Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Lý do chon đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3
2.2. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4.........4
2.2.1. Thuận lợi:..........................................................................................................................4
2.2.2 Khó khăn:............................................................................................................................4
2.3. Các giải pháp thực hiện...............................................................................5
2.3.1. Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo
khoa...................................................................................................................................................5
2.3.2. Bám sát, phân tích đề thi minh họa của bộ, giúp học sinh, hiểu sâu nội
dụng..................................................................................................................................................6
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng nắm chắc từ khóa trong câu hỏi.....................................10
2.3.4. Vận dụng linh hoạt trong thực tiễn để xử lí tình huống..............................10
2.3.5. Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm, và thường xuyên cho
học sinh luyện đề thi qua các năm....................................................................................11
2.3.6. Phân bổ thời gian hợp lí khi làm đề thi.............................................................12
2.3.7. Cách giải quyết nhanh những bài tập dạng vận dụng cao.......................13
2.3.8. Hướng khắc phục một số lỗi học sinh hay mắc phải...................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................16
3.1. Kết luận:....................................................................................................16
3.2. Kiến nghị:..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4



0


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

1. PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị
quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014
của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của
Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục của
nhà trường nói rêng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng ôn thi
THPT quốc gia cho học sinh qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được
những yêu cầu của nhiệm vụ năm học.
1.1. Lý do chon đề tài.
Môn GDCD ở bậc THPT là môn học có nội dung rất phong phú và đa
dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn khoa học khác, vì vậy để hiểu,
nắm bắt, vận dụng được các kiến thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề trong cuộc

sống đặt ra nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Tuy nhiên đã từ lâu ví trị, vai trò bôn môn GDCD đánh giá chưa tương
xứng với vai trò vị trí của môn học dẫn đến một hệ lụy là học sinh không quan
tâm đến môn học, các em thiếu kiến thức kĩ năng sống cơ bản, lối sống đạo đạo
đức của một bộ phận nhỏ trong học sinh xuống cấp.
Nhận thức tầm quan trọng vị trí của bộ môn trông hệ thống chương trình
phổ thông, cũng như trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân học sinh. Từ
năm học 2016 – 2017 bộ giáo dục đào tạo đã chính thức lựa chọn bộ môn
GDCD vào thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét
vào các trường đại học. Điều nay đã gây ra cho phụ huynh cũng như các em học
sinh băn khoăn, lo lắng, các em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế
nào? Vì là môn thi mới, tài liệu chưa nhiều, kiến thức rộng, thực tế, chưa có kinh
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

nghiệm trong làm bài thi để đạt điểm cao. Xuất phát từ những lí do trên, trong
quá trình giảng dạy bản tôi xin mạnh dạn trao đổi:
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia
môn GDCD”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc dạy học, cũng như việc hướng dẫn ôn tập cho học sinh để đảm bảo
kiến thức đáp ứng yêu cầu khi làm bài thi THPT Quốc gia có ý nghĩa vô cùng
quan trọng và cần thiết.
Thông qua ôn tập giúp các em biết cách học, phân biệt các dạng câu hỏi ở
các mức độ khó, dễ khác nhau và từ đó có những cách xử lí phù hợp lựa chọn
chính xác khi làm bài đạt điểm cao. Qua đó giúp học sinh trở thành người học

tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 12 năm học:
2018 – 2019 trường THPT Nông Cống 4, Qua quá trình dạy học và ôn tập cho
học sinh dự thi bản thân tôi đã nhận thấy học sinh chưa có cách ôn tập khoa học,
chưa bao quát được nội dung thi, nhiều câu hỏi ở dạng nhận biết các em thường
hay bị mất điểm, các câu hỏi vận dung và vận dụng cao thì các em xử lí chưa tốt
dẫn đến việc lựa chọn thiếu chính xác dẫn đến bài thi điểm không cao. Qua đề
tài này tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách để học và ôn tập đạt hiệu quả cao nhất có
thể.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình dạy học và ôn thi cho học sinh rất đa dạng và phong phú, tuy
nhiên việc kết hợp các phương phù hợp với từng nội dung, từng hình thức thực
hiện luôn đóng vai trò quyết định kết quả đạt được. Các phương pháp mà tôi
thường thực hiện :
- Phương pháp tình huống.

