Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tập sau mỗi tiết học vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.94 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Từ thực tiễn giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông; nhất là trong tình hình
đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và cách thức thi THPT QG hiện
nay, việc sử dụng các phương tiện vào quá trình học tập và giảng dạy là rất cần
thiết. Lâu nay, việc giảng dạy của chúng ta chủ yếu nặng về giảng giải, lí thuyết
chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh và chưa phát huy tính tích cực của học
sinh.
Thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu cho tất cả mọi
người, tất cả mọi bài học vì dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nhưng
sử dụng phương tiện dạy học phù hợp trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại hiệu
quả tối ưu.
Trong dạy học tích cực nhất thiết phải có phiếu học tập. Bởi vì phiếu học
tập ưu việt hơn các phương tiện học tập khác như:
+ Thời gian thực hiện phiếu học tập ngắn (từ 4 – 6 phút). Trong thời gian
này có thể hoàn thành 1 đơn vị kiến thức.
+ Trong phiếu học tập có thể hỏi được nhiều nội dung kiến thức trong
cùng một phiếu.
+ Dùng phiếu học tập giúp học sinh phát triển, rèn luyện khả năng hoạt
động nhóm. Học sinh sẽ cùng nhau thảo luận, tương tác với nhau.
+ Dùng phiếu học tập trong dạy học cũng góp phần phát huy tính tích cực
của học sinh. Học sinh sẽ trở thành trung tâm của quá trình dạy và học..
+ Phiếu học tập giúp học sinh biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng
ngôn ngữ của chính mình khi nghiên cứu một nội dung kiến thức, từ đó hình
thành một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ của chính mình, giúp
các em dễ nhớ, dễ hiểu….
Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn. Phiếu học tập có nhiều dạng
khác nhau, tùy mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung từng bài mà lựa
chọn dạng phiếu học tập cho phù hợp như:
- Dựa vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra.
- Dựa vào nội dung:


+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh
họa cho các kiến thức cơ bản của bài.
+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố.
+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải
quyết.
+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành,
rèn luyện kĩ năng.
[Tài liệu bối dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III” của nhà xuất
bản Đại học sư phạm]
Trong giới hạn của đề tài SKKN và bằng kinh nghiệm khi sử dụng trong
quá trình giảng dạy, tôi hay sử dụng phiếu học tập củng cố, vận dụng ( dạng bài
1


tập nhận thức, củng cố,vận dụng kiến thức đã học sau mỗi tiết học) tôi thấy kết
quả đạt được rất tốt. Phiếu học tập này không nhất thiết phải hoàn thành ngay
trong tiết học, mà còn là dạng nhiệm vụ giáo viên giao về nhà cho học sinh, là
bài tập dạng mở, để học sinh luyện tập, tự học, và ở tiết học sau giáo viên sẽ
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các em và hướng dẫn những phần khúc
mắc mà học sinh chưa làm được. Sau đây tôi xin được giới thiệu và chia sẻ kinh
nghiệm của mình qua đề tài “HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC
TẬP SAU MỖI TIẾT HỌC VẬT LÍ ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu để thấy được phiếu học tập nếu biết sử dụng hợp lí sẽ đạt hiệu
quả cao trong việc dạy và học, đồng thời hình thành kĩ năng tự học, sáng tạo,
phát huy tích cực của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng là các phiếu học tập sau mỗi tiết học phù hợp với nội dung bài
học, phù hợp với đối tượng học sinh.
Đối tượng sử dụng phiếu học tập: Học sinh các lớp khối A, A 1 , C, D… đều có

thể sử dụng được để luyện tập,nắm vững kiến thức cơ bản của tiết học, làm được
nhiều câu hỏi từ dễ đến khó, nâng cao hiệu quả học tập.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Xác định đối tượng học sinh áp dụng đề tài.
Đưa ra phương pháp, cách soạn một phiếu học tập vận dụng, củng cố phù
hợp với nội dung bài học, giúp học sinh đạt kết quả cơ bản nhất của một tiết học,
từ đó sẽ giúp các em hứng thú với môn môn vật lí và học tập tốt hơn.
Phân bố thời gian hợp lí cho một tiết học khi sử dụng phiếu học tập sau
mỗi tiết học.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết, xây dựng nội dung của từng phiếu học tập cho mỗi tiết
học.
Tổng kết, rút kinh nghiệm : Từ kết quả đạt được sau mỗi tiết, mỗi lớp mà
điều chỉnh phiếu học tập cho phù hợp về mặt thời gian, về mặt năng lực học tập
của mỗi lớp.
Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh bằng các phiếu học tập này.

