Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN lồng ghépgiáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh qua bài 12 công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình GDCD 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 19 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quy luật, thế giới tự nhiên không ngừng vận động và phát triển. Con
người cũng vậy kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày càng
thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà con người có những bước
nhảy vọt về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lý - khoảng thời gian ấy chính là giai
đoạn tuổi vị thành niên, lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại
ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người.
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ
trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc
mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, sự
tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội hiện nay, đó là sự phát triển một cách
ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động…đã làm
ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn
nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong
khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể
dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá
thai ở độ tuổi vị thành niên,sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở
dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành
niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho đó là vấn đề
tế nhị, nếu đem vào bài giảng, tức là “ vẽ đường cho hươu chạy”, bên cạnh đó, ở
nhà trường còn rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia
đình, nhiều phụ huynh không đủ trình độ hoặc e dè trước vấn đề giáo dục giới
tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình.
Đứng trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề: Việc giáo dục giới tính thuộc về
ai? Phải bắt đầu từ độ tuổi nào là hợp lý? Thực hiện dưới hình thức nào và tổ
chức ra sao? Những câu hỏi đó cho đến nay vẫn còn rất mới mặc dù có rất nhiều
chuyên gia đã nghiên cứu, triển khai nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao.
Chính vì vậy là một giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT, tôi mạnh


dạn chọn đề tài: Lồng ghép “Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh qua bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình –
GDCD 10 THPT” làm đề tài SKKN với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc
giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã vận dụng kiến thức sinh học, kiến thức đạo đức,
những thông tin, số liệu, các tình huống thực tiễn, có liên quan để vận dụng
trong quá trình giảng dạy bài 12. Từ nội dung bài học, học sinh tự rút ra những
hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm nâng cao hiệu quả
trong học tập và ứng dụng trong cuộc sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
1


Trong phạm vi của đề tài, tôi vận dụng những kinh nghiệm sống của bản
thân, kết hợp nghiên cứu các số liệu, thông tin, sự kiện để vận dụng trong quá
trình giảng dạy bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình – GDCD
10” đạt hiệu quả cao hơn.
4. Thời gian nghiên cứu
Từ nhiều năm học và triển khai áp dụng trong năm học 2018- 2019 ở các
lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6 thông qua giảng dạy Bài 12 “Công dân với tình
yêu, hôn nhân và gia đình – GDCD 10”
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp quan
điểm và phương pháp giáo dục hiện đại, đề tài chủ yếu sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp lô gíc và lịch sử
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để đảm bảo tính khách quan và

chính xác vấn đề mà đề tài đặt ra.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Giới tính, giáo dục giới tính là gì?
* Giới tính: Trong những điều cần biết để giáo dục giới tính cho con
người nêu rõ: “Giới tính là sự khác biệt về phương diện sinh học con trai và con
gái (nói cách khác đó là sự khác biệt về giống đực và giống cái), ví dụ con gái
có thể mang thai và sinh đẻ được còn con trai thì không. Sự phân biệt giới tính
và giới đã rõ ràng, nhưng trong thực tế, để nhấn mạnh bản chất xã hội con
người, thuật ngữ “Giới tính” thường được dùng theo nghĩa rộng hơn, bao hàm cả
“Giới tính” và “Giới”.
* Giáo dục giới tính: Là việc cung cấp các thông tin về sự phát triển của
cơ thể, giới tính, tình dục, và các mối quan hệ, cùng với xây dựng kỹ năng để
giúp các bạn trẻ giao tiếp và đưa ra quyết định liên quan đến sức khỏe tình dục.
Giáo dục giới tính dành cho học sinh ở mọi cấp học, với các kiến thức thích hợp
với nền văn hóa và sự phát triển của học sinh. Giáo dục giới tính sẽ bao gồm
thông tin về tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai và bao cao su, các mối quan hệ,
phòng chống bạo lực tình dục, hình ảnh cơ thể, giới tính và khuynh hướng tình
dục.
Giáo dục giới tính cần đến với tuổi mới lớn bằng những bài học đầy đủ
nhất về kiến thức ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, nhưng giáo dục giới tính cũng cần phải tôn trọng các quyền lợi
cơ bản của giới trẻ và cần truyền đạt một cách trung thực.
2.1.2 Khái niệm về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên
* Tuổi vị thành niên: Là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người
lớn,đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con