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Tình huống là một hoàn cảnh gắn với thực tiễn có chứa đựng mâu thuẩn. HS
được đặt mình vào tính huống đòi hỏi đưa ra các phương án giải quyết . Phương
pháp này rèn cho HS kĩ năng tìm đáp án đúng hay câu trả lời phù hợp
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
Đây là phương pháp giao bài tập, đề cho học sinh và đặt học sinh vào vị trí

nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp học
sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kiến thức kinh nghiệm
cho bản thân các em.
- Phương pháp diễn giảng.
Diễn giảng giáo dục học với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức
trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái
quát và có hệ thống. Diễn giảng giáo dục học vơi tư cách là một hình thức tổ
chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể, do giáo viên trình bày, học
sinh tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu
tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Thông qua các tình huống có vấn đề, từ sự tìm hiểu nội dung kiến thức
học sinh sẽ tự phân tích tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất quy luật của
vấn đề và từ đó tự rút ra luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh căn cứ đầu tiên để giáo viên ôn tập
định hướng đúng đó là dựa vào đề thi minh họa của bộ giáo dục và đào tạo cho
nên đó giáo viên hệ thống lại toàn bộ chương trình kiến thức lớp 12 và kiến thức
lớp 11, tuy nhiên tập trung chủ yếu là chương trình lớp 12, cho nên với lượng
kiến thức nhiều như vậy đòi hỏi học sinh phải biết hệ thống lại kiến thức, hiểu
và vận dụng vạo thực tế cuộc sống nhất là xử lí tình huống ở những câu hỏi tình
huống dạng vận dụng cao. Việc xử lí tình huống dạng vận dụng cao của môn
GDCD đòi hỏi phải hết sức linh hoạt và có liên hệ thực tiễn mới đưa ra sự lựa
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019


chọn chính xác. Tực tế qua các năm thi THPT quốc gia thì học sinh để đạt được
điểm 8, 9,10 là rất khó vì thường sai ở các câu vận dụng nhất là sai các câu vận
dụng cao. Muốn khắc phục tình trạng trên đòi hỏi học sinh phải biết nắm vững
kiến thức cơ bản, lập luận chính xác, hiểu biết pháp luật, liên hệ thực tiễn.
2.2. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4.
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các tổ
chức chuyên môn trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục
học sinh. Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp, kĩ năng ra đề
theo yêu cầu cấu trúc của bộ.
- Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thông minh, nhanh nhẹn nên
thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày
càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm kiến thức trên các trang
mạng để tham khảo.
2.2.2 Khó khăn:
- Thời gian ôn tập cho học sinh không nhiều, tài liệu còn hạn chế…
- Mức độ lĩnh hội tri thức ở các lớp không đồng điều cho nên cho nên khó
phân loại đội tượng để ôn tập.
- Phần lớn phụ huynh do điều kiện kinh tế nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm
cặp các em, thậm chí còn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường nên đã ảnh hưởng
rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh.
- Việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh chưa nhiều cho nên học
sinh thiếu kinh nghiệm trong quá trình ôn tập.
Khi chưa áp dụng những kinh nghiệm này, qua điều tra ở các lớp tôi đã dạy ở
cuối học kì 1 thu được kết quả như sau:

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4


5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Lớp

12A3
12A5
12A6
12A8



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình

Điểm Yếu

số

(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)

(Từ 5 đến 6,5)


(Từ 3,5 đến 4,75)

SL
2
1
4
1

SL
7
6
9
3

SL
29
26
25
32

42
39
41
40

%
4,7
2,5
9,7

2,5

%
16,6
15,3
21,9
7,5

%
69
66,6
60,9
80

SL
4
6
3
4

%
9,7
15,6
7,5
10

Với kết quả như trên, ta thấy chất lượng giáo dục bộ môn còn thấp, học sinh
có điểm yếu vẫn còn nhiều, số học sinh đạt điểm cao còn hạn chế.
Với những thực trạng như trên qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã mạnh
dạn đưa ra một số kinh nghiệm ôn thi cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng.