2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
Về phiếu học tập, PGS. TS Nguyễn Đức Thành nêu:
“ Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải xây dựng các
phiếu hoạt động gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động
hay phiếu làm việc. Trong mỗi phiếu hộc tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận
thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hnay rèn luyện thao tác tư
duy để giao cho học sinh”
“Phiếu học tập về mục tiêu nó là một trong nhứng công cụ để cá thể hóa
hoạt động học tập của học sinh, là công cụ hữu hiệu trong việc xử lí thông tin

ngược”
“Phiếu học tập có ưu thế hơn câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một
nội dung kiến thức kiến thức nào đó thỏa mãn nhiều tiêu chí khác nhau, nếu diễn
đạt bằng câu hỏi thì dài dòng…Giá trị lớn nhất của phiếu học tập là với nhiệm
vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng
gồm các hàng, các cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể” [Tài liệu bối dưỡng thường
xuyên cho giáo viên THPT chu kì III” của nhà xuất bản Đại học sư phạm]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh học tập máy móc, không được hệ thống hóa các nội dung kiến
thức từ dễ đến khó, không rõ nhiệm vụ học tập của bài học.
Giáo viên khó khăn trong việc thu thập thông tin ngược từ phía học sinh,
không biết các em đã nắm được bài hay chưa, còn chưa hiểu rõ phần nào của
bài, những em nào thường xuyên làm bài, tự học, tự rèn luyện, những em nào là
học tập kiểu “đối phó”, những em nào không làm bài.
Giáo viên không triển khai được mục đích học tập “dài hơi” là nhằm rèn
luyện cho học sinh khả năng tự lập, tự giác trong học tập, tích lũy kiến thức cho
các kì thi.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Các bước thiết kế phiếu học tập củng cố, vận dụng.
Bước 1: Xác định bài học cụ thể có thể sử dụng phiếu học tập sau bài học đó.
Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu
học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.
Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục
tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, trình độ học sinh để xác
định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp.
Bước 3: Viết phiếu học tập:
Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn
gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có
khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm
mĩ.

Bước 4: Sử dụng phiếu học tập:
+ Sau mỗi tiết học từ 5 đến 7 phút:
3


Học sinh có thể hoạt động thảo luận nhóm hoặc hoạt động cá nhân để
thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên giám sát, hỗ trợ, định hướng để các em hoạt động, sau đó gọi cá
nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động, đưa ra nhận định đúng, sai
rõ ràng.
+ Trước tiết học (của hôm sau): khoảng 2 phút, kiểm tra bất kì cá nhân
học sinh việc thực hiện phiếu học tập về nhà và đọc đáp án, đáp số để học sinh
theo dõi.
Phiếu học tập này giáo viên yêu cầu học sinh lưu giữ, kẹp thành một tập
với mục đích: đối với học sinh nó sẽ trở thành một hệ thống tài liệu để ôn tập
cho các kì thi, còn đối với giáo viên cuối mỗi chương, mỗi kì sẽ kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của các em, để đánh giá toàn diện hơn mỗi em, từ đó giáo
viên kịp thời động viên, chấn chỉnh việc học tập của học sinh và điều chỉnh
phương pháp dạy học cho phù hợp.
2.3.2. Các ví dụ.
Ví dụ 1: Sau tiết 1 của Bài 10: Ba định luật Niu –tơn ( SGK Vật lí 10 – Ban
Cơ bản), ta có thể soạn và sử phiếu học tập củng cố, vận dụng theo các bước
sau:
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài: Ba định luật Niu Tơn.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
Tiết 1 sẽ học:
+ Mục I: Định luật I Niu-tơn gồm 3 mục nhỏ : 1) Thí nghiệm lịch sử của Ga-lilê; 2) Định luật I Niu-tơn; 3) Quán tính.
+ Mục II – Định luật II Niu-tơn gồm mục 1) Định luật II Niu-tơn và 2) Khối
lượng và mức quán tính.

- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài 10: Ba định luật Niu – tơn ( tiết 1) – Vật lí 10.
* Củng cố (Tái hiện kiến thức vừa học).
Điền vào chỗ “…” từ hoặc cụm từ thích hợp trong các câu sau:
Câu 1: Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê nhằm chứng minh ……………..không
phải nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
Câu 2: Phát biểu định luật I Niu tơn:
“Nếu một vật không chịu tác dụng của …………….hoặc chịu tác dụng
của các lực có …………….. thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục……………..,
vật đang chuyển động sẽ …………………………………..”
Câu 3: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn ……..................
cả về hướng và độ lớn. Do đó định luật I Niu tơn còn được gọi là……………….
và chuyển động ………………….được gọi là chuyển động theo quán tính.
Câu 4: Định luật II Niu tơn:
+ Phát biểu:
4


