MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.2.1.Về phía học sinh
2.2.2.2. Về phía giáo viên
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các môn học tích hợp
2.3.2. Định hướng tích hợp
2.3.3. Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
2.4.1. Về phía học sinh
2.4.2. Về phía giáo viên
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5-19
19
19
20
20
20
20
22
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là trong thời kì của nền kinh tế tri
thức. Con người rất cần những kĩ năng cơ bản để ứng phó với thời cuộc. Một
trong những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà môn Ngữ văn ở THCS trang bị cho
học sinh có tầm quan trong trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm
cho học sinh. Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật nhưng môn Ngữ
văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa
môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến
kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn
Ngữ văn. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy học
các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp
liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn học như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm
nhạc, Mĩ thuật… Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc
các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm hình thành, phát
triển, định hướng nhân cách cho học sinh hướng tới những tình cảm ca đẹp như
lòng nhân ái, tôn trọng lè phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác… Để
làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn
mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên tôi nhận thức được tính ưu việt, tầm quan trọng và ý nghĩa
của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối
với môn Ngữ văn. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: Phương
pháp dạy văn bản“ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê theo hướng
tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Khê.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu này hi vọng giúp được bản thân và cho các em học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 hiểu rõ được mối liên hệ giữa các môn học với bộ
môn Ngữ văn, nhằm khắc sâu hơn nội dung bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Trong bài viết này tôi trình bày vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của cách
thức tích hợp kiến thức liên môn trong tiết học Ngữ văn lớp 9, văn bản “Những
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê tại trường THCS Ngọc Khê.
- Bên cạnh đó, phương pháp này còn áp dụng ở các tiết học văn bản trong
trường THCS.
- Đối tượng áp dạy học: Lớp 9A1, 9A2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp thưc tiễn
+ Phương pháp điều tra thực tế.
+ Phương pháp thu thập xử lí thông tin.
2
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp dạy học thực nghiệm trên lớp
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
+ Phương pháp tổng kết hoạt động giáo dục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể,
phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng, phương pháp của
môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một
nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý
nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học
văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây
là môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của
người học. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không
ngừng trau dồi kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình
thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy vốn đó làm
vốn sống, kinh nghiệm cho bản thân.
Việc vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc,… và
ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài Ngữ văn được nâng cao,
giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em
hình dung được một cách chân thực, sinh động cuộc sống xung quanh mình qua
các môn học khác.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm
2.2.1 Thuận lợi
- Các em là những học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức
chương trình bậc THCS nên không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm
tra đánh giá khi giáo viên đề ra.
- Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên
quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Sinh học.... các tình huống
liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
- Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD,
Sinh học... các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống,
những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có liên qua
đến tác phẩm văn học được tích hợp trong các bài học. Vì vậy, nên khi cần thiết
kết hợp các kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngữ văn để giải
quyết một vấn đề trong bài học và thực tế cuộc sống các em sẽ cảm thấy không
còn bỡ ngỡ.
- Vài năm trở lại đây, Bộ giáo dục và đào tạo ra quy định môn Ngữ văn là
một trong ba môn thi bắt buộc trong kì thi Tuyển sinh vào đại học nên thu hút
được sự quan tâm của phụ huynh và các em học sinh nên các em có hứng thú
hơn khi học môn Ngữ văn.
3
- Các em đều có SGK, nhiều em có tài liệu tham khảo, có điều kiện tra
cứu thông tin trên mạng Internet qua máy tính, nên việc học cũng rất thuận lợi.
2.2.2 Khó khăn
2.2.2.1. Về phía học sinh
- Đa số học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn bản văn
học.
- Học sinh hạn chế việc nắm bắt các mối liên hệ giữa thời đại thông qua
bộ môn Lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm.
- Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa có
thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
- Một số văn bản dung lượng kiến thức dài so với thời lượng 45 đến 90
phút nghiên cứu trên lớp, học sinh khó nắm bắt hết được toàn bộ các giá trị của
văn bản văn học.
- Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế đặc biệt các các em chưa nắm
vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử phát triển văn học;
hạn chế về tư duy địa lí....
- Học sinh ít và không có sự phối hợp với phụ huynh trong quá trình học,
chuẩn bị bài ở nhà. Do vậy, không có sự hỗ trợ về kiến thức trong quá trình tiếp
cận văn bản.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi dạy học văn bản“ Những ngôi sao xa xôi”
theo hướng tích hợp các môn học:( Năm học 2016 - 2017)
TT Lớp Sĩ số HS biết vận dụng kiến thức HS chưa biêt vận dụng kiến
liên môn trong tiếp cận văn
thức liên môn trong việc
bản
tiếp cận văn bản
SL
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1 9A1
36
17
47%
27
75 %
2 9A2
37
18
48,6%
25
65,5%
2.2.2.2. Về phía giáo viên
- Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông
tin có trong bài học mà chưa chú trọng khai thác những vấn đề liên quan.
- Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như
phương pháp triển khai những văn bản văn học.
- Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình giảng dạy,
quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức có liên quan bổ sung cho nội dung bài
dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức còn hạn chế.
- Một bộ phận giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng mức vai trò của phương
pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn.
Với những hạn chế, khó khăn trên, tôi đã chọn dạy một văn bản có sự tích
hợp kiến thức một số môn học, hy vọng sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho
học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn tại
trường THCS Ngọc Khê.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các bộ môn học được tích hợp
4
Khi dạy bài: “ Những ngôi sao xa xôi” Tôi đã tích hợp với các môn học sau:
* Tích hợp môn bộ Địa lí lớp 8. Tiết 47- . Miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ. Tiết 48- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Giúp các em biết được vị trí địa
lí của dãy Trường Sơn và vai trò giao thông huyết mạch của nó trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
* Tích hợp bộ môn Lịch sử lớp 8, bài 29- Tiết: 47,48,49: Cả nước trực
tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973) Giúp các em hiểu được cuộc kháng
chiến chống Mĩ ác liệt của nhân dân Việt Nam và những tên tuổi góp phần làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến ấy.
* Tích hợp bộ môn Giáo dục công dân lớp 9: Tiết 8. Nghĩa vụ bảo vẹ tổ
quốc: Giúp các em thấy được môi trường chiến tranh đã hủy diệt sự sống, đồng
thời giáo dục cho học sinh lí tưởng
sống, lòng biết ơn, tình yêu quê hương, đất nước.
* Tích hợp bộ môn Âm nhạc lớp 7: Tiết 26. Bài hát đường chúng ta đi:
Giúp học sinh cảm nhận được một số ca khúc viết về thế hệ trẻ Việt Nam thời
chống Mĩ.
* Tích hợp bộ môn Mĩ thuật 8. Vẽ tranh theo chủ đề: Giúp học sinh cảm
nhận nội dung, nghệ thuật của văn bản vẽ tranh theo đề tài chiến tranh.
* Tích hợp với bộ môn sinh học lớp 9. Tiết 54,55: Ô nhiễm môi trường.
Giúp các em thấy được hậu quả của bom mìn, các chất diệt cỏ đioxin vẫn còn
tồn tại nằm trong lòng đất khu vực dãy Trường Sơn rất nhiề, gây ô nhiễm môi
trường…
* Tích hợp môn bộ môn Hóa học lớp 9. Tiết 5- Bài 10: Một số muối quan
trọng – Kalinitrat (KNO3)
2.3.2 Định hướng tích hợp
Để bài học sinh động, học sinh có thể nắm bài tốt hơn, chúng ta có thể thực
hiện tích hợp theo những cách thức sau:
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài.
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như máy chiếu, tranh ảnh,
video về chiến tranh, bài hát . . .
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà ).
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá.
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội.
