Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ THÙY LINH

ẢNH HƢỞNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ THÙY LINH

ẢNH HƢỞNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Quốc Đạt



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG HÌNH .......................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 7
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài............................................................... 7
1.1.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài .................................................. 9

1.2. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại . 12
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài .............................................................................................. 12
1.2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng ....................................................... 15
1.2.3. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng 17
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 22
2.1. Phương pháp thu thập, tài liệu dữ liệu ..................................................... 22
2.1.1. Phương pháp tổng hợp, kế thừa ............................................................ 22
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................. 22
2.2. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 22
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 23


2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy ............................................................ 23
2.2.3. Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 24
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ............ 25
3.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam .......................................................................................... 25
3.1.1. Tổng quan tình hình ngân hàng năm 2017 - 2018 ................................ 25
3.1.2. Hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam .... 28
3.1.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng năm 2017 - 2018 .......................... 29
3.2. Thực trạng phân tích thống kê hiệu quả hoạt động của NHTM, chi nhánh
NHNN ............................................................................................................. 30
3.3. Kết quả chạy mô hình hồi quy ................................................................. 39
3.4. Đánh giá kết quả hồi quy mô hình ........................................................... 41
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT

NAM ............................................................................................................... 45
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................... 45
4.1.1. Tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ ........................................... 45
4.1.2. Ngân hàng và hội nhập thế giới ............................................................ 48
4.2. Tiềm năng phát triển của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam ......................................................................................................... 49
4.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ................................ 55
4.3.1. Duy trì bình ổn chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá sẽ góp phần làm gia
tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng .......................................................... 54


4.3.2. Đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ để gia tăng hiệu quả hoạt động
cho Ngân hàng ................................................................................................. 56
4.3.3. Phát triển thị trường chứng khoán song song với xây dựng ngành
ngân hàng ........................................................................................................ 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT Từ viết tắt
1

NHNN

Ngân hàng nhà nước


2

NHTM

Ngân hàng thương mại

3

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

4

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Bảng 2.1 Tổng quan biến độc lập

24

2

Bảng 2.2 Cách xây dựng biến độc lập

24

3

Bảng 3.1 Số liệu niêm yết của các ngân hàng

31

4

Bảng 3.2 Dữ liệu thống kê mô tả chung của các biến trong mô hình

33

5

Bảng 3.3 Hệ số tương quan của các biến trong mô hình


41

6

Bảng 3.4 Kiểm tra mức ý nghĩa của mô hình

41

7

Bảng 3.5 ANOVA

42

8

Bảng 3.6 Hệ số hồi quy của mô hình

42

9

Bảng 3.7

Thống kê về chấp nhận/ loại bỏ các giả thuyết
nghiên cứu

ii

24



DANH MỤC BẢNG HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1 Giả thuyết nghiên cứu

25

2

Hình 3.1 Sự phân bổ niêm yết của các ngân hàng

32

3

Hình 3.2 ROA top 10 ngân hàng năm 2008

34


4

Hình 3.3 ROA top 10 ngân hàng năm 2016

35

5

Hình 3.4

6

Hình 3.5 Lãi suất thực 10 năm

37

7

Hình 3.6 Lạm phát 10 năm

37

8

Hình 3.7 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng

38

9


Hình 3.8 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

39

10

Hình 3.9

Thống kê về chấp nhận/ loại bỏ các giả thuyết
nghiên cứu

45

11

Hình 4.1

Cơ cấu huy động và cho vay các loại hình ngân
hàng ở Việt Nam

47

12

Hình 4.2

Nợ xấu đã bán cho VAMC của các ngân hàng cho
đến hết năm 2016

48


13

Hình 4.3 Tình hình nợ xấu tại 12 Ngân hàng Q12017

49

14

Hình 4.4 Cho vay cá nhân của các ngân hàng

51

15

Hình 4.5 Lệ phí và thu nhập theo hoa hồng các ngân hàng

53

16

Hình 4.6

Tăng trưởng ROA của top 5 ngân hàng có hiệu quả
hoạt động tốt nhất năm 2016 qua 10 năm

