Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần hợp chất có nhóm chức hóa học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.96 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGA SƠN

XÂY DỰNG, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC
HÓA HỌC 11 THPT

Họ tên:
Nguyễn Tiến Dũng
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Hoá Học

THANH HOÁ NĂM 2018

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

0


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài



1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Nhiệm vụ của đề tài

1

4. Những đóng góp của đề tài

1

II. CỞ SỞ LÝ THUYẾT

1

1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG

1

2. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT.

1

III. XÂY DỰNG, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP BDHSG PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT


4

2.1. Sử dụng bài tập để rèn luyện các năng lực tư duy cần có cho học
sinh giỏi

4

2.1.1. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nhận
thức cho học sinh

4

2.1.2. Sử dụng bài tập để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản
và rèn luyện các kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản

5

2.1.3. Bài tập để rèn luyện cách giải nhanh, thông minh
2.1.4. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy độc lập, logic,
trừu tượng, đa hướng, khái quát, biện chứng và sáng tạo trong học sinh
2.1.5. Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành
2.2. Một số dạng bài tập BDHSG phần hoá học hữu cơ lớp 11 THPT

5
6
9
10

2.2.1. Dẫn xuất halogen – ancol – phenol


10

2.2.2. Anđehit – xeton

13

2.2.3. Axit cacboxylic
IV. KẾT LUẬN

19

LỜI KẾT

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hằng năm, chúng ta luôn tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi (HSG) môn hoá học
để phát hiện những em có năng khiếu nên việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi hoá học là rất cần thiết và mang tính thiết thực, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
Trong giảng dạy cũng như trong bồi dưỡng HSG, bài tập tổng hợp hữu cơ có vị trí hết
sức quan trọng. Nó không những góp phần giúp học sinh hiểu rõ về lý thuyết hoá hữu cơ,
về thực tế tổng hợp và sản xuất các chất hữu cơ mà hơn hết là khi giải loại bài tập này
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng, tuyển chọn và sử
dụng hệ thống bài tập BDHSG phần hợp chất có nhóm chức Hóa Học 11 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập BDHSG phần hoá học hữu cơ
lớp 11 THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
2. Nghiên cứu chương trình hoá học phổ thông ban khoa học tự nhiên, chương
trình chuyên hoá học, phân tích các đề thi HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia.
3. Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập BDHSG phần hoá học hữu cơ
lớp 11 THPT.
4. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống các dạng bài tập.
4. Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận:
Đề tài đã góp phần xây dựng được hệ thống các dạng bài tập phần hữu cơ 11 tương
đối phù hợp với yêu cầu và mục đích bồi dưỡng HSG hoá học ở trường phổ thông
trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
- Xây dựng được hệ thống bài tập cơ bản về phần hữu cơ 11 dùng bồi dưỡng HSG
hoá học.
- Giúp cho học sinh và giáo viên có thêm tư liệu bổ ích trong học tập và trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. CỞ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam rất coi trọng vấn đề đào tạo và bồi
dưỡng HSG trong chiến lược giáo dục phổ thông của mình. Vào những năm đất nước
còn chiến tranh gian khổ, chúng ta đã quan tâm đến vần đề này. Năm 1962, kì thi chọn
HSG toán và văn lớp 10 toàn miền bắc đã được tổ chức (được xem là kì thi chọn HSG
quốc gia đầu tiên của nước ta). Và đến năm 1966, hệ thống trung học phổ thông
chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên toán tại các trường đại học lớn về
khoa học cơ bản. Từ đó đến nay, hệ thống trường chuyên cùng với các trường trung
học phổ thông không chuyên ở tất cả các tỉnh thành đã trở thành cái nôi bồi dưỡng biết
bao thế hệ học sinh giỏi.

Vì sao công tác bồi dưỡng HSG lại được nước ta cũng như các nước khác trên thế giới
quan tâm nhiều đến vậy? Để các em đạt kết quả cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế?
Theo tôi, đây chưa phải là lí do để các nước phải coi trọng vấn đề này, lí do chính ở đây là
để nuôi dưỡng nguồn nhân tài tương lai cho đất nước. “Nhân tài không phải là sản phẩm tự

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

2


phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu
không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ...” (Báo cáo chính trị của Ban chấp
hành TW Đảng tại Đại hội VI năm 1996).
Như vậy, việc phát hiện sớm và tổ chức bồi dưỡng HSG đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển xã hội tương lai.
2. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT.
2.1. Những phẩm chất và năng lực cần có của một HSG hoá học
a. Một số quan niệm về HSG hóa học
* Theo phó giáo sư Bùi Long Biên (ĐH Bách khoa): ‘‘HSG hóa học phải là người nắm
vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối
ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới (do chưa được
học hoặc chưa thấy bao giờ) trong các kì thi đưa ra’’.
* Theo PGS-TS Trần Thành Huế (ĐHSP Hà Nội): Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh
giá thì một học sinh giỏi hoá cần hội đủ các yếu tố sau đây:
- Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững các khái niệm, định nghĩa, định luật,
quy tắc đã được quy định trong chương trình, không thể hiện thiếu sót về công thức,
phương trình hoá học.
- Vận dụng sắc bén, có sáng tạo, đúng các kiến thức cơ bản.
- Tiếp thu và dùng được ngay một số ít vấn đề mới do đầu bài đưa ra. Những vấn
đề mới này là những vấn đề chưa được cập nhật hoặc đã được đề cập đến mức độ nào

đó trong chương trình hoá học phổ thông nhưng nhất thiết vấn đề đó phải liên hệ mật
thiết với các nội dung chương trình.
* Theo PGS-TS Cao Cự Giác (ĐH Vinh): Một học sinh giỏi hoá học phải là:
- Có kiến thức cơ bản tốt: Thể hiện nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc,
có hệ thống.
- Có khả năng tư duy tốt và tính sáng tạo cao: Trình bày và giải quyết vấn đề một
cách linh hoạt, rõ ràng, khoa học.
- Có khả năng thực hành thí nghiệm tốt: Hoá học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực
nghiệm do đó không thể tách rời lí thuyết với thực nghiệm, phải biết cách vận dụng lí
thuyết để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghiệm kiểm tra các vấn đề của lí thuyết,
hoàn thiện lí thuyết cao hơn.
b. Những phẩm chất và năng lực cần có của một HSG hóa học
- Có kiến thức hoá học cơ bản, vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có được phẩm chất này
đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức, tức là có khả năng nhận thức vấn đề
nhanh, rõ ràng; có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức ngay ở dạng sơ khởi.
- Có trình độ tư duy hoá học phát triển, có tính sáng tạo cao. Để có được những
phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng,
năng lực diễn đạt.
- Có khả năng quan sát, nhận thức các hiện tượng hoá học. Phẩm chất này được
hình thành từ năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải thích hiện tượng các quá trình hoá
học, năng lực thực hành của học sinh.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã có để
giải quyết vấn đề, các tình huống xảy ra. Đây là phẩm chất cao nhất cần có ở một học
sinh giỏi.
2.2. Một số biện pháp phát hiện HSG hoá học ở bậc THPT
Để xác định được những học sinh học giỏi hóa học, giáo viên cần phải làm rõ:
- Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh theo tiêu chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa.

