Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu stress trong học tập do áp lực thành tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.05 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
“Nghiên cứu stress trong học tập do áp lực thành tích và hình thành kỹ năng
giải tỏa stress cho học sinh lứa tuổi THPT ”
---------A. Lí do chọn đề tài
Theo Hans Selye - Người bác sĩ người Hungary, một trong những người
đầu tiên nói về khái niệm stress dưới góc độ y tế đã cho rằng: “Stress là một chất
muối làm cho cuộc đời thêm thi vị, thiếu nó thì sẽ không có cuộc sống. Cuộc
sống không có stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt
qua, chẳng có địa hạt mới nào để chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trau dồi trí tuệ
hoặc nâng cao năng lực”[1]. Đây là mặt tích cực của stress khi stress dừng lại ở
mức độ vừa đủ thì stress giúp con người năng động hơn với cuộc sống, chai sạn
hơn với cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh đó stress tiêu cực lại là mầm mống, cội
nguồn của rất nhiều căn bệnh tâm sinh lý của con người .
Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại, nó tồn tại song hành cùng
với sự phát triển không ngừng của con người. Stress xảy ra ở khắp mọi nơi, và
không ngoại lệ với bất kì ai. Không thể phủ nhận rằng trong số chúng ta ai cũng
đã từng bị stress. Stress ở mức độ nặng sẽ phát sinh thành bệnh lý, để lại những
hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là với lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh
phổ thông trung học nói riêng, khi tâm sinh lý còn chưa phát triển ổn định. Học
sinh khi bị stress rất dễ dẫn đến những biến loạn về tâm lý, gây ra các hiện
tượng trầm cảm hoặc đáng sợ hơn đó là tự tử.
Đầu năm 2018 vào ngày 3/1/2018, trên các trang báo mạng xuất hiện hàng
loạt các bài báo với nhan đề “Nữ sinh lớp 7 để lại thư tuyệt mệnh, tự tử trong
lớp học”… Sau đó, ngày 14/1/2018 trên báo Zing.vn (Tri thức trực tuyến) có
bài: “ Báo động học sinh trầm cảm, tự tử vì áp lực học hành”. Bài báo đã đưa ra
dẫn chứng về “nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự tử để
lại 5 lá thư tuyệt mệnh thể hiện sự buồn chán vì kết quả học tập” cùng những
thông tin như: “Theo kết quả y tế trường học giai đoạn 2011-2015 do Bộ Y tế và
Bộ GD&ĐT công bố, số học sinh có ý định tự tử ngày càng tăng cao, cứ 5 em
học sinh lại có một em có ý định tự tử”;“Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó
Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ em có biểu hiện


bệnh lý bị rối loạn cảm xúc, lo âu vì kết quả học tập giảm sút đến khám trong
thời gian qua ngày càng gia tăng”[9].
Ba tháng sau và cách thời điểm khi chúng tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu
này khoảng 5 tháng vào ngày 10 tháng 4 năm 2018, vụ việc nam sinh học sinh
lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) nhảy lầu tự tử [8] đã
gây xôn xao dư luận. Nguyên nhân dẫn đến chuyện đau lòng của nam học sinh
H.T.C (17 tuổi) là do áp lực học tập, em cảm thấy chưa đáp ứng được kì vọng
của gia đình. Điều để lại câu hỏi lớn sau câu chuyện của C. đó là mặc dù C. là
một học sinh có học lực giỏi, điểm trung bình học kì I của C. là 8,9 – những
thành tích không phải học sinh nào cũng đạt được nhưng trong bức thư tuyệt
mệnh em để lại với nội dung do áp lực điểm số, học tập và do áp lực từ gia đình
muốn con mình đứng đầu khối nên em đã tự tử. Xung quanh sự kiện đáng buồn
1


của C. đã có rất nhiều ý kiến “sốc tâm lý”, “chết trong kì vọng”, “tự tử vì áp lực
học tập” nhưng dẫu rằng vậy thì vụ việc tự tử của H.T.C đã gióng lên hồi
chuông báo động nghiêm trọng về nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập mà nhiều
học sinh đang phải chịu đựng.
Từ những vấn đề trên cần cảnh tỉnh với vấn nạn học sinh ngày nay đang
phải từng ngày, từng giờ đối diện với stress trong học tập đặc biệt là stress do áp
lực.
Với mục đích khảo sát và đánh giá thực trạng về stress trong học tập và
nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập do áp lực thành tích ở học sinh THPT,
tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tác động giúp học sinh hình
thành kĩ năng giải tỏa stress cho học sinh THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu stress trong học tập do áp lực thành tích và hình thành kỹ năng giải tỏa
stress cho học sinh lứa tuổi THPT ”.
B. Câu hỏi nghiên cứu
1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về mức độ biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng stress
trong học tập do áp lực thành tích ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay như thế
nào?
- Bằng cách nào để hình thành kĩ năng giải tỏa stress trong học tập do áp
lực thành tích đối với học sinh THPT?
2. Giả thuyết khoa học
- Học sinh THPT thường gặp stress trong hoạt động học tập.
- Nguyên nhân chính dẫn đến stress trong học tập là do áp lực thành tích.
Áp lực thành tích xuất phát từ gia đình; áp lực nhà trường; áp lực từ chính bản
thân học sinh. Trong đó quan trọng là áp lực từ chính bản thân học sinh.
- Có sự chênh lệch về mức độ stress trong học tập do áp lực thành tích
giữa các đối tượng học sinh khác nhau về học lực, về giới tính, về môi trường
học tập, về hoàn cảnh gia đình …
- Đề xuất được một số biện pháp tác động một cách khoa học, hợp lý vào
học sinh THPT nhằm hình thành kĩ năng giải tỏa stress trong học tập do áp lực
thành tích.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về stress, biểu hiện và nguyên nhân
stress trong học tập.
- Bước 2: Xây dựng phiếu hỏi nguyên nhân stress trong học tập do áp lực
thành tích tại các trườngTHPT.
- Bước 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng về mức độ biểu hiện, nguyên
nhân stress trong học tập do áp lực thành tích tại các trườngTHPT.
- Bước 4: Đề xuất một số biện pháp tác động giúp hình thành kĩ năng giải
tỏa stress trong học tập do áp lực thành tích cho học sinh THPT.
- Bước 5: Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
2. Phương pháp nghiên cứu
2



