Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành trong thi THPT quốc gia môn địa lí năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định
thay đổi hình thức các môn thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, theo đó
thí sinh là Giáo dục THPT phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và
một bài thi tự chọn: Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội
(Sử, Địa, Giáo dục công dân), trong đó tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc
nghiệm (trừ môn Ngữ văn).
Ở đề thi THPT Quốc gia năm 2018, số lượng câu hỏi phần thực hành đã
tăng lên từ 10 câu năm 2017 (5 câu Atlát, 3 câu bảng số liệu, 2 câu biểu đồ) lên
15 câu (11 câu Atlát, 2 câu bảng số liệu, 2 câu biểu đồ). Đây vừa là thuận lợi
cũng vừa là khó khăn đối với học sinh THPT Triệu Sơn 3. Hiện nay, phần lớn
học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 3 lựa chọn bài thi Khoa học xã hội, đây
là những học sinh theo ban cơ bản hoặc ban cơ bản C với học lực chủ yếu là
trung bình và yếu. Vì vậy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay, kĩ năng sử dụng
Atlat, kĩ năng phân tích biểu đồ... còn rất hạn chế. Đặc biệt với mỗi câu chỉ có
thời gian là 1 phút 25 giây nên rất nhiều học sinh không đủ thời gian để làm
hoặc làm không đúng hết, dẫn đến kết quả bài thi của các em chưa cao.
Qua kết quả điều tra, khảo sát ở các lớp 12, tôi nhận thấy rất nhiều em
chưa làm hết và đúng hoàn toàn các câu hỏi phần thực hành, thời gian để các em
hoàn thành các câu hỏi phần này là rất nhiều, thường trên 2 phút, điều này dẫn
đến các em không còn thời gian để làm các câu hỏi khác.
Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn “Một số giải pháp giúp học
sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành trong thi THPT Quốc gia
môn Địa lí năm 2019” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đây là sáng kiến
kinh nghiệm được tôi nghiên cứu, phát triển so với sáng kiến kinh nghiệm tôi
viết năm 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành môn Địa lí thi
THPT Quốc gia.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh.


- Tạo được hứng thú học tập môn Địa lí nói chung và phần câu hỏi thực hành
cho học sinh nói riêng.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh. Đặc biệt là trong kì thi
THPT Quốc gia năm 2019.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là: Hiệu quả của việc áp dụng các giải
pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành trong thi
THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2019 đối với học sinh trường THPT Triệu Sơn
3. Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã chọn
4 lớp nguyên vẹn trong năm học 2018 – 2019 của Trường THPT Triệu Sơn 3.
- Lớp đối chứng: 12D5, 12D6.

1


- Lớp thực nghiệm: 12D7, 12D8.
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, độ tuổi, trình độ nhận thức, đặc biệt là về ý thức và
năng lực học tập môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi đã nghiên cứu các văn
bản, hướng dẫn, các tài liệu... có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực trạng học sinh
làm các câu hỏi thực hành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPT
Quốc gia; thực trạng về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực trạng học sinh làm các câu hỏi thực
hành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia; thực trạng về
kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh; đánh giá về hiệu quả của việc áp

dụng đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm nay được tôi tiếp tục nghiên cứu,
phát triển so với đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đã viết từ năm 2017.
- Tên sáng kiến kinh nghiệm năm 2017: “Một số giải pháp giúp học sinh giải
nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ
năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm
2017”. Đề tài này đã được Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Thanh Hóa đánh giá
xếp, xếp loại C. (QĐ số 1112/QĐ-SGD&ĐT, ngày 18/10/2017).
- Tên sáng kiến kinh nghiệm năm 2019: “Một số giải pháp giúp học sinh giải
nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành trong thi THPT Quốc gia môn Địa
lí năm 2019”.
- Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 so với năm 2017 là:
+ Bổ sung thêm giải pháp phần câu hỏi bảng số liệu.
+ Bổ sung thêm giải pháp phần câu hỏi biểu đồ.
+ Bổ sung thêm giải pháp phần câu hỏi Atlát Địa lí Việt Nam.
+ Sắp xếp, bổ sung lại các giải pháp logic, khoa học hơn.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Trắc nghiệm khách quan.
- Khái niệm: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
+ Trắc nghiệm Đúng, Sai.
+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
+ Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn.

+ Trắc nghiệm ghép đôi.
2.1.2. Một số loại máy tính cầm tay thông dụng.
Hiện nay, học sinh sử dụng một số loại máy tính cầm tay thông dụng như
sau: Casio fx 570 ES, Casio fx 570 ES FLUS, Casio fx 570 VN FLUS,
VINACAL 570 MS, VINACAL 570 ES PLUS II ...
2.2. Thực trạng vấn đề.
Trong năm học 2018 - 2019, qua khảo sát thực trạng, tôi nhận thấy còn rất
nhiều học sinh không làm hết được các câu hỏi phần thực hành hoặc làm hết
nhưng mà bị sai nhiều. Kết quả điều tra, khảo sát về một số nội dung ở 2 lớp đối
chứng là 12D5, 12D6 cho kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra về làm đúng các câu hỏi phần thực hành.
Lớp
Sĩ số
Mức độ làm đúng các câu thực hành
Số lượng
%
- Làm đúng hết 15 câu
7
17,1
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
16
39,1
12D5
41
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
14
34,1
- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
4
9,7

Tổng
41
100,0
- Làm đúng hết 15 câu
8
19,0
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
15
35,8
12D6
42
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
14
33,3
- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
5
11,9
Tổng
42
100,0
- Làm đúng hết 15 câu
15
18,1
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
31
37,4
Tổng
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
28
33,7

- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
9
10,8
83
100,0
Qua bảng số 1, cho thấy: Số học sinh làm đúng hết 15 câu thực hành là rất
thấp (chiếm 18,1% trong tổng số học sinh được điều), số học sinh làm đúng từ 1
đến 9 câu còn rất cao (chiếm 44,5%). Vậy nguyên nhân nào làm cho học sinh
còn làm sai nhiều như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bảng số 2.

