Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN thiết kế bài sinh sản vô tính ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.
2.1
2.2.
2.3.

Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm để thiết kế bài: “sinh

2
2
3
3
3
3
3
3


4
5

2.4.

sản vô tính” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

20

dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3.
Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với các cấp quản lý

22
22
22
22

.
3.2.2 Đối với giáo viên

22

.
3.2.3 Đối với học sinh


22

.

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thông nước ta đang dần bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh làm được
cái gì thông qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức
sang dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1

1


Nghị quyết 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã đưa ra qua điểm chỉ đao : “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Để đạt được mục tiêu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Trong đó giáo viên là một
trong những người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công cuộc
đổi mới này.
Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đang đặt ra cho các thầy cô một câu
hỏi lớn: Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học
của học sinh vừa đảm bảo nội dung kiến thức vừa phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Xuất phát từ những lí do trên,với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình

vào công cuộc đổi mới giáo dục bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu và thiết kế
các bài học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.Tuy nhiên không
phải bài nào tôi thiết kế cũng thu được hiệu quả như mong muốn. Nhưng với bài:
“Sinh sản vô tính ở động vật” – Sinh học 11(cơ bản) tôi đã linh hoạt hơn trong việc
thay đổi các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau trong từng hoạt động học
tập và đã thu được hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi chọn bài này làm sáng kiến với
tên đề tài là Thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật”- Sinh học 11 theo
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Tôi thấy với cách thiết kế bài học này học sinh đã chủ động tiếp nhận kiến
thức một cách nhẹ nhàng hơn, các kĩ năng của học sinh dần được phát triển. Vì
vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hình thành trong học sinh tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức.
Biết vận dụng những hiểu biết về kiến thức bộ môn vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất
để giờ học đem lại hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

2


Đề tài được thực hiện với nội dung thiết kế chi tiết một bài dạy theo
hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học trong chương trình Sinh học 11
- Ban cơ bản.
Đối tượng : Học sinh 4 lớp 11B1, 11B2, 11B3,11B4 - Trường THPT Tô
Hiến Thành. Thành Phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách
tham khảo,……
+ Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
1.5. Điểm mới trong nghiên cứu.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong thiết kế từng hoạt động học cụ
thể vừa tạo được hứng thú học tập bộ môn vừa phát huy được năng lực, phẩm
chất của học sinh.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục định hướng năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng
lực chuyên môn bao gồm tri thức kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng
lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành thực tiễn. Tăng cường việc học
tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Những định hướng chung tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học
thuộc chương trình giáo dục phát triển năng lực là:

3

3


- Phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động của người học hình thành
và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc

lập sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù sao cho đảm bảo nguyên tắc: “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm
vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tùy theo mục tiêu, nội dung đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp ngoài lớp.
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: Cải tiến các phương
pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, vận dụng
dạy học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học
định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ
thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực sáng tạo, chú trọng các phương pháp dạy học đăc thù bộ môn, bồi dưỡng
phương pháp học tập tích cực cho từng học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tao đã định hướng đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông chuyển từ chương trình định hướng nội dung
dạy học sang chương trình định hướng năng lực .
Tại các trường phổ thông việc dạy học theo hướng đổi mới đã và đang
được các giáo viên thực hiện ngay ở từng tiết học trên lớp cũng như thông qua
các hoạt động ngoại khóa.
2.3.Các giải pháp SKKN thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật” sinh
học 11 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
I. MỤC TIÊU.
I.1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

4


4


- Thông qua các hình thức sinh sản vô tính của động vật nhận thấy được
bản chất của sinh sản vô tính.
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Nhận thấy được ứng dụng to lớn của nuôi cấy mô, nhân bản vô tính
trong y học cũng như trong nông nghiệp.
I.2. Kĩ năng: Rèn và phát triển cho học sinh
- Kĩ năng làm việc theo nhóm qua các hoạt động nhóm , trò chơi,
- Kĩ năng lãnh đạo, đọc xử lí thông tin, phản biện, đăt câu hỏi.
- Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
- Kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích – tổng hợp.
I.3. Thái độ: Giáo dục học sinh
- Yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học, sáng tạo, ham tìm tòi học hỏi
trong học tập.
I.4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực tự học.