2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa.
Việc nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa giúp các em dễ
dàng đạt mức 5 điểm. Với nội dung đề thi cả 3 khối, chủ yếu lớp 12, khối lượng
kiến thức không quá nhiều. Thời lượng 1 tiết/tuần, các em hoàn toàn có thể nắm
vững kiến thức cơ bản.
* Sách giáo khoa lớp 11: Giáo viên yêu cầu nắm vững kiến thức phần kinh tế,
vì đây là phần đề thi tập trung vào, đối với đề thi quốc gia năm 2018 gồm có 8
câu nằm trong chương trình lớp 11(Phần kinh tế). Đề thi minh họa năm 2019 thì
chỉ có 4 câu lớp 11(Phần kinh tế), hơn nữa đó là phần kinh tế học sinh rất khó
nhớ,cho nên giáo viên ôn tập cần phải theo chuyên đề cụ thể cho học sinh nắm
chắc kiến thức của lớp 11(phần kinh tế).
* Sách giáo khoa lớp 12: Đề thi chủ yếu nằm ở phần này với số lượng câu hỏi
khoảng 36 câu đề cập đến vấn đề pháp luật và thực tiễn cuộc sống, cho nên giáo
viên khi ôn tập cần phải ôn tập theo từng bài cụ thể, kiến thức trọng tâm cần
nắm là gì? Bao nhiêu nội dung…để học sinh nắm vững, hiểu rõ và biết vận dụng
vào đời sống, có như vậy thì các em mới khắc sâu kiến thức và lập luận đúng
theo pháp luật.
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Ở trên lớp giáo viên yêu cầu các em chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch
gạch chân các ý cơ bản, chú ý đến các ví dụ minh họa của thầy cô và yêu cầu lấy
được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Ví dụ: Trong đề thi THPT 2018, câu 82 mã đề 324 có câu: Nghĩa vụ mà các cá
nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật

của mình là
A. trách nhiệm pháp lí.

B. thi hành nội quy

C. tuân thủ quy chế.

D. thực thi đường lối

Với câu hỏi này ở dạng câu hỏi nhận biết, trong quá trình dạy học giáo
viên phân tích khái niệm và nhấn mạnh yếu tố trách nhiệm pháp lí (vì là nghĩa
vụ mà các cá nhân phải gánh chịu) và bắt buộc người vi phạm phải gánh chịu.
Khi nắm vững lý thuyết thì đọc đáp án lên các em dể dàng nhận ra đáp án
đúng mà không lo đáp án nhiễu.
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập trong sách
giáo khoa, vì các bài tập đó đều rất sát với bài học, tính thực tế khá cao
Ví dụ, bài tập 8 của bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội. Làm xong bài 8.1 và 8.2 các em sẽ hiểu và phân biệt được
thế nào là bình đẳng, bất bình đẳng trong hôn nhân, trong gia đình.
Ví dụ: Câu 118 mã đề 301 năm 2018.
Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ
anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát
hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H
vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà.
Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới
đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C, bà T và chị H.

B. Bà G, chị D và anh C.


C. Bà G, anh C, chị H và chị D.

D. Bà G, anh C và chị H.

Với câu hỏi này học sinh cần xác định những ai vi phạm nội dung bình đẳng
trong hôn nhân gia đình; Thứ nhất anh C vi phạm chế độ hôn nhân gia đình
( sống chung với người khác khi đã có vợ); Chị H tự ý rút tiền đây là tài sản của
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

cả hai vợ chồng cho nên khi chưa được thỏa thuận của cả hai vợ chồng; Bà G
mẹ anh C là người thông đồng với con trai cho nên cũng vi phạm bình đẳng
trong hôn nhân, gia đình; Bà T không vi phạm quyền bình đẳng mà chỉ có vi
phạm xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự; Chị D là người ngoài
nếu có vi phạm thì vi phạm pháp luật, nhưng đề hỏi vi phạm quyền bình đẳng
trong hôn nhân gia đình cho nên đáp án D là đúng.
2.3.2. Bám sát, phân tích đề thi minh họa của bộ, giúp học sinh, hiểu sâu nội
dung.
Để quá trình ôn tập sát nhất, hiệu quả nhất, các em làm bài thi tốt, giáo viên
phải bám vào đề thi minh họa. Khi có đề minh họa của bộ giáo viên phải cho
học sinh làm và chữa đề, phân tích đề thậm chí phải chia các cấp độ của đề như:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và chia tỉ lệ % ở các mức độ.
- Câu hỏi dạng nhận biết
Ví dụ: Câu 82 đề thi minh họa 2019
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. thỏa ước lao động tập thể.

