Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN sử dụng bộ sách bác hồ với những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình GDCD lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.35 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
MỤC
LỤCTRIỆU SƠN 5
TRƯỜNG
THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI
HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH”
VÀO DẠY MỘT SỐ BÀI ĐẠO ĐỨC – CHƯƠNG TRÌNH
GDCD LỚP 10

Người thực hiện: Lê Thị Tám
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 5
SKKN thuộc môn: GDCD

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
Trang
1. 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
1. 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2
1. 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
2. NỘI DUNG


2. 1. Cơ sở lí
luận...................................................................................................3
2 . 2. Thực trạng của vấn đề..................................................................................4
2. 3. Các giải pháp thực hiện…………………………………………………….5
2. 3. 1. Sử dụng câu chuyện “ Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình” vào dạy
Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình…………………………....5
2. 3. 2. Sử dụng câu chuyện “Một lần hành quân với Bác” vào dạy bài 13
“Công dân với cộng đồng” ……………………………………………..……9
2. 3. 3. Sử dụng câu chuyện “Biển cả do cái gì tạo nên”Vào dạy bài 14: “ Công
dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”................................................12
2. 3. 4. Sử dụng câu chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”
vào dạy Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân..............................................................15
2. 4. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục........................................ .18
2. 5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.......................... 20
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................21
3.1. Kết luận........................................................................................................21
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................22

2


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lý - người Việt
Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc
đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Bác Hồ là
sự kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức
Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời
cho dân tộc Việt Nam noi theo. Trong những vần thơ, câu ca cũng từng ca ngợi
về Bác:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Ngày nay Bác đã đi xa nhưng những gì là giá trị đạo đức, là truyền thống
quý báu của tư tưởng, đạo đức lối sống của Người vẫn mãi là tấm gương sáng
ngời cho nhân dân Việt Nam và nhân loại soi sáng!
Thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị khóa
XII về “ Đấy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; Thực hiện công văn số 2990 – CV/ BTGTW, ngày 28/7/2017 của Ban
Tuyên giáo trung ương về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong các trường phổ thông; Công văn số 4634/
BGDDT – CTHSSV, ngày 21/9/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử
dụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học
sinh” trong các nhà trường phổ thông.
Hưởng ứng phong trào trên, toàn bộ ngành giáo dục nói chung và Sở
Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng đang tích cực triển khai thực hiện sâu
rộng, các nhà trường trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch và đưa
vào thực hiện, giảng dạy bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối
sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 với nhiều hình thức phong phú như
giảng dạy trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt
động đoàn, đặc biệt lồng ghép vào tích hợp giảng dạy trong môn giáo dục công
dân.
Bản thân tôi là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn giáo dục công dân
trong trường THPT, tôi nghĩ mình phải làm gì để tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đến với các em học sinh không chỉ thông qua các bài học về đạo
đức, những hình thức giáo dục của các đoàn thể mà nó được thấm vào các em
học sinh qua các bài học của môn GDCD.
Để thực hiện điều này tôi nhận thấy bộ môn GDCD trong trường THPT
đặc biệt là phần “ Công dân với đạo đức” có nhiều nội dung phù hợp để tích
hợp, tạo ra sự chuyển biến về ý thức, tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, hình thành cho học sinh lòng tin, động cơ, hoài bão và

3


những hành vi tốt đẹp hơn. Bởi lẽ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Việc Giáo dục đạo đức và ý thức công
dân cho học sinh rất quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Đạo
đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”. [ 1 ]
Trong bối cảnh hiện nay giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít
bạn trẻ đang có chiều hướng sa sút, như các hiện hiện tượng vô lễ với cha mẹ,
thầy cô, bạo lực học đường và bắt chước, học đòi những thói hư tật xấu ...
Gần đây trên mạng xã hội đang nổi lên vấn đề được rất nhiều quan tâm
của dư luận xã hội, đặc biệt là giới trẻ, “ Khá Bảnh” – một thanh niên có tiền án,
tiền sự, nghiện ngập, ăn chơi sa đọa lại trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ,
các clip Khá Bảnh đốt xe máy, đánh bài, ăn chơi trác táng lại thu hút tới 2,6 triệu
lượt xem, trang cá nhân của thanh niên này có tới 2 triệu người theo dõi, nhiều
thanh niên còn học đòi, làm theo... Như vậy có thể nói giới trẻ nhiều người đã
không biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thật, đâu là ảo, đâu là thần
tượng...Trong khi đó hỏi về lịch sử dân tộc lại không biết gì, hỏi về những tấm
gương yêu nước lại không nhớ nổi một người...
Do đó việc tích hợp giáo dục tư tưởng và các bài học về đạo đức Hồ Chí
Minh trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT là việc làm hết
sức cần thiết , đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ngoài việc
giảng dạy các môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, lịch sử, học sinh
còn phải rèn luyện về đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng, kĩ
năng giao tiếp, ứng xử. Trong đó trau dồi, rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bộ sách Bác Hồ với
những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình

GDCD lớp 10”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Đưa bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống tích hợp vào
một số bài học đạo đức chương trình giáo dục công dân lớp 10. Từ đó giúp các
em hiểu được các tư tưởng đạo đức của Bác Hồ và hình thành cho các em những
kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng hòa nhập
cộng đồng, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng tự chịu trách nhiệm....
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 5
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp trực quan, hình ảnh, câu truyện minh họa.

