Tải bản đầy đủ (.pdf) (380 trang)

Đại cương lịch sử việt nam tập 2,1858 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 380 trang )

ĐINH XUÂN LÂM

chủ biên

NGUYỀN VĂN KHÁNH
NGUYỄN ĐÌNH LẼ

ĐẠI C Ư Ơ N G

LỊCH sủ
VÌỆT NAM

T T T T -T V * Đ H Q G IIN

959.7
ĐAI(2)
2008
V-G2


ĐINH XUÂN LÂM (Chủ biên)
NGUYỄN VĂN KHÁNH - NGUYÊN ĐÌNH LÊ

ĐẠI CƯƠNG

LỊCH SỬ VIỆT NAM
TẬP II
1858 -1945
(Tái bản lấn thứ mười)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC




Chủ biên :
GS. ĐINH XUÂN LÂM

Phân công biên soạn :
- Lời nói đầu'
- Chương I, II, III, IV, V : GS. ĐINH XUÂN LÂM
- Chương VI :

PGS. NGUYÊN

đ ìn h l ễ

- Chương VII, VIII, IX :

PGS. NGUYẼN

văn khánh

- Chương X, XI, XII :

PGS. NGUYỄN

đ ìn h l ễ

Có sự cộng tác của cử nhân sử học LÊ ĐÌNH HÀ

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản G iáo dục.
04 - 2008/CXB/459 - 1999/GD


M ã số : 7 X 141 h8 - DAI


LÒI NÓI ĐẦU
ĐẠI CƯƠNG LỊCH s ử VIỆT NAM (Tập II) trình bày một cách hệ thống lịch
sử cuộc đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và thống
nhất Tô quốc từ năm ỉ 858 - thực dân Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược, đến năm
1945 - Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Pháp Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên c h ế tồn tại ngót ngàn năm. Chủ
tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày
2- 9-1945 đã khẳng định nước Việt Nam “có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự
thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thẩn và lực lượng, tính mạng và của cải đ ể giữ vững quyền tự do, độc lập ấ y ”.
Một kỉ ịỉguyên mới của lịch sử dân tộc đã mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.
ĐẠI CUONG l ị c h S ử v i ệ t n a m (Tập II) cũng c ố gắng phản ánh một cách
tương đối toàn diện cuộc đấu tranh của nhân dân ta, không chỉ về mặt chính trị
quán sự, mà cả về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là về mặt kỉnh tế trước
đây chưa được chú trọng đúng mức. Đ ể thực hiện được yêu cầu này, các tác giả một
mặt k ế ỉliừa có chọn lọc kết quả của những người đi trước, mặt khác đã chú ý khai
thác thêm một sô' nguồn tư liệu mới công b ố trong và ngoài nước đ ể vận dụng vào
việc biên soạn công trình.
Nội dung của lịch sử 87 năm này (1858 - 1945) thật sự phong phú. Đó là lịch sử
cuộc đấu tranh vừa bền bỉ, kiên cường, bất khuất, vừa thông minh sáng tạo đ ể chống
lại các th ể lực phản dộng nói trên, đồng thời cũng là lịch sử quá trình tìm tòi chân
lí cứu nước, từ xu hướng phong kiến, qua xu hướng dân chủ tư sản, d ể cuối cùng dẫn
tới sự gặp gỡ có tính tất yếu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa xã
hội, dược đánh dấu bằng sự'kiện trọng đại - chính đảng vô sản ra đời, kết thúc thời
kì khủng hoảng vai trò lãnh dạo và mở ra thời kì phát triển của cách mạng
Việt N am , dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, nhân dán ta đã đập

5


tan âm mưu xâm lược của đ ế quốc Pháp, phát xít Nhật nhằm hiến Việt Nam thành
một thuộc địa nửa phung kiến, một thực dân địa bảo cỉcỉm siêu lợi nhuận tối (ỉa và
một cản cứ quản sự trong khu vực Đông Nam A.
Các tác ẹiả ch7 có nhiêu cô gắnq, nhưnq chắc không tránh khỏi nhữnỵ thi('U sót
và lìạn ch ế vé nội dung và hình thức, vì vậy công trình này cần dược tiếp tục bô sung,
sứa chữa, hoàn chỉnh hơn.
Ch ú nạ tôi chân thành chờ đợi sự góp ỷ xảy dựng của đôn\> đảo bạn đọc.
Các tác giả

6


PHẦN MỘT

VIỆT NAM
(1858

-

1896)


Chương I

VIỆT NAM ĐỐI DIỆN VỚI
NGUY C ơ THỰC
■ DÂN PHÁP XẢM Lược.


CUỘC KHÁNG CHIẾN BẮT đ ầ u






I - Â M MUU XÂM LUỢC VIỆT N A M
CỦA THỤC D Â N PH ÁP
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục,
bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII, và ngày càng được xúc tiến một
cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Ngày 2-12-1852, Lui Bônapác
(Louis Bonaparte) dựa vào sự ủng hộ của bọn đại tư sản phản dộng, giáo dân,
và sức mạnh của lưỡi lê để lên ngôi hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình
thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp, bên trong ra sức đàn áp và bóc lột
nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Nhưng cũng phải
đợi đến tháng 9-1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hoà hoãn, liên quân hai
nước cùng nhaư câu kết để uy hiếp Trung Quốc, cộng thêm các báo cáo của
bọn con buôn và giáo sĩ về tình hình ngày thêm suy đốn của triều đình Huế,
Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.
Ngày 16-9-1856, tàu chiến Catina (Catinat) đến Đà Nẩng, có phái viên cầm
quốc Ihư sang Việt Nam, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp. Thất
bại trong âm mưu điều tra tình hình Việt Nam phục vụ âm mưu xâm lược,
ngày 26-9-1856, tư bản Pháp đã trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn luỹ rồi
kéo lên khoá tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.
Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, tàu chiến Caprixiơ (Capricieuse) lại cập bến
Đà Ncĩng xin được gặp các quan lại triều đình để thương lượng, nhưng cũng
bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23-1-1857, phái viên của Napôlêông rn là Môngtinhi
(Montigny) cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán.

Thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang
khi đánh xong Trung Quốc. Cho nên, ngay trước khi Môngtinhi đến Đà Nẩng


một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamơlanh (Hamelin) đã tiếp viện
thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
là Oalépxki (Walewski) cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Giơnuiy (Rigault
de Genouilly), lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công
Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay
quân xuống đánh chiếm Việt Nam. Rõ ràng việc cử Môngtinhi sang triều đình
Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mồ k ế hoạch đều đã
được bọn tư bản sắp đặt

từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng.

Vì thế, bản thân Môngtinhi đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp
phải thái độ của triều đình H uế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi
rút lui về nước, y đã đe doạ sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ
việc cấm đạo; đồng thời y cũng cấp báo vể nước yêu cầu cử binh chiếm gấp
Nam Kì. Trước khi xuống tàu về nước, y còn lén lút đưa tên gián điệp đội
lốt giáo sĩ Penlơranh (Pellerin) về Pháp yêu cầu Napồlêông III cử binh sang
Việt Nam bênh vực những người theo đạo.
Ngày 22-4-1857, Napồlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét
lại Hiệp ước Vécxai (Versailles) đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc,
đại diện cho Nguyễn Ánh và Môngmôranh (Montmorin), đại diện cho Lui
XVI. Âm mun của tư bản Pháp lúc đó là muốn dựa vào văn kiện bán nước
đầu tiên của Nguyễn Ánh để “hợp pháp hoá” việc mang quân sang đánh chiếm
Việt Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi
kí kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó
với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước. Chúng không thể dựa

vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Lôn, đòi
độc quyền thương mại và tự do truyển đạo ở Việt Nam như các điều khoản
của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, chúng vẫn quyết định cử quân sang đánh
chiếm Việt Nam, lập luận một cách trắng trợn rằng việc đem quân đánh chiếm
Nam Kì đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng
qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một “quốc sách” đã được
các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 - 1857,
Napôlêồng III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp đã
lấy cớ trả thù việc triều đình H uế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu
chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, cho là “làm nhục quốc kì” Pháp.
Mật khác, chúng còn lấy cớ “bênh vực đạo” , “truyền bá văn minh công giáo”
để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam.
Nhưng tất cả những lí do đó đều không che đậy nổi nguyên nhân sâu xa bên
10


trong của ám mưu xâm lược. Đó là yêu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở
Viền Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang
chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành
giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đồng, đặc
biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.
Cuối cùng, sau khi liên quân Pháp - Anh đánh xong Quảng Châu
(5-1-1858) và dùng áp lực quân sự buộc phong kiến Trung Quốc kí điếu ước
Thiên Tân (27-6-1858), Giơnuiy kéo ngay quân xuống hợp với quân Tây Ban
Nha do Đại tá Palãngca (Palanca) chỉ huy, rồi giong buồm kéo thẳng tới Đà
Nẵng dàn trận từ chiều ngày 31-8-1858. Pháp và Tây Ban Nha liên minh quân
sự với nhau vì trong số các giáo sĩ nước ngoài bị triều đình Huế giam giữ,
giết hại hồi đó có một số người Tây Ban Nha. Tư bản Tây Ban Nha cũng
nhiều lần dòm ngó các vùng Đổ Sơn, Quảng Yên ngoài Bắc, nên Nữ hoàng
Tây Ban Nha là Idaben II (Isabelle II) sẩn sàng câu kết với Pháp trong cuộc

viễn chinh này để kiếm lợi.

II - K HỦ N G H O Ả N G SU Y V O N G
CỦA VƯƠNG TRIỀU N G U Y Ễ N
Tư bản Pháp lăm le nổ súng xâm lược đúng vào lúc chế độ phong kiến
Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chế độ phong
kiến Việt Nam đã khủng hoảng nặng từ cuối thế kỉ XVIII. Lúc này, những
mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản trong nước đã xuất hiện và ngày
càng mâu thuẫn đối kháng với quan hệ kinh tề phong kiến bảo thủ lạc hậu
bao đời thống trị xã hội Việt Nam. Nền kinh tế tiểu nồng đang cần được phát
triển, nhưng bị chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến uy hiếp nghiêm trọng.
Đây cũng là thời kì bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân trên một quy mồ
rộng lớn trong phạm vi cả nước, đòi hỏi đất nước phải sớm thống nhất. Cuộc
khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn thắng lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho
sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng dựa
vào thế lực tư bản Pháp, Nguyễn Ánh đã đánh thắng Tây Sơn. Có thể khẳng
định rằng triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiên
tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ đối với triều đại
Tây Sơn tương đối tiến bộ hơn về nhiều mặt.


Ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long và
các vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) ngày càng đi sâu vào con
đường phản động, vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa
cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỉ
XVIII. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, vãn hoá, xã hội triều Nguyễn ban
hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn
phong kiến nhà Nguyễn.
Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng tính chất quan
liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt

đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi quyền
hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua được coi là “con trời” , “thay trời”
trị dân; quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vồ hạn. Nhà
vua trong thực tế là đại địa chủ lợn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí
tài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều và ở
các địa phương hầu hết là bọn hủ bại; chính trị thì bảo thủ, cầu an; kinh tế
thì tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với mớ học
thuyết Khổng, Mạnh lỗi thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi
đến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc. Trong hoàn cảnh
đó, đời sống của người nông dân trong các thôn xã vô cùng cơ cực. Dưới triều
Nguyễn, tổ chức xã thôn đã hoàn toàn trở thành một cồng cụ của bọn cường
hào địa chủ nồng thôn. Nó trói buộc người nông dân trong những quan hệ địa
phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phong kiến và cản trở sự
phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Nền kinh tế tư hữu của nông dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Ruộng đất
phần nhiều tập trung vào tay bọn quan lại, địa chủ. Công điền, công thổ chỗ
nào mầu mỡ béo tốt đều bị bọn cường hào lũng đoạn, còn lại thì bọn hương
lí lại bao chiếm, dân nghèo chỉ được những chổ xương xẩu mà thôi. Cho nên,
nói chung nông dân không có ruộng cày, đời sống vô cùng cực khổ. Hiện
tượng nông dân không có ruộng đất cày cấy làm ăn phải bỏ làng đi tha phương
cầu thực là nét phổ biến dưới triều Nguyễn. Chỉ từ năm 1802 đến năm 1806,
nông dân trên 370 thôn thuộc mấy trấn lớn ngoài Bắc xiêu tán đi nơi khác.
Đến năm 1826, lại đến 108 xã thôn thuộc mười ba huyện của trấn Hải Dương
xiêu tán, cộng thêm vào đó là tô thuế rất nặng nể. Đó là chưa kể tới tình trạng
vỡ đê, lụt lội, mất mùa đói kém thường xảy ra, hầu như không năm nào không
có. Đê Vãn Giang ở Hưng Yên vỡ 18 năm liền, biến cả một vùng đồng bằng
phì nhiêu ở Khoái Châu thành bãi đất hoang, nhân dân vùng này phải từng
đoàn lang thang kéo nhau đi các nơi xin ăn. Tại các vùng ở Bắc Ninh,
12



Sơn Tây lại có nạn châu chấu phá hoại mùa màng. Vì vậy, nạn đói xảy ra
thường xuyên. Ngay trước khi tư bản Pháp sắp nổ súng đánh vào Đà Nẵng
(1858), một trận đói ghê gớm đã xảy ra làm cho hàng chục vạn nhân dân các
tỉnh Trung Bắc Kì bị chết. Đồng thời, cũng do sự bất lực của bọn phong kiến
thống trị hồi đó, nạn dịch đã hoành hành dữ dội, giết hại hàng chục vạn người.
Trước tình hình bi thảm đó, để xoa dịu và ngăn ngừa dân chúng nổi dậy
chống lại, phong kiến triều Nguyễn đã có một số biện pháp. Minh Mạng ra
lệnh cho Nguyễn Công Trứ chiêu dân tiến hành khai hoang miền ven biển
lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) trong hai năm
1828 - 1829; Tự Đức giao cho Nguyễn Tri Phương lo liệu việc mộ dân lập ấp
ở Nam Kì từ năm 1853. Nhưng tất cả các biện pháp trên đều không mang lại
kết quả đáng kể vì đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Người nông
dân sau một thời gian đổ mồ hôi sôi nước mắt lại thấy ruộng đất do tay mình
làm ra bị bọn phong kiến cướp đoạt. Vì vậy, nạn nồng dân lưu tán, nhất là
đến đời Tự Đức khi tư bản Pháp sắp nổ súng khởi hấn, lại càng trở nên phổ
biến khắp cả nước và ngày càng trầm trọng hơn lên. Đó là một trong những
nết tiêu biểu của thời kì khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến
Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Trong khi nông nghiệp đang lâm vào tình trạng tiêu điều xơ xác như vậy
thì cồng nghiệp nằm trong tay bọn phong kiến triều Nguyễn cũng ngày một
bế tắc.
Chính sách của triều Nguyễn về mặt công nghiệp vô cùng phản động. Phong
kiến nhà Nguyễn nắm trong tay những ngành kinh doanh lớn. Các cồng xưởng
lớn đúc súng, đóng tàu, đúc tiền; các xưởng nhỏ chuyên chế tạo đồ dùng riêng
cho nhà vua, vàng bạc, gấm vóc; các công trường xây dựng cung điện, thành
quách, lăng tẩm đều do bộ Công của triều đình quản lí. Chế độ làm việc trong
các cồng xưởng này là chế độ “công tượng” mang nạng tính chất cưỡng bức
lao động. Những người thợ giỏi ở các địa phương bị bắt về đây được phiên
chế thành đội ngũ, làm việc tập trung với một số lương rất thấp, lại chịu sự

kiểm soát nghiêm ngặt của quan lại nên rất bất mãn, không phấn khởi với
công việc.
. Triều đình phong kiến còn giữ độc quyến ngành khai mỏ. Số mỏ được khai
thác từ 1802 đến 1858 là 139 mỏ, bao gồm đủ các loại. Nhưng phần lớn các
mỏ đều do bọn quan lại triều đình đứng ra khai thác, chỉ một số ít là do chủ

