Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

de hsg sinh 12 năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.55 KB, 10 trang )

Sở GD-ĐT Bình Phước

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

NĂM HỌC 2019-2020

(Đề thi này có 2 trang)

MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút

A. PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1: Sinh học tế bào (2 điểm)
1.1. Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực, hãy cho biết:
- Những bào quan nào chứa đồng thời protein và axit nucleic?
- Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào?
- Những bào quan nào có màng đơn?
1.2. Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp? Từ nơi
được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?
Câu 2: Sinh học vi sinh vật (1,5 điểm)
2.1.Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
2.2. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ
vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
Câu 3: Sinh học cơ thể (4 điểm)
3.1.(1,5 điểm)
a Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích
nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
c Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai


nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt
đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm
tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?


3.2.(2,0 điểm)
a) Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn
trùng hoạt động tích cực nhưng vẫn có hệ tuần hoàn hở?
b) Ở người, đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường?
3.3. (0,5 điểm)
Một người bị nôn mửa, không ăn và uống trong vòng 24 giờ, dạ dày bị mất nhiều dịch
axit. Cơ thể người bệnh có những đáp ứng nào để điều chỉnh cân bằng nội môi giữ pH
máu và huyết áp ổn định?
Câu 4. Di truyền học (8 điểm)
4.1. (2 điểm) Dựa vào cơ chế hoạt động Operon Lac, hãy cho biết những đột biến nào
làm cho quá trình tổng hợp enzim phân giải lactozo luôn diễn ra?
4.2. (2 điểm) Bằng những hiểu biết về cơ chế biểu hiện của đột biến gen, hãy trình bày
những cơ chế làm xuất hiện đột biến trung tính?
4.3. (4 điểm)
a) Cho cây lúa mỳ có kiểu gen Aabb tự thụ phấn thu được 4 loại hạt với kiểu gen khác
nhau. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.Hãy xác định kiểu gen của tế bào phôi và
kiểu gen của tế bào nội nhũ trong mỗi hạt?
b) Ở một loài thực vật, hoa có thể có các màu: đỏ, hồng , trắng. Từ các phép lai dưới đây, hãy xác định
kiểu gen của các cây bố mẹ?

Phép lai

P

Đời con


1

Đỏ 1 x hồng

2/3 đỏ: 1/3 hồng

2

Đỏ 1 x trắng

1/2 đỏ : 1/2 hồng

3

Đỏ 2 x hồng

1/2 đỏ: 1/4 hồng: 1/4 trắng

4

Đỏ 3 x hồng

100% đỏ

5

Đỏ 3 x trắng

100% đỏ


Câu 5. Tiến hóa (1,5 điểm)


a. Thế nào là nhân tố tiến hóa? Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật
nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa?
b. Tại sao chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa chính?
Câu 6. Sinh thái học (1 điểm)
Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến
nhiệt như thế nào?
B. PHẦN THỰC HÀNH (2 điểm)
Có ba cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng
như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta
thu được số liệu như sau:

Cây

Lượng nước thoát ra (ml)

Lượng dịch tiết (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8


0,02

Cà chua

10,5

0,07

-

Từ bảng số liệu trên em có thể rút ra kết luận gì?

-

Tại sao thế nước âm của lá lại có thể tạo lực kéo trong thoát hơi nước ở thực
vật?
--------------Hết---------------


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu

Nội dung
- Những bào quan chứa đồng thời protein và axit nucleic:
gồm có nhân tế bào, ti thể, lục lạp, riboxom.

1.1
(1điểm)


1.2
(1điểm)

2.1
(0,5điểm)

Điểm
0,5

- Có 2 bào quan thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng
cho tế bào là ti thể và lục lạp.

0,25

- Những bào quan nào có màng đơn là: lưới nội chất hạt, lưới
nội chất trơn, bộ máy gôngi, lizoxom, peroxixom, glioxixom,
không bào.

0,25

- Ôxi được sinh ra từ quá trình quang phân ly H2O trong pha
sáng của quá trình quang hợp.
- Từ nơi được tạo ra, để ra khỏi tế bào ôxi phải đi qua 4 lớp
màng: màng tilacoit của hạt grana, màng trong và màng
ngoài của lục lạp, màng sinh chất rồi ra khỏi tế bào.