Năng lực thành phần
- Học sinh biết xác định mục tiêu học tập của bài học. Tự
nghiên cứu thông tin về sinh sản vô tính ở động vật.

- Học sinh biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
và giải quyết vấn thông qua ưu điểm cũng như hạn chế của sinh sản vô
đề.
Năng lực tư duy.


tính ở động vật.
Phát triển năng lực tư duy thông qua phân tích, so
sánh được sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô

tính ở động vật.
Năng lực giao tiếp, Học sinh phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua làm
hợp tác.
Năng lực quản lí.

việc nhóm.
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân. Bảo vệ sức

khỏe
Năng lực sử dụng Học sinh biết sử dụng phần mềm Power Point, Word.
công nghệ thông tin

5

5


(CNTT).
Năng lực tính toán.

Tính được số lượng động vật đơn bào tạo ra sau một
khoảng thời gian nếu biết tốc độ phân đôi.

- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tri thức sinh học: Kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật.

+ Hình thành năng lực nhóm để nghiên cứu các hình thức sinh sản vô
tính ở động vật.
+ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống: ứng dụng về
nuôi cấy mô, nhân bản vô tính ở động vật.
- Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân, cộng đồng, đất nước và
nhân loại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
II.1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Những tranh ảnh, video có liên quan tới nội dung bài học.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Phiếu học tập.
II.2. Học sinh:
- Nghiên cứu tài liệu, đọc tài liệu, tìm kiếm tài liệu trả lời các câu hỏi mở
rộng của bài.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các bút dạ, thước…
II.3. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, trực quan, đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, hoạt động nhóm...
II.4. KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
II.5.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

6

6



1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Giáo viên đưa ra nội quy của tiết học (1phút)
1. Chia lớp thành 4 nhóm theo số thứ tự từ 1- 4.
2. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, 1 thư kí:
+ Nhóm trưởng: phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, quản lí
chung.
+ Thư kí: ghi chép nội dung mà nhóm trưởng phân công.
3. Phát phiếu đánh giá hoạt động của nhóm cho tất cả các nhóm.
3. Bài mới ( phút).
A. Hoạt động khởi động- Hoạt động nhóm.( 4- 5 phút).
Mục tiêu của hoạt động khởi động:
- Kiểm tra vốn kiến thức đã có của học sinh về sinh sản ở động vật nói
chung và sinh sản vô tính ở động vật nói riêng.
- Phát triển được năng lực tư duy thông qua mối liên hệ giữa các cụm từ
trong trò chơi trên.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua những cụm
từ viết tắt.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua quá trình hoạt động nhóm.
- Nhận thấy được trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động nhóm.
- Kích hoạt sự hoạt động của trí óc, tạo được sự hứng khởi chuẩn bị tâm
thế sẵn sàng tham gia khám phá kiến thức của học sinh.
Hoạt động của thầy
GV khởi động giờ học bằng 1 trò chơi có tên:

Hoạt động của trò

BẠN NHỚ TỐT MỨC NÀO?
GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A 2trên đó có kẻ
các hàng, cột sẵn (3 cột, 6 hàng).

GV chiếu sile 1 công bố luật chơi:

7

7


GV chiếu sile 2 về nội dung cuộc chơi ( trên sile này
có đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian hoàn
thành của các nhóm.

- Hoạt động cá nhân ghi
nhớ thông tin, tư duy tái
hiện, huy động kiến
thức, xâu chuỗi kiến thức
GV: Qua những cụm từ cô đưa ra em có liên tưởng

rồi thảo luận nhóm và
nhanh chóng viết vào

tới kiến thức nào?
GV nhận thấy có nhóm nhớ chưa tốt, có nhóm nhớ

giấy A2.

rất tốt đặc biệt là những từ viết tắt.
GV: Làm thế nào để các em nhớ tốt những từ viết tắt?
GV: kết luận hoạt động khởi động, nhận xét và đánh

HS: Sinh sản vô tính ở

động vật.

giá từng nhóm.
GV dẫn vào bài: Cũng giống như thực vật, động vật
có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản
hữu tính. Bài hôm nay chúng ta đi nghiên cứu hình
thức sinh sản vô tính ở động vật.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

8

HS: Em đã liên hệ
những từ viết tắt đó với
kiến thức của bài học.