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn


3


- Trình độ nhận thức, mức độ tư duy của từng học sinh và đặc biệt là đánh giá được
khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
Muốn vậy, giáo viên phải theo dõi quá trình học tập trên lớp của học sinh và tiến
hành kiểm tra toàn diện kiến thức của học sinh. Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có
thể phát hiện HSG hoá học theo các tiêu chí:
- Mức độ đầy đủ, rõ ràng về mặt kiến thức.
- Tính logic trong bài làm của học sinh đối với từng yêu cầu cụ thể.
- Tính khoa học, chi tiết, độc đáo được thể hiện trong bài làm của học sinh.
- Tính mới, tính sáng tạo (những đề xuất mới, những giải pháp có tính mới về mặt
bản chất, cách giải bài tập hay, ngắn gọn...).
- Mức độ làm rõ nội dung chủ yếu phải đạt được của toàn bài kiểm tra.
- Thời gian hoàn thành bài kiểm tra.
Tuy nhiên, để có thể phát hiện HSG bằng kiểm tra kiến thức một cách có hiệu quả
và chính xác, câu hỏi đặt ra phải đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy sáng tạo, khả năng
vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học.
2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hoá học ở bậc THPT
a. Kích thích động cơ học tập của học sinh
Quá trình học tập tại lớp bồi dưỡng HSG thường rất vất vả và căng thẳng. Các giáo
viên dạy đội tuyển cần phải biết kích thích động cơ học tập của các em để các em có
thể vượt qua những khó khăn trong tiến trình học tập này. Sau đây là một số biện pháp,
các giáo viên có thể tham khảo:
- Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
việc học tập và phát triển của học sinh.
Trong môi trường đó, học sinh dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn
sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học.
- Giao các nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng của học sinh. Bởi lẽ nếu nó quá dễ

thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán, ngược lại nếu quá khó thì học sinh dễ nản lòng.
- Xây dựng niềm tin và những kỳ vọng tích cực trong mỗi học sinh:
+ Bắt đầu công việc học tập, công việc nghiên cứu vừa sức đối với học sinh.
+ Làm cho học sinh thấy mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được.
+ Cho học sinh thấy rằng năng lực học tập của các em có thể được nâng cao
hơn nữa nếu các em cố gắng.
- Làm cho học sinh tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội
tuyển học sinh giỏi.
+ Việc học trong đội tuyển trở thành niềm vui, niềm vinh dự.
+ Phương pháp học tập, khối lượng kiến thức thu được khi tham gia đội tuyển
sẽ giúp các em học tốt môn hóa cũng như các môn học khác trên lớp.
Hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là cả một quá trình lâu dài. Nó
được hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học
tập dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần phải chú ý hình
thành động cơ học tập cho học sinh ngay từ trên lớp. Nếu trong dạy học, giáo viên luôn
thành công trong việc tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra những điều mới lạ, cách giải
quyết thông minh các nhiệm vụ học tập, tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp đối với việc
học thì dần dần làm nảy sinh nhu cầu của các em đối với tri thức khoa học. Học tập sẽ trở
thành nhu cầu không thể thiếu được của các em.
b. Soạn thảo nội dung dạy học và có phương pháp dạy học hợp lý
Nội dung dạy học gồm hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập tương ứng. Trong đó,
hệ thống lý thuyết phải được biên soạn đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát yêu cầu của

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

4


chương trình; soạn thảo, lựa chọn hệ thống bài tập phong phú, đa dạng giúp học sinh
nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời phát triển được

tư duy cho học sinh.
Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý sao cho học sinh không cảm thấy căng thẳng,
mệt mỏi và quá tải, đồng thời phát huy được tối đa tính tích cực, tính sáng tạo và nội
lực tự học tiềm ẩn trong mỗi học sinh.
c. Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình dạy đội tuyển, giáo viên có thể đánh giá khả năng, kết quả học tập của
học sinh thông qua việc quan sát hành động của từng em trong quá trình dạy học, kiểm tra
hoặc phỏng vấn, trao đổi. Hiện nay, thường đánh giá kết quả học tập của học sinh trong đội
tuyển bằng các bài kiểm tra, bài thi (bài tự luận, trắc nghiệm hoặc bài thi hỗn hợp). Tuy
nhiên cần chú ý là các câu hỏi trong bài thi nên được biên soạn sao cho có nội dung khuyến
khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
III. XÂY DỰNG, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BDHSG
PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT
2.1. Sử dụng bài tập để rèn luyện các năng lực tư duy cần có cho học sinh giỏi
2.1.1. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nhận thức cho
học sinh
Để học giỏi môn hoá học, học sinh cần có những phẩm chất và năng lực như: có hệ
thống kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc; có trình độ tư duy hóa học phát
triển (năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận logic,…) có kỹ năng
thực hành và vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức hoá học đó để giải quyết các vấn
đề trong hóa học cũng như trong thực tiễn, …
Vì vậy, phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng là những yêu cầu cơ
bản, quan trọng nhất của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong dạy học hoá học, bài
tập hóa học là một phương tiện và phương pháp rất có lợi thế để hình thành các kỹ
năng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh (HS). Chúng tôi đưa ra một số bài tập
để phát triển năng lực nhận thức cho HS theo các hướng sau.
2.1.1.1. Phát hiện vấn đề nhận thức từ việc đọc đề bài toán
Đây là giai đoạn nghiên cứu đề bài trong quá trình giải bài toán hoá học. Khi đọc
đề bài, trước hết học sinh phải hiểu biết từ ngữ, thấy được logic của bài toán, hiểu
được ý đồ của tác giả, hình dung được tiến trình luận giải và phát hiện những chổ có

vấn đề của bài toán.
2.1.1.2. Phát hiện vấn đề nhận thức từ việc nghiên cứu phản ứng hóa học (HH)
Việc nghiên cứu phản ứng hóa học có thể giúp học sinh đi đến những nhận xét có
tính khái quát hoá cao, từ đó có thể giúp học sinh giải nhanh các bài toán hóa học.
2.1.2. Sử dụng bài tập để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và rèn luyện
các kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản
Một trong những dạng bài tập nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong
bộ môn hóa học là bài tập hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ và bài tập
điều chế. Bài tập hoàn thành sơ đồ phản ứng là một dạng bài tập đòi hỏi học sinh vừa
phải có kiến thức tổng quát về các chất và các phản ứng hóa học, vừa có khả năng
phân tích, suy luận để có thể xác định được các chất và phản ứng hóa học theo sơ đồ
đó cho. Vì vậy, dạng bài tập nay có tác dụng rất tốt trong việc củng cố kiến thức về các
phản ứng hóa hữu cơ và phát triển tư duy cho học sinh.
Ví dụ: (Trích đề thi học sinh giỏi lớp 12 Thành phố Hà Nội, năm học 2007 – 2008):
Cho sơ đồ biến hoá sau:

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

5


CxHyO (CHẤT A)
(CHẤT B)
C6H14O (CHẤT D).
Biết rằng trong phân tử chất A có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 6, các chất đều có
cấu tạo mạch hở, không nhánh; mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hoá học và cả hai
quá trình trên đều không sử dụng thêm hợp chất khác chứa cacbon. Tìm các công thức
cấu tạo của các chất A, B, D vả viết các phương trình hoá học phù hợp với quá trình
biến hoá trên.
Hướng dẫn giải :

Để giải bài tập này, HS cần dựa vào gợi ý của đầu bài : CTPT của chất D là
C6H14O, dựa vào đó để biện luận CTCT của D thông qua kiến thức đó học về đặc điểm
cấu tạo và tính chất hóa học cơ bản của các hợp chất hữu cơ có chứa oxi.
Cụ thể, với CTPT C6H14O có độ bội liên kết a = 0  D là hợp chất no có chứa oxi
 D chỉ có thể là ancol no, đơn chức, mạch hở hoặc là ete no, đơn chức, mạch hở.
Dựa vào sơ đồ trên, theo giả thiết, A có số nguyên tử C nhỏ hơn 6, các chất đều có
cấu tạo mạch hở, không nhánh; mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hoá học và cả hai
quá trình trên đều không sử dụng thêm hợp chất khác chứa cacbon  D chỉ có thể là
ete đối xứng mạch không phân nhánh, no, đơn chức, mạch hở :
CH3CH2CH2OCH2CH2CH3  B chỉ có thể là CH3CH2CH2OH
Vậy, chất A có thể là CH 3CH2CHO hoặc CH2 = CH – CHO, CH2 = CH – CH2OH,
CH C-CH2OH
2.1.3. Bài tập để rèn luyện cách giải nhanh, thông minh
Đó là những bài tập khó, hay và trong quá trình tìm tòi cách giải có tác dụng phát
triển tư duy của HS. Khi tư duy được hoạt hoá thì HS sẽ có cách giải bài toán thông
minh nhất, đó là con đường đi đến kết quả ngắn nhất và sáng tạo nhất.
Thực tế giảng dạy thấy rằng, trước bài toán nhiều HS lựa chọn cách giải là viết
phương trình các phản ứng có thể xảy ra, sử dụng kỹ năng tính theo phương trình phản
ứng lập bài toán đại số. Với cách làm này bài toán trở nên rất phức tạp và có nhiều
phản ứng có thể xảy ra, hệ phương trình đại số lập được có nhiều ẩn số…
Nếu biết vận dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng oxi hoá khử, biết nhận xét
để tìm ra các quy luật từ các phương trình phản ứng, ta có thể giải nhanh chóng các
dạng bài tập này.
Ví dụ: (Trích đề thi HSG tỉnh Bắc Giang – năm 2008- 2009)
Chia 7,1 gam hỗn hợp X gồm hai andehit đơn chức thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 7,7 gam CO2 và 2,25 gam H2O.
- Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 21,6
gam bạc.
a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên hai anđehit trên?
b. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt mỗi andehit trên?