13


mỏ Hoa kiểu hay Việt Nam chủ trì. Phương thức sản xuất trong cả ba loại
mỏ căn bản vản là lối sản xuất thủ công cá thể với những hình thức bóc lột
phong kiến mang nặng tính chất nố dịch. Năng suất trong các công trường
mỏ vì vậy thường thấp. Đã thế, triều Nguyễn còn đánh thuế sản vật rất nặng
vào các mỏ do Hoa kiều hay người Việt đứng ra khai thác. Nhiều phép tắc
vồ lí làm hạn chế sự phát triển của ngành khai mỏ, như quy định những khu
vực cấm khai mỏ, giữ độc quyền thu mua các kim loại khai thác được theo
giá quy định.
Các nghề thủ cồng trong nhân dân không có điểu kiện phát triển. Tại các
công xưởng thủ cồng, mặc dù không có một chế độ phường hội chặt chẽ theo
kiểu các nước phong kiến châu Âu, nhưng các mối quan hệ phức tạp giữa chủ
và thợ, giữa thợ cả và thợ bạn, giữa các làng chuyên nghiệp với nhau và rất
nhiều luật lệ cấm đoán của triều đình đã làm cho sáng kiến, tài năng của
người thợ ngày càng bị bóp nghẹt. Các nghề thủ công nhỏ và nghề phụ gia
đình ở nông thôn còn bị đình đốn vì nông dân đói khổ, li tán. Thủ cồng nghiệp
hầu như bị tê liệt.
Thương nghiệp dưới triều Nguyễn sút kém một cách rõ rệt. Chính sách
“trọng nông ức thương” của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp, v ề nội
thương, một mặt chúng nắm độc quyển buôn bán nguyên liệu công nghiệp
(như đổng, thiếc, chì, kẽm, nhất là lưu hoàng, diêm tiêu), vì sợ nhân dân chế
vu khí chống lại. Mật khác, chúng đặt ra nhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế,

như nắm độc quyển buôn bán cả đối với một số lâm sản quý giá cướp đoạt
của đồng bào miền núi (quế, gạc hươu, sáp ong, ngà voi, gỗ quý); đánh thuế
nặng vào các mặt hàng quan trọng đến đời sống nhân dân như lúa gạo để hạn
chế việc chuyên chở trao đổi giữa các vùng trong nước; cấm nhân dân họp
chợ. Việc giao lưu giữa các địa phương vì vậy gặp rất nhiều trở ngại, thị trường
trong nước không tập trung và thống nhất.
Ngoại thương cũng bị triều đình nắm độc quyền. Thực hiện chính sách bế
quan toả cảng, triều đình chỉ mở nhỏ giọt một số cửa biển cho tàu nước ngoài
lui tới buồn bán. Chỉ được nhập vào những hàng hoá triều đình cần (như sắt,
chì, gang, lưu hoàng để làm súng đạn); còn xuất cảng thì cấm tàu thuyền nước
ngoài không được mua tơ lụa, thóc gạo trong nhân dân. Tàu buôn nước ngoài
tới buôn bán còn bị khám xét rất kĩ để đánh thuế và định giá hàng, lại còn
có thể bị trưng dụng đi phục vụ cho các đợt công tác đột xuất của triều đình
(như chở gạo cho quân lính, hay chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng lăng
tẩm, cung điện). Chính sách bế quan toả cảng của triều đình đã làm cho việc
buôn bán với nước ngoài sa sút rõ rệt. Thuế cửa quan, trước có 60 sở, đến
14


năm 1851 chỉ còn 21 sở; một số cảng trước kía buôn bán rất phồn thịnh, nay
cũng trở nên tiêu điều vắng vẻ.
Nói tóm lại, nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX đã suy
đốn trầm trọng về mọi mặt nông, cồng thương nghiệp. Do chính sách phản
động của triều Nguyễn, các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các
khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu
cầu phát triển của xã hội hổi đó, đều bị bóp nghẹt.
Nển kinh tế hàng hoá vì vậy đã bị co hẹp lại. Trên cơ sở đó, nền tài chính
quốc gia ngày một kiệt quệ. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn
giữa bọn phong kiến thống trị với nhân dân
- chủ yếu lànông dân - đã trở

nên vô cùng gay gắt và đã bộc lộ ra ngoài một cách sâu sắc với hàng loạt
cuộc khởi nghĩa nông dân suốt cả mấy đời vua triều Nguyễn. Trước khi tư
bản Pháp nổ súng xâm lược, một số cuộc khởi nghĩa lớn đã bùng nổ: Phan
Bá Vành ở Nam Định (1821); Lê Dưy Lương ờ Ninh Bình (1833); Lê Văn
Khôi ở Gia Định (1833); Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833); Cao Bá Quát
ở Bắc Ninh (1854).
Đế duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong
kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.
Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng,
huy động những lực lượng quân sự to lớn vào việc dập tắt các cuộc khởi nghĩa
nông dân trong biển máu. Các cuộc hành quân liên miên một mặt đã làm cho
chính lực lượng quân sự của triều đình bị suy yếu dần, mặt khác cũng làm
huỷ hoại khả năng kháng chiến lớn lao của dân tộc, càng tạo thêm điều kiện
thuận lợi cho tư bản Pháp thôn tính nước ta. Để biện minh cho thủ đoạn tàn
bạo trên, chúng đã ban hành bộ luật Gia Long năm 1815. Bộ luật này được
soạn ra phỏng theo bộ
luật
phản động của phong kiến Mãn Thanh
(Trung Quốc), dưới ý niệm trấn
áp nh;ln dân và giữ vữngtrật tự phong kiến
tuyệt đối. Chúng còn lợi dụng cả vần học để tuyên truyền cho chế độ thống
trị đẫm máu của chúng, như Minh Mạng ra 10 điều Huấn dụ, Tự Đức diễn
âm Thập điều diễn ca để truyền bá rộng rãi học thuyết Nho giáo, trên cơ sở
đó củng cố ý thức hệ phong kiến đã bị rạn nứt.
Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước
láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc
gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương
Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan toả cảng
và cấm đạo, giết đạo. Trước âm mưư xâm lược ngày càng ráo riết của bọn tư
bản nước ngoài - nhất là của tư bản Pháp - phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm



như vậy là tránh được nạn lớn. Chúng không thấy được muốn bảo vệ độc lập
dân tộc, muốn giữ gìn đất nước trong những điều kiện quốc gia và quốc tế
bấy giờ, biện pháp thích hợp nhất là mở rộng cửa biển giao thương để duy
tân xứ sở, đẩy mạnh phát triển nông công thương trong nước, trên cơ sở đó
nhanh chóng bồi dưỡng sức dân, sức nước để có thể đối phó kịp thời và hiệu
quả với những âm mưu xâm lược ngày càng được đẩy mạnh của tư bản nước
ngoài. Trái lại, càng đóng chặt cửa và càng cấm đạo, giết đạo, lại càng tạo
thêm lí do cho chúng nổ súng xâm lược sớm hơn mà thôi.
Rõ ràng là với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã
suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản
phương Tây. Đặc biệt đối với tư bản Pháp từ lâu đã có cơ sở bên trong nước
ta nhờ sự hoạt động ngấm ngầm và liên tục của bọn gián điệp đội lốt con
buôn và giáo sĩ. Lịch sử lúc này đã đi tới một bước ngoặt. Một là triều Nguyễn
bị đánh đổ và thay thế vào là một triều đại khác tiến theo hướng mới của tư
bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hai là nước Việt Nam bị mất vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc
địa. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng khi tiếng súng xâm lược của tư bản
Pháp bùng nổ, giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hoá ra hai phái chủ
chiến và chủ hoà, phái chủ hoà gồm phần đông bọn đại phong kiến và quan
lại lớn với Tự Đức đứng đầu sẽ nhanh chóng câu kết với bọn cướp nước để
làm tay sai cho chúng đàn áp và bóc lột nhân dân cả nước. Đó là tội lớn của
phong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử. Tất nhiên, khi khẳng định
“tội” của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào
nửa sau thế kỉ XIX, chúng ta không hề quên những đóng góp của họ về các
mật phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật mà một số thành tựu đến ngày
nay vẫn là tài sản quý của dân tộc.

III- THỰC D Â N PH Á P P H Á T Đ Ộ N G

C H IẾ N T R A N H X Â M LUỢC V IỆT N A M

1. Tù Đà Nẵng đến G ia Định
Từ chiểu ngày 31 tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp - Tây đã kéo tới dàn
trận tại cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). K ế hoạch của địch là đánh nhanh
thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội
địa, tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh
16


thọc sâu lên Huế bóp chết sức kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại
chỗ và buộc chúng phải đầu hàng. Mờ sáng hôm sau (ngày 1-9-1858), chúng
đã cho người đưa tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng phải trả lời ngay trong
vòng hai giờ. Không đợi hết hạn, chúng đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác
lên các đồn Điện Hải, An Hải của triều đình suốt trong ngày hôm đó. Tiếp
sau, chúng cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Chọn Đà Nẩng làm mục tiêu tấn cồng đầu tiên, tư bản Pháp nhằm đạt mấy
mục đích sau: cửa biển nơi đây tương đối sâu rộng nên tàu chiến chúng có
thể ra vào dễ dàng; hậu phương Quảng Nam giàu có và đông dân có thể giúp
chúng thực hiện khẩu hiệu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; trông chờ vào sự
ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động
trong đất liền đã báo cáo là khá mạnh.
Được tin mất bán đảo Sơn Trà, triều đình Huế vội phái nhiều quân tướng
tới tăng cường lực lượng phòng thủ. Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng
chỉ hay mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Nhưng ông khồng chủ
động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy động quân dân đắp luỹ chạy dài từ
bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoài mé biển, chặn không cho chúng
đi sâu vào nội địa. Còn đối với nhân dân trong vùng thì ồng ra lệnh thực
hiện vườn không nhà trống tản cư vào bên trong để khỏi bị giặc bắt đi lính,
nộp lương thực hay cung cấp tin tức. Chiến thuật này không phải không có

hiệu quả. Mấy lần liên quân Pháp - Tây tìm cách đánh sâu vào đều bị quan
quân triều đình đánh bật trở lại và bị thiệt hại khá nặng. Kết quả là sau 5
tháng chiến tranh, chúng hầu như giẫm chân tại chỗ. Trong lúc đó thì khó
khăn của chúng mỗi ngày một tãng thêm: do không hợp khí hậu nên binh
lính địch bị ốm đau và chết khá nhiều trong khi thuốc men lại thiếu; tiếp tế
thực phẩm cho quân lính rất khó khăn. Tiến lui đều khó, cuối cùng tướng
giặc Giơnuiy quyết định chỉ để lại Đà Nẵng một lực lượng quân sự nhỏ bé
để cầm chân quân đội triều đinh, còn lại thì lợi dụng mùa gió bấc kéo vào
đánh Gia Định (2-1859).
Âm mưu của địch lần này kéo vào đánh Gia Định so với lúc đánh Đà Nẵng
có nhiều điểm khác. Chúng muốn cắt đứt đường tiếp tế bằng cách đánh chiêm
Sài Gòn và Nam Kì mà chúng biết là kho lúa gạo của triều đình Huế; tránh
sự tiếp viện của triều đình Huế mà chúng đã được biết là không phải yếu kém
như bọn giáo sĩ Pháp đã báo cáo ; đánh Sài Gòn xong sẽ theo đường sông Cửu
Long ngược lên đánh chiếm luôn Cao Miên. Hơn nữa, lúc này tư bải! .riiáp cần
phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Xingapo và Hương Cảng cũng
đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền haLcủa-hiển quan trọng-tfén.
2-ĐCLSVN Tll

OẠI HỌC Q U Ố C G IA H À 'N Ộ I
fiìi 1NG TÂM THÔNG TIN THU VIẸN

17


Ngày mồng 9 tháng 2 năm 1859, hạm đội Pháp đã tập trung đầy đủ ờ Vũng
Tàu. Sáng hôm sau (mồng 10 tháng 2), chúng bắt đầu công phá các pháo đài
Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc MT, Danh Nghĩa thuộc các tỉnh Biên Hoà, Gia
Định, có nhiệm vụ bảo vệ đường thuỷ vào Gia Định. Sau đó, tàu chiến giặc
ngược sồng Cần Giờ, vừa tiến vừa bắn phá các đồn hai bên bờ. Tàu Pháp tiến

rất chậm, từ cửa Cần Giờ vào đến gần thành Gia Định (tức Sài Gòn) phải mất
6 ngày, vì vấp phải sức chống cự khá quyết liệt của quan quân triều đình đóng
tại các đồn trên bờ và nhiều đập cản giữa lòng sông. Sáng ngày 16, địch đổ
bộ chiếm được hai pháo đài bảo vệ trực tiếp thành Gia Định và cho tàu ngược
sông Bến Nghé vào đậu sát ngay trước mặt thành. Sáng ngày 17, tàu chiến
địch tập trung hoả lực bắn vào thành, đến trưa thì cho quân đổ bộ đánh thành.
Trước sức tấn công mạnh mẽ của địch, trấn thủ Gia Định là Vũ Duy Ninh ra
lệnh rút quân, bỏ lại trong thành nhiều súng các loại và lương thực. Chiếm
được thành Gia Định, nhưng Giơnuiy lượng sức khồng đù giữ thành nên ngày
mồng 8 tháng 3 quyết định phá thành, rồi rút quân xuống đóng dưới tàu đậu
giữa sông để khỏi bị quân ta tập kích. Sau đó, chúng chỉ để lại một số ít quân
ở Gia Định, còn lại thì cấp tốc kéo ra tiếp viện cho số quân Pháp đóng lại ở
mặt trận Đà Nẩng, lúc đó đang có nguy cơ bị quân ta tiêu diệt.
Ra tới Đà Náng, để củng cố tinh thần quân lính, Giơnuiy quyết định mở
cuộc tấn công lớn ngày mồng 8 tháng 5 năm 1859. Cùng lúc, quân Pháp đánh
vào các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản, rồi tiến sâu vào nội địa, buộc
quân triều đình phải lui về cố thủ phía sau. Nhưng chúng đã bị tổn thất nặng,
nên sau đó phải rút vể các vị trí cũ, không dám tiến sâu hơn. Quân Pháp ở
Việt Nam lúc đó rất khốn đốn. Từ tháng 4 năm 1859, tư bản Pháp bị vướng
vào cuộc chiến tranh với Áo trên đất Ý nên phải dồn lực lượng quân sự vào
chiến trường châu Âu, không thể tiếp viện nhiều cho đội quân xâm lược Việt
Nam. Mâu thuẫn Anh - Pháp lúc này cũng trở nên gay gắt, chiến tranh có thể
bùng nổ giữa hai nước. Trong tình thế khó khăn đó, chính phủ Pháp buộc phải
ra lệnh cho Giơnuiy nghị hoà với triều đình Huế.
Để có áp lực với triều đình Huế, Giơnuiy đã cho tàu chiến bắn phá các
pháo đài, thuyền buồn, tàu chiến của ta dọc theo bờ biển các tỉnh Bình Định,
Quảng Bình, Quảng Trị. Nhưng do thái độ không dứt khoát của triều đình,
đánh không dám đánh mạnh, mà hoà cũng không ra hoà, cuối cùng việc hoà
nghị khồng thành. Giơnuiy bị gọi về Pháp và đô đốc Pagiơ (Page) được cử
sang thay. Sang tới nơi, lúc đầu Pagiơ táo bạo thí nghiệm lại kế hoạch cũ của

18

.


