Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.13 KB, 58 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................8
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG AN TOÀN – PHẠM
VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................9
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài....................10
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................10
1.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................10
1.3.1. Thống kê mô tả..........................................................................................10
1.3.2. Khảo sát và phân tích định lượng bằng cách xây dựng mô hình................11
Nguồn: Nhóm tác giả...............................................................................................11
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................................11
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................12
1.5.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................12
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................12
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................13
2.1 Các khái niệm cơ bản.........................................................................................13
2.1.1 Thực phẩm tươi sống an toàn......................................................................13
2.1.2 Ý định mua..................................................................................................13
2.2 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................14
2.2.1 Lý thuyết cung cầu.....................................................................................14
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng..............................................................15
2.3 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu.......................................................................18
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước....................................................................18
2.3.2. Những nghiên cứu nước ngoài..................................................................21
Chương 3: THỰC TRẠNG VỆ SINH ATTP TP.HCM................................................27
3.1. Thực trạng cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.......................................27
3.2. Số liệu thống kê ngộ độc thực phẩm.................................................................30


3.3 Nguyên nhân......................................................................................................34
1


3.3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống khâu sản xuất, chế
biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển................................................................34
3.3.2. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả................................34
3.3.3. Ý thức người tiêu dùng còn thấp và thông tin bất cân xứng đến người tiêu
dùng..................................................................................................................... 36
3.3.4. Quảng cáo ghi nhãn sản phẩm...................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................38
4.1 Bảng Thống Kê về việc lựa chọn TPTS ở TP.HCM...........................................38
4.2 Mô hình nghiên cứu...........................................................................................42
4.2.1 Mẫu khảo sát...............................................................................................42
4.2.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................42
4.3 Kết quả hồi quy..................................................................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................50
5.1. Kết luận........................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................51
5.2.1. Đối với nhà sản xuất................................................................................51
5.2.2. Đối với các ban ngành chức năng............................................................52
5.2.3. Những hạn chế của đề tài..........................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53
DANH MỤC PHỤ LỤC..............................................................................................55
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy logit nhị phân................................................................58

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Việc sản xuất và tiêu thụ TPTSAT sẽ làm cho chi phí của nó?...................39
Bảng 2: Người tiêu dùng nghĩ về giá bán của TPTSAT như thế nào?......................39
Bảng 3: Quãng đường từ nhà người tiêu dùng đến nơi mua TPTSAT là bao xa?.....40
Bảng 4: Điều gì là trở ngại của người tiêu dùng khi mua TPTS tại các cửa hàng?. .40
Bảng 5: Số lượng TPTSAT được bán tại nơi cư trú của người tiêu dùng là?...........40
Bảng 6: Theo người tiêu dùng, số lượng phân phối TPTSAT hiện nay?..................41
Bảng 7: Nhóm nghiên cứu khảo sát nơi mua thịt, thủy, hải sản và rau, củ, quả của
150 người tiêu dùng ở ba nơi gồm siêu thị, chợ, nơi khác, số người lựa chọn mua thực
phẩm tươi sống được thống kê ở bảng dưới đây......................................................41
Bảng 8: Nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát quan điểm của người tiêu dùng về các loại
TPTS mang nhãn hiệu an toàn ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ uy tín?.....................42
Bảng 9: Nhóm khảo sát khi mua TPTS của người tiêu dùng?................................43
Bảng 10: Tổng hợp các biến của đề tài....................................................................45
Bảng 11: Kết quả hồi quy logit nhị phân.................................................................48
Bảng 12: Kết quả hồi quy........................................................................................49

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TPTS

Thực phẩm tươi sống

TPTSAT

Thực phẩm tươi sống an toàn

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

HDND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chiết xuất

ATTP

An toàn thực phẩm

Q

Quận

BVTV

Bảo vệ thực vật


4


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG AN TOÀN –
PHẠM VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng
ngày của mọi gia đình. Thực phẩm tươi sống cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm tươi
sống an toàn để có được một sức khỏe lành mạnh luôn là mối bận tâm của tất cả mọi
người, đặc biệt là đối với người tiêu dùng và các bà nội trợ. Ở Việt Nam, đặc biệt là
thành phố lớn như TP.HCM – nơi tập trung phần lớn người tiêu dùng không những có
trình độ, nhận thức mà còn có cả thu nhập thì thách thức được đặt ra ở đây là làm thế
nào để họ trở thành những người tiêu dùng thông thái?
Thực tế hiện nay, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phép thực phẩm bẩn đã bốc mùi ôi
thiêu, thịt chứa chất tạo nạc, rau-củ-quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm,…bị
phanh phui gần đây đã trở thành nỗi ám ảnh chung của cộng đồng. Sự kiểm soát không
chặt chẽ của các cơ quan chức năng đã đẩy người tiêu dùng và kể cả những người bán
vào một bài toán khó: họ phải làm thế nào để phân biệt được đâu là thực phẩm tươi
sống an toàn và đâu là thực phẩm không đạt tiêu chuẩn hóa. Hầu hết, phần đông lựa
chọn thực phẩm tươi sống dựa vào cảm quan, kinh nghiệm về hình dáng, màu sắc raucủ-thịt,…
Trong những năm gần đây, theo thống kê của Bộ y tế, trung bình mỗi năm Việt
Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5000-7000 người là nạn nhân, tỷ
lệ người mắc bệnh ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn lại chiếm đến 35%. Tại hội nghị
tổng kết về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất vào sáng 12/5/2016, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM nhận định
tình hình ngộ độc thực phẩm tại khu chế xuất, khu công nghiệp có xu hướng gia tăng
trở lại. Tính từ năm 2014 đến tháng 4/2016, số vụ ngộ độc đã tăng lên, chỉ trong 4

