Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN hướng dẫn sử dụng atlat địa lý việt nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 9 trường THCS quảng phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang có sự đổi mới mạnh
mẽ, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt nhưng một trong những nội dung quan trọng
nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Chính sự đổi mới này đã mang lại những
kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, thực
hiện thắng lợi nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng, đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt
ra cho ngành giáo dục. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định : "Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên". Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. [5]
Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn
địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là đối với học sinh giỏi. Cùng với sách giáo
khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện
để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa
lý. Tuy nhiên, việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn
gặp lúng túng nên chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa
đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong quyển Atlat,
chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học
và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa
vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách
có hiệu quả nhất.
Trước thực trạng nêu trên, giáo viên cần phải xây dựng được phương pháp sử
dụng Atlát Địa lí Việt Nam phù hợp với mục đích, yêu cầu, đối tượng của công tác


bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Hướng
dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp
9 trường THCS Quảng Phúc"
1


1.2. Mc ớch nghiờn cu.
T nhng s thc phong phỳ, nhng hat ng c th ó tin hnh trong quỏ
trỡnh dy hc, sỏng kin kinh nghim ny c bỏo cỏo vi nhng mc ớch sau:
- Gúp phn nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v cụng tỏc ca bn thõn.
- trao i kinh nghim vi ng nghip.
- Giỳp nõng cao hiu qu cụng tỏc bi dng HSG mụn a 9.
- Khc phc mt nhc im ph bin trong hc sinh l s hạn ch v k
nng s dng atlat Địa lí Việt Nam, ng thi giỳp cỏc em cú c phng
phỏp lm vic vi atlat Địa lí Việt Nam mt cỏch tớch cc nht trong quỏ trỡnh
hc tp.
1.3. i tng nghiờn cu.
- Sỏng kin kinh nghim chn i tng nghiờn cu c th l nhng hc
sinh trong i tuyn hc sinh gii mụn a lớ lp 9 trng THCS Qung Phỳc
- Nghiờn cu bn trong Atlat a lớ Vit Nam do cụng ty bn va thit
b dy hc ca nh xut bn giỏo dc Vit Nam.
Trong gii hn ca ti, tụi xin c trỡnh by nhng nột chung nht cho
vn hng dn hc sinh rốn luyn k nng s dng Atlỏt phc v cho cụng tỏc
bi dng hc sinh gii mụn a lớ 9 sau khi học sinh đã có những kiến
thức cơ bản của Địa lí lớp 9.
1.4. Phng phỏp nghiờn cu.
1.4.1. Phng phỏp thu thp ti liu.
Trong quỏ trỡnh vit bỏo cỏo cn thu thp ti liu t nhiu ngun khỏc nhau:
T sỏch tham kho, Lut giỏo dc, cỏc thụng t hng dn thc hin nhim v nm
hc, cỏc sỏch lớ lun b mụn, sỏng kin hay ca ng nghip....

1.4.2. Phng phỏp phõn tớch, tng hp, h thng.
1.4.3. Phng phỏp iu tra, quan sỏt.
Kho sỏt tỡnh hỡnh s dng atlat Địa lí Việt Nam ca hc sinh lớp 9
nm c thc t k nng s dng ca cỏc em.
1.4.4. Phng phỏp chuyờn gia.
Cú s tham kho ý kin ca cỏc thy cụ giỏo gii mụn a lớ.
1.4.5. Phng phỏp thc nghim s phm.
- Trong qỳa trỡnh dy bồi dng hc hc sinh gii, thng xuyờn s dng
Atlat a lớ Vit Nam v chỳ ý rốn luyn cách sử dụng cho hc sinh vo cỏc gi
hc, vo cỏc bi thi, bi kim tra.
- Kim tra li kt qu v cú iu chnh b sung kp thi.
- Trờn c s kt qu kho sỏt, phõn tớch ỏnh giỏ tỡnh hỡnh la chn cỏch
hng dn phự hp vi i tng học sinh khá giỏi
1.4.6. Phng phỏp thng kờ toỏn hc.
2. NI DUNG.
2.1. C s lớ lun.