Hướng dẫn giải: Với bài tập này, tác giả muốn kiểm tra kiến thức HS về phản ứng
đốt cháy và phản ứng tráng gương của anđehit, đặc biệt lưu ý trường hợp khác biệt của
anđehit fomic.
- Giải một cách đơn thuần thì HS sẽ gọi công thức trung bình của hai anđehit đơn
chức, giả sử hai anđehit này khác HCHO, viết ptpư cháy và ptpư với AgNO 3 trong
NH3, lập các hệ phương trình đại số để giải.
- Để giải nhanh hơn, yêu cầu HS phải có kiến thức vững vàng về phản ứng cháy và
phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của anđehit.
Cụ thể như sau:
nCO2 =

7, 7
2, 25
= 0,175 (mol); nH 2O =
= 0,125 (mol)
44
18

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

6


nCO2 > nH 2O  Trong hai anđehit có ít nhất một anđehit không no, đơn chức.

Mặt khác, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mO2 pư = mH 2O + mCO2 - mX = 2,25+ 7,7 –
 nO2 pư =

7,1

= 6,4 (gam)
2

6, 4
= 0,2 (mol)
32

Gọi công thức trung bình của hai anđehit đơn chức là: Cn H 2n  2 2a O




Trong đó, n > 1, a > 0
Phương trình phản ứng đốt cháy:
Cn H 2 n  2  2 a O +
nO2

3n  a



O2  n CO2 + ( n +1- a )H2O
2

0, 2
3n  a
 n =1,4 a (1)
=
nCO2
0,175

2n
1
21, 6
Giả sử, hai anđehit khác HCHO, nanđehit = nAg=
= 0,1 (mol)
2
2.108
7,1



 M
= 35,5  14 n -2 a +18 = 35,5 (2)
anđehit =
2.0,1








Thay (1) vào (2), ta được n =1,39; a = 0,994  1 n< 1,39 < m
 n = 1  Điều giả sử trên là sai.
Vậy, trong hai anđehit có 1 chất là HCHO  chất còn lại là anđehit không no, đơn
chức.
Gọi công thức của anđehit không no, đơn chức là CnH2n+2-2aO (n 3, a 2; a, n  Z)
Gọi số mol của HCHO và CnH2n+2-2aO trong
Ta có,


1
hỗn hợp lần lượt là x, y (x, y > 0)
2

nH 2O = x + (n +1-a)y = 0,125 (mol) (3)
nCO2 = x + ny = 0,175 (mol) (4)

nAg = 4x + 2y =

21, 6
= 0,2 (mol) (5)
108

mhỗn hợp = 30x + (14n + 18 – 2a)y = 7,1/2 = 3,55 (6)
Từ (3), (4)  (a-1)y = 0,05 (7)
(6)  16x + 14[x + (n+1-a)y] +4y +12ay = 3,55
 4(4x+2y) + 14x 0,125 - 4y +12ay =3,55
 4(3a – 1)y = 1 (8)
Chia (7) cho (8) theo vế, ta được:

a 1
 0, 05  a = 2
4(3a  1)

 y = 0,05 (mol); x = 0,025 (mol), n = 3.

Vậy, công thức cấu tạo của hai anđehit là: HCHO và CH2=CH-CHO
Phân biệt hai anđehit này bằng phương pháp hóa học:
2.1.4. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy độc lập, logic, trừu tượng,

đa hướng, khái quát, biện chứng và sáng tạo trong học sinh
2.1.4.1. Bài tập để rèn luyện khả năng suy luận, năng lực tư duy độc lập, diễn
đạt chính xác và logic
Khi đánh giá trình độ hiểu biết hóa học của một HS, tất nhiên phải chú ý đến khối
lượng kiến thức hóa học mà HS đó đó lĩnh hội được, nhưng như thế là chưa đủ, còn
phải chú ý đến khả năng sử dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề do thực
Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

7


tiễn đặt ra bằng suy luận độc lập của mình, và chính điều này mới đảm bảo việc tiếp
thu kiến thức một cách vững chắc. Vì thế, một vấn đề rất quan trọng của dạy học là
phải rèn luyện cho HS thói quen suy nghĩ và hành động độc lập, từ tư duy độc lập sẽ
dẫn đến tư duy phê phán, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề rồi đến tư duy sáng
tạo. Như vậy, độc lập là tiền đề cho sáng tạo. Trong thực tiễn dạy học, việc truyền thụ
kiến thức và rèn năng lực suy nghĩ độc lập không được coi trọng như nhau, mà vẫn
nặng về truyền thụ, trong khi đó rèn các thao tác tư duy độc lập là phương pháp có
hiệu quả nhất để HS tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và sáng tạo nhất.
Ví dụ 1: Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom ngay ở nhiệt độ thường, nhưng
toluen thì không.
a. Từ kết quả thực nghiệm đó có thể rút ra kết luận gì?
b. Anisol (metylphenylete) có làm mất màu nước brom không?
c. Nếu cho nước brom lần lượt vào từng chất p-toludin (p-aminotoluen), p-cresol
(p-metylphenol) theo tỉ lệ mol tối đa thì thu được sản phẩm gì? Giải thích?
Nhận xét: Phenol và anilin là hai hợp chất được HS nghiên cứu khá kỹ trong
chương trình. Trên cơ sở hiểu biết về 2 hợp chất này cho phép HS suy luận cho những
hợp chất tương tự, đồng thời qua đó HS được khắc sâu, làm rừ thêm khái niệm về sự
ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
Ví dụ 2: Một hỗn hợp X chứa 2este mạch hở (chứa C, H, O) là đồng phân của nhau.

Cho m gam X bay hơi trong bình kín dung tích 4,0 lít ở 273 0C thì có áp suất là
1,12atm. Đem xà phòng hóa hoàn toàn (g) hỗn hợp X bằng 150ml dung dịch KOH
1M. Rồi đem chưng cất hỗn hợp sau phản ứng thì thu được 4,25 gam hỗn hợp hai rượu
là đồng đẳng kế tiếp và còn lại m1 gam chất rắn khan B. Nung hỗn hợp B trong bình
kín có đủ oxi cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m 2 gam muối K2CO3, 11 gam
CO2 và 3,6 gam H2O.
a. Tính m2 và xác định công thức cấu tạo của hai este.
b. Tính m và m1
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: áp dụng công thức: PV= nRT
`

 nhỗn hợp X =

1,12.4
P.V
 0,1mol
=
0, 082(273  273)
R.T

nKOH = 1. 0,15 = 0,15 (mol)
HS phải biện luận được số nhóm chức este dựa vào tỉ lệ mol giữa KOH và este, đây
là mấu chốt của bài toán:
Vì: 1 <

nKOH 0,15

 1,5 < 2  2 este là đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thủy
nhhX

0,1

phân, KOH dư.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng xà phòng hoá, ta được:
mhh este X + mKOH = mrắn + mancol  m + 56. 0,15 = m1 + 4,25
 m1 – m = 4,15 (1)
Dựa vào giả thiết để biện luận, vì B là chất rắn thu được sau phản ứng xà phòng
hóa nên B là muối kali của axit hữu cơ và KOH dư.
nKOH pư = neste = 0,1 (mol)  nKOH dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)
Từ giả thiết, muối kali của axit cacboxylic và KOH dư, đem đốt cháy trong bình
lớn có đủ oxi thu được K2CO3, CO2 và H2O.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng nguyên tố kali, ta có thể tính được khối
lượng m2 của muối K2CO3:

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

8


nK2CO3 = 1/2 nKOH = 0,15/2 = 0,075 (mol)
 mK 2CO3 = m2 = 138 . 0,075 = 10,35 (gam)

Tiếp tục áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho hai nguyên tố C và H trong
muối của axit cacboxylic,
ta có: nC = nK CO + nCO = 0,075 + 11/44 =0,325 (mol)
2

3

2


n
0,325
 3, 25 .
 n C = C 
neste
0,1
3, 6

nH = 2 nH 2O = 2.
= 0,4 (mol)  n H = 0,4/ 0,1= 4
18

Theo giả thiết, hai este là đồng phân của nhau, mà hai ancol thu được sau phản ứng
xà phòng hóa là đồng đẳng kế tiếp, nên hai axit cacboxylic cũng là đồng đẳng kế tiếp.
Vậy, hai axit đó là C3H4O2 và C4H6O2.