2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và khái
quát hóa các tài liệu có liên quan đến stress, stress trong học tập của học sinh
THPT để nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket
Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở để khảo sát nhận thức
của học sinh về stress, các mức độ biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến stress
trong học tập do áp lực thành tích ở học sinh, các biện pháp mà học sinh sử dụng
để giải tỏa stress.
2.2.2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi quan sát học sinh trong những giờ học trên lớp để xác định
những biểu hiện về stress qua nét mặt, hành vi của họ.
2.2.3. Phương pháp trò chuyện
Chúng tôi tiến hành trò chuyện với một số học sinh nhằm thu thập thêm
thông tin thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình
Chúng tôi lựa chọn một số học sinh có mức độ biểu hiện điển hình về
stress và phân tích sâu những nguyên nhân dẫn đến stress ở họ trong học tập do
áp lực thành tích, tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tác động
nhằm giúp học sinh giảm stress và hình thành kĩ năng giải tỏa stress.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi có tham khảo ý kiến của Tiến sĩ tâm lý học Trần Văn Tính giảng viên tâm lý học của Trường đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
2.2.6. Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Phần mềm Excel để xử lý kết quả khảo sát.
- Phần mềm thống kê giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
D. Tiến hành nghiên cứu
I. Cơ sở lí luận về stress, biểu hiện, nguyên nhân stress trong học tập

của học sinh THPT và biện pháp giải tỏa stress.
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về stress ở nước ngoài
Vào thế kỉ XVII, Stress thực sự nhận được quan tâm và nghiên cứu lần
đầu tiên bởi Hooke với thuyết “Engineering Analogy” (trương đồng cấu trúc)[3].
Tới năm 1956, Hans Selye xuất bản cuốn sách “The stress of life”[1], thuật ngữ
stress được phổ biến sâu rộng trong cộng động theo góc độ y học. Theo Hans
Selye, bất cứ sự kiện nào đòi hỏi sự thích ứng đều làm khởi phát các đáp ứng
sinh lý đặc trưng cho stress. Cho đến hiện nay trên thế giới, stress được nghiên
cứu theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về stress ở trong nước
Ở Việt Nam, stress đã được quan tâm và nghiên cứu. Tác giả Phạm Thu
Hương với đề tài “Stress trong học tập của sinh viên”[3], tác giả Phạm Thanh
Bình với đề tài “Biểu hiện stress trong học tập của học sinh THPT [2]. Tuy
nhiên hầu hết các đề tài đều quan tâm tới thực trạng và biểu hiện sủa stress dưới
3


góc độ Stress tiêu cực mà chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu chi tiết, đầy dủ
về nguyên nhân dẫn Stress trong học tập và nhìn nhận Stress ở mặt tích cực.
Ngoài ra còn có rất nhiều những tạp chí, bài báo viết về stress, cách làm giảm
stress khác.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm stress
a. Định nghĩa về stress
Stress trong tiếng Anh có nghĩa là nhấn mạnh. Năm 1975, Hans Selye
tuyên bố rằng: Stress là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kì thời điểm nào của
sự tồn tại của chúng ta, mỗi tác động bất kì đến một cơ quan nào đó đều gây
stress. Có hai loại stress: Stress bình thường khỏe mạnh là “Eustress” còn loại
stress độc hại là hay tiêu cực là “Distress”[1]. Có nhiều quan điểm khác nhau về