4


2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. [ 2 ]
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên
định trên lập trường, quan điểm của chủ nghã Mác – Lê nin, kết hợp giữa chủ
nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai
cấp công nhân cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh là cả một hệ thống lí thuyết, tư
tưởng phong phú và tinh tế, nổi bật như các đức tính, các chuẩn mực về : “
Trung với nước, hiếu với dân”, “ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “yêu
thương con người, sống có nghĩa tình” Sinh thời Bác là người rất coi trọng về

đạo đức, coi đạo đức là nền tảng của con người, là nguồn để nuôi dưỡng và phát
triển con người, Bác nói “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây sẽ héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân” . [ 3 ]
Phong cách, lối sống Hồ Chí Minh đã được cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng khắc họa: “ Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà
không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu
đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Đó chính là phong cách, lối sống giản dị, thanh
cao, luôn đồng cảm và chia sẻ, thấu tình đạt lí.
Như vậy tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác là một tấm gương sáng để
chúng ta tiếp thu, học tập .
Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo Dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo
Thanh Hóa về việc tổ chức giảng dạy, học tập bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài
học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” trong trường học từ lớp 2 đến lớp
12.
Căn cứ vào kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn trường THPT Triệu Sơn
5 về tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối
sống dành cho học sinh”
5


Câu chuyện về Bác Hồ
Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia
đình
Lớp
10

Một lần hành quân với Bác
Biển Cả do cái gì tạo nên

Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi
bạn đọc

Địa chỉ tích hợp, giảng dạy.
Bài 12 : Công dân với tình yêu
hôn nhân, gia đình
Bài 13: Công dân với cộng đồng
Bài 14: Công dân với sự nghiệp
xây nghiệp xây sựng và bảo vệ Tổ
quốc
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

2 . 2. Thực trạng của vấn đề
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế về văn
hóa, xã hội đã ảnh hưởng đến một bộ phận giới trẻ trong xã hội. Tình trạng
thanh niên có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên
những giá trị tinh thần, đạo đức. Tình trạng sống buông thả, không coi trọng giá
trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện
truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Tình trạng học
sinh đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết
cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng… Những hành
vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn
nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip
nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ
sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh
chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên
nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư
luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt
Nam được phản ánh liên tục trên mạng xã hội. Đáng báo động hơn nữa hiện
tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng

bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng
thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân
ngày càng nhiều, tình trạng yêu đương sớm, mang thai ngoài ý muốn phải bỏ
học giữa chừng…Đây là những vấn đề đáng báo động về việc suy giảm các giá
trị đạo đức.
Trong khi đó, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức khó hơn giáo dục tri thức vì
nó không chỉ giáo dục bằng giáo án có sẵn mà còn phải bằng nhân cách và
những tấm gương sống động (điển hình mẫu). Đặc biệt việc giáo dục đạo đức
thành công sẽ góp phần trực tiếp trong việc giáo dục và rèn luyện giá trị sống,
kỹ năng sống cho học sinh hiện nay - vấn đề mang tầm vóc thời đại.

6


Năm học 2017 – 2018, ngành Giáo dục chỉ đạo các trường xây dựng kế
hoạch đưa vào giảng dạy bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo lối sống
dành cho học sinh” theo hướng mỗi tháng một bài lồng ghép trong các môn Đạo
đức, Giáo dục công dân, các môn học liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội....Thực hiện chỉ đạo của
ngành Giáo dục các trường phổ thông trên toàn quốc nói chung, trên địa bản tỉnh
Thanh Hóa nói riêng đang triển khai thực hiện và nhận được sự hưởng ứng
mạnh mẽ của học sinh, các em tích cực tham gia và nhận thức sâu sắc về tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó vẫn còn một số trường THPT chưa triển khai thực hiện,
nhiều đơn vị và một số giáo viên vẫn còn thờ ơ, chưa bố trí thời gian cũng như
chưa chú ý đến việc đưa bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống… vào giảng dạy.
Đây là một vấn đề mới chưa có đề tài sáng kiến kinh nghiệm nào viết về
nó, nội dung kiến thức dàn trải, chỉ tích hợp được ở một số đơn vị kiến thức nhỏ,
không sử dụng trọn vẹn trong cả tiết học, bài học.

Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn chon đề tài Sử dụng bộ sách Bác Hồ với
những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình
GDCD lớp 10”, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT
Triệu Sơn 5.

2. 3. Các giải pháp thực hiện
2. 3.1. Sử dụng câu chuyện “ BÁC HỒ RẤT QUÝ TRỌNG TÌNH CẢM GIA
ĐÌNH” vào dạy Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình.
Mục 3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình
và trách nhiệm của các thành viên
* Ở nội dung này giáo viên sử dụng phương pháp : Kể chuyện, đàm thoại
để tìm hiểu khái niệm, chức năng của gia đình.
* Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự
nhận thức và điều chỉnh hành vi.
* Cách tiến hành:
Để học sinh hiểu được thế nào là gia đình, chức năng của gia đình và mối
quan hệ giữa các thành viên, giáo viên kể câu chuyện, “Bác Hồ rất quý trọng tình cảm
gia đình”.
Năm 1929, Bác Hồ từ Châu Âu về Thái Lan. Thời gian ở Thái Lan, Bác
Hồ giúp anh, em cán bộ Việt Kiều củng cố, phát triển tổ chức Việt Kiều và uốn
nắn lại nội dung tuyên truyền của tờ báo thân ái. Bác Hồ thường đi thăm trụ sở
của các đoàn thể Việt Kiều. Một lần trên đường đi thăm các trụ sở đó, mới đi
được nửa đường thì trời tối , Bác Hồ ghé vào một gia đình Việt Kiều làm thợ
mộc ngủ nhờ. Đêm đó chị chủ nhà ngâm kiều ru con, Bác Hồ lắng nghe, sáng
7