3


Bảng 2: Kết quả điều tra các nguyên nhân chủ yếu học sinh làm không
đúng hết các câu hỏi phần thực hành
Các nguyên nhân
Số lượng câu
Được mang
Ít được làm
ít nên không
Atlat vào nên
các câu hỏi Nguyên nhân
Lớp Sĩ số
chú ý đến
không quan
phần thực
khác
nhiều.
tâm.
hành.

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12D5 41
21
51,3
14
34,1
4
9,7
2
4,9
12D6 42
20
47,6
15
35,7
5
11,9
2
4,8
Tổng 83
41
49,5
29

34,9
9
10,8
4
4,8
Bảng 3: Kết quả điều tra thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành
Thời gian hoàn thành
Lớp Sĩ số
Dưới 1 phút
Từ 1 phút đến 1 phút 25’
Trên 1 phút 25’
SL
%
SL
%
SL
%
12D5 41
2
4,9
14
34,1
25
61,0
12D6 42
2
4,8
16
38,1
24

57,1
Tổng 83
4
4,8
30
36,1
49
59,1
Ở bảng số 2: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên
nhân chủ yếu là số lượng câu hỏi phần thực hành ít nên học sinh không chú ý
đến nhiều (chiếm tới 49,5%). Được mang Atlat vào phòng thi nên không quan
tâm (chiếm 34,9%). Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là học sinh chủ quan, ít để ý
tới các câu hỏi phần thực hành mà dành nhiều thời gian để học phần lí thuyết
dẫn đến kết quả các em làm sai còn nhiều. Đây là một điều thật đáng tiếc.
Do chủ quan như vậy, khi làm đến các câu hỏi phần thực hành thời gian
hoàn thành 1 câu hỏi thực hành của học sinh thường rất nhiều trên 1 phút 25 ’
(chiếm 59,1% trong tổng số học sinh được điều tra).
Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh giải
nhanh, chính xác đạt điểm tuyệt đối (3,75 điểm) ở các câu hỏi phần thực hành
cho học sinh trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp về câu hỏi phần bảng số liệu.
Ở các câu hỏi liên quan đến bảng số liệu thường đề bài cho một bảng số
liệu rồi yêu cầu thí sinh dựa vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài hãy cho biết:
- Nhận xét nào sau đây đúng....
- Nhận xét nào sau đây không đúng...
- Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất.
 Đối với dạng câu hỏi nhận xét đúng hoặc không đúng ở dạng vận dụng
thấp.
Để tìm ra đáp án nhanh và chính xác đối với dạng câu hỏi này học sinh cần chú

ý: Đối với câu hỏi nhận xét nào sau đây đúng thì học sinh đọc từng đáp án nếu

4


đáp án đúng thì ghi (Đ), đáp án sai thì ghi (S). Đối với câu hỏi nhận xét nào sau
đây không đúng thì ta sẽ ghi (KĐ) và (Đ). Sau đó chọn đáp án đúng để tô vào
phiếu trả lời trắc nghiệm. Làm như vậy sẽ nhanh và không bị nhầm lẫn.
Ví dụ: Đề thi khảo sát của Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2019, mã đề 002.
Câu 76: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH
CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2000
2005
2010
2012
2014
2016
Cam-pu-chia
3,6
6,6
11,2
14,0
16,8
20,0
Xin-ga-po
91,5
127,4 199,6 289,3 284,6 305,0
Việt Nam

31,2
57,6
115,9 156,7 186,2 205,3
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tổng sản phẩm trong nước
của các quốc gia qua các năm?

A. Xin-ga-po luôn cao nhất và tăng
B. Cam-pu-chia luôn thấp, tăng chậm
liên tục. (S)
nhất. (S)
C. Việt Nam tăng liên tục, tăng nhanh D. Xin-ga-po tốc độ tăng GDP nhanh
nhất. (Đ)
nhất. (S)
 Đối với dạng câu hỏi nhận xét đúng hoặc không đúng ở dạng vận dụng
cao
Học sinh cần phải thông qua các phép tính toán (áp dụng các công thức) mới
chọn ra được đáp án đúng với yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên nếu học sinh giải
theo phương pháp truyền thống sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi bị nhầm,
không chính xác. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải theo phương
pháp giải nhanh.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu.
Diện tích và dân số theo các vùng ở nước ta năm 2014.
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Cả nước
330.966
90.728,9
Trung du và miền núi Bắc Bộ
101.368

12.866,9
Đồng bằng sông Hồng
14.958
19.505,8
Bắc Trung Bộ
51.454
10.405,2
Duyên hải Nam Trung Bộ
44.378
9.117,5
Tây Nguyên
54.641
5.525,8
Đông Nam Bộ
23.590
15.790,3
Đồng bằng sông Cửu Long
40.576
17.517,6
Dựa vào bảng số liệu trên, mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014 là.
A. 0,274 người/km2.
B. 274 người/km2.
C. 224 người/km2.

D. 250 người/km2.

Phương pháp giải truyền thống
Phương pháp giải nhanh
- Bước 1: Học sinh phải nhớ công - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
thức, thường ở bước này học sinh dựa vào đơn vị của đề bài là: người/km 2

mất rất nhiều thời gian và có nhiều để suy nhanh ra công thức, theo đó người

5


học sinh không nhớ công thức dẫn
đến tính sai hoặc không tính được.
- Bước 2: Học sinh nhớ được công
thức, nhưng khi tính:
+ Áp dụng công thức quá máy
móc, nên mất nhiều thời gian: Ví
dụ trong trường hợp này học sinh
sẽ bấm máy tính là: 90.728,9 ÷
330.966 = 0,27413... × 1000 = 274
người/km2.
+ Có trường hợp học sinh tính ra
kết quả nhưng không qui đổi ra
được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai
nên cũng không chọn được kết quả
đúng.

là đơn vị thể hiện của dân số, còn km2 là
đơn vị của diện tích, suy ra công thức tính
mật độ dân số là: Dân số
Diện tích
- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:
người/km2
+ Học sinh bấm máy tính: 90.728,9 ÷
330.966 = 0,27413...do hai đơn vị chênh
lệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùi

dấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kết
quả: 274 người/km2.
+ Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của
diện tích là km2 còn đơn vị của dân số là
triệu người thì sau khi tính ra kết quả học
sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 6
chữ số là ra kết quả: người/km2.

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu.
Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015.
Năm
2005
2010
2013
2015
Dân số (nghìn người)
82.392,1
86.947,4
89.759,5
91.714,3
Sản lượng (nghìn tấn)
35.832,9
40.005,6
44.237,8
45.215,6
Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân lương thực theo đầu người của nước ta
năm 2015 là.
A. 493,0 kg/người.
B. 0,493 kg/người.
C. 2,028 kg/người.

D. 2028,4 kg/người.
Phương pháp giải truyền thống
Phương pháp giải nhanh
- Bước 1: Học sinh phải nhớ công - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
thức, thường ở bước này học sinh dựa vào đơn vị đề bài là: kg/người để suy
mất rất nhiều thời gian và có nhanh ra công thức, theo đó kg là đơn vị
nhiều học sinh không nhớ công thể hiện của sản lượng, còn người là đơn
thức dẫn đến tính sai hoặc không vị của dân số, suy ra công thức tính bình
tính được.
quân lương thực là: Sản lượng
- Bước 2: Học sinh nhớ được
Dân số
công thức, nhưng khi tính:
- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:
+ Áp dụng công thức quá máy kg/người.
móc, nên mất nhiều thời gian: Ví + Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷
dụ trong trường hợp này học sinh 91.714,3 = 0,49300... do hai đơn vị chênh
sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷ lệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùi
91.714,3 = 0,49300... × 1000 = dấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kết
493,0 kg/người.
quả: 493,0 kg/người.
+ Có trường hợp học sinh tính ra + Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của dân
kết quả nhưng không qui đổi ra số là nghìn người còn đơn vị của sản
được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết

6


nên cũng không chọn được kết quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên
quả đúng

phải 6 chữ số là ra kết quả: kg/người.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu.
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015.
Năm
2005
2010
2013
2015
Diện tích (nghìn ha)
7.329,2
7.489,4
7.761,2
7.834,9
Sản lượng (nghìn tấn)
35.832,9
40.005,6
43.737,8
45.215,6
Dựa vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2015 là.
A. 5,77 tạ/ha
B. 1,73 tạ/ha
C. 173,3 tạ/ha.
D. 57,7 tạ/ha.
Phương pháp giải truyền thống
Phương pháp giải nhanh
- Bước 1: Học sinh phải nhớ công - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
thức, thường ở bước này học sinh dựa vào đơn vị đề bài là: tạ/ha để suy
mất rất nhiều thời gian và có nhiều nhanh ra công thức, theo đó tạ là đơn vị
học sinh không nhớ công thức dẫn thể hiện của sản lượng, còn ha là đơn vị
đến tính sai hoặc không tính được. của diện tích, suy nhanh ra công thức tính

- Bước 2: Học sinh nhớ được công năng suất lúa là: Sản lượng
thức, nhưng khi tính:
Diện tích
+ Áp dụng công thức quá máy - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: tạ/ha.
móc, nên mất nhiều thời gian: Ví + Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷
dụ trong trường hợp này học sinh 7.834,9 = 5,771... do hai đơn vị chênh
sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷ lệch nhau 10 nên học sinh chỉ cần lùi dấu
7.834,9 = 5,771... × 10 = 57,7 phẩy về bên phải 1 chữ số là ra kết quả:
tạ/ha.
57,7 tạ/ha.
+ Có trường hợp học sinh tính ra + Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của
kết quả nhưng không qui đổi ra diện tích là nghìn ha còn đơn vị của sản
được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết
nên cũng không chọn được kết quả quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên
đúng
phải 3 chữ số là ra kết quả: tạ/ha.
Ví dụ 4: Cho bảng số liệu.
Dân số và tổng sản phẩm trong nước của nước ta giai đoạn 2008-2015.
Năm
2008
2010
2013
2015
Dân số (nghìn người)
85.118,7
86.947,4
89.759,5
91.714,3
Tổng GDP (tỉ USD)
97,5