Tổng giá trị chứng khoán đầu tư và chứng khoán
kinh doanh

iii


36

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường phải được xây dựng
vững chắc dựa trên nền tảng của hệ thống tài chính, ngân hàng vững mạnh,
đặc biệt là tập hợp các ngân hàng thương mại (NHTM). NHTM đóng vai trò
là cầu nối giữa người cần vốn và người dư thừa vốn, làm trung gian thanh
toán cũng như tạo lượng cung tiền lớn hơn cho nền kinh tế. Lợi nhuận của
NHTM đến chủ yếu từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi,
thu phí các dịch vụ chăm sóc khách hàng, môi giới, quản lý tài khoản, phí
giao dịch,… Cũng giống như loại hình doanh nghiệp, lợi nhuận là một trong
những cơ sở, nền tảng để các NHTM tồn tại, phát triển, đóng góp vào nền
kinh tế chung. Lartey và các cộng sự (2013) cho rằng lợi nhuận đóng một vai
trò quan trọng trong việc thuyết phục các bên liên quan đầu tư, gửi tiền, hợp
tác kinh doanh với Ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ponce (2013) chỉ
ra mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quản trị ngân hàng là lợi nhuận, yêu
tố cần thiết phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, phân tích, nghiên
cứu chuyên sâu về lợi nhuận, các yếu tố tác động lên tình hình kinh doanh của
Ngân hàng là một vấn đề mang tính cấp thiết và quan trọng.
Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Lợi nhuận của NHTM phụ thuộc vào
những yếu tố nào? Bản chất của mỗi cá thể kinh doanh trong nền kinh tế
chung đều phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế vĩ mô. Điển hình gần đây các
nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ tác động lên lợi nhuận của ngân
hàng được thực nghiệm rất nhiều trên cơ sở mẫu của nhiều quốc gia. Chính
sách tiền tệ tác động trực tiếp lên lãi suất, thậm chí sẽ ảnh hưởng lên cả các

biến số khác của kinh tế vĩ mô như lạm phát và sự phát triển chung cuẩ hệ
thống ngân hàng. Sử dụng dữ liệu của 3418 ngân hàng từ 47 quốc gia trong

1


giai đoạn 2005 - 2013, Claessens và các cộng sự (2016) đã chứng minh được
tác động của lãi suất thấp trong thời gian dài ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận
của ngân hàng. Borio và các cộng sự (2017) cũng tìm ra được mối liên hệ này
với mẫu là 108 ngân hàng quốc tế lớn ở thị trường Châu Âu, Nhật và 16 ngân
hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, Busch và Memmel (2015) lại đưa ra quan điểm trái
ngược là trong môi trường lãi suất ổn định và bình thường, tác động lâu dài
của việc thay đổi nhỏ trong lãi suất không ảnh hưởng đến ngân hàng. Tương
tự như vậy, các biến số vĩ mô liên quan như chính sách tỷ giá và lạm phát
cũng có thể ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau lên lợi nhuận ngân
hàng, tùy thuộc vào tính chất của thị trường tài chính. Các nghiên cứu gần đây
chủ yếu được thực hiện ở các quốc gia phát triển, nơi nền kinh tế có thể nằm
trong tầm kiểm soát. Mặt khác nghiên cứu tổng hợp các nhân tố vĩ mô ảnh
hưởng lên lợi nhuận ngân hàng còn hạn chế. Trong các năm gần đây, kinh tế
Việt Nam đang có những bước khởi sắc với các hiệp định thương mại, sự
tham gia của dòng vốn và chuyên gia nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Trong
tình hình đó, lợi nhuận của các NHTM Việt nam có thực sự phát triển? Mối
tương quan giữa các yếu tố vĩ mô và lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam sẽ
được phân tích trong bài nghiên cứu này.
Bên cạnh các NHTM của Việt Nam, thị trường ngân hàng cũng bị chiếm
lĩnh thị phần bởi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có tổng cộng 49 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2017. Trong đó
SMBC với chỉ 2 chi nhánh, hoạt động với số vốn điều lệ lớn nhất – 11.200 tỷ
đồng. Bên cạnh SMBC, nhiều ngân hàng nước ngoài cũng mở chi nhánh tại

các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như Industrial Bank
of Korea, Shinhan Bank hoặc Mizuho. Có thể dễ dàng nhận thấy các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thừa hưởng tên tuổi đã quá nổi tiếng, lâu đời,

