Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

De thi thu hoa hoc 2016 so 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71 KB, 8 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 90 phút
Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al
= 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Ag = 108.
Câu 1. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. but–1–en
B. stiren
C. but–2–en
D. glyxin
Câu 2. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,0M thu được dung dịch Y.
Cho từ từ đến dư dung dịch HCl 2,5M vào dung dịch Y đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì hết V ml. Giá trị
của V là
A. 80 ml
B. 100 ml
C. 40 ml
D. 60 ml
Câu 3. Dung dịch axit fomic thể hiện tính oxi hóa nếu phản ứng với
A. bạc nitrat trong amoniac
B. dung dịch brom
C. kim loại kẽm
D. canxi hidrocacbonat
Câu 4. Hỗn hợp bột chứa hai chất rắn cùng số mol nào sau đây không tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng
dư trong điều kiện không có không khí?
A. Fe3O4 và Cu
B. KNO3 và Cu
C. Fe và Zn
D. FeCl3 và Cu
Câu 5. Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch gồm HCl, HF, Na3PO4, Fe(NO3)2, FeCl3, FeCl2. Số
trường hợp tạo ra chất rắn không tan là
A. 4


B. 5
C. 6
D. 3
Câu 6. Yếu tố không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học là
A. nhiệt độ
B. xúc tác
C. nồng độ
D. nhiệt độ
Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm
(a) Nung AgNO3 rắn
(b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4 đặc
(c) Cho NH4HCO3 tác dụng với dung dịch HCl
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(e) Hòa tan Al trong dung dịch NaOH
(g) Cho Na2S vào dung dịch HCl
(h) Nung NaHCO3 rắn
(i) Đun nóng NH4NO2 rắn.
(k) Điện phân dung dịch AgNO3.
(ℓ) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch HI
Số thí nghiệm tạo ra khí là
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Câu 8. Amino axit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnHmO2N. Hệ thức liên hệ giữa m và n là
A. m = 2n
B. m = n + 2
C. m = 2n + 3
D. m = 2n + 1
Câu 9. Cho dãy các chất gồm etilen, axetanđehit, glucozơ, etyl axetat, etyl amin, natri axetat, phenyl axetat,

etyl clorua. Số chất trong dãy có thể điều chế trực tiếp ancol etylic bằng một phản ứng là
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 10. Cộng hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử N2 lần lượt là
A. 3 và 0
B. 2 và 0
C. 3 à 3
D. 2 và 3
Câu 11. Sắt không bị ăn mòn điện hóa trong trường hợp nào sau đây?
A. sắt tác dụng với CuSO4.
B. cho hợp kim Fe–Cu vào dung dịch HCl.
C. thép để trong không khí ẩm.
D. nung sắt trong khí O2.
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 3,52 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon và một ancol đa chức thu được 3,136
lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 3,52 gam X tác dụng với Na dư thì thu được V lít khí H2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 2,016
B. 4,032
C. 1,008
D. 1,344
Câu 13. Cho 2,74 gam Ba vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Tách bỏ
kết tủa, cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,46 g
B. 1,06 g
C. 2,52 g
D. 1,24 g
Câu 14. Cho các phát biểu
(a) amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh

(b) tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo
(c) fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(d) saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
(e) mantozơ và saccaarozơ đều có thể bị thủy phân trong môi trường axit
(g) glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân
(h) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom


Những phát biểu đúng là
A. a, b, c, e
B. c, d, e, h
C. b, c, e, g
D. b, c, d, h
Câu 15. Kim loại Mg có thể khử được HNO3 thành N2 theo phản ứng aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 +
eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 8
B. 5 : 12
C. 4 : 15
D. 1 : 10
Câu 16. Hỗn hợp gồm hai peptit mạch hở có tỉ lệ mol 1 : 3. Tổng số liên kết peptit trong hai peptit đó là 5.
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được sản phẩm gồm 13,5 gam glyxin và 7,12 gam alanin. Giá trị
của m là
A. 17,38
B. 19,18
C. 18,82
D. 20,62
Câu 17. Hỗn hợp X gồm một anken Y và một ankin Z đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc)
tạo ra 12,1 gam CO2 và 4,5 gam nước. Nếu cho 2,28 gam X tác dụng với nước brom dư thì khối lượng brom
tối đa phản ứng là
A. 16 gam