Ciiơnuiy trước kia là dốc lực lượng đánh mạnh vào phía bắc vịnh Đà Nẵng để
làm chủ con đường đèo Hải Ván, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng một lần
nữa, chúng lại bị đánh bại, số quân lính bị chết và bị thương lên tới 300 người.
Thất bại trong ám mưu đánh vào Huế, Pagiơ quyết định rút dần quân vào
Gia Định, đến cuối tháng 3 năm 1860, toàn bộ quân Pháp sau 19 tháng chiếm
đóng Đà Nẵng đã rút hết về Gia Định.
Tại Gia Định, Pagiơ một mặt chủ động đưa ra các điều khoản nghị hoà với
triều đinh, mặt khác vẫn ráo riết chuẩn bị để thời cơ tới là nổ súng. Nhưng
lần này cũng như lần trước, cuộc nghị hoà đã thất bại vì thái độ cố chấp của
triều đình. Trong khi đó, giậc Pháp ở Gia Định ra sức mở rộng phạm vi chiếm
đóng xung quanh thành, đánh chiếm Chợ Lớn, lập một phòng tuyến kéo dài
từ chùa Khải Tường (gần Trường Thi) tới chùa Cây Mai (7 - 1860). Sau đó,
phần lớn quân Pháp trên mặt trận Gia Định lại bị điều động sang mặt trận
Hoa Bắc (Trung Quốc).
Sau khi đã liên minh cùng với các nước tư bản Âu - M ĩ dùng vũ lực buộc
phong kiến Trung Quốc phải kí điều ước Bắc Kinh (25 - 10 - 1860), mở thèm
nhiều cửa bể, dành thêm nhiều thị trường cho thế lực tư bản nước ngoài trực
tiếp xâm nhập Trung Quốc, tư bản Pháp đem toàn bộ hải quân ở Viễn Đông
vế Gia Định để xúc tiến việc xâm chiếm Nam Kì, để từ đó thồn tính Miên,
Lào, Hoa Nam (Trung Quốc). Đạo quân xâm lược của địch tập trung trên sông
Bến Nghé ngày mồng 7 tháng 2 năm 1861 đã lên tới trên 4.000 người với gần
50 chiến thuyền các loại. Đồ đốc Sácne (Charner) được Chính phủ Pháp giao
cho toàn quyền tuyên chiến và kí hoà ước với Việt Nam. Lực lượng của triều
đình ở Gia Định do Nguyễn Tri Phương chỉ huy hầu hết tập trung trong Đại
đồn Phú Thọ (Chí Hoà), được xây dựng gấp rút để chặn đường tiến của địch.

4

giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, giặc Pháp bắt đầu nổ súng công

kích Đại Đồn. Chúng tiến quân rất chậm, phần vì hoả lực khá mạnh của
quan quân triều đình từ trong thành bắn ra, phần vì vấp phải hệ thống hào
luỹ bảo vệ mạt ngoài thành. Cuộc chiến đấu diễn ra khá ác liệt suốt trong
hai ngày liền. Cuối cùng, Nguyễn Tri Phương ra lệnh bỏ thành chạy về
đồn Thuận Kiều ở sau lưng Đại Đồn để cố thủ. Nhưng ngày 28, địch tấn
cồng chiếm luôn đồn Thuận Kiều, quan quân triều đình phải lui về
Biên Hoà. Sau đó, giặc Pháp thừa thắng mở rộng phạm vi chiêm đóng, lần
lượt đánh chiếm Định Tường (12 - 4 - 1861), Biên Hoà (16 - 12 - 1861),
Vĩnh Long (23 - 3 - 1862).
19


Trước sức tấn cồng ổ ạt của tư bản Pháp, ngay từ đầu, giai cấp phong kiến
cầm quyền có trách nhiệm bảo vệ độc lập dân tộc đã tỏ ra hèn nhát và bất
lực, trong nội bộ đã sớm có sự phân hoá: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
Cùng đứng trên lập trường giai cấp phong kiến thống trị, hai phái trên có
cách giải quyết mâu thuẫn dân tộc khác nhau. Phái chủ chiến muốn dựa vào
phong kiến Trung Quốc để đánh đuổi bọn cướp nước xa lạ mà họ gọi là bạch
quỷ (quỷ trắng), hay dương quỷ (quỷ ngoài biển). Tiêu biểu cho phái này có
phái “công thủ” gồm Tô Linh, Phan Hữu Nghi, Trần Văn Vi, Lê Hiến Hữu,
Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sĩ Tuấn chủ trương “phải giữ và đánh, thủ để công,
và công để thủ, rồi quét sạch địch” . Phái chủ hoà với các lập luận khác thường
như “chiến không bằng hoà”, “thủ để hoà” , “chống giặc duy thủ là hơn” bị
phái thứ nhất kịch liệt lên án: “Trãm sự giảo quyệt đểu do một chữ hoà mà
_ 2 »
ra cá

.
5

Tiếng súng của giặc đã nổ ầm bên tai mà triều đình còn /bận bàn cai, nghị
luận lung tung, kẻ hoà, người đánh, trên dưới khồng nhất trí, đánh hoà không
ngã ngũ. Nhưng tựu trung, ý kiến được nhiều người tán thành là chủ hoà. Điều
đó khẳng định một thực tế là ngay từ đầu, đại bộ phận hàng ngũ phong kiến
cầm quyền đã mang nặng tư_tựởng thất bại chủ nghĩa, đã CÓ tư tưởng sợ giặc.
Trong thời kì đầu, vì quyền lợi giai cấp bị trực tiếp đụng chạm, nên họ có
phản ứng lại. Nhưng vì bất đắc dĩ phải chống cự lại quân thù nên sức chống
cự rất hạn chế, để rồi đầu hàng từng bước trước kẻ thù, cuối ci/ng dâng toàn
vẹn lãnh thổ cho chúng.
Chính tư tưởng thất bại chủ nghĩa đớn hèn này đã làm cho quan quân triều
đình bố lơ nhỉều cơ hội đánh thắng quân thù. Trước sau, Pháp không hề bị
tấn công mạnh nên sinh lực ít bị hao hụt, nhờ đó có thể vượt qua mọi khó
khăn trở ngại để hoàn thành cuộc xâm lược. Tháng 9 năm 1858, khi liên quân
Pháp - Tây đổ bộ đánh chiếm Đà Nẵng, định mờ đường đèo Hải Vân lên kinh
thành, hết Trần Hoàng đến Lê Đình Lý, Phạm Khắc Thận, Chu Phúc Minh và
cuối cùng cả danh tướng Nguyễn Tri Phương đều “án binh bất động”, chỉ chủ
trương bao vây địch ngoài mé biển, nếu địch đánh vào mới chống lại, còn
không hề chủ động tấn công địch lần nào. Pháp đánh rát ở Đà Nẩng m à trên
mặt trận duy nhất sát cạnh kinh thành Huế chỉ có 3.000 quân chính quy; riêng
điểu đó đủ nói lên sự thiếu quyết tâm tiêu diêt địch của triều đình phong kiến.
Cần nói rằng những điểu kiện phòng thủ và tấn cồng địch trên mặt trận
Đà Nẵng không phải ít. Ngay từ năm 1857, trước sự dòm ngó ngày càng lộ
liễu của tư bản Pháp, Đà Nẵng đã được tăng cường phòng thủ, số đại bác tăng
20