hôm sau lúc đi đường, Bác Hồ nói với đồng chí Trần Lan, bạn đồng hành, giọng

rất âu yếm.
Xa nhà chốc mấy mươi niên
Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con.
Chỉ lời ru con của chị chủ nhà Việt Kiều cũng làm Bác Hồ xúc động tình
cảm gia đình đến thế!
Cuối năm 1946, tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ gặp chị gái Nguyễn Thị Thanh.
Sau hơn 30 năm xa cách, khi gặp chị gái, Bác Hồ dang 2 tay ôm chặt lấy đôi vai
người chị và xúc động nói: “Ôi chị, chị có khỏe không?”. Gặp chị gái, chị em
nói chuyện hơn nửa giờ trong nhà khách Chính phủ, Bác Hồ và bà Nguyễn Thị
Thanh đôi mắt đều ngấn lệ.
Cũng cuối năm 1946, cũng tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ gặp anh trai Nguyễn
Sinh Khiêm. Hai anh em gặp nhau cũng hơn 30 năm xa cách, Bác Hồ xúc động
nói: “Anh mới ra. Anh khỏe không? Qúy hóa quá. Chị Thanh về trong đó có
khỏe không anh? Hôm chị ra đây em bận quá, không tiếp chị được nhiều,… em
có mời chị ở chơi đến chiều nhưng chị về.” Ông Nguyễn Sinh Khiêm trả lời:
“chị Thanh về có nói chuyện lại, bảo chú gầy lắm, công việc bận suốt ngày,…”
Bác Hồ nghe anh trai nói rồi đọc:
“Chốc đà mấy chục năm trời
Còn non, còn nước, còn người hôm nay”.
Sau khi nhận cam Xã Đoài của anh trai, Bác Hồ đọc luôn câu ca dao Xứ Nghệ:
“Quê ta ngọt mía Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài
Ai về ai nhớ chăng ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”.
Đọc mấy câu ca dao trên, Bác Hồ chớp chớp mắt, hỏi anh trai về tình
hình tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn, về các hoạt động của chính quyền, đoàn
thể địa phương, về số người thân và bạn bè thời niên thiếu. Trả lời những câu
trên, ông Khiêm khen Bác Hồ “Chú đi lâu mà tài nhớ thế”.
Năm 1950, nghe tin anh trai Nguyễn Sinh Khiêm mất, do hoàn cảnh
kháng chiến, không về quê chịu tang anh được, ngày 11/9/1950, Bác Hồ từ

chiến khu Việt Bắc đã điện cho Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, bức
điện số 1229, nhờ chuyển cho làng Kim Liên, họ tộc Nguyễn Sinh. “Nghe tin
anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách,
lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Tôi
xin chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một
người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
Cuối năm 1954, Văn phòng Phủ Chủ tịch nhận được công văn từ khu IV
gửi ra Hà Nội báo tin bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ) mất. Công văn
này đến chậm. Bác Hồ xem kỹ công văn đó, đăm chiêu suy nghĩ rồi Bác gấp cẩn
8


thận, cho vào phong bì, xếp vào một chỗ riêng trong ngăn để sách của Bác.
Cũng dịp này, trong gói công văn từ miền Nam gửi ra Văn phòng Phủ chủ tịch,
có bức thư gửi Hồ Chủ tịch, có tấm ảnh chụp bộ đội ta đứng hai bên mộ cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh. Ảnh này nhỏ, nước ảnh mờ nhưng vẫn nhìn
thấy rõ hàng chữ khắc trên mộ chí. Văn phòng Phủ Chủ tịch chuyển thư và ảnh
đó cho Bác Hồ nhưng không thấy Bác chuyển lại. Mãi đến giữa tháng 9/1969,
sau khi Bác qua đời, mới thấy bức thư và tấm ảnh để trong chiếc hộp gỗ khảm
đựng thiếp in hoa, để trên ngăn sách cao nhất trong buồng làm việc tại ngôi nhà
sàn Bác ở. Với người thân trong gia đình, người mẹ, người cha, người chị,
người anh, Bác Hồ thờ ở trong tim Bác; Trái tim Bác Hồ thuộc về người thân
trong gia đình, về họ tộc, về quê hương Nghệ An, về đất nước Việt Nam, về toàn
thể nhân dân Việt Nam chúng ta. [ 4 ].
- Giáo viên chiếu hình ảnh về gia đình Bác Hồ và nêu một số nét chính về
gia đình Bác

Cụ Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là
Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Hoàng Thị
Loan (1868-1901) là mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ là con gái của cụ Hoàng

Xuân Đường, Cụ là một hình mẫu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền
hậu và hết lòng vì chồng con. Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị
cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ . ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là
con thứ hai trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh
trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gia đình Bác còn một người em trai Nguyễn
Sinh Xin, ông là con trai út trong gia đình nhưng qua đời khi còn nhỏ.
- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu các câu hỏi:
Câu 1. Hai câu thơ: “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng
mẹ hiền ru con.” nói lên cảm xúc gì của Bác?
Câu 2. Chi tiết nào thể hiện lòng thương yêu, kính trọng của Bác đối với
những người thân yêu trong gia đình?
9


Câu 3. Khi không được sống gần gũi người thân, tâm trạng của Bác như thế
nào?
Giáo viên gọi học sinh trả lời và ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.
- Giáo viên kết luận: Có thể nói trong lịch sử Việt Nam hiếm có một gia
đình nào như gia đình Bác Hồ, Bác mồ côi mẹ từ năm lên 9 tuổi, ở với cha rồi
Bác ra đi tìm đường cứu nước , anh Trai mất, Chị gái mất Bác cũng không có
điều kiện về chịu tang. Bác Hồ cũng như chúng ta, cũng mong muốn có 1 gia
đình, cũng khát vọng yêu thương , nhưng người trở nên vĩ đại bởi Người đã vượt
lên cái bình thường, hi sinh hạnh phúc của chính mình để đem lại hạnh phúc cho
toàn dân tộc.
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là người cả đời vì
nước, vì dân, không những thế Bác còn là người giàu tình cảm, Bác rất quý
trọng tình cảm gia đình. Với người thân trong gia đình, người mẹ, người cha,
người chị, người anh, Bác Hồ luôn ghi nhớ trong tim. Đối với Bác tình cảm gia
đình là cơ sở tốt đẹp, bền vững của lòng yêu nước, thương dân.
- Gv dẫn dắt : Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng đều có gia đình, đó