110,6
171,2
419,3
Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân thu nhập theo đầu người của nước ta năm
2015 là.
A. 4.5 USD/người.
B. 4.571,8 USD/người.
C. 5.471,8 USD/người.
D. 5.471,8 USD/người.
Phương pháp giải truyền thống
Phương pháp giải nhanh
- Bước 1: Học sinh phải nhớ công - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học
thức, thường ở bước này học sinh sinh dựa vào đơn vị của đề bài là:
mất rất nhiều thời gian và có nhiều USD/người để suy nhanh ra công thức,

7


học sinh không nhớ công thức dẫn theo đó USD là đơn vị thể hiện của
đến tính sai hoặc không tính được.
tổng GDP, còn người là đơn vị của dân
- Bước 2: Học sinh nhớ được công số, suy nhanh ra công thức tính bình
thức, nhưng khi tính:
quân thu nhập là: Tổng GDP
+ Áp dụng công thức quá máy móc,
Dân số
nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:
trường hợp này học sinh sẽ bấm máy USD/người.
tính là: 419,3 ÷ 91.714,3 = + Học sinh bấm máy tính: 419,3 ÷
0,00457180... × 1000000 = 4.571,8 91.714,3 = 0,00457180...do hai đơn vị

USD/người.
tính của đề chênh nhau 1.000.000 nên
+ Có trường hợp học sinh tính ra kết học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên
quả nhưng không qui đổi ra được phải 6 chữ số là ra kết quả: 4.571,8
đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên USD/người.
cũng không chọn được kết quả đúng
Ví dụ 5: Cho bảng số liệu.
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm
2000 và năm 2014. (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2014
Khu vực
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
108.536
697.000
Công nghiệp – Xây dựng
162.220
1.307.900
Dịch vụ
171.070
1.537.100
Dựa vào bảng số liệu trên, khu vực chiếm cơ cấu lớn nhất năm 2014 là.
A. Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
C. Dịch vụ.
B. Công nghiệp – Xây dựng.
D. Tổng số.
Phương pháp giải truyền thống
Máy tính cầm tay
-Bước 1: Tính tổng số năm 2014.

697.000+1.307.900+1.537.100 = 3.542.000,
học sinh ghi tổng số ra giấy nháp.
-Bước 2: Tính cơ cấu khu vực nông-lâm-ngư
nghiệp.
69.7000÷3.542.000 = 0,1967..× 100 = 19,7%
- Bước 3: Tính cơ cấu khu vực công nghiệp-xây
dựng.
1.307.900÷3.542.000= 0,3692..× 100 = 36,9%
-Bước 4: Tính cơ cấu khu vực dịch vụ.
1.537.100÷3.542.000= 0,4339..× 100 = 43,4%
Phương pháp giải nhanh

8


-Bước 1: Tính tổng số năm 2014.
697.000 + 1.307.900 + 1.537.100 = 3.542.000.
-Bước 2: Học sinh lưu tổng số vào máy tính.
Nhấn SHIFT→ nhấn RCL→ nhấn A.
Bước 3: Tính cơ cấu khu vực nông-lâm-ngư
nghiệp.
697.000 ÷ ALPHA → A = 0,1967...= 19,7%
- Bước 4: Tính cơ cấu khu vực công nghiệp-xây
dựng.
1.307.900 ÷ ALPHA → A = 0,3692..= 36,9%
-Bước 5: Tính cơ cấu khu vực dịch vụ.
100 – 19,7 – 36,9 = 43,4%
Ghi chú: Nếu khi tính cơ cấu các thành phần mà
nhấn đến phím A mà chưa ra kết quả thì nhấn
tiếp phím S↔D là sẽ ra kết quả.

Qua 5 ví dụ trên cho thấy: So với phương pháp giải truyền thống, phương
pháp giải nhanh đã giúp học sinh suy luận và nhớ các công thức rất nhanh, chính
xác. Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cũng được nâng lên, điều đó được thể
hiện qua cách qui đổi nhanh và chính xác ra đúng đơn vị tính.
 Đối với dạng câu hỏi dựa vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài để lựa
chọn biểu đồ thích hợp.
Giáo viên cần ôn luyện cho học sinh hệ thống các biểu đồ, các loại, các dạng
biểu đồ và yêu cầu thể hiện của từng dạng biểu đồ. Trên cơ sở đó học sinh sẽ lựa
chọn được biểu đồ thích hợp nhất với yêu cầu của đề bài.
A. Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển:
Yêu cầu thể Loại biểu
Lời dẫn đề bài
Dạng
biểu
đồ
chủ
yếu
hiện
đồ
I. Thể hiện
Biểu đồ
1. Biểu đồ một đường.
- Tăng trưởng,
tiến trình,
đường
2. Biểu đồ nhiều đường (có
biến động, phát
động thái phát biểu diễn cùng một đại lượng).
triển, qua các
triển của các

