Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chuyên đề về các hợp chất vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 20 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
I. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: Vũ Thị Huyền
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tứ Trưng - Vĩnh Tường.
II. Tên chuyên đề: “Phụ đạo học sinh yếu, kém chuyên đề về các hợp chất vô cơ”
III. Đối tượng học sinh bồi dưỡng:
- Học sinh lớp 9 yếu kém.
- Thời gian bồi dưỡng: 12 tiết.
IV. Thực trạng trạng chất lượng môn Hóa học lớp 9 của trường
THCS Tứ Trưng.
1. Thực trạng.
Ở cấp THCS, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp
cận muộn hơn so với các môn học khác, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong
nhà trường phổ thông. Môn Hóa học đối với các em đây là môn học khó. Các em
rất sợ và ngại học hóa.
Đầu năm học lớp 9 qua kiểm tra giáo viên phát hiện nhiều em học còn chưa
nắm được tên gọi, kí hiệu hóa học của các nguyên tố, công thức hóa học của các
chất quen thuộc, quên các công thức tính toán hóa học ở lớp 8. Thậm chí không
biết đó thuộc loại hợp chất nào (oxit, axit, bazơ hay muối).Việc viết và cân bằng
phương trình các em còn rất chậm. Dạng bài toán tính theo PTHH là bài toán cơ
bản nhất của môn học nhưng các em cũng không nắm được các bước giải.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
2.1. Về phía học sinh
Đa số học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa có ý thức
học tập như:
- Không tập trung trong giờ học, nói chuyện với bạn gây ồn hoặc nhiều em
giả vờ tập trung vào bài giảng của thầy cô nhưng thực chất các em không học mà
đang suy nghĩ việc khác.
1



- Lười không chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ.
- Học sinh có nhiều em lực học còn yếu, nhận thức chậm.
- Nhiều học sinh lười học, không chịu làm bài tập khi đến lớp.
- Không nắm vững kiến thức cũ, các em không theo kịp bài học nên các em
thiếu tự tin tham gia xây dựng bài.
- Các em không coi trọng môn học vì đây không phải là môn chính thi vào
THPT.
2.2. Về phía giáo viên
- Giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho công tác phụ đạo học sinh
yếu kém.
- Giáo viên chưa thật sự giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm
hiểu hoàn cảnh để động viên, hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ
trong học tập như là khen thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
2.3. Về phía phụ huynh
Còn một số phụ huynh
- Chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho
nhà trường và thầy cô.
- Chưa phối hợp với nhà trường để giáo dục ý thức học tập cho các em (Khi
phải họp PHHS, giáo viên phải mời rất nhiều lần phụ huynh mới ra gặp mặt)
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học
sinh lười học.
Vì những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng học tập của học sinh về môn
Hoá còn thấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi ít, số học sinh yếu kém còn nhiều. Từ thực

2



trạng như vậy tôi dành thời gian để thực hiện chuyên đề và bước đầu đã cho kết quả
khả quan.
V. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém
1. Giải pháp chung
- Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu
năm và quá trình học tập trên lớp. Tìm hiểu đặc điểm yếu kém của mỗi học sinh để
có hướng phụ đạo và quan tâm phù hợp.
- Phụ đạo học sinh yếu: Giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến
thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập củng cố
kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa
hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập:
học bài, làm bài, việc tự học ở nhà.
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong
tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ
của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ, cho bài tập lý
thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh yếu kém, có lời khen để động
viên khích lệ các em khi các em có tiến bộ.
2. Giải pháp cụ thể
2.1. ÔN TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG LỚP 8 CÓ LIÊN QUAN

2.1.1. Hóa trị của các nguyên tố
Giáo viên hướng dẫn HS nhớ hóa trị của các nguyên tố thường dùng theo
từng nhóm hóa trị.
3