tháng đầu năm 2016 đã có đến 5 vụ với 248 người mắc, gần bằng số người mắc của cả
năm 2015. Trước tình hình này, tâm lý của người dân trở nên hoang mang, họ lo lắng
rất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn, đảm bảo các tiêu chí vệ
sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình. Vì thế, việc xác định được
5


các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn của người tiêu
dùng ở TP.HCM là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở này, đề tài “ Những
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn.” được hình thành.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi
sống an toàn” gồm có những mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm tươi
sống an toàn của người tiêu dùng ở TP. HCM. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài
đưa ra những chính sách, khuyến cáo,… nhằm phát triển thị trường thực phẩm tươi
sống an toàn để đưa ra phương án tốt nhất cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trong việc mua TPTS.
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa
chọn thực phẩm tươi sống an toàn trên địa bàn TP. HCM.
Mục tiêu 3: Đưa ra được những giải pháp khuyến nghị về vấn đề lựa chọn TPTSAT.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn TPTSAT?
Câu 2: Những yếu tố thuộc về nhà cung cấp (thương hiệu, hệ thống phân phối, giá cả,
…) và những yếu tố thuộc về người tiêu dùng (thu nhập, trình độ, nhận thức,…) có
mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chọn TPTSAT?
1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏi
mang tính định tính. Từ những dữ liệu đã thu thập, tiến hành tổng hợp, mô tả thực
trạng của các yếu tố: thông tin bất cân xứng, thị hiếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn
TPTSAT của người tiêu dùng.
1.3.2. Khảo sát và phân tích định lượng bằng cách xây dựng mô hình
Nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đến
đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa và
xử lí để đưa ra kết quả nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews .
6


Đánh giá độ giá trị thang đo: Phương pháp hồi qui tuyến tính được dùng để kiểm
định sự thay đổi của biến phụ thuộc (việc tiêu dùng TPTSAT) theo sự thay đổi của các
biến độc lập (Giá cả, chất lượng, thương hiệu, hệ thống phân phối, thông tin bất cân
xứng và các biến thuộc về nhân khẩu học).
Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi đã đề ra ở trên, đề
tài nghiên cứu cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Tổng quan, tìm hiểu về những đề tài có liên quan trong và ngoài nước, từ đó
kết hợp những nghiên cứu này và nghiên cứu đang thực hiện để làm cơ sở xây dựng
mô hình nghiên cứu phù hợp.
2. Điều tra, thu thập và phân tích những đánh giá của người tiêu dùng ở TP.HCM
về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn.
3. Kiểm định mô hình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc lựa chọn
thực phẩm tươi sống an toàn của người tiêu dùng ở TP.HCM.

7


1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thực
phẩm tươi sống an toàn của người tiêu dùng.
Khách thể nghiên cứu: Là những người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm
tươi sống trong địa bàn TP.HCM.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống của người
tiêu dùng như giá cả, chất lượng, thương hiệu, nhận thức,…Để có được một bữa ăn an
toàn, ngon miệng cho mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là với nhịp sống bận rộn,
hối hả ở TP.HCM thì vai trò của các bà nội trợ, những người lựa chọn thực phẩm là rất
lớn. Vì thế, nhóm sẽ nghiên cứu đề tài ở hai nhóm đối tượng trên.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xin chọn TP.HCM làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Là một
thành phố năng động, lớn nhất Việt Nam về dân số lẫn kinh tế nhưng lại không có khả
năng trong việc tự sản xuất thực phẩm tươi sống. Vì thế, nhu cầu về việc tiêu dùng
thực phẩm tươi sống an toàn đối với người dân nơi đây có vai trò rất lớn. Đến với đề
tài nghiên cứu này, nhóm chúng em xin chọn TP.HCM làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

8


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ đi sâu vào làm rõ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn. Đầu tiên, nhóm
nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Các lý thuyết này đã được trình bày
rõ nội dung , khái niệm các nhân tố trong lý thuyết, mô hình nghiên cứu của lý thuyết
như: Mô hình nghiên cứu của Trương t. Thiên và cộng sự (2010), mô hình nghiên cứu

của Nguyễn Phong Tuấn (2011), mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự
(2005), mô hình của Sudiyanti Sudiyanti (2009), mô hình nghiên cứu của Victoria
Kulikovski và cộng sự (2010) và việc áp dụng lý thuyết này trong những nghiên cứu
sau đó. Dựa vào lý thuyết gốc và các mô hình phát triển sau này, nhóm đã tổng hợp lên
một mô hình nghiên cứu cho đề tài bằng cách đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn và phù hợp với việc nghiên cứu ở Việt
Nam. Mô hình đó bao gồm các biến độc lập sau: thu nhập, trình độ học vấn, thị hiếu,
nghề nghiệp, giá cả, thương hiệu, hệ thống phân phối, chất lượng và thông tin bất cân
xứng. Từ mô hình nghiên cứu này, nhóm đưa ra khái niệm về các biến độc lập và phụ
thuộc được nghiên cứu, thang đo cho các biến đó và cuối cùng là các giả thuyết về mối
quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Thực phẩm tươi sống an toàn
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá,
thủy hải sản, rau củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Thực phẩm tươi sống an toàn là khái niệm được dùng để chỉ các loại thực phẩm
được bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất; tuân thủ
quy trình sử dụng giống vật nuôi, thức ăn, quy định kiểm dịch và vệ sinh thú y. Lựa
chọn thực phẩm tươi sống an toàn là lựa chọn những thực phẩm hướng đến mục tiêu
đảm bảo sức khỏe cho con người.
2.1.2 Ý định mua
Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen(2002) là hành động của con người
được hướng dẫn bởi việc cân nhắc ba yếu tố niềm tin và hành vi, niềm tin vào chuẩn
9


mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động
của con người càng lớn.
Về ý định mua, Philips Kotler và cộng sự (2001) đã biện luận rằng, trong giai
đoạn đánh giá phương án mua. Nhìn chung, quyết định của người tiêu dùng là sẽ mua

sản phẩm của thương hiệu họ ưa chuộng nhất. Tuy nhiên có hai yếu tố có thể cản trở ý
định mua trở thành hành vi mua là thái độ của những người xung quanh và các tình
huống không mong đợi. Người tiêu dùng có thể hình thành ý định mua dựa trên yếu tố
như thu nhập mong đợi, giá bán mong đợi, tính năng sản phẩm mong đợi.
Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm
( Elbeck, 2008). Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định
mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi
mua thực tế của khách hàng ( Howard và Sheth, 1967). Thêm vào đó dựa vào một số
học thuyết, ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw,
1980; Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975).
Ý định mua thực phẩm an toàn:
Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định mua thực phẩm an toàn là khả
năng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho sản phẩm an toàn
hơn là thực phẩm thông thường trong việc cân nhắc mua. Ramayah, Lee và Mohamad
(2010) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn là một trong những biểu hiện cụ thể
của hành động mua.
Han, Hsu và Lee (2009) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn thường gắn với
những lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm an
toàn.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết cung cầu
Cung cầu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế, xã hội học và được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập trong công trình nghiên cứu của mình. Khái niệm cung-cầu được sử
dụng để giải thích thực trạng của cơ chế thị trường. Lý thuyết cung-cầu chỉ ra rất nhiều
yếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung, cầu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố
thuộc về khách hàng, thuộc về nhà cung cấp và cả cơ chế thị trường. David Begg
(1991), S.Pindkyck và L.Rubinfied (2000) cũng như nhiều nhà kinh tế học khác chỉ ra
rằng lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi giá cả, giá của hàng thay
thế, hàng bổ trợ, thu nhập, thương hiệu, sở thích, nhận thích của người tiêu dùng, chất
10



lượng sản phẩm và dịch vụ,… Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa còn bị ảnh hưởng bởi hệ
thống phân phối và thông tin bất cân xứng (Jansen, 2002).
Trong kinh tế thị trường, điểm cân bằng được xác lập dựa trên nhu cầu của người
tiêu dùng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Đối với hầu hết các hàng hóa, dịch
vụ, thị trường sẽ xác lập mức giá mà ở đó tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu. Điểm
được gọi là cân bằng không phải là điểm bất biến mà nó thay đổi dưới tác động của
các yếu tố từ phía khách hàng hay từ phía nhà cung cấp. Bàn về mức độ nhạy của sự
thay đổi lượng cung, cầu của hàng hóa dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm độ
co giãn. Độ co giãn để chỉ sự thay đổi của lượng cung, cầu khi một yếu tố nào đó thay
đổi. Có nhiều khái niệm về độ co giãn như độ co giãn theo giá, theo thu nhập, độ co
giãn chéo. Ngoài ra, độ co giãn còn phụ thuộc vào hình dáng của đường cung, cầu.
Như vậy, lý thuyết về cung cầu đã chỉ ra các yếu tố giá cả, thu nhập, thương hiệu,
chất lượng hàng hóa dịch vụ, trình độ nhận thức, hệ thống phân phối, thông tin bất cân
xứng,… có ảnh hưởng tơi thị trường và cũng dựa vào những khái niệm nêu trên, các
nhà kinh tế học đã giải thích về cơ chế thị trường và đưa ra dự báo nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ.
Thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao
dịch, một bên có thông tin đây đủ hơn và tốt hơn so với các bên còn lại. Bất cân xứng
về thông tin là tình trạng phổ biến trong cuộc sống của cá nhân và xã hội. Hậu quả của
thông tin bất cân xứng là gây ra sự lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi (adverse
selection- AS), rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (moral hazard- MH), vấn đề người ủy
quyền – người thừa hành (principal- agent- PA). Trong việc lựa chọn thực phẩm tươi
sống an toàn, người tiêu dùng có thể bị che mắt bởi các lời nói không đúng của người
bán và dẫn đến tình trạng lựa chọn nhằm, gây ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn cũng
như sức khỏe của người tiêu dùng và gia đình họ.
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo trường phái kinh tế, người tiêu dùng ra quyết định dựa vào lý trí của họ để
tối đa hóa giá trị sử dụng. Người tiêu dùng đã trải qua quá trình nhận thức để xác định