stress tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi lấy khái niệm mà V.P.Dintrenko và
B.G.Mesirriakova đã đưa ra trong cuốn Từ điển Tâm lý học bằng Tiếng Nga làm
công cụ để nghiên cứu: “Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở
con người trong quá trình hoạt động trong những điều kiện phức tạp, khó khăn
của đời sống thường ngày, cũng như trong những điều kiện đặc biệt”[4] để làm
định hướng cho nghiên cứu của mình.
b. Phân loại stress
*Phân loại theo mức độ:
Theo Hans Selye, ông phân chia stress là Eustress và Distress.
*Phân loại theo nguyên nhân gây ra stress:
Có 3 loại stress cơ bản sau: stress sinh thái, stress tâm lý-xã hội và stress
sinh lý. Chúng tôi quan tâm đến stress tâm lý - xã hội. Theo Holme và Rahe
(1967) ngay cả các tác động của những biến cố được xem là rất lý tưởng cũng có
thể gây ra sự khởi phát stress [10]:
+Sự thất vọng: người ta thường thất vọng khi không đạt được điều mình
mong muốn, hoặc tưởng thế này nhưng lại thế kia….Điều này do nhiều yếu tố,
vì hoàn cảnh khách quan, hoặc chủ quan.
+Sự quá tải: là tình trạng mà số lượng kích thích vượt quá khả năng xử lý
đối với chủ thể. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đó, tuy nhiên chủ yếu
là do các yếu tố tâm lý-chủ quan của chủ thể.
+Sự thiếu tải: Ngược lại với quá tải là sự thiếu tải do những kích thích tác
động đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, không tương xứng với khả năng của chủ thể.
c. Biểu hiện của stress: về mặt cơ thể; về mặt trí tuệ; về mặt cảm xúc; về
mặt hành vi
d. Nguồn gốc của stress
Theo Võ Văn Bản [7], có thể phân chia nguồn gốc gây ra stress như sau:
* Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài: từ cuộc sống gia đình; từ môi
trường, xã hội; từ môi trường tự nhiên.
* Nguồn gốc từ bản thân: Yếu tố sức khỏe; yếu tố tâm lý.
1.2.2. Stress trong học tập do áp lực thành tích

a. Khái niệm “Áp lực thành tích”
4


Theo từ điển Tiếng Việt, “áp lực” là sức ép; “thành tích”: kết quả tốt đẹp
do nỗ lực đạt được. Như vậy, “áp lực thành tích” được hiểu sức ép để đạt kết
quả tốt đẹp. Sức ép được hiểu từ điều kiện khách quan, từ môi trường bên ngoài
và sức ép từ điều kiện chủ quan, từ môi trường bên trong từ nỗ lực chính bản
thân.
b. Những nguyên nhân chính gây ra “áp lực thành tích”
* Nguyên nhân khách quan: Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài
-Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: những tác nhân gây nên stress từ phía
gia đình là thường gặp nhất. Đặc biệt là những kì vọng từ người thân đến bản
thân của chủ thể.
-Nguồn gốc từ môi trường, xã hội: Chú trọng là yếu tố môi trường học tập
(nhà trường, thầy cô, bạn bè…) đến chủ thể.
* Nguyên nhân chủ quan: Nguồn gốc từ bản thân:
-Yếu tố tâm lý: Đó là trình độ thích nghi của các thuộc tính tâm lý, bao
gồm: năng lực, ý chí, tình cảm, như cầu và trình độ nhận thức, kinh nghiệm,…
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT
Học sinh THPT là học sinh mang lứa tuổi từ 15-18 tuổi, hay còn được gọi
là tuổi đầu thành niên. Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong thời kì quá độ từ
trẻ em sang người lớn, trong giai đoạn này có nhiều sự thay đổi về thể chất, trí
lực, đạo đức….và yếu tố tâm lý.
II. Thực trạng về mức độ biểu hiện, nguyên nhân stress trong học tập
do áp lực thành tích học sinh THPT
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 603 học sinh tại các trường THPT trên địa bàn
tỉnh Lào Cai. Bao gồm: Trường PTDTNT THCS - THPT huyện Bảo Yên.
Trường THPT số 2 TP Lào Cai. Trường PTDTNT THCS - THPT huyện Sa

Pa.Trong các trường, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên số học sinh tham gia nghiên
cứu.
Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu
Lớp
Biến số
Giới tính
Học lực
Đội tuyển HSG

Nam
Nữ
TB
Khá
Giỏi
CTT
CCTT

Khối 10
SL
%
66
33.8
129 66.2
12
6.1
141 72.3
42
21.6
48
45.7

57
54.3

Khối 11
SL
%
54
27.2
144 72.8
21
10.6
132 66.6
45
22.8
0
0
45
100

Khối 12
SL
%
81
38.5
129
61.5
27
12.8
162
77.1

21
10.1
9
21.4
33
78.6

Chung
SL
201
402
60
435
108
57
135

%
33.2
66.8
9.9
72.1
18
29.6
70.4

2.2. Thực trạng mức độ nhận thức về stress của học sinh THPT
2.2.1. Thực trạng nhận thức về stress nói chung của học sinh THPT
Bảng 2.2: Quan niệm của học sinh THPT về stress nói chung
Lớp

10

Giới
tính
Nam

Những quan niệm của học sinh về Stress
QN 1
QN 2
QN 3
SL
%
SL
%
SL
15
22.7
45
68.1
6

