Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường tiểu học điện biên 1 thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.87 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
- Đẩy mạnh công tác đến từng học sinh.
- Đưa nội dung giảng dạy An toàn giao - Lồng ghép việc giáo dục An toàn
giao thông thông qua. các môn học được thực hiện trong chương trình.
- Đưa ra các hình thức tuyên tuyền cũng như động viên khích lệ ý thức
tham gia giao thông cho học sinh trong các tiết sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ
đầu tuần.
- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường và đặc
biệt là với phụ huynh học sinh để nâng cáo ý thức cho mọi người khi tham gia
giao thông.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1, TP THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lí
1. MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
1. Mở đầu ........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................1
2. Nội dung......................................................................................................2


2.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................2
2.2. Thực trạng .................................................................................................3
2.3. Giải pháp....................................................................................................4
THANH HÓA NĂM 2018


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của giao thông đường bộ là một biểu hiện của sự tiến bộ của
nhân loại, nhưng một trong những mặt trái của nó là tình trạng mất an toàn và
tai nạn giao thông. Hiện nay, tình trạng học sinh gây tai nạn giao thông và mất
an toàn giao thông chiếm tỉ lệ ngày càng gia tăng.
Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo
dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc
lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng
hơn cả là có hành vi đúng, có thái độ đúng đắn với các hành vi đúng hay chưa
đúng của bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông. Nếu
không biết cách tham gia giao thông cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc
gây tai nạn cho người khác.
Hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông đang trở thành mối quan tâm lo ngại
của mọi người, đó là sự lo lắng hằng ngày đối với các bậc cha mẹ học sinh, các
thầy cô giáo mỗi khi học sinh đi ra đường. Phần lớn các vụ tai nạn là do nhận
thức, ý thức của chính người tham gia giao thông vi phạm luật như: lạng lách,
đi lấn đường, trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi ở lòng lề đường, đi bộ không
đúng phần đường quy định, không đội mũ bảo hiểm…
An toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Theo thống
kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30
người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị
thương tật suốt đời. Đây là vấn đề thật nhức nhối và đang được xã hội đặc biệt
quan tâm. Vì vậy việc giáo dục học sinh có ý thức và biết đảm bảo an toàn khi

tham gia giao thông trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong tất cả các
nhà trường và trong đó có trường Tiểu học Điện Biên 1 nhằm xây dựng một thế
hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn
minh khi tham gia giao thông.
Để công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học đạt hiệu quả
cao, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải tâm huyết, trách nhiệm hơn.
Là cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh Tiểu học đạt kết quả, nhằm hình thành thế hệ
tương lai có ý thức khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông, thì việc giáo dục văn hóa giao thông để học sinh nhận thức và hình
thành ý thức, biết vận dụng thực hành là vấn đề quan trọng và nhất là: học sinh
được an toàn khi tham gia giao thông.
Bởi thế, tôi nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học Điện Biên 1,
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn giáo dục ý thức hình thành kỹ năng cho học sinh khi tham gia giao thông và chuyển tải thông
điệp về An toàn giao thông đến học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục an toàn giao thông và hành vi tham
gia giao thông của học sinh trường Tiểu học Điện Biên 1, thành phố Thanh
2


Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phân tích nguyên nhân thực trạng và từ đó đề xuất biện
pháp khắc phục
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh và hành vi tham gia giao thông của 935 học sinh trường Tiểu học
Điện Biên 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát; trò chuyện; điều tra bằng

phiếu hỏi.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Hành vi tham gia giao thông là một chuỗi hành động nối tiếp nhau một
cách tương đối nhằm đạt được mục đích, thoả mãn nhu cầu của con người khi
tham gia giao thông
Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày
29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông”. Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp bách:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an
toàn giao thông.
- Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thông và
nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.
- Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thật của phương
tiện giao thông vân tải.
- Đề ra các giải pháp đối vơi người điều khiển phương tiện.
- Giảm thiểu tai nạn giao thông
Trước tình hình về tai nạn giao thông xảy ra ngày càng gia tăng, Trong
những năm sau đó các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ đã được
ban hành. Nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông. Năm 2011, Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 88/2011 NĐ-CP ngày 24/08/2011 về quy định ban
hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm
hạn chế tai nạn giao thông. Nhìn chung, Chính phủ, các bộ và ban An toàn giao
thông đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo việc thực hiện an toàn giao
thông. Tuy nhiên, người tham gia giao thông vẫn còn đứng ngoài cuộc.
Theo Cục CSGT, năm 2017 xảy ra 20 280 vụ tai nạn giao thông trên cả
nước, cướp đi sinh mạng 8 279 người.. Bà Isabelle Bardem, trưởng phòng
phòng chống tai nạn giao thông thương tích trẻ em của UNICEF nói: “Tai nạn
giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ em Việt Nam, không chỉ rất nhiều

