Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TOM TAT DO AN TOT NGHIEP NGUYEN XUAN TUNG 15148062

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÓM TẮT

ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG CHO IN NHÃN GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP
IN KỸ THUẬT SỐ

SVTH: LÊ PHẠM VĂN LUẬT
NGUYỄN XUÂN TÙNG

15148027
15148062

KHÓA: 2015 – 2019
NGÀNH: CÔNG NGHỆ IN
GVHD: HOÀNG THỊ THÚY PHƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÓM TẮT

ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG CHO IN NHÃN GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP
IN KỸ THUẬT SỐ



SVTH: LÊ PHẠM VĂN LUẬT
NGUYỄN XUÂN TÙNG

15148027
15148062

KHÓA: 2015 – 2019
NGÀNH: CÔNG NGHỆ IN
GVHD: HOÀNG THỊ THÚY PHƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Nhiệm vụ đề tài ................................................................................................... 2
1.5 Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 2
1.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 3
2.1 Tổng quan về phương pháp in kỹ thuật số ........................................................... 3
2.2 In kỹ thuật số phương phap in tĩnh điện ............................................................... 4
2.3 Sản phẩm nhãn hangtag ....................................................................................... 5
2.4 Nhãn hangtag giấy ............................................................................................. 10
2.4.1 Vật liệu ....................................................................................................... 10
2.4.2 Yêu cầu về thiết kế, in ấn, thành phẩm ........................................................ 12
2.5 Tiêu chuẩn được áp dụng trong in kỹ thuật số ................................................... 14
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHO IN NHÃN GIẤY

BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN KỸ THUẬT SỐ TẠI CÔNG TY WUNDERLABEL .... 15
3.1 Quy trình kiểm soát thực tế ............................................................................... 15
3.2 Quản lý chất lượng tại công ty ........................................................................... 15
3.3 Đánh giá quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng ........................................... 17
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ...................... 19
4.1 Quy trình đề xuất............................................................................................... 19
4.2 Đánh giá quy trình mới ...................................................................................... 20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................. 21
5.1 Kết luận............................................................................................................. 21
5.2 Hướng phát triển. .............................................................................................. 21


PHỤ LỤC................................................................................................................... 22


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Một sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận ngoài việc chất lượng của chính sản
phẩm mang lại mà còn là cách nhà sản xuất quảng bá thế nào. Vào thời kì mạng Internet,
các thiết bị kỹ thuật số bùng, nổ phát triển mạnh mẽ, nơi nơi ai cũng có thể sắm cho mình
một cái smartphone, một máy tính cá nhân hoặc một tivi thông minh để truy cập vào thế
giới mạng chia sẻ thông tin lẫn nhau. Lợi dụng yếu tố này các nhà sản xuất cố gắng
quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua nhiều cách, chẳng hạn như trang web
brandsvietnam.com với bài viết “63 cách quảng bá thương hiệu miễn phí (hoặc gần như
miễn phí)” với phần lớn các cách tác giả liệt kê ra đều có sự liên hệ tới mạng Internet.
Nhưng dù làm quảng cáo thế nào ngoài mục đích thu hút khách hàng biết, mua sản
phẩm của mình thì đây cũng là cách để xác nhận tên thương hiệu. Vòng đời của một sản
phẩm bao giờ cũng ngắn hơn với chính tên thương hiệu, đơn cử như lĩnh vực thời trang,
may mặc các sản phẩm chỉ có thể bán theo mùa hết mùa thì sản phẩm trở nên lỗi thời và
bị cho dừng sản xuất nhưng thương hiệu gắn liền sản phẩm đó thì lại tiếp tục tồn tại từ

mùa mày sang mùa khác. Ngoài cách quảng cáo thông qua truyền thông điện tử thì các
ấn phẩm được in ấn ra cũng là cách xác nhận thương hiệu trực tiếp như brochure, tờ rơi,
catalogue,…và đặc biệt là nhãn, cụ thể là nhãn treo hangtag.
Sản phẩm khi có được niềm tin từ người tiêu dùng thì số lượng in hangtag sẽ tăng
lên để đáp ứng nhu cầu lớn. Lúc này lựa chọn các phương pháp in truyền thống hay dùng
in nhãn hangtag là Offset và Flexo sẽ phù hợp. Nhưng đối với những sản phẩm được cho
ra ngoài thị trường với số lượng ít, giới hạn hoặc đang trong quá trình khảo sát thị trường,
thì lựa chọn in hangtag theo cách truyền thống sẽ không còn phù hợp nữa thậm chí còn
đội chi phí lên, gây khó khăn kinh tế cho nhà sản xuất, bởi họ không chỉ lo cho mỗi vấn
đề quảng bá sản phẩm mà còn nhiều vấn đề khác. Việc lựa chọn phương pháp in kỹ thuật
số được coi là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, phương pháp này đáp ứng được những
đơn hàng nhỏ, lẻ mà giá thành không cao, in nhanh và dễ dàng sửa đổi nội dung. Tuy
nhiên quá trình kiểm soát chất lượng lại chưa được đảm bảo, phần lớn người thợ sử dụng
mắt và cảm tính của mình để đánh giá.
Vậy câu hỏi đặt ra, liệu quy trình để cho ra sản phẩm hangtag của các nhà in kỹ
thuật số sẽ như thế nào? Những yêu cầu trong các bước thực hiện, kiểm soát quá trình
sản xuất của các nhà in sẽ ra sao? Chất lượng sản phẩm sẽ bảo đảm theo quy trình thực
tại không? Qua đây nhóm nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Đề xuất cải tiến quy trình
kiểm soát chất lượng cho in nhãn giấy bằng phương pháp in kỹ thuật số”.
1