gấp 3 lần, đổn luỹ được củng cố lại, giữa lòng sồng đắp cản để ngăn chặn

tàu địch, luôn luôn có trên dưới 3.000 quân thường trực. Đó là chưa kể tới số
dân quân rất đông, sẵn sàng phối hợp với quân đội triều đình tiêu diệt địch.
Đã thế, lúc này địch cũng gặp rất nhiểu khó khăn về quân số và tàu chiến
thiếu hụt vì vựớng.vào__cuộc óịúến tranh ở Ý từ năm 1859Ì Chính tướng giặc
Giơnuiy phải nhận rằng: “Nếu họ (triều đình Huế) đánh mạnh thì họ đã đánh
bại chúng tồi lâu rồi” . Triều đình đã bỏ mất thời cơ thuậnJơị để chiến thắng
quân thù ! Kết quả là sau 5 tháng bị sa lầy trên mặt trận Đà Nẵng, vừa bị
tiêu hao trong chiến đấu, vừa bị chết về bệnh tật khá nhiều, lại thiếu thốn về
lương thực và thuốc men, quân giặc vẫn có thể yên ổn đóng tại Đà Nẵng cho
đến tháng 2 năm 1860 mới rút toàn bộ vào Gia Định mở mặt trận mới.
Lần này, giặc Pháp đã táo bạo cho tàu chiến ngược sồng đi sâu vào nội
địa bắn phá bừa bãi và tấn công chiếm thành Gia Định. Các quan lại triều
đình chịu trách nhiệm ở đây đã không có những hành động cứng rắn kịp thời
để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch. Mặc dù thành Gia Định
lúc đó có 1.000 quân đủ khí giới và lương thực cho 1 vạn quân đóng giữ trong
một năm, nhưng quân triều đình chỉ chống đỡ vài trận, rồi bỏ thành chạy dài.
Sau đó, vì sợ bị triều đình trừng phạt, Vũ Duy Ninh thắt cổ chết để trốn trách
nhiệm, mở đầu một chuổi tự sát của bọn bầy tồi bất lực của một triều đình
suy tàn.
Quân giặc lo sợ vì vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân. Họ
tự động ngày đêm bám sát địch để tiêu diệt, nên chúng không dám đóng quân
trên bộ mà phải rút xuống tàu đậu giữa sông rộng, chi đóng một đồn nhỏ trên
bờ sông. Trong khi đó, tướng lĩnh triều đình vẫn ngồi yên không dẩm Rânh?
động. Lúc này, phần lớn quân Pháp đã tiếp viện cho số quân đang bị khốn
đốn ở Đà Nẩng, số khác bị vướng vào chiến tranh trên (tất Ý (4 - 1859), hạm
đội liên minh Anh - Pháp bị Trung Quốc đánh bại trên sông Bạch Hà. Số quân
địch ở Gia Định chỉ có dưới 1.000 người, dàn mỏng trên một phòng tuyến dài
hơn 10 cây số, nhưng triều đình vẫn khồĩỊ& hay biết gì về tìn h T m rđ ĩcẸ } cứ
một mực bao vây, vừa bao vây vừa thương thuyết, tuyệt nhiên không hề có
một lần nào chủ động tấn công địch. Nguyễn Tri Phương từ lúc vào làm Tổng

thống quân vụ đại thần phụ trách mặt trận Gia Định (3 - 1860) cũng chỉ biết
dôn đốc quân dân hết đào hầm lại đắp luỹ để bao vây địch mé ngoài, thực
hiện triệt để chiến thuật “án binh bất động” , không đánh và cũng không hoà.
Hậu quả là hàng ngàn quân bị tập trung trong Đại Đồn, chỉ rộng 3 cây số
vuồng để làm mục tiêu cho đại bác giặc.
21


Tai hại hơn nữa, chính tình trạng trên dưới ý kiến không thống nhất, nội
bộ giai cấp phong kiến thống trị phân hoá phức tạp nên triều đình bỏ lỡ nhiều
dịpjỊghiJie>à với Pháp với những_đjếj| kiên QÓ lơi chọ ta. Đánh Đà Nang không
xong, hết Giơnuiy (7-1859), đến Pagiơ (3-1860) đều muốn nghị hoà. Các điều
khoản chúng đưa ra như hai nước Pháp - Nam giao hảo lâu dài, khoan xá
những người cộng tác với Pháp, không truy nã người theo đạo và thả giáo sĩ,
tự do thồng thương, tự do giảng đạo, lập lãnh sự và cửa hàng ở các bến cảng,
và đặc biệt là điều khoản cuối cùng “kí hoà ước xong là Pháp lập tức rút chiến
thuyền khỏi Gia Định” xét ra không phải là quá đáng, tình hình thực tế của
chúng lúc đó không cho phép đòi hỏi nhiều.
Trong tình hình đó, thái độ đúng đắn của triều đình đúng ra là phải tranh
thủ thời cơ hoà hoãn để chỉnh đốn đội ngũ, bồi dưỡng lực lượng tiếp tục kháng
chiến về sau. Nhưng triều đình không thấy đâu là điều nhượng bộ tạm thời
trước mắt, đâu là quyền lợi cơ bản và lâu dài về sau, nên đã không chịu kí
kết vào lúc còn có điểu kiện kí kết. Kết quả là cuộc điều đình thất bại, trong
lúc tình trạng không đánh không hoà cứ kéo dài có lợi cho địch. Đến khi Pháp
kí xong điều ước Bắc Kinh (1860), những khó khăn lúng túng đã qua, chúng
liền mở rộng cuộc xâm lược.
Chiến thuật chiến lược sai lầm đó tất nhiên dẫn triều đình Huế tới một
ẹhuỗị ĩhẩTbầi. Cuối cùng, để cứu vãn quyến lợi của giai cấp, đứng trước nguy
cơ xâm lược bên ngoài và nguy cơ khởi nghĩa nông dân bên trong, chúng đã
hèn hạ phản bội quyền lợi của nhân dân, của dân tộc bằng việc vội vã kí hàng

ước ngày mồng 5 tháng 6 năm /t j ó 2 , nhượng đứt ba tỉnh Đông Nam Kì cho
giặc Pháp, đúng vào lúc phong trào kháng chiến trong nhân dân miền Nam
đang lên mạnh, buộc Pháp thấy rằng “cần phải chinh phục lại những tỉnh đã
chinh phục rồi”.
Trong khi triều đình hoang mang dao động, chống cự một cách yếu ớt,
đầu hàng từng bước, và cuối cùng cắt đất dâng cho giặc thì nhân dân cả nước
đã ngay từ đầu sồi nổi chống giặc. Ý nghĩ của quần chúng rất đơn giản và
đúng đắn: giặc đến cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước: chúng tới thì
đánh, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm chúng mà đánh. Ngay từ những
ngày đầu, chúng ta đã thấy bên cạnh quân đội chính quy còn có đông đảo
dân quân “gồm tất cả những ai khồng đau ốm và không tàn tật”. Với lực
lượng đó, ^ ồ o r i ẻ u đìnlS^uỹeOam^khang^ chìen thì dù vũ khí có kém địch,
vẫn không thể mất nước. Đốc học Phạm Văn Nghị ở Nam Định chiêu mộ


