Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.39 KB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN LÀNH

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG VỤ ÁN
HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN LÀNH

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG VỤ ÁN
HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8. 38. 01. 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm về “Thực hành quyền công tố
trong vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Bình Định” là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Bùi Văn Lành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ TRONG VỤ ÁN HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................................................ 9
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam........................................................................................... 9
1.2. Chủ thể, phạm vi, nội dung của thực hành quyền công tố các vụ án hình sự . 14
1.3. Đặc điểm của các vụ án hủy hoại rừng và đặc trưng của thực hành quyền công
tố các vụ án hủy hoại rừng...................................................................................... 18
1.4. Mối quan hệ giữa hoạt động thực hành quyền công tố với hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong vụ án hủy hoại rừng....................23
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT
ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CÁC VỤ ÁN HỦY HOẠI RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH................................................................... 26

2.1. Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố các
vụ án hủy hoại rừng................................................................................................. 26
2.2. Thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng trên địa
bàn tỉnh Bình Định.................................................................................................. 32
2.3. Một số khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc đối
với công tác thực hành quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh
Bình Định................................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG VỤ ÁN HỦY HOẠI
RỪNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH..................................................... 66
3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thể chế.............................................. 66
3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành
quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định....................69
KẾT LUẬN............................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


BLHS
BLTTHS
CQĐT
ĐTV
KSĐT
KSV
THQCT
TTHS
VAHS
VKS
VKSND
TAND
HĐXX



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Diện tích rừn

Số liệu thụ lý
2.2

phạm hủy ho
can

2.3

2.4

2.5

2.6
2.7

Số vụ, số bị

2018, so với

Bảng thống k


rừng ở giai đ

Số liệu THQ
hoại rừng
Số vụ, số bị

và đình chỉ t
Số vụ, số bị


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống
con người cũng như môi trường sinh thái: rừng giữ nước, phòng chống lũ lụt,
xói mòn, thanh lọc không khí tạo ra bầu khí quyển trong lành, là nơi cứ trú
của hàng triệu loài động, thực vật... Chính vì rừng có tác động rất to lớn, trực
tiếp đối với cuộc sống của con người nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp
nhằm tăng cường trong công tác bảo vệ phát triển rừng, hàng năm đã bỏ ngân
sách nhà nước để đầu tư thực hiện các chương trình, dự án phủ xanh đất trống
đồi núi trọc. Mặc dù rừng có những vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện
nay tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp,
gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ làm suy
vong hệ sinh thái trong hiện tại cũng như ở tương lai; diện tích rừng bị thu hẹp
sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường sống của con người, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã
hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, diện tích rừng cả nước nói chung và ở địa bàn tỉnh Bình Định
nói riêng đang bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng. Cùng với đó
là các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng có chiều hướng gia tăng.

Mới đây, vào tháng 9/2017, phát hiện vụ hủy hoại 64,18 ha rừng (trong đó có
25,87 ha rừng phòng hộ và 38,31 ha rừng sản xuất), tại Khoảnh 7 và Khoảnh
8, Tiểu khu 1, xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, cho thấy mức độ
"nóng" của việc xâm phạm rừng và đặt ra sự cấp bách phải tăng cường công
tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian đến. Trước thực trạng tình hình hủy
hoại rừng tại địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình
Định, trong đó có Viện kiểm sát đã kịp thời phối hợp xử lý nghiêm minh, góp

1


phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy
nhiên, hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội Hủy hoại rừng của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn
chế, tồn tại như trong giai đoạn tiếp nhận xử lý tin báo tội phạm, giai đoạn
khởi tố vụ án nhưng đề ra yêu cầu điều tra không kịp thời, chưa thực hiện
đúng chủ trương "tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra,
gắn công tố với hoạt động điều tra", vẫn còn tình trạng Tòa án trả lại hồ sơ để
điều tra bổ sung, án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy án để điều xét xử lại do vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, do bỏ lọt tội phạm...
Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp, đây là nội dung được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nội dung này đã được thể chế hóa trong Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Tại
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014, một trong những chức năng, nhiệm vụ của VKSND là thực hành
quyền công tố. Vì thế, thực hành quyền công tố là một hoạt động quan trọng
đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như tội
phạm hủy hoại rừng nói riêng. Vì vậy, hoạt động thực hành quyền công tố
luôn phải được đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội và không