B. 20 gam
C. 12 gam
D. 8 gam
Câu 18. Cho dãy các chất gồm Zn(OH)2, glyxin, NaHCO3, AlCl3, Al(OH)3, NaHSO4, Al, NH3. Số chất trong
dãy có tính lưỡng tính là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y no, đơn chức, mạch hở và một
ancol Z thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol nước. Thực hiện phản ứng ester hóa 5,4 gam X với hiệu suất 80%
thu được m gam ester. Giá trị của m là
A. 2,20 g
B. 1,85 g
C. 2,04 g
D. 2,55 g
Câu 20. Cho dãy các chất gồm FeS2, Cu, Na2SO3, FeSO4, Fe3O4, Fe2O3, Ag. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc
nóng sinh ra khí SO2 là
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 21. Hai tác nhân hàng đầu trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên là
A. khí cacbonic và ozon
B. khí metan và oxi
C. khí metan và amoniac
D. hơi nước và khí cacbonic
Câu 22. Từ 400 kg quặng hematit đỏ chứa 60% Fe2O3 về khối lượng, có thể luyện ra m kg gang chứa 95%
sắt về khối lượng. Biết sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của m là
A. 173,3

B. 180,5
C. 116,2
D. 155,1
Câu 23. Chất X chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H8O. Ở trạng thái lỏng, X tác dụng với natri giải
phóng khí H2. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Axit X là hóa chất quan trọng bậc nhất trong nhiều ngành như sản xuất phân bón, luyện kim, chất
dẻo, acquy, chất tẩy rửa, ... Trong phòng thí nghiệm axit X còn được dùng làm chất hút ẩm. Axit X là
A. H3PO4.
B. HNO3.
C. H2SO4.
D. HNO2.
Câu 25. Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung
dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là
A. 152,0 g
B. 146,7 g
C. 152,2 g
D. 151,9 g
Câu 26. Cho hỗn hợp Cu và Fe hòa tan vào dung dịch H2SO4 đặc nóng tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được
dung dịch X và một phần Cu không tan. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành
phần của kết tủa Y gồm
A. Fe(OH)2.
B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.
D. Fe(OH)3.
+ Cl2 + KOH
+ H 2SO4

+ KOH
→ Y 

→ Z. Các
Câu 27. Cho sơ đồ chuyển hóa hợp chất của crom: Cr(OH)3 → X 
chất Y và Z lần lượt là
A. K2CrO4; K2Cr2O7. B. K2CrO4; CrSO4. C. K2CrO4; H2CrO4. D. K2Cr2O7; H2CrO4.
Câu 28. Cho dãy các polime gồm nilon–6,6; poliacrilonitrin; poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua); cao
su buna; poli(etylen terephtalat). Số polime được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 29. Cho lần lượt từng chất trong dãy gồm K, Na, Ca, Al với khối lượng bằng nhau vào trong dung dịch
kiềm dư thì kim loại sinh ra ít khí nhất là
A. K
B. Na
C. Ca
D. Al
Câu 30. Có bao nhiêu chất béo khác nhau tạo thành từ 4 loại axit béo khác nhau?
A. 24
B. 12
C. 40
D. 64


Câu 31. Hợp chất được dùng làm bột nở, chất tạo khí trong viên sủi bọt và thành phần chính của thuốc giảm
đau dạ dày do thừa axit là
A. NaHCO3.
B. CaCO3.

C. NH4Cl
D. (NH2)2CO
Câu 32. Chất khí X trong thí nghiệm dưới đây là

A. sulfua đioxit.
B. amoniac.
C. metan.
D. hiđro clorua.
Câu 33. Có thể phân biệt ba dung dịch gồm metylamin, anilin, axit axetic bằng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH B. quỳ tím
C. dung dịch HCl
D. dung dịch NaCl.
Câu 34. Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,5M và AlCl3 0,3M. Sau khi các
phản ứng hoàn toàn sinh ra 3,36 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,12 g
B. 1,56 g
C. 2,34 g
D. 4,68 g
Câu 35. Điện phân 400 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO4 0,02M với điện cực trơ và màn ngăn xốp.
Cường độ đòng điện là 1,93 A. Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân. Chỉ số pH
theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau đây. Giá trị của x trong hình vẽ là
pH
13
7
2
t (s)
x
A. 3600
B. 1200
C. 3000