được 300 “thân biẻn binh dũng” gồm toàn nho sĩ khoẻ mạnh xin đi từ ngoài
Bắc vào bổ sung cho quân thứ Quảng Nam, xin mãi mới được chuẩn y; nhưng
khi vào đến kinh đô Huế thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng, họ liền xin
được hành quân tiếp vào Gia Định chiến đấu, triều đình ra lệnh bắt phải trở
về Bắc.
Trcn mặt trận Đà Nẵng, vào thấng 5 năm 1859, đội nghĩa quân của Phạm
Gia Vĩnh đã phối hợp chặt chẽ với đội quân của triều đình do Nguyễn Song
Thanh và Đào Trí chỉ huy để đánh bại cuộc tấn công của giặc, buộc chúng
phải chạy vể bán đảo Sơn Trà.
Trên mặt trận Gia Định, quân địch không đánh lan rộng ra được, mặc dù
quân đội chính quy của triều đình ở đây không quá vài ngàn và không chú
động tìm giặc để đánh. Nhân dân địa phương đã sôi sục căm thù tự động tổ
chức thành đội ngũ để đánh địch ngay từ khi chúng mới đật chân lên đất liền.
Ngay khi liên quân Pháp - Tây vừa bắn phá cửa Cần Giờ, rồi nhằm phía
Gia Định tiến phát thì Trần Thiện Chính (trước là tri huyện bị triều đình cách

chức) và Lê Huy (một võ quan bị thải hồi) đã cấp tốc chiêu mộ được trên
5.000 dân binh, vận động đồng bào góp tiền lương, kéo nghĩa dũng tới ngăn
giặc, yểm hộ cho các cánh quân triều đình rút lui, khỏi bị tiêu diệt. Đồng
thời, nhân dân Gia Định còn tự tay thiêu huỷ nhà cửa, dời đi nơi khác. Chính
giặc Pháp phải thừa nhận “chiều nào ờ thành phố cũng có những đám cháy” .
Cùng vợi sức chiến đấu của đồng bào Gia Định, khắp lục tỉnh, nhân dân nhiệt
liệt ứng nghĩa mộ binh.
Đêm mồng 3 rạng mồng 4 tháng 7 năm 1860, một đội nghĩa dũng 6.000
người do Dương Bình Tâm cAm đầu đã xung phong đánh Chợ Rẫy là vị trí
quan trọng nhất của địch trên phòng tuyến của chúng từ chùa Cây Mai đến
Trường Thi. Nghĩa quân đã phục kích đâm chết tên đại uý Bácbê (Barbé) gần
Trường Thi, đánh đắm tàu chiến địch Primồghê (Primauguet) đậu trên sông
Đổng Nai đầu năm 1861. Quân Pháp còn chép lại rằng: dân dũng đêm đêm
tìm cách vượt qua giữa các đồn địch đóng quanh thành Gia Định để lọt vào
nội thành tỉa dần từng tên địch, đốt cháy cơ sở dinh trại của giặc, làm cho
chưng hoang mang lo sợ.
Giặc Pháp từ Gia Định đánh chiếm rộng ra các tỉnh lân cận, phong trào
kháng chiến của nhân dân miền Nam còn phát triển mạnh hơn nhiều, chúng
càng vào sâu trong nội địa càng phải trả giá đắt hơn. Dưới sự lãnh đạo của
23


các văn thân sĩ phu yêu nước, nhân dân miền Nam - chủ yếu là nồng dân đã khảng khái nổi dậy khắp nơi chống giặc.
Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đổ Trinh Thoại, Nguyễn
Thông, Phan Vãn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Trà Quý Bình, Trịnh Quang Nghị,
Lưu Tấn Thiện, Lê Cao Dõng, Nguyễn Thành Ý ở Gò Cồng, Gia Định, Chợ
Lớn, Tân An từ năm 1860 đến năm 1864; k ế đó là Võ Duy Dương ở
Đồng Tháp Mười từ năm 1865 đến năm 1866; Nguyễn Trung Trực ở Tân An
và Rạch Giá từ nãm 1861 đến năm 1868. Ngoài ra, rất nhiều văn thân khác
cũng tự động mộ quân chống Pháp như Đổ Quang, Âu Dương Lân, Trần

Xuân Hoà, Nguyễn Hữu Huân, Phan Vãn Trị..., phối hợp tác chiến với nghĩa
quân Trương Định.
Cuộc nổi dậy(Trương Định là phong trào lớn nhất lúc đồ. Trương Định đã
chiến đấu rất sớm trên mặt trận Gia Định. Ngay sau khi Pháp chiếm thành
Gia Định (17 - 2 - 1859), ông đã đưa đội nghĩa quân của ồng gồm toàn nông
dân đồn điền dưới quyển lên đóng tại đồn Thuận Kiều, phối hợp cùng quân
đội chính quy của triều đình xung phong đánh giặc. Trong các lần giao tranh
với quân thù, Trương Định đã chiến đấu rất anh dũng nên được binh lính dưới
quyén và nhân dân tin cậy đi theo rất đông/ Giặc Pháp nhận định về ồng hồi
1

đó đã phải nói rằng/ nếu quan lại triều đình không tìm cách hạn chế ông mà
để ồng hoạt động được tự do hơn thì “chúng (chỉ giặc Pháp) còn bị thiệt hại
nhiều hơn nữa, và có thể đã bị thua rồi” .^)
Khi Nguyễn Tri Phương được điều động từ mặt trận Đà Nẵng vào phụ trách
mặt trận Gia Định (3 - 1860), Trương Định đã chủ động đem quân của mình
tới phối hợp tác chiến với đội quân chính quy của Nguyễn Tri Phương. Phòng
tuyến Chí Hoà bị vỡ và Đại Đồn thất thủ (2 - 1861), quân đội chính quy của
triều đình bỏ chạy tán loạn, ông liền điều động đội nghĩa quân của ông vể
hoạt động ở Gò Cồng thuộc huyện Tân Hoà (Gia Định), quyết tâm chiến đấu
lâu dài. Trong thời gian đầu, lợi dụng địch còn lo đối phó ở nhiều nơi, Trương
Định đã nhanh chóng phát triển thế lực, chiêu mộ thêm binh sĩ, dồn lương,
đúc súng và đánh thắng nhiều trận. Địa bàn hoạt động không những ở
Gò Công, Tân An, Mĩ Tho, mà bao gồm cả vùng Chợ Lớn, Gia Định, lan rộng
ra hai bên nhánh sông Vàm c ỏ từ Biển Đông lên tới biên giới nước Cao Miên,
kiêm lĩnh hay liên lạc với hầu hết những người cầm đầu các toán nghĩa quân
khác hồi đó, như Đỗ Trinh Thoại, Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng, Trần Xuân Hoà,
Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương. Nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình
Chiểu cũng làm quân sư cho nghĩa quân. Quan lại triều đình một số còn có
24