làm oan người vô tội. Song, đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm thực
hành quyền công tố cũng như thực hành quyền công tố. Chất lượng thực hành
quyền công tố đối với tội phạm liên quan đến rừng chưa tương xứng so với
yêu cầu đặt ra. Hành vi hủy hoại rừng tại tỉnh Bình Định vẫn còn đang diễn
biến phức tạp, từ sự cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, học viên đã
lựa chọn đề tài “Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” để nghiên
cứu làm luận văn thạc sĩ luật học.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài thực hành quyền công tố rất được quan tâm trong khoa học tố
tụng hình sự và khoa học kiểm sát, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài có thể khái quát một số như:
Cuốn sách "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp (trong giai đoạn điều tra)" của tác giả TS. Lê Hữu Thể, chủ biên, NXB
Tư pháp phát hành năm 2005. Cuốn sách này nghiên cứu về cơ sở lý luận của
quyền công tố, cũng như thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong tố tụng hình sự của VKS, kết quả nghiên cứu về tổ chức và hoạt
động của cơ quan công tố của một số nước trên thế giới. Song, cuốn sách này
chú trọng nhiều đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát và so sánh với mô hình tố tụng
của nhiều nước trên thế giới nên chưa tập trung phân tích, đánh giá sâu về
hoạt động thực hành quyền công tố nói chung và thực hành quyền công tố
trong giai đoạn truy tố, xét xử nói riêng.
Cuốn sách "Cơ sở lý luận, thực trạng của điều tra và truy tố các tội
phạm ma túy" của TS. Nguyễn Thị Mai Nga. Sách này, chủ yếu đề cập đến
những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát

điều tra các vụ án về tội phạm ma túy, chưa phản ánh thực trạng của hoạt
động thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại rừng.
Cuốn sách "Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách
tư pháp" của TS. Nguyễn Hải Phong, đề cập đến nội dung tăng cường trách
nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra
theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, tập trung đề
cập chủ yếu đến các giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra vụ án hình sự.

3


Các công trình nghiên cứu nêu trên tuy có đề cập đến các vấn đề lý luận
và thực trạng thực hành quyền công tố nhưng chủ yếu chủ yếu đề cập ở giai
đoạn điều tra vụ án hình sự hoặc có nội dung đề cập đến các giai đoạn truy tố,
xét xử nhưng chỉ đối với vụ án hình sự nói chung mà chưa đề cập đến một tội
phạm cụ thể.
Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố đối với tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi của Lý
Tường Vy. Đề tài này, tuy nghiên cứu về thực hành quyền công tố nhưng đối
với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
chưa nghiên cứu đến thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại rừng, mang
những đặc trưng khác biệt.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết các tác giả trên các tạp chí khoa học
pháp lý cũng bàn về quyền công tố và chức năng thực hành quyền công tố của
VKS như: Bài viết của GS.TS Lê Cảm (2011), “Viện kiểm sát Việt Nam”, đã
đề cập một cách sâu sắc chức năng, nhiệm vụ, thiết chế về Viện Công tố, Viện
kiểm sát nhân dân các nước trên thế giới; vị trí của Viện kiểm sát nhân dân

trong bộ máy nhà nước ta; phân tích sự cần thiết phải tiếp tục duy trì các chức
năng của Viện kiểm sát nhân dân như quy định của Hiến pháp hiện hành; sách
chuyên khảo do TS. Lê Hữu Thể làm chủ biên (năm 2008), “Thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”,
Nhà xuất bản Tư pháp, đã đề cập các quan điểm và lý luận chung về chức
năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đối
tượng, phạm vi quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trong
giai đoạn điều tra; đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát trong việc THQCT và
kiểm sát hoạt động tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị” năm 2002 của Viện Khoa học Kiểm sát - VKSNDTC; các bài

4


nghiên cứu “Nâng cao chất lượng công tác công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp” của Phạm Xuân Khánh trên Tạp chí Kiểm sát số 5/1999, “Những biện
pháp chủ yếu về nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và THQCT
trong năm 2002” của Hoàng Công Huấn trên Tạp chí Kiểm sát số 2/2002…
Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu một hoặc một số nội dung của
công tác thực hành quyền công tố theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong
giai đoạn khởi tố - điều tra của tố tụng hình sự.
Hiện nay, đối với đề tài thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại
rừng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ở một địa phương là địa bàn
tỉnh Bình Định thì chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đặc
biệt ở bậc cao học. Do vậy, có thể coi đề tài “Thực hành quyền công tố trong
vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Bình Định” là một công trình nghiên cứu chuyên sâu không trùng lắp với các
công trình đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thực hành quyền
công tố đối với tội hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng hình sự và các quy
định của pháp luật liên quan đến tội hủy hoại rừng. Bên cạnh đó, trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự từ thực trạng, số liệu
khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử đối với tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh
Bình Định, luận văn tập trung đánh giá kết quả đạt được, nêu ra những hạn
chế, để từ đó hướng tới góp ý một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại
rừng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản thực hành quyền công tố đối với tội

5


hủy hoại rừng theo pháp luật trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại
rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót và
nguyên nhân của hoạt động thực hành quyền công tố theo pháp luật trong các
vụ án liên quan đến loại tội phạm này.
Xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn
chế, thiếu sót đã phát hiện để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng công tác thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại rừng theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác
thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam, theo BLTTHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017,
trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Định.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về thực hành quyền công tố trong các
giai đoạn giải quyết tố giác tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố (giai đoạn
khởi tố), giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với
tội hủy hoại rừng (quy định tại Điều 189 BLHS năm 1999), có đối chiếu so
sánh với tội hủy hoại rừng (quy định tại Điều 243 BLHS năm 2015), thuộc
phạm vi cấp huyện và cấp tỉnh, trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong thời gian 5
năm (từ năm 2014 đến năm 2018).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin, tư tưởng

6


Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
về đấu tranh và phòng ngừa tội phạm ở nước ta.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng để nghiên cứu luận văn bao gồm: phương pháp,
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp xã hội học kết hợp tư
duy logic.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua các nội dung nghiên cứu, luận văn "Thực hành quyền công
tố trong vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Bình Định" góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận cơ bản về thực
hành quyền công tố nói chung cũng như thực hành quyền công tố đối với tội
phạm hủy hoại rừng.
Trên cơ sở khảo sát thực tế đề tài đánh giá, phân tích thực trạng của

công tác thực hành quyền công tố đối với tội hủy hoại rừng từ thực tiễn địa
bàn tỉnh Bình Định, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố đối với các tội xâm phạm lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng nói
chung và tội hủy hoại rừng nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và công tác nghiên cứu khoa học
liên quan đến nội dung thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng
cũng như đối với các nhà hoạch định chính sách pháp luật và nhất là cán bộ,
kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Bình Định trong công tác thực tiễn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố các vụ án
hủy hoại rừng theo pháp luật trong tố tụng hình sự Việt Nam.

7


Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động thực hành
quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động thực hành quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam.