B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự.

D. quy tắc quản lí nhà nước.

Với các câu hỏi trên ta có thể thấy các câu hỏi ở dạng nhận biết là câu hỏi
đề cập khái niệm vi phạm hành chính, ví dụ 2 là nói đến quyền tố cáo của công
dân.
- Câu hỏi ở dạng thông hiểu.
Ví dụ: Câu 94 đề thi minh họa 2019
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy
định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.

B. Hình sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Ví dụ: Câu 95 đề thi minh họa 2019
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Ổn định ngân sách quốc gia.
C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.

B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.
D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.


Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Ví dụ: Câu 96 đề thi minh họa 2018.
Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi
tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.

D. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.

Các câu hỏi trên giáo viên cũng dể dàng xác định là những câu hỏi ở dạng
thông hiểu, khi xác định được như vậy giáo viên sẽ có hướng ôn tập cho học
sinh sát với đề thi.
- Câu hỏi ở dạng vận dụng.
Ví dụ: Câu 108 đề thi minh họa 2019
Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng
tuổi về nhà mẹ ruột. Bức xúc, bà C mẹ chồng chị B bí mật đưa cháu D đến gửi
tại nhà người quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn
đề nghị giám đốc doanh nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi
phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hôn nhân và gia đình.

B. Lao động công vụ.


C. Sản xuất và kinh doanh.

D. Nhân phẩm, danh dự.

Ví dụ: Câu 113 đề thi minh họa 2019
Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích
nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị
Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại
nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh A, anh D và chị Q.

B. Ông B, anh D và chị Q.

C. Anh A, ông B và anh D.

D. Anh A, anh D, ông B và chị Q

- Câu hỏi vận dụng cao.
Ví dụ: Câu 119 đề thi minh họa 2019
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị
C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019


đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị
không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị S, chị C và ông X.

B. Ông X, chị S và chị C.

C. Chị S, chị C và anh A.

D. Anh A, ông X và chị S.

Vì đó chính là khung để người ra đề làm tiêu chuẩn căn bản xây xây dựng
câu hỏi. Tuy nhiên đề thi minh họa thường dể hơn rất nhiều so với đề thi thật,
nhưng trên cơ sở đề minh họa mới có thể xây dựng hệ thống câu hỏi ở dạng
phân hóa cao.
Học pháp luật điều quan trong trọng là phải hiểu bản chất, nếu chỉ học thuộc
mà không hiểu bản chất thì khi làm bài gặp các phương án gây nhiễu các em sẽ
khoanh nhầm đáp án hoặc mất nhiều thời gian để phân biệt.
Ví dụ: Trong đề minh họa năm 2017 câu 15. Khi yêu cầu vợ minh phải nghĩ
việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
trong quan hệ
A. Nhân thân.

B. Tài sản riêng.

C. Tài sản chung.

D. Tình cảm.

Vớí câu hỏi này các em cần xác định bình đẳng giữa vợ và chồng chỉ có hai
mối quan hệ cơ bản đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Cho nên trong