các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu thập thông tin và đánh giá các thương
hiệu cạnh tranh nhằm lựa chọn được thương hiệu tối ưu ( Bettman, 1979). Tuy nhiên,
11


quan điểm này đã bỏ lợi ích mang tính cảm xúc vốn đóng vai trò rất quan trọng trong
tiêu dùng một số sản phẩm

(Hirschman và Holbrook, 1982). Trường phái cảm xúc

cho rằng, hành vi người tiêu dùng cơ bản là theo cảm xúc, họ quyết định tiêu dùng như
thế nào dựa trên những chuẩn mực mang tính chủ quan của cá nhân.
Philip Kotler (2001) cho rằng nghiên cứu hành vi mua hàng của người tiêu dùng
là nghiên cứu về cách lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của mỗi cá nhân, nhóm và các tổ
chức nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Một trong những mô hình điển
hình về hành vi mua của người tiêu dùng đó là mô hình Engel-Kollat-Blackwell
(Engel và cộng sự, 1995), trong đó các tác giả đã mô tả quá trình ra quyết định bao
gồm 5 giai đoạn (1) Nhận biết vấn đề, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá các
phương án thay thế, (4) Quyết định mua, (5) Hành vi sau khi mua.
Salamon và cộng sự (1995) mô tả hành vi lựa chọn của khách hàng là một quá
trình bao gồm: lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng
nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Schifman và Kanuk (2000) đưa ra kết
luận tương tự khi cho rằng hành vi mua của khách hàng là hành vi mà khách hàng
dùng tài nguyên, nguồn lực sẵn có của mình để lựa chọn và mua các sản phẩm dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Mặc dù có sự khác nhau giữa các
nghiên cứu khi đề cập đến hành vi mua của khách hàng, song tất cả đều có quan điểm
chung là hành vi mua của khách hàng nhằm giải thích quá trình lựa chọn, mua và xử lý
hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nghiên cứu của Meng và cộng sự (2010) về hành vi lựa chọn dịch vụ du lịch ở
Đài Loan cho rằng yếu tố hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn

dịch vụ của khách hàng. Khraim và cộng sự (2013) cũng đã chứng minh được sự ảnh
hưởng của hình ảnh thương hiệu trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi lựa chọn dịch vụ vận tải hành khách hàng không ở Jordan. Hình ảnh thương hiệu có
thể được hiểu là “cảm nhận về một tổ chức được phản ánh trong tâm trí của khách
hàng” (Keller, 1993). Một hình ảnh công ty được quản lý tôt và có kế hoạch là chiến
lược Marketing tốt nhất để thu hút khách hàng (Fombrun & Shanlay, 1996). Hình ảnh
thương hiệu càng được ưa thích thì gần như khách hàng đều cho rằng công ty có 1 dịch
vụ tốt, chất lượng cao và đáng giá đồng tiền (Dowling, 1994).
12


Nghiên cứu của Jane Edwards (2009) nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định lựa chọn hãng hàng không giá rẻ tại Vương quốc
Anh. Theo một hướng khác, nghiên cứu này tiếp cận hành vi luwaaj chọn hãng hàng
không giá rẻ của hành khách tập trung chính vào 2 khía cạnh đó là khía cạnh tâm lý và
khía cạnh xã hội học của hành khách sử dụng hãng hàng không giá rẻ tại Vương quốc
Anh. Ngoài phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu thực tế, nghiên cứu còn tiến
hành thu thập dữ liệu từ 118 hành khách đã bay với hãng hàng không giá rẻ để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các hãng hàng không giá rẻ. Kết quả
nghiên cứu làm nổi bật yếu tố vận hành như tính đúng giờ, giá cả và thủ tục lên máy
bay là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn hãng hàng không giá rẻ của
hành khách.
Trong các mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu, ta đề cập đến của Yoo, Lee,
Donthu (2000). Mô hình khảo sát sự tác động của các yếu tố tiếp thị chọn lọc như giá,
hình ảnh cửa hiệu, mật độ nhà phân phối và chi phí quảng cáo đến chất lượng cảm
nhận và các yếu tố liên quan đến thương hiệu gồm sự trung thành thương hiệu, sự liên
tưởng thương hiệu và giá trị thương hiệu.
Dựa trên mô hình của Zeithaml (1988) giả định giá và thương hiệu là hai nhân tố
quan trọng của chất lượng cảm nhận và có tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng.
Dodds, Monroe, Grewal (1991) đã xây dựng mô hình kiểm định các quan hệ trực tiếp

