Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tôn sư trọng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.95 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Phần I: Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
(Có tài liệu kèm)
Phần II:
Kính thưa các thầy cô giáo!
Các em học sinh yêu quí!
Dân tộc Việt Nam có truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước,
có truyền thống nhân ái. Dân tộc ta còn sáng ngời bởi truyền thống “
Tôn sư trọng đạo”.
Từ xa xưa vai trò người thầy được đề cao bởi quan niệm trong nhân
dân:
“ Không thầy đố mày làm nên”.
Xã hội ghi nhận công ơn người thầy đánh giá cao vị trí người thầy”
Không có vĩ nhân anh hùng nào trên trái đất này không qua bàn tay
dìu dắt và dạy dỗ của người thầy giáo.”.
Trong xã hội xưa mọi người quen với câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư”
có nghĩa là “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.”Trong xã
hội ngày nay, Bác hồ kính yêu đã từng khẳng định: “ Không có thầy
giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ cuả thầy giáo là rất quan trọng
và rất vẻ vang.”
Cố thủ tướng Phạm văn Đồng cũng đã từng nói: “Nghề dạy học là
nghề cao quí trong tất cả các nghề cao quí, nghề sang tạo nhất trong
các nghề sáng tạo”
Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người cây thông
trên sườn núi, như cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương hiến
dâng trí tuệ, sức lực cho đời . Từ bao đời nay cha ông ta truyền dạy
cho con cháu câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Lời dạy ấy ăn sâu vào máu thịt lớn lên theo năm tháng cùng


cuộc đời của mõi con người. Câu ca ấy cũng đủ minh chwnga cho
long kính yêu sự trân trọng biết ơn mà nhân dân ta đã giành cho các
nhà giáo- những kĩ sư tâm hồn của thời đại.
Ấy thế mà có một thời… chúng ta hãy ngược dòng thời gian để
thấy hết nỗi buồn vui thăng trầm nghề giáo.
Thuở ấy…khi cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ (CLV)khi ngẩng đầu
lên chẳng thấy mặt trời, khi “cha ông ta đấm nát bàn tay trước cửa
cuộc đời, cửa vẫn đóng, đời im ỉm khóa”nhiều thầy giáo cũng gác bút
nghiên theo việc binh đao.
Dấu ấn một thời còn in đậm trong thơ Cao Bá Quát:
Nhà trống ba gian, một thầy , một cô một chó cái
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Còn Tú Xương bậc thầy trào phúng, thần thơ thánh chữ có lúc túng
quẫn vì nghèo đói , vì hỏng thi đã tự trách mình và than nghề dạy
học:
Thầy đồ thầy đạc, dạy học dạy hành
Vài quyển sách nát, năm thằng trẻ ranh
( Phú hỏng thi)
Cũng có một thời những sĩ tử khi chọn nghề đắn đo suy nghĩ “ chuột
chạy cùng sào mới vào sư phạm”Những thầy giáo Thứ, thầy San,
thầy Điền trong tác phẩm Nam Cao từng bị áo cơm ghì sát đất vẫn
không nguôi giấc mộng văn chương còn ám ảnh trong ta. Trong hoàn
cảnh ấy vẫn sáng ngời bao tấm gương nhà giáo liêm khiết, cương trực
giữ mình trong sạch không màng danh lợi như thầy Lê VĂn Hư, thầy
Chu Văn An, thầy nguyễn Phi Khanh, thầy Trần Ân Chiêm, thầy Lê
Hữu trác, thầy Lê Quí Đôn…đến nhà giaoos nữ dầu tiên của nước ta
là bà Ngô Chi Lan ở thế kỉ XV quê ở Phù Lễ, Kim Hóa, Sóc Sơn, Hà
Nội đã được vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy học. Bà là người
đức độ tài ba. Thầy Đỗ Năng Tế dạy học cho Hai Bà Trưng – nữ
tướng – người xưng vương đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Hai bà là