8


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG VỤ ÁN HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm quyền công tố
Quyền công tố là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của xã hội loài
người khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, quyền công tố xuất hiện
cùng với sự ra đời của Nhà nước. Trên thế giới, do có sự khác biệt về thể chế
chính trị và các điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, tôn giáo ...nên chế
định công tố cũng có sự khác biệt nhất định trong cơ chế vận hành, song quá
trình diễn biến của nó vẫn thể hiện rõ quy luật tất yếu chung của sự phát triển
lịch sử. Đó là quyền công tố luôn luôn gắn liền với bản chất của Nhà nước và
là một bộ phận cấu thành không thể tách rời khỏi Nhà nước.
Theo từ điển Tiếng Việt, "công" có nghĩa là "thuộc về nhà nước, thuộc
về tập thể, trái với tư", còn "tố" nghĩa là "nói về sự sai phạm và tội lỗi của
người khác một cách công khai, trước người có thẩm quyền", còn "công tố"
nghĩa là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước tòa
án" [53, tr.1056]; hiểu theo thuật ngữ pháp lý phổ thông: Hoạt động của Kiểm
sát viên và những người khác theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ vạch
mặt kẻ phạm tội, xác định các căn cứ để kết tội và để áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội … Như vậy, công tố có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật,
đặc biệt là pháp luật hình sự. Bất kỳ Nhà nước nào ở thế chế chính trị nào
cũng quan tâm đến lĩnh vực hình sự, bởi vì chính pháp luật hình sự là phương
tiện để cai trị hữu hiệu nhất của Nhà nước. Bởi khi một hành vi bị coi là tội

9


phạm nó sẽ làm phát sinh một mối quan hệ pháp luật giữa một bên là Nhà
nước và phía bên kia là người phạm tội. Trong mối quan hệ này, Nhà nước
chính là chủ thể quyền lực (quyền lực công) và là người thực hiện sự buộc tội,
còn đối tượng bị nhà nước cáo buộc chính là người đã thực hiện hành vi phạm

tội. Công tố, chính vì thế được hiểu là sự buộc tội thay mặt cho Nhà nước đối
với người đã thực hiện hành vi bị coi là phạm tội trước Tòa án để xét xử một
người là có tội hay không có tội và hình phạt áp dụng.
Quyền công tố và thực hành quyền công tố là hai khái niệm điển hình
trong LTTHS ở nước ta khi nói đến chức năng của VKS. Đối với khoa học tố
tụng hình sự, việc xác định khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công
tố có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Nhất là, trong giai đoạn hiện
nay, việc giải quyết tốt vấn đề này giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị
trí của VKS nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng; xác định được chức
năng của VKS; từ đó có những quyết định đúng đắn về tổ chức của VKS.
Ngoài ra, việc giải quyết những vấn đề quyền công tố và thực hành quyền
công tố giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm
của VKS trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều quan điểm khác nhau về quyền công
tố như:
Quan điểm thứ nhất: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS
mà chỉ là hình thức để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
[11]. Theo tác giả đây là hai dạng hoạt động có nội dung hoàn toàn độc lập
với nhau.
Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho các
cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
thi hành án hình sự người phạm tội [52,tr.204]. Đó là hoạt động của ĐTV,
KSV và những người khác được pháp luật quy định có trách nhiệm xác định

10


người phạm tội cũng như các căn cứ để kết tội và áp dụng các hình phạt đối
với người phạm tội. Quan điểm này, không chỉ có VKS, CQĐT mà cả Tòa án,
Cơ quan thi hành án hình sự đều là chủ thể thực hành quyền công tố.

Quan điểm thứ ba: Quyền công tố là quyền của Nhà nước đưa các việc
làm phạm pháp liên quan đến lợi ích chung ra Tòa án xét xử vì Nhà nước
nhân danh xã hội duy trì trật tự chung bằng pháp luật. Sự can thiệp của Nhà
nước vào các việc phạm pháp nói trên là do nhu cầu duy trì mọi xung đột xã
hội gắn với trật tự công cộng mà trách nhiệm của Nhà nước phải đứng ra
điều hòa - đó là bản chất của quyền lực công. Quyền công tố là quyền lực
công, đòi hỏi phải xử lý các vụ việc xâm phạm lợi ích chung một cách công
khai bằng con đường Tòa án, vì thế quyền công tố thường gắn liền với quyền
tài phán của Tòa án [33]. Theo quan điểm này, phạm vi hoạt động của quyền
công tố là quá rộng, chưa phù hợp với thực tiễn là phải coi trọng quyền quyết
định và tự định đoạt của công dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động.
Thời gian gần đây, các công trình nghiên cứu về quyền công tố, quy
định tại BLTTHS năm 2003 và đặc biệt là BLTTHS năm 2015 đã tiếp cận gần
hơn, rõ ràng và chính xác với quan niệm chung về quyền công tố. Tác giả
đồng tình với quan điểm của TS. Lê Hữu Thể: Quyền công tố là quyền nhân
danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội. Quyền công tố được thực hiện bởi một cơ quan nhất định (ở nước
ta là VKS), có trách nhiệm đảm bảo việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để
xác định tội phạm và người phạm tội trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị
can ra trước Tòa án để xét xử bằng bản cáo trạng và thực hiện việc buộc tội
tại phiên tòa. Vì vậy quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự với
đối tượng tội phạm và người phạm tội [26, tr40].
1.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố
Văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta đưa ra thuật ngữ "thực hành