2


quy mô lớn của ngân hàng mẹ và sự hậu thuẫn đáng kể từ các tập đoàn tài
chính lớn trên thế giới. Trước đây, các ngân hàng nước ngoài thường hoạt
động tập trung vào một mảng kinh doanh nhỏ, ít công khai công bố thông tin
và tạo ra không nhiều sự ảnh hưởng dối với nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với
sự tăng cường hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ cũng như ý đồ chiếm lĩnh dần thị
trường đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài ồ ạt mở rộng
chi nhánh, mạng lưới cũng như dàn trải hết ở các lĩnh vực kinh doanh, trực
tiếp trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt đối với ngân hàng quốc nội. Các yếu
tố kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động sản xuất kinh
doanh, hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng này. Khó khăn trong việc tiếp
cận là nguồn dữ liệu thường không chính xác và việc chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài.
Dựa trên kết quả chạy mô hình, bài viết sẽ đánh giá tác động của các yếu
tố vĩ mô tới hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ở Việt Nam, từ đó có thể làm cơ sở cho bộ phận quản trị ngân hàng đưa
ra các định hướng phát triển tổ chức ứng với sự thay đổi của các chính sách
kinh tế vĩ mô, với mục đích tối đa hóa quyền lợi cổ đông. Bên cạnh đó các
nhà phát triển, nghiên cứu chính sách có thể nắm bắt được phương án để phát
triển hệ thống NHTM một cách toàn diện, khuyến nghị điều chỉnh các yêu tố
trong nền kinh tế chung để ổn định thị trường.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
-


Có các yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM?

-

Thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài tại Việt Nam là như thế nào?
-

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của các

NHTM, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam?

3


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của
các yếu tố kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động của các

NHTM, trong đó tập trung xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới

hiệu quả hoạt động của các NHTM;
-

Xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của các yếu tố vĩ

mô tới hiệu quả hoạt động của các NHTM;
-

Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
-

Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới hiệu quả hoạt

động của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi thời gian: Số liệu về hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân


hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như các chỉ số đại diện cho kinh tế vĩ mô
được thu thập trong khoảng thời gian từ 2008-2017.
4


-

Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi không gian là các NHTM,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
-

Phạm vi nội dung: Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của các

yếu tố kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, yếu tố kinh tế vĩ mô gồm: Lãi suất
thực (RIR - Real interest rate), Tỷ lệ lạm phát (INF - Inflation rate), Thuế
doanh nghiệp (CTP - Corporate tax rate), Sự phát triển của lĩnh vực ngân
hàng (BSD - Bank sector development), Vốn hóa thị trường (SMD - Stock
market cap), Chính sách tiền tệ (MPY - Monetary policy), Chính sách tỷ giá
(ERR - Exchange rate regulation); hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được đo lường bởi: Lợi nhuận trên
tổng tải sản (ROA - Return on Total Asset)
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Dựa vào lý thuyết kinh tế cơ bản, chúng ta có thể khẳng định rằng, là
một thành tố quan trọng trong nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các biến số kinh tế vĩ mô. Ví dụ việc tăng giảm
lãi suất hay thay đổi mức lạm phát là cơ sở để NHTM quyết định áp dụng lãi

suất huy động và lãi suất cho vay. Bài nghiên cứu tổng hợp các yếu tố vĩ mô
ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tổng quan và tập trung vào thị trường đang
phát triển như Việt Nam, vốn còn được nghiên cứu hạn chế. Lý luận về hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thường được áp dụng trên các thị trường phát
triển, nơi ngành ngân hàng ổn định, nền kinh tế được kiểm soát và không có
nhiều biến động.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Thực tế, tùy vào mức độ phát triển và thời gian tiếp cận, các yêu tố
kinh tế vĩ mô sẽ tác động khác nhau lên hiệu quả hoạt động của các ngân
5


hàng. Nghiên cứu sử dụng một thời gian đủ dài để xác định rõ ràng hướng mà
mức độ tác động của từng biến cá nhân trong mô hình nghiên cứu. Ngân hàng
là bộ mặt, là xương sống và là nơi nuôi dưỡng phát triển nền kinh tế. Luận
văn đã nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự, thực tế cao nhằm chỉ ra những sự
tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam, từ đó giúp ngân
hàng đưa ra các dự đoán, khuyến nghị và cơ chế khắc phục cho từng bộ phận.
Bên cạnh đó, luận văn chỉ ra tầm quan trọng của phát triển nền kinh tế
vĩ mô chung, tạo môi trường thuận lợi cho ngân hàng phát triển, Hiệu quả
hoạt động của ngân hàng không chỉ xuất phát từ ban lãnh đạo, từ nhân viên,
từ chiến lược mà còn ảnh hưởng bởi thị trường chung. Luận văn đề xuất
khuyến nghị các biện pháp, chủ trương đối mới những nhà quản lý thị trường,
cơ quan Nhà nước nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Đồng thời, luận văn sẽ chỉ ra những yếu tố tác động giống nhau, khác
nhau giữa các NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phản
ánh tình hình thực tế với sự gia tăng mạnh mẽ trong số lượng chi nhánh cũng
như vốn huy động nhằm chiếm lĩnh thị trường của bộ phận ngân hàng nước
ngoài.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 04 chương như sau:
Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3 : Kết quả phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến hiệu
quẩ hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ở Việt Nam
Chƣơng 4: Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại
Việt Nam