Ta có, nancol = nKOHpư = 0,1 (mol)  M ancol = 4,25/ 0,1 = 42,5
 M1 < 42,5 < M2,  một ancol là CH3OH, ancol thứ 2 là C2H5OH
Vậy, CTCT của hai este là : CH2= CH- COOC2H5 và CH2=CH- CH2COOCH3
Hoặc CH3- CH=CH- COOCH3 hoặc CH2=C – COOCH3
CH3
b. Ta có: meste = m= 100.0,1 = 10 gam
Thay vào (1)  m1 = 10 + 4,15 = 14,15 (gam)
2.1.4.2. Bài tập để rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng, đa hướng, khái quát,
biện chứng và sáng tạo trong học sinh
a. Trừu tượng hóa: Là một bộ phận của toàn bộ, tách ra khỏi toàn bộ, nó cô lập ra
khỏi các mối quan hệ của các bộ phận, nó chỉ giữ lại các thuộc tính cơ bản và tước bỏ
những thuộc tính không cơ bản. Cái cụ thể có tri giác trực tiếp được. Trừu tượng
không tri giác trực tiếp được. Trong nhận thức có quy luật phát triển là đi từ cụ thể đến

trừu tượng. Trừu tượng hóa là sự phản ánh bản chất cô lập các dấu hiệu, thuộc tính bản
chất. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và sự chuyển động của electron trong nguyên tử làm
tiền đề để thông hiểu sự hình thành các liên kết hóa học … liên kết  ,  , hiđro, những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí hóa của các chất.
b. Khái quát hóa: Là bước cần thiết của trừu tượng hóa. Mỗi vật thể (chất, phản
ứng …) với đầy đủ các dấu hiệu bản chất và không bản chất, dấu hiệu chung, riêng.
Xác định thuộc tính bản chất và chung của mọi loại đối tượng, từ đó hình thành nên
một khái niệm. Đó là khái quát hóa.
c. Sáng tạo: là vận động từ cái cũ đến cái mới, nên tư duy phải linh hoạt, mềm dẻo
trên cơ sở thông hiểu sâu sắc bản chất của các khái niệm, định luật, các qui luật tương
tác giữa các chất và các quá trình hóa học, chứ không hiểu một cách hình thức (hiểu
hình thức thì tư duy rất cứng nhắc không linh hoạt được).
Phải có năng lực độc lập trong tư duy và trong hành động. Tính linh hoạt và sáng
tạo của tư duy liên quan mật thiết với độc lập của tư duy. Độc lập ở trình độ cao dẫn
đến sáng tạo, độc lập là tiền đề cho sáng tạo.
Phải có lòng say mê học tập, ham muốn hiểu biết, biến thành nhu cầu và nguồn
vui của cuộc sống. Nhiệt tình trong công việc, không bao giờ bằng lòng với cái hiện
có, mà luôn luôn tìm cách cải tiến nó tốt hơn. Đừng xem thường những vấn đề, bài
toán đơn giản, đừng bao giờ nghĩ rằng chẳng còn gì để cải tiến, sáng tạo nữa ! Suy
nghĩ đó sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo của HS.
Ví dụ: ( Đề thi HSG thành phố Hà Nội, vòng 1, năm học 1997- 1998)

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

9


Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C 10H10O2. Khi cho A tác dụng với
NaOH tạo thành 2 muối X, Y và nước. Hơi A phản ứng với hiđrô nhờ xúc tác Ni tạo ra
hợp chất B (C10H12O2). Cho muối X tác dụng với dung dịch HCl được chất hữu cơ Z,

Z có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. Cho Z tác dụng với dung dịch
KMnO4 trong môi trường H2SO4 tạo thành hợp chất T có công thức phân tử C4H8O4 .
a. Xác định công thức cấu tạo của A, B, X, Y, Z, T. Biết rằng Z có đồng phân Cistrans
b. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình thí nghiệm .
Hướng dẫn giải:
a. Ta có thể tính được độ bội liên kết trong A theo công thức sau:
Độ bội liên kết =

2.10  2  10
=6
2

Vì A phản ứng với dung dịch NaOH cho hai muối X, Y và H2O  A phải là este
của axit hữu cơ đơn chức với phenol.
Vì độ bội liên kết bằng 6 nên A phải chứa một liên kết  ở mạch nhánh.
Vì X khi tác dụng với HCl được chất hữu cơ Z  Z là một axit yếu, mà Z làm mất
màu nước brom  Z là axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở.
Z tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 tạo thành hợp chất T có
công thức phân tử C4H8O4  Z chứa 4 nguyên tử C trong phạn tử.
Z có đồng phân cis – trans  Công thức cấu tạo đúng của Z là:
CH3- CH = CH – COOH, CTCT của X là CH3- CH = CH – COONa,
CTCT của T là: CH3 – CHOH – CHOH- COOH,
CTCT của Y là : C6H5ONa,  CTCT đúng của A là:
CH3- CH = CH – COOC6H5 ; CTCT của B là : CH3- CH2- CH2- COOC6H5
Bài tập này có tính trừu tượng cao, nó yêu cầu HS phải có sự tư duy cao, tư duy
tổng hợp, logic, có khả năng phân tích tốt để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
2.1.5. Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành
Hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận. Vì vậy người HS giỏi hoá nhất thiết
phải có kỹ năng thực hành, có khả năng giải thích những vấn đề thực tiễn cuộc sống
liên quan đến khoa học bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức đó biết vào cuộc sống.

Thông qua làm việc tại phòng thí nghiệm, thực hiện các bài thực hành cũng như ý thức
quan sát, sự nhạy bén trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, những
năng lực này của HS được hình thành và phát triển. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học
hiện nay, điều kiện thực hành còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, về quỹ thời
gian. Vì vậy, trong quá trình dạy học hoá học ngoài việc vận dụng tối đa điều kiện hiện
có để tăng cường kỹ năng thực hành cho HS thông qua phương tiện dạy học, việc sử
dụng bài tập để qua đó góp phần hình thành và phát triển kỹ năng thực hành, khả năng
giải quyết các vấn đề thực tiễn còn đang có ý nghĩa quan trọng. Dưới góc độ này bài
tập hoá học theo chúng tôi có thể sử dụng với các dạng sau đây:
- BT để chứng minh các thuyết, các nguyên lí
- Các bài tập thực nghiệm như: tách, tinh chế, nhận biết, điều chế.
- Các bài tập giải thích những hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm dân gian.
Ví dụ:
1. Bình cầu chứa khí A có cắm ống dẫn khí vào chất lỏng B, khi mở khoá K chất
lỏng B phun vào bình cầu. Hãy xác định khí A là khí nào trong số các khí sau đây: H 2,
N2, CH4, C2H4, C2H2, NH3, HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2, CH3NH2 khi chất lỏng B là:
A. H2O
C. Dung dịch Br2 trong nước
B. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch Br2 trong CCl4

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

10


2. Xác định khí A trong bình cầu trong mỗi trường hợp:
a. Chất lỏng B phun lên có màu hồng khi B là nước có pha phenolphtalein
b. Chất lỏng B phun lên không màu khi B là dung dịch NaOH có pha
phenolphtalein.