quá trình dạy cho học sinh giáo viên cần phân tích để cho học sinh hiểu bản chất
đó là (yêu cầu vợ ở nhà lo công việc gia đình) đây chính là quan hệ nhân thân
bao gồm các nội dung như: Tôn trọng danh dự nhân phẩm, tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, giúp đở tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt…nếu
học sinh nắm bản chất vấn đề từ nội dung đã học thì việc lựa chon phương án
hoàn toàn chính xác.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng nắm chắc từ khóa trong câu hỏi.
Ví dụ: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị
xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công
dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng vè nghĩa vụ trong kinh doanh.
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Như vậy, nắm chắc từ khóa, ví dụ này “không phụ thuộc vào người bị xét
xử là ai, giữ chức vụ gì” (các em sẽ hiểu được nội dung là trách nhiệm pháp lí)
giúp chúng ta định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án
sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi
một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
2.3.4. Vận dụng linh hoạt trong thực tiễn để xử lí tình huống.
Có thể nói học pháp luật là để hểu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, do đó
các tình huống trong thực tiễn được báo chí đưa tin, giáo viên lấy làm ví dụ
minh họa cho bài giảng của mình để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Ví dụ: Câu 25 trong đề thi minh họa. B và T là bạn thân học cùng lớp với nhau,
khi giữa hai người sảy ra mâu thuẩn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên
facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào
sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật.
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T
B. Khuyên T gỡ bỏ vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook
D. Cha sẻ thông tin đó trên facebook
Trong thực tế tình huống này không hiếm, đã có không ít hệ quả đáng tiếc
từ những mâu thuẩn trên facebook cố tình, hay vô tình gây ra. Các đáp án như:
Khuyên B nói xấu lại T trên facebook hoặc đáp án chia sẻ thông tin đó trên
facebook là khó phổ biến. Tuy nhiên giáo viên cần phải giải
Thích cho học sinh hiểu “lựa chọn ứng xử phù hợp” vậy dĩ nhiên chỉ có
phương án B là phù hợp nhất.
2.3.5. Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm, và thường xuyên cho
học sinh luyện đề thi qua các năm.
Để giúp học sinh làm quen với dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến
thức, kỹ năng, ngoài việc thầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong
phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới.
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Đặc biệt là những câu hỏi vận dụng cao, câu hỏi có nhiều thông tin nhưng
các thông tin đó rất hợp lí và gây nhiễu nếu học sinh không có những suy luận
tốt thì sẽ chọn phương án sai.
Ví dụ: Câu 120 mã đề 302 đề thi năm 2017

Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến
liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn
anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử,
không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả
nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng.
Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình
sự?
A. Anh B, C và D.

B. Anh A, C và D.

C. Anh A, B, C và D.

D. Anh C và D.

Câu hỏi này rất nhiều học sinh làm sai vì cho rằng chỉ có anh C và anh D
là vi phạm nhưng lại bỏ qua anh A trong khi đó anh A không trực tiếp gây ra hậu
quả nhưng lại là người gián tiếp (Vì ca trực của mình) và cũng có học sinh lại
cho rằng cả 4 người điều vi phạm vì các em lại không hiểu rằng anh B là người
vô can.
Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu”, giáo viên phải thường xuyên kiểm
tra, đánh giá học sinh một cách chính xác, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá
bằng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học sẽ góp phần quan trọng trong
việc định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để
các em tự tin hướng đến kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Việc luyên đề qua các năm các em cũng cố kiến thức cơ bản và sẽ làm quen
với những tình huống phức tạp mà đề thi hay đề cập
Ví dụ: Một tình huống đưa ra có nhiều nhân vật, nhiều tình tiết và nhều loại vi
phạm, đề sẽ đề cập đến vừa vi phạm hành chính vừa vi phạm dân sự, cho nên
học sinh khó phân biệt nếu không nắm chắc kiến thức.

Ví dụ: Câu 111, mã đề 301 năm 2018
Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã
gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K
đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ.
Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách
nhiệm dân sự?
A. Bà S và ông K.

B. Anh H, bà S và ông K.

C. Anh H, bà S và chị M.

D. Anh H và ông K

2.3.6. Phân bổ thời gian hợp lí khi làm đề thi.
Việc phân bổ thời gian trong quá trình làm bài là một việc vô cùng quan
trọng, nếu làm tốt điều này thì các em đã có thể chủ động làm bài hiệu quả. Kinh
nghiệm trong việc phân chia thời gian của bài thi THPT quốc gia để làm bài hợp
lý, nên làm câu nào trước, câu nào sau và dành thời gian cho mỗi câu bao nhiêu
lâu là hợp lý nhất. Thông thường đề thi phần hóa cao ở những câu cuối của đề từ
câu 111, 112 trở đi đó là các câu vận dụng cao cho nên giáo viên cần hướng dẫn
cho các em dành nhiều thời gian cho các câu vận dụng cao.

2.3.7. Cách giải quyết nhanh những bài tập dạng vận dụng cao.
Ví du: Do mâu thuẩn với giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm
nội dung công văn mật của giám đốc B để trên bàn, rồi nhờ anh P đăng lên
Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nôi dung không tốt.
Nhưng ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoai, điện tín?
A. Giám đốc B, chị T, anh P, anh K.

