Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Đại cương hệ tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

GIÁO ÁN
Môn: Bệnh học nội khoa

Người soạn bài: Ths.Bs Nguyễn Thị Như Quỳnh


CHƯƠNG II
CÁC BỆNH VỀ
TIM MẠCH


BÀI I
ĐẠI CƯƠNG BỆNH LÝ HỆ
TIM MẠCH


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Hiểu được khái niệm một số triệu chứng biểu
hiện bệnh lý tim mạch.
2. Hiểu được khái niệm một số tiếng tim và tiếng

phổi bất thường.


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ
TIM MẠCH
1. Tim
- Tim là một khối cơ rỗng, nằm giữa hai phổi và ở trung thất


trước.
- Chức năng của tim là hút máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch
phổi về tim và bơm máu từ tim vào động mạch chủ và động
mạch phổi.
- Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Giữa
các tâm nhĩ có vách liên nhĩ, giữa các tâm thất có vách liên
thất.


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ
TIM MẠCH
- Ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất phải có van 3 lá, giữa tâm
nhĩ và tâm thất trái có van 2 lá. Ngăn cách giữa tâm thất phải
và động mạch phổi có van động mạch phổi, giữa tâm thất trái
và động mạch chủ có van động mạch chủ.
- Cấu tạo của tim bao gồm màng ngoài tim, lớp cơ tim và màng
trong tim.


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU SINH LÝ
HỆ TIM MẠCH


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU SINH LÝ
HỆ TIM MẠCH
2. Mạch máu
 Các mạch máu bao gồm:
- Động mạch có vai trò dẫn máu từ tâm thất đi ra đến mạng lưới mao
mạch của tất cả các bộ phận của cơ thể. Cấu trúc của thành động
mạch bao gồm 3 lớp: Lớp áo ngoài, Lớp áo giữa, Lớp áo trong.

- Các tĩnh mạch có chức năng dẫn máu từ tổ chức về tim. Thành tĩnh
mạch có 3 lớp nhưng mỏng hơn thành động mạch, có ít sợi chun và
ít khả năng đàn hồi.
- Các mao mạch là các mạch máu nhỏ nối liền tiểu động mạch với tiểu
tĩnh mạch. Thành của mao mạch rất mỏng bao gồm lớp tế bào nội
mạc mao mạch và lớp tế bào liên kết.


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU SINH LÝ
HỆ TIM MẠCH


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
Bao gồm các triệu chứng của tim; của động mạch; tĩnh mạch và các rối
loạn vận mạch. Sau đây là những triệu chứng thường gặp nhất.
1. Khó thở

Trong bệnh tim mạch, khó thở thường do suy tim. Tính chất của khó
thở do bệnh tim thường xuất hiện từ từ, tăng lên khi gắng sức, khi nằm
khó thở hơn khi ngồi. Phân loại mức độ khó thở trong bệnh tim như
sau:+ Độ 1: Khó thở khi gắng sức
+ Độ 2: Khó thở khi hoạt động bình thường so với lứa tuổi.
+ Độ 3: Khó thở khi hoạt động nhẹ.
+ Độ 4: Khó thở cả khi nghỉ ngơi và hoạt động rất nhẹ.


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
2. Đau ngực

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực trong bệnh tim là thiếu
máu cơ tim cục bộ biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực: cơn đau do co thắt động mạch vành, có hoặc không có
nhồi máu cơ tim.
Vị trí: đau xuất hiện ở bên ngực trái hoặc phía sau xương ức, có thể xuyên
lên vùng cổ, lan lên vai xuống cánh tay, cẳng tay, mô út bàn tay, ngón út tay
trái. Cảm giác đau như bóp chặt lấy ngực hoặc đau như xé ngực.
Cơn đau thường kéo dài 2 – 10 phút, nếu nhồi máu cơ tim cơn đau kéo dài
hơn, có thể tới hàng giờ.
Cơn đau thắt ngực có thể xảy ra sau một gắng sức, nhiễm lạnh, xúc cảm
mạnh nhưng cũng có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi.


