Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Bài tập Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.93 KB, 35 trang )

CÁC KHOẢN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai
1.1. Khái niệm
- Theo khoản 1 điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Theo khoản 2 điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
1.2. Hình thức xử phạt
- Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt
động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có
hiệu lực theo quy định tạiKhoản 3 Điều 25 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính).
1.3. Các trường hợp vi phạm và mức độ xử phạt
1.3.1. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép


- Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình
thức và mức xử phạt như sau:


+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục
đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình
thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục
đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử
phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
1.3.2. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ,
đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác thì hình thức và mức xử
phạt như sau:


+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục

đích trái phép dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử
phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.
1.3.3. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng
lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản
nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình
thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích
đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử
phạt như sau:



+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục
đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
1.3.4. Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác
trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép
- Hành vi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt
như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 1;
+ Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 2;
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 3;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 4.
- Hành vi tự ý chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục
đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất
thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì hình thức
và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 1;



+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 2;
+ Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 3;
+ Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 4.
1.3.5. Lấn, chiếm đất
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất
nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất
rừng sản xuất.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất
trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông
nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất
ở.
- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức
và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển
nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về
văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
1.3.6. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực
nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với
hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất
của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người
khác.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ
5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây



tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người
khác.
1.3.7. Không đăng ký đất đai
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành
vi không đăng ký đất đai lần đầu.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến
động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất
đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.
1.3.8. Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định
tại Điều 188 của Luật Đất đai
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị
kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn.
1.3.9. Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều
kiện quy định
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành
vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn khi chưa có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê
biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền gia hạn.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành
vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân khác không trong cùng xã, phường, thị trấn.
1.3.10. Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán
nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở

- Hành vi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền
trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê


mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thì hình thức và mức xử phạt như
sau:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với dự án có diện tích
đất dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 03 héc ta đến dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 05 héc ta trở lên.

1.3.11. Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều
kiện
- Hành vi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở khi chưa có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để đảm bảo thi
hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền gia hạn, chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai thì hình
thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với dự án có diện tích
đất dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 03 héc ta đến dưới 05 héc ta;

+ Phạt tiền từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 05 héc ta trở lên.


- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự
án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà người nhận chuyển nhượng không có ngành
nghề kinh doanh phù hợp, không thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu
tư, không có đủ năng lực tài chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường
hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
khác.

1.3.12. Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng
hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện
- Hành vi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho
thuê khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, đất
đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn, đất chưa xây dựng xong các công
trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt thì
hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với dự án có diện tích
đất dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với dự án có diện
tích đất từ 03 héc ta đến dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với dự án có diện

tích đất từ 05 héc ta trở lên.
1.3.13. Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu
tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện


- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý bán tài
sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm khi tài sản gắn
liền với đất thuê được tạo lập không hợp pháp, chưa hoàn thành việc xây dựng theo
đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý mua tài
sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm khi người
mua tài sản gắn liền với đất thuê có ngành nghề kinh doanh không phù hợp với dự án
đầu tư, không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư, vi phạm quy định của
pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để
thực hiện dự án trước đó.
1.3.14. Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu
tiền thuê đất hàng năm
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế, tổ
chức sự nghiệp công lập có hành vi tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà
nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm.
1.3.15. Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà
không đủ điều kiện của hộ gia đình, cá nhân
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hộ
gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm sau đây:
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện
chuyển ra khỏi phân khu đó tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất
rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình,
cá nhân sinh sống ngoài phân khu đó;
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong

khu vực rừng phòng hộ tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản
xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng
hộ đó;
+ Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo
chính sách hỗ trợ của Nhà nước tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước


10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất hoặc sau 10 năm kể từ ngày có quyết định
giao đất nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử
dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do
chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.
1.3.16. Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà
không đủ điều kiện đối với đất có điều kiện
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân
không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có hành vi tự ý nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực
rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc
rừng đặc dụng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân
không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi tự
ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng của hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.3.17. Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở
tôn giáo
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở tôn giáo có hành
vi tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở
tôn giáo có hành vi tự ý nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử
dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1.3.18. Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất
nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà
không đủ điều kiện


- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý nhận
chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án
đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý nhận
chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án
đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà mục đích sử dụng đối với diện tích
đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý nhận
chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án
đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà chưa nộp một khoản tiền theo quy
định của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
1.3.19. Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
- Hành vi tự ý nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận
chuyển quyền theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như
sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
trường hợp giá trị quyền sử dụng đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức thuộc mức 1;
+ Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị
quyền sử dụng đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức thuộc mức 2;

+ Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị
quyền sử dụng đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức thuộc mức 3;
+ Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp giá
trị quyền sử dụng đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức thuộc mức 4.
1.3.20. Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của
Luật Đất đai


- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người Việt Nam định
cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tự ý nhận chuyển quyền
sử dụng đất ở nhưng chưa xây dựng nhà ở không nằm trong các dự án phát triển nhà ở.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tự ý nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn
gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho
cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh
nghiệp.
1.3.21. Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người
nhận quyền sử dụng đất ở
Trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách
nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử
dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở
thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Chậm làm thủ tục từ 03 tháng đến 06 tháng:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chậm
làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.

- Chậm làm thủ tục từ trên 06 tháng đến 09 tháng:
+ Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.


- Chậm làm thủ tục từ trên 09 tháng đến 12 tháng:
+ Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
- Chậm làm thủ tục từ trên 12 tháng trở lên:
+ Phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân;
+ Phạt tiền từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp
chậm làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
1.3.22. Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành
chính
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển, làm
sai lệch mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng
mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính.
- Hình phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi được quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

1.3.23. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa
chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc
các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.


- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa
chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp
Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
giấy tờ giả trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất, cấp Giấy chứng nhận mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.24. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh
tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án
nhân dân
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành
vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra
về đất đai sau 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra hoặc theo yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để
giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân.
- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin đất đai không chính xác, không đầy đủ của người có trách nhiệm liên quan
đến việc thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của
Tòa án nhân dân.
- Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không

cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra, thu thập
chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân.
1.3.25. Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
- Tổ chức có hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn xác định giá
đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động tư
vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng tư vấn giá đất hoặc thẩm định giá
hoặc tư vấn định giá bất động sản;


+ Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt
động tư vấn xác định giá đất nhưng không có đủ 03 định giá viên đủ điều kiện hành
nghề tư vấn xác định giá đất quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau
đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP);
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt
động tư vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng tư vấn giá đất hoặc thẩm định
giá hoặc tư vấn định giá bất động sản và không có đủ 03 định giá viên đủ điều kiện
hành nghề tư vấn xác định giá đất quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số
44/2014/NĐ-CP.
- Tổ chức có hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có
chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động tư
vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng không có đủ 05 cá nhân hành nghề tư
vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP;
+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt
động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng không có chức năng tư vấn

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không có đủ 05 cá nhân hành nghề tư vấn lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tạiKhoản 2 Điều 10 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP.
- Tổ chức hoạt động tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực đất đai khác như điều tra,
đánh giá đất đai; cải tạo đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; đấu giá quyền sử dụng đất; bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư mà vi phạm điều kiện về hoạt động tư vấn về dịch vụ đất
đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có 01
điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;


+ Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không
có từ 02 điều kiện hoạt động trở lên theo quy định của pháp luật.

2. Phí và lệ phí
2.1. Khái niệm
a. Khái niệm chung
Theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Quốc hội : Pháp lệnh về phí và
lệ phí
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp
lệnh này.
+ Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
+ Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
+Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư
+ Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
+ Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc
+ Phí thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
+ Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội

+ Phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
+ Phí thuộc lĩnh vực y tế
+ Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường
+ Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan
+ Phí thuộc lĩnh vực tư pháp
- Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong
Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
+ Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân


+ Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
+ Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh
+ Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia
+ Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác
b. Khái niệm phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất
* Phí
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được
phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập
bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: là khoản thu đối với các đối tượng đăng
kí, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy
định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất.
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai: là khoản thu đối với người có nhu cầu
khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lí
hồ sơ, tài liệu về đất đai ( như: cơ quan địa chính, Ủy ban nhân dân phường, xã, quận,
huyện..) nhằm bù đắp chi phí quản lí, phục vụ việc khai thác và sử dụng tài liệu đất đai
của con người có nhu cầu.