trẻ em trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề,
còn có biết bao trẻ em khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai
nạn giao thông cướp đi sinh mạng hoặc tàn tật”.
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục về trật tự An toàn giao thông nói
riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách được nhà trường đặc biệt chú
trọng trong những năm gần đây. Giáo dục An toàn giao thông là mục tiêu rất
3


quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những
quy tắc xử sự thường gặp hằng ngày, hình thành ý thức, thái độ, hành vi tự giác
chấp hành pháp luật, trật tự, an toàn khi tham gia giao thông và tránh được
những tai nạn giao thông cho chính mình và cho mọi người ở mọi lúc mọi nơi.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1.Thực trạng chung của công tác giáo dục ATGT cho học sinh ở
trường Tiểu học Điện Biên 1.
Hiện nay, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục An toàn giao
thông tại trường như thế nào để đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình nhà
trường, địa phương là vấn đề đặt ra đối với những người làm công tác quản lý
giáo dục.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo của Uỷ ban An
toàn giao thông Quốc gia trong việc phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo
đưa nội dung giáo dục An toàn giao thông vào giảng dạy ở các trường Tiểu
học, thực hiện các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh Tiểu học, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018,
trường Tiểu học Điện Biên 1 đã triển khai nội dung công văn của cấp trên đến
toàn bộ giáo viên và học sinh.
Công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học
Điện Biên 1 được coi là một trong những nhiệm vụ năm học 2017 - 2018. Giáo
dục An toàn giao thông cho học sinh trong trường được tổ chức dưới nhiều

hình thức: Tuyên truyền nhắc nhở học sinh thông qua buổi chào cờ, tổ chức
chuyên đề sinh hoạt dưới cờ “Chúng em với an toàn giao thông”, thông qua các
tiết học chính khoá với 7 môđun dành cho 5 khối lớp, hoạt động ngoại khoá, vẽ
tranh tuyên truyền vận động, dạy học tích hợp các môn học khác như: Đạo đức,
Khoa học, Địa lí, Mĩ thuật...và bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống
nhằm tác động trực tiếp tới nhận thức cũng như ý thức của các em khi tham gia
giao thông.
Nhà trường luôn quan tâm tới công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể
trong và ngoài nhà trường.
Công tác quản lý của ban giám hiệu được tăng cường, duy trì và thực hiện
có hiệu quả kế hoạch đề ra.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên luôn chấp hành nghiêm túc luật An
toàn giao thông, có lời nói, hành động chuẩn mực trước học sinh, luôn gần gũi,
quan tâm và định hướng cho các em, làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường
- gia đình và xã hội. Mỗi giáo viên là một thành viên của ban an toàn giao
thông luôn tìm hiểu thực tế đưa ra biện pháp phù hợp với học sinh mình phụ
trách, mang lại bài học nhẹ nhàng, sinh động, dễ tiếp thu đối với học sinh.
Tuy nhiên công tác giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học Điện
Biên 1 cũng còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân:
Là một phường trung tâm của TP Thanh Hóa, ngay trước cổng trường là
đường Phan Chu Trinh, một đường lớn có mật độ phương tiện giao thông đông
đúc, đặc biệt là ô tô và xe máy, nhiều khi tắc đường trong giờ học sinh đến
4


trường hoặc tan trường. Ý thức của người tham gia giao thông còn kém nên
trình trạng phóng nhanh, vượt ẩu vẫn còn trên mọi tuyến đường.
Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh chưa thật nhịp nhàng. Hành
vi vi phạm An toàn giao thông chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường nên công tác
kiểm tra giám sát từ phía nhà trường chưa được triệt để.

Một số giáo viên chưa thực sự chú trọng tới việc giáo dục về An toàn giao
thông cho học sinh nên còn xem nhẹ các tiết dạy về An toàn giao thông.
Không ít phụ huynh do không ý thức được sự ảnh hưởng của mình đối với
các em nên đã có hành động, lời nói không phù hợp, gieo vào tiềm thức các em
những hành vi sai trái, phản tác dụng những bài học về an toàn giao thông.
2.2.2 Khảo sát thực trạng:
Tất cả yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục An
toàn giao thông trong nhà trường. Để có kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
an toàn giao thông trong năm học đồng thời lấy cơ sở cho việc nghiên cứu, đề
ra các giải pháp cho năm học này và những năm tiếp theo, đầu năm học 20172018, tôi đã tiến hành khảo sát trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ nắm kiến
thức về An toàn giao thông của học sinh ở 4 khối lớp kết hợp với đánh giá của
giáo viên đã thu được kết quả:
Số học sinh chưa Số học sinh
Số học sinh có
nắm vững kiến
chưa có kiến
Tổng số học kiến thức và kỹ
thức và kỹ năng thức và kỹ
năng tham gia
Khối sinh tham
tham gia giao
năng tham gia
giao thông
gia khảo sát
thông
giao thông
SL
%
SL
%