người tài giỏi, yêu nước, có chí hướng xây dựng cơ đồ đất nước. Và
rất nhiều thầy giáo như Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, phân
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, phan Bội Châu, Lê Đại, Nguyễn Thị
Hinh, Nguyễn Phúc Miên Thẩm…
Tên tuổi cúa các nhà giáo được ghi vào tâm trí mỗi người tuy họ
chẳng được bảng vàng bia đá.
Tôi muốn kể về câu chuyện cảm động về thầy giáo Chu Văn An.
Thầy sinh năm 1292 mất năm 1370 sống ở đời nhà Trần. Quê thầy ở
thôn Văn , xã Quang Liệt, Huyện Thanh đàm nay là Thanh trì Hà
nội.Thầy là vị quan chính trực, nhà nho chân chính, một hồn thơ
trong sang, một người thầy mẫu mực.
Thi đậu thầy được bổ dụng làm quan nhưng không phải chuyên trách
chính sự mà quản lí trường Quốc Tử Giám- nơi đào tạo nhân tài cho
đất nước.
Thầy được đánh giá là nhà sư phạm toàn diện nhất trong lịch sử đất
nước ta. Thầy đã từng viết bản tấu dâng lên vua Trần Dụ Tông xin
chém 7 tên gian thần nhưng không được chấp nhận . Thầy về ở ẩn
theo đuổi nghề dạy học. Học trò theo học rất đông. Chuyện về thầy
như là huyền thoại.
Thầy dạy học học trò theo học rất đông. Trong đám học trò có
một người học hành chăm chỉ nhưng e dè, nhút nhát. Thầy thấy lạ cho
ngươì theo dõi. Người nhà đi theo đến đầm Cung hoàng thì không
thấy nữa nên trở về báo lại với thầy. Lúc ấy thầy biết người học trò
kia là Thủy thần giả dạng nhưng thầy vẫn dạy bình thường. Thế rồi
đến năm ấy trời hạn nặng, nhân dân trong vùng cực khổ đủ điều.
Thầy thương dân , thầy gọi người học trò kia đến và bảo:
“ Trời gây ra hạn hán thầy không biết làm sao, nhưng mắt thầy thấy
cảnh nhân dân cực khổ thầy không khỏi chạnh lòng. Nếu anh có phép
thuật hãy giúp thầy cứu dân.”
Người học trò nghe lời thầy mài mực hòa với nước đổ ra sân,

vẩy lên trời. Quả nhiên một lúc sau trời đổ mưa rất lớn làm cơn hạn
hán đẩy lùi. Sau khi trời tạnh ngươi học trò cáo từ ra về. Sáng hôm
sau thầy không thấy anh học trò trở lại thầy sinh nghi bèn ra đầm
Cung Hoàng để xem thì thấy xác một con giải lớn nổi lên trên mặt hồ.
Thầy biết đó là anh học trò thủy thần nên khóc lóc thảm thương rồi
người sai người đưa xác đi chôn cất tử tế. Câu chuyện quả thật khó
tin nhưng lại thể hiện một sự thật là: Chu Văn An- người thầy giáo có
đức, có tài, vì dân, vì nước. Đức tài đó khiến cho quỉ thần mến mộ và
tìm đến để học hỏi.
Chỉ có thầy Chu Văn An mới có đạo đức siêu phàm này. Điều
đó giúp chúng ta hiểu tại sao lại có nhiều chuyện kể về thầy mang
tính huyền thoại như vậy. Khi thầy mất Vua Trần giành cho thầy vinh
dự lớn nhất ddooois với một trí thức được thờ trong Văn miếu - Hà
nội.
Chunga ta không thể quên tấm gương thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu -
Người con của đất Ba Tri , sống cuộc đời nhiều bất hạnh, chịu mù lòa
trong cảnh nước mất nhà tan nhưng ông đã vượt lên số phận mở lớp
dạy học , hữa bệnh cho dân nghèo, sang tác thơ văn chống quân xâm
lược và bán nước. Ngày thầy từ giã cõi đời , đưa tiễn thầy cả cánh
đồng Ba tri ngập trắng khăn tang và tiếng khóc thương tha thiết.
Những thế hệ học trò vẫn khắc ghi lời dạy của thầy:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Cách mạng tháng Tám thành công , lịch sử sang rang .Thuở nô lệ
dân ta nước mất, cảnh cơ hàn trời đất tối tăm không còn nữa bỏ lại
phía sau những trang sử buồn mà lẫm liệt bi hung. Trong sự nghiệp
xây dựng và bảo về đất nước xuất hiện đội ngũ nhà giáo đông đảo
tiêu biểu có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nói riêng và đất nước
nói chung.

