Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trong dạy tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.79 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học.
Đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy - học Tập
làm văn ở Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học
sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và các phân
môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức, kĩ
năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức,
rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp
cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên
như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình
yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
Để học tốt phân môn Tập làm văn thì yêu cầu học sinh trước hết phải có
vốn từ ngữ phong phú, hiểu từ, dùng từ chính xác để đặt được câu văn đúng. Bởi
muốn có được câu văn hay thì trước hết phải có câu văn đúng.Và cái đích cuối
cùng là để tiến đến một bài văn hay. Nhưng trên thực tế hiện nay, khi viết câu
học sinh còn mắc rất nhiều lỗi. Nhất là những học sinh không có năng lực về
văn học. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn, dẫn đến bài
viết không lô-gic, lủng củng, không có hồn, thiếu chân thực. Nhiều khi các em
không diễn đạt được điều mình muốn nói. Hoặc diễn đạt không đúng lại làm cho
người đọc hiểu sai ý của mình. Hơn nữa việc chữa câu sai có tác dụng rất tích
cực đối với việc rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cho học sinh. Theo lí thuyết
hoạt động lời nói, giai đoạn cuối của hoạt động lời nói là kiểm tra kết quả. Phát
hiện, phân tích và sửa lỗi trong bài viết chính là kiểm tra kết quả của quá trình
viết. Việc làm này một mặt giúp học sinh loại bỏ lỗi viết câu trong bài làm của
mình, hình thành kĩ năng viết đúng ở các em. Mặt khác, giúp giáo viên nắm
được trình độ của học sinh. Từ đó có biện pháp dạy học thích hợp.
Như vậy chúng ta thấy rằng phân môn Tập làm văn rất quan trọng đối với
học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh viết được câu văn đúng, biết sửa lỗi câu
để có một bài văn đúng, một bài văn hay và có kĩ năng sử dung viết câu đúng.


Xuất phát từ những lí do trên cùng với thực tiễn của quá trình dạy – học
Tiếng việt ở Tiểu học trong những năm qua và sự ảnh hưởng không nhỏ của việc
viết câu sai đến chất lượng bài văn nên tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu:
“Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh
lớp 5 trong dạy học Tập làm văn.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học
sinh lớp 5 nhằm nâng cao khả năng viết bài văn tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nhận diện và khắc phục lỗi viết câu cho học sinh lớp 5B
trong dạy học Tập làm văn .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
1


- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thảo luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, học sinh được củng cố vững
chắc về câu. Chia theo cấu tạo có: câu đơn và câu ghép. Câu đơn có câu đơn
bình thường và câu đơn đặc biệt. Câu chia theo mục đích nói: câu hỏi, câu cảm,
câu kể, câu khiến (câu cầu khiến). Ngoài ra các em còn được rèn luyện nhiều về
các mẫu câu: Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?
Trong phân môn Tập làm văn học sinh vận dụng tổng hợp các kĩ năng để
viết câu đúng, đủ thành phần để viết câu hay. Muốn làm được văn miêu tả học
sinh phải có sự cảm nhận về sự vật một cách tinh tế để làm bài văn giàu cảm

xúc, gần gũi thực tế. Đây là vấn đề đặt ra với học sinh. Không phải em nào cũng
làm đúng, viết hay bởi tư duy của các em còn mang tính cụ thể, chưa có mức độ
khái quát cao. Muốn vậy phải có vai trò của người thầy khi giảng dạy Tiếng
Việt: tiếng, từ, câu, đoạn phải giúp học sinh hiểu và cảm nhận được từ cái cơ bản
nhất đến phải làm đúng và hay.
Khả năng tự nhận diện và khắc phục được các dạng lỗi về câu của học sinh
còn nhiều hạn chế. Trong khi đó cấu trúc chương trình của phân môn Tập làm
văn lại coi trọng thực hành nhưng lí thuyết chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản,
thời lượng ít, học sinh chưa hiểu sâu khi thực hành. Những bài học lí thuyết chỉ
đưa ra các khái niệm, các định nghĩa yêu cầu các em ghi nhớ rồi vận dụng làm
bài tập. Như vậy, các em sẽ khó đạt được hiệu quả cao.
Người xưa thường nói: “Phong ba bão táp không bằng bão táp Việt Nam.”
Câu văn viết sai sẽ mang nhiều hệ quả, khiến người đọc hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau. Chính vì lẽ đó, viết câu đúng là một vấn đề quan trọng trong viết
văn, đặc biệt đối với học sinh tiểu học thật sự rất khó bởi đặc điểm tâm lí lưa
tuổi. Các em mắc lỗi là lẽ rất bình thường. Tuy nhiên, không ai khác giáo viên
chính là người giúp các em nhận diện và khắc phục. Vì thế, nhận diện và khắc
phục được các lỗi khi viết câu là kĩ năng quan trọng mà người giáo viên có
nhiệm vụ hình thành và rèn luyện cho học sinh. Thông qua đó các em sẽ được
củng cố kiến thức một cách vững chắc. Nhưng hình thành và rèn luyện như thế
nào ? Đó là một câu hỏi lớn mà đòi hỏi mỗi người thầy phải tâm huyết, đào sâu
suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Việc hướng dẫn để học sinh nhận diện và khắc
phục được các lỗi khi viết câu là rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của
học sinh Tiểu học. Bởi tư duy của các em chủ yếu mang tính cụ thể, tư duy trừu
tượng hóa còn hạn chế. Vì thế những gì là lí thuyết, trừu tượng nếu được cụ thể
hóa thì các em sẽ dễ dàng đón nhận, tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. Việc rèn luyện
cho các em kĩ năng nhận diện và khắc phục các lỗi viết câu cho học sinh tiểu
học bao giờ cũng là một quá trình có sự lặp lại, có sự nâng cao dần. Đó là những
cơ sở lí luận quan trọng của đề tài nghiên cứu.


2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng của việc rèn kĩ năng nhận
diện và khắc phục các lỗi viết câu cho học sinh tại Trường Tiểu học Hermann
Gmeiner như sau :
a. Thuận lợi
* Nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường có tâm huyết với nghề, quan tâm sát sao tới việc
dạy - học của thầy - trò. Và luôn đặc biệt chú trọng đến việc hướng dẫn các em
sử dụng câu đúng trong mọi nơi, mọi lúc, trong giao tiếp với bạn bè thầy cô,
luôn phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”
Nhà trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng sách vở phục
vụ tốt cho việc dạy - học.
 Giáo viên.
Đội ngũ giáo viên thì yêu nghề, mến trẻ, được đào tạo một cách cơ bản về
các kiến thức lẫn phương pháp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
 Học sinh .
Đa số học sinh đều ngoan, chăm học, yêu thích đến trường. Nhiều học sinh
có ý thức học tập tốt, nhận thức nhanh, được sự quan tâm của gia đình, được
chuẩn bị đầy đủ, chu đáo từ sách vở, đồ dùng, tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc học tập.
b. Khó khăn
* Về phía giáo viên.
Nhìn chung trong giờ Tập làm văn, Luyện từ và câu, đôi khi giáo viên chưa
chú trọng một cách đúng mực về sửa lỗi viết câu cho học sinh, có làm song chưa
sâu. Nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc nhận xét, hướng dẫn cách viết đoạn văn
cho học sinh và nếu có làm thì cũng chỉ làm qua loa.

Việc dạy Tập làm văn còn nhiều lúng túng về mặt lí thuyết cũng như việc
xác định các kĩ năng làm bài như: kĩ năng xây dựng bố cục, kĩ năng chọn ý và
sắp xếp ý để viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn, kĩ năng sửa chữa bài, rút
kinh nghiệm.
Các điều kiện phục vụ cho việc dạy Tập làm văn còn nhiều hạn chế, đặc
biệt trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, thiếu tài liệu
hướng dẫn cụ thể về phương pháp dạy học Tập làm văn, thiếu các đồ dùng dạy
học.
Phần lớn các tiết trả bài cho học sinh chưa được giáo viên chú trọng chuẩn
bị kĩ càng mà đa phần chỉ tập trung vào sửa lỗi về chính tả mà chưa phân ra các
loại lỗi về câu để chữa cho học sinh, nếu có chữa câu sai thì cũng chưa chọn lọc
được những dạng câu sai điển hình mà hay chọn câu chứa nhiều loại lỗi để chữa
cho học sinh. Mặt khác cũng có trường hợp giáo viên chỉ kết luận bài làm văn
của học sinh bằng vài lời nhận xét chung chung như: Câu văn lủng củng, diễn
đạt chưa trôi chảy hoặc dùng từ sai, ....nên dẫn đến các em không biết câu văn
trong bài của mình sai ở chỗ nào, thiếu, thừa chỗ nào và nếu phải sửa thì sửa

3


như thế nào,...Và như vậy vô tình giáo viên đã làm mất đi của các em cơ hội rút
kinh nghiệm bài đã làm, khắc phục sai sót, phát huy ưu điểm của bản thân.
 Về phía học sinh.
Nguyên nhân chính gây nên các loại lỗi về câu cho học sinh như:
- Học sinh không nắm chắc kiến thức về cấu tạo của câu, các thành phần
câu, kĩ năng phân tích, nhận diện các thành phần câu.
- Mặt khác học sinh viết sai lỗi câu còn do không hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Mẹ em có đôi bàn tay mũm mĩm.
- Do các em không nắm được cấu trúc câu .
Ví dụ: Để cha mẹ vui lòng. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt.

- Do không dùng dấu câu hay có dùng nhưng dùng dấu câu không đúng
quy tắc (như dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý, dùng dấu phẩy
ngăn cách thành phần chủ ngữ và vị ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế
câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia, dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa
hết ý cắt đôi câu ra một cách vô lí,....)

Lỗi sử dụng dấu câu khi viết văn - Học sinh lớp 5B
- Nhiều học sinh khi làm bài văn cảm thấy khó và bí từ, thấy không biếtviết
gì, nói gì. Nguyên nhân quan trọng vì các em thiếu vốn sống, thiếu kiến thức
thực tế, thiếu hiểu biết những gì liên quan đến bài làm.
Tập làm văn là phân môn thực hành. Kết quả của bài văn dựa trên sự huy
động của nhiều kĩ năng khác nhau: kĩ năng phát âm, kĩ năng nói, kĩ năng viết, kĩ
năng dùng từ đặt câu, viết bài,...Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập, thực hành
gian khổ. Nhưng hiện nay học sinh được luyện quá ít. Các kĩ năng chưa hình
thành, chưa được rèn luyện vẫn cứ phải sử dụng vào bài tập làm văn. Vì thế gây
ra nhiều loại lỗi viết câu không đáng có.
2.2.2 . Khảo sát thực tế:
Để nắm được cụ thể về các lỗi viết câu của học sinh, ngay từ đầu năm học
tôi đã tiến hành ra đề khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 5B do tôi chủ
nhiệm về viết một bài văn tả cảnh.
4