người. Biểu hiện của giai đoạn này là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi
bao gồm sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan
hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách. Nhưng đây cũng là giai đoạn nảy sinh
nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Theo tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10->19.
Cũng có một số nước vị thành niên là từ 13->20 hoặc từ 15->24 tuổi.
* Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Là trạng thái khỏe mạnh,
hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan
đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản.Sức khỏe sinh
sản bao gồm nhiều khía cạnh trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khỏe
tình dục.
Sức khỏe sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam và nữ. Ở lứa
tuổi học sinh THPT: Từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn các em đã phát
triển từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Do đó, chúng ta cần khuyến khích
các em phát huy những điểm lợi thế và biết hạn chế những điều bất lợi có thể có
ở lứa tuổi này nghĩa là giúp các em gìn giữ tình bạn khác giới trong sáng, tránh
những sai lầm do ngộ nhận tình cảm thích nhau là tình yêu, hoặc vội vàng nâng
cấp tình bạn khác giới thành tình yêu. Giúp các em sống lành mạnh và có trách
nhiệm với tương lai, hạnh phúc của chính mình.
3


Quan trọng là giúp các em biết tin vào giá trị của nhân phẩm, biết xấu hổ
khi quan hệ giới tính không trong sáng.
Tuổi dậy thì chính là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một
con người. Đó là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc
trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, chức năng, tinh thần, hành vi, tình
cảm, đánh dấu giai đoạn “hình thành giới tính” của con người và có khả năng
hòa nhập cộng đồng, lúc này, các hoóc môn sinh dục ở nam và nữ bắt đầu hoạt
động mạnh hơn, độ chín về sinh dục cũng cao hơn.

Ở nữ giới, kinh nguyệt là dấu hiệu của tuổi dậy thì báo hiệu mở đầu của
thời kỳ sinh sản. Các dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt như tăng nhanh về chiều
cao, cân nặng và vú phát triển.
Còn ở nam giới biểu hiện dậy thì sau nữ giới từ 2 đến 3 năm, tinh hoàn
bắt đầu hoạt động nội tiết và ngoại tiết, hiện tượng cương dương vật và xuất tinh
cho thấy chức năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kết quả nhận biết của các em về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên
khi tôi chưa áp dụng dạy học theo định hướng tích hợp giáo dục giới tính, giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở các lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6 năm
học: 2017 - 2018 với tổng số 170 học sinh như sau:
Số thứ
Câu hỏi
Trả lời
tự
Biết
Không
biết
1
Em có biết về kiến thức giới tính – sức khỏe 30/170
140/170
sinh sản vị thành niên không?
(17,64%) (82,35%)
2

Các bệnh không có khả năng lây truyền qua 20/170
150/170
đường tình dục là: ADIS, lậu, giang mai. (11,77%) (88,23%)
Viêm gan B.
3

Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho sức 10/170
160/170
khỏe vì tránh được hiện tượng sinh con mắc (5,89%)
(94,11%)
hội chứng Đao.
5
Nếu quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai 35/170
135/170
ngoài ý muốn thì có thể sẽ ảnh hưởng trầm (20,6%)
(79,4%)
trọng đến thể chất lẫn tinh thần của bạn gái.
6
Dùng bao cao su không những tránh thai mà 32/170
138/170
còn tránh được các bệnh lây truyền qua (18,8%)
(81,2%)
đường tình dục.
7
Quan hệ tình dục đúng vào ngày rụng trứng 20/170
150/170
mới có thể thụ thai.
(11,77%) (88,23%)
10
Em có biết về tuổi trưởng thành sinh dục 70/170
125/170
của nam giới và nữ giới
(26,5%)
(73,5%)
Từ kết qua tổng hợp cho thấy: Đa số các em đều không biết về giới tính,
tuổi trưởng thành, về quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên có ảnh

hưởng gì tới sức khỏe, các cách tránh thai an toàn........
4


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu các kiến thức liên quan, cách lí giải biện
chứng vấn đề.
- Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, tư liệu liên quan đến bài học
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
- Một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống
* Học sinh: Tìm hiểu các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị
thành niên...
2.3.2. Tích hợp giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các phần
trong bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình như sau:
- Tình yêu là gì?
- Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
2.3.3. Bài giảng:
Ngày soạn: 01/02/2019
Tiết PPCT: 22
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức.
- Học sinh nắm được thế nào là tình yêu, thế nào là tình yêu chân chính,
hôn nhân và gia đình.
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta
hiện nay.
- Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình.