%
9.2

QN 4
SL
0

%
0


5


11
12
Chung

Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Tổng

39
33
60
24
45
72
141
213

30.2
61.1
41.6
29.6

34.8
35.8
35
35.3

84
18
69
57
84
120
237
357

65.1
33.3
47.9
70.4
65.2
59.7
59.3
59.2

3
3
12
0
0
9
15

24

2.3
5.6
8.3
0
0
4.5
3.7
3.9

3
0
3
0
0
0
6
6

2.3
0
2.2
0
0
0
1.6
0.9

Như vậy có 357 học sinh chiếm 59.2% tổng số học sinh được điều cho có

quan niệm : Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý. Bên cạnh đó có 35.3%
quan niệm Stress là những biến đổi trong hoạt động tâm lý, sinh lý của cơ thể,
có 3.9 % quan niệm Stress là suy nhược cơ thể, có 0.9 % quan niệm Stress là
căn bệnh thần kinh. Ngoài ra không có học sinh nào có ý kiến khác.
Xét về giới chúng ta thấy : Có 237 học sinh nữ cho rằng Stress là trạng
thái căng thẳng về tâm lý. Với quan niệm Stress là những biến đổi trong hoạt
động tâm lý, sinh lý của cơ thể số học sinh nữ đồng ý là 141.
Thông qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng học sinh THPT mới nhìn stress
ở mặt tiêu cực mà chưa thấy hết được mặt tích cực, mặt có lợi của stress.
2.2.2. Thực trạng quan niệm về nguyên nhân dẫn đến stress của học
sinh THPT
Bảng 2.3; biểu đồ 1: Những quan niệm của học sinh THPT về nguyên nhân gây
ra stress.
Lớp

Giới
tính

10

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Những quan niệm của học sinh THPT về nguyên nhân gây ra stress.
QN 1
QN 2
QN 3

QN 4
QN 5
QN khác
SL %
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
9
13.6 3
4.5
12
18.4 3
4.5
39
59.0 0
27 20.9 18 14.1 27
20.9 0
0
57
44.1 0
9
16.6 9
16.6 18
41.7 0
0

18
41.7 0
21 14.5 27 18.7 30
20.8 12
8.4
54
37.3 0
3
3.7
6
7.4
21
25.9 9
11.2 42
51,8 0

Nữ

18

13.9

12

9.5

45

34.8


18

13.9

36

27.9

0

Nam
Nữ
Tổng

21
66
87

11.3
16.4
13.9

18
57
75

9.5
14.1
11.8


51
102
153

28.7
25.5
27.1

12
30
42

5.2
7.4
6.3

99
147
246

50.8
36.4
43.6

0
0
0

11
12

Chu
ng

Nguyên nhân mà học sinh THPT lực chọn nhiều nhất là NN 5 “Do học
tập, lao động quá căng thẳng” và NN 3 “Là những vấn đề gây sốc”. Vì đây đều
là những nguyên nhân khách quan nên có thể nói rằng học sinh THPT chưa chú
ý đến những nguyên nhân chủ quan.
2.3. Thực trạng mức độ stress và nguyên nhân dẫn của stress trong
học tập do áp lực thành tích của học sinh THPT
6


2.3.1. Mức độ stress trong học tập do áp lực thành tích của học sinh
THPT.
a. Mức độ Stress trong học tập do áp lực thành tích theo giới tính
Bảng 2.4; biểu đồ 2: Mức độ biểu hiện stress trong học tập do áp lực thành tích
theo giới tính.
Khối

GT

SHS

10

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Nữ
Nam
Nữ

66
129
54
144
81
129
201
402
603

11
12
Chung

Các mức độ Stressvà số lần lực chọn
RTX
TX
TT
KCBH
408
378
744
354
624
1269
1518

597
360
522
570
261
936
1224
1590
723
864
675
810
369
1212
1197
1260
567
1728
1575
2124
984
2772
3690
4368
1887
4500
5265
6492
2871


ĐTB
28.55
31.07
31.72
31.06
33.56
32.84
31.90
31.63
31.72

Thứ
bậc
6
4
3
5
1
2

- Xếp thứ bậc 1 mức độ stress là nam học sinh khối 12 là 33.56 điểm ở thứ bậc
2 là nữ học sinh khối 12 với điểm trung bình là 32.84 điểm, tiếp theo là nam học
sinh khối 11 với 31.07 điểm. Như vậy, xét về giới tính thì học sinh nam thường
có xu hướng bị áp lực thành tích hơn học sinh nữ và tăng dần theo khối lớp.
b. Mức độ stress trong học tập do áp lực thành tích theo học lực.
Bảng 2.5; biểu đồ 3. Mức độ stress trong học tập do áp lực thành tích theo học
lực
Khối

Học lực


SHS

10

TB
Khá
Giỏi (đội tuyển)
TB
Khá
Giỏi (Đội tuyển)
TB
Khá
Giỏi (Đội tuyển)
TB
Khá
Giỏi (Đội tuyển)

12
87
96
21
132
45
27
138
45
60
357
186


11
12
Chung

Các mức độ Stress và số lần lực chọn
RTX TX
TT
KCBH
12
117
108
84
384
630
1008
495
552
828
1218
278
96
189
174
141
1896
1125
156
330
372

468
420
216
180
234
174
195
1672
1062
408
288
468
549
390
147
288
540
456
420
4788
2817
1572
1113
1392
1845
2028
780

ĐTB TB
26.8

28.9
31.4
28.6
26.6
32.8
29.0
30.9
34.5
28.4
28.8
32.5

8
6
3
7
9
2
5
4
1

7


Những học sinh có học lực giỏi hoặc tham gia các đội tuyển học sinh giỏi
có mức độ stress cao hơn học lực khá, học lực trung bình. Đứng thứ bậc thứ 1 là
học sinh có học lực giỏi hoặc tham gia đội tuyển HSG lớp 12 với 34.5 điểm,
đứng thứ 2, thứ 3 là học sinh có học lực giỏi hoặc tham gia đội tuyển HSG lớp
11, 10 với 32.8 điểm, 31.4 điểm.