và gián tiếp giữa các tín hiệu ngoại sinh (giá, thương hiệu, tên cửa hiệu) lên việc đánh
giá sản phẩm của người mua về các nhân tố liên quan đến nhận thức và các tác động
đến xu hướng tiêu dùng. Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của giá trị mà người
tiêu dùng cảm nhận. Gía trị này có thể thúc đẩy hay cản trở việc tiêu dùng một thương
hiệu nào đó, bởi vì giá trị này là kết quả của sự so sánh giữa chất lượng nhận được và
chi phí phải bỏ ra của người tiêu dùng.

13


Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Dodds, Monroe, Grewal (1991)
2.3 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu Trương T. Thiên và Matthew H.T.Yap (2010) nhằm để chỉ
ra và phân tích nhận thức của người tiêu dùng tiềm năng tại Việt Nam đối với thực
phẩm an toàn bằng cách sử dụng phương pháp suy diễn từ nguyên nhân thông qua
nghiên cứu khảo sát. Dữ liệu định lượng đã được thu thập từ 246 người tiêu dùng tiềm
năng ở Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng người tiêu dùng tiềm năng có nhận thức khác
và sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm an toàn so với những người tiêu dùng không
tiềm năng. Kết quả được tìm thấy như sau: độ tuổi có ảnh hưởng đến tiềm năng mua
thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tiềm năng Việt Nam, nhân thức về sức khỏe và
an toàn cũng vậy. Giới tính không ảnh hưởng đến tiềm năng mua. Tuy nhiên, người
tiêu dùng nữ coi trọng giá trị dinh dưỡng hơn. Sự quan tâm đến môi trường không ảnh
hưởng đến ý định mua thực hẩm an toàn. Người Việt Nam không nhạy cảm với giá
thực phẩm an toàn vì họ coi trọng chất lượng hơn. Đây là một nghiên cứu có giá trị tuy
nhiên còn thiếu nghiên cứu định tính và chỉ nghiên cứu tập trung vào một số biến nhân
14


khẩu. Đối tượng nghiên cứu cũng giới hạn trong khách hàng tiềm năng đó là những

người chưa mua thực phẩm an
toàn.

Nguồn : Nghiên cứu của Trương t. Thiên và cộng sự (2010)
Nguyễn Phong Tuấn (2011) thực hiện nghiên cứu ở hai thành phố lớn ở Việt Nam
là Hà Nội và TP.HCM bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là nghiên cứu
nhằm mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa một số nhân tố là thái độ với môi trường, nhân
thức về giá trị, sự quan tâm đến sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an toàn, chuẩn mực
chủ quan và thái độ đối vời thực phẩm an toàn của người Việt Nam tới ý định mua thực
phẩm an toàn của họ. Bên cạnh đó tác giả so sánh sự khác nhau ảnh hưởng của các yếu
tố của người tiêu dùng miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu 201
người tiêu dùng ở miền Bắc( Hà Nội) và 201 người tiêu dùng ở miền Nam (tp.HCM).
Có tất cả 23 giả thuyết nghiên cứu được chia làm 3 nhóm. Nhóm đầu tiên là các giả
15


thuyết về ảnh hưởng của các biến độc độc tới ý định mua thực phẩm an toàn tại miền
Bắc Việt Nam. Nhóm thứ hai xem xét ảnh hưởng của các biến đó tới ý định mua thực
phẩm an toàn tại miền Nam Việt Nam và nhóm giả thuyết thứ ba so sánh ảnh hưởng
của các nhân tố đó giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
ảnh hưởng của các nhân tố thái độ với môi trường, nhận thức về giá trị, sự quan tâm
đến sức khỏe, chuẩn mực chủ quan đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn của người tiêu
dùng miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Điều này giải thích cho sự khác nhau giữa thời
tiết và văn hóa giữa hai vùng miền. Nghiên cứu còn hạn chế là tác giả chỉ mới kết luận
có sự ảnh hưởng và có sự khác nhau nhưng chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng và chiều
hướng ảnh hưởng của các nhân tố, mức độ khác nhau của ảnh hưởng này giữa 2 vùng
miền

Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011)
Với đề tài “ Kiến thức - Thái độ - Thực hành về vệ sinh ATTP của người bán và

người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre – tỉnh Bến Tre 2017” của 2 tác giả Lý
Thành Minh, Cao Thanh Diễm Thúy đã tiến hành nghiên cứu trên 266 người bán,
người tiêu dùng thức ăn đường phố. Kết quả cho thấy: Tình hình vệ sinh ATTP của các
16


cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa được kiểm soát tốt, người bán chưa được
khám sức khỏe định kỳ và chưa được tập huấn về vệ sinh ATTP, với tình hình cơ sở
còn kém cần được người kinh doanh và cơ quan chức năng quan tâm hơn. Từ đó, nhóm
tác giả đưa ra kiến nghị: Cần tăng cường công tác quản lý có phân cấp hành chính nhất
là tuyến xã, phường để thúc đẩy người bán cần phải khám sức khỏe định kỳ và học tập
kiến thức vệ sinh ATTP.
Bài viết “ An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối”
( 2011) của tác giả Phạm Thiên Hương dựa trên một nghiên cứu thuộc dự án hợp tác
của VECO – IPSARD đã đưa ra một số tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam. Hiện nay, phân
tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại một số chợ đầu mối lớn chuyên cung cấp
ở Hà Nội, quá trình vận chuyển, phân phối, bảo quản và ý thức của cộng đồng vệ sinh
ATTP. Tác giả đưa ra kết luận vệ sinh ATTP nói chung và tại các chợ đầu mối nói riêng
đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng như việc cố tình sử dụng nhiều chất cấm
dùng trong bảo quản rau củ, thực phẩm, trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, việc
một số sản phẩm kém chất lượng do quy trình chế biến hoặc nhiễm độc từ môi trường
gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, tiêu dùng. Từ đây, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể
cho từng nhóm đối tượng: Từ góc độ người tiêu dùng cần phải có những lựa chọn
thông thái, từ phía nhà cung cấp thực phẩm cần phải kiểm tra kĩ về mặt chất lượng,
xuất xứ và hạn sử dụng, về phía quản lí nhà nước cần phải bồi bổ đội ngũ cán bộ với
trình độ chuyên môn sâu và nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu bức xúc của người tiêu
dùng về vấn đề vệ sinh ATTP.
2.3.2. Những nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) được thực hiện ở
Phần Lan với mục đích kiểm định việc áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trong

bối cảnh mua thực phẩm an toàn bằng cách xem xét mối quan hệ giữa sự quan tâm đến
sức khỏe, thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhân thức về giá
bán và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý định mua thực phẩm an toàn từ đó
ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mua thực phẩm an toàn. Ở mô hình này, chuẩn
mực chủ quan và sự quan tâm đến sức khỏe tác động gián tiếp tới ý định mua thực
phẩm an toàn thông qua thái độ với thực phẩm an toàn. Kết quả nghiên cứu khẳng định
rằng ý định mua thực phẩm an toàn có thể được dự đoán bằng thái độ của người tiêu
17


dùng với thực phẩm an toàn. Và thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm này lại phụ
thuộc vào chuẩn mực chủ quan của mỗi người. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy sự
quan tâm đến sức khỏe tới thái độ cũng như sự ảnh hưởng của nhân thức về giá bán và
nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý định mua thực phẩm an toàn. Đây là một
nghiên cứu có giá trị và được tham khảo nhiều trong những nghiên cứu sau đó về ý
định mua thực phẩm an toàn.

Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005)

Nghiên cứu của Robin Robert (2007) được thực hiện ở Trung Quốc trên mẫu gồm
136 người trong 66 gian hàng của hai siêu thị lớn nhằm tìm ra những đặc điểm trong
hành vi mua thực phẩm an toàn của họ. Cụ thể là họ tìm ra họ là ai, họ mua loại thực
phẩm an toàn nào và mua như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện bằng kĩ thuật quan
sát. Kết luận cho thấy người tiêu dùng thường đi mua theo nhóm và ảnh hưởng của sự
18


tham khảo lẫn nhau trong nhóm là đáng kể. Đây là một nghiên cứu đặc biệt khi đưa ra
kết luận về ảnh hưởng của nhóm tham khảo và truyền thông đại chúng, những nhân tố
ít được quan tâm ở những nghiên cứu khác. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu ở đây

còn đơn giản, phương pháp phân tích số liệu chỉ dùng thống kê mô tả và phạm vi
nghiên cứu tương đối hẹp.
Nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) về việc áp dụng lý thuyết hành với kế
hoạch để dự đoán ý định của thực phẩm an toàn của phụ nữ indenesia. Nghiên cứu định
lượng điều tra 406 phụ nữ bằng phương pháp phỏng vấn và xem xét ảnh hưởng của các
biến độc lập thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhân thức về
kiểm soát hành vi- những biến lập gốc của lý thuyết hành vi có kế hoạch cùng với biến
mới là sự hiểu biết về môi trường. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chắc chắn sự ảnh
hưởng của các nhân tố thuộc mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bên cạnh đó, tác
giả giả còn tìm ra nhân tố sự hiểu biết về môi trường là một nhân tố có thể sử dụng để
dự đoán trực tiếp ý định mua thực phẩm an toàn. Nghiên cứu cũng khẳng định trong
các nhân tố được nghiên cứu, chuẩn mực chủ quan được tìm thấy là nhân tố quan trọng
nhất trong việc dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn. Hạn chế củ nghiên cứu là
nghiên cứu đã không tính đến các yếu tố thuộc văn hóa, chỉ áp dụng là phụ nữ
Indenesia.