- Hiểu được các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên
trong gia đình.
- Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng.
- Biết nhận xét dánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân
và gia đình.
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân đối với gia đình.
3. Về thái độ.
- Đồng tình, ủng hộ các quan điểm đúng về tình yêu, hôn nhân và gia
đình.
- Yêu quí gia đình
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở
HỌC SINH
Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng
CNTT và truyền thông....
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC:
5


- Thuyết trình, vấn đáp, sử dựng các kỷ thuật dạy học tích cực, tạo tình
huống, trực quan, …
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, Bài tập tình huống GDCD 10...
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THPT;
SGK, SGV. Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu Projector.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức. (Dự kiến 1p)
2. Kiểm tra bài cũ. (Dự kiến 3p):
Em hãy trình bày thế nào là nhân phẩm và danh dự? Lấy ví dụ?
3. Dạy bài mới. (Dự kiến 38p)

Giới thiệu bài mới (Dự kiến 1p)
Vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề vô cùng
quan trọng trong đời sống mỗi con người nói riêng cũng như sự ổn định của đất
nước nói chúng. Vậy hiểu thế nào cho đúng, cho đủ về vấn đề này thì chúng ta
sẽ cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động1: (Dự kiến 12p): Thảo 1.Tình yêu
luận lớp tìm hiểu thế nào là tình yêu.
a, Tình yêu là gì?
*Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc thế nào
là tình yêu
*Cách tiến hành:
Giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục
giới tính, giáo dục sức khẻo sinh sản vị
thành niên vào phần học này
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho
các nhóm thảo luận để tìm hiểu khái
niệm tình yêu
Giáo viên trình chiếu slide yêu cầu
học sinh đọc các câu ca dao, tục ngữ,
câu thơ sau:

6


Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1+ 2:
?Tình yêu được biểu hiện như thế nào

qua các câu ca dao, đoạn thơ trên:
Nhóm 3+4:
?Hãy nêu một vài quan niệm về tình
yêu mà em biết?
Giáo viên: Nhận xét kết quả thảo luận
của học sinh, sau đó khái quát: Tình
yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của
con người, mỗi mối tình đều có sắc thái
riêng và rất đa dạng, tuy nhiên điểm
chung nhất của tình yêu đó chính là sự
dung động quyến luyến sâu sắc giữa
hai người khác giới...Họ có nhu cầu
gần gũi gắn bó với nhau, sẵn sàng hiến
dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Vậy tình yêu là gì?

Học sinh thảo luận, các nhóm cử đại
diện trình bày kết quả thảo luận
1, Những biểu hiện của tình yêu qua
những câu ca dao, đoạn thơ:
- Nhớ nhung, quyến luyến, cuốn hút.
- Tình cảm tha thiết, mong muốn được
gần gũi với nhau
- Sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để
đến với nhau.
2, Vài quan niệm về tình yêu:
- Yêu là chết trong lòng một ít.
- Là sự dung cảm của hai người khác
giới mong muôn được sống bên nhau.
- Tình yêu là ánh sáng ban mai đem

cho con người hạnh phúc

Học sinh trả lời:
Tình yêu là sự rung cảm và quyến
luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.
Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…
Giáo viên đặt câu hỏi tiếp:
làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó
? Em hiểu như thế nào là sẵn sàng hiến với nhau, tự nguyện sống vì nhau và
dâng cho nhau cuộc sống cuả mình?
sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc
?Ở tuổi học sinh trung học phổ thông sống của mình.
các em có sự phát triển về giới ntn? đã Học sinh trả lời:
7


nên yêu chưa? Vì sao?
Ở phần này giáo viên tích hợp giáo dục
giới tính cho học sinh biết về sự phát
triển về sinh lý của mình:
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học
sinh sau đó nêu vấn đề, kết hợp với
trình chiếu slide: Ở tuổi các em các
hoóc môn sinh dục ở nam và nữ bắt đầu
hoạt động mạnh hơn, độ chín về sinh
dục cũng cao hơn. Ở nữ giới, kinh
nguyệt là dấu hiệu của tuổi dậy thì báo
hiệu mở đầu của thời kỳ sinh sản. Các
dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt như
tăng nhanh về chiều cao, cân nặng và

vú phát triển. Còn ở nam giới biểu hiện
dậy thì sau nữ giới từ 2 đến 3 năm, tinh
hoàn bắt đầu hoạt động nội tiết và
ngoại tiết, hiện tượng cương dương vật
và xuất tinh cho thấy chức năng sinh
sản của nam giới đã bắt đầu.....

- Sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc
sống cuả mình là; sống có trách
nhiệm, quan tâm tới người mình yêu...
- Ở tuổi học sinh trung học phổ thông
các em có sự phát về cơ thể, bộ phận
sinh dục, nữ có kinh,ở nam giới bắt
đầu có hiện tượng cương dương vật và
xuất tinh......

8


( Buồng trứng và trứng)
Sau khi các em đã nắm rõ về giới của
mình giáo viên tiếp tục phân tích:
9


Như vậy nếu các em hiểu tự nguyện
sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho
nhau cuộc sống của mình là cho tất cả
và nhận tất cả, vượt khỏi giới hạn giữa
hai người khác giới, có quan hệ tình

dục thì dẫn tới bạn nữ có nguy cơ có
thai, sinh con ngoài ý muốn, ngoài ra
còn mặc các căn bệnh như HIV, lậu....
Ở trong bài này tự nguyện hiến dâng
cho nhau cuộc sống của mình là sống vì
nhau sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp
khó khăn, tự nguyện xác định nghĩa vụ
của mình đối với người mình yêu....
Là học sinh chúng ta không nên yêu vì
đang trong tuồi ăn học, tâm sinh lí các
em phát triển chưa toàn diện... dễ nhầm
lẫn giữa tình bạn và tình yêu....
Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề: vậy có
quan niệm cho rằng: “Tình yêu là
chuyện riêng tư của mỗi người, không
liên quan gì đến người khác”. Theo em
quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
Giáo viên có thể đưa ra gợi ý:
-Tình yêu là chuyện riêng của mỗi
người đúng hay sai
-Tình yêu bắt nguồn từ đâu? Bị chi
phối bởi những vấn đề gì?
-Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề gì
cho xã hội?
Giáo viên khái quát lại; con người luôn
tồn tại trong các mối quan hệ xã hội, vì
vậy mặc dù tình yêu là tình cảm cá
nhân nhưng cũng không nên cho rằng
đó hoàn toàn là việc riêng của mỗi con
người mà tình yêu còn mang tính xã

hội. Mặc dù xã hội không can thiệp đến
tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm
hướng dẫn mọi người có quan niệm
đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những
người bắt đầu bước sang tuổi vị thành
niên.
Ở mỗi xã hội sẽ có những quan niệm
khác nhau về tình yêu:
Xã hội phong kiến “ thọ thọ bất tương

Học sinh trả lời:
Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội.
Xã hội không can thiệp đến tình yêu
cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng
dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn
về tình yêu, đặc biệt là ở những người
bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

10


thân” không được gần nhau. Việc hôn
nhân: “ môn đăng hộ đối” “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy”
Trong xã hội hiện nay tình yêu trước
hết phải là một tình yêu chân chính.
Vậy tình yêu chân chính là gì? Tình
yêu chân chính có các biểu hiện như
thế nào?
*Hoạt động 2: (Dự kiến 13p): Đọc hợp

tác tìm hiểu thế nào là tình yêu chân
chính
Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc tình yêu
chân chính là gì
*Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu
học sinh đọc phần thế nào là tình yêu
chân chính?
Giáo viên nêu vấn đề: Tình yêu mang
tính xã hội cho nên mỗi chế độ xã hội
lại mang những quan niệm khác nhau
về tình yêu. Chúng ta ai cũng hướng
đến một tình yêu chân chính.
Giáo viên hỏi học sinh: Qua nội dung
các em đã được đọc và trao đổi. Vậy,
em hiểu thế nào là một tình yêu chân
chính? Tình yêu chân chính có những
biểu hiện như thế nào? Để trả lời được
câu hỏi này giáo viên phát phiếu học
tập cho học sinh thảo luận các tình
huống sau:
Tình huống 1:
Gia đình bà Hà và ông Nam là bạn bè
thân thiết từ lâu. Mỵ - con bà Hà là một
cô gái xinh đẹp, học giỏi. Ông Nam
muốn My yêu con trai mình. Gia đình
ông Nam và con trai tìm mọi cách để
có được tình cảm của Mỵ
Tình huống 2:
Trong một đợt giao lưu với đơn vị bộ
đội địa phương, Hương đã thầm yêu