8


I. Sinh sản vô tính là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt động
nhóm hoặc hoạt động cặp đôi. ( 3phút).
Mục tiêu của hoạt động 1:
- Phát triển năng lực tư duy:
+ Tư duy lôgic thông qua việc giải thích từng đáp án.
+ Tư duy tái hiện từ hoạt động khởi động, kiến thức sinh học 10.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua quá trình hoạt động nhóm.
Hoạt động của thầy
GV chiếu sile với nội dung:

Hoạt động của trò


Chọn câu đúng nhất về khái niệm sinh sản vô
tính ở động vật:
A. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một
cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống
hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng - Học sinh trong nhóm cùng
và tế bào trứng.

trao đổi thảo luận để tìm ra

B. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một đáp án đúng, đồng thời phải
cá thể sinh ra nhiều cá thể mới gần giống mình.

giải thích được các đáp án

C. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một còn lại chưa đúng ở điểm
cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể có nhiều nào.
sai khác với mình, không có sự kết hợp giữa
tinh trùng và tế bào trứng.

- Đại diện một nhóm lên giải

D. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản có sự kết thích.
hợp giữa tinh trùng và trứng, tạo ra các cá thể - Các nhóm khác nhận xét,
mới giống mình.

bổ sung nếu có.

GV nhận thấy HS dễ dàng tìm ra đáp án đúng.
GV: Em hãy chỉ ra những điểm chưa đúng

trong các đáp án còn lại?
GV: Sinh sản vô tính đã tạo ra cá thể mới giống

9

9


hệt với cá thể mẹ. Vậy sinh sản vô tính đã dựa HS: tái hiện lại kiến thức về
trên cơ sở tế bào học nào?

quá trình nguyên phân và

GV: Nhấn mạnh ngoài sự phân chia tế bào giảm phân trong sinh học tế
(nguyên phân) còn có sự phân hóa tế bào để bào ở lớp 10.
tạo ra cá thể mới.
GV: Sinh sản vô tính thường gặp ở nhóm động
vật có tổ chức cơ thể như thế nào?
Giáo viên hoàn thiện kiến thức:
1. Khái niệm
- Từ 1 cá thể

một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình.

- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
2. Cơ sở tế bào học:
- Dựa trên phân bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia và phân hóa.
3. Đối tượng: - Gặp nhiều ở nhóm động vật có tổ chức cơ thể thấp.
II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt

động nhóm. ( 15 phút).
Mục tiêu của hoạt động 2:
- Phát triển được năng lực tư duy:
+ tư duy tái hiện thông qua việc xem video.
+ tư duy lôgic thông qua phân tích, so sánh các hình thức sinh sản vô tính ở
động vật.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các video
cũng như các hình trong sách giáo khoa.
- Phát triển ngôn ngữ nói thông qua quá trình hoạt động nhóm, ngôn ngữ
viết được thể hiện trên phiếu học tập.
- Phát triển được năng lực cá thể khi đưa ra ý kiến của cá nhân góp phần
hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

10

10


GV giới thiệu có 4 hình thức sinh sản ở động vật:
1. Phân đôi.
2. Nảy chồi.
3. Phân mảnh.
4. Trinh sinh.
GV: Phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 đã in sẵn phiếu học
tập theo mẫu có trên sile:
PHIẾU HỌC TẬP
So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Thời gian: 5 phút
Hình thức

Đại

sinh sản

diện

Đặc điểm

Khác
nhau
Giống

HS xem video kết hợp
nhau
GV đưa ra gợi ý nên viết ngắn gọn vào phiếu học tập với các hình trong sách
giáo khoa
thảo luận
dưới dạng sơ đồ.
GV cho học sinh xem video về từng hình thức sinh nhóm, thống nhất nội
sản trên (phân đôi: 1phút; nảy chồi: 1phút; phân dung trả lời rồi ghi vào
phiếu học tập trên giấy

mảnh: 1phút; trinh sinh: 2phút).