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng là cơ sở tài chính trung gian đóng vai trò là chức năng then
chốt và quan trọng trong phân phối nền kinh tế, kết nối cung và cầu, tạo cơ
chế thanh toán thuận tiện, minh bạch và là công cụ để phòng ngừa rủi ro cũng
như chuyển đổi rủi ro. Athanasoglou, Brissimis & Delis (2005) đã chứng
minh bằng thực tiễn nghiên cứu rằng các nền kinh tế có hệ thống ngân hàng
bền vững, tạo lợi nhuận tốt sẽ đảm bảo sự bền vững của nền tài chính, ít phải
đối mặt với những đợt suy giảm kinh tế ngoài dự tính. Vì vậy, trong những
năm gần đây, nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng, đặc biệt là các nhân tố về kinh tế vĩ mô được thực hiện rộng rãi và
đem lại những kết quả có ý nghĩa.

Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng được
nghiên cứu theo 2 dạng chính : các biến nội tại và các biến ngoại ứng. Gungor
(2007) chỉ ra rằng các biến ngoại ứng được xác định là các biến liên quan đến
kinh tế vĩ mô, môi trường pháp luật. Tầm quan trọng của các biến kinh tế vĩ
mô lên lợi suất ngân hàng đã được nêu bật từ những năm 1977 qua nghiên
cứu của Gams, ông cho rằng việc quản lý yếu kém chưa chắc đã ảnh hưởng
nhiều đến ngân hàng như khi trong giai đoạn kinh tế suy thoái, dẫn đến những
khoản rút và thất thoát vốn ngoài dự tính. Kunt & Detragiache (1998) và
Alexiou & Sofoklis (2009) dùng nghiên cứu thực chứng để khẳng định rằng
một môi trường kinh tế kém phát triển là nguyên nhân của lạm phát cao và

7


khả năng tăng trưởng thấp kém, có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh
lời của ngân hàng. Tiếp cận thông qua đánh giá chênh lệch lãi suất ngân hàng
tại Brazil, Afanasieff và các cộng sự (2002) cũng cho ra kết quả về sự ảnh
hưởng đáng kể của các biến kinh tế vĩ mô, so với các biến kinh tế vi mô trong
mô hình được xây dựng. Kết quả này cũng được ghi nhận thông qua nghiên
cứu hệ thống ngân hàng tại Tunisia trong giai đoạn 1983 – 2000 (Naceur,
2003). Naceur kết luận lạm phát và các tỷ số tăng trưởng có ảnh hưởng ngược
chiều, trong khi đó mức độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán có ảnh
hưởng cùng chiều lên khả năng sinh lợi và lợi suất cho vay của ngân hàng.
Nghiên cứu tại Thụy sĩ của Dietrich và Wanzenried (2009) chỉ ra nhân
tố quan trọng nhất ảnh hưởng lên lợi suất của ngân hàng là mức tăng trưởng
GDP (cùng chiều), thuế suất và tỷ lệ tập trung thị trường (ngược chiều). Mặt
khác với việc khảo sát trong khu vực Đông Nam Âu trong giai đoạn 1998 2002, Athanasoglou, Delis và Stakouras (2006) cho rằng GDP không ảnh
hưởng đáng kể lên lợi suất ngân hàng, trong khi đó tình hình lạm phát lại là
yếu tố tác động mạnh nhất.
Trong nền kinh tế biến động và phát triển không ngừng như Việt Nam,

việc dự đoán được ảnh hưởng của các biến vĩ mô sẽ giúp điều tiết nền kinh tế,
tránh những rủi ro ngoài mong muốn. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện
tại Việt Nam liên quan đến những yếu tố tác động lên lợi suất sinh lời của
ngân hàng tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phát triển đầy đủ mô hình các
biến về kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở các nước phát triển
trong tình hình kinh tế không có nhiều biến động sẽ tạo ra những kết quả dễ
dự đoán và tuân theo học thuyết về kinh tế. Các nghiên cứu ở các nước đang
phát triển đem lại rất nhiều ý kiến trái chiều và các hệ quả khác nhau. Việc
tổng hợp và công bố một nghiên cứu đại diện cho thị trường ngân hàng Việt
Nam là một vấn đề cấp thiết, giải quyết các hạn chế ở các nghiên cứu trước