SL
%
2-3
107
52
48,6
40
37,4
15
14
4-5
200
131
65,5
57
28,5
12
6
Cộng
307
183
59,6
97
31,6
27
8,8
Qua bảng thống kê ta thấy học sinh đã có hiểu biết nhất định và cần thiết
về luật giao thông, có kĩ năng cơ bản và thái độ đúng đắn để đảm bảo an toàn
khi tham gia giao thông, tuân thủ những nội qui, qui định của trường đề ra. Tuy
nhiên, việc nắm kiến thức về An toàn giao thông của các em chưa vững vàng,

tính bền vững cũng như chất lượng chưa cao.
Khảo sát thực tế về ý thức, hành vi tham gia giao thông của học sinh trong
thời gian qua cho thấy:
Học sinh tự đi học
Học sinh được người lớn đưa
bằng xe đạp hoặc
đón bằng xe máy
đi bộ
Tổng số
Số vụ tai
học sinh
nạn
Chưa
Thường
Không
tham gia
trong
Thường
xuyên
đội mũ
Đi xe
khảo sát
năm
xuyên
Đi bộ
đội mũ
bảo
đạp
đội mũ
bảo hiểm

hiểm
bảo hiểm
451
423
13
0
0
15
0
5


Ý thức chấp hành quy định về An toàn giao thông có chuyển biến nhưng
tính tự giác chưa cao, chưa bền vững. Vẫn còn hiện tượng học sinh sang đường
không đúng qui định, không đi đúng phần đường gây cản trở cho người khác
khi tham gia giao thông nhất là vào giờ tan trường.
Tuy mức độ vi phạm không nhiều, không gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng nó phản ánh được phần nào hạn chế thiếu sót trong công tác giáo dục ở
nhà trường. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao
thông, giảm thiểu tối đa hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc lơ là khi tham
gia giao thông cho học sinh, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
2.3 Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các giải pháp đã sử dụng để gải quyết vấn đề
Việc giáo dục An toàn giao thông là quá trình lâu dài và liên tục, diễn ra ở
nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ. Giáo dục kĩ
năng giao thông cơ bản là một nội dung giáọ dục có phần tưởng như đơn giản
nhưng dạy thế nào để học sinh tự nguyện, tự giác thực hiện đúng luật ATGT
quả là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên. Vì giáo viên không chỉ giúp học
sinh học thuộc lòng mấy điều luật quy định mà cốt lõi phải làm sao cho các em
hiểu, nhớ và có hành vi đúng khi tham gia giao thông.

Vì thế trong công tác chỉ đạo giáo dục An toàn giao thông cho học sinh
cần linh hoạt, sáng tạo, có kế hoạch, giải pháp rõ ràng, biết phối kết hợp các
mối quan hệ, các tổ chức đoàn thể trong giáo dục và có thể tiến hành đồng bộ
một số giải pháp sau:
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch.
- Xây dựng vai trò gương mẫu trong thực hiện giao thông.
- Tập trung công tác quản lí, chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền sâu
rộng về giáo dục An toàn giao thông trong học sinh cũng như cộng đồng.
- Triển khai thực hiện dạy An toàn giao thông theo đúng kế hoạch đề ra và
lồng ghép việc giáo dục An toàn giao thông thông qua dạy học các môn học
cũng như qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc dạy học An toàn giao thông ở
nhà trường.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng
như phụ huynh học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao
thông.
- Dưới nhiều hình thức cần đưa ra được biện pháp kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện An toàn giao thông cũng như ý thức và hiểu biết của học sinh khi
tham gia giao thông để có biện pháp uốn nắn, bổ sung, sửa chữa kịp thời cho
các em.
2.3.2 Các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục an toàn giao thông đã
sử dụng hiệu quả ở trường Tiểu học Điện Biên 1
a. Biện pháp 1: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch
Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc
6


giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học Điện Biên 1” giúp
chúng tôi xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung và định hướng, quy trình thực
hiện cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Vào đầu năm học 2017 - 2018, sau khi tiếp thu kế hoạch năm học của
phòng Giáo dục - Đào tạo TP Thanh Hóa, Hiệu trưởng kiện toàn Ban chỉ đạo
An toàn giao thông gồm có Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó hiệu trưởng,
Tổng phụ trách Đội phó ban, Ban đại diện cha mẹ học sinh là thành viên, đại
diện các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn là thành viên. Sau đó cùng
các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục An toàn
giao thông trong năm học cụ thể như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2017”.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về luật đường bộ
trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Chỉ đạo giảng dạy nghiêm túc chương trình chính khóa và lồng ghép giáo dục
an toàn giao thông nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức cho học sinh.
- Đưa nội dung về giáo dục an toàn giao thông ngay trong ngày “Toàn dân đưa
trẻ đến trường”.
-Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các Hội thi tìm hiểu về an toàn giao thông,
phát động học sinh tham gia HĐNK “Chúng em với An toàn giáo thông”
- Thành lập ban trật tự kỷ luật chỉ đạo Đội Thiếu niên xung kích để hướng dẫn
học sinh khi tan trường tránh ùn tắc giao thông ngay trước cổng trường.
- Tổ chức cho Giáo viên, học sinh, phụ huynh kí cam kết thực hiện An toàn
giao thông.
Với cách lập kế hoạch trên giúp tôi thực hiện công tác giáo dục an toàn
giao thông trong năm học có chiều sâu và đạt hiệu quả. Như vậy lập kế hoạch
là chức năng không thể thiếu được trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành
mọi hoạt động của nhà trường - Chính biện pháp lập kế hoạch đã giúp triển
khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông đi đúng hướng, đạt mục
tiêu đề ra.
b. Biện pháp 2: Xây dựng vai trò gương mẫu trong thực hiện giao
thông.
Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thích bắt chước và làm
theo hình tượng do đó để kết quả giáo dục ATGT trong nhà trường Tiểu học

