Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

đề thi thử thpt quốc gia môn văn tỉnh hà tĩnh 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.29 KB, 8 trang )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn
trích trên?
Gợi ý đáp án:
Nếu đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt thì HS có thể trả lời theo nhiều đáp
án; nhưng vì là “xác định phương thức biểu đạt chính” nên HS chỉ có thể đưa ra 1
đáp án chính là: Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận.
Câu 2. Qua đoạn trích trên tác giả muốn đề cập vấn đề gì?
Gợi ý đáp án:
Với dạng câu hỏi xác định nội dung, chủ đề hay vấn đề mà tác giả muốn đề cập
trong văn bản, HS có thể dựa vào các cách sau:
+ Đọc kĩ cả văn bản để xác định vấn đề chính.
+ Chú ý các câu chủ đề, câu chốt trong văn bản; hay các câu có tính chất lặp lại
nhiều lần...
+ Chú ý nhan đề/ tiêu đề của văn bản (với các văn bản có nhan đề/ tiêu đề)...Vậy
với câu hỏi này HS có thể lấy luôn nhan đề văn bản trên để trả lời. Vậy vấn đề mà
tác giả muốn đề cập quan đoạn trích trên là: Xây dựng bản lĩnh cá nhân.
Câu 3. Tác giả quan niệm như thế nào về “bản lĩnh tốt”? Qua quan niệm đó,
tác giả muốn gửi đến thông điệp gì?
Gợi ý đáp án:
HS cần đọc kĩ văn bản và trả lời 2 ý của câu hỏi:
Ý 1: Tác giả quan niệm như thế nào về “bản lĩnh tốt”?: HS cần đọc kĩ văn bản và
tìm ra câu văn, đoạn văn được tác giả nói về “bản lĩnh tốt” (HS tránh suy luận,
nghĩ ra quan niệm của bản thân mình). Vậy đáp án ở đây là: “Bản lĩnh tốt là vừa
phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng của những người xung
quanh...”.
Ý 2: Qua quan niệm đó tác giả muốn gửi gắm đến thông điệp gì?
Tác giả muốn gửi đến nhiều thông điệp – HS có thể tham khảo 1 số gợi ý sau:
+ Con người cần có bản lĩnh/ bản lĩnh tốt trong cuộc sống. Bản lĩnh phục vụ cho
chính cá nhân/ cho mục đích sống tốt của cá nhân mỗi người.
+ Bên cạnh đó bản lĩnh tốt của mỗi người còn phục vụ mọi người – “được sự hài


lòng của những người xung quanh”; làm cho cuộc sống của mỗi người, của mọi
người, cho xã hội tốt hơn...
+ Khi xây dựng được bản lĩnh tốt, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà
còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến...


Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Bản lĩnh không kiểm soát được
thì chỉ là sự liều lĩnh? Vì sao?
Gợi ý đáp án:
+ HS nêu được quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc có bổ sung với quan điểm
của tác giả)
+ HS trình bày rõ ràng, nêu ra căn cứ để thuyết phục quan điểm của mình:
+ HS có thể lựa chọn đồng tình, vì những lí do sau:
+ Trong cuộc sống không tránh khỏi có những lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh nóng
giận, bực tức... Nếu chúng ta biết kiềm chế, kiểm soát được bản thân, chúng ta sẽ
bình tĩnh đưa ra cách xử lí phù hợp thỏa đáng. Và ngược lại nếu “bản lĩnh không
kiểm soát được” – nó sẽ gây ra những “hành động nông nổi”, thiếu suy nghĩ và hậu
quả có thể là khôn lường.
+ Bản lĩnh của con người khi thường xuyên không kiểm soát được có thể hình
thành “thói quen xấu”; những thói quen không tốt ấy sẽ dần hình thành “tính cách
xấu” và rồi cuối cùng chúng ta sẽ có “số phận” không tốt cho mỗi chúng ta...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về bản lĩnh sống của giới
trẻ hiện nay.
Gợi ý đáp án:
1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn, dung lượng khoảng 200
chữ; HS nêu được luận điểm, thao tác và cách lập luận, diễn đạt rõ ràng.
2.Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:
- HS nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần đọc hiểu gợi cho