Đề bài: Hãy viết bài văn tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Số HS không mắc lỗi
Số HS mắc lỗi
29


SL(em)

TL(%)

SL(em)

TL(%)

10

34,5

19

65,5

Qua kết quả bài làm của học sinh còn nhiều hạn chế. Có tới 63 % học sinh
mắc lỗi khi viết câu văn, đoạn văn. Từ thực tế giảng dạy, qua bài kiểm tra của
học sinh, tôi đã tiến hành phân tích và tìm ra các lỗi về câu mà học sinh thường
hay mắc như sau:
* Lỗi trong câu.
- Lỗi về dấu câu:
+ Lỗi không dùng dấu câu.
+ Lỗi dùng sai dấu câu.
- Lỗi về nghĩa:
+ Câu sai nghĩa.
+ Câu không rõ nghĩa.
+ Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần, giữa các vế
câu, như: Các vế câu không tương hợp, trạng ngữ và nòng cốt câu không tương
hợp, chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp, câu có thành phần đồng chức không

tương hợp.
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
+ Câu thừa thành phần.
+ Câu thiếu thành phần: Câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu cả
chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu không phân định rõ thành phần, câu sắp xếp sai vị trí của thành
phần, câu không xác định được thành phần.
* Lỗi ngoài câu:
- Câu không phù hợp với các câu khác.
+ Lỗi câu lạc chủ đề.
+ Lỗi câu mâu thuẫn nhau.
- Câu không phù hợp với giao tiếp.
Trong các loại lỗi ở trên thì lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi trong câu:
lỗi về dấu câu, lỗi về nghĩa, lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Trong quá trình giao tiếp, câu bị chi phối bởi hai loại quan hệ: Quan hệ
hướng nội (Còn gọi là quan hệ trong câu) là quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
câu và quan hệ hướng ngoại (còn gọi là quan hệ ngoài câu) là quan hệ giữa các
câu với các yếu tố ngoài câu; giữa câu với nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp, giữa
câu với câu khác trong văn bản, với toàn văn bản.
Dựa vào mối quan hệ này tôi chia lỗi viết câu thành hai loại: Lỗi trong câu
và lỗi ngoài câu. Nhưng trong thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi thấy đa số
các em thường hay mắc các lỗi về cách nhận diện và khắc phục lỗi trong câu.
5


Vậy làm sao để giúp các em biết viết một câu văn đúng hoàn chỉnh để từ đó viết
được một đoạn hoặc một bài văn hay. Đó là động lực luôn thôi thúc tôi học hỏi,
tìm tòi, rút ra được một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Và tôi đã giúp các em
nhận diện và khắc phục các lỗi trong câu sau:

+ Lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
+ Lỗi về nghĩa.
+ Lỗi về dấu câu.
2. 3.1. Biện pháp 1: Nhận diện và sửa lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu.
Khi hướng dẫn học sinh chữa câu sai, trước hết tôi chú ý đến các câu sai về
cấu tạo. Bởi vì chỉ cần sửa một số câu sai về cấu tạo điển hình, học sinh có thể
theo mẫu mà chữa được nhiều câu sai tương tự. Mặt khác do mối quan hệ đi đôi
giữa cấu tạo và nội dung của câu, khi đã hiểu rõ cấu tạo câu, viết được câu đúng
cấu tạo ngữ pháp, các em cũng hạn chế bớt những câu “có vấn đề” trong lời nói
của mình.
Có hai loại câu sai phổ biến về cấu tạo đó là câu thiếu hoặc thừa các thành
phần câu, không xác định được các thành phần câu hoặc sắp xếp sai các thành
phần câu.
a. Câu thiếu thành phần.
Các lỗi câu thiếu thành phần bao gồm: Câu thiếu thành phần chủ ngữ, câu
thiếu thành phần vị ngữ, câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.
* Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Câu thiếu thành phần chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi học sinh nhiều khi nhầm
đối tượng, chỉ mới có ở trong tư duy chưa được thực hiện hóa ở lời (câu) với chủ
ngữ. Trong tư duy của học sinh đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em
chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối
tượng. Do vậy các em viết câu không rõ thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu
đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là
chủ ngữ. Câu thiếu chủ ngữ khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn hoặc làm
cho người đọc hiểu sai nghĩa.
Ví dụ 1: Con gấu bông là món quà sinh nhật bố mua cho em năm ngoái. Có
màu hồng rất đẹp.
Tôi đã hướng dẫn để các em phát hiện câu Có màu hồng rất đẹp trong ví dụ
này thiếu bộ phận chủ ngữ bằng cách yêu cầu các em đặt câu để tìm ra bộ phận
chủ ngữ trong câu (Con gì có màu hồng rất đẹp ?). Các em đã phát hiện ra bộ

phận còn thiếu trong câu là chủ ngữ . Và tôi lưu ý cho các em để tránh lặp lại
chủ ngữ ở câu trước thì chúng ta nên thay thế bằng một đại từ thích hợp.Tôi đã
đưa ra câu hỏi gợi mở. Chủ ngữ trong câu “Con gấu bông là món quà sinh nhật
bố mua cho em năm ngoái.” Là gì? (con gấu bông). Hãy tìm đại từ thích hợp
thay thế cho con gấu bông ? (nó, chú). Lúc này học sinh dễ dàng chữa lại câu
đúng là:
Ví dụ: Con gấu bông là món quà sinh nhật bố mua cho em năm ngoái. Nó
có màu hồng rất đẹp.
Ví dụ 2: Trong truyện “Cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng
tình yêu của mẹ.
6