được tốt. Bản thân mỗi người lớn, mỗi giáo viên phải “Nêu gương” trong mỗi
chuẩn mực hành vi giao thông. Thầy cô phải là người chấp hành tốt luật giao
thông thì các em mới thực hiện đúng theo “tấm gương” của các thầy, cô giáo.
BGH nhà trường đặc biệt chú trọng việc đôn đốc đội ngũ cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành luật cũng như những qui định
chung về An toàn giao thông và xem đó cũng là một trong những tiêu chí cơ
bản đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm.
c. Biện pháp 3: Tập trung công tác quản lí, chỉ đạo, làm tốt công tác
tuyên truyền sâu rộng về giáo dục An toàn giao thông trong học sinh cũng
như cộng đồng.
7


Để công tác giáo dục An toàn giao thông thật sự hiệu quả thì công tác
quản lí, chỉ đạo là thật sự cần thiết và đặc biệt với vai trò một phó hiệu trưởng
trong nhà trường công tác này có sự ảnh hưởng trực tiếp.
Ngay từ đầu mỗi năm học, sau khi nhận được kế hoạch từ Phòng Giáo dục
và Đào tạo, nhà trường đã tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục An toàn giao
thông một cách sâu rộng tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh với phương châm
tích cực, sinh động và hấp dẫn... nhằm giúp người tiếp thu nắm rõ mục tiêu
công tác giáo dục An toàn giao thông và hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản
thân.
Dưới hình thức tuyên truyền, vận động, tổ chức một cách khoa học, rõ
ràng và thật sự có ý nghĩa các cuộc vận động, cam kết đảm bảo An toàn giao
thông, tổ chức tốt các buổi lễ mít tinh hành động như:
+ Phân công tổng phụ trách Đội là tuyên truyền viên để tổ chức cho học
sinh sinh hoạt tập thể, nghe nói chuyện, giảng giải về An toàn giao thông đặc
biệt là an toàn trên đường đến trường.
+ Lồng ghép nội dung tuyên truyền về An toàn giao thông như một nội
dung trong các tiết chào cờ đầu tuần.

+ Phát động phong trào hành động đảm bảo An toàn giao thông.
+ Cam kết không vi phạm Luật giao thông.
+ Cam kết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện.
+ Hành động “tháng An toàn giao thông” vào tháng 9.
+ Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, nhà trường còn tổ chức cho học sinh
xem hình ảnh ghi chiếu các lỗi vi phạm hay hậu quả của các vụ tai nạn giao
thông để lại, điều này sẽ có tác động mạnh hơn nhiều các buổi tuyên truyền,
kêu gọi khô khan, đơn điệu. Bên cạnh đó, các câu khẩu hiệu, áp phích, băng
zôn được nhà trường treo ở cổng trường, sân trường, lớp học… đã như lời nhắc
nhở học sinh ghi nhớ đảm bảo An toàn giao thông mọi lúc, mọi nơi.
d. Biện pháp 4: Chỉ đạo dạy có chất lượng chương trình An toàn giao
thông, lồng ghép việc giáo dục An toàn giao thông thông qua các môn học
và các hoạt động ngoại khóa.
* Dạy-học An toàn giao thông trong chương trình chính khoá và đặc
biệt quan tâm dạy những kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông trên tuyến
đường ở địa phương bằng công nghệ thông tin .
Việc giáo dục, giảng dạy trên lớp có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó
giúp học sinh có nhận thức đầy đủ, bền vững các kiến thức về An toàn giao
thông để hình thành những hành vi đúng và có ý thức tôn trọng luật giao thông.
Thông qua các tiết học về An toàn giao thông nhằm giúp học sinh:
+ Có những hiểu biết cần thiết mang tính phổ biến về Luật Giao thông
đường bộ, những qui định về giao thông đường sắt, đường thuỷ phù hợp với
nhận thức của các em để các em có thể vận dụng vào sinh hoạt, đời sống, biết
tự đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
+ Học sinh định hình được những kĩ năng cơ bản để đảm bảo an toàn khi
tham gia giao thông như đi bộ trên đường, đi qua đường, ngồi trên xe đạp, xe
máy, ngồi trên các phương tiện giao thông hoặc tự điều khiển xe đạp đi trên
8