C. 1800
Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất béo thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,8 mol. Mặt
khác a mol chất béo trên tác dụng với 60 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của a là
A. 0,015
B. 0,010
C. 0,012
D. 0,020
Câu 37. Cho hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOC2H3, CH2(OH)CH(OH)–
CHO, CH2(OH)CH2COOH. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần 12,04 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 9
gam nước. Phần trăm theo khối lượng của CH3COOC2H3 trong X là
A. 17,68%
B. 12,45%
C. 19,24%
D. 15,58%
Câu 38. Đun nóng cho tới khi phản ứng hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al2O3 và BaCO3 thu được hỗn hợp
rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào nước dư thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Sục khí CO2 dư vào
dung dịch Y, sau đó đun nóng đến khi có kết tủa cực đại thu được 5,295 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,375
B. 7,465
C. 4,485
D. 6,015
Câu 39. Cho từ từ từng giọt đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH và khuấy đều. Hiện tượng quan
sát được là
A. Ban đầu không có hiện tượng gì, sau đó có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan.
B. Có kết tủa rồi tan ngay nhưng sau đó kết tủa không tan tăng dần đến cực đại.
C. Có bọt khí không màu thoát ra và kết tủa trắng không tan.
D. Ban đầu có kết tủa không tan ngay mà tăng dần đến cực đại.
Câu 40. Dung dịch X chứa m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ. Cho X tráng gương thu được 0,02 mol
Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn X trong axit rồi trung hòa dung dịch và thực hiện phản ứng tráng gương thì
thu được 0,06 mol Ag. Giá trị của m là



A. 8,44 g
B. 10,24 g
C. 5,22 g
D. 3,60 g
Câu 41. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 20,4 gam
chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 53,6%
B. 40,0%
C. 20,4%
D. 40,8%
Câu 42. Dãy các ion gồm (1) K+, (2) Al3+, (3) H+, (4) Cu2+, (5) Fe3+, (6) Ag+ được sắp xếp theo thứ tự tính oxi
hóa giảm dần là
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
B. 6, 5, 3, 4, 2, 1
C. 1, 2, 4, 3, 5, 6
D. 6, 5, 4, 3, 2, 1
Câu 43. Anion X2– có cấu hình electron là 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm VIA.
B. Chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. chù kỳ 3, nhóm VIIIA.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIA.
Câu 44. Phân đạm giúp kích thích sinh trưởng tăng tỉ lệ protein trong thực vật giúp cây sinh trưởng nhanh có
nhiều củ quả. Phân ure là phân có hàm lượng đạm cao, có công thức là
A. NH4NO3.
B. (NH2)2CO
C. (NH4)2HPO4.
D. NH4NO2.
Câu 45. Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,10M; Pb(NO3)2 0,15M; Cu(NO3)2 0,25M

sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,5 gam hỗn hợp kim loại X và dung dịch Y. Lọc bỏ X, rồi cho thêm
3,25 gam Zn vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam hỗn hợp kim loại Z và dung dịch
T. Giá trị của m và x lần lượt là
A. 4,48 và 3,96
B. 5,60 và 4,31
C. 5,60 và 3,96
D. 4,48 và 4,31
Câu 46. Hỗn hợp X chứa 0,08 mol axetilen, 0,06 mol anđehit axetic, 0,09 mol vinyl axetilen và 0,16 mol
hiđro. Nung hỗn hợp X một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 20,25. Dẫn Y đi qua dung
dịch AgNO3 trong NH3 lấy dư thu được m gam kết tủa Z gồm 4 chất có số mol bằng nhau và hỗn hợp khí T
thoát ra làm mất màu vừa đủ 400 ml dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 27
B. 26
C. 29
D. 25
Câu 47. Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra
một amino axit duy nhất có công thức dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được
N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung
dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,91g.
B. 17,73g.
C. 23,64g.
D. 11,82g.
Câu 48. Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3).
Nếu trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V lít khí NO. Nếu trộn 5 ml
dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V lít khí NO. Nếu trộn 5 ml dung dịch (2)
với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V’ lít khí NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là
sản phẩm khử duy nhất của N+5, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh đúng là
A. V’ = V.
B. V’ = 3V.