Ở ví dụ này tôi hướng dẫn để học sinh thấy câu này chúng ta không thể
xác định được đâu là bộ phận chủ ngữ. Vì thế tôi đã hướng dẫn các em chữa
bằng hai cách sau:
Cách 1: Ta bỏ từ trong để truyện cây vú sữa thành chủ ngữ:
Truyện “cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ.
Cách 2: Thêm bộ phận chủ ngữ cho câu:
Trong truyện “Cây vú sữa”, tác giả đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình
yêu của mẹ.
* Câu thiếu thành phần vị ngữ
Học sinh viết những câu thiếu vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau: với
những cụm danh từ được phát triển dài, học sinh nhầm tưởng đã có giá trị thông
báo nhưng nó chỉ mới nêu đối tượng thông báo chưa có nội dung thông báo. Các
em không hiểu rằng phần lớn các cụm danh từ có: cái, những, một,...mở đầu là
không xác định, muốn xác định chúng phải được thêm định ngữ ở sau. Do đó
những tính từ, động từ sau danh từ trong các cụm danh từ ấy không thể làm
thành phần vị ngữ.
Ví dụ 1: Chiếc đồng hồ mà bố tặng em.

Trong trường hợp này tôi đã hướng dẫn để học sinh nhận ra đây là câu
thiếu thành phần vị ngữ bằng cách yêu cầu các em đặt câu hỏi để tìm bộ phận vị
ngữ (Chiếc đồng hồ mà bố tặng em như thế nào?). Các em đã nhận ra câu trên
thiếu thành phần vị ngữ. Và chữa câu này bằng cách thêm thành phần vị ngữ
hoặc cấu tạo lại hoàn toàn cả câu. Chẳng hạn:
Chiếc đồng hồ mà bố tặng em rất đẹp.
Hoặc:
Bố tặng em chiếc đồng hồ rất đẹp.
Ví dụ 2: Những bông hoa hồng thơm ngát ấy.
Khi tôi đưa ra ví dụ 2, các em đã phát hiện ra rất nhanh câu này thiếu thành
phần vị ngữ. Và chữa lại câu đúng bằng cách bỏ từ ấy
Ví dụ:
Những bông hoa hồng thơm ngát.
Hoặc đổi vị trí của từ “ấy”:
Những bông hoa hồng ấy thơm ngát.
* Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
Hầu hết những câu được xem là thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ là những câu
chỉ có bộ phận trạng ngữ. Nguyên nhân của loại lỗi câu này là do học sinh
không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ. Mặt khác bộ phận
đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội
dung thông báo.
Ví dụ 1: Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng.
Trong ví dụ này mới đọc học sinh nhầm tưởng cánh đồng làng là danh từ
và là chủ ngữ của câu còn cụm từ chạy dọc theo con sông máng là hoạt
động và là vị ngữ của câu. Nhưng thực ra trên cánh đồng làng chạy dọc theo
con sông máng chỉ là bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn của câu. Từ đó tôi đã
hướng dẫn học sinh chữa lại câu trên cho đúng bằng hai cách sau:
Cách 1: Bỏ từ trên để được câu
Cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng.
7



Cách 2: Xem phần đã có là thành phần trạng ngữ rồi thêm hoàn toàn cả chủ
ngữ và vị ngữ để tạo nên câu mới.
Trên cánh đồng chạy dọc theo con sông máng, chúng em cùng nhau chơi
thả diều.
Ví dụ 2: Khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác.
Với ví dụ 2, học sinh đã phát hiện ra câu trên thiếu thành phần chủ ngữ và
vị ngữ còn khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác chỉ là thành phần trạng
ngữ. Các em đã tự chữa lại được bằng 2 cách như đã hướng dẫn ở ví dụ 1.
+ Em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác.
+ Khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác, em thầm hứa sẽ học tập
chăm ngoan để Bác vui lòng.
b. Câu thừa thành phần.
Là những câu có thành phần lặp lại không cần thiết. Không phổ biến bằng
câu thiếu thành phần nhưng câu thừa thành phần cũng không hiếm trong bài viết
của học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do các em có thói quen mang lời nói vào
bài viết.
Ví dụ 1: Mẹ em đó là người rất dịu dàng.
Để giúp các em chữa lỗi được câu này, tôi đã yêu cầu các em đặt các hỏi
để tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu. Các em đã tìm ra được bộ phận chủ ngữ
là mẹ em, vị ngữ là người rất dịu dàng. Vậy lúc này các em nhận ra từ đó không
thuộc bộ phận gì trong câu. Tôi khẳng định luôn cho học sinh rằng từ đó là
thành phần thừa trong câu. Vì khi ta bỏ từ đó đi nội dung của câu không thay
đổi.
Ví dụ: Mẹ em là người rất dịu dàng.
Ví dụ 2: Quyển sách Tiếng việt lớp 5 đối với em là người bạn thân thiết của
em.
Đến ví dụ này các em cũng biết tự đặt các câu hỏi để tìm ra bộ phận chủ
ngữ, vị ngữ trong câu và nhận ra được bộ phận thừa là đối với em rồi sửa lại câu

cho đúng. Sau đó tôi tiếp tục đưa ra một số ví dụ để học sinh luyện tập củng cố.
Ví dụ 3: Em biết rõ hơn nhất công ơn của mẹ.
Ví dụ 4: Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn
giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
Qua ví dụ 3 và ví dụ 4, tôi thấy các em đã nhận diện ra được thành phần
thừa của câu một cách nhanh và chính xác.
c. Câu không phân định rõ thành phần.(Còn gọi là câu có kết cấu rối,
nát)
Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp. Trước hết là do học sinh không
chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói mà không phân cắt được trong tư duy
ra từng lời nói rạch ròi. Học sinh viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ
nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài không tìm cách tổ chức sắp xếp các từ, cụm
từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi rất nặng, rất khó chữa, phải trao đổi với
học sinh trực tiếp mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa câu cho đúng.
Khi viết đoạn văn, bài văn học sinh lớp tôi còn mắc lỗi về câu không xác
định được thành phần.
Ví dụ 1: Em lưỡng lự rất muốn đi chơi rất lâu cùng các bạn.
8


Khi gặp những trường hợp này tôi đã chữa tay đôi cùng với em đó để biết
được em muốn diễn đạt điều gì và từ đó tôi hướng dẫn em chữa lại câu cho đúng
bằng cách yêu cầu em sắp xếp lại các từ trong câu một cách hợp lí.
Ví dụ: Em rất muốn đi chơi lâu cùng các bạn nhưng còn lưỡng lự.
Để giúp các em khi viết câu không còn mắc lỗi không xác định được thành
phần câu, tôi đã đưa thêm một số ví dụ sau để các em luyện tập. Sau đó tôi đã
chữa bài và khắc sâu thêm cho các em về dạng lỗi này.
Ví dụ 2: Em thấy rất có ích đọc truyện này.
Ví dụ 3: Em mong cô giáo sẽ có nhiều học sinh ngoan hơn chúng em.
Ví dụ 4: Em sẽ mong cô đến dạy nữa.

2.3.2. Biện pháp 2: Nhận diện và sửa lỗi về nghĩa của câu.
Các lỗi về nghĩa được chia thành: Câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa và câu
không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu.
a. Câu sai nghĩa
Câu sai nghĩa là câu có chứa nội dung không phù hợp với hiện thực khách
quan, phản ánh sai với thực tế.
Ví dụ 1: Bà em tinh mắt xâu kim trong bóng tối.
Với ví dụ này tôi đã chỉ ra cho học sinh hiểu thực tế khi xâu kim thì chúng
ta cần điều kiện ánh sáng như thế nào ? (phải xâu kim ở chỗ sáng). Thế mà bà là
người đã cao tuổi lại xâu kim trong bóng tối. Vậy câu này đã hợp lí chưa ? Lúc
này các em đã nhận ra câu sai nghĩa và sửa lại:
Ví dụ: Bà em rất tinh mắt vẫn còn xâu được kim.
Ví dụ 2: Cô giáo em cao năm mét.
Đây là lỗi phổ biến do các em chưa ước lượng được thực tế. Tôi đã lấy ví
dụ thực tế ngay trong lớp học của mình như: cho học sinh đo chiều dài của lớp
học (các em đã đo được chiều dài là 5 mét), chiều cao của cửa ra vào là 2,5m
vậy 5m phải gấp 2 lần như thế. Vậy khi viết câu cô giáo em cao năm mét có
đúng với thực tế không. Sau đó tôi kết luận ngay cách dùng từ năm mét trong
câu này hoàn toàn không đúng. Cần bỏ đi chi tiết phi thực tế trong câu.
Học sinh sửa lại là:
Ví dụ: Cô giáo em cao 1m 55.
Tôi còn lưu ý thêm cho các em, khi đặt câu nói về kích thước của con
người. Để tránh nhầm lẫn các em có thể dùng một số từ ước lượng chiều cao của
người như : dong dỏng cao, không cao lắm, tầm thước, cân đối ......
b. Câu không rõ nghĩa
Câu không rõ nghĩa là những câu còn thiếu thông tin. Đó là những câu
đúng về cấu tạo ngữ pháp. Nghĩa là: có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng về quan hệ ngữ
nghĩa nhưng thực ra còn thiếu những thành phần phụ cần thiết phải có để bổ
sung ý nghĩa cho một động từ, danh từ nào đó trong câu. Nên nghĩa của câu
không được thể hiện đầy đủ, gây ra sự hụt hẫng cho người đọc.

Ví dụ 1: Những em bé ngày nào đã trở thành.
Trong ví dụ này, tôi yêu cầu học sinh đặt câu để tìm bộ phận chủ ngữ, vị
ngữ của câu.
Những em bé ngày nào/ đã trở thành.
9


CN
VN
Xét về cấu tạo thì câu này đã đủ thành phần chính trong câu, nhưng xét về
nghĩa thì chưa rõ. Câu không đầy đủ thông tin, không trọn nghĩa vì động từ
trở thành ở đây như đòi hỏi phải có bộ phận phụ để làm rõ nghĩa của câu. Sở dĩ
các em viết câu sai như vậy vì các em không biết rằng có những động từ bắt
buộc phải có bộ phận phụ thì nghĩa mới được xác định. Và tôi đã hướng dẫn học
sinh thêm bộ phận phụ còn thiếu trong câu. Chẳng hạn:
Em bé thơ ngây ngày nào nay đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp.
Ví dụ 2: Hôm nay anh dũng cảm.
Trong ví dụ 2, tính từ dũng cảm mất khả năng làm vị ngữ vì câu có trạng
ngữ chỉ thời gian hôm nay. Về nghĩa, người đọc chờ đợi sự thông báo hôm nay
anh dũng cảm làm việc gì đó cụ thể. Vì vậy, khi chữa loại câu này tôi đã hướng
dẫn học sinh bỏ trạng ngữ hôm nay hoặc thêm các từ phù hợp sau dũng cảm.
Câu này được chữa lại như sau:
Anh rất dũng cảm.
Hoặc: Hôm nay, anh rất dũng cảm cứu em nhỏ.
Sau đó tôi đã cho các em luyện tập củng cố thêm bằng một số ví dụ sau:
Ví dụ 3: Hàng ngày em ngủ dậy.
Ví dụ 4: Niềm vui được thể hiện trên khuôn măt.
Ví dụ 5: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.
c. Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần, giữa các
vế câu.

Lỗi này chiếm số lượng rất lớn và rất đa dạng. Nguyên nhân của việc học
sinh mắc lỗi câu này là từ việc không hiểu nghĩa của từ và khả năng kết
hợp của các từ. Có thể xem loại lỗi câu này là loại lỗi dùng từ vì lỗi câu ở đây có
nguyên nhân từ việc không hiểu nghĩa từ và khả năng kết hợp của từ . Việc chữa
các câu này phải được bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của từ và
khả năng kết hợp của chúng. Lỗi câu không tương hợp về nghĩa có thể chia
thành:
* Câu có chủ ngữ - vị ngữ không tương hợp.
Ví dụ 1: Cái bàn đã rách nát.
Ví dụ 2: Bỗng trước mắt em hiện ra một giọng nói ấm áp.
Ở các ví dụ trên tôi đã phân tích để học sinh thấy được giữa chủ ngữ và vị
ngữ trong câu không có sự tương hợp vì không thể dùng từ rách nát để chỉ cái
bàn, giọng nói thì chỉ nghe được chứ không nhìn thấy được. Và yêu cầu học sinh
chữa lại câu bằng cách thay các vị ngữ cho tương hợp với chủ ngữ. Cụ thể như
sau:
Ví dụ 1: Cái bàn đã cũ nát.
Ví dụ 2: Bỗng trước mắt em hiện ra một cô bé có giọng nói ấm áp.
* Câu có trạng ngữ không tương hợp với chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ 1: Với nước da nâu xạm, mẹ luôn chăm sóc chúng em.
Để giúp học sinh phát hiện và khắc phục được dạng lỗi câu này. Trước hết
tôi đã yêu cầu học sinh đặt câu hỏi để tìm được các bộ phận trong câu (chủ ngữ,
vị ngữ và trạng ngữ). Về mặt cấu tạo thì đây đã là một câu nhưng xét về nghĩa
thì giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ không có sự tương hợp (Chẳng lẽ vì có
10


nước da nâu xạm nên mẹ mới luôn chăm sóc chúng em). Vì thế tôi đã hướng dẫn
các em chữa lại câu trên bằng 2 cách sau:
Cách 1: Bỏ đi trạng ngữ để câu chỉ còn một nôi dung thông báo.
Mẹ luôn chăm sóc chúng em.

Cách 2: Tách trạng ngữ ra thành một nội dung thông báo riêng và thêm vào
những bộ phận cần thiết để câu trên thành hai nội dung thông báo.
Với nước da nâu xạm vì trải qua mưa nắng, vất vả, mẹ em trông đã già đi
nhiều so với độ tuổi.
Mẹ vẫn luôn chăm sóc cho chúng em rất chu đáo.
Ví dụ 2: Vì thương yêu con cháu, dáng bà em rất gầy.
Tôi đã hướng dẫn các em tương tự cách thực hiện như ví dụ 1, học sinh lớp
tôi đã nhanh chóng nhận diện ra được lỗi trong câu này và chữa lại được theo 2
cách :
Vì thương yêu con cháu nên bà luôn chu đáo mọi công việc trong gia đình.
Bà em dáng rất gầy.
* Câu có các vế câu không tương hợp.
Khi cần diễn đạt các nội dung phức tạp bằng câu ghép, các em gặp nhiều
khó khăn. Trong bài làm của học sinh có rất nhiều lỗi câu không tương hợp
giữa các vế câu. Thường xuất hiện ở các câu ghép có quan hệ từ, cặp quan hệ từ.
Ở mỗi câu đúng, các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ có sự tương hợp với mối
quan hệ ngữ nghĩa trong các vế câu. Khi sự tương hợp này bị phá vỡ sẽ tạo ra
các câu sai như các câu sau:
Ví dụ 1: Tuy nhà xa nhưng bạn Lan đi học muộn.
Ví dụ 2: Trời mưa mà đường trơn.
Ở ví dụ 1 tôi yêu cầu học sinh tìm cặp quan hệ từ trong câu (tuy...nhưng)
Cặp quan hệ từ này biểu thị mối quan hệ gì? (quan hệ tương phản).
Nhưngvề nghĩa giữa hai vế câu lại không có sự tương phản. Vì vậy tôi đã hướng
dẫn học sinh chữa lại câu này bằng 2 cách.
Cách 1: Thay cặp quan hệ cho phù hợp
Vì nhà xa nên Lan đi học muộn.
Cách 2: Sửa lại vế câu cho tương hợp
Tuy nhà xa nhưng Lan không đi học muộn.
Ở ví dụ 2 học sinh cũng tìm ra được quan hệ từ là mà biểu thị quan hệ
tương phản nhưng về nghĩa ở hai vế câu lại không có sự đối lập. Và các em cũng

tự chữa lại câu cho đúng.
Vì trời mưa nên đường trơn.
Trời mưa, đường trơn.
Tóm lại: Các câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa nội dung các vế
câu và các cặp quan hệ từ nên có thể chữa bằng hai cách: Thay quan hệ từ hoặc
sửa lại nội dung cho phù hợp.
2.3.3. Biện pháp 3: Nhận diện và sửa lỗi về sử dụng sai hoặc thiếu
dấu câu.
a. Lỗi không dùng dấu câu.
Là những câu sai do đã không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Có
những bài viết không hề có một dấu câu nào. Nguyên nhân của loại lỗi này là do
11


học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Việc không sử dụng dấu câu
gây khó khăn cho việc giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt
được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có trường hợp không xác định
được ý muốn diễn tả.

Lỗi không sử dụng dâu câu – Học sinh lớp 5B
Với lỗi không dùng dấu câu như ví dụ trên, tôi đã hướng dẫn học sinh đọc
kĩ đoạn văn để tách các ý và sử dụng dấu phẩy, dấu chấm cho phù hợp. Tôi yêu
cầu học sinh nêu lại tác dụng của dấu phẩy, dấu chấm để từ đó các em sử dụng
cho đúng dấu câu.
Sau đó tôi yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn khi đã sử dụng đúng dấu câu
và so sánh với đoạn văn trước khi chưa sử dụng đúng dấu câu. Từ đó, các em
nhận ra được tác dụng của việc sử dụng đúng dấu câu.
Tóm lại, đối với những lỗi câu sai do không dùng dấu câu. Để giúp học
sinh nhận diện và sửa được lỗi này. Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ lại câu
văn, đoạn văn đó, xác định rõ từng kiểu câu trong đoạn, nêu lại tác dụng của các

loại dấu câu cần sử dụng trong câu, đoạn văn đó. Và cuối cùng yêu cầu học sinh
sử dụng dấu câu cho đúng.
b. Lỗi sử dụng sai dấu câu .
Là những lỗi câu đã sử dụng dấu không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng
dấu này lại dùng dấu khác. Nguyên nhân của loại lỗi này là ở chỗ học sinh sử
dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc. Dùng dấu ngắt câu khi chưa đủ
ý; dùng dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ; dùng dấu hai chấm ngăn cách hai
vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia.
Ví dụ 1: Em làm bài tập chưa.
Ở ví dụ này tôi đã hỏi học sinh. Câu trên thuộc kiểu câu gì ? (câu hỏi). Cuối
câu hỏi ta dùng dấu chấm đã đúng chưa ? (chưa). Ta nên sử dụng dấu gì cho
đúng ? (dấu chấm hỏi).
Học sinh sửa lại: Em làm bài tập chưa ?
Tôi lưu ý học sinh: Để sử dụng dấu ở cuối câu cho đúng các em phải xác
định được câu đó thuộc kiểu câu gì để sử dụng dấu câu cho phù hợp.
Ví dụ 2: Buổi sáng trên những cành cây, ngọn cỏ. Sương long lanh như
những hạt ngọc.
12


Với loại lỗi câu này, tôi đã hướng dẫn học sinh nhận diện và sửa lỗi bằng
cách. Tôi yêu cầu các em đọc lại buổi sáng trên những cành cây, ngọn cỏ và nêu
nhận xét. Về cấu tạo thì ý này chưa có bộ phận chủ ngữ, vị ngữ. Còn xét về
nghĩa thì chưa đủ ý, chưa trọn vẹn nội dung thông báo. Vậy dùng dấu chấm khi
chưa kết thúc câu có đúng không ?
Học sinh sửa lại là: Buổi sáng, trên những cành cây, ngọn cỏ, sương long
lanh như những hạt ngọc.
Sau đó tôi cho học sinh đọc lại câu đúng và các em đã nhận ra rằng: lúc này
mới là câu vì nó thông báo một nội dung trọn vẹn mà người đọc đã hiểu. Để học
sinh nắm chắc hơn về phần này tôi đã đưa thêm một số ví dụ.

Ví dụ 1: Chiếc cặp ấy. Màu xanh hình chữ nhật vuông vắn.
Học sinh sửa lại: Chiếc cặp ấy màu xanh, hình chữ nhật vuông vắn.
Ví dụ 2: Anh trai cày tưởng lão nói thật. Làm việc quần quật cho lão.
Học sinh sửa lại: Anh trai cày tưởng lão nói thật, làm việc quần quật
cho lão.
Tóm lại: Để học sinh biết nhận diện và khắc phục được các dạng lỗi viết câu
tốt thì trước hết giáo viên phải hướng dẫn các em nắm chắc khái niệm ngữ pháp,
phân loại, nhận diện lỗi, từ đó tìm ra cách sửa cho hợp lí.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với học sinh.
Sau khi áp dụng một số biện pháp nhận diện và khắc phục lỗi viết câu cho
học sinh lớp 5B do tôi giảng dạy, tôi thấy rằng các em rất hứng thú trong học tập
đặc biệt là môn Tiếng Việt. Học sinh dần dần nắm chắc các khái niệm ngữ pháp,
biết nhận diện, phân loại những câu sai, biết lựa chọn những nội dung phù hợp
khi làm bài. Hiện nay, các mức độ mắc lỗi về câu ở lớp tôi đã có sự chuyển biến
rõ rệt. Các em nắm vững cách viết câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, bài
văn tương đối lô gich, giảm bớt sự lệch lạc giữa các câu trong văn bản. Các em
viết câu chính xác hơn về cả nội dung và hình thức. Qua chấm chữa bài và kết
quả bài kiểm tra số học sinh viết câu không mắc lỗi tăng lên, số học sinh mắc lỗi
giảm xuống, có nhiều em đã viết được những câu văn hay và sinh động.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả con vật mà em yêu thích.
Kết quả làm bài kiểm tra khảo sát như sau:
Tổng số HS
29