“Gia tốc của một vật ………………với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của
gia tốc tỉ lệ thuận với ……………………………………….và tỉ lệ nghịch với
……………... của vật”
+ Biểu thức: ……………………………………………..
Câu 5: Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho…………….của vật.
* Vận dụng 1.
Câu 6: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải
để thành một câu có nội dung đúng.
1. Quán tính là
a. tính chất của mọi vật.
2. Lực làm cho mọi vật chuyển động

chậm dần rồi dừng lại gọi là
b. lực ma sát.
3. Các lực tác dụng vào một vật mà vật
đó vẫn đứng yên hay chuyển động thẳng c. tính chất của mọi vật có xu hướng
đều thì các lực đó là
bảo toàn vận tốc về hướng và độ lớn.
4. Các lực tác dụng vào một vật đang
chuyển động có gia tốc là
d. Niu tơn (N).
e. các lực không cân bằng
5. Đơn vị của lực là
f. các lực cân bằng.
Câu 7: Một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đang đứng yên thì chịu tác dụng của
hợp lực có độ lớn 10 N trong khoảng thời gian 3 s. Tính.
a. Gia tốc của vật
b. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Giải
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Câu 8: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg làm vận tốc
của nó tăng dần từ 1 m/s đến 9 m/s trong thời gian 4 s. Hỏi lực đó có độ lớn
bằng bao nhiêu?
Giải:
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 9: Khi xe đang chuyển động mà đột ngột rẽ sang trái thì hành khách trên xe
sẽ
A. nghiêng sang trái.

B. nghiêng sang phải.
C. chúi về phía trước.
D. ngả về phía sau.
Câu 10: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực
tác dụng lên vật mất đi thì
A. vật sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. vật dừng lại ngay.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
5


Câu 11: Chọn câu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật.
* Vận dụng 2.
Câu 12: Vận dụng định luật II Niu-tơn để giải thích câu thành ngữ “ Dao sắc
không bằng chắc kê”.
Câu 13: Một vật đang đứng yên, ta kết luận rằng vật không chịu tác dụng của
lực nào được không? Giải thích.
Câu 14: Nếu định luật I Niu tơn đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt
đất cuối cùng đều dừng lại?
Câu 15: Trong các vụ tai nạn giao thông, các xe chạy với vận tốc càng lớn thì
hậu quả tai nạn càng nghiêm trọng. Và trên đường, thường có các biển báo tốc
độ cho phép, hoặc các biển cảnh báo giao thông có ghi “NHANH MỘT PHÚT,
CHẬM CẢ ĐỜI”. Em hãy giải thích.
Câu 16: Tại sao khi móc thêm vào đoàn tàu chở khách vài toa chở hàng thì đoàn
tàu chở khách chạy “êm” hơn?

Câu 17: Em hãy giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ô tô?
Câu 18. Giải thích tác dụng của đường băng trên sân bay đối với việc cất cánh
và hạ cánh của máy bay.
Câu 19: Một quả bóng có khối lượng 0,3 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một
cầu thủ dùng chân sút quả bóng với một lực 300 N. Thời gian chân tác dụng vào
bóng là 0,01 s. Hỏi quả bóng bay đi với tốc độ bao nhiêu?
-----------------------//----------------------Bước 4: Sử dụng phiếu học tập.
+ Phiếu được sử dụng sau tiết học này khoảng 7 phút ( thời gian học nội dung
của bài khoảng 38 phút), học sinh viết trực tiếp trên tờ phiếu học tập cho mục
củng cố ở mục củng cố và vận dụng 1.
+ Phiếu được sử dụng để giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh hoàn thành
ở mục vận dụng 2.
+ Phiếu học tập này dành cho lớp học chuyên khối A, A 1, còn lớp khối C, D chỉ
yêu cầu các em hoàn thành mục củng cố và vận dụng 1 ( còn mục vận dụng 2,
các em tham khảo thêm).
Ví dụ 2: Sau tiết 2 của Bài 10: Ba định luật Niu –tơn ( SGK Vật lí 10 – Ban
Cơ bản), ta có thể soạn và sử phiếu học tập củng cố, vận dụng theo các bước
sau:
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài: Ba định luật Niu Tơn.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
Tiết 2 sẽ học:
+ Mục 3) Trọng lực. Trọng lượng của mục II. Định luật II Niu-tơn
+ Mục III. Định luật III Niu – tơn. Gồm:
6


1) Sự tương tác giữa các vật.
2) Định luật III Niu-tơn.
3. Lực và phản lực.

- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài 10: Ba định luật Niu – tơn ( tiết 2) – Vật lí 10
* Củng cố.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “…” trong các câu sau
Câu 1:
a) Trọng lực là lực của ………………….. tác dụng vào các vật, gây ra cho
chúng ……………………………… Công thức của trọng lực: …………………
b) Trọng lượng là độ lớn cuả………....................tác dụng lên vật. Công thức tính
của trọng lượng là : ……………………………………………………………….
Câu 2: Nội dung của định luật III Niu – tơn:
“Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B
cũng …….……………………… vật A một lực. Hai lực này có cùng………
…....….…………………………………………………………………………”
Biểu thức:……………………………………………………………………….
Câu 3: Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi
là ……………………….Cặp lực và ………………………có đặc điểm
+) …………………………………………………………………………………
+) …………………………………………………………………………………
+) …………………………………………………………………………………
* Vận dụng 1.
Câu 4: Một học sinh có trọng lượng 600 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất
tác dụng lên người có độ lớn
A. bé hơn 600 N. B. lớn hơn 600 N.
C. bằng 600 N.
D. phụ thuộc vào vị trí của người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 5: Chọn câu sai?
Cặp lực và phản lực với 2 lực cân bằng đều có chung đặc điểm
A. cùng giá.
B. ngược chiều.

C. cùng độ lớn.
D. cùng tác dụng vào một vật.
Câu 6: Hãy chỉ ra cặp “lực và phản lực” trong các tình huống sau
a) Khi ta đi bộ.
b) quả bóng đập vào tường rồi nảy ngược trở lại.
c) con ngựa kéo xe.
Câu 7: Trong một vụ tai nạn giao thông giữa một contener chở hàng đâm vào
một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực tác dụng lớn hơn, ô tô
nào sẽ thu được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.

7


* Vận dụng 2.
Câu 8: Tại sao khi kéo co lại có người thắng, người thua? Nó có trái với định
luật III Niu tơn không?
Câu 9: Viên bi I có khối lượng m1 = 50 g đang chuyển động với tốc độ 10 m/s
thì va chạm vào một viên bi II có khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, viên bi
I chuyển động ngược trở lại với tốc độ 2 m/s còn viên bi II chuyển động với tốc
độ 6m/s. Tính m?
Đs: 100 g.
Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 200 g bay với vận tốc 15 m/s đến đập
vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 10
m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,02 s. Tính lực của tường tác dụng lên quả
bóng? Coi lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng.
---------------------//-------------------------Bước 4: Sử dụng phiếu học tập.
Tương tự như ví dụ 1 ở trên
+ Phiếu được sử dụng sau tiết học này khoảng 7 phút ( thời gian học nội dung
của bài khoảng 38 phút) cho mục củng cố và vận dụng 1.
+ Phiếu được sử dụng để giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh hoàn thành

ở mục vận dụng 2.
+ Phiếu học tập này dành cho lớp học chuyên khối A, A 1, còn lớp khối C, D chỉ
yêu cầu các em hoàn thành mục củng cố và vận dụng 1 ( còn mục vận dụng 2,
các em tham khảo thêm).
Ví dụ 3 : Sau Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ ( SGK Vật lí 11 – Ban Cơ bản), ta có
thể soạn và sử phiếu học tập củng cố, vận dụng sau.
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài 20 : Lực từ. Cảm ứng từ.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
+ Phát biểu được định nghĩa vectơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.
+ Xác định được lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ
trường về điểm đặt, phương chiều, độ lớn.
- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ – Vật lí 11
* Củng cố.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong các câu sau
Câu 1:
a. Cảm ứng từ là đại lượng vật lí đặc trưng cho từ trường tại một điểm về
phương diện……………………….
b. Độ lớn cảm ứng từ kí hiệu là …….Trong hệ đơn vị SI, cảm ứng từ có đơn vị
là:……
c. Cảm ứng từ là đại lượng véctơ, kí hiệu:………
ur
d. Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ B :
8


có hướng …………………………….
- có độ lớn bằng B = ………………………, trong đó với F là độ lớn của lực từ

tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài ℓ, cường độ I đặt vuông góc với hướng
của từ trường tại điểm đó.
Câu 2: Lực từ tác
dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện I, có chiều dài ℓ đặt
ur
trong từ trường B có:
- điểm đặt:…………………………………………..
-

- phương:……………………………………………..
- chiều:………………………………………………
- độ lớn: ……………………………………………
* Vận dụng 1.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng
điện và đường cảm ứng từ
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang
dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây
B. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
C. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
D. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
Câu 5: Chọn câu sai?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực.
B. Độ lớn cảm ứng từ được xác định theo công thức B =

F

phụ thuộc vào
Il

cường độ dòng điện I, vào chiều dài đoạn dây, vào lực từ tác dụng lên đoạn dây
đặt trong từ trường.
C. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ.
D. Độ lớn cảm ứng từ được xác định theo công thức B =

F
không phụ thuộc
Il

vào cường độ dòng điện I, vào chiều dài đoạn dây, vào lực từ tác dụng lên đoạn
dây đặt trong từ trường.
Câu 6: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ
trường đều như hình vẽ. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây bẫn trong các
hình sau:
9


a)

b)

c)
I

I

.