1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp in kỹ thuật số - phương pháp in tĩnh điện
- Nghiên cứu quy trình quy trình kiểm soát chất lượng
- Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng cho in nhãn hangtag giấy.
- Đề ra ưu, nhược điểm của quy trình đã đề xuất
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình kiểm soát chất lượng
- Sản phẩm nhãn giấy (Hangtag)

- Phương pháp in kỹ thuật số (In tĩnh điện)
1.4 Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu về phương pháp in kỹ thuật số (In tĩnh điện)
- Khảo sát thực tế về quy trình in nhãn giấy
- Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát chất lượng
- Đề xuất quy trình in nhãn giấy và đưa ra ưu, điểm so với quy trình cũ
1.5 Giới hạn đề tài
Do thời gian và quá trình thực nghiệm không nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu của
nhóm còn nhiều hạn chế nên nhóm chỉ đi sâu vào mảng sản phẩm nhãn hangtag trên chất
liệu giấy couche được in bằng phương pháp in tĩnh điện.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Thực hiện quan sát trực tiếp tại công ty kiến tập
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về phương pháp in kỹ thuật số
Phương pháp in kỹ thuật số hiện nay còn được biết đến là kỹ thuật in không bản,
mà vẫn in được các hình ảnh khác nhau trên giấy. Sở dĩ được gọi như vậy là vì các
phương pháp in này không sử dụng bản in “cứng”. Cách đặt tên các kỹ thuật in này cũng
dựa trên bản chất vật lý hay hóa học mà kỹ thuật in đó áp dụng lên bài in của nó. Cách
đặt tên các kỹ thuật in này cũng dựa trên bản chất vật lý hay hóa học mà kỹ thuật in đó
áp dụng lên bài in của nó. Ví dụ như trong kỹ thuật Ionography, một lượng ion sẽ được
truyền tới một bề mặt thích hợp để tạo ra hình ảnh; trong kỹ thuật Magetography thì dựa
vào cách tạo ra từ tính trên bề mặt mang hình ảnh in; trong quá trình in phun, mực in
thông qua vòi phun trung gian truyền trực tiếp lên bề mặt,…Và tương tự như vậy, kỹ
thuật In tĩnh điện cũng được đặt tên dựa trên nguyên lý của nó, đó là việc ghi hình ảnh

dựa vào tác động của các tế bào quang điện.
Kỹ thuật in NIP về cơ bản là xử lý dữ liệu số và xuất dữ liệu ra cũng ở dạng số
thông qua hệ thống máy in ma trận điểm được điều khiển bởi một máy tính trung tâm. Ở
máy in ma trận điểm thì các chữ được kiểm soát bằng điện tử. Các thông tin được truyền
lên giấy qua một dải ruy băng mực. Hệ thống này được nâng cấp bằng kỹ thuật
Electrophotography (kỹ thuật in tĩnh điện) thông tin không còn được truyền lên giấy qua
chữ in nữa (ví dụ như máy in dùng con chữ) hoặc không còn truyền những đầu kim (như
máy in ma trận điểm) có sử dụng bộ phận truyền mực, mà là truyền tới vật mang hình
ảnh trung gian. Đó là một ống được phủ một lớp chất nhạy sáng (ống quang dẫn), khi
chiếu tia laser lên ống thì không có sự tiếp xúc và hình ảnh được truyền qua không phải
do áp lực, nó được truyền bởi các photon. Hình ảnh (ẩn) sẽ được lưu trữ lại trên ống
trung gian, hình ảnh được truyền lên giấy nhờ loại mực đặc biệt. Vì vậy thực tế chỉ có
sự tiếp xúc giữa ống mang mực (lưu trữ thông tin) và giấy, thông tin không được truyền
bởi các phần tử truyền trung gian. Đây là khởi đầu của kỹ thuật in không dùng bản in.
Mô hình trên chỉ ra các bước khác nhau của quy trình in NIP. Phụ thuộc vào quy
trình được chọn mà ta có từng bước khác nhau, không nhất thiết phải qua tất cả các bước.
Hầu hết các quy trình đều phải có chức năng ghi hình (tạo hình ảnh ẩn), cấp mực cho
hình ảnh ẩn này (còn gọi là quá trình develop, dựa trên nguyên tắc là một hình ẩn sẽ hiện
ra sau khi được phủ dung dịch này lên bề mặt), chức năng truyền mực lên bề mặt vật
liệu. Ngoài ra còn một số chức năng khác như: Ổn định hình ảnh, làm khô, lau sạch và
chuẩn bị bề mặt mang hình ảnh. Cấu hình của hệ thống in NIP bao gồm một vật thể mang
hình ảnh trung gian để truyền mực lên giấy (như ở in Offset thì đó là ống cao su). Một
3


chức năng có tính chất quyết định trong quá trình này là vật mang hình ảnh (vật mang
hình ảnh cùng với vật mang trung gian có thể là những ống cố định hay một dải dây băng
linh hoạt).
2.2 In kỹ thuật số phương phap in tĩnh điện
Electrophotography (tên gọi khác là Xerography) cũng có thể gọi là in Laser hay

còn gọi là kỹ thuật in tĩnh điện cho phép chiếu tia laser lên bề mặt ống trục đã được phủ
chất quang dẫn, sau khi nhận mực ở nhiều tông độ khác nhau rồi từ đó sẽ chuyền lên bề
mặt giấy. Một số hãng có máy in sử dụng kