Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

NGHIEN CUU BONG DEN SOINDOT VA BONG DEN HALOGEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ
BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT HALOGEN


NỘI DUNG
Phần A: Bóng đèn sợi đốt
I. Lịch sử ra đời
II. Cấu tạo
III. Nguyên lý hoạt động
IV. Sơ đồ đấu điện
V. Ưu – nhược điểm
Phần B: Bóng đèn sợi đốt Halogen
I.
II.
III.
IV.
V.

Lịch sử ra đời
Cấu tạo
Nguyên lý hoạt động
Sơ đồ đấu điện
Ưu – nhược điểm


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI
Bóng đèn sợi đốt, đèn sợi đốt hay gọi ngắn gọn hơn
là bóng đèn tròn là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng
khi bị đốt nóng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh
sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt.



Edison có phải là người phát minh ra bóng đèn sợi
đốt?
Mọi người vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện Edison
người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, phải mất đến
1000 lần thử nghiệm mới thành công, giúp nhân loại thoát ra
khỏi bóng tối… nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy
Trước năm 1800, con người chỉ có một cách duy nhất để
tạo nguồn sáng đó chính là lửa. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều hộ
gia đình ở Anh sử dụng khí ga để thắp sáng. Tuy nhiên, nguồn


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI

Humphry Davy

Thí nghiệm năm 1802 của nhà khoa học người Anh
Humphry Davy có thể coi là khởi đầu cho những phát minh về
bóng đèn sợi đốt sau này. Davy cho một dòng điện chạy qua
một sợi Platin (Pt) rất mảnh, sợi Platin trở nên rất nóng và
phát sáng. Tuy sợi Platin tạo ra ánh sáng khá yếu và cũng
không sáng được lâu, nhưng thí nghiệm của Davy đã tạo tiền
đề, là cảm hứng để nhiều nhà phát mình tiếp tục nghiên cứu


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI
Sau đó có đến hơn 20 nhà khoa học từ các nước Anh, Nga, Bỉ,
Pháp… đều có công tham gia nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện

bóng đèn sợi đốt. Nhưng đáng kể nhất trong số đó phải kể đến nhà
khoa học người Anh Joseph Swan.

Từ năm 1850, Swan đã tự thiết kế một loại bóng đèn sử dụng than
chì (tương tự như ruột bút chì chúng ta dùng hiện nay) để phát sáng
trong một bình thủy tinh được hút chân không. Khi cho dòng điện
chạy qua, cục than chì do có điện trở cao sẽ trở nên rất nóng và
phát sáng, nhưng không bị đốt cháy do được đặt trong môi trường
chân không, không có không khí xung quanh.
Than chì có nhược điểm sẽ làm bóng đèn bị bám muội than, dần
dần sẽ làm giảm độ sáng.


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI
Đến năm 1878, Swan dần phát triển và hoàn thiện loại
bóng đèn của mình, ông dùng sợi bông để chế ra một loại
dây tóc bóng đèn tốt hơn, cộng với kỹ thuật hút chân
không ngày càng phát triển. Đến năm 1880 coi như hoàn
tất, bóng đèn đã được sử dụng tương đối phổ biến ở nước
Anh từ đó. Swan đã đăng ký bản quyền tại Anh, và ông
cũng tự lập nên một công ty riêng, chuyên lắp đặt bóng
đèn cho cả chính phủ và các gia đình có nhu cầu.

Joseph Swan


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI
Phải đến năm 1978, Edison cùng đội ngũ kỹ sư tài năng của ông mới

chính thức nghiên cứu để sản xuất bóng đèn.

Loại bóng đèn của Edison cùng đội ngũ kỹ sư của ông nghiên cứu và
phát triển cũng tương tự như của Swan, cho dòng điện đi qua sợi dây tóc
bóng đèn trong môi trường chân không để phát sáng.
Edison mới đầu dùng Platin để làm dây tóc bóng đèn, nhưng không
khả thi vì Platin quá đắt. Edison thử nghiệm mọi vật liệu có thể: từ tơ, da,
nút bần, thậm chí cả tóc…, cuối cùng cũng tìm ra vật liệu thích hợp đó
chính là sợi cacbon được chế ra từ thân cây tre.


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
I/ LỊCH SỬ RA ĐỜI

Chiếc bóng đèn do Edison chế tạo

Nhưng đó chưa phải là hết. Đến năm 1904, hai nhà khoa học người
Hungari là Alexander Friedrich Just và Franjo Hanaman đã có cải
tiến vượt bậc. Họ dùng Vonfram làm dây tóc bóng đèn, nhờ vậy mà
bóng đèn sáng hơn nhiều, và có tuổi thọ cao hơn hẳn.
Sau đó vài năm, các nhà khoa học lại có sáng kiến bơm khí trơ vào
bên trong bóng đèn, thay cho việc hút chân không. Việc này vừa
giúp bóng đèn sáng hơn, lại làm hạn chế sự bay hơi của Vonfram
làm đỡ bám vào mặt trong bóng đèn, giúp bóng đèn không bị đen.


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
II/ CẤU TẠO
1. Bóng đèn: làm bằng thủy tinh, có tính chịu nhiệt cao, bên trong có
chưa khí trơ để tăng tuổi thọ của sợi đốt. 

2. Sợi đốt: làm bằng hợp kim, có tính chịu nhiệt cao (vonfram), có dạng
lò xo xoắn, có điện trở suất lớn, 2 đầu nối với 2 điện cực ra ngoài đuôi đèn. 
3. Đuôi đèn: làm bằng kim loại, được gắn chặt vào bóng đèn có 2 điểm
tiếp xúc với đuôi đèn. 


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
III/NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Khi cấp nguồn --> dòng điện chạy qua sợi đốt nóng,
do đc làm bằng hợp kim có điện trở suất rất lớn nên dây
tóc sẽ phát nóng, nhiệt phát ra đc tính theo công thức :
Q = I2.R.T
Sau 1 khỏang thời gian -->
nhiệt càng tăng, phát nóng.
nhiệt năng chuyển thành quang
năng.


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
IV/ SƠ ĐỒ ĐẤU ĐIỆN
Sơ đồ điều khiển 1 bóng đèn

Sơ đồ điều khiển 2 bóng đèn


PHẦN A: BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
V/ ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐÈN SỢI ĐỐT
* Ưu điểm:
 Nhiều loại công suất, kích thước ứng với nhiều cấp điện áp khác nhau.
 Không đòi hỏi thiết bị phụ.

 Bật sáng tức thời.
 Không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
 Quang thông giảm không đáng kể khi bóng đèn làm việc gần hết tuổi thọ.
 Giá thành rẻ
* Nhược điểm:
 Quang hiệu thấp < 20lm/W.
 Tuổi thọ không cao < 2000 giờ.
 Tiêu thụ năng lượng điện nhiều khi độ rọi (E) cao.
 Gây phát nóng.



×