I

Câu 7: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều có B = 0,8 T và
theo phương hợp với vectơ cảm ứng từ góc α. Dòng điện chạy qua dây có cường
độ 0,75 (A). Tính độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây trong các trường hợp
sau
a. α = 00.
b. α = 300.
c. α = 600.
d. α = 900.
* Vận dụng 2:
Câu 8: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt
trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên
xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có
chiều
A. nằm ngang hướng từ phải sang trái. B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
D. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường
đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường
đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường
đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường
đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây
Câu 10: Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam
M

giác vuông MNP. Cạnh MN = 30 (cm), NP = 40 (cm). Đặt
khung dây vào trong từ trường đều B = 10 -2 (T) vuông góc với
B
mặt phẳng khung dây có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có
cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác
P
N
dụng vào các cạnh của khung dây là
A. FMN = 0,003 (N), FNP = 0,004 (N), FMP = 0,007 (N). Lực từ tác dụng lên các
cạnh có tác dụng kéo dãn khung.
B. FMN = 0,003 (N), FNP = 0,004 (N), FMP = 0,007 (N). Lực từ tác dụng lên các
cạnh có tác dụng nén khung.
C. FMN = 0,03 (N), FNP = 0,04 (N), FMP = 0,05 (N). Lực từ tác dụng lên các
cạnh có tác dụng nén khung.
D. FMN = 0,03 (N), FNP = 0,04 (N), FMP = 0,05 (N). Lực từ tác dụng lên các cạnh có
tác dụng kéo dãn khung.
10
I


---------------------//-------------------------Bước 4: Sử dụng phiếu học tập.
Tương tự như ví dụ 1 ở trên.
Ví dụ 4: Sau Bài 21: Từ trường của các dòng điện chạy trong các dây dẫn có
hình dạng đặc biệt. ( SGK Vật lí 11 – Ban Cơ bản), ta có thể soạn và sử phiếu
học tập củng cố, vận dụng sau.
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài 21 : Từ trường của các dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình
dạng đặc biệt.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
+ Phát biểu được cách xác định phương, chiều và viết được công thức tính độ

lớn cảm ứng từ của 3 dòng điện đặc biệt: dòng điện thẳng dài tại một điểm bất
kì, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm của nó, dòng điện
chạy trong ống dây hình trụ tại một điểm bên trong lòng ống dây.
- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài 21: Từ trường của các dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng
đặc biệt. – Vật lí 11
* Củng cố.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong các câu sau
Câu 1: Từ trường gây ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài ( coi như
dài vô hạn) có thể biểu diễn như các hình vẽ dưới đây.
I

r

B

r

O

u
r
BN

.

M

I


I

u
r
BM
×

N

u
r
BN

u
r
BM

I

.

M

ur
B do dòng điện thẳng gây ra có:

+ điểm đặt:………………………………………………………………………..
+ phương:…………………………………………………………………………
+ chiều: …………………………………………………………………………...

+ độ lớn: …………………………………………………………………………..
Câu 2: Từ trường gây ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
có thể biểu diễn như các hình vẽ dưới đây.

r

Bo
O
I

11


Véctơ cảm ứng từ ur do dòng điện tròn gây ra tại tâm O của dòng điện có:
Bo

+ điểm đặt:……………………………………………………………………….
+ phương:…………………………………………………………………………
+ chiều: ………………………………………………………………………….
+ độ lớn: …………………………………………………………………………
Câu 3: Từ trường gây ra bởi dòng điện
chạy trong ống dây, bên trong lòng ống
dây là ………………………., có chiều
tuân theo quy tắc………………….., có
độ lớn: B = ……………………………
Câu 4: Nguyên lý chồng chất từ trường
ur
Từ trường tại một điểm trong từ trường của nhiều dòng điện: B =
……………………