là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thuở ấu thơ, nơi
dạy ta từ lúc chập chững biết đi, biết nói, là nơi ta lớn lên và trưởng thành…..
Đối với Bác Hồ một vĩ nhân của thời đại gia đình là như vậy, còn đôí với em ?
Gia đình em gồm mấy thành viên, đó là những thành viên nào?
Để tồn tại và phát triển, gia đình cần thực hiện những chức năng nào?
Em hiểu gia đình là gì?
- GV hướng dẫn học sinh lấy các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia
đình.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời và kết luận.
* Khái niệm :
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi 2
mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
* Chức năng của gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng kinh tế
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
* Mối quan hệ trong gia đình
- Quan hệ giữa vợ và chồng
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
- Quan hệ giữa ông bà và các cháu
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
10


Như vậy với việc sử dụng câu chuyện “ Bác Hồ rất quý trọng tình cảm
gia đình”, giáo viên giúp học sinh hiểu thế nào gia đình, các mối quan hệ trong
gia đình, đặc biệt hiểu hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là con
người hết lòng, hết sức vì nước vì dân mà còn là người con hiếu thảo của gia
đình. Từ đó hình thành cho các em ý thức đạo đức , giáo dục cho các em tình

yêu đối với gia đình, yêu người thân, yêu quê hương và lớn dần lên đó chính là
lòng yêu Đất nước.
2. 3. 2. Sử dụng câu chuyện “ MỘT LẦN HÀNH QUÂN VỚI BÁC” vào dạy
bài 13 – “Công dân với cộng đồng”
Mục 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a. Nhân nghĩa.
Giáo viên dẫn dắt, không chỉ là người con hiếu thảo của gia đình, nhớ đến
Bác Hồ ta còn nhớ đến hình ảnh của một vị lãnh tụ gần dân, trọng dân và vì
dân… như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già”
Đó là tấm lòng nhân ái bao la của Bác Hồ đối với nhân dân, từ người già
đến trẻ nhỏ Bác đều thương yêu, trân trọng.
Để học sinh hiểu nội dung tiết học giáo viên sử dụng phương pháp kể
chuyện, kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật dạy học tích cực
KWL để giúp học sinh tìm hiểu khái niệm nhân nghĩa, biểu hiện của truyền
thống nhân nghĩa và trách nhiệm của công dân, học sinh để phát huy truyền
thống nhân nghĩa.
Giáo viên chuẩn bị cho học sinh câu chuyện “Một lần hành quân với
Bác”
“ Lần ấy, đồng chí Vương Văn Long, người dân tộc Tày được đi theo bảo
vệ Bác khi người về thăm Tuyên Quang. Hôm đến Mĩ Lâm, lẽ ra vào nhà cơ sở
ăn cơm, nhưng vì có tiếng máy bay nên Bác bảo đem cơm ra bãi cỏ trong rừng
ngồi ăn, đồng chí Long vào làng mượn chiếc chiếu đẹp mang ra trải, mời Bác
ngồi. Bác nói.
- Các chú không được làm phiền đến dân, chú mang chiếu trả lại cho đồng
bào.
Sau đó, Bác và đồng chí bảo vệ bẻ lá rừng lót làm chiếu. Cơm mang ra,

có gà luộc, cá và hai bát canh. Thấy vậy bác không vui và bảo:
- Trong khi nhân dân đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, mình ăn
cơm thế này là ăn cơm quan đấy!
Bác chia đôi tất cả các món ăn. Cả đoàn ăn một nửa, một nửa còn lại Bác
bảo mang vào trong làng chia cho các gia đình nghèo. Nửa con gà còn lại Bác
11


đòi chia lần nữa, Bác cháu ta ăn một nửa còn một nửa Bác dặn lấy lá gói lại để
chiều ăn” [4]

- GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với kĩ thuật dạy học
tích cực KWL giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Giáo viên phát phiếu cho
học sinh.
K
( những điều đã biết )

W
( Những điều muốn biết)

L
( Những điều đã học
được sau bài học)

Ở cột K giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra một số từ khoá thể hiện tinh
thần nhân nghĩa của câu chuyện như: “không làm phiền”, “thắt lưng buộc bụng”,
“chia đôi”... Từ khóa quan trọng nhất là “chia đôi”, vì thể hiện sự chia sẻ ngọt
bùi, đồng cam cộng khổ.
Những việc làm của bản thân em, trường em thể hiện tinh thần nhân
nghĩa? (Mua tăm ủng hộ người mù; quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền

trung; ủng hộ học sinh nghèo vượt khó) .
Ở cột W giáo viên yêu cầu học sinh ghi những điều mình muốn biết; với
các câu hỏi gợi mở.
Chi tiết Bác Hồ yêu cầu đồng chí bảo vệ trả chiếc chiếu đẹp cho dân, bẻ lá
cây lót làm chỗ ngồi thể hiện những đức tính gì của Bác?
Vì sao Bác Hồ không vui khi thấy được ăn một bữa cơm thịnh soạn? Bác
yêu cầu chia cho dân một nửa, một nửa còn lại ăn thành hai bữa thể hiện điều gì
ở Bác?
12