em nhiều suy nghĩ về “bản lĩnh sống của giới trẻ hiện nay”.
- HS cần giải thích được vấn đề “bản lĩnh” là gì: Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám
làm và có thái độ sống tốt; muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập...
- HS phân tích và nêu dẫn chứng:
+ Giới trẻ hiện nay có bản lĩnh sống: họ có mục đích, lí tưởng sống đúng đắn, cao
đẹp; họ co tình cảm trong sáng, lành mạnh, nhân hậu; họ có những hành động tích
cực hướng thiện; tích cực trau dồi kiến thức, trí tuệ; họ dám thể hiện cá tính, thể
hiện tiếng nói của thế hệ, của tuổi trẻ...
+ Tuy nhiên 1 bộ phận giới trẻ hiện nay chưa có bản lĩnh sống: dễ bị những cám
dỗ, tệ nạn xã hội lôi kéo; sống yếu đuối nhút nhát, không dám thể hiện mình; luôn
bi quan, tự ti, ngại khó, ngại khổ, lười nhác, kém cỏi... Điều này rất đáng phê phán.


- HS bình luận:
+ Đánh giá vấn đề: bản lĩnh sống là rất cần thiết; và với thanh niên, giới trẻ hiện
nay lại càng rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống tốt
cho mỗi người; góp phần làm cho xã hội phát triển, tiến bộ.
+ Bàn bạc mở rộng vấn đề: Giới trẻ cần rèn luyện bản lĩnh: xác định đúng hoàn
cảnh môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi không tùy tiện. Bên
cạnh đó giới trẻ cần chuẩn bị cho mình sự nghị lực, sự tự tin, ý chí và quyết tâm...;
trau rồi vốn trí thức và trải nghiệm, tin vào khả năng của bản thân...
Câu 2: (5,0 điểm)
Yêu cầu thí sinh cảm nhận về cách giải quyết bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba:
kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả lại thân xác cho anh
hàng thịt trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ.
Từ đó liên hệ với cách giải quyết bi kịch của nhân vật Chí Phèo: đâm chết Bá Kiến
và tự kết liễu đời mình trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao để thấy được
quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích thực của con người.
Gợi ý đáp án:
1.

Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; diễn đạt rõ ràng,
hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu,
viết đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng...
2.
Xác định yêu cầu của đề:
- Yêu cầu cơ bản của đề là thí sinh cảm nhận về cách giải quyết bi kịch của nhân
vật hồn Trương Ba: kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả
lại thân xác cho anh hàng thịt trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của
Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12).
- Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: Từ đó liên hệ với cách giải quyết bi kịch
của nhân vật Chí Phèo: đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong truyện ngắn
"Chí Phèo" của Nam Cao để thấy được quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích
thực của con người.
3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả.
Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:
A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vở kịch "Hồn Trương Ba, da
hàng thịt"; giới thiệu ngắn gọn bi lịch của nhân vật Trương Ba; nêu ra được vấn đề
của đề yêu cầu là cách giải quyết bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba: kiên
quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả lại thân xác cho anh hàng
thịt.


- Từ vấn đề trên: gợi cho em liên hệ tới cách giải quyết bi kịch của nhân vật Chí
Phèo: đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong truyện ngắn "Chí Phèo" của
Nam Cao để thấy được quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích thực của con
người.
B. Thân Bài: Triển khai vấn đề
1. Yêu cầu cơ bản: cảm nhận về cách giải quyết bi kịch của nhân vật hồn Trương
Ba: kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả lại thân xác cho