đường. có khả năng lựa chọn con đường đi an toàn, phòng tránh những tai nạn
giao thông ở nơi có tình huống nguy hiểm. Có thói quen đi đường theo những
qui định của Luật Giao thông.
+ Luôn có ý thức chấp hành Luật Giao thông, không đồng tình với những
hành vi không thực hiện theo Luật Giao thông, có trách nhiệm với bản thân và
cộng đồng; biết tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
Để đạt được những mục tiêu trên, nhà trường chỉ đạo đưa nội dung
"Pokemon cùng em học An toàn giao thông", " Rùa và thỏ cùng em học An
toàn giao thông" từ tuần đầu tiên cho học sinh lớp 1, xây dựng kế hoạch giảng
dạy các tiết ATGT vào tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo viên truyền đạt
đến các em học sinh đầy đủ 7 mô đun và 6 chủ đề theo một hệ thống kiến thức
chặt chẽ, lô gic từ lớp dưới lên lớp trên. Vận dụng linh hoạt 7 phương pháp
giáo dục, giảng dạy: thảo luận và hoạt động theo nhóm; điều tra, phỏng vấn; kể
chuyện; xây dựng tiểu phẩm, sắm vai; thực hành; trực quan, quan sát; đố vui,
trò chơi tập thể trong bài giảng của mình. Tiết dạy an toàn giao thông phải nhẹ
nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu
hút tất cả các em cùng tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ
chức dạy học phong phú, đa dạng: Trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc
nghiệm, văn nghệ với chủ đề GTAT, viết các tiểu phẩm về GTAT, vẽ tranh về
GTAT: vẽ mũ bảo hiểm, vẽ những hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông, tổ
chức triển lãm tranh để các em được thuyết trình về nội dung bức tranh và
thông điệp muốn gửi gắm qua bức tranh…Cho học sinh thể hiện sự hiểu biết
bằng hình thức đố vui với chủ đề “Học sinh với an toàn giao thông”.
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên phải luôn luôn ứng dụng CNTT trong bài
giảng Power point tạo hứng thú cho các em khi tham gia học tập. Tích cực tìm
tòi các băng đĩa có nội dung giáo dục giao thông an toàn; quan sát và thu thập
các chứng cứ hình ảnh về hành vi giao thông đúng, sai trên đường giao thông,
các biển báo, chỉ dẫn, làn đường, dải phân cách ở những vị trí giao thông trọng
yếu của địa phương mình và trình chiếu cho các em xem trong tiết dạy. Đây là
phương pháp giảng dạy ATGT mà bản thân thấy hiệu quả nhất vì với những

hình ảnh sống động trên màn hình, học sinh tiểu học rất thích xem, các em ghi
nhớ sâu hơn, cụ thể hơn, thực hành hứng thú hơn. Khi dạy chương trình giao
thông, bản thân luôn lồng ghép kĩ năng giao thông gắn với tình huống giao
thông cụ thể. Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong chương trình chính
khóa và ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào đều phải
chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ
ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.
* Dạy-học An toàn giao thông thông qua các môn học khác.
Ngoài dạy-học An toàn giao thông trong chương trình chính khoá thì tất cả
các môn học khác ở Tiểu học đều có khả năng lồng ghép nếu được khai thác
đúng hướng nhằm vào việc giáo dục An toàn giao thông cho học sinh như:
+ Học sinh nắm được chuẩn mực, hành vi đảm bảo An toàn giao thông
trong môn Đạo đức.
9


+ Nhận biết thông tin về giao thông qua môn Tự nhiên và Xã hội đối với
các lớp 1, 2, 3 hay phân môn Địa lí đối với các lớp 4,5.
Môn tự nhiên xã hội:
Ví dụ ở lớp 2:
Bài 19: Đường giao thông,
Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Ở lớp 3:
Bài 33: An toàn khi đi xe đạp
+ Tìm hiểu và nắm luật giao thông để thể hiện qua bài vẽ về An toàn giao
thông của môn Mĩ thuật...
Chọn lọc nội dung về An toàn giao thông để tích hợp vào bài dạy là cách
dạy tôi cho là tốt nhất, hiệu quả nhất bởi điều đó vừa làm phong phú thêm cho
nội dung bài học vừa chuyển tải kiến thức An toàn giao thông và cách tham gia
giao thông an toàn ở địa phương một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực nặng