Kế tiếp tấm gương ưu tú các nhà giáo Nguyễn Tất Thành, nhà
giáo Trần Phú, Hà Huy Tập Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp…Các
nhà giáo ưu tú như Nguyễn Văn Huyên, Lương Đình Của, Tôn Thất
Tùng, Dương Trọng Bái, Nguyễn Ngọc Kí, Hoàng Xuân Sính, Hà
Công Văn…Đặc biệt hơn 1 triệu Thầy cô giáo trên mọi miền đất
nước đang nỗ lực vì sự nghiệp trồng người, đang ươm mầm xanh
tương lai bằng tất cả lòng yêu nghề, tâm huyết của mình. Tên tuổi các
thầy là niềm tự hào của bao thế hệ học trò. Tên các thầy được dùng
đặt tên cho các trường học, đường phố, giải thưởng các cuộc thi.
Từ bao đời nay trong suy nghĩ của nhân dân , thầy giáo là biểu tượng
cho những điều cao đẹp: Đẹp về trí tuệ, nhân cách, đẹp về long yêu
thương, tận tụy tâm huyết. Những phẩm chất đẹp của nghề giáo
không ở đâu xa mà đang tỏa sang quanh ta. Tôi muốn nói đến tầm
gương của thầy giáo Hà Công văn.
Thầy đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động. Quê
thầy ở Quảng Bình, cách đây 30 năm thầy tốt nghiệp THSP Quảng
Bình tình nguyện lên vùng đồng bào dân tộc Vân Kiều- Pa cô
( Quảng Trị). Khi đó thầy 20 tuổi, nước da trắng như con gái. Ngày
đó vùng này còn rất lạc hậu, người dân hầu hết mù chữ. Khi mới đến
à ong thầy gặp rất nhiều khó khăn. Muỗi rừng, sốt rét, đói khổ đã đẩy
lùi hai người đồng nghiệpcủa thầy về đồng bằng . Vì thương các em
khát cái chữ , sống thiếu thốn tri thức thầy ở lại bám làng truyền chữ.
Giữa đại ngàn Trường Sơn sau bao năm chiến tranh có một lớp học
sinh 42 em ca hát rộn vang núi rừng. Thầy đã cống hiến tuổi thanh
xuân cho các em thơ miền núi…. Hiện nay thầy là hiệu trưởng
trường TH Húc Nghì Đak rông( Quảng trị).
Các em thân mến!
Nghề dạy học- nghề cao quí trong các nghề cao quí- nghề thiêng liêng
đã được thơ ca nhạc họa tôn vinh. Nhiều bài thơ hay ca ngợi nghề
giáo, nhiều bài thơ xúc động thể hiện tình nghĩa thầy trò:

Bụi phấn ơi thôi đừng rơi nữa nhé
Đừng đậu vào làm bạc tóc thầy tôi
Hãy để thầy tôi còn trẻ mãi
Để đưa chúng tôi đến hết cuộc đời
Biết bao học trò trưởng thành tung cánh muôn phương mà vẫn
nhớ ơn thầy sâu nặng có những học trò đã nên ông nên bà, có chức
trọng quyền cao vẫn thường xuyên về thăm trường, thăm thầy giáo
cũ . Có người đã nghỉ hưu vẫn xe đạp cọc cạch đến thăm thầy giáo
cũ:
Năm nay em nghỉ hưu rồi
Đạp xe một quãng đường chơi thăm thầy
Ghế sang ngồi chỉ một thời
Tránh sao xanh cỏ về nơi vĩnh hằng
(Thăm thầy giáo cũ- Phạm Đình Ân)
Những vần thơ tự sự như chuyện cổ tích giữa đời minh chứng
cho truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Từ ngữ mộc mạc
mà chân thành, thấm đượm tình thầy trò, thấm nhuần đạo lí của dân
tộc- đạo học mà dân tộc ta gìn giữ bao đời. Nhà thơ- nhà giáo Nguyễn
Bùi Vợi trong bài giới thiệu tuyển thơ thầy giaó và nhà trường đã
viết:
“Đạo đức và nghĩ tình, mấy chữ tưởng chừng khô khan ấy….mà thôi”
Nhiều thầy đã về với cát bụi, nhiều thầy đã nghỉ hưu, biết bao thầy
cô đang trên bục giảng…tất cả đều được trân trọng trong lòng nhiều
thế hệ học trò bởi tấm gương sáng về nhân cách đạo đức.
Những vần thơ viết về thầy cô tràn đầy cảm xúc vời tình cảm trân
trọng yêu kính:
Nghiã tình thầy sống mãi không phai
Trong lớp học trò bay vào cuộc sống
Dù đi đến chân trời cao rộng
Ai cũng nhớ về thầy giáo kính yêu

Thầy đã cho chúng em hiểu biết bao điều
Nhưng có một điều khắc sâu vào tâm trí
Có một điều mà chúng em hằng suy nghĩ
Phải biết làm người như thầy giáo chúng em.
….
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các thế hệ học sinh
trường THPT Đông Hà đã cùng nhau ra sức học tập rèn luyện xứng
đáng với niềm tin yêu mà thầy giáo đã giành cho các em.
Bao lớp học trò trưởng thành từ mái trường này. Nhiều em đã thành
đạt trong cuộc sống làm rạng danh trường và đem lại cho thầy cô
niềm tự hào, động viên các thầy cô tiếp tục công tác tốt hơn…

Đông Hà tháng 11/2008

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×