* Vận dụng 1.
Câu 5: Dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tính cảm ứng từ tại
điểm M cách dây dẫn 10 cm.
Giải:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 6: Một dây dẫn hình tròn tròn đường kính 20 cm có dòng điện cường độ 5A
chạy trong dây dẫn. Tính cảm ứng từ tại tâm của dòng điện.
Giải:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 7: Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là
2A. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 2,5 mT. Tính số vòng dây của
ống dây.
Giải:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
*Vận dụng 2.
Câu 8: Một dây dẫn rất dài thẳng, đặt gần một vòng dây tròn
tròn bán kính R = 6 cm như hình vẽ. Dòng điện chạy trên dây dẫn
thẳng và vòng dây tròn cùng có cường độ 4 A. Tính độ lớn cảm I1
I2
ứng từ tổng hợp tại tâm O của vòng dây tròn biết O cách dây dẫn
d
thẳng một đoạn d = 10 cm.
Câu 9: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong
không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5 A ngược chiều
nhau. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 cm.
Câu 10: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn
bán kính R = 6 (cm), tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy
trên dây có cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra
có độ lớn là
A. 7,3.10–5 T.

B. 6,6.10–5 T.
C. 5,5.10–5 T.
D. 4,5.10–5 T.
12


--------------------------//----------------------Ví dụ 5: Sau Bài 24: Tán sắc ánh sáng ( SGK Vật lí 12 – Ban Cơ bản), ta có thể
soạn và sử phiếu học tập củng cố, vận dụng sau.
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài 24 : Tán sắc ánh sáng - VL 12
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
+ Mô tả được hai thí nghiệm của Niu – tơn và nêu được kết luận rút ra được từ
mỗi thí nghiệm.
+ Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết
của Niu – tơn.
- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài 24: Tán sắc ánh sáng– Vật lí 12 (CB)
* Củng cố.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong các câu sau
Câu 1: Sự tán sắc ánh sáng ………………………….một chùm sáng phức tạp
thành………………………………………………………………………………
Mặt Trời
M
F’

A

Đỏ
Da cam

Vàng
Lục
Lam
Chàm
Tím

F
P
G

B

C

Hình 24.1 : Thí nghiệm về ánh sáng trắng của Niu- tơn
Câu 2: Trong thí nghiệm về ánh sáng trắng của Niu – tơn, Niu tơn đã chứng
minh được ………………………………………………………………………...
………….…….…………………………………………………………………...
Câu 3: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của
Niu – tơn nhằm chứng minh ...........................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Mặt Trời

M
Đỏ

G


F

P

Tím

M’
P’

V
F’

Vàng

Hình 24.2 : Thí nghiệm về ánh sáng
đơn sắc của Niu -tơn

13


Câu 4: Chiết suất của các chất (trong suốt) đối với các ánh sáng đơn sắc khác
nhau thì khác nhau, biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và ..........................đối
với màu đỏ và .....................màu tím. Cụ thể: nđỏ ....nda cam .... nvàng ...... nlục .....
nlam .....nchàm .....ntím. Do đó tia đỏ bị lệch .........................và tia tím bị lệch............
Câu 5: Gọi f là tần số ánh sáng đơn sắc, c là tốc độ ánh sáng trong chân không,
v là tốc độ ánh sáng trong môi trường.
+ bước sóng của ánh sáng đó trong chân không là: λ = ………………………...
+ bước sóng của ánh sáng trong môi trường là: λ’………………………………
+ chiết suất của môi trường là : n = …………… hoặc : n = …………………….

* Vận dụng 1.
Câu 6: Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.10 14 Hz truyền trong chân không với bước
sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh
sáng này là 1,52. Tìm tần số và bước sóng của ánh sáng trên khi truyền trong
môi trường trong suốt này.
Giải:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………
Câu 7: Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là
0,4861 μm và 0,3635 μm. Tính chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng
lam.
Giải:………………………………………………………………………………
Câu 8: Gọi nc, nl, nL, nv lần lượt là chiết suất của thủy tinh đối với các tia chàm,
lam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?
A. nc > nl > nL > nv.
B. nc < nl < nL < nv.
C. nc > nL > nl > nv.
D. nc < nL < nl < nv.
Vận dụng 2.
Câu 9: Chọn câu trả lời sai:
A. Nguyên nhân tán sắc là do chiết suất của một môi trường trong suốt đối với
các ánh sáng đơn sắc có màu sắc khác nhau là khác nhau.
B. Trong hiện tượng tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng, tia đỏ có góc lệch nhỏ
nhất.
C. Trong hiện tượng tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng, tia tím có góc lệch nhỏ
nhất.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi qua lăng kính.
Câu 10: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm
tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó

chùm tia khúc xạ
A. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó
góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó
góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
14