2.3.3 Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp
TIẾT 153, 154:
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
( Lê Minh Khuê)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
5
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn
nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của
những cô gái thanh niên xung phong.
- Thành công của tác giả trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi
kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
- Tích hợp với lòng biết ơn và lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại
ngày nay.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.
- Cảm nhận hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
- Viết bài nghị luận theo yêu cầu.
- Rèn luyện tinh thần học tập chủ động, tích cực, sáng tạo.
- Rèn kĩ năng khai thác vấn đề và hướng giải quyết những vấn đề đặt ra
trong tương lai. Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
- Đồng thời trong tiết học này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn
học như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc … để thấy được hoàn
cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn, sự
dũng cảm của các nữ thanh niên xung phong.
3. Thái độ
- Giáo dục các em lòng yêu nước, biết ơn những con người đã hi sinh cả
tuổi thanh xuân cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Có lí tưởng sống cao đẹp, có trách nhiệm đối với thế hệ cha ông, đối với
đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam – Địa lí lớp 8
- Tranh ảnh, video về cuộc kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường
Sơn. Tranh ảnh về hậu quả và di chứng mà chiến tranh để lại đối với con người
và dân tộc Việt Nam, chân dung nhà văn Lê Minh Khuê, các tác phẩm chính của
bà, các bài thơ, bài hát về chiến tranh chống Mĩ...
- Máy chiếu.
2. Học sinh
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
- Sưu tầm các bài thơ, tác phẩm truyện, bài hát viết về thế hệ trẻ Việt Nam
thời chống Mĩ.
- Tìm hiểu các vấn đề khác có liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản" Bến Quê" - Nguyễn Minh
Châu?
2. Bài mới
6
Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu bài
Trong dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, phần giới thiệu bài
thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng. Vì
giới thiệu bài mới sẽ tạo ra một “tâm thế”, là khúc nhạc dạo đầu đầy phấn chấn.
Những giây phút không nhiều này sẽ bộc lộ sự sẵn sàng và tình cảm giữa giáo
viên và học sinh, tạo nên một không gian rộng mở, say sưa, ru mình vào kho
tàng kiến thức, vào bài học Ngữ văn, giúp cho các em nhập cuộc đi vào tìm hiểu
và chiếm lĩnh nội dung, kiến thức, đây là sự tác động tâm lí tạo ra tiền đề nhận
thức và có tính sư phạm để học sinh hướng chú ý tích cực vào mục đích học tập.
Với đặc trưng của môn Ngữ văn vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, việc đa dạng
hóa lời giới thiệu bài rất có ý nghĩa. Đề tài này tôi áp dụng hình thức giới thiệu
bài bằng clip âm nhạc có nội dung chủ đề gần gũi với văn bản được học.
- Tích hợp với môn Âm Nhạc: GV trình chiếu đoạn video có hình ảnh
minh họa cảnh ra khơi lồng trong lời bài hát “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ
Xuân Giao do ca sĩ Vũ Dậu trình bày.
Nghe lời hát và quan sát hình ảnh em hình dung ra cảnh tượng gì? (slides 1)
+ Định hướng trả lời
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên
trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của
những cô gái thanh niên xung phong.
GV giới thiệu:
“ Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”
Đó là những lời thơ mà Lâm Thị Mĩ Dạ ca ngợi các nữ thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Hình ảnh của các chị thật
đẹp bởi sự dũng cảm, bởi tình yêu Tổ quốc. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã góp
vào đề tài ấy một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn “ Những ngôi
sao xa xôi”. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm này.
7
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung
? Dựa vào chú thích * SGK và những hiểu
biết của mình, em hãy giới thiệu về tác giả
Lê Minh Khuê.
Giáo viên trình chiếu Slides 2
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm
1949.Quê Tĩnh Gia – Thanh
Hóa.
- Gia nhập thanh niên xung
phong trong kháng chiến chống
Mĩ và bắt đầu viết văn vào đầu
những năm 70.