GV: sử dụng đồ hồ đếm ngược hiển thị trên sile để A0 đã phát.
HS tự nhận xét bài làm
tính thời gian hoàn thành phiếu học tập.

Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm lên treo phiếu của nhóm mình, cũng
như nhóm khác thông
học tập của nhóm mình.
GV: chiếu sile về nội dung phiếu học tập đã hoàn qua việc so sánh, đối
chiếu với nội dung của
thiện.
phiếu học tập đã hoàn
thiện trên sile.

11

11


GV hoàn thiện lại kiến thức trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
Hình

Đại diện

Đặc điểm

thức sinh
sản
Động

vật

1.Phân


đơn

bào,

đôi

giun dẹp.

Từ 1 tế bào
(2n)

Nhân phân chia
TBC phân chia.

2 tế bào mới (2n).
(2n)

Khác
nhau

Bọt
2.Nảy

biển,

Nguyên phân Chồi mới (cá thể mới)
Cơ thể mẹ (vùng sinh chồi)

ruột khoang


chồi
Bọt
3.Phân

biển,

giun dẹp

Nguyên phân
Từ những mảnh nhỏ

Cá thể mới

mảnh
Ong, kiến,
4.Trinh

rệp…

Nguyên phân
Trứng ( n)

Cơ thể đơn bội (n).

sinh
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính .
- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Giống


- Đều dựa trên nguyên phân và phân hóa tế bào để tạo ra cơ thể mới.

nhau

- Cá thể mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ.
- Có ở đa số động vật bậc thấp.

GV nhấn mạnh thêm : hiện tượng con thằn lằn mọc lại đuôi, con cua mọc lại
càng có được gọi là sinh sản vô tính không?

12

12


HS: Trả lời.
GV: Chốt lại đây chỉ là hiện tượng tái sinh bộ phận, cũng giống như khi chúng ta
cắt tóc, hay móng tay và chúng được mọc lại mà thôi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính- Hoạt động
nhóm hoặc hoạt động cặp đôi.( 3phút).
Mục tiêu của hoạt động 3:
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán.
Hoạt động của thầy
GV chiếu sile:

Hoạt động của trò

Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của
sinh sản vô tính và hữu tính:

1. Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo
ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp
quần thể có mật độ thấp.
2. Không có lợi trong trường hợp mật độ
quần thể thấp.
3. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi
trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy
quần thể phát triển nhanh.
4.Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về đặc
điểm di truyền. Vì vậy động vật có thể thích
nghi và phát triển trong điều kiện môi
trường sống thay đổi.
5. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và
giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
Vì vậy, khi điều kiện môi trường sống thay
đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết,
thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

13

13


6. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau - HS thảo luận nhóm, thống
trong một thời gian ngắn.

nhất nội dung trả lời rồi cử đại

Hãy chọn ra các ưu điểm và hạn chế của diện phát biểu.
sinh sản vô tính.

Ưu điểm:

1

Nhược điểm:

3

6

HS: trao đổi nhóm, thảo luận và

5

tìm ra câu trả lời.

GV có thể mở rộng kiến thức: Thời gian thế
hệ (g) của vi khuẩn E. Coli (vi khuẩn đường
ruột) trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở

Thời gian (giờ)
1
12
24

Số lần phân chia
3
36
72


400C là 20 phút. Giả sử tại thời điểm ta xét
có 1 vi khuẩn E. Coli, em hãy tính số lượng
vi khuẩn tạo ra sau 1 giờ, 12 giờ, 24
giờ..trong điều kiện nuôi cấy trên.
III. Ứng dụng
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt
động cá nhân hoặc nhóm. (5 phút).
Mục tiêu của các hoat động luyện tập:
- Thông qua trò chơi học sinh củng cố khắc sâu kíến thức bài nhưng vẫn
tạo thấy nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ.
- Phát triển các năng lực tự học, tự làm chủ, giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh.
Hoạt động của thầy
1.Nuôi cấy mô sống.

Hoạt động của trò

GV: cho HS xem những thành tựu trong y học về
ứng dụng của nuôi cấy mô thông qua các bài báo,
các hình ảnh( HS sưu tầm trước ở nhà).
1.Làm liền vết bỏng bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào da.
2. Những kỳ tích của y khoa Việt trong 25 năm

14

14


ghép tạng: ca ghép thận, ghép gan, ghép tim và mới HS: trao đổi, thảo luận
đây nhất là ca ghép phổi.


để thấy được cơ sở khoa

GV: những thành tựu đó dựa trên cơ sở khoa học học của nuôi cấy mô.
nào?
GV hoàn thiện kiến thức:
Nuôi cấy
Tách mô từ cơ thể động vật.

Mô tồn tại và phát triển.

Môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp.

2. Nhân bản vô tính.
GV: chiếu sile minh họa từng bước trong quy trình
nhân bản vô tính cừu Đôly.
HS: Quan sát rồi đưa ra
khái niệm về nhân bản
vô tính.

GV hoàn thiện kiến thức về khái niện nhân bản vô
tính ở động vật.
GV hỏi HS về những thành tựu của nhân bản vô
tính trên các đối tượng động vật khác nhau ( phần
này giáo viên đã yêu cầu các em tìm hiểu ở nhà sau

15

15



đó chuyển vào mail của GV để GV tổng hợp).
GV: Nhận xét và chiếu những thành quả mà các HS
đã tìm hiểu được
C. Hoạt động luyện tập: Hoạt động cá nhân. ( 3phút).
GV đưa ra 1 trò chơi có tên: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Trò chơi này gồm 9 ô chữ mỗi ô chữ là một cụm từ với số lượng các chữ
cái cho trước.

Giáo viên nhờ một học sinh lên điều khiển trò chơi này:
Ô chữ thứ 1 gồm 10 chữ cái: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính?
Ô chữ thứ 2 gồm 3 chữ cái: Tên của loài động vật được con người nhân
bản vô tính thành công đầu tiên.
Ô chữ thứ 3 gồm 7 chữ cái: Đây là hình thức sinh sản của động vật đơn bào.
Ô chữ thứ 4 gồm 7 chữ cái: Hiện tượng đuôi thằn lằn bị đứt sau đó mọc
lại được gọi là hiện tượng gì?
Ô chữ thứ 5 gồm 7 chữ cái: Cá thể duy nhất thực hiện chức năng đẻ trứng
trong tổ ong.

16

16


Ô chữ thứ 6 gồm 5 chữ cái: Đây là một ứng dụng của sinh sản vô tính ở
động vật.
Ô chữ thứ 7 gồm 7 chữ cái: Đây là hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức.
Ô chữ thứ 8 gồm 8 chữ cái: Hình thức sinh sản từ mảnh vụn của cơ thể
phát triển thành cơ thể mới.
Ô chữ thứ 9 gồm 6 chữ cái: Đây là hình thức sinh sản không có sự kết hợp

giữa trứng và tinh trùng.
D. Hoạt động vận dụng: Hoạt động cá nhân. (5 phút).
Mục tiêu của các hoat động vận dụng:
- Học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế vào các vấn đề của cuộc sống
của bản thân.
- Học sinh đã thấy được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, đất nước
và nhân loại.
- Học sinh biết chia sẻ và yêu thương đồng loại.
GV đưa ra một tình huống có thật: “ Trích báo điện tử ngày 21/3/ 2017”
Chị Nguyễn Thị T ( 41 tuổi) quê ở Hà Tĩnh đã li hôn chồng cách đây 5
năm. Chị chuyển vào Bình Dương lập nghiệp và ở cùng 3 người con. Hai con gái
lớn của chị là Nguyễn Thị S (19 tuổi) và Nguyễn Thị L ( 17 tuổi). Giữa tháng 3
vừa qua khi đi bộ qua đường ở Bình Dương thì bị xe máy tông phải. Chị được
đưa đi bệnh viện ở Bình Dương, nặng quá mới chuyển lên BV Chợ Rẫy.
Chiều ngày 20/3, bác sĩ báo cho 2 em Nguyễn Thị S (19 tuổi) và Nguyễn
Thị L ( 17 tuổi) là đồng tử mẹ giãn rồi, chắc không còn hy vọng nữa. BS Tuấn
hỏi chuyện hiến tạng, 2 em đã đồng ý ngay.
Sau khi đưa ra tình huống trên cả lớp học gần như trùng xuống, tôi đã cảm thấy
một cảm giác đồng cảm, chia sẻ đang bao trùm các em.
GV hỏi:
1. Nếu là người thân của 2 cô gái trên em có đồng tình với quyết định của họ
không? Tại sao?