C. V’ = 2V.
D. 2V’ = V.
Câu 49. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH
vào 100 ml dung dịch chứa HCl và AlCl3. Nồng độ mol của HCl và AlCl3 ban đầu lần lượt là
mkt (gam)
x
2,34
số mol NaOH
y
0,24 z
0,16
A. 0,8M và 0,5M
B. 0,7M và 0,6M
C. 0,4M và 0,6M
D. 0,7M và 0,5M
Câu 50. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở có cùng số C; X chưa no có một nối đôi C=C và
Y là axit no. Chất T là một ester hai chức tạo thành từ X, Y và ancol hai chức Z. Biết Z có cùng số C với X.
Đốt cháy hoàn toàn 13,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng 15,904 lít khí oxi (đktc) thu được khí
CO2 và 11,34 gam nước. Mặt khác 13,7 gam E tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch KOH 0,5M thu được
m gam Z. Nếu cho 13,7 gam E tác dụng với dung dịch brom dư thì số mol brom phản ứng là 0,03. Giá trị
của m là
A. 11,40 g
B. 8,36 g
C. 9,12 g
D. 7,60 g


ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI
1. C
2. C

nCO2 = 0,05; nNaOH = 0,2 => nNaOH phản ứng với CO2 là 0,1 mol còn lại 0,1 mol phản ứng với HCl
nHCl = 0,1 => V = 0,1/2,5 = 0,04 lít = 40 ml
3. C
4. D
5. B (chỉ có HF không thỏa mãn)
6. B
7. A (a, b, c, e, g, h, i, k)
8. D
9. B (trừ natri axetat và phhenyl axetat)
10. A
11. D
12. C
nCO2 = 0,14 mol; nnước = 0,2 mol
mO/X = mX – mC – mH = 3,52 – 0,14.12 – 0,2.2 = 1,44 g
=> nO/X = 1,44/16 = 0,09
=> nOH/X = 0,09 = 2nH2 => nH2 = 0,045 => V = 0,045.22,4 = 1,008 lít
13. A
nBa = 2,74/127 = 0,02 mol
Số mol NaHCO3 là 0,03
Số mol OH– và Ba2+ trong dung dịch lần lượt là 0,04 và 0,02.
=> số mol kết tủa BaCO3 là 0,02; số mol NaOH là 0,01; số mol Na2CO3 là 0,01.
Giá trị của m là m = 0,01.40 + 0,01.106 = 1,46 g.
14. B
15. B (cân bằng phản ứng ta có 5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O)
16. A
nGly = 13,5/75 = 0,18; nAla = 7,12/89 = 0,08
Gọi x là số mol peptit thứ nhất có n gốc amino axit, 3x là số mol peptit thứ hai có k gốc amino axit
Số liên kết peptit trong hai peptit lần lượt là n – 1 và k – 1
Số mol gốc amino axit là nx + 3kx = 0,18 + 0,08 = 0,26 với n + k = 7
=> 7x + 2kx = 0,26 => x = 0,26/(7 + 2k)

Mặt khác m = 13,5 + 7,12 – (n – 1)x.18 – 3(k – 1)x.18 = 20,62 – 18.0,26 – 72x = 15,94 + 72x
Vì k ≥ 2 nên x ≤ 0,26/9 => m ≤ 15,94 + 72.0,26/9 = 18,02 => chỉ có đáp án A thỏa mãn
17. C
Số mol CO2 và nước lần lượt là 0,275 và 0,25
Anken khi cháy có số mol nước = số mol CO2. Ankin cho số mol CO2 nhiều hơn số mol nước.
=> số mol ankin Z là 0,275 – 0,25 = 0,025
Khối lượng hỗn hợp X đem đốt là m = 0,275.12 + 0,25.2 = 3,8 gam.
nX = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Số mol liên kết π của 3,8 gam X là 0,1 + 0,025 = 0,125
Số mol liên kết π của 2,28 gam X là nπ = 0,125.2,28/3,8 = 0,075 => nbrom = 0,075 mol
Khối lượng brom là mbrom = 0,075.160 = 12 gam
18. A (loại trừ AlCl3, NaHSO4, Al, NH3)
19. C
Nước có số mol nhiều hơn CO2 nên Z là ancol no, mạch hở có số mol là nz = 0,3 – 0,2 = 0,1
Hơn nữa số mol CO2 = 0,2 nên Z không thể có quá 1C.
Z là CH3OH. => mY = 5,4 – 0,1.32 = 2,2 gam.
Số mol nước do Y sinh ra là 0,3 – 0,1.2 = 0,1 và số mol CO2 sinh ra từ Y cũng là 0,1.
mO/Y = 2,2 – 0,1.12 – 0,1.2 = 0,8 gam => nO/Y = 0,05 => nY = 0,025 => MY = 88 => Y là C3H7COOH.
Số mol ester thu được với hiệu suất 80% là 0,025.0,8 = 0,02. (C3H7COOCH3 = 102)
m = 0,02.102 = 2,04 gam
20. B (chỉ không có Fe2O3)
21. D (tác nhân nhiều nhất là nước, còn thứ hai là CO2)