Nhận xét: Giải bài tập này đòi hỏi học sinh hiểu và có kỹ năng phân tích mối quan
hệ giữa hiện tượng quan sát và bản chất của thí nghiệm: nước trong bình B sẽ phun lên
bình A khi khí trong bình A tan được trong dung dịch B, vì sự hoà tan sẽ làm giảm số
mol khí trong bình và do đó làm giảm áp suất. Từ đó, căn cứ vào tính chất vật lý và
tính chất hoá học để xác định được các khí trong mỗi trường hợp
Trường hợp1:
A. NH3, HCl, CH3NH2
B. HCl, H2S, SO2, CO2, Cl2
C. C2H4, C2H2, SO2, H2S
D. C2H4, C2H2
Trường hợp 2:
A. NH3, CH3NH2
B. HCl, H2S, CO2, SO2, Cl2
Như vậy, khi bồi dưỡng HS giỏi hóa học qua hệ thống bài tập, ngoài mức độ luyện
tập thông thường, giáo viên phải yêu cầu ở mức cao hơn đối với HS là biết vận dụng
kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống
mới; biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng của HS, biết đề xuất các giải pháp khác
nhau khi phải xử lý một tình huống. Và do đó, với nét đặc thù của mình, bài tập hóa
học có vai trò lớn trong việc rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo
và các kỹ năng cho HS giỏi trong dạy học hoá học.
2.2. Một số dạng bài tập BDHSG phần hoá học hữu cơ lớp 11 THPT
2.2.1. Dẫn xuất halogen – ancol – phenol
Để định hướng được cách giải phù hợp với chuyên đề này, HS cần nắm vững được
tính chất hoá học đặc trưng của ancol hay phenol (phản ứng tách nước của ancol, phản
ứng ảnh hưởng qua lại của nhóm –OH với vòng benzen trong phenol…), từ đó áp
dụng trực tiếp vào phần bài tập tìm CTPT hay điều chế các chất.
Ví dụ 1: Đun nóng 0,166g hỗn hợp hai rượu với H 2SO4 đặc ta thu được hỗn hợp hai
olefin là đồng đẳng liên tiếp (Hiệu suất phản ứng là 100%). Trộn hai olefin đó với
1,4336 lít không khí (đo ở đktc). Sau khi đốt cháy hết olefin và làm ngưng tụ hơi nước
thì hỗn hợp khí còn lại (A) là 1,5 lít (đo ở 27,30C và 0,9856 atm).

a. Tìm công thức phân tử và khối lượng các ancol
b. Tìm khối lượng hơi nước đó ngưng tụ
c. Tính tỉ khối của hỗn hợp A so vơi không khí. (Biết không khí chứa 20% oxi và
80% thể tích N2).
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Theo phương pháp số C trung bình ( n ), theo các phương trình
phản ứng, lập hệ phương trình, tính được n , suy ra công thức phân tử hai ancol và
khối lượng các ancol. Từ n suy ra mH O . Từ M A suỵ ra dA/KK.
a. Theo giả thuyết, hai olefin là đồng đẳng liên tiếp nên hai ancol là no, đơn chức
đồng đẳng liên tiếp. Đặt công thức phân tử tương đương 2 ancol là Cn H 2 n 1OH , công
thức phân tử hai olefin là
Cn H 2 n ( n là số nguyên tử C trung bình của hai ancol và 2 olefin). n < n < m = n + 1; n
là số nguyên tử C của ancol thứ I, m là số nguyên tử C của ancol thứ II.
nkk = 1,4336 : 22,4 = 0,064 mol, trong đó:
nO = 20% . 0,064 = 0,0128 mol; nN = 0,064 . 80% = 0,0512 mol
2

2

2

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

11


nA( CO2 , N 2 ,O2 du )

=


0,9856.1,5
0, 082(273  27,3) = 0,06 mol

Theo các phản ứng:
H 2 SO4 , dac ,t 0
Cn H 2 n 1OH , �����
(1)
� C n H 2 n + H2O
Cn H 2 n
+ 1,5 n O2 →
n CO2 + n H2O
0,166
0,166
0,166
.1,5 n
n
14n  18
14n  18
14n  18
Ta có: nA = nCO2  nN 2  nO2 dư = 0,06

=

(2)

0,166
0,166
.1,5 n )
n + 0,0512 + (0,0128 14n  18
14n  18


� n = 2,667 suy ra n = 2, m = 3

Công thức phân tử của ancol I là C2H5OH; ancol thứ II là C3H7OH
* Tính khối lượng các ancol: gọi x, y lần lượt là số mol hai ancol trong hỗn hợp ta có:
x + y = 0,166 : (14 n + 18) = 0,166 : (14.2,667 + 18) = 0,003 (*)
Theo các phương trình phản ứng:
t
C2H5OH + 3O2 ��
+ 3H2O
� 2 CO2
x
2x
3x
t
C3H7OH + 4,5O2 ��
+ 4H2O
� 3 CO2
y
3y
Ta có: 2x + 3y = n . 0,003 = 0,008 (**)
Giải hệ phương trình (*) và (**) ta được x = 0,001; y= 0,002
� mC H OH = 46. 0,001 = 0,046g ; mC H OH = 0,002 . 60 = 0,12g
b. nH O  nCO = 0,008 mol � mH O = 0,008 . 18 = 0,144g
c. M KK = 28. 0,8 + 32 . 0,2 = 28,8
0

0

2


5

3

2

MA 

2

7

2

28.0, 0512  44.0, 008  32.0, 0008
= 30,18
0, 06

Vậy: dA/kk = 30,18 : 28,8 = 1,05
Ví dụ 2: Có hỗn hợp 2 ancol đơn chức A, B (hỗn hợp X). Đun nóng hỗn hợp X với
H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được hỗn hợp 2 olefin, còn ở 1400C thì thu được hỗn hợp
ete, trong đó có 1 ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong 2
ancol. Trong một bình kín dung tích không đổi 4,2 lít chứa a g hỗn hợp X và 2,88g oxi.
Cho rượu bay hơi hết ở 136,50C thì áp suất trong bình lúc đó là 0,8 atm. Sau khi bật tia
lửa điện để đốt cháy hết rượu và cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua ống 1 đựng P 2O5
dư và ống 2 đựng 14ml dung dịch KOH 32% ( d= 1,3g/ml) thấy khối lượng bình 2
tăng 1,408g.
a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các rượu.
b. Tính C% của các chất trong bình KOH, nếu không cho sản phẩm cháy qua ống

P2O5 mà cho hấp thụ cả vào bình KOH.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Theo phương pháp C trung bình ( n ), dựa vào các phương trình
phản ứng và đầu bài cho, suy ra công thức phân tử 2 ancol. Theo phương pháp giải
toán lượng chất dư, từ nCO và KOH suy ra khối lượng các chất trong dung dịch và C
%.
2

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

12


a. Theo đề bài, sản phẩm của phản ứng loại nước là 2 olefin nên 2 rượu ban đầu
đều là rượu no, đơn chức có số C � 2. Đặt công thức phân tử tương đương 2 rượu:
Cn H 2 n 1OH ( x mol)
Với công thức phân tử rượu thứ I là: CnH2n+1OH và rượu II là CmH2m+1OH
(n < n < m )
Theo đề bài : M C H OH  M (C H ) O nên m = 2n
Theo các phương trình phản ứng:
H SO ,180 C
Cn H 2 n 1OH �����
+
H2O
� Cn H 2 n
2 m1

m

2


n

2 n1 2

0

4

H SO ,140 C
2 Cn H 2 n 1OH �����
� ( Cn H 2 n
2

4

0

)O

+1 2

+

H2O

3n  1
) O2 → n CO2 + ( n + 1)H2O
2
x

x n
x ( n + 1)
0,8.4, 2
Số mol khí trong bình =
= 0,1 mol
0, 082.(273  136,5)
Cn H 2 n 1OH

+(

Trong đó số mol O2 = 2,88 : 32 = 0,09 mol
Suy ra số mol X : n X = 0,1 – 0,09 = 0,01 mol = x
Mà nCO = 1,408 : 44 = 0,032 mol = x n . Vậy n = 0,032 : 0,01 = 3,2
(Khối lượng dung dịch KOH tăng 1,408g chính là mCO )
Xét điều kiện: 2 �n < 3,2 < m = 2n. Nghiệm thích hợp n =2, m = 4.
Công thức 2 rượu là: CH 3CH2OH, (rượu etylic) và C4H9OH (butanol) có 4 đồng phân:
CH3CH2CH2CH2OH (rượu n-butylic), (CH3)2CH-CH2OH (isobutylic), CH3-CH2CH(OH)-CH3 (rượu secbutylic), (CH3)3C- OH (rượu tecbutylic)
2

2

b. Ta có: nCO = 0,032 mol; nKOH =
2

n

14.1,3.32
= 0,104 mol
100.56


0,104

KOH
Vì n  0, 032 > 2 nên muối tạo thành là K2CO3
CO
2

Theo phương trình phản ứng:
CO2
+
2KOH → K2CO3
+
H 2O
0,032
0,104
0,032
0,064
0,032
0
0,04
0,032
md d  md dKOH  mCO  mH O = 14 . 1,3 + 0,032 . 44 + 0,01 . (3,2 + 1).18 = 20,364g
Nồng độ % các chất trong dung dịch:
2

2

0, 032.138.100%
= 21,68%
20,364

0, 04 x56 x100%
C% (KOH dư) =
= 11%
20,364

C% (K2CO3) =

Ví dụ 3: Có 2 rượu đơn chức X và Y, trong phân tử mỗi rượu chứa không quá 3
nguyên tử C. Đun nóng hỗn hợp X, Y với H 2SO4 đặc ở 1400C ta thu được hỗn hợp 3
ete với số mol bằng nhau. Lấy 1 trong 3 ete cho vào bình kín dung tích là V lít. Thêm
vào bình 11g hỗn hợp khí A gồm CO và O2 có khối lượng phân tử trung bình là 220/7.
Đun nóng bình để ete bay hơi được hỗn hợp khí B có khối lượng phân tử trung bình là
35. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hỗn hợp khí trong bình sau đó đưa về 0 0C thì áp suất
khí trong bình bằng 0,7atm. Lượng O2 dư bằng 1/6 lượng O2 ban đầu.