2


Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và
công nghệ là đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng
đó đã đặt ra những yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới năng
động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó
nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói riêng ở Trường THCS phải
cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lý bằng cách sử dụng nhiều
phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan đề nhằm
phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Đối với môn học Địa lý việc sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn
Địa lý. Vì tất cả các tri thức địa lý cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện

dạy học này .
Atlat là một công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lý của giáo viên
và học sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học
đào sâu những tri thức địa lý và đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc
giảng dạy môn địa lý.
Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lý phổ thông hiện nay
là hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng Atlat để khai thác thông tin tìm tòi khám phá
kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy,
phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực
trong học địa lý .
Trong thực tế hiện nay ở Trường THCS, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa
lý còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa
khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Atlat.
Về phía HS chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị
Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ biểu đồ,
do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng
lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lý chưa cao. Điều này được thể
hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề.
* Đối với giáo viên
Trong việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, các giáo viên đã rất chú
trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí bao
gồm: bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống
kê trong sách giáo khoa và trong Atlat…
Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng
gặp không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao.
Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng
dạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của
Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp.
Việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn gặp lúng

túng nên chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như:
chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ, chưa nắm được vấn đề chung nhất
3


của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động kết
hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các
trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất…
* Đối với học sinh:
Học sinh phải có Atlat để sử dụng tại lớp trong tất cả các tiết học địa lí ở trên
lớp vì hầu hết các bài đều sử dụng Atlat, giờ kiểm tra được sử dụng Atlat.
Biết sử dụng Atlat để khai thác kiến thức bài học, sử dụng các kĩ năng đọc,
hiểu, vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí và biết liên hệ các trang cùng sử
dụng trong một bài.
Dành thời gian thích đáng để làm việc với Atlat, tham gia tích cực vào các
hoạt động giáo viên đưa ra có liên quan tới Atlat. Trình bày bài làm với Atlat trước
lớp nếu được giao nhiệm vụ.
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng: điểm sử dụng Atlat: 2/10 điểm
Điểm
9-10
7-8
5-6
3-4
Tỉ lệ % học sinh đạt được
20%
30%
35%
15%
2.3. Các giải pháp.
2.3.1. Rèn kỹ năng sử dụng Atlat để nhận ra đặc điểm của các yếu tố tự

nhiên, xã hội.
Khi tìm hiểu nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ
của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy
định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải
đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
2.3.2. Rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư qua
việc đọc bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam.
Ví dụ :
a - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (dạy
bài 16 ) học sinh rút ra nhận xét:
+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều : Các nhóm dân tộc ít người chỉ có
trên 13 % dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư
tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.
b - Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat ( dạy từ bài 16-17 SGK )
[1] rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta :
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số : Nước ta có mật độ
dân số cao nhưng phân bố không đều ( tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt
ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên ).
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh
nhận thức được : Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ nửa sau thế kỷ XX đến
4


nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm
1999 có 76,60 triệu người. Năm 2007 có khoảng 85,17 triệu người ).

+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận : Dân số nước ta có kết
cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh
được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được:
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản
chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
2.3.3. Rèn kĩ năng phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình
hình phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nước ta. ( trang 8, 9, 10, 18 ).
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông
nghiệp của nước ta.
+ Bản đồ trang 11 ( Dạy bài 21 ): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu :
Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu
Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn
ngày. Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát
triển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu… Đồng thời
phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó có thể tìm hiểu
tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và
nhiều đầm hồ.
+ Bản đồ trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta ( Lượng
mưa, nhiệt độ ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ
nước ta.
+ Bản đồ trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của
nước ta để phát triển công nghiệp.
+ Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 ( Dạy bài 21 ): Học sinh
tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta.
Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản
xuất của các ngành trong nông nghiệp ( theo giá thực tế )
+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện :
- Ngành trồng trọt:
Lúa: Biết được diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích trồng lúa so với

diện tích trồng cây lương thực, giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị
sản xuất ngành trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi: Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng
biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi trong
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các
năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ 2 : Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch
vụ nước ta :
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân bố
và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân :
5


- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan
hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.
Giao thông đường bộ ngày càng phát triển.
Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hóa cao. Tuyến
đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển.
- Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người, xuất nhập khẩu
các tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước
phân theo thành phần kinh tế của cả nước qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu năm 2007, xuất – nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các
nước và vùng lãnh thổ, xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm).
- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm
năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia,
vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du
lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực,
quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2000 - 2007.
Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như : Di sản văn hoá thế giới, di

sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…
+ Phân tích bản đồ trang 26 – biểu đồ học sinh nắm được :
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu
vùng Đông Bắc & Tây Bắc.
- Thấy được mối liên hệ : sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành
khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự
phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng
điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
- Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng và giải
thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả
nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh
tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến
thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến
thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn
khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
Ví dụ 3 : Sử dụng Atlat để tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta
- Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 30 học sinh nắm được :
+ Vị trí và phân bố các vùng kinh tế trọng điểm : vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
+ GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.
+ Dân số, diện tích của 3 vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
+ GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm.
6


+ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
2.3.4. Nắm vững tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước

ta qua việc phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat:
- Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các
vùng kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung
của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình
bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat
để tìm hiểu kiến thức
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ
trong Atlat xác định vị trí : phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp đâu ?
- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi…
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế
của vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh
tế của vùng đó.
Ví dụ:
* Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Xác định quy mô của vùng ( Bản đồ trang 26 ) phía Bắc và phía Tây giáp
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. PhíaNam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông
giáp biển Đông.
+ Rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng :
- Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải
sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thông đường
bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du
lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
- Khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa : xuân, hạ, thu ,
đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước
gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp, kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản
xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn
đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối.. .
- Tình hình phân bố dân cư của vùng ( Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat)

để nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố không
đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long :
+ Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định quy mô, ranh giới của vùng :
- Phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông
Nam là biển Đông.
+ Rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng :
- Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp. Ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
7


- Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát
triển mới cho ngành du lịch nước ta.
- Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải
sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 11 Atlat học
sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho
vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu riêng,
dừa, măng cụt…
- Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông
Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùng sinh
sống và xây dựng kinh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùng chưa
cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn thấp.
* Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ :
+ Phân tích các bản đồ trang 27, 28 bản đồ “ Nông nghiệp chung ” trang 18,
bản đồ “ Lâm nghiệp và thủy sản ” trang 20, bản đồ công nghiệp chung trang 21.

- Rút ra những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng, phát
triển về ngư nghiệp : nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, lâm nghiệp phát triển,
chăn nuôi gia súc lớn . Thế mạnh về phát triển du lịch của vùng.
* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ :
+ Phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh của vùng : Sử dụng bản đồ trang 26
Atlat để rút ra nhận xét về quy mô lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên, ý nghĩa của vị trí
địa lí trong việc phát triển kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ của vùng.
+ Dùng bản đồ “ Khoáng sản ” trang 8 Atlat để phát hiện thế mạnh về tài
nguyên khoáng sản của vùng.
+ Sử dụng bản đồ trang 26 Atlat để thấy rõ thế mạnh thuỷ điện của vùng rất
lớn.
+ Phân tích các bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các trang bản
đồ về khí hậu, đất đai để tìm hiểu sự phát triển của cây công nghiệp, cây dược liệu,
rau màu, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
* Vùng Tây Nguyên :
+ Sử dụng bản đồ trang 28 để xác định vị trí của vùng, cây công nghiệp nêu
bật thế mạnh phát triển cây công nghiệp của vùng.
* Vùng kinh tế Đông Nam Bộ :
+ Phân tích vị trí lãnh thổ vùng trang 29 , phát triển tổng hợp kinh tế biển của
vùng thì việc sử dụng Atlat là cần thiết và quan trọng :
+ Bản đồ trang 18 tìm hiểu nông nghiệp để nhận xét về tình hình phát triển
nông nghiệp của vùng nổi bật là cao su, hồ tiêu, cây ăn quả...
+ Bản đồ trang 21 tìm hiểu đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng đặc
biệt là khai thác dầu mỏ và khí đốt.
8


2.3.5. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến
thức của bài học :
2..3.5.1. Ví dụ 1 : Khi tiến hành dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh

quan sát hình ảnh thu hoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có
thể khắc sâu cho học sinh : Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả
về diện tích, sản lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công nghiệp
mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông
nghiệp của nước ta là gì ?…
2.3.5.2. Ví dụ 2 : Về du lịch cho học sinh quan sát hình ảnh cố đô Huế, Sapa
để nhận biết được cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam thuận lợi để phát
triển du lịch.
Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn
Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết
nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tùy theo từng bài cụ thể
ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thông
tin thật khoa học, chính xác.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào quá trình giảng dạy môn
Địa lí 9 và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã có nhiều kết quả khả quan. Học sinh
đã được rèn luyện các kĩ năng về sử dụng các bản đồ, biểu đồ, số liệu, tranh ảnh,
lát cắt trong Atlat Địa lí Việt Nam và đã vận dụng hiệu quả vào việc giải quyết các
bài tập. Nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập,
tạo hứng thú cho các em, tránh cho các em việc học thuộc, ghi nhớ số liệu máy
móc. Điều tâm tắc nhất là xây dựng được cho học sinh phương pháp khai thác Atlat
chính xác, hiệu quả, làm các em yêu thích môn học hơn. Khi có kĩ năng làm việc
với Atlát các em có thể tự học rất tốt. Các lỗi học sinh hay mắc phải khi sử dụng
Atlat đã được khắc phục, hiệu quả sử dụng cao hơn. Nhờ đó công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Địa lí 9 của trường THCS Quảng Phúc huyện Quảng Xương
trong những năm qua đã có tiến bộ rất nhiều, học sinh tham gia dự thi đều có kĩ
năng về Atlat tốt, làm bài thi chắc chắn, chính xác.
Vận dụng các giải pháp trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí

lớp 9 cấp huyện, tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả đạt được: điểm sử dụng Atlat: 2/10 điểm
Điểm
Tỉ lệ % học sinh đạt được