* Lệ phí
- Lệ phí địa chính( Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 02/2014/TTBTC): là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
- Lệ phí trước bạ ( Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 02/2014/TTBTC): là khoản tiền phải nộp trước khi nhà nước ghi vào sổ sách xác lập quyền sở
hữu,quyền sử dụng tài sản hợp pháp của tổ chức,cá nhân.

2.2. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phí và lệ phí


Pháp lệnh

Nghị định

Hiệu lực

Thông tư

Hiệu lực

Hết hiệu lực một
phần
Số:

(Các quy định về

38/2001/PL-

thu phí xăng, dầu

UBTVQH10


(theo quy định tại

Phí và lệ phí

Luật Các quy định
về thu phí xăng,

Số: 63/2002/TTBTC
Hướng dẫn thực hiện
các quy định pháp
luật về phí và lệ phí

dầu)
Hết hiệu lực một
Sô 57/2002/NĐ-CP

phần

Quy định chi tiết thi

(Cụm từ “vật giá”

Số 02/2014/TT-

hành Pháp lệnh Phí

tại Điều 10 được

BTC:


và lệ phí

thay bằng cụm từ

Hướng dẫn về phí và

"tài chính" theo quy

lệ phí thuộc thẩm

định tại khoản 1

quyền quyết định

Điều 2 Nghị định số

của Hội đồng nhân

24/2006/NĐ-CP)

dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung
ương

Số 24/2006/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung
một số điều của
Nghị định số
57/2002/NĐ-CP

ngày 03/06/2002 của
Chính phủ quy định
chi tiết thi hành

Còn hiệu lực

Còn hiệu
lực


Pháp lệnh Phí và Lệ
phí

Số 124/2011/TTBTC:
Hướng dẫn về lệ phí
trước bạ
Số 34/2013/TTBTC:
Số: 45/2011/NĐ-CP
Về lệ phí trước bạ

Còn hiệu lực

Sửa đổi, bổ sung

Còn hiệu

một số điều của

lực


Thông tư số
124/2011/TT-BTC
ngày 31/8/2011 của
Bộ Tài chính hướng
dẫn về lệ phí trước
bạ
Số: 23/2013/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung
một số điều của
Nghị định số
45/2011/NĐ-CP

Còn hiệu lực

ngày 17 tháng 6 năm
2011 của Chính phủ
về lệ phí trước bạ

2.3. Căn cứ và cách tính phí, lệ phí trong quản lý và sử dụng đất đai
* Phí


- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc,
yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất
được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng
dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500
đồng/m2. ( Theo Điểm a.6, Khoản 2, Điều 3, Thông tư, 02/2014/TT-BTC)
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Mức thu: Tùy thuộc vào diện tích đất cấp
quyền sử dụng, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cấp quyền sử dụng đất, như cấp
mới, cấp lại; việc sử dụng đất vào mục đích khác nhau (làm nhà ở, để sản xuất, kinh

doanh) và các điều kiện cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù
hợp, bảo đảm nguyên tắc mức thu đối với đất sử dụng làm nhà ở thấp hơn đất sử dụng
vào mục đích sản xuất, kinh doanh, mức thu cao nhất không quá 7.500.000 đồng/hồ
sơ. (Điểm a.7, Khoản 2, Điều 3, Thông tư, 02/2014/TT-BTC)
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai: Mức thu phí tối đa không quá 300.000
đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu) (Theo Điểm
a.9, Khoản 2, Điều 3, Thông tư, 02/2014/TT-BTC).
- Phí đấu giá
+ Phí đấu giá tài sản
Theo điều 2- thông tư số 03/2012/TT-BTC
1. Mức thu phí đấu giá tài sản:
a. Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài
sản bán được của một cuộc bán đấu giá, theo quy định như sau:
Giá trị tài sản bán được
TT

của một cuộc bán đấu

Mức thu

giá
1

Dưới 50 triệu đồng

2

Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng

5% giá trị tài sản bán được

2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50
triệu


3

4

Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ

16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt

đồng

1 tỷ

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ

34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt

đồng

10 tỷ
49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt

5

Từ trên 20 tỷ đồng

20 tỷ. Tổng số phí không quá 300 triệu/cuộc đấu

giá

b. Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thời hạn 7 ngày kể từ
ngày kết thúc phiên đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan
tài chính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các
chi phí thực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày
04/3/2010, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản
Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm
của tài sản bán đấu giá theo quy định như sau:
TT

Giá khởi điểm của tài sản

Mức thu (đồng/hồ sơ)

1

Từ 20 triệu đồng trở xuống

50.000

2

Từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng

100.000

3


Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

150.000

4

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

5

Trên 500 triệu đồng

500.000

3. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí đấu giá tài sản và
phí tham gia đấu giá tài sản áp dụng cho phù hợp nhưng không vượt quá mức thu tại
khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.


4. Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản:
- Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá là 200.000 đồng/1lần cấp.
- Lệ phí cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá là 100.000 đồng/1lần cấp.
+ Phí đấu giá quyền sử dụng đất
Theo điều 13- thông tư số 48/2012/TT-BTC
1. Mức chi phí dịch vụ chi trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trong
trường hợp đấu giá thành được quy định như sau:


STT

Giá trị quyền sử dụng đất theo
giá khởi điểm/hợp đồng

Mức chi phí
15 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá

1

Từ 1 tỷ đồng trở xuống

trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá
với giá khởi điểm
25 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá

2

Từ trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng

trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá
với giá khởi điểm
35 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá

3

Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá
với giá khởi điểm

45 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá

4

Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá
với giá khởi điểm

5

6

Từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ
đồng

Từ trên 100 tỷ đồng

55 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá
trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá
với giá khởi điểm
65 triệu đồng + 1% trên phần chênh lệch giá
trị quyền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá


với giá khởi điểm

2. Mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và
là mức tối đa cho một hợp đồng bán đấu giá. Việc xác định chi phí cụ thể cho từng
cuộc đấu giá căn cứ vào mức chi phí tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đăng ký khi
đăng ký tham gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (trong trường hợp không thực
hiện đấu thầu) hoặc căn cứ vào kết quả đấu thầu (trong trường hợp thực hiện đấu

thầu). Tổng mức chi phí chi trả cho một hợp đồng bán đấu giá thành không quá 300
triệu đồng. Việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thực hiện theo quy
định hiện hành của pháp luật về đấu thầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
3. Trường hợp việc đấu giá quyền sử dụng đất không thành thì tổ chức bán đấu
giá chuyên nghiệp được thanh toán các khoản chi phí thực tế, hợp lý quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản, nhưng không được vượt quá mức chi phí đấu giá trong trường hợp
đấu giá thành.
4. Trường hợp một hợp đồng bán đấu giá bao gồm nhiều lô đất mà có một phần
đấu giá không thành thì phải xác định tỷ lệ (%) đấu giá thành và tỷ lệ (%) đấu giá
không thành theo giá khởi điểm để xác định chi phí trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Chi phí dịch vụ bán đấu giá tài sản thanh toán cho tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp được xác định trong Biên bản thanh lý hợp đồng bán đấu giá tài sản.
Theo điều 10- thông tư số 48/2012/TT-BTC
1. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia
đình, cá nhân:

STT

Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm

Mức thu tối đa
(đồng/hồ sơ)

1

Từ 200 triệu đồng trở xuống


100.000


2

Từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

3

Từ trên 500 triệu đồng

500.000

2. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thuộc phạm vi khoản 1 Điều
này:
Mức thu tối đa

STT

Diện tích đất

1

Từ 0,5 ha trở xuống

1.000.000

2


Từ trên 0,5 ha đến 2 ha

3.000.000

3

Từ trên 2 ha đến 5 ha

4.000.000

4

Từ trên 5 ha

5.000.000

(đồng/hồ sơ)

Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu
giá tài sản được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.
3. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định cụ thể mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho phù hợp nhưng
không vượt quá mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
* Lệ phí
- Lệ phí địa chính: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo
nguyên tắc sau:
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành

phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc
tỉnh, như sau:
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất:


Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá
50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác
nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng
đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không
quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại
(kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào
giấy chứng nhận.
2.Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
3. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá
15.000 đồng/1 lần.
+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa
không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc
tỉnh.
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như sau:
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không
có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000
đồng/giấy.
Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi,
xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần

cấp.
2. Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 30.000 đồng/1 lần.
3. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá
30.000 đồng/1 lần.


×