Hóa tri

Các nguyên tố kim loại

I

K, Na, Ag

I,II

Cu

II,III

Fe

III

Al

Hóa trị II

Các nguyên tố còn lại

Phi kim
H, Cl, Br

O


Hóa trị của các nhóm nguyên tử
Hóa trị
I

II

III

Nhóm nguyên tử

Tên nhóm

OH

Hidroxit

NO3

Nitơrat

CO3

Cacbonat

SO4

Sunfat

PO4


Photphat

2.1.2. Lập công thức hóa học của hợp chất.
VD1: Lập công thức của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV, O hóa trị II.
- Công thức dạng chung là: CxOy
- Tìm BSCNN của IV và II là 4. Muốn tìm x ta lấy BCNN chia cho hóa trị
của C (x = 4: 4= 1). Muốn tìm y ta lấy BCNN chia cho hóa trị của O (y= 4: 2= 2).
Thay giá trị x= 1, y= 2 ta được.
Công thức của hợp chất là CO2.
VD2: Lập công thức của hợp chất tạo bởi Mg hóa trị II và NO3 hóa trị I.
- Công thức dạng chung là: Mgx(NO3)y

4


- Tìm BSCNN của 2 và 1 là 2. Muốn tìm x ta lấy BCNN chia cho hóa trị của
Mg (x= 2: 2= 1). Muốn tìm y ta lấy BCNN chia cho hóa trị của NO 3 (y= 2: 1= 2).
Thay giá trị x= 1, y= 2 ta được.
Công thức của hợp chất là: Mg(NO3)2.
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Chọn công thức phù hợp với N hóa trị IV
A. NO
B. NO2
C. N2O3
D. N2O
Bài tập 2. Hãy chỉ ra công thức hoá học nào sau đây viêt sai ?.
A. FeCl4.

B. AlCl3.


C. KCl.

D. MgCl2.

Bài tập 3. Công thức hóa học nào viết sai ?.
A. MgO.
B. NaO.
2.1.3. Tính hóa trị của một nguyên tố.

C. K2O.

D. Al2O3.

VD: Tính hóa trị của Al trong hợp chất Al2O3, biết oxi hóa trị II.
Gọi hóa trị của Al là x, ta có x. 2= II. 3  x= III.
Như vậy tích chỉ số nhân hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số nhân hóa
trị của nguyên tố kia.
Từ đó học sinh nắm được quy tắc hóa trị và nhận biết được công thức đúng.
Bài tập 1: Trong hợp chất Fe2(SO4)3 , biết SO4 hóa trị II. Hóa trị của Fe là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài tập 2: Trong hợp chất Cu(NO3)2 , biết NO3 hóa trị I. Hóa trị của Cu là:
A.2


B. 3

C.1

D. không xác định

Bài tập 3. Hóa trị của Cu, Fe trong hai hợp chất CuCl2 và Fe(NO3)3 lần lượt là:
A. I, II.
B. II, II.
2.1.4. Các hợp chất vô cơ.

C. II, III.

D. I, III.

2.1.4.1. Oxit
Là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Phân loại oxit: Học sinh cần nắm được 2 loại cơ bản:
- Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5….
5


- Oxit bazơ: K2O, CaO, MgO, Fe2O3, ….
Biết cách viết công thức hóa học của oxit và gọi tên từng loại oxit.
2.1.4.2. Axit
Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3,… ( gốc axit hóa trị bao nhiêu thì liên
kết với bấy nhiêu nguyên tử hidro.)

Phân loại: có 2 loại: axit có oxi và axit không có oxi.
Tên gọi:
+ Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hidric.
+ Axit có oxi:

- Nhiều oxi: Axit + tên phi kim + ic
- Ít oxi: Axit + tên phi kim + ơ

Biết cách viết công thức hóa học của axit và gọi tên từng loại axit dựa vào
thành phần phân tử.
2.1.4.3. Bazơ
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
nhóm hidroxit (OH).
VD: Ca(OH)2, KOH, Fe(OH)2, Cu(OH)2,….
Phân loại bazơ: Học sinh cần nắm được 2 loại bazơ dựa vào tính tan của
chúng.
- Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…..
- Bazơ không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3,…..
Tên gọi: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) +
hidroxit
Biết cách viết công thức hóa học của bazơ và gọi tên từng loại bazơ.
* Lưu ý: Kim loại hóa trị bao nhiêu thì liên kết với bấy nhiêu nhóm (OH)
2.1.4.4. Muối
6


Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều gốc axit.
VD: NaCl, CaSO4, NaHCO3,….
Tên gọi: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên

gốc axit
Biết cách viết công thức hóa học của muối và gọi tên từng loại muối.
2.1.4.5. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.