9-10

7-8

5-6

3-4

62%

32%

6%

0%

Qua áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những phương pháp để vận dụng vào
quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 như sau:
a. Yêu cầu khi phân tích Atlat:
9


- Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu
trong bài.
- Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, màu

sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào
trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để
nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất.
Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào
cho phù hợp với nội dung bài học ?
Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật ? Cần khai thác bản
đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài ?
b. Các bước khai thác bản đồ trong Atlat:
- Dựa vào bản đồ nào ? Trang nào ? của Atlat.
- Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.
- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế,
giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận…
c. Rèn thói quen khi sử dụng Atlat:
Khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt
học sinh phân tích giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc
vụn vặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Để giúp hình thành phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam có hiệu quả,
trước hết giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí ở cấp
trung học cơ sở; căn cứ vào yêu cầu của kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí
được tổ chức hàng năm mà đặt ra các yêu cầu rèn luyện cho phù hợp. Sau đó cho
học sinh vận dụng vào làm các dạng bài tập khác nhau theo một định hướng chung
Nh vËy qua s¸ng kiÕn kinh nghiÖm nµy, có thể thấy được vai trò
quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong công tác bồi dưỡng häc sinh giái
môn Địa lí 9, góp phần hình thành cho các em phương pháp, kĩ năng làm việc với
Atlat, qua đó giúp các em có thể tự học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức mới,
thực hiện thành công quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hứng thú, sự

tích cực trong học tập, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí nói chung và
công tác bồi dưỡng häc sinh giỏi núi riờng. Những điều nêu ra trên đây là ý kiến
được rút ra từ chính thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9 trong những năm
qua. Bước đầu áp dụng đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động rèn luyện kĩ năng
cho học sinh, khắc phục thói quen học thuộc lòng, nặng về lí thuyết mà yếu về kĩ
năng của các em học sinh. Học sinh không còn e ngại trước các bài tập kĩ năng,
thao tác thuần thục, nhanh nhẹn hơn, chính vì vậy bài tập được các em giải quyết
tương đối nhanh và chính xác, có chất lượng cao.
3.2. KiÕn nghÞ.
10


- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung atlat Địa lí Việt Nam,
soạn giáo án cụ thể và chi tiết. i vi cụng tỏc bi dng hc sinh gii
cn phi t chc thnh mt chuyờn riờng, tin hnh ngay trong nhng bui dy
u tiờn hỡnh thnh phng phỏp tớch cc ngay t u qua ú giỳp hc sinh hc
tt hn.
- Học sinh cần có tài liệu atlat Địa lí Việt Nam để sử dụng
ngay từ khi học Địa lí tự nhiên Việt nam ở lớp 8 và Địa lí kinh tếxã hội ở lớp 9.
- Học sinh tích cực vận dụng atlat Địa lí Việt Nam vào giải
quyết các bài tập ở nhiều dạng khác nhau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XC NHN CA
Qung Xng, ngy 15 thỏng 4 nm 2019
TH TRNG N V
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi
khỏc.
Tỏc gi
(Ký v ghi rừ h tờn)


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atlat địa lý Việt Nam, 2014, NXB Giáo dục. [1]
2. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thu Hằng, Trần
Đức Tuân, 1996. Phương pháp dạy học Địa lý.NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lý theo
hướng tích cực NXB Đại học Sư phạm. [3]
4. Lâm Quang Dốc, 2006. Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Đại học
Sư phạm. [4]
5. Nguồn Internet. [5]

12


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó tổ Xã hội trường THCS Quảng Phúc

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp Kết
quả Năm

học
loại
đánh
giá đánh
giá
(Ngành GD cấp xếp loại
xếp loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
(A, B, hoặc C)

1.

Phòng GD&ĐT
Phát huy tính tích cực trong
huyện
Quảng
môn Địa lí 6
Xương

C

2014-2015

13


14




×