Tóm lại, áp lực thành tích trong học tập đang ảnh hưởng lớn đến các bạn
học sinh và đặt ra những mặt tích cực cũng như tiêu cực. Điều này đòi hỏi bản
thân học sinh cần có sự nhìn nhận toàn diện về áp lực thành tích trong học tập.
2.4. Những nguyên nhân dẫn tới stress trong học tập do áp lực thành
tích.
Chúng tôi trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nguyên nhân gây ra stress
dẫn đến stress trong học tập do áp lực thành tích và đưa ra 15 NN trong đó có 7
NN khách quan và 8 NN chủ quan.
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Bảng 2.6, biểu đồ 4: Nguyên nhân khách quan Stress trong học tập do áp lực
thành tích ở học sinh THPT
Những nguyên nhân Mức độ cụ thể và số lần lựa chọn
khách quan
KCBH
TT
TX
LC
Điểm LC
Điểm LC
NN1
189
189
234 468
96
NN2
102
102
147 294
177
NN3

126
126
84
168
237
NN5
282
282
105 210
78
NN10
198
198
141 282
222
NN11
63
63
129 258
258
NN12
39
39
189 378
165

Điểm
288
531
711

234
666
774
495

RTX
LC
81
174
153
135
39
150
207

Điểm
324
696
612
540
156
600
828

Tất cả các nguyên nhân khách quan mà nhóm nghiên cứu lựa chọn đều
gây ra stress trong học tập do áp lực thành tích ở học sinh THPT và chủ yếu tập
chung vào 2 mức độ: Rất thường xuyên và thường xuyên.
* Ở mức RTX: NN12 Phương pháp giảng dạy của một số thầy cô khiến bạn cảm
thấy khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức nhưng bạn không dám hỏi lại
thầy(cô) đó đứng cao nhất với 207 lựa chọn và 828 điểm. Đứng thứ hai là NN2:

Sự kì vọng của cha mẹ và thầy cô khiến bạn cảm thấy có quá nhiều áp lực với
8


696 điểm. NN3: Áp lực điểm số từ thầy cô làm bạn căng thẳng đứng thứ 3 với
612 điểm.
* Ở mức TX: Đứng đầu tiên là NN11: Yêu cầu của một số thầy(cô) quá cao làm
bạn thấy rất áp lực và căng thẳng với 258 lựa chọn, 774 điểm. NN3: Áp lực
điểm số từ thầy cô làm bạn căng thẳng đứng thứ 2 với 711 điểm. Đứng thứ 3 là
NN10: Việc cha mẹ bạn thường xuyên hỏi tới kết quả học tập của bạn khiến bạn
thấy khó chịu 666 điểm .
Điều đó cho thấy, sự kì vọng lớn từ phía thầy cô và cha mẹ đang tạo sức
ép mạnh mẽ tác động đến học sinh trong quá trình học tập.
Bảng 2.7; biểu đồ 5: Các mức độ nguyên nhân khách quan dẫn tới Stress trong
học tập do áp lực thành tích theo khối lớp
Lớp

SHS

10
11
12
Chu
ng

195
198
210
603


LC
Điểm

Các mức độ nguyên nhân khách quan gây ra Stress do áp
lực thành tích và số lần lựa chọn
KCBH
TT
TX
RTX
LC Điểm LC
Điểm LC
Điểm LC
Điểm
801 801
933 1866
588 1764
603 2412
765 765
927 1854
405 1215
573 2292
828 828
978 1956
648 1944
690 2760
2394
2838
1641
1866
2394

5676
4923
7464

ĐTB TB

35.1
30.9
35.7
33.9

2
3
1

Các nguyên nhân khách quan gây ra stress trong học tập do áp lực thành
tích tác động lớn đến học sinh lớp 12, lớp 10 cuối cùng lớp 11. Điều này có thể
lí giải được vì khối 12,10 là hai khối đầu và cuối của bậc THPT vì thế, sự kì
vọng của thầy cô và bố mẹ đến học sinh là rất lớn.
Khi được phỏng vấn điều tra bạn C.T.K học sinh lớp 12 (Trường
PTDTNT Bảo Yên), có học lực TB cho biết: “Sức học của mình bình thường, vì
bố mẹ muốn mình vào học trường PTDTNT nên mình đã phải cố gắng hết sức,
ôn ngày ôn đêm mới thi đỗ vào 10. Giờ đang học lớp 12, mình nghĩ với lực học
của mình khả năng đỗ vào ĐH là khó nhưng bố mẹ đã hướng cho mình đi học
ĐH, mình chỉ biết cố gắng, cố gắng thật nhiều để không phụ công lao của bố
mẹ”.
Cùng sức ép từ phía gia đình nhưng bạn N.T.M (Trường THPT số 2 TP
Lào Cai) lại quan điểm khác: “Bố mẹ mình rất thường xuyên hỏi về kết quả học
tập của mình nhưng mình không thấy khó chịu chút nào. Ngược lại, mình còn
thấy rất vui vì bố mẹ quan tâm đến mình. Thầy cô cũng kì vọng vào mình sẽ đỗ

