường lố i , chính sách của Đảng và
Nhà nước và của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoa ̣n 2016 -2017.
- Sưu tầm, khảo sát các bài báo có nội dung liên quan đế n các v ấn đề
chính sách giáo dục trên báo Giáo dục và Thời đại (bản báo in và báo điện
tử), Tạp chí Giáo dục (Tạp chí in và tạp điện tử) trong giai đoa ̣n 2016-2017.
Đánh giá, nhận xét về nội dung, hình thức phản ánh các vấn đề đổi mới
chính sách trên các tờ báo in và điện tử của ngành.
Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nâng cao bài viế t
về đề tài truyền thông chính sách giáo dục thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu

Vấ n đề truyền thông chính sách giáo dục trên báo in và báo điện tử của
ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2017.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Giai đoạn 2016 – 2017, Đây là thời gian thực hiện và có nhiều chính
sách giáo dục mới được đưa ra và thông qua như: Thông tư 22/2016/TTBGDĐT thay cho thông tư30/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều
của quy định đánh giá học sinh Tiểu học.

7


Tự chủ đại học: Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm
đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai
đoạn 2014-2017.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Giảm biên chế, xóa biên chế giáo viên
Đổi mới kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia
Do là thời điểm thực hiện đổi mới chính sách giáo dục sâu rộng cho
nên thu hút sự quan tâm thông tin tuyên truyền của đông đảo các báo với
lượng thông tin lớn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về báo chí và cơ sở lý luận báo chí truyền thông về vai trò, chức
năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương
pháp thu thập thông tin sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tập hợp, hệ thống tài liệu lý
luận từ các sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học (trong và ngoài
nước) có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp phân tích thông điệp truyền thông: Tác giả luận văn
lựa chọn một số chính sách trọng tâm của ngành giáo dục trong giai đoạn
2016 – 2017 như vấn đề tự chủ đại học, chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể, đổi mới kì thi trung học phổ thông quốc gia, giảm biên chế, xóa
biên chế giáo viên… để nghiên cứu về thông điệp truyền thông trên các cơ
quan báo chí của ngành.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn
sâu một số nhà báo viết về lĩnh vực giáo dục, một số chuyên gia cũng như
công chúng tiếp nhận thông tin về giáo dục.

8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận
Luận văn sẽ góp phầ n củng cố và làm phong phú thêm lý thuyế t về
phương pháp truy ền thông trên báo in và báo đi ện tử. Mă ̣t khác , luâ ̣n văn
đưa ra các giải pháp lựa cho ̣n thông tin triể n khai đề tài ; hình thức và nghệ
thuâ ̣t viế t bài trên báo in và đưa tin trên báo m ạng điện tử…
Luâ ̣n văn góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng các hoa ̣t đô ̣ng triể n khai về
lĩnh vực thông tin, tuyên truyề n chính sách giáo dục.
Về mặt thực tiễn
Khẳ ng đinh
̣ vai trò quan tro ̣ng , cầ n thiế t của bá o chí đố i với vấ n đề
thông tin, truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước.
Kinh nghiê ̣m rút ra và đề xuấ t các giải pháp cho các tác phẩ m truy

ền

thông báo in, báo mạng điện tử viế t về đề tài chính sách giáo dục thời gian tới.

Luâ ̣n vă n sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức về báo chí với
GD và ĐT; là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà báo, nhà
giáo, các học viên, sinh viên và những người quan tâm tới báo chí cũng như
GDĐH góp phầ n ta ̣o cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông chính
sách giáo dục
Chương 2: Thực trạng truyền thông chính sách Giáo dục và Đào tạo
trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 – 2017
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng, hoạt
động truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành

9


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
1.1.Hệ thống các khái niệm
Truyền thông
Theo John R. Hober (1954) truyền thông là quá trình trao đổi tư duy và
ý tưởng bằng lời, còn Gerald Miler (1966) cho rằng về cơ bản truyền thông
quan tâm nhất tới tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội
dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Dưới góc độ
cấu trúc, Bess Sodel cho rằng truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một
tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một
thiết chế có chủ đích. Truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin
với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/ nhóm/ xã hội từ đó tăng vốn
hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi

thành hành vi.
Nói cách khác, truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu
được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta (Martin P.
Adersen 1959 trích theo Frank Dance 1970). Truyền thông là một quá trình
liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn
nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Truyền thông ra đời
và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của loài
người, do trình độ và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của
khoa học kỹ thuật.
Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế: Truyền thông chính sách - Kinh
nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc (do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo
Đại biểu Nhân dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp
đồng tổ ngày 1/11/2016 tại Hà Nội) cho rằng:
Truyền thông là khái niệm có thể được tiếp cận dưới hai cấp độ:

10


Thứ nhất, truyền thông là hiện tượng xã hội, được nhìn nhận như một
quá trình liên tục thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội.
Thứ hai, tiếp cận ở bình diện quan điểm cấu trúc chức năng – bản chất xã hội,
truyền thông được nhìn nhận như một thiết chế kiến tạo xã hội, là phương tiện
và phương thức thông tin giao tiếp xã hội, phương tiện và phương thức kết
nối xã hội, là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội, là phương tiện và
phương thức phục vụ quyền lực chính trị.Truyền thông là thiết chế xã hội
rộng lớn hoạt động trong mối quan hệ với mỗi cá nhân cũng như các thiết chế
xã hội khác một cách thường xuyên, liên tục, trong đó, truyền thông đại chúng
và báo chí có thể được coi là những hạt nhân có vai trò chi phối sức mạnh,

khuynh hướng và tính chất của nền truyền thông xã hội nói chung. Với tư
cách là thiết chế kiến tạo xã hội, truyền thông có thể đảm nhận vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình hình thành và thực thi chính sách công, bảo đảm
huy động nguồn lực sáng tạo, trí tuệ và cảm xúc của nhân dân trong quá trình
phát triển, nhất là bảo đảm phát triển bền vững.
Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong
lịch sử loài người - khi mà người truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp
cho đông đảo quần chúng về số lượng và rộng khắp về địa lý - điều mà các
cách thức truyền thông trước đó không thể nào có được. Nói theo Lerner
(1957 trích theo Trần Hữu Quang 2008), thì sự chuyển tiếp từ các hệ thống
truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng chính là
một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ
truyền sang xã hội hiện đại.
Có nhiều PTTTĐC ( Phương thức Truyền thông đại chúng) khác nhau, phổ
biến nhất là báo in, phát thanh, truyền hình và Internet. Trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin, các PTTTĐC có vai trò rất quan trọng đối với đời

11


sống xã hội. Trong cuốn sách The Power Elite [6], C. Wright Mills định
nghĩa, các phương tiện truyền thông đại chúng có hai đặc trưng xã hội quan
trọng: 1) số ít người có thể liên lạc được với rất nhiều người, và 2) công
chúng không có cách thức hiệu quả nào để phản hồi thông tin. Truyền thông
đại chúng lúc đó được định nghĩa là quá trình một chiều.
Cho đến thời điểm hiện nay - thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, với sự ra đời
của internet, và mạng xã hội, công chúng không chỉ đơn giản là người tiêu thụ
thông tin, là phóng viên, biên tập viên. Thực tế này đã được Henry Jenkins
nhắc đến từ năm 1992 với tên gọi: Văn hoá tham gia - participatory culture.
Chính sách

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết: “Chính sách là đường lối cụ thể của
một chính Đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng
các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. Cấu trúc của chính sách:
đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường lối chung), biện pháp, kế hoạch thực
hiện. Chủ thể ban hành Chính sách: chính đảng, cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị, công ty…”.
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh
đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi
thẩm quyền của mình.
Chính sách công
Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, các tác giả đưa ra định nghĩa:
“Chính sách kinh tế -xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và

12


khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục
tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.
Theo TS Đặng Ngọc Lợi: “trước hết, là một chính sách của nhà nước,
của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc
chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước”.
Những đặc trưng trong mỗi luận cứ của mối tác giải phản ánh chính
sách công từ các góc độ khác nhau, song đều hàm chứa những nội dung thể
hiện bản chất của chính sách công, có thể tóm lược một số đặc trung của

chính sách công như sau:
 Có một cấp thẩm quyền ban hành
 Mang lợi ích công
 Mọi người đều có quyền tiếp cận (công khai, minh bạch)
 Nhìn chung là bắt buộc thi hành (tuy nhiên cũng có những hình thức
không mang tính bắt buộc, thường là các chính sách khuyến khích, hỗ
trợ)
 Thường thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến
nhau và mang tính hành động, tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt
ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo những mục tiêu xác định.
Như vậy:“Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định
hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong
đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ chính sách công còn mới mẻ, thông thường
chúng ta quen dùng cụm từ đồng nghĩa: Chính sách của nhà nước hoặc chính
sách của Đảng và Nhà nước, vì ở nước ta, Đảng Cộng sản là lực lượng chính
trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước
thông qua việc vạch ra đường lối, chiến lược, các định hướng chính sách, đó
chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công.