nề đối với học sinh và hiệu quả nhất.
* Dạy-học An toàn giao thông thông qua các hoạt động phong trào.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, các hoạt động ngoại khoá theo các
chủ đề, chủ điểm sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn về luật giao thông và thu hút
học sinh đảm bảo An toàn giao thông một cách triệt để hơn.
Trường Tiểu học Điện Biên 1 đã tổ chức phong trào “Đoạn đường em tự
quản về An toàn giao thông” thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên xung
kích..
Để các em luôn có sẵn trong mình sự hiểu biết cũng như ý thức khi tham
gia giao thông thì nội dung về An toàn giao thông luôn được tiếp tục khắc sâu
trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao nhi đồng.
e. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc dạy học An
toàn giao thông ở nhà trường.
Để đảm bảo công tác dạy và học về An toàn giao thông trong nhà trường
được duy trì và phát triển nhằm lập được trật tự về An toàn giao thông học
đường, nhà trường luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc dạy và học
An toàn giao thông của giáo viên và học sinh để đưa vào nề nếp. Ban An toàn
giao thông của trường có quy chế hoạt động cụ thể, trong đó chú trọng việc
phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban. Mỗi thành viên được
phân công sẽ có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và được đánh giá
tổng kết hàng tháng làm cơ sở cho việc tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá
một cách tập trung, có hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, chủ động
nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc của việc dạy và học về An toàn
giao thông nhằm kiến nghị kịp thời để Ban giám hiệu điều chỉnh, giúp đỡ. Đặc
biệt khi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về An toàn giao thông trong nhà trường,
cần kiểm tra chặt chẽ kế hoạch thực hiện, cách thức tổ chức các chương trình
nhằm đạt hiệu quả cao nhất, thông qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận
động về An toàn giao thông một cách có hiệu quả.
Công tác kiểm tra, giám sát còn có trách nhiệm phát hiện những trường
hợp vi phạm An toàn giao thông của giáo viên, học sinh kể cả phụ huynh để

tiếp tục điều chỉnh, vận động có hiệu quả.
10


Trong quá trình kiểm tra, giám sát về An toàn giao thông, Ban An toàn
giao thông sẽ chọn những nhân tố điển hình ( cá nhân, tập thể) trong công tác
tuyên truyền, vận động cũng như chấp hành tốt Luật An toàn giao thông để
tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình.
g. Biện pháp 6: Phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và
ngoài nhà trường cũng như phụ huynh học sinh trong giáo dục An toàn
giao thông.
* Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên là hai tổ chức trong nhà trường gắn bó
gần gũi cũng như có ảnh hưởng trực tiếp đối với học sinh. Vì vậy việc giáo dục
về An toàn giao thông cho học sinh không thể thiếu vắng sự đóng góp của hai
tổ chức này. Các hoạt động phong trào do Đoàn, Đội tổ chức thường đa dạng
phong phú. Trong các buổi sinh hoạt chung Tổng phụ trách không thể bỏ qua
nội dung tích hợp về An toàn giao thông. Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ
Tổng phụ trách có thể lồng ghép kiểm tra kiến thức về An toàn giao thông.
Liên đội nhà trường thành lập đội xung kích tình nguyện đứng ở cổng
trường đầu giờ hoặc cuối giờ học hướng dẫn và nhắc nhở các bạn đội mũ bảo
hiểm, chấp hành tốt luật ATGT.
Tổ chức phát động toàn trường để học sinh, phụ huynh và giáo viên kí
cam kết tham gia giao thông an toàn, thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông. Trong buổi lễ phát động, yêu cầu HS mang mũ xe máy của mình
đến trường để kiểm tra. Liên Đội đưa tiêu chí thực hiện an toàn giao thông vào
đánh giá thi đua của từng Chi đội.
* Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương.
Là đơn vị trường học đóng trên địa bàn rộng, hệ thống đường giao thông
chằng chịt, đặc biệt là tuyến đường ngay trước cổng trường nhiều phương tiện

giao thông qua lại. Nhà trường đã phối hợp với công an phường đảm bảo an
toàn giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. Tích cực tham gia tuyên
truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục
ATGT cho học sinh tiểu học. Ngoài thời gian các em học tập trên lớp thì thời
gian học sinh tham gia các hoạt động ngoài nhà trường rất nhiều, nhất là ở ba
tháng hè nên công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường luôn
được nhà trường quan tâm. Không chỉ là thời gian hè mà suốt cả năm học nhà
trường luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để giáo
dục, đặc biệt là tuyên truyền An toàn giao thông tới các em. Cuối năm học nhà
trường tổ chức bàn giao đội viên, sao nhi đồng về sinh hoạt tại địa phương cho
đoàn phường, công tác này được duy trì thường xuyên, đều đặn. Giáo dục An
toàn giao thông cho học sinh được theo dõi sát sao mọi lúc, mọi nơi.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Nắm bắt được tình hình thực trạng của phụ huynh, ngay trong cuộc họp
phụ huynh đầu năm nhà trường đã phổ biến tới phụ huynh về giáo dục An toàn
giao thông, về một số nguyên nhân gây tại nạn giao thông đặc biệt là đối với
trẻ ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Từ đó để phối hợp cùng các bậc phụ huynh
giáo dục An toàn giao thông cho con em. Xây dựng nếp sống văn hóa An toàn
11