tốt nghiệp rồi đỗ cao đẳng, đại học, mình sẽ cố gắng”.
Tóm lại, qua việc điều tra về nguyên nhân khách quan dẫn đến stress
trong học tập do áp lực thành tích, nhóm nguyên cứu thấy rằng sự kì vọng từ
người thân, gia đình và thầy cô có ảnh hưởng lớn, gây ra sức ép về mặt tâm lý
9


cho học sinh THPT. Tuy nhiên rất nhiều học sinh nhìn nhận về sự kì vọng này
theo hướng tiêu cực nên thấy khó chịu, căng thẳng….Điều này cho thấy cần có
giải pháp phù hợp để giải tỏa stress trong học tập do áp lực thành tích từ phía
nguyên nhân khách quan.
2.4.2.Nguyên nhân chủ quan
Bảng 2.8; biểu đồ 6: Số lần lựa chọn Nguyên nhân chủ quan ở mức độ TX và RTX
Số lần lựa chọn NN chủ quan
Lớp
10

11

12

Chun
g

TB

Mức

NN4 NN6


NN7

NN8

NN9

NN13 NN14 NN15 Điểm ĐTB

TX

30

27

24

27

42

72

39

45

2758

4.71


RTX

33

6

30

54

18

57

57

75

3960

6.77

TX

39

30

15


39

30

57

36

48

882

4.45

RTX

39

21

12

33

21

60

24


24

936

4.73

TX

51

60

9

39

54

63

54

48

1134

5.40

RTX


48

42

24

51

27

54

30

30

1332

6.34

TX

120

117

48

105


126

192

129

141

Điểm

360

351

144

315

378

576

387

423

RTX

120


69

66

138

66

198

111

129

Điểm

480

207

264

552

264

792

444


516

Tổng

840

558

408

867

642

1368

831

939

4

7

8

3

6


1

5

2

Nguyên nhân chủ quan có tổng số điểm của cả hai mức độ RTX và TX cao
nhất là NN 13: Bạn không thấy hài lòng về kết quả của bạn với 1368 điểm. Đứng
thứ hai là NN 15: Bạn không biết cách sắp xếp thời gian và lựa chọn phương pháp
học hiệu quả dù đã rất cố gắng với 939 điểm và đứng thứ 3 là NN 8: Bạn đã rất cố
gắng học tập nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn với 867 điểm.
Tóm lại:
- Nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất là do học sinh THPT không biết bố trí, sắp
xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Học sinh chưa hình thành phương pháp học
tập có hiệu quả đối với từng môn học cũng như xác định mục tiêu phấn đấu đối với
từng môn học.
- Nguyên nhân khách quan cơ bản nhất là do phương pháp giảng dạy của giáo
viên bộ môn, áp lực từ chất lượng bộ môn.
Điều đó đặt ra vấn đề học sinh THPT cần có kĩ năng ứng phó và giải tỏa stress.
10


III. Một số biện pháp tác động giúp học sinh THPT hình thành kĩ
năng giải tỏa stress
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn điều tra:
+ Nếu trang bị cho học sinh THPT những hiểu biết nhất định về stress đặc
biệt là stress trong học tập do áp lực thành tích cũng như những cách ứng phó
thông thường có thể giúp học sinh lựa chọn cho mình một cách ứng phó hợp lý
nhất làm giảm stress có hại trong học tập.

+ Việc phối hợp nhịp nhàng thường xuyên các phương pháp ứng phó khoa
học kết hợp trong quá trình học tập của của học sinh THPT sẽ hình thành kỹ
năng giải tỏa stress.
3.2. Các biện pháp đề xuất
3.2.1 Nhóm biện pháp giúp học sinh THPT hình thành kỹ năng quản
lý stress.
a. Biện pháp ngăn ngừa stress
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ vitamin. Đảm bảo giấc ngủ. Chọn
chơi một môn thể thao hoặc tập thể dục điều độ…
b. Biện pháp nhận biết stress
Không phớt lờ những triệu chứng khác lạ của cơ thể. Chấp nhận stress,
xem stress như một phản ứng mang tác dụng tích cực…
c. Biện pháp tự chăm sóc để giải tỏa stress
Hạn chế và nói “Không” với những thức uống có cồn… có thể đem lại
cảm giác như giải tỏa được stress …Tìm người tin tưởng để trò chuyện…
3.2.2. Nhóm biện pháp giúp học sinh THPT hình thành kỹ năng cân
bằng các hoạt động trong học tập, sinh hoạt.
a. Biện pháp tự làm chủ bản thân
Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Nhận thức rõ về bản thân:
biết mình muốn gì? cần gì? định hướng cho tương lai…
b. Biện pháp giải quyết vấn đề
Xác định rõ mức độ quan trọng của từng hoạt động đối với bản thân, biết
chọn lọc hoạt động phù hợp. Căn cứ trên thời khóa biểu và kế hoạch, tự nhắc
việc để làm. Sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện kỹ thuật (máy tính,
điện thoại…) cho sự hoàn thành công việc.
3.3. Thực nghiệm tác động giúp học sinh THPT hình thành kĩ năng
giải tỏa stress trong học tập do áp lực thành tích.
3.3.1: Các bước triển khai thực nghiệm
Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng)