17

17


2. Em có nhận xét gì về quyết định của 2 cô gái trên ( họ bằng và hơn các em
1-2 tuổi).

3. Việc 2 cô gái trên đưa ra quyết định hiến tạng mẹ có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đã đưa ra những câu trả lời khác nhau nhưng cuối cùng các em đều nhận ra
đây là một quyết định vô cùng nhân văn của 2 cô gái: “Hiến tặng mẹ để cứu
người”.
GV: Trích bài báo: “Ca hiến tạng cứu được 4 người.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Hoạt động nhóm.(3 phút).
Mục tiêu của các hoat động tìm tòi mở rộng :
- Kích thích sự ham học hỏi tìm hiểu các vấn đề liên quan mở rộng.
- Phát triển các năng lực tự học, tự làm chủ, giải quyết vấn đề.
- Gieo cho các em một ý chí quyết tâm phấn đấu hơn trong học tập.
Sau mỗi hoạt động tôi đều đưa ra nhận xét đánh giá của mình cho từng nhóm.
Sau tất cả các hoạt động học tập trên tôi yêu cầu thu các phiếu đánh giá hoạt
động của các nhóm công bố kết quả, tuyên dương nhóm đạt thành tích xuất sắc,
nhóm làm tốt, động viên nhóm làm chưa tốt cần cố gắng hơn trong những tiết
học sau.
Hoạt động của thầy
GV chiếu phần tìm hiểu ở nhà của các
nhóm.

Hoạt động của trò
HS các nhóm khác nhận xét bổ sung

GV tuyên dương nhóm đã tìm hiểu mở và tự hoàn thiện.
rộng tốt. Đó là nhóm tìm hiểu về ý
nghĩa về nuôi cấy tế bào gốc.
Sau đó tôi đã giới thiệu thêm: PGS-TS Phan Toàn Thắng trước đây công
tác tại Viện Bỏng quốc gia VN và nay đang sống, làm việc tại Singapore, là
người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thành công qui trình nuôi cấy tế bào
gốc từ màng dây rốn.
***. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút).

GV: chiếu và yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tư duy về sinh sản vô tính ở động vât.

18

18


Đọc và chuẩn bị bài 45 - Sinh sản hữu tính ở động vật
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong thực tế giảng dạy môn Sinh học lớp 11, tôi đã tiến hành dạy bài này trên
4 lớp: 11B1, 11B2, 11B3, 11B4 với đặc điểm của các lớp trong học kì I như sau:

Lớp

Sĩ số

Đặc điểm tình hình học sinh
Học lực

Hạnh kiểm

11B1 30

100% khá, giỏi

100% khá, tốt.

11B2 30

100% khá, giỏi


100% khá, tốt.

11B3 40

50% khá, 50% trung bình.

50% tốt; 45,1% khá; 4,9%
trung bình.

11B4 40

52% khá, 48% trung bình.

52% tôt, 48% khá.

Sau giờ học tôi đưa ra phiếu điều tra về đánh giá vai trò của các hoạt động học
đối với sự hình thành phẩm chất và năng lực học sinh.( Phụ lục).

19

19


Kết quả điều tra thu được số liệu như sau:
Về việc hình thành các năng lực:

Lớp




% số học sinh hình thành và phát triển các năng lực

số
Tự

Giải

Sáng

học

quyết

tạo

vấn

Tự

Giao

quản tiếp

Hợp

Sử

tác




đề

Sử

Tính

dụng

dụng

toán.