(Đồ thị).
3. Biểu đồ nhiều đường (có
năm
hiện tượng
hai đại lượng khác nhau).
từ….đến….,tốc
theo chuỗi
4. Biểu đồ chỉ số phát triển.
độ gia tăng…
thời gian.
(tốc độ tăng trưởng)
II. Thể hiện
Biểu đồ
1. Biểu đồ một dãy cột đơn.
- Số lượng, sản
qui mô, khối
hình cột.
2. Biểu đồ 2-3… cột gộp
lượng, so sánh,
lượng của 1
nhóm (cùng một đại lượng).
cán cân xuất
đại lượng.So
3. Biểu đồ 2-3… cột gộp
nhập khẩu, diện
sánh tương
nhóm (có hai đại lượng).
tích, khối
quan về độ lớn
4. Biểu đồ nhiều đối tượng

lượng…
giữa một số
trong một thời điểm.
đại lượng.
5. Biểu đồ thanh ngang.
III. Thể hiện
Biểu đồ
1. Biểu đồ kết hợp (cột và
- Động thái phát

9


động thái phát
triển và tương
quan độ lớn
giữa các đại
lượng.

kết hợp

B. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu:
Yêu cầu thể hiện
Loại
biểu đồ
IV. Thể hiện cơ
Biểu đồ
cấu thành phần
hình
trong một tổng thể tròn.

và quy mô của đối
tượng cần trình
bày.
V. Thể hiện qui
mô và cơ cấu
thành phần trong
một hay nhiều
tổng thể.
VI. Thể hiện đồng
thời cả hai mặt: cơ
cấu và động thái
phát triển của đối
tượng qua nhiều
thời điểm.

Biểu đồ
cột
chồng.
Biểu đồ
miền.

đường) có hai đại lượng khác
nhau.

Dạng biểu đồ chủ yếu

triển và tương
quan độ lớn ...

Lời dẫn đề bài


1. Một biểu đồ hình tròn.
2. 2-3 biểu đồ hình tròn
(kích thước bằng nhau).
3. 2-3 biểu đồ hình tròn
( kích thước khác nhau).
4. Biểu đồ cặp hai nửa hình
tròn.
5. Biểu đồ hình vành khăn.
1. Biểu đồ một cột chồng.
2. Biểu đồ 2-3… cột chồng
(cùng một đại lượng).

- Cơ cấu, tỉ lệ,
qui mô (1-3
năm)

1. Biểu đồ chồng nối tiếp
(cùng một đại lượng)
2. Biểu đồ chồng từ gốc tọa
độ (cùng một đại lượng).

-Thay đổi cơ
cấu, chuyển
dịch cơ cấu...
(từ 4 năm trở
lên)

- Cơ cấu, tỉ lệ.


Ví dụ 1: Đề thi THPT quốc gia năm 2018, mã đề 301.
Câu 76: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm

2005

2010

2012

2016

Xuất khẩu

32447,1

72236,7

114529,2

176580,8

Nhập khẩu

36761,1

84838,6


113780,4

174803,8

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu
của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?
A. Kết hợp
B. Đường
C. Miền
D. Cột

10


Dựa vào hệ thống biểu đồ trên, các em thấy xuất hiện yêu cầu biểu đồ thể hiện
tốc độ tăng trưởng thì lựa chọn biểu đồ đường (đáp án: B).
Ví dụ 2: Đề thi khảo sát của Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2019, mã đề 002
Câu 79: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2005 2017
(Đơn vị: nghìn ha)
Diện tích rừng
Vùng
2005
2014
2017
Vùng Tây Nguyên
2995,9
2567,1

2553,8
Cả nước
12418,5
13796,5
14415,4
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ trọng diện tích rừng của Tây Nguyên so với
cả nước năm 2005 và năm 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.
Dựa vào hệ thống biểu đồ trên, các em thấy xuất hiện yêu cầu biểu đồ thể hiện tỉ
trọng trong 2 năm thì lựa chọn biểu đồ tròn (đáp án: C).
Ví dụ 3: Đề thi khảo sát lần 2, Trường THPT Triệu Sơn 3, năm 2018-2019.
Câu 80. Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2005 – 2015
(Đơn vị: triệu người)
Năm
2005
2008
2010
2012
2015
Thành thị
22,3
24,7
26,5
28,3
31,1
Nông thôn

60,1
60,4
60,4
60,5
60,6
Để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn Việt
Nam, giai đoạn 2005-2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột chồng.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Đường.
Dựa vào hệ thống biểu đồ trên, các em thấy xuất hiện yêu cầu biểu đồ thể hiện
chuyển dịch cơ cấu trong 5 năm thì lựa chọn biểu đồ miền (đáp án: C).
2.3.2. Giải pháp về câu hỏi phần biểu đồ.
Trong phần này, các hỏi thường cho một biểu đồ sau đó yêu cầu học sinh
dựa vào biểu đồ và yêu cầu của đề bài hãy cho biết:
- Nhận xét nào sau đây đúng....
- Nhận xét nào sau đây không đúng...
- Biểu đồ thể hiện nội dung nào?
 Đối với dạng câu hỏi nhận xét đúng hoặc không đúng.
Ở dạng câu hỏi nhận xét nào sau đây đúng thì học sinh đọc từng đáp án và nghi
phía sau. Nếu đáp án đúng ghi (Đ), đáp án sai ghi (S). Đối với nhận xét nào sau
đây không đúng thì học sinh cũng nghi phía sau. Nếu đáp án không đúng ghi
(KĐ), đáp án đúng ghi (Đ). Sau đó học sinh tiến hành tô vào phiếu trả lời trắc
nghiệm. Học sinh làm như vậy sẽ nhanh mà không bị nhầm đáp án.
Ví dụ 1: Đề thi THPT quốc gia năm 2018, mã đề 301.