anh hàng thịt.
a. HS tóm tắt được hoàn cảnh bi kịch Trương Ba từ đầu dẫn đến chọn lựa cuối
cùng: kiên quyết nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả lại thân xác cho anh
hàng thịt.
Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung
đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng
“bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trờ
nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình.
Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong “da” anh hàng thịt, không thế kéo
dài “nghịch cảnh” mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ.
Trong tình trạng ấy; nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và
xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba càng
trở nên đau khổ, bế tắc.
Thái độ cư xử của người thân trong gia đình (với người vợ, với cái Gái, với chị con
dâu) càng khiến ông tuyệt vọng. Hồn Trương Ba đã châm hương gọi Đế Thích, hai
bên đang đối thoại, thì cu Tị nhà hàng xóm chết.
Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba,
sau một “quãng đời” vô cùng thấm thía đã qua, hình dung ra những “nghịch cảnh”
khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được
sống và mình được chết hẳn.
b. HS nêu cảm nhận về hành động này của Trương Ba:
- Đây là hành động tất yếu khi Trương Ba thấm thía vô cùng vì quãng đời “phức
tạp” vừa trải qua của mình khi nhập vào xác người khác (anh hàng thịt); và giờ này
lại nhập vào xác một đứa trẻ con.
Theo Đế Thích thì ông với anh hàng thịt là hai người xa lạ, còn ông với cu Tị đã
từng “quấn quýt mến nhau”, “ông sống trong thân thể thằng bé chắc sẽ ổn...”. Sau
khi suy nghĩ một lát Trương Ba nhận thấy: ông già gần 60, cu Tị thì còn chưa bắt
đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn tuổi lớn; rồi ông sẽ giải thích sao với chị Lụa rằng
ông không phải là con chị ấy; rồi vợ con ông sẽ nghĩ ngợi ra sao khi chồng mình,



bố mình mang thân một thằng bé lên 10; rồi cái Gái cháu ông sẽ nghĩ thế nào; rồi
còn hàng xóm, lí trưởng, trương tuần....
Cái chết của cu Tị khiến cho những dằn vặt, day dứt trong ông bị dồn nén vào thế
phải quyết định càng nhanh càng tốt trong tình trạng bi kịch. Cái chết của cu Tị đẩy
nhanh hơn diễn biến của hành động kịch, buộc ông phải lựa chọn; một là nhập vào
xác cu Tị ngay khi vừa chết, hai là ông để hồn cu Tị có chỗ trở lại nhập xác.
Không thể làm theo lời đề nghị của Đế Thích vì ông “lường trước bao sự không
ổn”; ông không tham lam cuộc sống khi biết rằng tiếp tục vẫn là bi kịch. Trái tim
nhân hậu của ông đã cầu xin mong mỏi Đế Thích “Ông hãy cứu nó”; hãy gọi hồn
cu Tị nhập vào xác của nó và ông chọn cái chết để trả lại thân xác cho anh hàng
thịt.
Ông mong muốn: “Tôi không muốn nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rôi, hãy
để tôi chết hẳn!”, để không còn sự tồn tại của “con vật quái gở” mang tên “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt”. Bi kịch tâm hồn ông đã được giải quyết.
- Xây dựng tình huống và giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm
một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý, nhưng không
phải sống thế nào cũng được.
Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân
cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Cuộc sống của mỗi
con người chỉ thực sự hanh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được
sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó là chủ đề tư tưởng chính của vở kịch.
- Qua đây chúng ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý, nhân hậu, trung thực và
tình cảm đầy nhân văn của ông Trương Ba. Quả đúng vậy, sau khi hồn Trương Ba
thoát khỏi xác anh hàng thịt, ông không vĩnh viễn mất đi như lời của Đế Thích nói.
Ông trở lại nguyên vẹn trong tâm trí, tình yêu của vợ con và người thân (đoạn kết).
2.Yêu cầu phân hóa: Từ đó, liên hệ tới cách giải quyết bi kịch của nhân vật Chí
Phèo: đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong truyện ngắn "Chí Phèo" của
Nam Cao để thấy được quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích thực của con
người.

a. HS chỉ ra được điểm giống nhau trong cách giải quyết bi kịch của 2 tác giả để
thấy được quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích thực của con người.
- Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
của Lưu Quang Vũ tuy ra đời trong những hoàn cảnh xã hội - lịch sử khác nhau
nhưng tất thảy đều đề cập đến những bi kịch của con người, trong đó có bi kịch tha
hóa.