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
3.Ngất
 Ngất: là hiện tượng mất tri giác trong một thời gian ngắn

Thoáng ngất (thỉu) là tình trạng mất tri giác nhẹ hơn ngất.
 Nguyên nhân: do tạm thời giảm cung lượng máu tới não hoặc thay
đổi thành phần của máu tới não:

+ Bệnh tim mạch: cơn Adam-Stockers do ngừng nút xoang bloc nhĩ
thất; nhịp nhanh thất hoặc rung thất; tụt huyết áp; bệnh cơ tim…
+ Cường phó giao cảm: gây nhịp tim chậm; hạ huyết áp
+ Tụt huyết áp thế đứng, Cơn động kinh
+ Ho nhiều gây ứ máu ở tĩnh mạch ngoại biên làm giảm lưu lượng
máu về đại tuần hoàn.



MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
4. Đánh trống ngực
 Bệnh nhân cảm nhận được nhịp tim đập mạnh. Trống ngực là do
thay đổi nhịp tim: nhịp nhanh hoặc chậm đột ngột, ngoại tâm thu.
Cảm giác trống ngực mất đi khi nhịp tim trở về bình thường.
 Nguyên nhân của cảm giác trống ngực là bệnh lý tim mạch như
rối loạn nhịp tim; bệnh van tim nhưng cũng có thể do các nguyên
nhân ngoại tim như: gắng sức; nhiễm độc giáp; thiếu máu; lo
lắng.


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
5. Phù

 Phù: là hiện tượng ứ nước trong khoảng gian bào.
 Có nhiều nguyên nhân gây ra phù: bệnh thận, bệnh tim, suy gan,
suy dinh dưỡng
+ Phù do tim: thường là phù tím, phù mềm, bắt đầu từ hai bàn chân;
kèm theo gan to, tĩnh mạch cổ nổi (không có tuần hoàn bàng hệ)
+ Phù do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường là phù cứng, phù
trắng, thường ở 1 bên chân. Phù do viêm tắc bạch mạch thường
là phù cứng, đỏ
+ Trong tắc tĩnh mạch chủ trên thường có phù nửa người trên, kèm
theo tuần hoàn bàng hệ chủ - chủ nổi rõ ở nửa người trên


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH

6. Tím

 Tím xuất hiện khi lượng hemoglobin khử trong máu mao mạch >
3 mmol/l. Tím thường thấy rõ ở môi, niêm mạc miệng, móng và
da.
 Theo nguyên nhân có thể chia tím thành 2 loại:
+ Tím trung ương.
+ Tím ngoại biên
Trong các bệnh tim bẩm sinh có pha trộn máu đại tuần hoàn và tiểu
tuần hoàn thường xuất hiện tím sớm. Trong suy tim do các bệnh
tim thường xuất hiện tím muộn hơn.


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
7. Đau chi dưới do thiếu máu cấp
 Tắc nhánh lớn của động mạch chi dưới
 Tắc nhánh động mạch đầu chi,
 Nguyên nhân thiếu máu cấp chi dưới: thường do bệnh tim mạch:
do cục máu đông xuất phát từ tim trái tới gây tắc mạch (bệnh van
2 lá; viêm mội tâm mạc sùi loét; bệnh cơ tim giãn); hoặc do tổn
thương động mạch (vừa xơ động mạch chủ bụng; động mạch
chậu gốc).


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
9. Hội chứng Raynaud
 Hội chứng Raynaud (hay còn gọi là hiện tượng Raynaud): là cơn rối loạn vận mạch xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc
với lạnh. Biểu hiện ở các ngón tay và bàn tay, có thể ở ngón chân, bàn chân và mũi. Biểu hiện có thể đối xứng ở 2

chi, hoặc không đối xứng: chỉ ở 1 chi hoặc 2 chi cùng bên.
 Diễn biến theo 3 giai đoạn như sau:
 + Giai đoạn trắng nhợt: các đầu ngón tay (các đốt xa) trắng nhợt và tê bì do co thắt tiểu động mạch và co thắt cơ tròn
tiền mao mạch.
 + Giai đoạn xanh tím: các đầu ngón xanh tím, đau tức do các tiểu tĩnh mạch bị ứ trệ vì không có lực đẩy máu từ các
mao mạch
 + Giai đoạn đỏ: các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ dần do mở các cơ tròn tiền mao mạch và giãn các tiểu động mạch.
 Nguyên nhân:
 + Do dùng thuốc: thuốc chẹn β giao cảm, kháng sinh nhóm cyclin, macrolid
 + Bệnh xơ cứng bì
 + Bệnh máu: đa hồng cầu; tăng tiểu cầu
 + Viêm tắc động mạch
 + Chèn ép bó mạch thần kinh cánh tay
 + Những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gọi là bệnh Raynaud


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH
8. Cơn đau cách hồi
 Cơn đau cách hồi là triệu chứng đâu ở chi dưới khi hoạt động, đi
lại và hết đau khi nghỉ ngời. Vị trí đau tương ứng với vùng bắp
chân và không lan.
 Nguyên nhân thường do viêm tắc động mạch chi dưới.
9. Hội chứng Raynaud
 Hội chứng Raynaud (hay còn gọi là hiện tượng Raynaud): là cơn
rối loạn vận mạch xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với lạnh.


MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BIỂU
HIỆN BỆNH LÝ TIM MẠCH

10. Một số triệu chứng khác
 Mệt: mệt không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tim
mạch nhưng có ý nghĩa khi xảy ra ở bệnh nhân tim mạch.
Mệt có thể do giảm cung lượng tịm nhưng cũng có thể do
thuốc điều trị: giảm huyết áp quá mạnh (do thuốc điều trị
tăng huyết áp), mất nước và điện giải (do thuốc lợi tiểu)
 Đái ít: thường gặp ở bệnh nhân suy tim do giảm lưu
lượng máu qua thận


KHÁI NIỆM MỘT SỐ TIẾNG
TIM BẤT THƯỜNG
 Vị trí nghe tim
+ Ổ van 2 lá: mỏm tim – giao điểm của đường giữa đòn trái và khoang
liên sườn ngực IV – V
+ Ổ van 3 lá: vùng sụn sườn VI sát bờ trái xương ức
+ Ổ van động mạch phổi: khoang liên sườn II trái, cạnh bờ trái xương
ức
+ Ổ van động mạch chủ: khoang liên sườn II phải, cạnh bờ phải xương
ức.
 Người bình thường sẽ nghe thấy tiếng T1 và T2 tương ứng với 1 chu
chuyển tim.


KHÁI NIỆM MỘT SỐ TIẾNG
TIM BẤT THƯỜNG
1. Tiếng tim bất thường
 Có thể gặp các tiếng tim bất thường sau đây:
+ T1 mạnh: cường giao cảm; tăng cung lượng tim do gắng sức;
cường giáp

+ T1 đanh, gọn: trong hẹp van 2 lá do van xơ cứng và đóng đột
ngột lúc tâm thu.
+ T1 yếu: khi chức năng thất trái giảm nhiều (nhồi máu cơ tim diện
rộng; suy tim nặng; hẹp van động mạch chủ nặng; tràn dịch màng
ngoài tim).
+ T1 tách đôi: do van 2 lá và van 3 lá đóng quá xa nhau (bloc
nhánh phải hoàn toàn)


KHÁI NIỆM MỘT SỐ TIẾNG
TIM BẤT THƯỜNG
+ T2 chủ (ở khoang liên sườn 2 và mỏm tim) mạch: trong tăng
huyết áp; cường giao cảm; tăng cung lượng tim.
+ T2 phổi (nghe ở khoang liên sườn 2 trái) mạnh lên trong tăng áp
động mạch phổi.
+ T2 yếu trong hẹp khí van động mạch chủ; sốc; giảm cung lượng
tim; hẹp van động mạch phổi
+ T2 tách đôi: van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng xa
nhau quá 0,03 giây
+ Tiếng phi ngựa


KHÁI NIỆM MỘT SỐ TIẾNG
TIM BẤT THƯỜNG
2. Tiếng thổi
Tiếng thổi xuất hiện khi có dòng máu xoáy mạnh và thời gian di
chuyển xoáy mạch kéo dài > 0,15 giây.
+ Thổi tâm thu loại tổng máu
+ Thổi tâm thu do trào ngược
+ Thổi tâm trương

+ Rung tâm trương
+ Tiếng thổi liên tục
+ Tiếng cọ màng ngoài tim


CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
Các bệnh tim thường gặp bao gồm:
+ Tăng huyết áp
+ Xơ vữa động mạch
+ Suy tim
+ Bệnh thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành tim); nhồi máu cơ tim,
đau thắt ngực
+ Các bệnh lý mạch ngoại biên
Các bệnh tim mạch thường gặp trên có liên quan đến nhau và một
số yếu tố nguy cơ gây bệnh liên quan đến lối sống, thói quen


CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×