Tài một chiến sỹ thông tin của đơn vị.
Gia đình, bạn bè đã chê bai Hương vì
sao bỏ những chàng trai có địa vị xã
hội, có trình độ học vấn, tiền của để
yêu một người lính

b. Thế nào là một tình yêu chân
chính?
Học sinh đọc nội dung trên, tìm nội
dung chính, tóm tắt phần vừa đọc.
Học sinh trao đổi theo cặp về phần cá
nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau
những thắc mắc, nêu câu hỏi đề nghị
giáo viên giải thích nếu có.

11


Tình huống 3:
Mạnh và Lan chơi thân với nhau từ
khi còn học THPT. Hai người thường
xuyên quan tâm giúp đỡ nhau trong
cuộc sống và học tập. Cả hai đều được
vào Đại học và đến năm cuối của
trường đại học, họ chính thức tuyên bố
với bạn bè về tình yêu của họ.
Câu hỏi:
1, Trong 3 tình huống trên em đồng
tình và không đồng tình với tình huống
nào? Vì sao?

2, Tình yêu chân chính là gì? Những
biểu hiện của một tình yêu chân chính?

Giáo viên thu phiếu học tập, chốt lại
các ý kiến dẫn dắt để học sinh hiểu thế
nào là một tình yêu chân chính: Tình
yêu chân chính là tình yêu trong sáng
lành mạnh, phù hợp với các quan niệm
đạo đức tiến bộ.
Biểu hiện của tình yêu chân chính:
+ Có tình cảm chân thực, sự quyến
luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ
+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau,
không vụ lợi
+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn
trọng từ cả hai phía
+ Có lòng vị tha và sự thông cảm

Học sinh cả lớp cùng trao đổi ghi ý
kiến vào phiếu học tập
- Đồng tình với tình huống 2+3:
- Không đồng tình với tình huống 1:
Vì:
- Tình huống 2+3 là biểu hiện của một
tình yêu chân chính...
- Tình huống 1 nó mang tính chất ép
buộc từ một phía.....
* Tình yêu chân chính là tình yêu
trong sáng lành mạnh, phù hợp với các
quan niệm đạo đức tiến bộ.

* Các biểu hiện cơ bản của tình yêu
chân chính:
- Có tình cảm chân thực, quyến luyến,
gắn bó sâu sắc giữa hai người khác
giới, biểu hiện bằng sự mong muốn
luôn được gần gũi bên nhau, sự quan
tâm đồng cảm sâu sắc về tâm tư,
nguyện vọng, ước mơ...sự hòa hợp về
tính cách của hai người.
- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau,
không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo
đến những nhu cầu lợi ích của nhau, tự
nguyện xác định cho mình những
nghĩa vụ đối với người mình yêu...
- Có sự chân thành, tin cậy và tôn
trọng từ cả hai phía. Trong tình yêu
nếu không có sự chân thành, tin cậy và
tôn trọng từ cả hai phía thì tình yêu rất
dễ biến thành giả dối và dễ dằn vặt,
khinh miệt nhau làm cho tình yêu dễ
tan vỡ.
- Có lòng vị tha và sự thông cảm.
Trong tình yêu rất cần đến hai yếu tố
này bởi lẽ con người không có ai là
12


hoàn hảo và toàn vẹn cả. Nếu có lòng
vị tha và sự thông cảm sẽ làm cho hai
người yêu và hiểu nhau hơn

*Hoạt động 3: (Dự kiến 12p): Thảo C. Một số điều nên tránh trong tình
luận lớp tìm hiểu một số điều nên tránh yêu của nam nữ thanh niên.
trong tình yêu nam nữ thanh niên.
*Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc một số
điều nên tránh trong tình yêu nam nữ
thanh niên.
*Cách tiến hành:
Giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục
giới tính, giáo dục sức khẻo sinh sản vị
thành niên vào phần học này.
Giáo viên trình chiếu slide yêu cầu học
sinh quan sát các hình ảnh sau:

13


Giáo viên nêu vấn đề:
* Hiện nay tình trạng học sinh yêu quá
sớm đang là một vấn đề đáng quan tâm
và là mối quan tâm của các phụ huynh.
Yêu quá sớm nên dẫn đến việc học tập
chây lười và kết qủa học tập giảm sút
một cách nghiêm trọng, mang thai
ngoài ý muốn, kéo theo đó là tỷ lệ nạo
phá thai ngày càng tăng cao. Theo
thống kê của Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ
em, Bộ y tế năm 2016, tính riêng trong
hệ thống các bệnh viện công lập thuộc
63 tỉnh thành phố có đến 265.536 ca
nạo phá thai, trong đó số ca phá thai ở

14


tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm
đến xấp xỉ 4600 ca
- Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nêu suy
nghĩ của em về những hình ảnh, thông Học sinh trả lời:
tin trên?
-Suy nghĩ của em về những hình ảnh,
thông tin trên:
+Sự phát triển của xã hội đã làm cho
nhiều nam nữ thanh niên yêu đương tự
do, yêu đương sớm....
+Thiếu hiểu biết, quan hệ tình dục bừa
- Giáo viên nêu câu hỏi: Vậy, theo em ở bãi dẫn tới mang thai khi ở tuổi vị
lứa tuổi thanh niên nên tránh những thành niên....
điều gì trong tình yêu?
+Nạo phá thai dẫn đến nhiều hậu quả
Giáo viên gợi ý:
cho bản thân bạn gái...
+Theo các em có nên yêu sớm không?
Vì sao?
+Có quan niệm cho rằng: “yêu 50 chọn
10 lấy 1” theo em tại sao lại có quan
niệm đó? Đúng hay không? Vì sao?
Học sinh trả lời:
+Quan niệm của các bạn trẻ bây giờ
- Yêu đương quá sớm
“yêu là hiến dâng cho nhau tất cả” em - Yêu một lúc nhiều người, yêu để
có suy nghĩ như thế nào về quan niệm chứng tỏ khả năng chinh phục bạn

này?
khác giới hoặc yêu đương vì mục đích
vụ lợi
Giáo viên khẳng định: Tình yêu là một - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân
tình cảm thiêng liêng, là đề tài muôn
thuở, từ lâu đã có biết bao tác phẩm văn
học, nghệ thuật nói về tình yêu làm
rung động hàng triệu triệu con tim. Các
em là người học sinh đang ở độ tuổi
trưởng thành cần có trách nhiệm như
thế nào trước dạng tình cảm đặc biệt
này của con người để mỗi người có
được tình yêu trong sáng, đẹp hơn.

4. Củng cố, luyện tập (3 phút)
15


- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết theo sơ đồ tư duy

- Tình huống:
Hoa mới học lớp 10 nhưng rất xinh đẹp, dịu dàng, nên có nhiều chàng trai
“săn đón”. Hoa băn khoăn chưa biết xử lí thế nào. Thấy vậy, Tâm bạn của Hoa
khuyên: “sao mày dại thế mày cứ chọn đại lấy một hai chàng nào đó xem ai hơn
thì yêu”.
Em có đồng ý với ý kiến của Tâm không? Vì sao? Nếu là bạn của Hoa em
sẽ khuyên Hoa như thế nào?
- Làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa trang 86.
5. Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Về nhà làm bài tập vào vở, học bài cũ và chuẩn bị mới trước khi đến lớp.

- Sưu tầm các câu ca dao, câu chuyện liên quan đến Hôn nhân và Gia đình

16


2.3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua các năm giảng dạy, đặc biệt là năm học 2018 – 2019 tôi đã áp dụng
đề tài này cho các lớp: 10A1, 10A2, 10A4, 10A6 với tổng số 170 học sinh. Sau
đó, tôi phát phiếu thăm dò nhận được kết quả rất khả quan: trên 90% học sinh
lĩnh hội được các kiến thức cơ bản về giới tính – sức khỏa sinh sản vị thành
niên, cụ thể:
Số thứ
tự
1

Câu hỏi

Trả lời
Biết
Không
biết
Em có biết về kiến thức giới tính – sức khỏe 165/170
5/170
sinh sản vị thành niên không?
(97%)
(3 %)