giao thông thể hiện trong việc phụ huynh đưa đón con em đến trường và nhắc
nhở con em luôn có ý thức tốt khi tham gia giao thông. Cho Phụ huynh và học
sinh ký cam kết “Khi ngồi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và thực hiện tốt
luật ATGT”. Không chỉ dừng lại ở việc ký cam kết, ban an toàn giao thông đã
tiến hành kiểm tra thường xuyên đồng thời tổ chức cho học sinh theo dõi lẫn
nhau, trừ vào điểm thi đua của cá nhân và lớp nếu vi phạm, tuyên dương cá
nhân, lớp thực hiện tốt trước cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
h. Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện An toàn giao thông
cũng như ý thức và hiểu biết của học sinh khi tham gia giao thông để có

biện pháp uốn nắn, bổ sung, sửa chữa kịp thời.
Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung không
đơn giản bởi kiến thức về luật giao thông quá rộng so với mức độ nhận thức
của trẻ Tiểu học và trên thực tế thì những bài học về An toàn giao thông chiếm
thời lượng khá ít trong chương trình, tuy nhiên tầm quan trọng của nó thì lại rất
lớn và có giá trị thực tế.
Hiểu biết luật cũng như ý thức về An toàn giao thông phụ thuộc đa phần ở
người tham gia giao thông. Những gì người học thu nhận được qua bài học chỉ
là một phần quá ít ỏi trong vốn kiến thức cần có của người tham gia giao
thông. Như vậy việc giúp học sinh có kiến thức thực tế về An toàn giao thông
là vấn đề đáng được quan tâm. Để làm được điều này nhà trường đặc biệt chú
trọng việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện An toàn giao thông cũng như ý
thức và hiểu biết của trẻ khi tham gia giao thông.
Có rất nhiều hình thức chúng ta có thể lựa chọn và áp dụng để kiểm tra,
đánh giá tuy nhiên đòi hỏi ở người thực hiện công tác này phải thật sự nỗ lực
và tâm huyết, phải xem việc làm này không chỉ là bổn phận và trách nhiệm mà
đó là lương tâm, là đạo đức nghề giáo mà chúng ta có được.
Thông qua các hình thức trắc nghiệm, vẽ tranh, phỏng vấn,... thì công tác
kiểm tra, đánh giá thực hiện An toàn giao thông luôn bộc lộ một cách rõ nét,
đúng đắn và chính xác. Những kiến thức, kĩ năng, vốn hiểu biết mà các em có
được về An toàn giao thông đã được người làm công tác giáo dục nắm bắt kịp
thời từ đó có được biện pháp uốn nắn, bổ sung, sửa chữa.
Tóm lại: Bằng nhiều hình thức chúng ta hãy thường xuyên, liên tục hơn
trong việc kiểm tra học sinh để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục An toàn
giao thông.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học được xem là
một trong những hoạt động trọng tâm đối với giáo dục toàn diện trong nhà
trường. Qua tìm hiểu, vận dụng các biện pháp quản lý chỉ đạo sát sao, quyết
liệt, phù hợp với điều kiện của đơn vị, hiệu quả giáo dục An toàn giao thông ở

trường Tiểu học Điện Biên 1 luôn được duy trì củng cố và ngày càng phát triển
thể hiện:
Đội ngũ quản lý chỉ đạo nhà trường thực hiện có hiệu quả kế hoạch
giáo dục an toàn giao thông, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu
12


trong lời nói, hành động cũng như ý thức chấp hành nghiêm túc quy định khi
tham gia giao thông, có ảnh hưởng tốt đến phụ huynh, giáo viên và học sinh.
- Phần lớn đội ngũ giáo viên luôn hết lòng vì học sinh, làm tốt nhiệm vụ
đảm bảo an toàn cho các em học sinh thân yêu, gần gũi học sinh, mẫu mực
trong lời nói, việc làm và thực sự trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
- Phụ huynh có trách nhiệm và chú trọng hơn trong việc giáo dục, quản lý
học sinh về việc sử dụng phương tiện giao thông, hướng dẫn cho con em về
pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Thường xuyên giữ mối liên
hệ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
- So với đầu năm học, mức độ hiểu biết và nắm vững kiến thức về Luật
giao thông của học sinh được nâng lên, ý thức chấp hành quy định về An toàn
giao thông trong học sinh có nhiều chuyển biến rõ nét. Qua tổng kết đánh giá
chúng tôi nhận thấy hiểu biết về An toàn giao thông ở các em, đặc biệt là học
sinh lớp 4,5 rất đáng mừng. Không những các em hiểu rõ luật mà còn có ý thức
tốt trong đảm bảo An toàn giao thông. Cụ thể:
Bảng 1:
Số học sinh chưa Số học sinh
Số học sinh có
nắm vững kiến
chưa có kiến
Tổng số học kiến thức và kỹ
thức và kỹ năng thức và kỹ

năng tham gia
Khối sinh tham
tham gia giao
năng tham gia
giao thông
gia khảo sát
thông
giao thông
SL
%
SL
%
SL
%
1
75
66
88
7
9,3
2
2,7
2-3
107
102
95,3
5
4,7
0
4-5