tinh thần yêu nước chống Pháp cũng tìm đến nương tựa nghĩa quân, như tuần
phủ Gia Định Đỗ Quang.
Phối hợp với phong trào chung các nơi, cuộc khởi nghĩa của Trương Định
ngày càng thêm mạnh. Trong năm 1862, phong trào dâng cao khắp nơi, gần
như “tổng khởi nghĩa”. Giặc Pháp buộc phải thừa nhận chỉ trừ vùng ngoại ô
trực tiếp của Sài Gòn tương đối yên ổn, còn thì một cuộc tổng khởi nghĩa
đang lkn tràn khắp miền Nam, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia.
Đến tháng 3 năm 1862, chúng đã phải rút khỏi nhiều đồn vì sợ bị nghĩa quân
tập kích tiêu diệt. Phần lớn các quận huyện và thị trấn quan trọng thuộc hai
tỉnh Gia Định và Định Tường như Gò Công, Tân An, Rạch Gầm, Cai Lậy,
Chợ Gạo, Bến Lức đều được giải phóng. Địch chỉ còn giữ mấy tỉnh thành và
một số ít đồn bị cô lập nên rất hoang mang lo sợ. Ngược lại dân tâm sĩ khí
lên rất cao.
Trận đánh lớn nhất trong thời gian này là trận tấn công vào căn cứ Quy
Sơn (tức Gò Rùa, cách Gò Cồng vài cây số) vào đêm 21 rạng 22 tháng 6 năm
1861 do Đỗ Trinh Thoại chỉ huy, có sự phối hợp tác chiến chặt chẽ của nghĩa
quân Trương Định. Tuy không chiếm được cứ điểm, Đỗ Trinh Thoại và nhiẻu
người khác bị hi sinh, nhưng nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu buộc địch
phải xác n h ậ n :/‘Bây giờ phải mở mắt ra trước một sự thật hiển nhiên là người
Việt có tinh tnần tự chủ và quyết tâm giữ gìn độc lập dân tộc”j Đồng thời
cũng phải kể tới cuộc phối hợp tài tình của toán nghĩa quân do Nguyễn Trung
Trực chỉ huy đã đốt cháy và đánh chìm tàu chiến Étpêrãng (Espérance) của
Pháp trên sông Nhật Tảo (10-12-1861).
2.
Từ hoà ước năm 1862 đến việc thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh
miền Tây Nam Kì
Chính giữa lúc phong trào kháng chiến trong nhân dân đang dâng lên cao
như vũ bão làm cho quân giặc hoảng vía kinh hồn như vậy thì bọn vua quan

phong kiến đã phản bội quyẻn lợi nhân dân, quyền lợi Tổ quốc, kí hàng ước
5-6-1862, cắt đứt ba tỉnh miền Đông dâng cho giặẹ. Triều
ước ngày mồng 5 tháng 6 năm
1862, vì mang nặng tư

Nguyễn vội kí hoà
tưởng thất bại chủ

nghĩa, sợ địch ngay từ đẩu, không hiểu chỗ yếu của chúng để chiến thắng
chúng, mà chi nhìn thấy ưu thế về kĩ thuật và vũ khí. Hơn nữa, triều Nguyễn
muốn bắt tay với Pháp để có thểdồn lực lượng tiêu diệt các phong trào đấu
tranh rầm rộ của nông dân ngoài
Bắc.
Về phía địch, mặc dù đang đánh thắng và chiếm đất, chúng nhận thấy nghị
hoà sớm ngày nào là có lợi ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kì chúng


không đủ binh lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm được. Dư
luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm chiếm Việt Nam cũng chưa nhất trí,
một số người chủ trương nên chú ý đến các vùng Cận Đông và châu Mĩ mà
họ cho là gần gũi và dễ ăn hơn. Đã thế, chính lúc này, một lực lượng quân
sự lớn của Pháp lại đang bị sa lầy trên chiến trường Mêhicô và có nguy cơ
bị tiêu diệt. Trong những điều kiện cụ thể như vậy, thực dân Pháp chỉ mong
sớm kí kết được với Huế để vừa giữ nguyên được các đất đã chiếm, vừa có
thời gian chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng khi có điều kiện.
Cuộc nghị hoà tiến hành rất nhanh chóng. Ngày mồng 5 tháng 5 năm 1862,
phái viên của tướng giặc Bôna (Bonard) mới đem thư nghị hoà ra Huế thì đến
ngày mồng 5 tháng 6 nãm đó (nghía là đúng một tháng sau), hoà ước đẫ_được
kí kết íệì §ài Gòn), Hai phái viên của triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm
Quy Hiệp) đều là những phần tử chủ hoà nên hoàn toàn bưng tai bịt mắt trước

những khó khăn do phong trào kháng chiến của nhân dân ta cũng như của
nhân dân Mêhicô đang gây cho Pháp, và đã hạ bút kí bản hoà ước ngày mồng
5 tháng 6 năm 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó có những điều khoản sau:
nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường) cho
thực dân Pháp; mở rộng các cửa biển Đà Náng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tàu
bè Pháp tự do thồng thương; nộp tiền bồi thường chiến phí là 20 triệu quan
(ước tính đến 280 vạn lạng bạc).
Hoà ước kí kết xong, thực dân Pháp vội cho các thuyền máy hối hả truyền
tin đó đi các nơi, nhất là ở các nơi đang bị nghĩa quân uy hiếp nghiêm trọng,
tưởng rằng nghĩa quân các nơi sẽ ngoan ngoãn thi hành lệnh của triều đình
hạ khí giới, giải tán về làng làm ăn. Nhưng trái với mong muốn của chúng,
nghĩa quân đã bắn vào các thuyền máy để biểu thị mối căm phẫn lớn lao của
họ đối với bản hàng ước. Các toán nghĩa quân đã không chịu công nhận chính
quyền mới của thực dân Pháp. Họ khồng chịu dời sang ba tỉnh miền Tây còn
thuộc triều đình, mà cương quyết ở lại bám đất bám dân tiến hành cuộc kháng
chiến ngay trong lòng địch. Đặc biệt, phong trào “tị địa” của vãn thân sĩ phu
miền Đông bỏ “đất bạch quỷ” mới bị Pháp chiếm, dời sang ba tỉnh miền Tây
còn là đất tự do. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy hai mắt bị mù vẫn tham
gia phong trào này. Còn triểu đình phong kiến, sau khi kí hoà ước đã vội phái
Phan Thanh Giản vào phụ trách công việc các tỉnh còn lại. Theo lời yêu cầu
của thực dân Pháp, Phan Thanh Giản đã ra lệnh cho nghĩa quân các nơi hạ
khí giới, nạp súng đạn cho Pháp, nhưng không một ai nghe theo.
Riêng đối với nghĩa quân Trương Định, triều đình một mặt hạ lệnh bắt phải
bãi binh, mặt khác hai lần hạ lệnh điều động chủ tướng đi nhậm chức lãnh


binh ở An Giang, rồi Phú Ycn. Phan Thanh Giản đã nhiồu lần viết thư vừa
mua chuộc, vừa doạ dẫm Trương Định phải bãi binh. Tướng giặc Bôna cũng
dã nhiều lần nhờ người dưa thư dụ ỏng ra hàng.


Trương Định nhận phong soái (Xyuổn : VNTTX)
Được sự ủng hộ của quần chúng yêu nước, người anh hùng đã cương quyết
ớ lại cùng nghĩa quân sát cánh chiến đấu đến cùng. Ngọn cờ “ Bình Tây đại
nguycn soái” với khẩu hiệu “Phan - Lâm mãi quốc, triều dinh khí dân”
(Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏ dân) đã phấp
phới tung bay khắp nơi, tầng thêm tin tưởng cho đồng bào bao nhicu, lại càng
làm cho bè lũ cướp nước và bán nước khiếp đảm bấy nhiêu ! Trương Định
cùng các chỉ huy nghĩa quân khác đà thừa lúc địch rút khỏi phần lớn các quận
huyện, đồn bốt dể vận động nhân dân dào hào, chặn sông, đắp chướng ngại
vật trên các đường hành quân của chúng. Số nghĩa quân tăng lèn rất nhanh,
nhất là các đạo quân của Phạm Tuấn Phát ở Tân An, Bùi Huy Diệu ở Cần
Đước, Nguyẻn Văn Trung ở Tân Thành. Để rèn thêm vũ khí giết giặc, các lò
rèn dã hoạt động suốt ngày dcm. Mặt khác, Trương Định còn liên lạc ca với
một số nhà buôn Hoa kiều để mua súng đạn nước ngoài. Đó là chưa kể tới


×