0,5

0,5


- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh.
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các 0,25
đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu.
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống
0,25
không thuận lợi.

2.2
(1điểm)

Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị 0,25
hoá vì chúng đều là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ và
giải phóng năng lượng.
Căn cứ vào chất nhận electron cuối cùng người ta phân biệt
3 quá trình này :

0,25

-Hô hấp hiếu khí : chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử 0,25
-Hô hấp kị khí : chất nhận electron cuối cùng là oxi liên kết 0,25
trong các hợp chất vô cơ (NO3-, SO42-,…)


- Lên men là kiểu chuyển hóa kị khí mà chất cho và nhận
electron đều là chất hữu cơ.
3.1
(1,5 điểm)


a. - Giải thích: Vì thực vật hấp thụ nitơ ở 2 dạng: NH4+ và
NO3- (dạng ô xi hóa), nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ
tồn tại ở dạng khử, do vậy NO3- cần được khử thành amôniac
để tiếp tục hình thành aa→tổng hợp Pr.........

0,25

- Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: Hình thành amit

0,25

b. - Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và
hoocmon này kích thích bơm K +, bơm chủ động K+ ra khỏi tế
0,25
bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào
bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng.
- Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp
trong rễ cây và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng
đóng khí khổng.

0,25

c. - 2 nguyên tố : Nitơ và S

0,25

- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat
amon( chứa N và S)
0,125
+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh

trở lại.
+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại

3.2
(2 điểm)

a. -Hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động
vì:
+Máu chảy trong mạch và được điều phối đến các cơ quan
với tốc độ chậm đáp ứng đủ nhu cầu O2 cho động vật ít
hoạt động

0,125
0,25

0,25

-Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở
vì:
+ Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho
tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể
+Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí để vận chuyển khí tới
tận các tế bào

0,25
0,25


 Hệ tuần hoàn hở không ảnh hưởng đến sự cung cấp O2
cho tế bào

b.

Thai nhi

Trẻ em bình thường

-Tim có 4 ngăn nhưng 2
-Lỗ bầu dục được bịt kín,
tâm nhĩ có lỗ bầu dục thông tâm nhĩ có vách ngăn hoàn
nhau
toàn

3.3
(0,5 điểm)

0,25

-Có ống nối động mạch chủ
với động mạch phổi-> máu
từ tim chảy vào động mạch
chủ (hoặc vào động mạch
phổi rồi chảy vào động
mạch chủ) đi nuôi cơ thể.
Một phần nhỏ máu từ ĐM
phổi đưa vào phổi chỉ để
nuôi các mô phỏi mà không
trao đổi khí 1 vòng tuần
hoàn

-Không có ống nối ĐM

phổi với ĐM chủ, máu từ
thất phải lên phổi, máu từ
thất trái đi nuôi cơ thể 2
vòng tuần hoàn

-Có hệ mạch trao đổi chất
với máu của mẹ tại nhau
thai qua dây rốn

-Không có hệ mạch qua
dây rốn, cắt đứt quan hệ
trao đổi chất với máu mẹ

0,25

-Trong máu có HbF có ái
lực cao với O2

-Máu có loại HbA có ái lực
với oxi thấp hơn

0,25

- Cơ thể bị mất nước dẫn tới huyết áp giảm nên tăng cường
tái hấp thu nước ở thận.
- Tăng cảm giác khát dẫn tới uống nước bù để duy trì huyết
áp.
- Do mất nhiều dịch vị có tính axit → pH máu giảm kích
thích trung khu hô hấp thay đổi nhịp hô hấp điều chỉnh CO2
và pH máu.

- Dịch gian bào và nước từ các tế bào đi vào máu.
- Co các mạch ngoại vi.
Những đột biến làm quá trình tổng hợp enzim phân giải
lactozo luôn luôn diễn ra:
-Đột biến gen điều hòa R làm cho gen điều hòa khi phiên mã

0,25

Mỗi ý 0,1
điểm


4.1
(2 điểm)

rồi dịch mã sẽ tạo protein mới có cấu hình không gian bị biến
đổi nên nó liên kết được với vùng O của operon. Operon luôn
thực hiện phiên mã, dịch mã và luôn tạo được enzim phân
giải lactozo

0,5

-Đột biến vùng P của gen điều hòa, không khởi động được
cho gen R phiên mã. Gen R không tổng hợp được protein ức
chế nên operon luôn tổng hợp được enzim phân giải lactozo

0,5

-Đột biến vùng O của operon làm thay đổi cấu hình vùng O
hoặc làm mất vùng O, protein ức chế không thể liên kết với

vùng O nên operon luôn tổng hợp được enzim phân giải
lactozo

0,5

-Đột biến mà dẫn đến mARN không bị phân hủy làm cho quá
trình dịch mã luôn diễn ra.