11


quyền công tố" là Hiến pháp năm 1980, tại Điều 138, khi xác định chức năng
của VKS. Thuật ngữ ngữ này cũng được nhắc lại ở Điều 1 và Điều 3 Luật tổ

chức VKSND năm 1980. Như vậy, trong hoạt động của VKSND, bên cạnh
khái niệm "kiểm sát việc tuân theo pháp luật" có khái niệm "thực hành quyền
công tố". Quy định này cũng được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013. Trên cơ sở quy định của
Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND thì các văn bản tố tụng hình sự khác cũng có
quy định tương tự.
Theo từ điển Tiếng Việt thì "thực hành" có nghĩa là "làm để áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn", "thực hành" đồng nghĩa với "thực hiện" [31]. Để thực
hiện quyền công tố thì VKS phải sử dụng tất cả những quyền năng tố tụng
nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Do đó,
tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: "Thực hành quyền công tố là việc
sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để
thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử". Nội dung quyền công tố là sự buộc tội của
Nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội [32].
Cách hiểu về khái niệm thực hành quyền công tố nêu trên cũng là cách
hiểu được thể hiện tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014 đó là: "Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối
với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự"[20,tr.8].
1.1.3. Khái niệm vụ án hủy hoại rừng
Để làm rõ khái niệm vụ án hủy hoại rừng, cần làm rõ thuật ngữ "hủy

12


hoại rừng".

Thuật ngữ "hủy hoại" theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam của tác giả
Nguyễn Lân [16], từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì có nghĩa là
làm cho hư hỏng đi, phá đi, cho tan nát. Để hiểu như thế nào là hủy hoại rừng,
cần làm rõ khái niệm "hủy hoại tài sản", bởi rừng củng được xem là một loại
tài sản theo quy định của pháp luật nước ta.
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường đại học luật Hà Nội,
định nghĩa "hủy hoại tài sản" là cố ý làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức
độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Hủy hoại tài sản có
thể qua hành động (đập, đốt...) hoặc không hành động (cố ý không tắt máy,
không ngắt điện khi có sự cố dẫn đến máy bị hư hỏng hoàn toàn...). Theo đó
"hủy hoại rừng" là cố ý làm hư hỏng tài nguyên rừng, dẫn tới cây rừng bị hủy
hoại, bị chết hàng loạt. Hành vi hủy hoại rừng là những hành vi cố ý đốt, phá
rừng trái phép hoặc có những hành vi khác làm cho rừng tan nát, hư hỏng và
cây rừng chết hành loạt.
Trong khoa học pháp lý hình sự "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật và phải chịu hình phạt".
Dựa trên khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm về tội hủy hoại rừng
như sau "Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS, do cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
như đốt, phá rừng trái phép hoặc hành vi khác, làm cho rừng mất hoàn toàn
hoặc giảm một cách đáng kể giá trị, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ
rừng của Nhà nước, gây thiệt hại cho môi trường sinh thái, được quy định
trong Bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt".
1.1.4. Khái niệm thực hành quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Từ các khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, vụ án hủy