Hoàn cảnh của câu chuyện có ảnh hưởng như thế nào đến cách ứng xử của
Bác? Câu chuyện có mối liên hệ như thế nào đến truyền thống nhân nghĩa của
dân tộc? Nhân nghĩa là gì? Nó được thể hiện như thế nào? Để thực hiện truyền
thống đó học sinh cần phải làm gì?
Giáo viên gọi học sinh trả lời, nhận xét , chốt lại các vấn đề trọng tâm.
Ở cột L giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại những nội dung đã tìm hiểu của bài
học.
* Khái niệm: - Nhân là lòng thương người.
- Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải, làm theo khuôn phép cho cách xử
thế của con người trong xã hội.
- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
* ý nghĩa:
- Nhân nghĩa là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy
nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người.
- Nhân nghia giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý
nghĩa hơn. Giúp con ngưồi thêm yêu cuộc sống, có sức mạnh để vượt qua mọi
khó khăn.
*Biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa :
- Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, Sự thương yêu, giúp đỡ

lẫn nhau trong hoạn nạn lúc khó khăn , không đắn đo tính toán. Đạo lý nhường
nhịn, đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước đã là tình cảm của con người Việt Nam
trong tình làng nghĩa xóm và trở thành hành vi ứng xử hàng ngày của người Việt
Nam qua các thế hệ.
- Nhân nghĩa còn được thể hiện ở sự tương trợ gúp đỗ nhau trong lao động
và trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm
no.
+ Truyền thống nhân nghĩa còn được thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha, cao
thượng, bao dung, độ lượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, sự
đối xử khoan hồng ngay cả đối
+ Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam
chính là ở chỗ: Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các
thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khai sáng văn hóa
của dân tộc, của cộng đồng và của dòng họ.
* Để phát huy truyền thống nhân nghĩa học sinh cần phải:
- Kính trọng biết ơn, hiếu thảo cha mẹ, ông bà; biết quan tâm chăm sóc
ông bà cha mẹ khi già yếu, ốm đau.
- Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn những người xung quanh, trước hết là
những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
- Cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Tích cực
tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động
nhân đạo.
13


- Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy với việc sử dụng câu chuyện “Một lần hành quân với Bác” kết
hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tôi nhận thấy học sinh rất
chăm chú lắng nghe, tích cực thảo luận , tích cực làm việc và đưa ra ý kiến tranh

luận, rèn luyện cho các em kĩ năng đọc tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm,
làm cho giờ học trở nên sôi nổi, tăng thêm phần hứng thú cho học sinh. Từ
những bài học cụ thể sinh động, học sinh có thể liên hệ đến những việc làm
trong thực tế cuộc sống giúp các em gắn kết lí luận với thực tiễn. Với việc sử
dụng câu chuyện về tấm gương nhân nghĩa của Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của
dân tộc Việt Nam, đã góp phần giáo dục tinh thần nhân nghĩa, lòng nhân ái bao
la, tinh thần sẻ chia, đồng kham cộng khổ cho các em từ đó sẽ lan tỏa và nhân
rộng hơn nữa tinh thần nhân nghĩa của hàng ngàn học sinh trong trường, mà
điển hình như em Ngô Văn Hiếu đã tự nguyện làm đôi chân cho em Nguyễn Tất
Minh, 9 năm Hiếu đã cõng bạn đến trường, không quản mưa nắng, không đắn đo
tính toán.
2. 3. 3. Sử dụng câu chuyện “ BIỂN CẢ DO CÁI GÌ TẠO NÊN” vào dạy bài
14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mục 2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
Mục 3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Ở nội dung này giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyên kết hợp với kĩ
thuật “Đọc tích cực”, “ Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi”, để giúp học sinh hiểu biết được
trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được
- Trách nhiệm của thanh niên - học sinh trong việc học tập, rèn luyện để
chuẩn bị tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và điều
chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp.
Giáo viên chuẩn bị câu chuyện: “Biển cả do cái gì tạo nên”
“ Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê xuân Đồng, Phan Hiển được Bác
Hồ mời đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là những bài
báo và báo cáo viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng Huy hiệu trong
mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành 18 tập.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là giấy

báo cũ.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra
những tấm gương nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người có ý
thức làm theo, và làm hơn thế.
14


Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới,
mỗi địa phương có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê bình một số cán
bộ lãnh đạo mãi làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức xây dựng con người
mới…, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của quần chúng nhân
dân… và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ
thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành
biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được.
Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền.
Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc. [ 4 ]

Cách tiến hành: Học sinh đọc câu chuyện “Biển cả do cái gì tạo nên”
Học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập theo cặp:
Cặp 1: (Nhóm 1): Chi tiết nào thể hiện sự trân trọng của Bác Hồ với
những gương người tốt việc tốt?
(Nhóm 2): Việc Bác Hồ không quên chăm chút, ghi nhớ từng người dân
cụ thể nói lên điều gì?
Cặp 2: (Nhóm 3): Chỉ ra ý nghĩa câu nói sau của Bác trong câu chuyện:
“Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm vào
lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông và thành biển. Một pho

tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người
ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không nhìn thấy cái nền. Như thế thì chỉ
thấy ngọn mà quên mất cái gốc.”
(Nhóm 4): Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ “ Dân ta phải biết sử
ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
15


Các cặp đôi thảo luận trao đổi ý kiến với nhau và với các nhóm khác...
- Nhóm 1: Chi tiết thể hiện sự trân trọng của Bác Hồ với những gương
người tốt việc tốt: Những bài báo về người tốt việc tốt được Bác cắt dán cẩn
thận. Bài nào cũng mang bút tích của Bác.. ghi rõ tặng một hay mấy huy hiệu.
- Nhóm 2: Việc Bác Hồ không quên chăm chút, ghi nhớ từng người dân
cụ thể nói lên sự trân trọng công sức đóng góp của mọi người đối với đất nước.
- Nhóm 3: Ý nghĩa câu nói của Bác Hồ “Các chú có biết biển cả do cái gì
tạo nên không?...” câu nói trên cho ta thấy mỗi công việc dù lớn hay nhỏ đều có
tầm quan trọng riêng của nó, đừng xem nhẹ những công việc nhỏ mà làm ảnh
hưởng đến công việc chung của tập thể. Trong tập thể mỗi người đều có những
công việc khác nhau dù đơn giản hay phức tạp, nếu mỗi người hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình thì công việc của tập thể sẽ đạt thành tích tốt với chức năng,
nhiệm vụ được giao
- Nhóm 4: Hiểu về câu nói “ Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”
Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ giang sơn, đất
nước mà cha ông chúng ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu và phải trải qua thời
gian lâu dài với những thử thách đầy gian khổ mới gây dựng được.
Giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học: Đất nước ta được phát triển như
ngày hôm nay là nhờ các thế hệ đi trước đã đổ mồ hôi, xương máu, vì vậy chúng
ta phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông, xây dựng quê hương đất nước, giàu
mạnh, phồn vinh.