11



Câu 58: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng
trong cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 2016?
B. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa
A. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa
mùa giảm (Đ)
mùa tăng. (KĐ)
C. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa
D. Lúa mùa giảm, lúa đông xuân
đông xuân giảm. (Đ)
giảm. (Đ)
Ví dụ 2: Đề thi khảo sát của Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2019, mã đề 002
Câu 46: Cho biểu đồ

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng nhập khẩu trong cơ
cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2016?
A. Giá trị xuất khẩu giảm và luôn cao hơn giá trị nhập khẩu. (S)
B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng qua các năm và luôn cao hơn nhập khẩu. (S)
C. Giá trị nhập khẩu giảm và luôn nhỏ hơn giá trị xuất khẩu. (S)

12



D. Tỉ trọng nhập khẩu tăng và luôn nhỏ hơn xuất khẩu. (Đ)
 Đối với dạng câu hỏi biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
Đối với dạng câu hỏi này, giáo viên cần yêu cầu học sinh:
- Nghiên cứu kĩ các yêu cầu thể hiện của từng dạng biểu đồ.
- Quan sát tên biểu đồ, chú giải của biểu đồ, đơn vị trên biểu đồ...
Từ đó các em dựa vào lời dẫn của của câu hỏi và yêu cầu của từng dạng biểu đồ
là chọn được đáp án đúng.
Ví dụ 1: Đề thi THPT quốc gia năm 2018, mã đề 301.
Câu 62: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 2015.
B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010
- 2015.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010
- 2015.
Ở đáp án A xuất hiện cụm từ qui mô, cơ cấu (biểu đồ tròn) nên loại. Đáp án C
xuất hiện cụm từ chuyển dịch cơ cấu (biểu đồ miền) nên loại, đáp án D xuất
hiện cụm từ tốc độ tăng trưởng (biểu đồ đường) nên cũng loại. Vì vậy đáp án
đúng là B.
Ví dụ 2: Đề khảo sát lần 3 thi THPT quốc gia, trường THPT Triệu Sơn 3.
Câu 72. Cho biểu đồ:

13


Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2000 và năm
2010.

B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nhật Bản năm 2000 và năm
2010.
C. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.
D. Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.
Ở đáp án B xuất hiện cụm từ tốc độ tăng trưởng (biểu đồ đường) nên loại. Đáp
án C xuất hiện cụm từ chuyển dịch cơ cấu (biểu đồ miền) nên loại, đáp án D
xuất hiện cụm từ Giá trị (Cột, đường) nên cũng loại. Vì vậy đáp án đúng là A.
2.3.3. Giải pháp về câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Trong đề thi năm 2018 số lượng câu hỏi phần Atlat tăng lên thành 11 câu
(năm 2017 có 5 câu). Trong đó rất nhiều câu hỏi ở dạng vận dụng và vận dụng
cao, nếu học sinh không nắm vững kĩ năng sử dụng Atlat và vận dụng kiến thức
vào thì dẫn đến sẽ chọn đáp án sai hoặc mất nhiều thời gian. Vì vậy giáo viên
cần tăng cường ôn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh trong quá trình ôn
thi, trong đó cần đặc biệt chú ý tới một số kĩ năng sau.
- Kĩ năng đọc bản đồ: Bao gồm các bước (đọc bản đồ, hiểu bản đồ, sử dụng bản
đồ...). Để rèn luyện các kĩ năng này điều đầu tiên học sinh phải nắm vững các kí
hiệu chung của Atlat (trang 3), tiếp đến là mục lục của Atlat và các kí hiệu khác.
- Kĩ năng sử dụng biểu đồ: Trong Atlat ở các trang có rất nhiều biểu đồ kèm
theo như: biểu đồ tròn, miền, cột, đường, kết hợp...Do đó giáo viên cần rèn
luyện kĩ năng phân tích các biểu đồ này cho học sinh.
- Kĩ năng đọc chú giải ở từng trang Atlat và kĩ năng đọc, phân tích lát cắt, hình
ảnh...
 Các câu hỏi Atlat ở mức độ vận dụng thấp.
Đối với các câu hỏi ở dạng này, học sinh chỉ cần nắm vững hệ thống kí hiệu
chung của Atlat kết hợp với số trang Atlat theo đường dẫn của đề bài là chọn
được đáp án đúng. Học sinh cần nắm vững hệ thống kí hiệu chung để không
mất thời gian xem ở trang đầu.
Ví dụ: Đề thi THPT quốc gia năm 2018, mã đề 301.
Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương
thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Gia Lai.
B. Đắk Lắk.
C. Lâm Đồng.
D. Kon Tum.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Cả đổ ra biển qua cửa nào
sau đây?