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

13


a. Tìm công thức phân tử 2 rượu
b. Tính khối lượng của mỗi rượu đã ete hoá
c. Tính dung tích V của mỗi bình.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Bài này cho dư dữ kiện: “Phân tử chứa không quá 3 nguyên tử
C”. Nếu cho điều kiện này thì không cần điều kiện khác, ta đó suy được công thức
phân tử 2 rượu (CH3OH và C2H5OH). Từ M A suy ra số mol CO và nO . Từ M B và
nO phản ứng suy ra công thức phân tử ete � công thức phân tử 2 rượu và khối lượng
mỗi rượu. Dựa vào nCO và O2 dư suy ra V.
a. Tính nCO và nO trong hỗn hợp A. Gọi a, b lần lượt là số mol CO và O 2 trong

11g A. Ta có :
2

2

2

2

2

�28 a 32b 11
�a b 11: 220 0,35
7


; giải ra a= 0,05 mol; b = 0,3 mol

Đề cho X, Y là rượu đơn chức (ROH và R’OH) nên ete tạo ra là ete đơn chức, công
thức phân tử 3 ete có dạng CxHyO (d mol) ; x, y nguyên.
y
4

1
2

Đốt cháy hỗn hợp B: CxHyO + ( x   ) O2 → xCO2 +

y
H2O;

2

1
O2 → CO2
2
d (12 x  y  16)  11
Ta có: M B 
= 35
(1)
d  0,35
y 1
0, 05
nO2 phản ứng = d( x   ) +
= 0,3 . 5:6 (2)
4 2
2
5,8 x  14, 6
Kết hợp (1) và (2) ta được: y =
0,35
Biện luận: 0 < y �2x + 2 � 2,5 < x �3. Nghiệm thích hợp x = 3, y = 8

CO +

Công thức ete đó lấy là: C3H8O hay CH3-O-C2H5. Vậy công thức 2 rượu là: CH3OH và
C2H5OH.
b. Tính m mỗi rượu đã ete hoá:
Từ (2), thay x = 3, y = 8 rút ra d= 0,05 mol
Vì số mol 3 ete đều bằng nhau nên suy ra số mol của rượu ban đầu cũng bằng nhau
bằng 3 lần số mol mỗi ete = 3.0,05 = 0,15 mol.
mCH OH = 0,15 . 32 = 4,8g; mC H OH = 0,15 . 46 = 6,9g

c. Số mol các khí trong bình sau khi đốt cháy:
nS = nCO (đốt CO) + nCO (trong ete) + nO (dư) = 0,05+ 0,05.3 + (0,3-0,3.5:6) = 0,25 mol
3

2

2

V

2

5

2

nRT 0, 25.0, 082.273

= 8 lít.
P
0, 7

2.2.2. Anđehit – xeton
Với chuyên đề này, HS cần nắm vững được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit
và xeton (phản ứng tách tráng bạc, phản ứng cộng vào nhóm -CO…), bên cạnh đó HS
cần phải liên hệ trực tiếp với các tính chất của ancol ở chuyên đề trước; đó là tính chất
hoá học trọng tâm giúp HS giải quyết nhanh chóng các dạng bài tập từ đề thi.

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn


14


Ví dụ 1: Oxi hoá một ancol đơn chức A bằng O2 (có mặt chất xúc tác) thu được hỗn
hợp X gồm anđehit, axit tương ứng, nước và ancol còn lại. Lấy m gam hỗn hợp X cho
tác dụng vừa hết với Na ta thu được 8,96 lít H 2 (ở đktc) và hỗn hợp Y, cho Y bay hơi
thì còn lại 48,8g chất rắn. Mặt khác, lấy 4m gam hỗn hợp X cho tác dụng với sođa(dư)
cũng như thu được 8,96 lít (ở đktc).
a. Tính phần trăm số mol ancol đó bị oxi hoá thành axit.
b. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng
với AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6g Ag.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Theo các phương trình phản ứng, lập hệ phương trình, tính phần
trăm số mol ancol bị oxi hoá thành axit. Dựa vào số mol các chất tạo 48,8g chất rắn,
tìm ra R=15 � công thức phân tử của (A).
a. Gọi x, y, z lần lượt là số mol ancol bị oxi hoá thành anđehit (1), axit (2) và ancol
dư trong X.
x + y + z = nO (số mol ancol ban đầu)
(1)
Phản ứng oxi hoá:
RCH2OH
+ 1/2O2 → RCHO + H2O
x mol
0,5x mol
x mol
RCH2OH
+ O2 → RCOOH + H2O
y mol
y mol
y mol

Phản ứng X + Na:
RCHO + Na ��

RCOOH + Na → RCOONa + 0,5H2
y mol
y mol
0,5y mol
RCH2OH(dư) + Na → RCH2ONa
+ 0,5H2
z mol
z mol
0,5z mol
H2O + Na → NaOH + 0,5H2
(x+y)
(x+y)
0,5(x+y) mol
Ta có: 0,5y + 0,5z + 0,5(x+y) = 0,4 mol
(2)
� 0,5x + y + 0,5z = 0,4
Phản ứng X với Na2CO3: Chỉ có RCOOH tác dụng:
2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2
y mol
0,5y mol
Theo bài, ta có: 0,5y = 0,4/4 = 0,1 � y = 0,2mol (3)
Giải hệ phương trình (1), (2), (3): nO= 0,6 mol
Vậy % số mol ancol bị oxi hoá thành axit =

0,2
.100%  33,3% .
0,6


b. Lập công thức phân tử A:
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
nRCHO = x = 0,5nAg = 0,5(21,6:108) = 0,1 mol
Suy ra số mol ancol dư = 0,6 – 0,1 – 0,2= 0,3mol
Khi cho Y bay hơi (anđehit bay hơi) còn lại chất rắn gồm 0,2 mol RCOONa, 0,3 mol
NaOH và 0,3 mol RCH2ONa, do đó ta có phương trình:
(R+67)0,2 + 40.0,3 + (R + 50).0,3 = 48,8 � R =15
Vậy công thức phân tử ancol A là C2H5OH.
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A, B trong phân tử mỗi chất chỉ có một
nhóm chức –OH hoặc –CHO. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

15


trong NH3(dư) thì thu được 21,6g Ag (không có khí thoát ra do tạo thành muối amoni).
Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với H 2 (t0, Ni) thấy có 4,48 lít H 2 (ở
đktc) tham gia phản ứng. Nếu lấy sản phẩm của phản ứng với H 2 cho tác dụng hết với
Na thấy cú 2,24 lít H2 (ở đktc) thoát ra; còn nếu đốt cháy hoàn toàn sản phẩm đó rồi
cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 300g dung dịch KOH 28% thì sau thí
nghiệm nồng độ KOH còn lại là 11,937%. Tìm công thức phân tử của A, B.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải:Dựa vào các phương trình phản ứng, so sánh số mol H 2 cộng vào
X và số mol H2 do X’ giải phóng suy ra số mol A, B. Lập phương trình phản ứng cháy,
trung hoà, theo nồng độ KOH dư tìm công thức phân tử A, B.
a. Xét trường hợp anđehit không phải là HCHO:
Theo phương trình phản ứng: X + AgNO3/NH3 (với A có dạng RCHO):
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag �

nRCHO = 0,5. nAg = 0,5 .(21,6:108) = 0,1 mol
Theo phương trình phản ứng: X + H2: RCHO + H2 → RCH2OH (A’)
�nH cộng vào X = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol, trong đó có 0,1 mol cộng vào –CHO của
anđehit còn lại 0,1 mol H2 cộng vào gốc R của anđehit hoặc cộng vào B để tạo hỗn
hợp X’ là các hợp chất no (2 rượu đơn chức A’ và B’)
Theo phương trình phản ứng: X’ + Na:
2