B. Chị T, anh P, anh K.

C. Giám đốc B, chị T, anh k.

D. Giám đốc B, chị T, anh P.

Với câu hỏi này cách xử lí nhanh, chính xác đó là đưa ra cách lập luận như
sau: Chỉ cần xác định giám đốc B có vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoai, điện tín hay không? Trong trường hợp này nếu
giám đốc B không vi phạm thì các phương án loại trừ đó là: A, C, D vì điều có
giám đốc B, nhưng xác định B không vi phạm thì chỉ còn lại đáp án B là không
có giám đốc B nên phương án trả lời đúng là B.

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Ví dụ: Ông B vay ông A 100 triệu đồng để kinh doanh và viết giấy giao hẹn 2
năm sẽ trả. Vì kinh doanh thua lỗ nên ông B vẫn chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê

anh C và anh D đến đập phá đồ đạc và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là
hàng xóm sang ngăn can thì bị anh C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Ông A, anh C, anh D.

B. Ông B, anh D, ông H.

C. Ông A, ông B, anh D.

D. Ông A, ông B, anh C, D

Với câu này hướng dẫn cho học sinh chỉ cần xác định ông B có vi phạm hình
sự không? Nếu học sinh xác định ông B có vi phạm, nhưng vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực dân sư vì nợ quá hạn chứ không phải là vi phạm hình sự. Trong
khi đề hỏi: Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Từ lập luận trên
học sinh nhanh chóng loại bỏ các đáp án B, C, D và phương án đúng sẽ là A.
2.3.8. Hướng khắc phục một số lỗi học sinh hay mắc phải.
- Đọc không kĩ đề bài cho nên xác định sai câu hỏi của đề.
Ví dụ: Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phải
nhập viện điều trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà dọa nạt con rể. Trong lúc
hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông P bố anh K áp
giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Anh K và ông N, ông P

B. Chị M, ông N và anh K.

C. Anh K và ông P và ông N

D. Chị M, ông N và ông P.


Vì không đọc kĩ đề nên học sinh hay nhầm là những ai dưới đây vi phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Hay nhầm lẫn giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy học sinh trong quá trình
làm bài thi các em hay nhầm giữa hình thức (sử dụng pháp luật và thi hành pháp
luật)
Ví dụ: Sau khi biết điểm kì thi THPT Quốc Gia 2018 của mình, bạn H đã điều
chỉnh nguyện vọng theo tổ hợp xét tuyển lần cuối. Trong trường hợp trên bạn H
đã thực hiện theo hình thức nào sau đây?
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Với câu hỏi này nhiều học sinh đã chọn sai và cho rằng đó là áp dụng pháp
luật hay tuân thủ pháp luật, trong khi đó đáp án đúng lại là sử dụng pháp luật.
Ví dụ: Sau khi đi vào sản xuất sản phẩm, giám đốc X đã chủ động, huy động
lực lượng để xử lí vấn đề ô nhiễm môi trường tránh ảnh hưởng đến sức khỏe,
sinh hoạt của nhân dân. Trong trường hợp trên giám đốc X đã thực hiện pháp

luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Tương tự như vây học sinh lại dễ nhầm là tuân thủ pháp luật trong khi đó đáp
án đúng là thi hành pháp luật. Vậy cách để hướng dẫn học sinh tránh mắc lỗi này
giáo viên cần phân tích kỹ các hình thức thực hiện pháp luật và khắc sâu kiến
thức để học sinh hiểu rõ bản chất vế đề, đồng thời mỗi hình thức cần phải có ví
dụ cụ thể để học sinh dể phân biệt và phân biệt đúng.
+ Chủ động thực hiện quyền là (sử dụng pháp luật)
+ Chủ động thực hiện nghĩa vụ là (thi hành pháp luật)
+ Không làm những điều pháp luật cấm (tuân thủ pháp luật)
Với việc giáo viên chỉ rõ như tôi vừa nêu ở trên, chắc chắn học sinh không
mắc sai lầm trước các câu hỏi liên quan đến phần này và nắm rất tốt nội dung
các hình thức thực hiện pháp luật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên thì chất lượng ôn tập của học
sinh các lớp tôi dạy cụ thể là:
- Chất lượng bộ môn GDCD được nâng lên rõ rệt và các em đã có thể mạnh dạn
tự tin những tình huống vấn đề mà giáo viên đặt ra trong các tiết học, tiết ôn tập.
Kỹ năng tư duy và phân tích, lập luận để chọn câu trả lời đúng và sự hiểu biết
tổng hợp từ các môn học khác của các em đã có sự tiến bộ, hiểu biết rộng hơn,
tạo hứng thú học tập và tự tiên bước vào kì thi THPT quốc gia cũng như việc
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4