Lịch sử cho thấy dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Giành chính quyền
đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn. Vì vậy không chỉ thực hiện
nhiệm vụ xây dừng Tổ quốc mà còn phải bảo vệ Tổ quốc. Để góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc thanh niên, học sinh cần phải:
* Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học
tập đúng. Học để mai sau xây dựng quê hương đất nước, xác định học tập tốt là yêu
nước.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong; sống trong sáng, lành mạnh tránh
xa các tệ nạn xã hội; đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước. Thực
hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm
thiết thực, phù hợp như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội...
+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia,
dân tộc.
* Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
16


+Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác với âm
mưu chia rẽ của kẻ thù; phê phán, đấu tranh với mọi thủ đoạn phá rối an ninh
chính trị, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
+ Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ
quốc.
+Tích cực tham gia hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham
gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà

mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy với việc sử dụng câu chuyện “Biển cả do cái gì tạo nên” vào bài
học giúp các em hiểu hơn về tư tưởng, tấm lòng của Bác đối với đất nước, một
người cả cuộc đời vì nước vì dân, từ đó giúp các em học sinh - những chủ nhân
tương lai của đất nước sẽ xác định nhiệm vụ, và mục đích học tập của mình, học
để sau này xây dựng quê hương đất nước.
2. 3. 4. Sử dụng câu chuyện “ CHỈ SÓT MỘT DẤU PHẨY, BÁC HỒ XIN
LỖI BẠN ĐỌC” vào dạy Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
2 - Tự hoàn thiện bản thân.
Lòng yêu nước của Bác Hồ được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên
cứu và hoạt động cách mạng. Yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc
sống làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, rẻ mạt để kiếm sống, để hoạt động chính
trị. Người ra đi, bôn ba, chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn và tìm kiếm con
đường đi cho cách mạng Việt Nam. Trong thời gian đầu hoạt động ở nước ngoài,
người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã phải lao động gian khổ để kiếm sống.
Người làm mọi việc từ lao động chân tay nặng nhọc đến lao động trí óc, hàng
ngày phải thái rau, nhặt măng tây, rửa chảo, đốt than....Khi bị bắt, bị giam cầm
không được ăn, không được tắm.... nhưng với nghị lực phi thường Bác đã vượt
qua tất cả mọi khó khăn, tự rèn luyện bản thân mình. Có thể nói Chủ Tịch Hồ
Chí Minh là một tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó, tự hoàn thiện bản
thân.
Để học sinh hiểu được nội dung bài học, giáo viên chuẩn bị cho học sinh
câu chuyện “ Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”
“ Ngày 14/3/1962, Bác viết bài đăng trên báo Nhân Dân: “Làm thế nào
cho lạc thêm vui”, ký tên T.L. Trong bài có chi tiết: “Mỗi tấn lạc bán ra nước
ngoài thì được 1,5 tấn gang”, nhưng Bác viết nhầm là 15 tấn gang. Ba ngày sau
đó Bác viết một bài, cũng ký tên là T.L: “Trồng người hoa nở”, kêu gọi mọi đơn
vị, địa phương, mọi ngành cần phải ra sức trồng người cho hoa nở đẹp! Phía
dưới bài này, Bác đề chữ “xin lỗi” (mà thông thường chúng ta hay viết là “sửa

lại” hoặc “đính chính”).
Nội dung Bác viết là: “Trong báo Nhân Dân 14/3/1962, dưới đầu đề: “Làm thế
nào cho lạc thêm vui” đúng là một tấn lạc đổi được 1,5 tấn gang, nhưng vì sai
17


sót một dấu phẩy mà viết sai, thành 15 tấn. Đó là một thái độ không nghiêm túc,
không cẩn thận. T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn đọc”.
Đọc mấy lời của Bác Hồ, chúng ta thật là xúc động.
Những người làm báo chúng ta ở mỗi cơ quan, tòa soạn, mỗi khi người
này có một lỗi thường thường, thì cứ tìm ở người khác, người viết đổ tại đánh
máy, người đánh máy đổ tại người viết không rõ, phóng viên đổ cho biên tập,
ông này đổ tại ông kia, rồi cuối cùng cứ đổ vấy cho nhau. Khi cải chính lại, thì
chỉ đơn giản ở bài gì đấy, câu gì đấy, trang mấy, dòng mấy, xin đọc lại…
Ở đây chúng ta thấy cái mẫu mực, thái độ, trách nhiệm rất cao của Bác
với bạn đọc. Bác là lãnh tụ của Đảng, dân tộc, một ngày giải quyết hàng trăm
nghìn việc, đâu có phải làm báo chuyên nghiệp. Thế nhưng chỉ một dấu phẩy
như vậy, Bác viết cả một câu vừa tự phê bình, vừa xin lỗi thật nghiêm túc.
Bác Hồ thật là mẫu mực đối với chúng ta về công tác báo chí. Bác làm
Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, thỉnh thoảng Bác mới viết báo, có một sai sót
nhỏ vậy, mà thái độ của Bác như thế, thật đáng trân trọng, đáng cho mọi người
viết báo chúng ta học tập. [ 4 ]

Ở nội dung này giáo viên sử dụng phương pháp: Thuyết trình, kể chuyện
và đàm thoại kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực 3 lần 3 để giúp học sinh tìm
hiểu nội dung tự hoàn thiện bản thân.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được: Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì
sao phải tự hoàn thiện bản thân
* Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp, tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chuyện.
- Giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi

18


Câu 1: Qua câu truyện cho thấy chi tiết bị nhầm lẫn trong bài báo là chi tiết
nào?
Câu 2: Cách mà các nhà báo thường dùng khi viết sai có gì khác so với
Bác?
Câu 3: Viết từ “Xin lỗi” thể hiện tinh thần, thái độ của Bác như thế nào
đối với bạn đọc?
Câu 4: Em có suy nghĩ gì khi Bác Hồ là một vị Chủ tịch nước nhưng khi
viết sai một dấu phẩy cũng sẵn sàng xin lỗi?
- Giáo viên chốt lại:
Chi tiết bị nhầm lẫn trong bài báo là: dấu phẩy: 1,5 tấn thành 15 tấn
Cách mà các nhà báo thường dùng khi viết sai là : sửa lại, đính chính – đổ
lỗi cho đánh máy.
Khi viết từ “ xin lỗi” Bác Hồ thể hiện: Thái độ, trách nhiệm rất cao, tôn
trọng bạn đọc, tôn trọng nhân dân
Bác Hồ là một vị chủ tịch nước nhưng khi viết sai một dấu phẩy cũng sẵn
sàng xin lỗi thể hiện sự mẫu mực, tinh thần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tự phê
bình đối với bản thân của Bác.
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh:
Phiếu học tập
Hãy viết ra 3 điều tốt của bản thân( Điểm mạnh)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Viết 3 điều chưa tốt của bản thân ( điểm yếu)

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Viết 3 điều cần cải tiến( Những điều cần hoàn thiện bản thân)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ 5 phút và trình bày kết quả:
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại những vấn đề trọng
tâm:
- Thời gian chuẩn bị 3 phút
- Giáo viên gọi học sinh trả lời và kết luận
* Tự hoàn thiện bản thân: Là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không
ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm,
học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác, điểm tốt của người khác để
bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
* Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân: Vì
Mỗi người đều có những mặt mạnh, và hạn chế riêng, không có ai là
hoàn thiện, hoàn mĩ.
19


Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đặt ra những yêu cầu mới
cao hơn đối với các thành viên. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện bản thân mình
để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. nếu không biết tự hoàn
thiệnbản thân mình thì con người sẽ trở nên lạc hậu, và tự đào thải mình.
Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên
trong một xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ngày một
phát triển tốt hơn.
Như vậy với việc sử dụng câu chuyện “ Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ
xin lỗi bạn đọc” kết hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực đã đem lại sự hứng thú cho học sinh, bài giảng trở nên nhẹ nhàng hơn,

học sinh tích cực tham, gia tích cực làm việc, đưa ra nhiều phương án , cách trả
lời đa dạng... từ đó rèn luyện cho các em kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng tự tin,
kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tự đánh giá bản thân , kỹ năng xác định mục
đích cuộc sống.... góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời góp phần
giáo dục đạo đức cho học sinh, Bác Hồ chính là một tấm gương sáng một điển
hình về tính gương mẫu, noi gương từ những điều giản dị nhất, nhỏ bé nhất
nhưng có sai sót phải biết tự mình sửa sai, tự mình dám nhận khuyết điểm để
tiến bộ. Giáo dục cho các em ý thức, tinh thần tự phê bình và phê bình để ngày
càng phát triển.

2. 4. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
a. Đối với học sinh
Trong quá trình dạy học khi áp dụng sáng kiến : “Sử dụng bộ sách Bác Hồ
với những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình
GDCD lớp 10” tôi thấy.
- Tạo sự hấp dẫn cho giờ học, học sinh sẽ cảm thấy thích thú vì chính nội
dung và các kiến thức mà giáo viên đưa ra, Phát huy tính tích cực của học sinh
vì nhận thức của các em học sinh lớp 10 mới vào trường đang còn rụt rè, e ngại.
- Bằng việc sử dụng các câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh một cách có chủ đích, cộng với lượng kiến thức phong phú, hình ảnh thực
tế sinh động, kỹ năng tổ chức điều khiển của giáo viên đã phát huy tính tích cực,
kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng của học sinh. Các câu hỏi, các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, mà giáo viên đưa ra đã góp phần hình
thành các kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh trên con đường khám phá tri
thức.
Tôi đã tiến hành thử nghiệm ở 2 lớp lớp 10 C6 dạy theo hướng sử dụng các
câu chuyện về bài học đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với phương pháp và các kĩ
thuật dạy học tích cực. Lớp 10 C3 dạy học theo phương pháp truyền thống giáo
viên chỉ truyền tải nội dung trong sách giáo khoa, không đầu tư . Kết quả thu được
thật thú vị.


20


Lớp

Số học sinh

Thực nghiệm
Đối chứng

10 C6
10 C3

44
41

Mức độ
hứng thú
40 ( đạt 91 %)
15(đạt 36,5%)

Bình
thường
4 ( 9%)
15 ( 36,5)

Không
hứng thú
0

12 (27 %)

Như vậy theo kết quả bảng trên ta nhận thấy đối với lớp sử dụng câu
chuyện Bác Hồ, , kết hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực vào dạy, mức độ hứng thú của học sinh đối với bài học đạt 91 %, số
học sinh không hứng thú là không. Còn đối với lớp Giáo viên không áp dụng,
không có sự đầu tư mà chỉ dạy lần lượt theo nội dung sách giáo khoa mức độ
hứng thú của học sinh đối với bài học là 36,5 %, số học sinh không hứng thú
cũng chiếm 27%
Trong năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy 4 lớp 10 ở trường
THPT
Triệu Sơn 5, kết quả cuối năm có 15/ 20 em tham gia thi học sinh giỏi cấp
trường và đạt giải.
Kết quả tổng kết năm học ở các lớp tôi dạy rất khả quan.
Lớp