13



hoại rừng nêu trên, có thể khái niệm thực hành quyền công tố các vụ án hủy
hoại rừng như sau: Khái niệm thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đối
với các vụ án Hủy hoại rừng là hoạt động nhân danh Nhà nước của Viện kiểm
sát để thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội Hủy hoại rừng có căn
cứ, đúng pháp luật bảo đảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải
được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời, không để lọt
người, lọt tội, không làm oan người vô tội.
1.2. Chủ thể, phạm vi, nội dung của thực hành quyền công tố các vụ
án hình sự
1.2.1. Chủ thể, phạm vi thực hành quyền công tố các vụ án hình
sự - Chủ thể thực hành quyền công tố
Mốc đánh dấu sự ra đời của Chủ thể thực hành quyền công tố là Sắc
lệnh số 33c ngày 13/9/1945 của Chính phủ, về việc thành lập Tòa án Quân sự
đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân đánh
dấu sự ra
đời của hệ thống Tòa án, cũng là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức
và hoạt động của cơ quan Công tố - tiền thân của VKSND trong bộ máy nhà
nước ta.
Về chức năng công tố, được quy định tại Điều V, Sắc lệnh 33c là "Đứng
buộc tội là một Ủy viên quân sự hay một Ủy viên trinh sát". Như vậy, lần đầu
tiên chức năng công tố nhà nước được quy định bằng một văn bản pháp lý do
người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành. Sự hiện diện
đầu tiên của tổ chức công tố và quyền công tố là ở Tòa án Quân sự. Theo đó,
nội dung của quyền công tố là đưa một người phạm tội ra xét xử tại Tòa án và
thực hiện việc buộc tội trước Tòa án.
Bên cạnh việc thiết lập hệ thống Tòa án quân sự và Tòa án binh để xét
xử những tội phạm phản cách mạng, những vi phạm trật tự quân đội, vi phạm
kỷ luật của nhà binh, cần thiết phải thiết lập hệ thống Tòa án thường để xét xử

14



các tội phạm và vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ Nhà nước và bảo vệ nhân
dân. Từ yêu cầu đó, ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán (trong đó
có thẩm phán buộc tội).
Về tổ chức bộ máy, Tòa án thường gồm có Tòa sơ cấp, Tòa đệ nhị cấp
và Tòa thượng thẩm. Cơ quan công tố được tổ chức trong Tòa án đệ nhị cấp
và Tòa thượng thẩm, tạo thành một đoàn thể độc lập với các thẩm phán xét
xử.
Hiến pháp năm 1959 và các Luật tổ chức nhà nước, trong đó có Luật tổ
chức VKSND năm 1960 đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan VKSND.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật ấy, các cơ quan công tố được
chuyển thành hệ thống các cơ quan nhà nước mới - VKSND. Việc thành lập
VKSND thay cho Viện công tố là xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc
chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta, vừa tiến hành cuộc cách mạng dân chủ
nhân dân ở miền Nam, vừa tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc.
Hiến pháp năm 1959 của Nhà nước ta đã quy định các nguyên tắc cơ
bản về tổ chức và hoạt động của VKSND. Theo đó, VKSND có chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ,
cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân
(Điều 105).
Qua các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì Hiến pháp năm 2013 vẫn
giữ nguyên, tiếp tục khẳng định VKSND có thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.


15


Từ đó có thể thấy, VKS là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành
quyền công tố. Trước đây đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước đã khẳng định: "Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành
Kiểm sát để sử dụng quyền công tố. Việc bắt, giam, điều tra, tha, truy tố, xét
xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, đó chính là việc mà
Viện kiểm sát phải trông nom, bảo đảm cho tốt".
- Phạm vi của hoạt động thực hành quyền công tố
Phạm vi thực hành quyền công tố là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau
trong thực tiễn. Song, theo quy định của pháp luật hiện hành thì phạm vi thực
hành quyền công tố được bắt đầu từ khi VKS nhận được tin báo, tố giác về tội
phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc
vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Theo đó, VKSND thực hành quyền công tố ở các giai đoạn và lĩnh vực
sau:
Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố.
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm.
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
1.2.2. Mục đích của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự
Mục đích thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đối với các vụ án
hình sự nhằm đảm bảo:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm
tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế


16


quyền con người, quyền công dân trái luật.
1.2.3. Nội dung của thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự
Nội dung của thực hành quyền công tố là sử dụng tất cả các quyền năng
tố tụng nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi
phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô
tội. Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố bao gồm các hoạt động: thực
hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án;
thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Tại Khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định quyền
năng chung của VKS khi thực hành quyền công tố như sau:
Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do
BLTTHS quuy định;
Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn
chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của BLTTHS;
Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết
tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ

tội phạm, người phạm tội;

17


Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến
hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định buộc tội đối với
người phạm tội;
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
Quyết định truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp VKS phát
hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
Thực hiện quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội
theo quy định của BLTTHS [20, tr.9].
1.3. Đặc điểm của các vụ án hủy hoại rừng và đặc trưng của thực
hành quyền công tố các vụ án hủy hoại rừng
1.3.1. Đặc điểm của các vụ án hủy hoại rừng
Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi
trường, xâm phạm đến chế độ bảo vệ và phát triển rừng, thể hiện với các hành
vi: đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép, hành vi khác hủy hoại rừng, được
quy định tại Điều 189 của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, nay là
Điều 243 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo quy định tại Điều 189 BLHS năm 1999, Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT -BTP - BCA - VKSNDTC - TANDTC ngày
08/3/2007 hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Thông tư số 19) thì đối tượng
tác động của hành vi hủy hoại rừng là cây rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng, rừng sản xuất), đây là những yếu tố tạo thành môi trường, được pháp
luật hình sự bảo vệ, là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng. Có sự phân
biệt khác nhau giữa rừng là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng và rừng

là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Rừng không từ nguồn
vốn ngân sách của Nhà nước, mà do chính tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá

18


nhân đã bỏ vốn đầu tư và phát triển, tuy cũng là rừng, nhưng rừng lại thuộc sở
hữu cá nhân, tổ chức đã bỏ vốn đầu tư, được Nhà nước giao chăm sóc, quản
lý. Vì vậy, hành vi hủy hoại rừng mà không phải là chủ rừng thực hiện thì sẽ
tác động đến quyền sở hữu tài sản của chủ rừng, trở thành đối tượng tác động
của tội phạm xâm phạm về sở hữu, sẽ bị truy cứu TNHS theo các điều luật
tương ứng quy định tại chương XVI - Các tội xâm phạm sở hữu. Song, đối
tượng tác động của tội hủy hoại rừng, là rừng do Nhà nước quản lý, hoặc giao
cho cơ quan, tổ chức quản lý như chính quyền địa phương, các lâm trường
hoặc cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chăm sóc, bảo vệ, nguồn vốn đầu tư chăm
sóc, trồng trọt và bảo vệ là từ nguồn ngân sách của Nhà nước sẽ thuộc đối
tượng tác động của tội hủy hoại rừng vì nguy cơ tác động xấu cho sự ổn định
và tồn tại, phát triển bình thường của môi trường và sự quản lý của Nhà nước
về rừng.
Nắm rõ các đặc điểm đặc trưng của vụ án Hủy hoại rừng là cơ sở để
nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội này. Một
trong những đặc trưng đó là: địa điểm xảy ra tội phạm thường là ở những
vùng xa xôi, hẻo lánh, khi bị phát hiện thì hành vi phạm tội đã xảy ra rất lâu
trước đó; đối tượng thực hiện hành vi phạm tội phần lớn là người đồng bào
dân tộc thiểu số, có tập quán du canh du cư, có trình độ học vấn thấp, việc xác
minh, điều tra gặp không ít khó khăn; là một loại tội phạm có cấu thành vật
chất, do đó việc trưng cầu giám định thiệt hại rừng (loại rừng, diện tích, trữ
lượng, thiệt hại về môi trường) và định giá giá trị lâm sản thiệt hại là yếu tố
mang tính bắt buộc là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.2. Đặc trưng của thực hành quyền công tố các vụ án hủy hoại

rừng
Đặc điểm thực hành quyền công tố theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định: Thông qua các chức năng của VKS trong việc thực hành quyền

19


×