19


Nguồn : Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)
Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) đo lường ảnh
hưởng của một số nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại
Hy Lạp. Nghiên cứu đã thực hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu là 190 người
tại Hy Lạp. Các nhân tố được nghiên cứu là sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về
chất lượng, nhân thức về giá trị, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm, sự quan tâm đến
đạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào nhãn hiệu. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra rằng ý
định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Hy Lạp bị ảnh hưởng chính bởi các
nhân tố sự nhân thức về chất lượng, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm và nhận thức
về giá trị. Thực phẩm an toàn được cho là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng quan
tâm đến an toàn thực phẩm và chất lượng. Hạn chế của nghiên cứu là mẫu được lựa

chọn ở một địa điểm là thành phố Thessaloniki của Hy Lạp. Mẫu này chủ yếu được
chọn là những người đã thường xuyên mua thực phẩm an toàn (68%). Như vậy ảnh
hưởng của những nhân tố này có thể không được rõ nét nữa do bị ảnh hưởng bởi thói
quan mua hàng.

20


Nguồn : Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli và cộng sự (2010)
Với đề tài: “ Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực
hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và an toàn thực phẩm” (2002), hai tác giả
Maizun Mohd Zain và Nyi Nyi Naing đã tiến hành nghiên cứu thăm dò nhằm tìm hiểu
sự chi phối ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về các
bệnh lây truyền qua thực phẩm, an toàn thực phẩm ở 430 người chế biến thực phẩm
sinh sống ở Kota Bharu. Nghiên cứu này chỉ ra, chúng ta cần phải có những can thiệp
cộng đồng cho người chế biến thực phẩm nhằm cải thiện kiến thức, thái độ thực hành
về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, quá trình này sẽ
làm giảm sự lan truyền các bệnh tật trên thế giới, đặc biệt các bệnh hiểm nghèo.
Nghiên cứu: “ Phân tích những yếu tố tác động đến kinh tế, thực hành về ATTP ở
khu đô thị thành phố Varanasi” (2010) của Shuchi Bhatt và cộng sự đã tiến hành khảo
sát trên 300 người nội trợ về thói quen mua hàng và nhận thức của họ trong việc thực
hiện vệ sinh ATTP ở Varanasi. Kết quả cho thấy, thói quen mua thực phẩm, thực hành
21


an toàn vệ sinh thực phẩm của những người nội trợ sống tại khu đô thị Varanasi không
liên quan đến độ tuổi, học vấn. Điều này có thể do nhiều nhân tố: thu nhập, nhận thức,
hiểu biết kém về sức khỏe con người. Hiện nay nhiều tổ chức, Hội Đồng Chính Phủ đã
cố gắng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau như: tivi, radio,…nhằm nâng cao
nhận thức người dân nhưng cho đến nay nhiều người vẫn chưa có thói quen tốt trong

việc mua thực phẩm, thực phẩm an toàn.

Nguồn : Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu quyết định xem xét mối quan
hệ của các nhân tố đến hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn. Đó là các nhân
tố : thị hiếu, giá cả, thương hiệu, hệ thống phân phối, chất lượng, thông tin bất cân
xứng, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn.
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy các biến này rất quan
trọng :
Biến nhận thức về sự sẵn có : mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiaimen và cộng
sự (2005)
Biến nhận thức về chất lượng : mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn
(2011).
Biến giá bán : mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010).
Biến giá cả : mô hình nghiên cứu Trương.T.Thiên và cộng sự (2010).
22


Biến giá cả, thương hiệu, chất lượng : mô hình xu hướng tiêu dùng Dodds,
Monroe, Grewal (1991).