D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong cùng một môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh
sáng đỏ.
C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận
tốc.
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết
suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Câu 12: Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi
như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn
sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường).
Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc
màu:
A. đỏ, vàng.
B. đỏ, vàng, lam. C. tím, lam, đỏ.
D. lam, tím.
0
Câu 13: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 , chiết suất của lăng kính đối
với tia đỏ là nđ = 1,6444 và đối với tia tím là nt = 1,6852, Chiếu tia sáng trắng tới
mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló

màu tím gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 0,0011 rad
B. 0,0044 rad
C. 0,0055 rad
D. 0,0025 rad
Câu 14: Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một
lăng kính có góc chiết quang A = 6 0 theo phương vuông góc với mặt phân giác
của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là n đ = 1,50, đối với
tia tím là nt = 1,54. Lấy 1’ = 3.10-4rad. Trên màn đặt song song và cách mặt phân
giác trên 1 đoạn 2m, ta thu được giải màu rộng:
A. 8,46mm
B. 6,36mm
C. 8,668 mm
D. 5,45mm.
------------------------------//-----------------------------------Bước 4: Sử dụng phiếu học tập.
Tương tự như ví dụ 1 ở trên
Ví dụ 6: Sau Bài 25: Giao thoa ánh sáng ( SGK Vật lí 12 – Ban Cơ bản), ta có
thể soạn và sử phiếu học tập củng cố, vận dụng sau.
- Bước 1: Xác định bài học.
Đó là bài 25 : Giao thoa ánh sáng - VL 12
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của tiết học:
+ Mô tả được thí nghiệm về nhiễu xạ ánh sáng và thí nghiệm Y-âng về giao thoa
ánh sáng với khe Y –âng.
+ Viết được các công thức cho vị trí của các vân sáng, tối và cho khoảng vân i.
+ Nhớ được khoảng giá trị của bước sóng ứng với ánh sáng khả kiến ( nhìn
thấy) và các màu cơ bản : đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
+ Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
+ Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
- Bước 3: Viết phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.

15


Bài 25: Giao thoa ánh sáng– Vật lí 12 (CB)
* Củng cố.
x
Vân tối thứ 4, k = 3
Vân sáng bậc 3, k = 3
Khoảng vân i

Vân tối thứ 3, k = 2
Vân sáng bậc 2, k = 2
Vân tối thứ 2, k = 1
Vân sáng bậc 1, k = 1
Vân tối thứ 1, k = 0

Hình 25.1: Nhiễu xạ ánh sáng

O

Vân sáng trung tâm, k = 0

Vân tối thứ 1, k = - 1
Vân sáng bậc 1, k = - 1
Vân tối thứ 2, k = - 2
Vân sáng bậc 2, k = - 2

Khoảng vân i

Vân tối thứ 3, k = - 3

Vân sáng bậc 3, k = - 3
Vân tối thứ 4, k = - 4

Hình 25.2: Giao thoa ánh sáng
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong các câu sau
Câu 1: Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ...............................................................
của ánh sáng khi đi qua lỗ nhỏ hoặc gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
chứng tỏ ánh sáng có tính chất ...............................................................................
Câu
2:
Khoảng
vân

khoảng
cách
giữa
......................................hoặc ..................................................................................
...............................................
Câu 3: Gọi hiệu đường đi từ hai nguồn đến
M
H
d1
điểm M trên màn (E) là d2 – d1.
x
F1
+ Nếu tại M là vân sáng thì :
d
2
I
a

O
d2 – d1 = ……………………………………
D
F2
+ Nếu tại M là vân tối thì :
B
d2 – d1 = …………………………………….
E

Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng với khe Y – âng, Viết công thức
tính khoảng vân, vị trí vân sáng bậc k, vị trí vân tối thứ n
+ Khoảng vân: .......................................................................................................
+ Vị trí vân sáng bậc k: ..........................................................................................
+ Vị trí vân tối thứ n: .............................................................................................
Câu 5: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy ( khả kiến) có bước sóng
từ
................đến .........................................................................................................
16


* Vận dụng 1.
Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m.
Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45µm. Xác định
a. Khoảng vân giao thoa trên màn.
b. Vị trí của vân sáng bậc 3.
c. Vị trí của vân tối thứ 6.
d. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 trên màn.
Giải:
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
* Vận dụng 2.
Câu 7: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa
hai khe sáng là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m, bước
sóng ánh sáng là 0,6 µ m . Xét hai điểm M và N ( ở hai phía đối với O) có toạ độ
lần lượt là xM = 3,6 mm và xN = -5,4 mm. Trong khoảng giữa M và N (không
tính M,N ) có:
A. 13 vân tối
B. 14 vân tối
C. 15 vân tối.
D. 16 vân tối.
Câu 8: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe cách
nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách
giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí
nghiệm này là
A. 0,48 μm.
B. 0,40 μm.
C. 0,60 μm.
D. 0,76 μm.
Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng
ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối
thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1,
S2 đến M có độ lớn bằng
A. 2λ.
B. 1,5λ.
C. 3λ.