8


đó. Các yếu tố được quan tâm trong bài nghiên cứu là : Lãi suất thực, tỷ lệ
lạm phát, thuế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, vốn hóa thị trường và
chính sách của chính phủ : chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
1.1.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
NHTM là một thành tố quan trọng của nền kinh tế nên chịu sự chi phối
của những thay đổi, chuyển dịch trong môi trường kinh tế. Môi trường kinh
doanh của ngân hàng được chia thành yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô. Yếu tố vĩ
mô bao gồm: kinh tế, chính trị, phát luật, các chính sách của Chính phủ, các
điều kiện về dân cư, văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, yếu tố vi mô bao gốm:
khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các thị trường tài chính thay thế. Những
yếu tố này xuất phát từ nội tại sức mạnh của ngân hàng, quyết định mức độ
chịu đựng và thích nghi của ngân hàng đối với môi trường cạnh tranh. Cạnh
tranh càng lớn thì khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng càng bị ảnh
hưởng. Các ngân hàng cần nhìn nhận đúng những yếu tố quan trọng tác động
lên hiệu quả hoạt động để có hướng đi, giải pháp khắc phục kịp thời. Trong

bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tập trung vào các nhân tố kinh tế vĩ mô.
Xu hường toàn cầu hóa dẫn đến sự hội nhập mạnh mẽ giữa các nền
kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Đối với mỗi ngành kinh tế, hội
nhập vừa mang đến những cơ hội đồng thời cũng gây ra nhiều thách thức. Hệ
thống NHTM Việt Nam cũng vậy, các cơ hội đó là: công nghệ ngân hàng tiên
tiến, kỹ năng quản lý ngân hàng hiện đại, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ
mới, đồng hành là những thách thức: năng lực tài chính yếu, trình độ cán bộ
bất cập, quy trình hoạt động chưa tuân theo chuẩn mực chung, mức độ minh
bạch hóa chưa cao…Do vậy, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi ngân hàng cần
nghiên cứu, nắm bắt xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, phát hiện các thị
trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về kinh tế và chính trị, theo dõi và

9


dự báo xu hướng vận động của hệ thống tài chính quốc tế, cập nhật chính sách
tiền tê của các quốc gia lớn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới qua
đó tận dụng tối đa các cơ hội và có chiến lược đối mặt với thách thức.
Những thay đổi về chu kỳ kinh tế (suy thoái, bão hòa hay tăng trưởng),
tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng của các ngành nghề kinh tế
phải sử dụng vốn của NHTM, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế,
mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp, khả năng hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, cán cân thanh toán và ngoại thương… đều có tác
động mạnh đến hoạt động của NHTM. Việc nghiên cứu có hệ thống và theo
dõi thường xuyên biến động của những yếu tố này cho phép các NTHM có
những thích ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM yếu tố vĩ mô luôn phải được
phân tích kỹ lưỡng vì bản chất của NHTM là một trung gian tài chính và hoạt
động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia. Do đó,
so với các ngành khác, Nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về phương

diện pháp luật và chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh,
phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo
hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô vốn tự có…được quy định
trong Luật ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thị hành Luật. Mặt khác, các
chính sách tài chính, tiền tệ của chính sách lãi suất, tỷ giá, thuế quan, quản lý
nợ của Chính phủ và các cơ quan hữu quan như Ngân hàng Trung ương, Bộ
tài chính…cần phải được các NHTM thường xuyên cập nhật để có những
điều chỉnh kịp thời trong hoạt động.
Yếu tố môi trường, văn hóa xã hội và dân số là những yếu tố mang tính
lâu dài và chậm thay đổi. Ví dụ tại Việt Nam, thói quen tiêu dùng và sử dụng
thanh toán thẻ còn rất hạn chế, dần dần phổ biến hơn với tầng lớp trẻ, dẫn đến
ảnh hưởng đến chiến lược gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nắm