Số HS không mắc
lỗi
SL(em)
TL(%)
25

86,2

Số HS mắc lỗi
SL(em)
4

TL(%)
13,8

Qua bảng kết quả trên tôi thấy thật đáng mừng. Học sinh lớp tôi hiện nay
không còn ngại học Tập làm văn như trước nữa. Mà ngược lại các em thấy hào
hứng, phấn khởi khi học và làm bài tập làm văn. Cũng từ đó tôi thấy chất lượng
bài làm của học sinh khá lên nhiều, câu văn chính xác, dùng từ ngữ có hình ảnh,
biết chọn lọc những chi tiết, hình ảnh gợi tả nên bài văn, đoạn văn sinh động
hơn, diễn đạt trôi chảy hơn. Đây sẽ là nền móng vững chắc, là tri thức để các em
học tốt môn văn ở các lớp trên.
13


Đoạn văn tả con vật của học sinh viết câu tốt, biết sử dụng từ ngữ giàu
hình ảnh và cảm xúc, biết sử dụng hình ảnh nghệ thuật so sánh và nhân hóa.

14


Phần thân bài của bài văn miêu tả con vật – Câu văn sinh động, giàu cảm
xúc, giàu hình ảnh.
2.4.2. Đối với giáo viên
Sau khi sử dụng các biện pháp nhận diện và sửa lỗi câu sai cho học sinh,
bài văn của các em đã có nhiều thay đổi tích cực: ít bị sai về câu, câu văn sinh

động hơn, bài văn hay hơn… Nhiều học sinh thích được học và thích viết văn
hơn. Điều đó làm người giáo viên như tôi rất hạnh phúc.
Bằng thực tế việc làm của mình tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Là người giáo viên Tiểu học, chúng ta phải nắm vững kiến thức về quá
trình hình thành ngôn ngữ Tiếng Việt: tiếng - từ - câu - đoạn - văn bản để
trang bị tốt các kiến thức cho học sinh.
- Chúng ta cần có thái độ nhận thức đúng đắn. Người thầy giáo cần biết
rằng thế giới ngôn ngữ không có tận cùng, việc học ngữ pháp để ứng xử xã
hội bằng Tiếng Việt phải học suốt đời. Khi hướng dẫn học sinh viết câu đúng
người giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hóa, phiến diện,
cứng nhắc, phải biết chọn những ngữ liệu điển hình, chắc chắn, tránh trường
hợp còn mơ hồ.
- Các kết quả nghiên cứu lỗi ngữ pháp của học sinh phải được giáo viên lưu
ý khi hình thành khái niệm ngữ pháp và phải trở thành cẩm nang để giúp học
sinh làm bài văn đúng và hay.
- Cần đặt các hiện tượng ngữ pháp khác nhau (nhưng dễ bị nhầm lẫn) cạnh
nhau trong thế đối lập để học sinh sử dụng các thao tác đối chiếu so sánh giúp
học sinh nhận diện và khắc phục lỗi khi viết câu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Hiệu quả trong công tác giảng dạy và giáo dục của một người giáo viên là
sự tiến bộ của học sinh. Sự tiến bộ ấy được phản ánh rõ nét trong từng từ ngữ,
câu văn, bài làm. Khi các em có sự tiến bộ, các em sẽ rất thích học mà không
15


còn nặng nề hay sợ sệt. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Giáo viên cần nhận diện và xác định lỗi viết câu mà học sinh mắc phải.
Từ đó, giáo viên tìm cách giúp học sinh hiểu và sửa lỗi trực tiếp.

- Sau mỗi lần học sinh sửa được lỗi, giáo viên cần động viên, khuyến khích
để các em thích thú và tự tin hơn trong học tập.
- Những biện pháp sửa lỗi mà tôi đã thực hiện đã mang lại hiệu quả cao
trong việc giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5.
3.2. Kiến nghị
- Trong giảng dạy Tập làm văn, giáo viên còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Vì
vậy tôi kiến nghị các cấp cần tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về phân môn
Tập làm văn.
- Các trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa để giúp các em học sinh có
thêm nhiều vốn sống thực tế. Từ đó các em có kiến thức để viết được những bài
văn thực tế, hấp dẫn mà không còn bị gò bó trong trí tưởng tượng của mình.
Do năng lực của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2018

CỦA THỦ TRƯỜNG ĐƠN VỊ

Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép của người
khác.
Người viết sáng kiến

Đỗ Thị Thảo

16



Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Tập 1; Tập 2 – NXB GD Việt Nam
2. Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 – Tập; Tập 2 – NXB GD Việt Nam
3. Giáo trình Tâm lí giáo dục học Tiểu học ĐHSP Huế.
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học – Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga
– Dự án phát triển giáo viên Tiểu học – NXB GD –NXB ĐH Sư phạm.
5. Bài tập thực hành và nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1; Tập 2 – NXB DDH
Quốc gia Hà Nội.
6. Những bài văn mẫu lơp 5 – Trần Thị Thìn – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh
7. Tiếng Việt nâng cao 5 – NXB GD Việt Nam

17


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

1. MỎ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu


1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3

2.3. Các biện pháp thực hiện.

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

2.1. Kết luận

15

2.2. Kiến nghị

16

18


19



×