D. 2,5λ.
Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng
ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm,
khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng
miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa

A. 21 vân.
B. 15 vân.
C. 17 vân.
D. 19 vân.
Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm.
Hai khe đặt cách màn quan sát 2 m. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ đơn
sắc có bước sóng λ1 = 0,48 µm và λ2 = 0,64 µm. Trong khoảng giữa hai vân sáng
gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm quan sát được bao nhiêu vân sáng
đơn sắc ?
17


A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 12:(ĐH- 2010) Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn
sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng
720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng 500 nm đến
575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu vân
trung tâm có 8 vân màu lục. Giá trị của λ bằng
A. 500 nm.
B. 520 nm.
C. 540 nm.

D. 560 nm.
Câu 13: (Đề thi THPT QG 2015) Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh
sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, ánh sáng đỏ có bước sóng 686
nm và ánh sáng lam có bước sóng λ (với 450 nm < λ < 510 nm ).Trên màn quan
sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu vân trung tâm có 6
vân sáng lam. Trong khoảng này có bao nhiêu vân đỏ ?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh
sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M
có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng 735 nm; 490 nm; λ1 và λ2. Tổng giá
trị λ1 + λ2 bằng
A. 1078 nm.
B. 1080 nm.
C. 1008 nm.
D. 1181 nm.
------------------------------------//-----------------------------------2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khi sử dụng loại phiếu học tập này trong quá trình giảng dạy, tôi thu thập
được nhiều thông tin ngược từ phía học sinh, biết các em đã nắm được bài hay
chưa, còn chưa hiểu rõ phần nào của bài, những em nào thường xuyên làm bài,
tự học, tự rèn luyện, những em nào là học tập kiểu “đối phó”, những em nào
không làm bài. Đồng thời giáo viên thực hiện được mục đích học tập “dài hơi”
là nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tự lập, tự giác trong học tập, tích lũy
kiến thức cho các kì thi. Sau khi sử dụng loại phiếu này vào giảng dạy, tôi thấy
học sinh tiến bộ lên rất nhiều, kết quả rất khả quan.
Học sinh học tập tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí
nói riêng cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.


18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã thu được những kết quả sau đây
- Sau mỗi tiết học, kiến thức được hệ thống hóa giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ nội
dung chính của tiết học.
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của bài để làm được các bài tập có liên
quan từ mức độ thấp đến cao, kích thích tư duy của học sinh.
- Học sinh tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình, từ đó tạo được sự hứng
thú, niềm đam mê yêu thích môn vật lí.
- Giáo viên dựa vào kết quả hoạt động từ phiếu học tập của học sinh để thu thập
thông tin, đánh giá được học sinh một cách toàn diện. Và cũng từ kết quả này
giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm đạt được kết quả
tốt nhất.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn, khó khăn lớn nhất của giáo
viên là phải làm sao soạn được phiếu học tập sau mỗi tiết học phù hợp với nội
dung mỗi tiết học, theo mức độ từ dễ đến khó. Người giáo viên phải đầu tư về
mặt thời gian để sau mỗi tiết học vật lí, tiết nào cũng có thể sử dụng được phiếu
học tập như một “thói quen” giúp cho quá trình học tập logic, có hệ thống.
3.2. Kiến nghị.
Qua nghiên cứu và thực nhiệm giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng PHT sau
mỗi tiết học rất hiệu quả, đề nghị được đưa vào ứng dụng để nâng cao kết quả
học tập của học sinh đối với môn Vật lí.
Giáo viên cần tăng cường đầu tư vào tiết dạy một cách công phu và chu
đáo hơn, đặc biệt là trong việc nhiên cứu để biên soạn một phiếu học tập có chất
lượng. Giáo viên cần phải tự tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng đổi mới giáo dục nhằm phát huy tối đa năng lực hoạt động độc lập ở học

sinh.
Sở Giáo dục cần tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên đề về
đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh,
đặc biệt là cung cấp các tài liệu về các chuyên đề này để giáo viên nghiên cứu,
áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong nội dung sáng kiến, vì nội dung của sáng kiến kinh nghiệm và trình
độ của người viết có hạn, chắc chắn phần trình bày trên đây còn nhiều thiếu sót.
Rất mong Quý bạn đọc vui lòng thông cảm và đóng góp ý kiến để phần trình
bày trở thành tài liệu tham khảo có ích.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Nguyễn Thị
Duyên

20



×