22. A
Khối lượng Fe2O3 là 400.0,6 = 240 kg
Khối lượng Fe ban đầu là m1 = 2.56.240/160 = 168 kg
Khối lượng sắt còn lại trong gang là m2 = 168.0,98 = 164,64 kg
Khối lượng gang cần tìm là m = 164,64/0,95 ≈ 173,3 kg
23. D (nhóm OH có ba vị trí trên vòng và một vị trí trên nhánh)

24. C
25. D
Số mol H2SO4 = số mol H2 = 3,36/22,4 = 0,15
Khối lượng H2SO4 = 0,15.98 = 14,7 gam
Khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là m1 = 14,7/0,1 = 147 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là m2 = 147 + 5,2 – 0,15.2 = 151,9 gam
26. A (vì dư Cu nên sắt chỉ đạt hóa trị 2 trong dung dịch, kết tủa đồng tan trong NH3 dư tạo phức tan được)
27. A
28. C (trừ chất đầu tiên và chất cuối cùng)
29. A (Gọi m là khối lượng mỗi chất ban đầu, số mol khí sinh ra tương ứng với K, Na, Ca, Al lần lượt là
m/78; m/46; m/40; m/18)
30. C (Số loại có 3 gốc khác nhau là 3.4 = 12; số loại có 3 gốc giống nhau là 4; số loại có 2 gốc giống nhau
và khác gốc thứ 3 là 4.3.2 = 24)
31. A
32. B (khí là phenolphtalein hóa hồng phải có tính bazơ)
33. B
34. A
Chỉ có kết tủa Al(OH)3; số mol khí H2 là 3,36/22,4 = 0,15 mol
Số mol HCl và AlCl3 lần lượt là 0,2.0,5 = 0,1 và 0,2.0,3 = 0,06
Số mol H+ là 0,1 => số mol OH– còn dư ngay sau khi trung hòa axit là 0,15.2 – 0,1 = 0,2
0,2 > 3.0,06 nên kết tủa cực đại và tan một phần.
Số mol kết tủa còn lại là nkt = 0,06.4 – 0,2 = 0,04 => m = 0,04.78 = 3,12 gam
35. C
Số mol CuSO4 ban đầu là 0,02.0,4 = 0,008
Khối lượng Cu sinh ra là 0,008.64 = 0,512
Gọi t1 là khoảng thời gian điện phân hết Cu2+.
1
64
× ×1,93t1 => t1 = 800 s
0,512 =

96500 2
Gọi t2 là khoảng thời gian điện phân hết H+ từ sau thời gian t1.
Ban đầu pH = 2 => [H+] = 10–2 => nHCl = 0,01.0,4 = 0,004
0,004 = 1,93t2/96500 => t2 = 200 s
Gọi t3 là khoảng thời gian điện phân hết Cl– kể từ sau khi hết H+. Giai đoạn này sinh ra OH–.
Khi pH = 13 ta có [OH–] = 1013–14 = 0,1 => số mol OH– = 0,1.0,4 = 0,04
0,04 = 1,93t3/96500 => t3 = 2000 s
Tổng thời gian là x = t1 + t2 + t3 = 3000 s
36. B
Chênh lệch số mol CO2 và nước gấp 8 lần số mol chất béo tức là chất béo có 9 liên kết π kể cả liên kết nhóm
chức nên chất béo này có 6 nối đôi C=C. Số mol brom = 0,06 => a = 0,06/6 = 0,010
37. D
Số mol O2 phản ứng = 12,04/22,4 = 0,5375
Khối lượng CO2 là 13,8 + 0,5375.32 – 9 = 22 gam
Số mol CO2 và nước lần lượt là 22/44 = 0,5 và 9/18 = 0,5
Trong 7 chất chỉ C2H5OH cho nhiều nước hơn CO2 và CH3COOC2H3 cho ít nước hơn CO2 về số mol. Còn lại
các chất khác đều cho số mol nước và CO2 bằng nhau.
Trên thực tế, tổng số mol nước bằng tổng số mol CO2. Suy ra C2H5OH và CH3COOC2H3 có số mol bằng
nhau là x.
Mặt khác ngoại trừ hai chất đó, các chất còn lại cũng cho số mol CO2 bằng số mol O2 tác dụng với chính nó.
Riêng C2H5OH cần dùng số mol O2 nhiều hơn CO2 sinh ra là x. CH3COOC2H3 cần dùng số mol O2 nhiều hơn
số mol CO2 sinh ra là 0,5x.