200
193
96,5
7
3,5
0
Cộng
382
361
94,5
19
5
2
0,5
Bảng 2:
Tổng số
học sinh
tham gia
khảo sát

Học sinh được người lớn đưa
đón bằng xe máy

Học sinh tự đi học
bằng xe đạp hoặc
đi bộ

Số vụ tai
nạn
trong

năm

Chưa
Không
Thường
đội mũ
Đi xe
xuyên
Đi bộ
bảo
đạp
đội mũ
hiểm
bảo hiểm
451
451
0
0
0
15
0
+ Học sinh được bố mẹ đưa đón bằng xe máy, xe đạp điện đều đội mũ bảo
hiểm và biết đội mũ bảo hiểm đúng cách, biết cách lên xuống xe và có tư thế
ngồi trên xe an toàn. 100% số học sinh đội mũ xe máy khi tham gia giao thông.
+ Học sinh tự tham gia giao thông bằng xe đạp hoặc đi bộ đến trường đã biết
lựa chọn cho mình phương tiện an toàn phù hợp, lựa chọn đường đi và đi đúng
phần đường. Các em có kỹ năng thói quen đi sát lề đường và đi bộ trên vỉa hè
Thường
xuyên
đội mũ

bảo hiểm

13


bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường và sang đường đúng
quy định.
Trong năm học 2017-2018 này, với việc áp dụng những kinh nghiệm trên
vào Giáo dục an toàn giao thông, đến nay hầu hết tất cả học sinh trong toàn
trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, mặc dù là
địa bàn phức tạp nhưng đến thời điểm hiện tại không có trường hợp rủi ro nào
xảy ra do tai nạn giao thông. Đó chính là thành tích xuất sắc mà tập thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Điện Biên 1 đạt được trong việc thực hiện
nhiệm vụ năm học.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh không phải một sớm
một chiều mà thành công được. Nó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, bền bỉ,
thực hiện thường xuyên, liên tục và bằng cả tâm huyết của mình. Việc giáo dục
nhận thức và nâng cao ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho học sinh
trong nhà trường giúp học sinh tham gia giao thông an toàn phải được chú
trọng như là một nội dung chuyên môn, là tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua
trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Để công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học đạt hiệu quả
cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thật sự chú trọng đến công tác giáo
dục An toàn giao thông cho học sinh một cách đồng bộ cả kiến thức và kỹ năng
tham gia giao thông . Mỗi cán bộ giáo viên phải thực sự gương mẫu và là tấm
gương sáng về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo.
Cần tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
để tuyên truyền vận động nhân dân, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh

trong công tác giáo dục An toàn giao thông.
Giáo viên cần tìm hiểu kỹ và cập nhật thông tin, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo trong từng bài giảng để tiết dạy an toàn giao thông thật sự nhẹ nhàng, tự
nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, thu hút tất cả các em
cùng tham gia. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục An toàn giao thông nhằm thúc
đẩy công tác giáo dục An toàn giao thông thực sự có tác dụng.
Đặc biệt tạo ý thức, thói quen thực hiện tốt các quy định của luật giao
thông. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn, giúp trẻ phán đoán,
nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao
thông.
Tạo được tiền đề vững chắc cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao
thông về sau này và là nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn
minh của một công dân khi các em lớn lên.
3.2. Đề xuất và kiến nghị.
* Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hỗ trợ công tác giáo dục An
toàn giao thông ở địa phương.
14


Cung cấp thêm các tài liệu đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh trong
công tác dạy và học an toàn giao thông để nhà trường tăng cường các hoạt
động tuyên truyền giáo dục ngoại khóa, giúp các em mạnh dạn hơn, có cơ hội
bộc lộ hiểu biết về luật giao thông cũng như kiến thức thực tế khi tham gia giao
thông.
* Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác trật tự an toàn giao thông trên
địa bàn, cương quyết xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm luật giao thông để
làm gương cho người tham gia giao thông. Mở rộng thông tin báo, đài, mạng…
để giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân để tất cả mọi
người đều nhận thức được rằng: "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi

người"
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình chỉ đạo công tác
giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Điện Biên 1. Kính
mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội
đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Huyền

15


MỤC LỤC
1. Mở đầu ........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2
2.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................2
2.2. Thực trạng .................................................................................................3
2.3. Giải pháp và biện pháp...............................................................................5

2.3.1. Các giải pháp ..........................................................................................5
2.3.2. Các biện pháp .........................................................................................5
Biện pháp 1........................................................................................................5
Biện pháp 2........................................................................................................6
Biện pháp 3........................................................................................................6
Biện pháp 4........................................................................................................7
Biện pháp 5........................................................................................................9
Biện pháp 6.......................................................................................................10
Biện pháp 7.......................................................................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến..............................................................................11
3. Kết luận và kiến nghị...................................................................................13
3.1. Kết luận......................................................................................................13
3.2. Kiến nghị....................................................................................................13

16



×