D. Fe3O2.

Bài tập 2. Công thức hóa học của natri hidroxit là
A. NaOH.
B. Na2O.
Bài tập 3. Muối CuSO4 có tên là

C.CuO

A. đồng (II) sunfuric
B. đồng (II) sunfua.
Bài tập 4: Dãy chất gồm các oxit axit là:

C. đồng (II) sunfat.
D. đồng (II) nitrat.

A. CO2, SO2, NO, P2O5.
C. SO2, P2O5, CO2, SO3.

D. Fe2O3.

B. CO2, SO3, Na2O, NO2.

D. H2O, CO, NO, Al2O3.

Bài tập 5: Dãy chất gồm các oxit bazơ:
A.CuO, NO, MgO, CaO.
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
D. K2O, CO, P2O5, FeO.

Bài tập 6. Dãy các hợp chất nào đều là axit:
A. K2O, Fe(OH)3.

B. KOH, BaCl2.

C. HCl, H2SO4.

D. NaCl, SO2.

Bài tập 7: Dãy các hợp chất thuộc loại muối là:
A. H2SO4, Na2SO4, NaOH, KCl.

B. H2SO4, Na2SO4, NaOH, BaCl2.

C. K2CO3, Na2SO4, NaNO3, KCl.

D. H2SO4, Na2SO4, NaOH, Al2O3.

Bài tập 8. Hợp chất nào sau đây là bazơ
a. Đồng (II) nitrat
b. kili clorua

c. sắt (II) sunfat

d. canxi hiđroxit

2.1.5. Các công thức cần nhớ.
n =

m
M

m = n. M
7


V = n.22,4

V

n = 22,4

CM =

n
V

n = CM. V
C%. mdd

mct
C% =

x 100%
mdd

mct =

100%

2.2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ.

2.2.1. Tính chất hóa học của oxit.
Tính chất
Tác dụng với nước

Oxit axit

Oxit bazơ

Tạo thành dung dịch axit

Tác dụng với axit
Tác dụng với dd bazơ

Tạo thành dung dịch bazơ
Tạo thành muối và nước

Tạo thành muối và nước

Oxit axit tác dụng với
oxit bazơ


Tạo thành muối

2.2.2. Tính chất hóa học của axit.
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
- Tác dụng với kim loại  Muối + H2
- Tác dụng với bazơ  Muối + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ  Muối + H2O
2.2.3. Tính chất hóa học của bazơ.
- Làm đổi màu chất chỉ thị: - Quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Phenol phtalein chuyển thành màu hồng.
8


- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit muối + H2O
- Tác dụng với axit  Muối + H2O
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy Oxit + H2O
2.2.4. Tính chất hóa học của muối.
- Tác dụng với kim loại  Muối mới + kim loại mới.
- Tác dụng với axit  Muối mới + axit mới.
- Tác dụng với bazơ Muối mới + bazơ mới.
- Tác dụng với muối  Hai muối mới.
- Muối bị nhiệt phân hủy.
2.3. BÀI TẬP HOÀN THÀNH PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Trên cơ sở học hinh nắm và phân loại được công thức hóa học của các
hợp chất vô cơ. Kết hợp với tính chất chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối học
sinh biết được các chất đó có phản ứng được với nhau không, sản phẩm là gì. Từ
đó học sinh viết được PTHH.
2.3.1. Dạng 1: Xác định các cặp chất phản ứng.
Bài tập 1: Cho các oxit sau: Na2O, BaO, NO, CO2, P2O5, CuO.

a. Những oxit nào tác dụng với H2O?
b. Những oxit nào tác dụng với HCl?
c. Những oxit nào tác dụng với NaOH?
Viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn
a. Học sinh nhận biết được:

- Oxit axit gồm: CO2, P2O5
- Oxit bazơ gồm: Na2O, BaO, CuO.

Oxit axit tác dụng với nước tạo thành sản phẩm là gì? (Axit)
9


Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành sản phẩm là gì? (Bazơ). Trong các
bazơ trên những bazơ nào tác dụng được với nước? (Na2O, BaO).
Từ đó yêu cầu học sinh viết PTHH.
1/
2/
3/
5/

Na2O +
H2O ->
NaOH.
BaO
+
H2O ->
Ba(OH)2
CO2

+
H2O ->
H2CO3
P2O5
+
H2O ->
H3PO4
b. Những Oxit nào tác dụng với HCl? (oxit bazơ: Na2O, BaO, CuO).
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành sản phẩm là gì? (muối và nước)
Từ đó yêu cầu học sinh viết PTHH.

1/ Na2O + HCl -> NaCl

+ H 2O

2/ BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
3/ CuO + HCl -> CuCl2 + H2O
c. Những oxit nào tác dụng với NaOH? (oxit axit: CO2, P2O5)
Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành sản phẩm là gì? (muối và nước)
Từ đó yêu cầu học sinh viết PTHH.
1/ CO2

+ NaOH -> Na2CO3 + H2O

2/ P2O5 + NaOH -> Na3PO4 + H2O
Bài tập 2: Cho các bazơ sau: Cu(OH) 2, KOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3. Hãy cho biết
những bazơ nào:
a. Tác dụng với dung dịch HCl.
b. Tác dụng với SO2.
c. Bị nhiệt phân hủy.

d. Làm quỳ tím thành màu xanh.
Viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn.
a. Trong các bazơ trên những bazơ nào tác dụng với axit? (Cu(OH) 2, KOH,
Ca(OH)2, Fe(OH)3) vì đây là phản ứng trung hòa.
10


Bazơ tác dụng với axit tạo thành sản phẩm là gì? (muối và nước)
Từ đó yêu cầu học sinh viết PTHH.
Cu(OH)2
KOH

+ HCl -> CuCl2

+ H2O

+ HCl -> KCl + H2O

Ca(OH)2 + HCl -> CaCl2 + H2O
Fe(OH)3 + HCl -> FeCl3

+ H2 O

b. Trong các bazơ trên những bazơ nào tác dụng với SO 2 ? (KOH, Ca(OH)2).
Chỉ có dung dịch bazơ (kiềm) mới tác dụng với oxit axit.
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành sản phẩm là gì? (muối và nước)
Từ đó yêu cầu học sinh viết PTHH.
Ca(OH)2 + SO2 -> CaSO3 + H2O
KOH + SO2 -> K2SO3 + H2O

c. Những bazơ nào bị nhiệt phân hủy? (Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)3).
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành sản phẩm là gì? (oxit bazơ và nước)
Học sinh viết PTHH.
t

Cu(OH)2
Fe(OH)3

t

CuO + H2O
Fe2O3 + H2O

Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2.

B. Na2O.

C. SO2.

D. P2O5.

Bài tập 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O.

B. CuO.

C. P2O5.
11


D. CaO.


Bài tập 3: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với nước, thu được sản phẩm là
A. dung dịch bazơ.

B. bazơ.

C. dung dịch axit.

D. dung dịch muối axit.

Bài tập 4: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO2 và CaO.

B. K2O và NO.

C. Fe2O3 và SO3.

D. MgO và CO.

Bài tập 5: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là
A. CO2 .

B. SO3.

C. SO2.

D. K2O.


Bài tập 6: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành muối và nước là:
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.

B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .

C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.

D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.

Bài tập 7: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành
A. dung dịch không màu.

B. dung dịch có màu tím.

C. dung dịch có màu xanh lam.

D. dung dịch có màu vàng nâu.

Bài tập 8: Cho các hợp chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Mg(OH)2. Các hợp
chất tan trong nước là
A. NaOH và Mg(OH)2.

B. NaOH và Cu(OH)2.

C. NaOH và Ca(OH)2.

D. Cu(OH)2 và Mg(OH)2.

Bài tập 9: Cặp chất tác dụng được với oxit axit là

A. NaOH và Ba(OH)2.
B. Zn(OH)2 và KOH.

C. Cu(OH)2 và KOH.
D. Fe(OH)3 và Ca(OH)2

Bài tập 10: Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?
A. KOH.

B. NaOH.

C. Ba(OH)2.

D. Cu(OH)2

Bài tập 11. Dẫn khí CO2 qua dung dịch dư nào dưới đây có kết tủa xuất hiện?
A. NaOH.

B. NaCl.

C. Ca(OH)2.

D. H2SO4.

Bài tập 12: Phản ứng trung hòa là
A. phản ứng giữa dung dịch bazơ với oxit axit.
B. phản ứng giữa dung dịch bazơ với dung dịch phenolphtalein.
C. phản ứng giữa bazơ với dung dịch axit.
12



D. phản ứng giữa dung dịch bazơ với dung dịch muối.
Bài tập 13: Muối nào sau đây không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại
của nó?
A. CaCO3.

B.CaSO4.

C.NaCl.

D. Pb(NO3)2.

2.3.2. Dạng 2: Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng dạng điền khuyết.
Bài tập 1: Chọn chất thích hợp hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1/ H2SO4 + Mg ----> MgSO4 +.........
2/ H2SO4

+ CaO

3/ ................ + CO2

-----> .............. + H2O
----->

Na2CO3 + H2O

4/ .............. + Zn(OH)2 ----->
t0

5/ Fe(OH)3


ZnSO4 + 2H2O

................ + H2O

Bài tập 2: Cho những chất sau: HCl, ZnO, MgO, CO2, H2O, H2SO4.
Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương
trình hóa học.
1/ H2SO4(l) + .........

----> ZnSO4 + ..........

2/ CaO

----> CaCl2 +..........

+ ..........

3/ ..........

+ NaOH ----> Na2SO4 + ..........

4/ ........... + HCl

---->

MgCl2 + .........

5/ CaCO3 + .......... ----> CaCl2 + ..........+ H2O
2.3.3. Dạng 3: hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ.

Bài tập: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học theo sơ
đồ sau:
CaO

(1)

Ca(OH)2

(2)

CaCO3

(3)

Hướng dẫn.
13

CaO

(4)

CaCl2


(1) CaO thuộc loại oxit gì? (oxit bazơ). Ca(OH) 2 thuộc loại hợp chất gì?
(bazơ).
Oxit bazơ tác dụng với gì để tạo thành dung dịch bazơ? (với nước).
Từ đó học sinh viết được PTHH (1).
CaO + H2O


Ca(OH)2

(2) CaCO3 thuộc loại hợp chất gì? (muối). Dựa vào tính chất hóa học của
bazơ, dung dịch bazơ tác dụng với hợp chất nào để tạo thành muối? (với axit hoặc
với oxit axit).
Từ đó học sinh viết được PTHH (2).
Ca(OH)2 + CO2

CaCO3 + H2O.

(3) CaCO3 là muối có tính chất gì? (bị phân hủy ở nhiệt độ cao).
Hãy viết PT phản ứng phân hủy muối (3)
CaCO3

to

CaO + CO2

(4) CaCl2 thuộc loại hợp chất gì? (muối). Oxit bazơ tác dụng với hợp chất
nào để tạo thành muối? (axit). Hợp chất tạo thành là muối clorua. Vậy axit cần tác
dụng cũng phải chứa gốc Clorua.
Từ đó học sinh viết được PTHH (4).
CaO + 2HCl

CaCl2 + H2O

Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi sau:
Mg


(1)

MgCl2

(2)

Mg(OH)2

(3)

MgSO4

(4)

Mg(NO3)2

Bài tập 2: Viết PTPƯ thực hiện những biến đổi hoá học theo sơ đồ sau :


( 3)

( 4)

FeCl2 → Fe(OH)2 → FeSO4

(1)

Fe2O3 → Fe



( 6)

(7)

Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
14


Như vậy khi các em đã nắm được tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ
thì các em sẽ viết được các phương trình hóa học.
2.4. BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT

Để giải bài tập này ta dựa vào các tính chất khác nhau của từng chất. Vậy
học sinh cần hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất, các loại hợp
chất để chọn thuốc thở phù hợp. Đơn giản nhất ta dùng quỳ tím, chất rắn có thể thử
bằng cách hòa tan vào nước...
Ví dụ 1: Hãy nhận biết từng chất sau bằng phương pháp hóa học: CaO và CaCO3
Vì 2 chất này đều là chất rắn nên ta dùng thuốc thử là nước:
Lấy mỗi loại một ít cho vào 2 ống nghiệm đựng nước. Chất nào phản ứng mạnh với
nước là CaO và chất còn lại là CaCO3.
Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

A. CaO.

B. Na2O.

C. P2O5.

D. K2O.


Bài tập 2: Chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu
xanh là
A. K2O
B. CO2
C. SO2
D. P2O5.
Bài tập 3: Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH.
B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl.
D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH.
Bài tập 4: Nhỏ một giọt dd phenolphtalein vào ống nghiệm đựng 2ml dung dịch
Ca(OH)2 hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch từ không màu hóa đỏ.

C. Dung dịch từ không màu hóa xanh.

B. Dung dịch mất màu đỏ.

D. Dung dịch mất màu xanh.
15


Bài tập 5: Dung dịch nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng?
A. MgCl2.

B. Zn(NO3)2 .

C. Ba(OH)2.


D.FeCl2

Bài tập 6: Có các lọ đựng dung dịch mất nhãn riêng biệt là: HCl, NaCl, NaOH .Để
nhận biết chỉ cần dùng
A. H2SO4.
B. KCl.
C. CuCl2.
Bài tập 7: Để nhận biết dung dịch Na2SO4 thì dùng dung dịch

D. Quỳ tím.

A. KCl.
B. KOH.
C. BaCl2.
D. NaOH.
Bài tập 8. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn H2SO4 và Na2SO4, ta sử dụng thuốc thử nào
sau đây:
A. HCl

B. Giấy quỳ tím

C. NaOH

D. BaCl2

2.5. BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Đây là dạng bài tập cơ bản của bài tập hóa học 8,9. Từ dạng này học sinh
nắm được bản chất để vận dụng làm các dạng bài tập khác như: bài tập hỗn hợp,

bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng, bài tập tăng giảm khối lượng...Với học
sinh đại trà, học sinh yếu kém lớp 9 dạng bài tập tính theo PTHH giáo viên cần
hướng dẫn thật tỉ mỉ theo từng bước, làm mẫu kết hợp giảng giải một số bài để học
sinh nắm vững các bước làm và biết cách nhận dạng bài tập này.
2.5.1. Đặc điểm nhận dạng:
Đề bài cho đại lượng của 1 chất => Để tính số mol của các chất còn lại trong
PTHH ta căn cứ vào tỉ lệ mol giữa các chất trong phương trình.
2.5.2. Phương pháp giải (4 bước):
* Bước 1: Viết và cân bằng PTHH.
* Bước 2: Tính số mol của chất đề bài đã cho.
Khi biết khối lượng gam: m
n =

m
M

(1)

Khi biết thể tích chất khí ở đktc (t0 = 00C; P = 1 atm): V lit
V

n = 2216,4


(2)
Khi biết nồng độ mol dung dịch và thể tích
n = CM . V

(3)


(1 lit = 1 dm3 = 1000ml = 1000cm3 ; 1atm = 760 mmHg)
* Chú ý:
Công thức (1) áp dung cho tất cả các chất: Rắn; lỏng; Khí.
Công thức (2) chỉ áp dụng cho chất khí và chất khí đó phải ở đttc.
Công thức (3) áp dung cho các chất ở dạng dung dịch
* Bước 3: Dựa vào tỉ lệ giữa các hệ số của các chất trong PTHH, từ số mol
của chất đã biết => Tìm số mol các chất mà đề bài yêu cầu.
* Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài (khối lượng, thể tích chất khí…)
+ Tính khối lượng: m = n.M
+ Tính thể tích chất khí (đktc): V = n.22,4
2.5.3. Bài tập áp dụng
Bài tập 1: Sục 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được muối
canxi cacbonat. Tính khối lượng muối thu được?
Hướng dẫn:
PTHH:

CO2

Ta có: nCO2 =

+ Ca(OH)2
4,48
22,4

CaCO3 + H2O

= 0,2 (mol)

Theo PTHH: n CaCO3 = nCO2 = 0,2 mol.
Khối lượng của CaCO3 là:

0,2 . 100 = 20 (gam)
17


Bài tập 2: Cho 3,25g Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Hãy tìm:
Thể tích khí H2 (ở đktc) và khối lượng HCl cần dùng?
Hướng dẫn:
PTHH:

Zn + 2HCl

ZnCl2 + H2

Ta có: nZn =

3, 25
= 0,05(mol)
65

Theo PTHH: n H = nZn = 0,05mol
2

V H 2 = n.22,4 = 0,05. 22,4 = 1,12(lit)

Theo PTHH: nHCl = 2nZn = 2.0,05 = 0,1 mol
mHCl = n. M = 0,1 . 36,5 = 3,65(gam).
Bài tập 3: Đốt hoàn toàn 12,4 gam phốt pho trong bình chứa khí oxi dư.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng chất tạo thành.
c. Tính thể tích oxi (ở đktc) cần vừa đủ cho phản ứng trên.

Hướng dẫn:
a. PTHH:

4P + 5O2

Ta có: nP =

12,4
31

t0

2P2O5

= 0,4 (mol)

a. Theo PTHH: n P2O5 =

1
2

nP =

0,4
2

= 0,2 (mol)

mP2O5 = 0,2 .142 = 28,4 (gam)
b. Theo PTHH: nO2 =


5
4

nP =

5
4

. 0,4 = 0,5 (mol)

VO2 = 0,5. 22,4 = 11,2 (lit)
Bài tập tự giải.
Bài tập 1 : Cho 22,4g Fe tác dụng với dd axit sulfuric loãng .
18


a. Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc?
b. Tính khối lượng muối thu được sau pư.
Bài tập 2 : Dùng 6,72 ít khí H2 (đktc) để khử Sắt (III) oxit.
a. Viết PTHH của pư?
b. Tính khối lượng sắt thu được?
Bài tập 3: Cho kim loại Al vào dd H2SO4, sau pư thu được 3,36lít khí đktc.
a. Tính khối lượng Al đã pư?
b. Tính khối lượng muối thu được và khối lượng axit đã pư?
Bài tập 4: Người ta điều chế được 24 gam đồng bằng cách dùng hidro khử đồng (II)
oxit.
a. Tính khối lượng đồng (II) oxit bị khử.
b. Tính thể tích khí hidro (đktc) đã dùng.
3. Kết quả triển khai chuyên đề tại nhà trường.

Sau bài khảo sát chất lượng đầu năm của 25 học sinh lớp 9B trường THCS
Tứ Trưng vào đầu tháng 9/2019, tôi đã lập danh sách các học sinh yếu kém và áp
dụng chuyên đề này. Giữa tháng 10/2019 tôi đã kiểm tra học sinh và thấy được chất
lượng học sinh như sau:
Học sinh

Yếu
Số lượng

Kém
Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Đầu tháng 9/2019

6

24,0%

2

8,0%

Giữa tháng 10/2019

5


20,0%

1

4,0%

VI. Kết luận.
Trong giảng dạy để có kết quả cao trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém
luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có
lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ
19


dàng. Qua thực tế giảng dạy tôi đã viết chuyên đề này để hướng dẫn học sinh nhằm
nâng cao chất lượng học sinh đại trà và mong muốn đưa dến các đồng nghiệp một
vài kinh nghiệm nhỏ. Rất mong sự đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện
hơn.
Tứ Trưng, ngày .... tháng 10 năm2019

Tứ Trưng, ngày …. tháng 10 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả chuyên đề

Trần Hồng Vinh

Vũ Thị Huyền

20




×