Qua 2 bi kịch và cách kết thúc của 2 tác phẩm, ta thấy giá trị phê phán tố cáo xã
hội sâu sắc. Nỗi khốn khổ của Trương Ba và Chí Phèo đều do kẻ thống trị gây nên.
Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù 7,8 năm.
Tiếp thu sự giáo dục của nhà tù thực dân Chí Phèo đã trở thành kẻ côn đồ hung
hãn, hắn vùng lên liều mạng để trả thù. Nhưng hắn đã gặp kẻ thống trị nham hiểm,
xảo quyệt và bị biến thành công cụ cho kẻ thù của mình.
Ông Trương Ba từ hiền hậu tử tế, tốt bụng còn đang rất khỏe mạnh, mặc dầu chưa
tận số đã phải chết thay cho một tên bạc ác bất nhân, dối trá tham tàn bởi cung
cách làm việc luộm thuộm, thiếu trách nhiệm, muốn xong việc nhanh của Nam
Tào…
- Cả 2 tác giả đều để nhân vật của mình rơi vào hoàn cảnh bi kịch trớ trêu: nếu
Trương Ba là hoàn cảnh bi kịch “không thể bên ngoài một đằng bên trong một
nẻo” mãi, còn Chí Phèo lại là bi kịch từ con người lương thiện “bị cự tuyệt quyền
làm người”; bi kịch bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa của người nông dân trước
cách mạng. Và cả 2 nhân vật đều lựa chọn cái chết để thể hiện phẩm chất đáng quý
của mình như:
+ Thoát khỏi nỗi tuyệt vọng, bế tắc của bản thân: Trương Ba nói nếu Đế Thích
không giúp ông cũng sẽ “nhẩy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ”; Chí
Phèo thì sau khi chứng kiến Thị Nở “bắc lên cây cầu” giúp Chí quay lại với thế
giới con người hoàn lương thì giờ thị lại rút cây cầu đó, rồi những ý kiến của bà cô
Thị Nở là những định kiến xã hội... thì chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi
nghịch cảnh của mình. Bi kịch đau đớn của Chí là hắn chưa được xã hội ấy công

nhận, hắn chết “trên ngưỡng của của sự quay lại làm người”.
+ Khát khao được sống trọn vẹn, nhân văn: Cái chết của Trương Ba là sự hòa hợp
giữa tâm hồn và thể xác, muốn được cu Tị sống lại vì nó còn có cả “một cuộc đời
phía trước”, ông hiểu vai trò của “đứa con đối với người mẹ” là như thế nào; còn
Chí Phèo là sự khát khao hoàn lương từ con người bị đẩy vào tăm tối, cùng đường,
Chí không chịu chấp nhận cuộc sống quỷ dữ nữa...
+ Cùng nhận ra cái chết có thể còn hơn cuộc sống lạc loài, vô nghĩa: Ông Trương
Ba nhận thấy nếu mình sống đồng nghĩa mình phải giả tạo trong hình hài người
khác, lạc lõng giữa đám hậu sinh thì thà chết còn hơn...; Chí Phèo cũng nhận ra nếu
mình sống tiếp sẽ bị cả cái xã hội loài người xa lánh và coi mình là quỷ dữ thì chỉ
có cái chết mới kết thúc tất cả. Do vậy giết Bá Kiến – trả thù xong; Chí cũng tự vẫn
ngay, vì xã hội ấy không có chỗ cho con người như Chí tồn tại nữa.
=> Qua cái chết của Trương Ba và Chí Phèo, ta thấy được quan niệm của 2 tác giả
về giá trị sống đích thực của con người: đó là quan niệm được sống làm người rất