Trên cơ sở điều tra cho thấy mức độ stress cao nhất trong học tập do áp
lực thành tích là học sinh 12. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 34 học sinh lớp 12 và
chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm (17 học sinh trường PTDT THCS THPT Bảo Yên), nhóm đối chứng (17 học sinh trường PTDTNT THCS - THPT
Sa Pa).
Bước 2: Triển khai thực nghiệm
11


- Tiến hành thực nghiệm này với sự phối hợp của hai công đoạn:
+ Công đoạn I: Trang bị nhận thức về stress cho học sinh THPT
+ Công đoạn II: Tổ chức một số biện pháp hình thành kỹ năng giải tỏa
stress trong học tập cho học sinh THPT.
Bước 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Tiến hành khảo sát mức độ stress ở cả hai nhóm.
- Xử lý số liệu khảo sát.
- Áp dụng toán học thống kê.
3.3.2. Nội dung triển khai cụ thể
3.3.2.1. Công đoạn 1: Trang bị nhận thức về stress cho học sinh THPT:
Bước 1: Chúng tôi tổ chức một buổi nói chuyện với những học sinh có
trong danh sách thuộc nhóm thực nghiệm đã được lựa chọn những kiến thức
hiểu biết chung về stress; hỏi và trả lời trực tiếp những về những vấn đề liên
quan đến stress. Chúng tôi cung cấp một số cách có thể làm giảm stress có hại
trong học tập. Cuối buổi, chúng tôi phát tài liệu và mời nhóm học sinh thực
nghiệm đóng tình huống trong các tiểu phẩm về stress trong học tập trong
chương trình “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”.
Bước 2: Tổ chức chương trình “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”, tổ
chức vào 2 tiết chào cờ của hai tuần học liên tiếp tại trường PTDTNT THCS THPT Bảo Yên.
a. Tiết 1 - “Stress là gì”
- Nội dung : Trò chuyện, trao đổi với học sinh THPT về khái niệm stress,
phân loại stress, nguyên nhân dẫn đến stress.

- Cách triển khai :
+ Đưa ra các khái niệm stress, phân loại stress, nguyên nhân dẫn đến
stress. Trao đổi với học sinh về các khái niệm trên.
+ Đưa ra một số tình huống qua tiểu phẩm, trò chơi giúp học sinh hiểu
thêm về các nội dung trên .
b. Tiết 2 - “Các biện pháp tự quản stress”
- Nội dung : Cung cấp những biện pháp giúp học sinh hình thành kỹ năng
quản lý stress: biện pháp ngăn ngừa stress, biện pháp nhận diện stress, biện pháp
tự chăm sóc giải tỏa stress.
- Cách triển khai :
+ Trao đổi, nói chuyện với học sinh THPT về những biện pháp giúp học
sinh hình thành kỹ năng quản lý stress.
+ Đưa ra một số tình huống thực tế qua tiểu phẩm để học sinh nhận biết
cách giải quyết bằng một số biện pháp đơn giản đã nêu.
+ Học sinh phát biểu ý kiến và đưa ra nhận xét về bản thân sau khi được
tìm hiểu và thực hành các biện pháp.
3.3.2.2. Công đoạn 2 : Tổ chức một số biện pháp hình thành kỹ năng giải
tỏa stress trong học tập cho học sinh THPT.
Chúng tôi tiến hành tác động đến nhóm thực nghiệm trong khoảng thời
gian 2 tuần. Quá trình công đoạn 3 được chúng tôi gói gọn vào 3 bước.
12


Bước 1 : Thực hiện tác động giúp học sinh nhận thức đúng đắn về bản
thân đối với hoạt động học tập.
+ Cách tiến hành :
* Lập bảng với hai cột A - Những môn học tốt và B - Những môn học
chưa tốt, liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu trong việc học tập các môn học
đó của bản thân một cách trung thực nhất.
- Lên kế hoạch cụ thể và chi tiết cho mục đích học tập của mình.

+ Cách tiến hành :
* Vạch ra những mục đích học tập lớn nhất, cần thực hiện nhất.
* Sắp xếp thứ tự mục đích theo mức độ quan trọng, theo hạn định hoàn
thành.
* Thực hiện lần lượt những mục đích học tập theo thứ tự và quyết tâm
thực hiện những mục đích học tập ấy một cách triệt để và hiệu quả.
Bước 2 : Thực hiện tác động giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong quá
trình học tập.
+ Cách thức tiến hành :
* Mỗi khi gặp khó khăn, thử thách, hãy tự nhắc nhở bản thân ngay lập tức
phải tìm cách khắc phục, vượt qua nó. Tự đặt câu hỏi : “tôi cần phải làm gì ?”,
“tôi sẽ làm gì?”, thay vì đặt câu hỏi “tôi có thể làm không ?”.
* Ngừng tự trách, ngừng nghĩ về những khó khăn mà hướng suy nghĩ về
những biện pháp cụ thể để vượt qua thử thách mà bản thân đang gặp phải.
* Phát huy tối đa những tính năng của phương tiện kỹ thuật (điện thoại,
máy tính…) để giải quyết vấn đề.
- Học cách chia sẻ những áp lực mà bạn gặp phải với người thân và bạn
bè.
* Khi gặp áp lực trong học tập, bạn có thể tâm sự với thầy cô của mình.
* Khi gặp áp lực trong học tập, bạn có thể tâm sự với bố mẹ mình.
Bước 3 : Thực hiện tác động giúp học sinh nâng cao sức khỏe thể chất, có
được tinh thần thoải mái, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng và tiếp cận với phương
pháp học mới ở một số môn học (Toán, Văn).
- Chúng tôi tiến hành thay đổi thời gian biểu của nhóm thực nghiệm.
+ Cách tiến hành: Tham gia các môn thể thao như: cầu lông, bóng đá,
chạy bộ, bóng chuyền,...
+ Ngoài ra, học sinh nhóm thực nghiệm còn được mời vào “căn phòng
giải trí” thực chất phòng đoàn thanh niên nhà trường. Tại đây chúng tôi bố trí
không gian giải trí nhỏ bao gồm :
* Không gian mỹ thuật (bạn có thể vẽ bất kì điều gì mà bạn thấy có áp lực