RCH2OH +

Na → RCH2ONa

+

Na → R’ONa

+

1
H2 �
2

(A’)
R’OH

+

1 �
H2
2


(B’)
�nH = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
2

Ta có: nA + nB = nA’ + nB’ = 2nH = 2 . 0,1 = 0,2 mol
Mà nA = 0,1 mol � nB = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
Đặt công thức phân tử A’: CnH2n+1OH; B’: CmH2m+1OH
Theo các phương trình phản ứng cháy:
2

3n
O2 → nCO2 + (n +1)H2O
2
3m
CmH2m+2O
+
O2 → mCO2 + (m +1)H2O
2
�nCO = 0,1 (n + m); �nH O = 0,1 ( n + m +2)

CnH2n+2O

2

+

2

Khi cho hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O đi qua dung dịch KOH

nKOH ban đầu =

300.28
= 1,5 mol
100.56

Xảy ra phản ứng: CO2 + 2KOH → K2CO3 +
0,1(n + m) 0,2(n+m)
Vậy nKOH dư = 1,5 – 2 x 0,1 (n + m)
Theo C% KOH dư ta có:
11,037% =

H2O


1,5 0,2(m n)�
.56.100%


� m+ n = 4
300 (m n).4,4  (m n  2).1,8

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

16


- Khi n = 1, m= 3 ta có cặp A’ là CH 3OH (tức A là HCHO), B’ là C 3H7OH (tức B là
C3H5OH). Loại trường hợp này (theo điều kiện đặt ra ban đầu)
- Khi n= 2, m = 2: không có rượu hoặc anđehit không no

- Khi n = 3, m=1, tương tự ta có cặp: A’ là CH 2=CH-CH2OH (tức A là CH2=CH-CHO)
và B’ là CH3OH (tức B là HCHO).
b. Xét trường hợp HCHO theo phản ứng tráng gương:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
nHCHO =

1
1
nAg  (2,16:108)  0,05 mol; nB= 0,2 – 0,05 = 0,15 mol
4
4

Vậy B: CH2=CH-CH2OH (anlylic)
Ví dụ 3: A là hỗn hợp anđehit focmic và anđehit axetic.
1. Oxi hoá m g hỗn hợp A bằng oxi ta thu được hỗn hợp hai axit tương ứng (hỗn
hợp B). Giả thiết hiệu suất 100%. Tỉ khối hơi của B so với A bằng a.
a. Tìm khoảng biến thiên của a
b. Cho a =

145
. Tính % khối lượng mỗi anđehit trong A.
97

2. Khi oxi hoá(có xúc tác) m’ g hỗn hợp A bằng oxi ta thu được (m’ + 1,6) g hỗn
hợp B. Giả thiết hiệu suất 100%. Còn nếu cho m’ g hỗn hợp A tác dụng với
AgNO3/NH3 dư thì thu được 25,92g Ag kim loại. Tính % khối lượng 2 axit trong hỗn
hợp B.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Theo các phương trình phản ứng cháy suy ra:
MB

145
= a � khoảng xác định của a. Thay a =
suy ra khối lượng các anđehit
MA
97

Theo các phương trình phản ứng tráng gương, lập hệ phương trình suy ra số mol axit
� %m các axit.
1. a. Tìm khoảng xác định của a
Cách 1:
HCHO +
CH3CHO

1
O2 → HCOOH
2
1
+ O2 → CH3COOH
2

(1)
(2)

Giả sử hỗn hợp A chỉ có HCHO thì B có HCOOH thì:
dB/A = a =

46
= 1,53
30


Giả sử hỗn hợp A chỉ có: CH3CHO thì B chỉ có CH3COOH thì:
dB/A = a = 60: 44 = 1,36
Vậy khoảng xác định của a: 1,36 < a < 1,53
2.2.3. Axit cacboxylic
Tính axit và các phản ứng có liên quan là tiền đề quan trọng mà học sinh cần phải
nắm vững đối với chuyên đề axit cacboxylic này. Ngoài tính chất hoá học đặc trưng,
HS cần phải biết cách để so sánh tính axit của các hợp chất khác nhau (dựa vào tính
chất của các nhóm thế…). Bên cạnh đó cần kết hợp với tính chất hoá học của ancol và
anđehit để ứng dụng trong quá trình giải quyết các bài tập liên quan đến phản ứng điều
chế hay tìm CTPT của axit cacboxylic…
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,608g chất A thu được 1,272g Na 2CO3 và 0,528g CO2.
Cho A tác dụng với dung dịch HCl ta thu được một axit hữu cơ hai lần axit B.

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

17


a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A.
b. Cho 17,1g axit B tác dụng với 0,95g MnO2(không tinh khiết) trong môi trường
H2SO4 theo phản ứng:
MnO2 + B + H2SO4 → MnSO4 + CO2↑ + H2O
Để xác định lượng axit B dư, người ta thêm từ từ dung dịch KMnO 4 0,025M tới lúc
thuốc tím không bị mất màu theo phản ứng:
KMnO4 + B + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2↑ + H2O
thấy tốn hết 152ml dung dịch KMnO4. Tính %MnO2 tinh khiết.
c. C là một đồng đẳng (mạch thẳng) của B và D là este hai lần este của C với ancol
no, đơn chức E. Đốt cháy D ta thu được tỉ lệ khối lượng CO 2:H2O = 176:63. Đun nóng
E với H2SO4 đặc ta thu được một olefin. Xác định CTPT, viết CTCT của D.
Hướng dẫn giải:

* Phương pháp giải: Tính khối lượng các nguyên tố, suy ra công thức phân tử A. Tính
theo công thức và phương trình phản ứng suy ra %MnO 2. Theo phương trình phản ứng
cháy, từ tỉ lệ khối lượng, lập phương trình, biện luận suy ra nghiệm thích hợp.
a. Lập CTPT, CTCT A:
Đặt A là CxHyOz, khối lượng các nguyên tố C, Na, O trong 1,608g A là:
0,528 1,272

 0,024mol
nC = nCO + nNa CO =
44
106
1,272
 0,024mol
nNa = 2 nNa2CO3 = 2.
106
1,608 0,024.2  0,024.23
 0,048mol
nO =
16
2

2

3

Ta có: x : y : z = 0,024 : 0,024 : 0,048 = 1 : 1 : 2
Công thức thực nghiệm của A: (CNaO2)n
Vì A + HCl → axit 2 lần axit. Suy ra n=2. Công thức phân tử A là C 2Na2O4. A là muối
của axit 2 lần axit, công thức cấu tạo như sau: NaOOC – COONa.
b. Tính %MnO2 tinh khiết:

Theo phương trình phản ứng
2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 10CO2↑ + 8H2O
5
5
nKMnO = .0,152.0,025 = 0,0095mol
4
2
2
1,71
 0,0095  0,0095mol
Suy ra số mol B tác dụng với MnO2 là:
90

nB =

MnO2 + H2C2O4 + H2SO4 → MnSO4 + 2CO2↑ + 2H2O
nMnO = nB = 0,0095mol. Vậy %MnO4(tinh khiết) =
2

0,0095.87
.100%  87%
0,95

c. Tìm công thức, công thức cấu tạo D:
(CH2)n(COOCmH2m+1)2 + O2 → (n+2m+2)CO2 + (n+2m+1)H2O
n  2m 2 176 63
� 2m + n = 6

:
n  2m 1 44 18

Vì E tạo được olefin nên m �2 � n = 2; m = 2.