Vậy x + 0,5x = nO2 – nCO2 <=> x = (0,5375 – 0,5)/1,5 = 0,025
=> khối lượng CH3COOC2H3 là 0,025.86 = 2,15 gam
Phần trăm cần tìm là 2,15/13,8 ≈ 15,58%
38. C
Sau khi nung hỗn hợp ban đầu thu được hỗn hợp X gồm Al2O3 và BaO.
Để hòa tan X mà chỉ có một chất tan thì số mol BaO và Al2O3 phải bằng nhau. Gọi x là số mol mỗi chất ban

đầu. Kết tủa cuối cùng gồm x mol BaCO3 và 2x mol Al(OH)3.
x = 5,295/(197 + 2.78) = 0,015.
Vậy m = 102x + 197x = 4,485.
39. B (kết tủa sinh ra tan ngay trong NaOH đến khi NaOH hết thì kết tủa không tan)
40. C
Số mol glucozơ = 0,02/2 = 0,01
Saccarozơ thủy phân cho hai chất đều tráng gương nên số mol Ag sinh ra thêm gấp 4 lần số mol saccarozơ
Số mol saccarozơ = (0,06 – 0,02)/4 = 0,01
m = 0,01.180 + 0,01.342 = 5,22 g
41. A
Fe3O4 + 8HCl + Cu → 3FeCl2 + CuCl2 + 4H2O.
Gọi x là số mol của Fe3O4 ban đầu. Chất rắn không tan là Cu còn dư.
50 – 20,4 = x.232 + x.64 => x = 0,1 mol
mCu = 20,4 + 64x = 26,8 g => %mCu = 26,8/50 = 53,6%.
42. D
43. D
44. B
45. D
Số mol các muối ban đầu AgNO3; Pb(NO3)2; Cu(NO3)2 lần lượt là 0,02; 0,05; 0,03.
Tổng khối lượng kim loại có thể tạo ra là 0,02.108 + 0,03.207 + 0,05.64 = 11,57 gam > 9,5
Do đó Fe không thể dư. Thứ tự phản ứng sẽ tạo ra Ag, rồi đến Cu rồi đến Pb.
Vì mAg = 0,02.108 = 2,16 < 9,5 nên có Cu sinh ra
mCu = 0,05.64 = 3,2 < 9,5 – 2,16 nên có Pb sinh ra.
mPb/X = 9,5 – 2,16 – 3,2 = 4,14 g. => nPb/X = 4,14/207 = 0,02.
Tổng số mol Fe là 0,02/2 + 0,05 + 0,02 = 0,08 => m = 0,08.56 = 4,48
Số mol muối chì còn lại là 0,01 và trong Y có 0,08 mol muối Fe(NO3)2.
nZn = 3.25/65 = 0,05 => Zn đẩy hết 0,01 mol Pb và 0,04 mol Fe
Tổng khối lượng kim loại sinh ra sau đó là 0,01.207 + 0,04.56 = 4,31.
46. A
mY = mX = 0,08.26 + 0,06.44 + 0,09.52 + 0,16.2 = 9,72 gam.