CNT

ngôn

T

ngữ

11B1

30

90

80


80

70

100

100

70

85

94

11B2

30

90

80

70

65

97

96


67

70

78

11B3

40

75

75

65

50

83

80

60

80

62

11B4


40

75

75

65

63

75

78

50

72

70

Về việc hình thành các phẩm chất:

Sĩ số

% số học sinh hình thành các phẩm chất
Yêu gia

Nhân ái

đình, quê khoan

hương
Lớp

đất nước

dung

Trung

Tự lập,

Có trách

thực, tự

tự tin,

nhiệm với

trọng,

tự chủ

bản thân,

chí công,

cộng

vô tư


đồng, đất

Nghĩa
vụ công
dân.

nước,

20

20


nhân loại
11B1

30

100

70

100

95

90

87


11B2

30

100

80

95

85

92

80

11B3

40

70

60

80

83

78


60

11B4

40

85

55

85

70

80

75

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sau khi thiết kế bài giảng tôi đã áp dụng dạy cho 4 lớp khối 11 mà tôi đang
đảm nhiệm: 11B1, 11B2, 11B3, 11B4 tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Đối với 2 lớp 11B1, 11B2 sĩ số học sinh ít, đa số học sinh ý thưc tự học cao
nên hiệu quả hoạt động nhóm tốt hơn, năng lực hợp tác đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với 2 lớp 11B3, 11B4 sĩ số học sinh đông hơn, số lượng học sinh trên
một nhóm nhiều hơn, một số học sinh ý thức tự học chưa cao nên hiệu quả hoạt
động nhóm tốt hơn, năng lực hợp tác đạt hiệu quả cao hơn.
- Khả năng tự tin trong giao tiếp, năng lực tính toán, tính trung thực… của 2
lớp 11B1, 11B2 vượt lên hẳn so với lớp 11B3, 11B4.

Tuy nhiên điều mà tôi nhận thấy sau mỗi bài học dạy theo hướng đổi mới
phát huy năng lực và phẩm chất người học là:
- Giúp học sinh tích cực, tự lực phát hiện, giải quyết các vấn đề để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo.
- Rèn được phương pháp tự học cho học sinh thông qua việc các em tự
tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, mạng Internet.
- Tăng tính phối hợp giữa các cá nhân, kích thích sự tìm tòi, tính chủ
động trong hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm, làm tăng hiệu quả học

21

21


tập, đồng thời thông qua tổ chức các hoạt động , giáo viên thu nhận được thông
tin ngược về kiến thức, kĩ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời
trong quá trình giảng dạy.
- Hình thành phẩm chất tự tin, tự chủ, có trách nhiệm hơn với bản thân,
cộng đồng.
3.2. Kiến nghị:
Hiện nay chúng ta đã và đang dạy theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm
chất học sinh. Trong các giờ học trên lớp học sinh phải làm việc nhiều hơn, giáo
viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn các em lĩnh hội kiến thức đúng hướng. Do
vậy khâu chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên càng đòi hỏi sự công phu hơn. Vì vậy
tôi thiết nghĩ:
3.2.1.Đối với các cấp quản lí:
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương
pháp kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực.

3.2.2.


Đối với giáo viên:
Nên phối hợp với nhau trong nhóm, tổ thiết kế những bài dạy chi tiết như trên
hoặc thiết kế các bài dạy theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học .
3.2.3.Đối với học sinh:
Tăng cường năng lực tự học, tích cực. Phải chú ý rèn luyện các kỹ năng quan sát,
phân tích, so sánh, hoạt động nhóm để tìm và phát hiện kiến thức, trong đó kỹ
năng vận dụng giải thích qua lại giữa thực tiễn và kiến thức lý thuyết.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn nên tôi chưa đánh giá học sinh đầy
đủ hơn, chi tiết hơn theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất học sinh. Rất
mong các đồng nghiệp áp dụng thử nghiệm bài thiết kế này của tôi vào thực tế
giảng dạy của mình và góp ý cho tôi để tôi có thể điều chỉnh hoạt động dạy học
của mình trong việc thiết kế các bài học tiếp sau.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.Tôi
xin chân thành cảm ơn.

22

22


XAC NHẬN

Thanh Hóa , ngày 15 tháng 5 năm 2018

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.


Lê Thị Uyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, “Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn sinh học”, 2014.
2. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng - “Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thông”- NXB Giáo dục, 2007
3. Nguyễn Thành Đạt – “Sinh học 11 Cơ bản” ( SGK) - NXB Giáo dục, 2006.
4. Nguyễn Thành Đạt – “Sinh học 11 Cơ bản “ (SGV) - NXB Giáo dục.
5. Mạng Internet.

23

23


24

24



×