Theo đề bài:

Công thức phân tử D: (CH2)2(COOC2H5)2.
Công thức cấu tạo D: CH3 – CH2OOC – CH2 – CH2 – COOCH2 – CH3.
Suy ra: x= 3; y =1 và a=

(x  3y).10
 2.
4.7,5

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

18


Vậy nồng độ mol/l dung dịch NaOH = 2M.
Ví dụ 2: Cho 50ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của
axit đó tác dụng với 120ml dung dịch Ba(OH) 2 0,125M, sau phản ứng thu được dung
dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B, cần cho thêm 3,75g dung dịch HCl 14,6%
sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,4325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dung
dịch tác dụng với H2SO4 dư, đun nóng thu được 1,05 lít hơi axit hữu cơ trên (đo ở
136,50C, 1,12atm).
a. Tính nồng độ mol của các chất trong A.
b. Tìm công thức của axit và của muối.
c. Tính pH của dung dịch 0,1 mol/l của axit tìm thấy ở trên, biết độ điện li  =1%.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải: Từ nHCl và nBa(OH ) � nRCOOH (trong A).
Từ nhơi � nRCOOH � CM dung dịch A. Dựa vào mmuối khan lập phương trình, biện luận nghiệm

thích hợp suy ra công thức phân tử. Theo  , tính pH.
a. Tính nồng độ các chất trong A: gồm axit RCOOH và muối RCOOM (M là kim
loại kiềm). Số mol HCl cần trung hoà Ba(OH)2dư trong dung dịch B là:
2

nHCl =

3,75.14,6
 0,015mol
36,5.100

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
(1)
0,015
0,075
0,075 (mol)
Khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2, chỉ có axit RCOOH tham
gia phản ứng:
2RCOOH + Ba(OH)2 → (RCOO)2Ba + H2O
(2)
Ta cú: nRCOOH = 2 nBa(OH ) ở (2) = 2( nBa(OH ) ban đầu - nBa(OH ) ở (1))
= 2(0,12.0,125 – 0,0075) = 0,015mol
Vậy: CM(RCOOH) = 0,015:0,05 = 0,3M
Khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư, chỉ có RCOOM phản ứng:
RCOOM + H2SO4 → RCOOH + MHSO4
(3)
2

�naxit = nRCOOH ban đầu + n axit ở (3) =


2

2

1,05.1,12
= 0,035mol.
0,082(273 136,5)

Suy ra naxit ở (3) = 0,035 – 0,015= 0,02mol; CM(RCOOM) = 0,02:0,05 = 0,4M
b. Lập công thức phân tử muối và axit:
mmuối khan = m(RCOO) Ba  mRCOOM  mBaCl  5,4325
� (2R + 225).0,0075 + (208. 0,0075) + (R + M + 44).0,02 = 5,4325.
2

� R=

2

261 4M
.
7

Nghiệm thích hợp M = 39 (kali); R =15 (CH3).
Vậy công thức phân tử của axit: CH3COOH và của muối CH3COOK.
c. Tính pH của dung dịch CH3COOH bị phân li:
x
� x =0,1  = 0,1.0,01= 0,001 mol/l
0,1
+
���

Theo phương trình điện li: CH3COOH ��
�CH3COO + H

Ta có:  =

[H+] = [CH3COOH]điện li = 0,001mol/l; pH =3
Ví dụ 3: Oxi hoá 53,2g hỗn hợp 1 rượu đơn chức và một anđehit đơn chức, ta thu
được 1 axit hữu cơ duy nhất (hiệu suất phản ứng 100%). Cho lượng axit này tác dụng

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

19


hết với m g dung dịch hỗn hợp NaOH 2% và Na 2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ
chứa muối của axit hữu cơ, nồng độ 21,87%.
a. Xác định công thức phân tử của rượu và anđehit ban đầu
b. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào?
c. Cho m= 400g. Tính % khối lượng của rượu và anđehit trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp giải:
Từ nNaOH , nNa CO và C% (RCOONa) � R
Từ mhỗn hợp, Mrượu , lập khoảng xác định m
Từ mhỗn hợp, nhỗn hợp � %m
a. Lập công thức phân tử của rượu và anđehit:
Để oxi hoá sinh ra 1 axit hữu cơ duy nhất thì rượu đơn chức và anđehit phải có cùng số
nguyên tử C: RCH2OH và RCHO.
t , xt
RCH2OH +
O2 ���

(1)
� RCOOH + H2O
2

3

0

1
t 0 , xt
O2 ���
(2)
� RCOOH
2
nrượu + nanđehit = �naxit (1) (2)
m.2
m.13, 25
Theo đề cho: nNaOH =
= 0,0005 mol ; nNa2CO3 
= 0,00125 mol
100.400
100.106

RCHO

+

Theo các phương trình phản ứng:
RCOOH
+

NaOH → RCOONa
+
H 2O
(3)
0,0005m
0,0005m
0,0005m
2RCOOH
+
Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2 (4)
n
� axit = (0,0005 + 0,0025)m = 0,003m = nRCOONa
Theo nồng độ RCOONa (R + 67) ta có:
( R  74)0, 003m.100%
= 21,87%
m  ( R  45)0, 003m  0, 00125m.44

Suy ra R = 15. Công thức phân tử của rượu và anđehit là CH3CH2OH và CH3CHO.
b. Tìm khoảng xác định m: Giả sử hỗn hợp là rượu hoặc anđehit thì:
53, 2
53, 2
� 385,5 < m < 403
< 0,003m <
46
44
c. Tính %m: m = 400 � naxit = 0,003 . 400 = 1,2 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol rượu và anđehit, ta có:




x  y 1,2
� x = 0,2 ; y = 1
46 x  44 y 53,2

%mC2 H 5OH =

0, 2.46.100%
= 17,29%;
53, 2

%mCH 3CHO = 100 – 17,29 = 82,71%

� Đáp án đúng: B.

IV. KẾT LUẬN
Trên đây là phương pháp dạy bài lai hoá các obitan mà tôi đã áp dụng trong bài
dạy qua bốn năm ở trường THPT trong chương trình nâng cao, qua quá trình đó tôi
thấy với trình tự đề mục của bài như trên học sinh tiếp thu dễ hơn và làm bài tập
nhanh, nhìn vào cấu tạo học snh có thể nhận ra kiểu lai hoá trong các nguyên tử trung
tâm

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

20


Kết quả những năm đầu khi khảo sát trên 46 học sinh thì 15 học sinh sau khi
học còn lúng túng. Nhưng sau mấy năm gần đây học sinh vận dụng được nhanh hơn và
khao sát trên 46 học sinh thì có 42 học sinh có thể vận dụng ngay vào bài làm trên lớp,

cụ thể:
Số HS giải được bài tập
Số HS áp dụng phương
khi học xong kiến thức
Số lượng
pháp để giải bài tập
Lớp
SGK
HS
SL
%
SL
%
11A
Năm học
46
15
32,6%
42
91,3%
2017-2018
Chuyên đề này đi sâu nghiên cứu giúp đưa ra nhiều bài tập hay trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi và dạy cho học sinh có nhu cầu ôn luyện thi vào các trường đại
học và học sâu về hoá học
Trên đây là ý kiến của bản thân tôi về cách dạy bài trên, rất mong được sự chia
sẻ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nghành để giúp tôi có khản năng hoàn thành
tốt hơn công việc của mình trong sự nghiệp giáo dục ngày nay .
LỜI KẾT
Đổi mới, đa dạng hóa phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học, không
những giúp học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất và hứng thú

với việc học mà còn giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong thi cử luôn là điều trăn trở
của một giáo viên, Trong quá trình công tác tôi cũng đã tìm tòi và mạnh dạn đưa vào
một số phương pháp mới trong hoạt động giảng dạy của mình,
Năm học 2017-2018 thực hiện giảng dạy môn Hoá lớp 11 nâng cao, tôi nhận thấy
rằng trong chương trình hóa học phổ thông thời lượng dành cho thực hiện đổi mới
phương pháp trên lớp là quá ít, Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp vào quá trình
giảng dạy dưới dạng đổi mới phương pháp đã thu được kết quả khả quan.
Năm học 2011-2012 đến năm học 2017-2018 tôi đã hoàn thiện được ý tưởng của
mình, qua quá trình thực nghiệm sư phạm đã thu được những kết quả thiết thực, qua
đó học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của phương pháp.
Tôi viết nên ý tưởng với mong muốn được chia sẻ sáng kiến của bản thân với
các đồng nghiệp, mong các bạn đồng nghiệp phát huy một cách hiệu quả những cái
được của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần vào sự nghiệp trồng
người của nước ta hiện nay, Đồng thời, bản thân tôi cũng mong muốn nhận được sự
góp ý của các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa phương pháp dạy học của mình.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người viết sáng kiến

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Hoá Học 11 nâng cao
2. Bài tập nâng cao Hoá học 11 - Ngô Ngọc An
3. Rèn luyện kỹ năng giải toán Hoá học 11 - Ngô Ngọc An
4. Tư liệu trên: />
Nguyễn Tiến Dũng – Trường THPT Nga Sơn

22



×