23


Chương 3: THỰC TRẠNG VỆ SINH ATTP TP.HCM
Chương 3 đã trình bày một cách đầy đủ về thực trạng vệ sinh an toàn cả nước nói
chung và TP.HCM nói riêng. Với dân số gần 10 triệu người, TP.HCM mỗi ngày tiêu
thụ hàng nghìn tấn thịt, rau, củ, quả các loại. Tuy nhiên, tình hình sản xuất thức ăn
không đảm bảo theo quy định, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phép thực phẩm bẩn đã
bốc mùi ôi thiêu vẫn diễn ra thường xuyên. Tiếp theo, nhóm đã đưa ra được số liệu

thống kê từ Bộ Y tế về ngộ độc an toàn vệ sinh TP cũng như tìm ra được 4 nguyên
nhân chính dẫn đến việc mất vệ sinh ATTP.
3.1. Thực trạng cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng
Việt Nam đang trong thời kì phát triển đô thị hóa và quy mô dân số tăng nhanh,
vì thế thực phẩm tươi sống không thể thiếu trong những bữa ăn hằng ngày của mọi gia
đình. Tuy nhiên, thực phẩm không có kiểm chứng về vệ sinh ATTP ngày càng nhiều
dẫn đến nguy cơ hàng loạt vụ ngộ độc. Sự gia tăng dân số, sự phát triển của các ngành
công nghiệp khiến cho không khí ngày càng bị ô nhiễm, không những thế còn ảnh
hưởng đến cây trồng, gia súc và gia cầm. Mức độ thực phẩm bị nhiễm độc tăng lên
đáng kể khi sống trong các khu công nghiệp chế xuất và khan hiếm nguồn nước sạch
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vệ sinh ATTP.
TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế. Với số dân gần
10 triệu người, TP.HCM mỗi ngày tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt, rau, củ, quả các loại.
Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam
và di chuyển đến TP.HCM ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu
của người dân sinh sống trên địa bàn TP.HCM, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phép
thực phẩm bẩn đã bốc mùi ôi thiêu, thịt chứa chất tạo nạc bán trên thị trường không
qua kiểm duyệt thú y, rau-củ-quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm,…Tình hình
sản xuất thức ăn không đảm bảo theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý
càng ngày càng phổ biến. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng với sự thật vẫn thường
xuyên xảy ra và bị phanh phui đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Không những
thế, việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất
kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm
24


nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm. Người dân TP.HCM đang
đứng trước mê trận thực phẩm bẩn và bị nhiễu loạn trước thị trường thực phẩm vì
không biết đâu là thực phẩm sạch.
Theo báo VTV chuyển động 24h, thời gian vào những ngày cuối năm 2017,

người tiêu dùng thực sự kinh hoàng và bức xúc khi cá ngâm bằng thuốc tẩy giun động
vật. Tại cơ sở chế biến cá lâu năm ở trên phố Hải Trung, Bà Rịa- Vũng Tàu, người chủ
đang hòa nước ngâm cá một loại thuốc được họ cho là chống được giòi bọ. Ở một địa
điểm khác cùng ngày nằm trên quốc lộ 1A, đoạn qua thôn Bình Hiệp, tổ công tác phát
hiện chiếc xe tải có hơn 100 bao tóp mỡ nước và khô với tổng trọng lượng 6 tấn, đầu
đã bốc mùi hôi thối để mang vào Quảng Ngãi tiêu thụ. Tại cơ sở thu mua tôm nằm trên
tỉnh Bạc Liêu, đoàn kiểm tra phát hiện đã thu giữ khoảng 60kg tôm sứ nguyên liệu,
một máy cao áp dùng để bơm CMC vào tôm và khoảng 20 lít CMC đã được pha sẵn.
Theo thông tin trên báo An ninh thủ đô, càng cận kệ Tết Nguyên đán Mậu Tuất
2018, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội liên tục phát hiện những vụ việc
vi phạm liên quan đến ATTP. Hàng tấn nội tạng động vật bôc mùi hôi thối được đưa ra
thị trường bán cho các nhà hàng, quán ăn, hàng tấn sản phẩm từ động vật, gia súc, gia
cầm được chế biến, đóng gói thành sản phẩm sau khi được biến hóa, nhào trộn cùng
với chất tẩy trắng, làm màu,… mua từ Trung Quốc rồi tung ra thị trường bản cho
người tiêu dùng thuộc địa bàn TP Hà Nội. Vào ngày 3/2 lực lượng chức năng phát hiện
cơ sở kinh doanh phát hiện ngâm tẩm gân trâu, bò với bột tẩy trắng không rõ nguồn
gốc xuất xứ. Bột tẩy trắng do cơ sở này sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo báo Lao Động, đầu tháng 1/2018, đội quản lý ATTP chợ đầu mối Bình Điền
phát hiện một xe tải chở 550kg thịt heo chế biến, bốc mùi… đưa vào chợ này tiêu thụ.
Tất cả đầu không có nguồn gốc rõ rảng.
Những ngày đầu năm 2016, người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung
khá lo lắng khi lực lượng chức năng phát hiện vài hộ dân sử dụng nước nhớt xe trong
việc trồng rau muống. Cụ thể, tại ấp 8, xã Mỹ Đình, huyện Củ Chi, Chi cục Bảo vệ
thực vật thành phố đã phát hiện bà Chu Thị Lan đang đổ nhớt thải xuống ruộng nước
của mình. Bà Lan cho biết sử dụng nhớt thải để diệt trừ rầy sau mỗi đợt thu hoạch,
thường là từ 2-3 ngày được cập nhật trên Báo mới.
25



×