- Là cây bút chuyên viết truyện
ngắn.
- Đề tài sáng tác:
+ Trong chiến tranh: viết về
cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ
trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Sau 1975: bám sát những
chuyển biến của đời sống xã hội
Chân dung nhà văn Lê Minh Khuê
và con người trên tinh thần đổi
GV: Bom đạn và nỗi đau đâu phải khi vào mới.
chiến trường mới biết. Đối với nhà văn Lê
Minh Khuê, khi còn là cô gái 15 tuổi đã
biết đến mùi khói súng, xác chết, mùi bom
nổ sát vách nhà. Năm 1964, tấm gương hi
sinh của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã tác
động mạng mẽ đến ý thức, tư tưởng của lứa
thanh niên cùng thời. Cô gái Minh Khuê
mới tròn 15 đã tự khai thêm tuổi và gia
nhập đội nữ thanh niên xung phong, có mặt
ở biên giới Việt-Lào. Có lẽ vì thế nên chị
hiểu và viết hay về những cô thanh niên
xung phong.
Giáo viên trình chiếu Slides 3.
- Các tác phẩm chính: Tôi đã
không quên, Màu xanh man trá,
Những ngôi sao xa xôi, Một
mình qua đường. Làn gió chạy
qua, Nhiệt đới gió mùa.
Các tác phẩm chính.
* Tích hợp: Lịch sử lớp 8
? Bằng hiểu biết về lịch sử, em hãy cho
8
IV. Luyện tập
* Tích hợp ( Âm nhạc 7)
? Em hãy kể tên ( hoặc đọc, hát) một số bài thơ, đoạn thơ, bài hát, câu chuyện
viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- HS phát biểu. GV đánh giá cho điểm khuyến khích những HS hát, đọc thuộc
thơ.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)
- Khoảng trời hố bom ( Lâm Thị Mĩ Dạ)
- Nhật kí Đặng Thùy Trâm
- Cô gái mở đường
- Mãi mãi tuổi hai mươi
- Chào em cô gái Lam Hồng
- GV: cho HS quan sát Slides 14.
Các tác phẩm thơ và bài hát trong kháng chiến chống MĨ.
IV. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
* Làm bài tự luận ( nạp vào buổi học sau)
Đề bài:
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về những nữ thanh
niên xung phong Việt Nam thời chống Mĩ.
Câu 2: Địa phương em có bao nhiêu thanh niên xung phong? Giới thiệu
về một cựu thanh niên xung phong trên quê hương mà em yêu mến.
* Tích hợp bộ môn Mĩ thuật 8.
Câu 3: Vẽ tranh theo đề tài: Em hãy về một bức tranh về nữ Thanh niên
xung phong đang lấp hố bom ( theo trí tưởng tượng của em).
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập.
- Chuẩn bị tiết 155
2.4 Hiệu quả khi áp dụng đề tài
9
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng:
2.4.1. Về phía học sinh: các em sẽ dành thời gian học tập nhiều hơn. Buộc các
em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. Tạo cho học sinh tính
nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn. Học sinh vừa nắm
được bài học đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Lịch sử, Địa lí,... về những
kiến thức xã hội…Qua tiết học, học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản
về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, biết trân trọng cái đẹp, sự cảm phục vẻ đẹp
tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Học sinh như được nhen lên ngọn lửa của khát vọng sống có lý tưởng, mong
muốn được cống hiến, đóng góp một phần dù là nhỏ bé của mình vào cuộc đời
chung.