13


Như vậy, về thực chất, các chính sách công là do Nhà ban hành nhưng các
chính sách này chính là cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân
ta. Từ góc độ chủ thể hoạch định chính sách giữa Đảng và Nhà nước mà có
các thuật ngữ: Đường lối chính sách, Chủ trương chính sách, Cơ chế chính
sách, Chế độ chính sách.
Truyền thông chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình quảng bá, phổ biến, thông tin
vềchính sách đến người dân thông qua các phương tiện truyền thông nhằm lan
tỏa những chính sách của các cơ quan ban hành chính sách đến với quảng đại
quần chúng. Ở nước ta, truyền thông chính sách hướng tới mục tiêu giúp
người dân có thể thực hiện được vai trò “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”. Nhờ vậy, quyền tiếp cận thông tin của người dân được đảm bảo, đồng
thời, trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền cũng được nâng cao.
Trên thực tế, truyền thông tham gia vào tất cả các khâu trong quy trình chính
sách từ lên kế hoạch, hoạch định, xây dựng, thực thi đến phân tích và điều
chỉnh chính sách.
Truyền thông chính sách là quá trình chia sẻ, tương tác xã hội để thông tin
chính sách từ chủ thể hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách
đến các chủ thể chính sách khác nhằm tăng cường sự hiểu biết, nhận thức và
thay đổi hành vi của các chủ thể chính sách để đạt mục tiêu chính sách.Từ đó,
xem xét các biến số về nội dung truyền thông, phương tiện truyền thông,
phương pháp truyền thông, tần suất truyền thông, các yếu tố của quá trình
truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến mỗi khâu của chu trình chính sách.
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục theo cuốn Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
1997: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy

14


dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” và Đào tạo
là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Giáo dục (Education) và đào tạo (Training) có chức năng khác nhau. Giáo dục
góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào
tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức

hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản
quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan
trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc chuyển từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là
chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo
dục có chức năng giúp người học mở mang kiến thức. Nhưng giáo dục không
quan tâm việc bạn sẽ sử dụng kiến thức như thế nào. Đào tạo lại có chức năng
khác. Mục tiêu của đào tạo là giúp người học biết làm một công việc rất cụ
thể nào đó. Cả giáo dục và đào tạo đều cần thiết cho mọi quốc gia. Sự khác
nhau ở chỗ, đối với các quốc gia phát triển thì giáo dục thường được chú
trọng hơn, còn đối với các quốc gia đang phát triển thì đào tạo thường được
ưu tiên hơn.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát
triển kinh tế, nâng cao dân trí của mỗi quốc gia. Đồng thời, giáo dục và đào
tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải
vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề
kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập
quốc tế và toàn cầu.
Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao
động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao
động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục
- đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian

15


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục - đào
tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phấn
đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có
trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng

thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để
người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một
cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả
năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có
nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau,
khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có
nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn
và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Ðào tạo là một quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một
nhóm người) - gọi là giáo viên - vào người đó, nhằm tạo ra một số sự nhận
thức, một số kỹ năng hoạt động phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát
triển chúng nó lên bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí
não, hay hoạt động chân tay.
Trong Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ tại Điều 2: Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ hệ thống giáo dục quốc dân của nước
ta gồm: giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp; giáo
dục đại học; giáo dục thường xuyên.
Trong Luật Giáo dục đại học năm 2012 nêu rõ tại Điều 5 về mục tiêu

16


chung của giáo dục đại học là: đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội

nhập quốc tế; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến
thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triể n ứng
dụng khoa học và công nghê ̣ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có
khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm
viê ̣c; có ý thức phục vụ nhân dân.
Như vậy, có thể hiểu giáo dục và đào tạo là: hoạt động có tổ chức, có mục
đích của xã hội, nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực của
người. Trong đó, giáo dục chỉ là sự bồi dưỡng và phát triển toàn diện con
người từ bậc giáo dục mầm non đến trung học phổ thông.Đào tạo chỉ sự bồi
dưỡng và chuẩn bị nghề cho con người trong các trường dạy nghề, cao đẳng
và đại học.
1.2 . Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về Giáo dục và Đào tạovà tầm
quan trọng của truyền thông chính sách giáo dục
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và
Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ khi mới
thành lập, Đảng ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về phát triển GD và ĐT.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách của đất
nước lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm vụ về giáo dục: Diệt giặc dốt.
Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các
cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội với triết lý chọn khoa học và giáo
dục làm khâu đột phá cho phát triển, chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương
sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết Trung
ương có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo. Đường lối và các chính sách

17


của Đảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội

Đảng và các nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Nghị quyết Đại hội VI xác định: Đi đôi với việc nâng cao chất lượng
đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, cần coi trọng giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Kết
hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc
sống lao động sản xuất và chiến đấu, hiểu và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Trên cơ sở đánh giá toàn di ện, sâu sắ c thực tra ̣ng GD và ĐT cũng như
xu hướng phát triể n của GD và ĐT trên thế giới và nhu cầ u phát triể n nguồ n
nhân lực của đấ t nước trong b ối cảnh hội nhập quốc tế, Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấ p hành Trung ưong Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29NQ/TƯ ngày 4-11-2013 “Về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết được coi là kim chỉ nam cho công
cuộc đổi mới GD và ĐT nói chung, đổi mới GDĐT nói riêng trong giai đoạn
hiện nay. Nghị quyết nêu rõ GD và ĐT là qu ốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình , kế hoa ̣ch phát triể n kinh
tế - xã hội.
Từ đó, Đại hội XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học
tập; đổi mới căn bản công tác quản lý GD & ĐT, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD & ĐT; coi
trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD & ĐT; đổi mới chính sách, cơ chế tài

18



×