15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

học bộ môn không con cứng nhắc như là những tiết chính trị đơn thuần mà như
mọi người hiểu. Kết quả kiểm tra cuối học kì 2 ở các lớp tội dạy như sau:
Lớp

12A3
12A5
12A6
12A8



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình

Điểm Yếu

số

(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)


(Từ 5 đến 6,5)

(Từ 3,5 đến 4,75)

42
43
40
40

SL
11
17
9
8

%
26,1
39,5
22,5
20

SL
22
19
15
17

%
52,3
44,1

37,5
42,5

SL
8
7
14
14

%
SL
19,3
1
16,4
0
35
2
35
1

%
2,3
0
5
2,5

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm, thực tiễn ôn tập, dạy học bộ môn GDCD
ở trường THPT Nông Cống 4, tôi đã thực hiện trong những năm học vừa qua.
Với những điều bản thân đã lĩnh hội được, hy vọng sẽ có được bài học đóng góp
phần nào để có thể nâng cao chất lượng ôn tập và hiệu quả khi giảng dạy theo

tinh thần đổi mới căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ kết quả thu được và hơn nữa, từ bản thân môn Giáo dục công dân (vốn
đã là một môn học tổng hợp, bao gồm các kiến thức: triết học; đạo đức; Kinh tế
- Chính trị học; Chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước... lại còn được tích
hợp, lồng ghép các nội dung: giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên;
giáo dục môi trường; giáo dục giá trị, kỹ năng sống; Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh... từ khá sớm), thiết nghĩ việc ôn tập cho học sinh
giáo viên cần phải cập nhật những kiến thức từ thực tiễn và những thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần làm phong phú thêm kiến thức
trong quá trình ôn luyện cho học sinh và hoàn toàn có tính khả thi trong việc
phát huy hơn nữa khả năng tự học của người học, cũng như góp phần hình thành
và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng những kinh nghiệm trên trong dạy học va ôn
tập còn gặp nhiều khó khăn do sách báo, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang
thiết bị... phục vụ cho quá trình dạy học còn thiếu. Hơn nữa, việc ứng dụng công
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

nghệ thông tin, sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, phim liên quan đến nội dung bài
học còn hạn chế; việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất công phu nên nhiều
khi giáo viên còn ngại thực hiện.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với bộ giáo dục và đào tạo: Cần phải có đề thi minh họa sớm hơn để
thầy cô giáo bám vào cấu trúc ôn tập cho học sinh.

3.2.2. Đối với sở giáo dục và đào tạo: Khi ra đề khảo sát chất lượng hằng năm
ngoài việc bám cấu trúc nhưng mức độ đề khó, dễ, cần phải phù hợp vì đề thi
khảo sát của sở năm 2019 dễ hơn so với đề thi thật.
3.2.3. Đối với nhà trường: Để thuận lợi cho việc ôn tập, đáp ứng kỳ thi THPT
quốc gia, đề nghị nhà trường quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc trang bị
sách báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, máy chiếu, băng hình ...để giáo viên chúng
tôi có thể áp dụng những kinh nghiệm dạy học, ôn tập, một cách thiết thực, hiệu
quả nhất.
Trên đây là “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ
thi THPT Quốc gia môn GDCD.” Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn,
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí, đồng nghiệp và cán bộ phụ trách
chuyên môn cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Hữu Tân
Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

17



Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2018 - 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa GDCD lớp 11, 12 nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức kỹ năng
- Bộ đề luyện thi THPT quốc gia 2018 tác giả Trần Văn Thắng Nhà XB GD Việt
Nam
- Đề thi tham khảo của bộ giáo dục 2017- 2018 - 2019
- Đề thi THPT quốc gia năm 2017, 2018
- Đề thi chính thức năm 2018 của bộ giáo dục và đào tạo
- Ngân hàng đề thi trắc nghiệm – Tác giả: Nguyễn Đình Đông –Nhà XB Thanh
Hóa.
- Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia tập 1, tập 2 năm 2018, 2019 nhà xuất bản giáo
dục.

Giáo viên: Phạm Hữu Tân – Trường THPT Nông Cống 4

19




×