10


bắt đúng được nhu cầu, ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc cung cấp các dịch
vụ và sản phẩm phù hợp với môi trường để phát triển.
Trong ngành công nghiệp ngân hàng, sự chuyển biến nhanh chóng của
công nghệ thông tin tạo ra bước đột phá trong cạnh tranh, nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do đó, mỗi ngân hàng cần phải nắm bắt xu
hướng công nghệ mới để không bị lạc hậu và bị mất lợi thế trong cạnh tranh.
Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng: trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập
như hiện nay, có ba nhân tố quyết định thành công của mỗi NHTM đó là: con
người công nghệ và chiến lược hoạt động. Hơn bao giờ hết, yếu tố công nghệ
khẳng định vị trí của mình. Ngân hàng nào nắm bắt, theo kịp và làm chủ được
những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ
thành công trên thương trường.
1.1.3. Thực trạng nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng là đề tài luôn được

quan tâm ở mọi quốc gia, mọi điều kiện kinh tế và được các nhà khoa học sử
dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận. Với các quốc gia đã phát
triển, việc tiếp cận bộ số liệu và áp dụng các kỹ thuật đánh giá là phổ biến và
áp dụng nhiều hơn so vớ các quốc gia đang phát triển.
Hiệu quả hoạt động tại Việt Nam đã được phân tích vừa bằng định tính
vừa bằng định lượng. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Dang (2012), Trịnh Quốc
Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Phạm Thanh Bình (2005) sử dụng lý
thuyết và các dẫn chứng để phát triển đề tài, trong khi đó Lê Dân (2004) tiếp
cận phân tích hiệu quả hoạt động thông qua thống kê. Chuyên sâu hơn về định
lượng, Bùi Duy Phú (2002) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông
qua hàm chi phí và hàm sản xuất. Việc áp dụng phân tích định lượng trong
các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động còn hạn chế vì cách tiếp cận định tính
truyền thống dễ hiểu và dễ xử lý hơn, đặc biệt trong điều kiện số liệu tại Việt
Nam còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ và chuẩn xác.
11


Tại các nước đã phát triển, nhiều mô hình được ứng dụng để phân tích
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Brissimis và các cộng sự (2008) đã chỉ ra
rằng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng dưới tác động của các biến kinh tế
vĩ mô có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên
cứu về tác động của sức mạnh thị trường lên hiệu quả hoạt động của ngân
hàng đã được thực hiện bởi Ariss (2010) với mô hình OLS và Tobit; Casu &
Giardone (2011) với phương pháp tiếp cận trung gian và 2 mô hình SFA,
DEA; Maudos và các cộng sự (2007) với hướng tiếp cận mô hình Fixed
Effect và Wiliam (2012) với mô hình SFA, 2SLS và Tobit.
Việc đẩy mạnh phân tích, nghiên cứu về chủ đề hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đang trở nên cấp thiết đối với các nền kinh tế đang phát triển. Áp
dụng các mô hình kinh tế lượng để đi sâu khai thác, nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, hiểu rõ được hướng giải

quyết, khắc phục, nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống ngân hàng.
1.2. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, buôn bán, nhận tiền, gửi tiền, thuật ngữ
Ngân hàng ra đời như 1 trung gian thanh toán, hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh
vực thương mại. Ban đầu, ngân hàng chỉ tập trung vào 3 hoạt động chính:
nhận tiền, đổi tiền và thanh toán. Sau một thời gian, hoạt động cho vay được
phát triển khi ngân hàng luôn có một khoảng tiền mặt lớn được lưu trữ cần
được tối ưu hóa lợi nhuận. Theo thời gian, hệ thống và cấu trúc ngân hàng
ngày càng phát triển và phục vụ thêm nhiều nghiệp vụ mới, dẫn đến sự ra đời
của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM). NHTM tập trung vào các
mảng dịch vụ mới như thu mua, phát hành chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu, bảo
lãnh LC,… Tây Ban Nha là quốc gia sở hữu 2 tổ chức có hình thái của