và được dán lên tâm điểm và thực hiện trò chơi phi tiêu).
* Không gian âm nhạc (bạn được nghe những bản nhạc cổ điển, ghitar…).
* Không gian sách (bạn được đọc những cuốn truyện tranh, tạp chí…).
- Chúng tôi đề nghị sự trợ giúp từ các thầy giáo bộ môn (Văn, Toán) về
việc thay đổi phương pháp dạy học của các thầy cô : tăng cường thảo luận nhóm
của nhóm học sinh, cho học sinh tham gia các bài toán vui, giải ô chữ…phù hợp
với nội dung bài học.
13


+ Kết hợp với phương pháp quan sát, sau mỗi tiết học chúng tôi đều mời
hoặc nhắc nhở học sinh nhóm thực nghiệm nếu cảm thấy căng thẳng (chân tay
run, toát mồ hôi…) hãy cố gẵng giữ bình tĩnh, lặp đi lặp lại trong đầu những suy
nghĩ tích cực, tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng, hít thở sâu, đều và mỉm cười.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra ở
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kết thúc tác động. Phiếu điều tra
được tiến hành với tổng số 34 học sinh, kết quả điều tra được thống kê bằng
phần mềm Excel.
Chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh
lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 3.1 Bảng kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm
đối chứng, nhóm thực nghiệm trước tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
42,17
38,88
Kiểm chứng T-test độc lập
0,079

Với p = 0,079 >0,05 do đó sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm
không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương.
Sau khi tiến hành các biện pháp tác động giúp học sinh PTDTNT giải tỏa
stress với nhóm thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Bảng so sánh điểm trung trình của nhóm đối chứng, nhóm thực
nghiệm sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
31,06
26,88
Độ lệch chuẩn
6,49
4,83
Kiểm chứng T-test độc lập
p = 0,04
Mức độ ảnh hưởng (ES)
0,86
SMD
Bảng thống kê trước tác động minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả
p=0,04<0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Từ bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,86 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các
biện pháp tác động nhóm thực nghiệm giúp học sinh giải tỏa stress trong học tập
do áp lực thành tích là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Vận dụng một số phương pháp đề xuất giúp học sinh hình
thành kĩ năng giải tỏa stress trong học tập do áp lực thành tích” đã được kiểm

chứng.
3.3.4. Kết luận chung về thực nghiệm

14


- Thông qua việc tác động một số biện pháp giải tỏa stress trong học tập do áp
lực thành tích đã giúp học sinh trường THPT giảm mức độ tress một cách hiệu quả
bước đầu hình thành kĩ năng giải tỏa stress.
- Các kết quả thu được từ thực nghiệm đã cho chúng tôi nhiều dẫn liệu để bổ
sung và chỉnh lí cách thức tác động đến học sinh trường THPT một cách có hiệu quả
nhất.
KẾT LUẬN
1. Qua điều tra thực trạng biểu hiện và nguyên nhân stress trong học tập
do áp lực thành tích của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
chúng tôi nhận thấy học sinh có mức độ stress trong học tập do áp lực thành tích
khá cao (Thường xuyên, rất thường xuyên); xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng tỉ lệ lớn do bản thân học sinh chưa hiểu đầy đủ về stress (stress tích
cực) để nhận thức áp lực thành tích thành động lực học tập nên chưa có phương
pháp học phù hợp để giảm căng thẳng.
2. Để góp phần giảm thiểu mức độ và giải tỏa stress trong học tập của học
sinh tại ba trường THPT, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp bao gồm: Nhóm
biện pháp nâng cao nhận thức về stress trong học tập dưới hình thức tuyên
truyền; Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng giải tỏa stress dưới hình thức: tự
nhận thức bản thân, giải quyết các vấn đề trong học tập, tìm kiếm sự trợ giúp,
hình thức mới (giải trí, tăng cường thể chất, phương pháp học tập mới) để giải
tỏa stress.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hans Selye (1956), The stress of life, Nxb McGraw-Hill
2. Phạm Thanh Bình, Biểu hiện stress trong học tập của học sinh phổ

thông trung học - Luận văn thạc sĩ tâm lý, ĐH Sư phạm Hà Nội.
3. Phạm Thu Hương, Stress trong học tập của sinh viên - Luận văn thạc sĩ
tâm lý.
4. Nguyễn Thị Hải (2008), Nghiên cứu stress ở người trưởng thành, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học tâm lý học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
5. Cách giảm stress tốt nhất, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
6. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.
7. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học.
8. />9. />10. www.tamlytrileu.com/stress1.htm

15



×