A. Cửa Gianh.
B. Cửa Hội.
C. Cửa Việt.
 Các câu hỏi Atlat ở mức độ vận dụng cao.

D. Cửa Tùng.

Ở các câu hỏi thuộc dạng này, học sinh cần phải quan sát các biểu đồ, số
liệu... trong Atlat để so sánh, phân tích. Đôi khi còn phải thực hiện các phép
tính (áp dụng công thức) mới cho ra kết quả đúng. Vì vậy, học sinh cần đọc

14


kĩ yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ 1: Đề thi THPT quốc gia năm 2018, mã đề 301.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào
sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
A. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn B. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn
Đồng Tháp
Hậu Giang.
C. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn D. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn
Đồng Tháp

Đồng Nai
Ví dụ 2: Đề khảo sát thi THPT quốc gia lần 3, trường THPT Triệu Sơn 3.
Câu 49: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết diện tích rừng trồng
của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 có xu hướng thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Tăng giảm không ổn định.
Câu 51. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét nào sau đây không
đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 1995-2007?
A. Số lượng khách du lịch nội địa tăng.
B. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng.
C. Doanh thu du lịch tăng.
D. Số lượng khách quốc tế tăng nhanh hơn nội địa.
2.3.4. Giải pháp tăng cường cho học sinh làm các chuyên đề, các đề luyện thi
có liên quan đến câu hỏi phần thực hành.
Trong quá trình dạy học ở các lớp 12, sau khi kết thúc một bài hoặc số bài
tôi sẽ giao cho học sinh hệ thống các câu hỏi phần thực hành như: Câu hỏi Atlat,
câu hỏi phần biểu đồ, câu hỏi bảng số liệu liên quan đến công thức tính. Qua đây
cũng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà cho các em.
Ví dụ:
Tên bài
Công thức tính
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-Độ che phủ
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
-Mật độ dân số
Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa -Bình quân thu nhập
về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
theo đầu người

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-Cơ cấu (tỉ trọng)
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
-Năng suất
-Sản lượng
-Bình quân lương
thực theo đầu người
Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu
-Tốc độ tăng trưởng
ngành trồng trọt
Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản, lâm nghiệp
-Bình quân thủy sản
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
-Cán cân XN khẩu
....
....

15


Đồng thời qua các buổi học thêm buổi chiều tại trường, sau khi củng cố
kiến thức tôi sẽ tăng cường cho các em làm các đề thi theo cấu trúc mới nhất của
Bộ góp phần tăng cường kĩ năng cho các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy ở các lớp thực nghiệm 12D7, 12D8,
tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, so sánh kết quả với các lớp đối chứng và
cho kết quả như sau:
Bảng 4: Kết quả điều tra về làm đúng các câu hỏi phần thực hành.
Lớp
Sĩ số

Mức độ làm đúng các câu thực hành
Số lượng
%
- Làm đúng hết 15 câu
34
85,0
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
5
12,5
12D7
40
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
1
2,5
- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
0
0,0
Tổng
40
100,0
- Làm đúng hết 15 câu
37
90,3
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
4
9,7
12D8
41
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
0

0,0
- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
0
0,0
Tổng
41
100,0
- Làm đúng hết 15 câu
71
87,7
- Làm đúng từ 10 đến 14 câu
9
11,1
Tổng
- Làm đúng từ 7 đến 9 câu
1
1,2
- Làm đúng từ 1 đến 6 câu
0
0,0
81
100,0
Qua bảng số liệu cho thấy: Kết quả ở lớp thực nghiệm sau khi tác động so
với lớp đối chứng đã có sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể: Số học sinh ở lớp đối chứng
làm đúng 15 câu chỉ chiếm 13,5% tổng số học sinh, còn có tới 51,8% tổng số
học sinh làm đúng 1 đến 9 câu. Trong khi đó ở lớp thực nghiệm số học sinh làm
đúng 15 câu chiếm tới 87,7% tổng số học sinh, số học sinh làm đúng 1 đến 9 câu
chỉ còn 1,2%.
Bảng 5: Thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành.
Thời gian hoàn thành

Lớp Sĩ số
Dưới 1 phút
Từ 1 phút đến 1 phút 25’
Trên 1 phút 25’
SL
%
SL
%
SL
%
1. Lớp đối chứng.
12D5 41
2
4,9
14
34,1
25
61,0
12D6 42
2
4,8
16
38,1
24
57,1
Tổng 83
4
4,8
30
36,1

49
59,1
2. Lớp thực nghiệm.
12D7 40
11
27,5
28
70,0
1
2,5
12D8 41
12
29,3
27
65,8
2
4,9
Tổng 81
23
28,4
55
67,9
3
3,7

16


Ở lớp thực nghiệm đa số học sinh giải các câu hỏi thực hành nhanh hơn
rất nhiều, dẫn đến thời gian hoàn thành 1 câu hỏi phần thực hành được rút ngắn

xuống nhiều: Dưới 1 phút là 23/81 học sinh (chiếm 28,4% tổng số học sinh),
trong khi đó ở lớp đối chứng con số này là 4/83 học sinh (chiếm 4,8% tổng số
học sinh). Từ 1 phút đến 1 phút 25 ’ là 55/81 học sinh (chiếm 67,9% tổng số học
sinh), còn ở lớp đối chứng là 30/83 học sinh (chiếm 36,1% tổng số học sinh).
Trên 1 phút 25’ chỉ còn có 3/81 học sinh (chiếm 3,7% tổng số học sinh), trong
khi đó ở lớp đối chứng con số này là 49/83 học sinh (chiếm 59,1% tổng số học
sinh).
Bảng 6: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1
năm học 2018 – 2019. (Tháng 11/2018)
Lớp