* Kết quả khảo sát học sinh sau khi dạy học văn bản“Những ngôi sao xa
xôi” theo hướng tích hợp các môn học: ( Năm học 2017-2018)
TT Lớp Sĩ số HS biết vận dụng kiến thức HS chưa biết vận dụng kiến
liên môn trong tiếp cận văn
thức liên môn trong việc
bản
tiếp cận văn bản
SL
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1 9A1
36
35
97 %
1
3%
2 9A2
37
36
97 %
1
3%
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy: việc dạy học theo chủ đề và
kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần
thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh đặc biệt là thu hút sự chú ý học sinh và
bản thân các học sinh sau khi học dự án này đều cảm thấy môn Ngữ văn hấp
dẫn. Học Văn để biết Sử, Địa, Giáo dục công dân và Âm nhạc…biết yêu mến, tự
hào về con người, quê hương, đất nước mình. Việc tích hợp giúp các em học
sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học
lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện.
2.4.2 Về phía giáo viên: Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong chuẩn bị,
thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới. Đầu tư nghiên cứu kiến thức
liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội
dung bài học sâu sắc, sinh động hơn. Làm tốt công tác đầu tư cho tiết học sẽ
giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh
hội thêm kiến thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng, bị động khi học sinh
chất vấn những vấn đề liên quan.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học theo hướng tích hợp vẫn đuổi theo qua điểm: “Lấy học sinh làm
trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt. Qua tiết
học, học sinh đã bắt đầu biết tích hợp các kiến thức và lĩnh hội, xác lập mối liên
hệ giữa các tri thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức
và kĩ năng thuộc môn Ngữ văn với các môn khác bằng cách tổ chức, thiết kế các
10
nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng, phối hợp các tri thức và kĩ
năng riêng rẽ của các môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến
thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp.
3.2. Kiến nghị
Dạy học tích hợp là phương pháp đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ
văn ở chương trình THCS. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi thấy
tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những phương pháp giảng dạy trước
đây được vận dụng; thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của
học sinh trong từng bài học. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức, có
kĩ năng đọc-hiểu văn bản thuộc các thể loại văn học mà còn có khả năng hiểu
thêm kiến thức về cuộc sống.
Để phát huy được cách tổ chức dạy học tích hợp liên môn đối với các môn
học nối chung và bộ môn Ngữ văn ở trường THCS nói riêng, tôi đề nghị:
- Ngành giáo dục cần đẩy mạnh việc học tập bồi dưỡng thường xuyên đặc
biệt là về phương pháp dạy học tích hợp liên môn cho các giáo viên dạy Văn.
- Bộ GD và ĐT cần tạo và cung cấp băng đĩa những giờ dạy mẫu về vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cho Giáo viên và học sinh tham
khảo, học tập.
- Các nhà trường cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm, tổ
nhóm
để trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị đặc biệt là máy chiếu,
tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy và học.
Ngọc Khê, ngày 25 tháng 03 năm 2018
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Hà
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học văn-NXB Đại học sư phạm - Phan Trọng Luận
chủ biên.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo: Ngữ văn 9 - NXB GD.
- Sách giáo khoa: Lịch sử 9, Địa lý 8, 9; GDCD 6,7,8,9.
- Sách tham khảo: Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy – học
văn ( Văn nghệ số 10, ngày 7/2/2009) của Giáo sư Trần Đình Sử.
12
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD&DT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Tên đề tài
Sáng kiến
Năm Xếp
cấp loại
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy 2013
học nêu vấn đề đê nâng cao hiệu quả
học tập của HS trong dạy học các tác
phẩm truyện Việt Nam- Ngữ văn 9
THCS
SKKN: Các phương pháp rèn luyện kỹ 2016
năng viết văn nghị luận theo chuẩn kiến
thức và kỹ năng cho học sinh lớp 9
trường THCS Ngọc Khê.
A
A
Số, ngày, tháng, năm
của quyết định công
nhận, cơ quan ban hành
QĐ
Số 66/QĐ- GD&ĐT, ngày
17 tháng 05 năm 2013,
Trưởng phòng GD&ĐT
Ngọc Lặc.
Số 39/QĐ- GD&ĐT, ngày
25 tháng 05 năm 2016,
Trưởng phòng GD&ĐT
Ngọc Lặc
13