0,5

Các nguyên nhân xuất hiện đột biến trung tính:
4.2
(2 điểm)

- Đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen nhưng không thay
đổi cấu trúc của mARN trưởng thành (đột biến xảy ra ở
Intron)

0,5

-Đột biến làm thay đổi mARN trưởng thành nhưng không
thay đổi trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit (do tính thoái
hóa của mã di truyền)

0,5

-Đột biến thay đổi cấu trúc protein nhưng không ảnh hưởng
đến chức năng

0,5


-Đột biến thay đổi chức năng protein nhưng không làm thay
đổi giá trị thích nghi của cơ thể.

0,5

a) Kiểu gen của phôi và nội nhũ trong mỗi hạt

Kiểu gen phôi

Kiểu gen nội nhũ

Hạt 1

Aabb

AAAbbb

0,5

4.3

Hạt 2

Aabb

Aaabbb

0,5


(4 điểm)

Hạt 3

Aabb

AAabbb

0,5

Hạt 4

aabb

aaabbb


b) –Vì tỷ lệ đời con ở tất cả các phép lai đều tuân theo qui
luật của 1 gen qui định 1 tính trạng

0,5

-Từ phép lai 1, 3, 4 đỏ 1, đỏ 2, đỏ 3 có kiểu gen khác nhau
 Hiện tượng di truyền đa alen
-Từ phép lai 3 và 4 đỏ trội so với hồng, hồng trội so với
trắng

0,5

-Qui ước: A1 - đỏ, A2 – hồng, A3 – trắng

*Kiểu gen của P:

0,5

- Hồng: A2A3
- Trắng: A3A3
-Từ PL2 đỏ 1 có kiểu gen A1A2

0,5

-Từ PL3 đỏ 2 có kiểu gen A1A3
-Từ PL 5 đỏ 3 có kiểu gen A1A1

0,5

-Từ PL1  A2A2 gây chết

5
(1,5 điểm)

a. Nhân tố tiến hóa: là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể.
Gồm các nhân tố tiến hóa: Đột biến, di - nhập gen, giao phối
không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

0,25
0,25

Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có
vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa vì:


0,25

- Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại
có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
- Gen đột biến thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không

0,25

gây hại.
b. CLTN là nhân tố tiến hóa chính vì:
- Quy định chiều hướng và tốc độ chọn lọc

0,5


- Sàng lọc những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
- Nhân tố thay đổi cả tần số alen, tần số kiểu gen có hướng
thích nghi
6
(1 điểm)

Thực hành
(2 điểm)

- Tác động thường xuyên liên tục
- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét)
làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển
hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động
sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Điều này

làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống
thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ
môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường
xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân
nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình
chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn,
nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá
(tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị
sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào
những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ
tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các
chất dự trữ chống rét.
* Qua bảng số liệu ta thấy mối liên quan chặt chẽ giữa động
cơ phía dưới và động cơ phía trên: nếu động cơ phía trên lớn
thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại
- Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng thoát hơi nước
khác nhau nhưng lượng dịch tiết như nhau, chứng tỏ các cây
khác nhau chủ yếu là vai trò quyết định của động cơ phía trên

0,5

0,5

0,5

0,5

* Thế nước âm của lá lại có thể tạo lực kéo trong thoát hơi
nước ở thực vật vì:

- Nước được vận chuyển từ vùng có thế nước cao hơn đến
vùng có thế nước thấp hơn nên trong các tế bào xylem áp suất
âm hơn ở bề mặt không khí-nước làm cho nước trong các tế
bào xylem bị kéo vào tế bào thịt lá

0,5

-Sau đó nước trong tế bào thịt lá bị kéo vào khoang không
khí, từ đó nước khuếch tán ra ngoài thông qua lỗ khí. Theo
cách này, thế nước âm của lá tạo lực “kéo ” trong thoát hơi

0,5


nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×