Số
HS

Giỏi
Số
lượng

Tỉ lệ

Khá
Số
lượng

Tỉ lệ


Trung bình
Số
Tỉ lệ
lượng

Yếu
Số
lượng

Tỉ lệ

10 C1
10 C2
10 C3
10 C6
Tổng

41
5
12 %
25
61 %
11
27 %
0
0
40
3
7,5 %

22
55 %
14
35%
1
2,5 %
41
2
4,9 %
25
61%
12
29 %
2
4,9 %
44
15
34%
25
56 %
4
10%
0
0
166
25
15%
97
58,2 %
41

25%
3
1,8 %
Với việc “sử dụng bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức
lối sống dành cho học sinh ...” không chỉ góp phần tạo ra hứng thú học tập cho
học sinh, giúp các em có thêm những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân mà
còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn
5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2018 – 2019 của trường THPT Triệu
Sơn 5 như sau:
Tổng Số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
học sinh
851

627

74 %

183


21,17 %

36

4,23%

5

0,6 %

b. Đối với giáo viên.
Ngoài thăm dò ý kiến học sinh, tôi còn tham khảo sự góp ý của đồng
nghiệp thông qua dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Tất cả các
giáo viên dự giờ đều đánh giá cao việc sử dụng câu chuyện Bác Hồ, kết hợp với
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học, giờ học trở nên sôi nổi,
21


nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao. Với việc làm này góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người
học.
Kết quả đó là niềm khích lệ bản thân tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa
trong giảng dạy, xây dựng tình yêu, niềm say mê đối với môn GDCD.
Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để giáo viên rút
kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực vào bài dạy tạo khí thế sôi nổi, hào hứng cho người học.
Với đề tài này tôi hi vọng mình sẽ góp một chút tư liệu nhỏ bé cho đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy.


2. 5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng bộ sách Bác Hồ với những bài học về
đạo đức lối sống dành cho học sinh vào dạy một số bài GDCD…” có thể ứng
dụng vào các bài học GDCD lớp 11 và lớp 12 của chương trình giáo dục công
dân cấp THPT...
Hoặc có thể sử dụng vào giảng dạy các tiết ngoại khóa, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, tổ chức học tập vào các tiết sinh hoạt 15 đầu giờ, sinh hoạt tập
thể...cho học sinh.

3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đặt ra câu hỏi và trả lời cho ta thấy được
tác dụng của sự đổi mới trong trường học. Đối với cả giáo viên và học sinh. Bác
nói: “Các Thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng
22


và thiết thực. Các trò nên đua nhau học, biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỉ luật.”
[5]
Câu nói của Bác rất giản dị, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu xa, đó chính
là phương pháp giảng dạy của Giáo viên và sự tiếp thu bài một cách tích cực của
học sinh. Qua việc sử dụng chuyện kể Bác Hồ kết hợp với các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học giáo dục công dân với những gì đã đạt
được trong quá trình dạy học đã chứng minh cho cách thức làm mới đó có hiệu
quả không chỉ là kết quả về điểm số mà cả về tinh thần, thái độ học tập , ý thức
đạo đức của học sinh.
Với việc sử dụng bộ tài liệu Bác Hồ với những bài học về đạo đức lối
sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình GDCD lớp 10, góp phần tích cực
trong việc giáo dục cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất
nước những phẩm chất đạo đức cao đẹp, biết yêu thương, sống có nghiã tình và

biết trân quý những người lao động... Giúp các em nhận thấy những giá tri chân,
thiện, mĩ của cuộc sống, góp phần hoàn thiện phẩm chất của con người Việt
Nam mới, biết tự nhận thức về bản thân và tự hoàn thiện mình theo tấm gương
Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy, sử dụng bộ tài liệu Bác
Hồ với những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương
trình GDCD lớp 10. Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
Thứ nhất: muốn giờ dạy giáo dục công dân đạt hiệu quả cao, có sức thuyết
phục, lôi cuốn học sinh giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật
dạy học, đặc biệt có sự liên hệ thực tế phong phú. Giáo viên phải biết tìm tòi
suy nghĩ, biết lựa chọn từng câu chuyện phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp
với đối tượng học sinh.
Thứ hai: Trong phạm vi bài học giáo viên phải biết chắt lọc những câu chuyện
điển hình, có giá trị không nên tham đưa vào quá nhiều, sẽ chiếm hết thời gian
của nội dung chính bài học.
Thứ ba: Sử dụng các điển hình tiên tiến, những tấm gương thực tế sinh động để
các em học tập và làm theo...
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đúc rút trong quá trình giảng
dạy ở trường THPT Triệu Sơn 5, có thể còn nhiều khiếm khuyết kính mong các
thầy cô đóng góp ý kiến để tôi sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa những suy nghĩ
của mình và đem đến những điều mà giáo dục mong đợi đó là truyền bá văn
minh nhân loại.
3.2. Kiến nghị:
Để việc dạy học môn học ngày càng tốt hơn, góp phần khẳng định vị trí
của môn học trong nhà trường, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
- Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động
viên những GV đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy.
23



- Đối với Sở GD & ĐT: Cần phối hợp các trường THPT tổ chức thường
xuyên các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo điều kiện cho các
GV trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đối với giáo viên bộ môn GDCD: Thường xuyên học hỏi, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chuyên môn, sử
dụng hợp lý có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý
và hiệu quả, phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của nghành.
Triệu Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

CAM KẾT KHÔNG COPY, SAO CHÉP

Lê Thị Tám

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh toàn tập tập 9. tr 293- NXB Chính trị quốc gia.
24


2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB chính trị quốc gia Hà
Nội năm 2001 – tr 83.
3. Hồ Chí Minh toàn tập t5 – NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2011- tr 252.
4. Sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh lớp 10
– NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017- tr8, tr12, tr27, tr4.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tr 374.

25



×