Sĩ số

1. Lớp đối chứng.
12D5
41
12D6
42
Tổng
83
2. Lớp thực nghiệm.
12D7
40
12D8
41
Tổng
81

Điểm 15 câu hỏi phần thực hành
3,75 điểm

2,5 – 3,5 điểm
Dưới 2,5 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
7
8
15

17,1
19,0
18,1

16
15
31

39,1
35,8
37,3

18
19
37

43,8
45,2

44,6

29
31
60

72,5
75,6
74,1

8
7
15

20,0
17,1
18,5

3
3
6

7,5
7,3
7,4

Bảng 7: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2
năm học 2018 – 2019. (Tháng 2/2019)
Lớp


Sĩ số

1. Lớp đối chứng.
12D5
41
12D6
42
Tổng
83
2. Lớp thực nghiệm.
12D7
40
12D8
41
Tổng
81

Điểm 15 câu hỏi phần thực hành
3,75 điểm
2,5 – 3,5 điểm
Dưới 2,5 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
9
10
19


21,9
23,8
22,9

17
17
34

41,5
40,5
41,0

15
15
30

36,6
35,7
36,1

31
33
64

77,5
80,5
79,0

7

7
14

17,5
17,1
17,3

2
1
3

5,0
2,4
3,7

17


Bảng 8: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 3
năm học 2018 – 2019. (Tháng 4/2019)
Lớp

Sĩ số

Điểm 15 câu hỏi phần thực hành
3,75 điểm
2,5 – 3,5 điểm
Dưới 2,5 điểm
SL
%

SL
%
SL
%

1. Lớp đối chứng.
12D5
41
10
24,4
19
46,3
12
29,3
12D6
42
11
26,2
18
42,9
13
30,9
Tổng
83
21
25,3
37
44,6
25
30,1

2. Lớp thực nghiệm.
12D7
40
34
85,0
5
12,5
1
2,5
12D8
41
37
90,3
4
9,7
0
0,0
Tổng
81
71
87,7
9
11,1
1
1,2
Qua so sánh, phân tích số liệu ở các bảng 6, 7, 8 cho thấy:
- Ở lớp đối chứng: Số học sinh dưới 2,5 điểm là rất lớn chiếm 44,6% tổng số
học sinh (bảng số 6), con số này có giảm theo thời gian năm học nhưng rất chậm
vẫn chiếm tới 30,1% (bảng số 8). Trong khi đó số học sinh đạt điểm tối đa 3,75
điểm rất thấp chiếm 18,1% (bảng số 6) và có tăng nhưng rất chậm chiếm 25,3%

(bảng số 8).
- Ở lớp thực nhiệm: Do được áp dụng các giải pháp của đề tài nên tỉ lệ học sinh
đạt điểm tối đa 3,75 điểm là rất cao chiếm 74,1% tổng số học sinh (bảng số 6)
và đến cuối học kì II con số này đạt 87,7% (bảng số 8). Số học sinh dưới 2,5
điểm chỉ còn chiếm 1,2%.
Từ thực tế trên cho thấy, các lớp được áp dụng giảng dạy các biện pháp
của sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả rất khả quan, học sinh có sự tiến bộ rõ
rệt. Điều này càng khẳng định các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi
áp dụng vào giảng dạy ở Nhà trường thực sự đã mang lại hiệu quả cao.

18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy tại
trường THPT Triệu Sơn 3, tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt:
- Đã giúp được học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành.
- Đã nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay, kĩ năng sử dụng Atlat, phân
tích biểu đồ... cho học sinh.
- Đã tạo được hứng thú, nhu cầu học tập cho học sinh môn Địa lí.
- Đã nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh. Kết quả này được
thể hiện ở điểm kiểm tra học kì I, học kì II và điểm khảo sát chất lượng thi
THPT Quốc gia lần 1, lần 2 và lần 3 đối với hai lớp thực nghiệm 12D7 và 12D8.
3.2. Kiến nghị.
Qua việc thực hiện đề tài này, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau:
- Việc rèn luyện kĩ năng câu hỏi thực hành cho học sinh lớp 12 trong qúa trình
ôn thi THPT Quốc gia là rất quan trọng nên giáo viên cần thực sự quan tâm
thường xuyên đến phần này.
- Để đạt được hiệu quả cao trong phần câu hỏi thực hành giáo viên cần có hệ

thống các bài tập cho học sinh thường xuyên rèn luyện cả trên lớp và ở nhà.
- Nhà trường cần bổ sung, cập nhật thêm vào thư viện các tài liệu trắc nghiệm
môn Địa lí và Atlat Địa lí Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh
giải nhanh, chính xác các câu hỏi phần thực hành trong thi THPT Quốc gia
môn Địa lí năm 2019” mà tôi đã thực hiện trong năm học 2018 – 2019 và đã đạt
được kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong Hội đồng Khoa học Cấp ngành quan tâm giúp
đỡ để tôi rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

LÊ VĂN THÀNH

19



×