quan trọng, nhưng sống đúng là mình, trọn vẹn với những giá trị mình có mình
theo đuổi, được sống trong lương thiện, được người khác trân trọng mới quý giá
hơn nhiều. Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh để hoàn thiện nhân
cách; vươn tới giá trị làm CON NGƯỜI cao quý theo đúng nghĩa.
b. HS chỉ ra được sự khác giống nhau trong cách giải quyết bi kịch của 2 tác giả:
- Trong tác phẩm “Chí Phèo”, khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời
Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm, rách áo bần cùng khốn khổ của
người nông dân- dù trong thực tế đó cũng là một hiện thực phổ biến.
Nhà văn trăn trở nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc hơn đó là sự tha hóa…
Cũng như Chí Phèo, Trương Ba trước đây là con người hoàn toàn khác. Trương Ba
là người nông dân chăm chỉ, khéo léo,yêu thương vợ con, chiều quý các cháu, tốt
bụng với hàng xóm láng giềng, yêu cây cỏ...
Từ khi sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba đã bị xác hàng thịt điều khiển, chi
phối: trở nên vụng về, thô tục, thô bạo, vô tình; thích bán thịt, ham uống rượu,

những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn, vô hồn… Nếu Chí Phèo tha
hóa mà không biết mình tha hóa, thì Trương Ba lại nhận thấy rất rõ tình trạng khốn
khổ của mình.
- Hành động cuối cùng Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát nó là hành động manh tính
chất manh động và cùng đường tuyệt vọng. Đến cuối cùng Chí mới hiểu bi kịch –
tội ác cuộc đời của mình là do đâu.
Nam Cao xây dựng mối quan hệ Bá Kiến - Chí Phèo trở nên hết sức gay gắt, mối
tình dang dở với Thị Nở cũng là cách đưa thêm dầu vào lửa, biến cơn say, cơn
buồn, cơn thất tình ở Chí Phèo thành lòng căm hận, tức tối, quyết đến nhà Thị Nở
để trả thù.
Quy luật lại không phải thế, quy luật đã kéo Chí đi nhưng là đến nhà Bá Kiến, chứ
không phải ai khác. Kẻ đáng giết là Bá Kiến. Với cái kết thúc bất ngờ dữ dội của
thiên truyện ngắn, Nam Cao đã cho chúng ta thấy kết quả tất yếu sẽ xảy ra, điều đó
không thể tránh khỏi. Còn với Trương Ba ông có sự sáng suốt, sâu sắc trong sự lựa
chọn cuộc sống – cái chết một cách rõ ràng hơn.
- Nếu bi kịch của Chí Phèo là bi kịch cùng đường, bi kịch bần cùng hóa dẫn đến
lưu lanh hóa của người nông dân bị áp bức trước cách mạng, nhưng bi kịch của
Trương Ba còn gợi ra những suy tư về mối quan hệ giữa hồn và xác, giữa ý thức và
bản năng trong một con người: có ai là toàn vẹn hoàn hảo không? những đòi hỏi
của thân xác có phải tội lỗi đáng ghê tởm không…?
Do vậy, cách kết thúc của Vở kịch mà Lưu Quang Vũ xây dựng sẽ vừa có ý nghĩa
xã hội vừa mang tính triết lí sâu xa và mang tính thời đại.


=> Qua lựa chọn thể cái chết có phần khác nhau như trên của Trương Ba và Chí
Phèo, ta thấy được quan niệm của 2 tác giả về giá trị sống đích thực của con người.
Nam Cao với “Chí Phèo” muốn chỉ ra quan niệm về giá trị sống đích thực của con
người trong xã hội với mối xung đột, mâu thuẫn giai cấp ở nông dân - địa chủ, nhất
là nông dân đã chín muồi, đã đến mức sâu sắc và không gì có thể xoa dịu (trước
cách mạng).

Còn hành động kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và chọn cái chết để trả lại
thân xác cho anh hàng thịt của ông Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” lại đưa đến vẫn đề giá trị sống đích thực của con người hiện đại. Nó
cũng gợi mở lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn
con người.



×