Khối lượng mol trung bình MY = 20,25.2 = 40,5 => nY = 0,24.
Tổng số mol H2 đã phản ứng là 0,08 + 0,06 + 0,09 + 0,16 – 0,24 = 0,15
Tổng số mol liên kết π của X là 0,08.2 + 0,06 + 0,09.3 = 0,49
Tổng số mol liên kết π của T là 0,04
Tổng số mol liên kết π trong các chất tham gia phản ứng tạo kết tủa là 0,49 – 0,15 – 0,04 = 0,3
Gọi x là số mol mỗi kết tủa gồm Ag2C2, CH2=CH–C≡CAg, CH3–CH2–C≡CAg, Ag (trong đó Ag được tạo
thành từ 0,5x mol anđehit axetic có một liên kết π trong phân tử)
Ta có phương trình 2x + 3x + 2x + 0,5x = 0,3 => x = 0,04
m = 0,04.108 + 0,04.240 + 0,04.159 + 0,04.161 = 26,72.
47. B
Mỗi amino axit khi cháy có số mol nước nhiều hơn CO2 bằng nửa số mol của amino axit đó.
Textra peptit Y có 4 gốc amino axit và đã tách 3 phân tử nước nên số mol CO2 sinh ra phải nhiều hơn số mol
nước là ny = 0,05.
Gọi x là số mol CO2 sinh ra.
Ta có 44x + 18(x – 0,05) = 36,3 => x = 0,6 mol
Số C của Y là 0,6/0,05 = 12 => mỗi gốc amino axit có 3C
Đốt cháy 0,01 mol X sẽ sinh ra 0,01.9 = 0,09 mol CO2 = số mol kết tủa BaCO3.
Khối lượng kết tủa là m = 0,09.197 = 17,73 gam.
48. B


Nếu trộn (1) với (2) thu được số mol khí ít hơn 2 lần so với khi trộn (1) với (3) thì (1) phải là KNO3 còn (2)
là HNO3 và (3) là H2SO4 vì dung dịch (3) có số H+ gấp đôi dung dịch (1) xét cùng thể tích.
Trong tất cả các trường hợp nêu ở đây, H+ luôn phản ứng hết trước gốc NO3–.
Nếu trộn (2) với (3) thì số mol H+ gấp 3 lần trường hợp trộn (1) với (2). Vậy V’ = 3V.
49. D
Nhìn vào đồ thị ta thấy số mol kết tủa còn lại sau khi có 0,24 mol NaOH phản ứng là
nkt = 2,34/78 = 0,03 mol
Số mol kết tủa bị tan sau khi đạt cực đại cho đến lúc đó là (0,24 – 0,16)/4 = 0,02
Số mol AlCl3 ban đầu cũng là số mol kết tủa cực đại bằng 0,02 + 0,03 = 0,05

Xét số mol NaOH phản ứng là 0,16 và có 0,03 mol kết tủa tạo thành lúc chưa cực đại
Số mol NaOH phản ứng với AlCl3 khi đó là 0,03.3 = 0,09
Số mol HCl đã phản ứng là 0,16 – 0,09 = 0,07
[HCl] = 0,07/0,1 = 0,7M và [AlCl3] = 0,05/0,1 = 0,5M
50. C
Số mol nước là 11,34/18 = 0,63; số mol oxi phản ứng là 15,904/22,4 = 0,71.
Khối lượng CO2 sinh ra là 13,7 + 0,71.32 – 11,34 = 25,08 gam
Số mol CO2 = 25,08/44 = 0,57 mol
Gọi x, y, z, t lần lượt là số mol của X, Y, Z, T trong 13,7 gam E
chất T cháy cho số mol nước ít hơn CO2 là 2t; chất X cháy cho số mol nước ít hơn CO2 là x; chất Y cháy cho
số mol nước bằng số mol CO2. Chỉ còn Z có thể cháy cho nước nhiều hơn CO2 là z.
Do đó z – (x + 2t) = 0,63 – 0,57 = 0,06
Mặt khác số mol KOH phản ứng là 0,5.0,14 = 0,07 => x + y + 2t = 0,07
Do đó z + y = 0,13.
Số mol O có trong hỗn hợp E là 0,57.2 + 0,63 – 0,71.2 = 0,35
=> 2x + 2y + 2z + 4t = 0,35 => x + y + z + 2t = 0,175 => x + 2t = 0,175 – 0,13 = 0,045
=> y = 0,07 – 0,045 = 0,025 => z = 0,13 – 0,025 = 0,105
Ta lại có số mol brom phản ứng là x + t = 0,03
=> t = 0,045 – 0,03 = 0,015 => x = 0,015
Số C trung bình là 0,57/(x + y + z + t) = 3,5625.
Ba chất X, Y, Z có cùng số C và ít hơn số C của T. Chất X phải có ít nhất 3C vì là axit chưa no.
=> X là CH2=CH–COOH; Y là CH3CH2COOH; Z là C3H8O2.
Tổng số mol của Z thu được khi E tác dụng với KOH là z + t = 0,105 + 0,015 = 0,12
Khối lượng Z là m = 0,12.76 = 9,12 gam



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×