2


Các bệnh không có khả năng lây truyền qua 161/170
9/170
đường tình dục là: ADIS, lậu, giang mai. (94,7%)
(5,3 %)
Viêm gan B.
3
Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho sức 160/170
10/170
khỏe vì tránh được hiện tượng sinh con mắc (94,1%)
(5,9 %)
hội chứng Đao.
5
Nếu quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai 155/170
15/170
ngoài ý muốn thì có thể sẽ ảnh hưởng trầm (91,2%)
(8,8 %)
trọng đến thể chất lẫn tinh thần của bạn gái.
6
Dùng bao cao su không những tránh thai mà 160/170
10/170
còn tránh được các bệnh lây truyền qua (94,1%)
(5,9 %)
đường tình dục.
7
Quan hệ tình dục đúng vào ngày rụng trứng 162/170
8/170
mới có thể thụ thai.
(95,3%)
(4,7%)
- Đối với hoạt động giáo dục: Qua bài giảng các em có những hiểu biết cơ

bản về giới tính, sức khỏe sinh sản để tự tin bước vào cuộc sống, trở thành công
dân tốt trong xã hội hiện đại.
- Đối với bản thân: Ngoài những con số chỉ có tác dụng thăm dò trên đây,
tôi còn thu thập được rất nhiều tư liệu, tranh vẽ, hình ảnh và cả những đoạn
phim rất cảm xúc thể hiện ý thức về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, dân số, kế hoạch hóa gia đình của các em.
- Đối với đồng nghiệp: Tạo ra được phong trào thi đua tích hợp kiến thức
về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên vào trong quá trình giảng dạy bộ
môn của các đồng nghiệp

17


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1: Kết luận
Tiền đề cho sự phát triển của đất nước chính là thế hệ trẻ cho nên trong xã
hội hiện nay, mối quan tâm hàng đầu vẫn là giáo dục và giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản vị thành niên là yếu tố quan trọng của giáo dục vì sẽ giúp các em
nhận thức được sớm hơn những hành động sai lầm để từ đó có thái độ và hình
thành kỹ năng ứng xử trong quan hệ đối với người khác giới.
Qua quá trình tích hợp giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên tôi thấy
các em đã nắm được những kiến thức cơ bản vế những biến đổi, phát triển trên
cơ thể mình, đặc biệc các em thấy được sự ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
của việc nạo phá thai hoặc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên từ đó các
em biết xây dựng mối bạn bè khác giới trong sang lành mạnh.
Qua đó học sinh tự tin và thân thiện hơn trong việc trao đổi với giáo viên
về thắc mắc ở lứa tuổi mới lớn, từ đó giáo viên có những lời khuyên hoặc có
biện pháp giáo dục phù hợp.
Giáo dục cho các em đang ở độ tuổi thiếu thanh niên và tạo điều phát triển
bình thường cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường

và xã hội; trong đó có vai trò quan trọng của các đoàn thể xã hội. Trên cơ sở đề
tài này, tôi đã căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường để đề ra các giải pháp
cụ thể, thiết thực và có hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức cho các em thiếu
niên đang học ở trường trung học phổ thông từ đó giúp các em hiểu biết, nhận
thức, hình thành các kỹ năng sống, có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp, đúng
đắn góp phần phát triển toàn diện về nhân cách của các em.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Sở giáo dục.
Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy
học như: Máy chiếu Projecter, các phòng chức năng, đồ dùng dạy học, băng đĩa,
các tư liệu tham khảo về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
3.2.2. Đối với trường THPT
- Ban giám hiệu nhà trường THPT: Cần chỉ đạo tổ chức Đoàn trong
trường tăng cường vận động, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động
như: Sinh hoạt Đoàn, giờ ngoại khóa, nghe nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi,
tâm sự bạn trai, bạn gái, thảo luận, điều khó nói....
- Đối với gia đình các em với vai trò là các bậc phụ huynh: Trong mỗi gia
đình cần có sự gần gũi và tin cậy lẫn nhau của những người thân trong gia đình
giúp các em có thể giãy bày những băn khoăn, thắc mắc những điều thầm kín và
tế nhị; Những người lớn trong gia đình có thể giải đáp thỏa đáng, kịp thời, tránh
các em hiểu nhầm, có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm. Các em có thể
được học từ cha mẹ hình mẫu quan hệ khác giới mang tính văn hóa, đạo đức cao
về tình bạn, tình yêu, sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm với
nhau.

18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết sáng kiến

Hà Thi Duyên

19



×