12


NHTM đầu tiên là Banca di Valencia (1409) và Banca di Baralone (1401).
Cho đến nay, định nghĩa về NHTM còn nhiều tranh luận và chưa đạt được sự
thống nhất trong định nghĩa do sự khác biệt giữa các thị trường, giữa quy chế
luật pháp của các vùng và thói quen của khách hàng.
NHTM ở Việt Nam được quy định theo Pháp lệnh ban hàng ngày
24/05/1990 là tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ với hoạt động chính là nhận
tiền gửi và cho vay, làm phương tiện trung gian thanh toán. Luật sửa đổi Luật
các tổ chức tín dụng 2017 định nghĩa lại NHTM là tổ chức thực hiện toàn bộ
hoạt động của ngân hàng, trong đó chủ yếu là nhận tiền gửi, dùng nguồn tiền
để cấp tín dụng và thanh toán.
NHTM bản chất được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước, có chức năng
tạo tiền, trung gian thanh toán, huy động tiền gửi, huy động tín dụng, tài trợ

ngoại thương, hoạt động bảo lãnh. Các nghiệp vụ chính của NHTM là Nghiệp
vụ nợ, nghiệp vụ có và nghiệp vụ trung gian.
a) Chức năng tạo tiền
NHTM là một trong những phương án quan trọng nhất để NHNN điều
tiết lượng tiền trong nền kinh tế về mức cân bằng, nếu vượt quá cầu sẽ dẫn
đến lạm phát, không đủ cầu sẽ dẫn đến khan hiếm. Với một lượng tiền ban
đầu, qua càng nhiều các cấp NHTM, lượng tiền ra thị trường càng cao lên
thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, cấp tín dụng. Lượng cung tiền
trong xã hội sẽ lớn hơn, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. NHNN điều tiết
việc này thông qua cơ chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì
lượng cung tiền càng cao, và ngược lại. Đây là chứng năng tạo tiền của NHTM
b) Chức năng trung gian thanh toán
NHTM sẽ đảm bảo việc thanh toán giữa các tổ chức và cá nhận một
cách an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho khách hàng và cho cả xã hội.
Thanh toán thông qua ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển và

13


được thực hiện nhanh gọn, công nghệ cao. Hiện nay, việc an toàn trong
chuyển một lượng tiền lớn hay thanh toán mua nhà, xe đều được ưu tiên thực
hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Tại nước ngoài, mức phí giao dịch sẽ
được hỗ trợ nhiều, trong khi đó tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng chưa phát
triển đến tầm cao nên còn phát sinh chi phí. Tuy nhiên so với những lợi ich
mà trung gian thanh toán mang lại, khách hàng vẫn lựa chọn ngân hàng là nơi
để thực hiện các hoạt động chuyển tiền của mình.
c) Hoạt động huy động tiền gửi
Hiện nay, gửi tiền vào ngân hàng là một kênh đầu tư tương đối an toàn
và vẫn đem lại một nguồn lợi nhuận nhất định từ lãi tiền gửi cho khách hàng.
Với những cá nhân hay tổ chức cần tìm một cách giữ tiền an toàn, rút tiền

nhanh chóng, tính thanh khoản cao thì ngân hàng là một lựa chọn hợp lý. Huy
động tiền gửi cũng là một trong những hoạt động chính và được quan tâm
nhất tại ngân hàng, với mục đích gia tăng lượng tiền để cấp phát tín dụng.
Việc có một nguồn vốn mạnh sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín dụng,
tiếp cận với các đối tác khách hàng và dự án lớn hơn, đem lại lợi nhuận hấp
dẫn và hiệu quả hơn.
d) Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng hay hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra thu nhập
chính cho NHTM, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và tồn tại của
hệ thống NHTM, NHTM sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay và
hưởng phần lãi suất chênh lệch, đóng vai trò trung gian lưu chuyển tiền giữa
người cần vốn và người có vốn nhàn rỗi. Trong xã hội có rất nhiều hoạt động
có nhu cầu về vốn như xây nhà, mua đất, mua xe, vay tiêu dùng (đối với cá
nhân) và mở rộng sản xuất kinh doanh - gia tăng sản lượng hoặc đảm bảo các
nhu cầu cấp thiết ở một khoảng thời gian nhất định (đối với tổ chức). Hỗ trợ
vốn đúng thời điểm sẽ góp phần làm phát triển nền kinh tế chung, giúp các

14


doanh nghiệp có khả năng thực hiện những dự án mong muốn. Tuy nhiên rủi
ro tín dụng cũng là rủi ro mang tính nghiêm trọng hàng đầu đối với ngân
hàng. Rủi ro về việc không trả lãi suất và gốc của khách hàng hay rủi ro cho
vay dưới chuẩn đang là vấn đề xảy ra không ít ở hệ thống NHTM ngày nay.
Việc nâng cao và kiểm soát được rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết, cần được
ưu tiên giải quyết và thực hiện trong bối cảnh cạnh tranh lớn như hiện nay.
e) Tài trợ hoạt động ngoại thƣơng
Hiện nay, NHTM không chỉ hoạt động trong phạm vi của một quốc gia
hay một vùng lãnh thổ. Việc phát triển hoạt động thương mại quốc tế, xuất
nhập khẩu, giao lưu buôn bán đã tạo ra nhu cầu về trung gian, hỗ trợ thanh

toán cho các NHTM. Với uy tín của hệ thống NHTM, các hoạt động thanh
toán giữa các nước có thể diễn ra an toàn, tin cậy và thông suốt. NHTM cũng
hỗ trợ các hoạt động quy đổi tiền, mua chịu, bán chịu giữa các đối tác quốc tế
và đem lại quy chuẩn trong thanh toán, giảm chi phí phát sinh. Các nghiệp vụ
liên quan đến trao đổi, buôn bán hay khó khăn về vốn cũng được hỗ trợ đặc
lực từ phía NHTM để hoạt động ngoại thương diễn ra thuận lợi.
f) Hoạt động bảo lãnh
Một số đơn vị kinh doanh có những dự án được cho là hiệu quả nhưng
vượt qua sức về vốn và uy tín của doanh nghiệp, Vì vậy, để thực hiện những
dự án này, các doanh nghiệp cần các tổ chức uy tín như NHTM đứng ra bảo
lãnh. Ngoài ra, NHTM có thể hỗ trợ thêm về nghiệp vụ, vốn giúp doanh
nghiệp quản lý tốt dự án, Việc này đem lại lợi ích cho cả 2 bên: NHTM và
doanh nghiệp, góp phẩn đẩy mạnh kinh tế chung phát triển
1.2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Hiệu quả hoạt động là mối quan hệ so sánh giữa mục tiêu đề ra và kết
quả thực hiện của một đơn vị tổ chức, chủ thể trong điều kiện cơ sở vật chất,
năng lực, môi trường kinh doanh xác định. Trong lĩnh vực ngân hàng, có

15


nhiều quan điểm, khái niệm về hiệu quả hoạt động được xét đến nhằm bao
quát toàn bộ ý nghĩa và đặc thù kinh doanh cơ bản của loại hình tổ chức này.
Afonso và các cộng sự (2010) cho rằng với cùng một đầu vào chi phí, hoạt
động nào tạo ra đầu ra lợi nhuận lớn hơn thì được coi là hiệu quả hơn. Bên
cạnh đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt (2004),
hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá thông qua mức độ thành công
trong phân bổ nguồn vốn và đáp ứng được mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng có thể được chia làm
ba hướng chủ đạo: Tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận với mức chi phí

không đổi và cùng gia tăng lợi nhuận và chi phí nhưng mức gia tăng lợi nhuận
lớn hơn. Mỗi ngân hàng có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp với tình
hình kinh doanh riêng, nhằm mục đích cao nhất là cải thiện hiệu quả hoạt
động. Hệ thống ngân hàng có vai trò chủ đạo và mang ý nghĩa then chốt,
quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động của loại hình
này luôn là vấn đề cần được quan tâm. Trong nền kinh tế cạnh tranh, áp lực từ
các thương hiệu nước ngoài buộc NHTM của Việt Nam phải có sự đổi mới,
đối mặt với yêu cầu về cải thiện hiệu quả hoạt động.
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá về hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp
nói chung hay ngân hàng nói riêng: ví dụ tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hay lợi nhuận gộp, lợi
nhuận ròng,…
Với đặc thù là một tổ chức vay tiền để cho vay, việc đánh giá hiệu quả
trên vốn chủ sở hữu sẽ không phản ánh hết được khả năng sinh lợi của ngân
hàng. Việc dùng ROA sẽ giúp nghiên cứu có cái nhìn tổng thể, tính lợi suất
trên cả phần nợ vay, vốn là một trong những đặc trưng của loại hình tài
chính này. ROA có thể được tính bằng cách lấy lợi nhuận thuần chia cho
tổng tài sản.

16


×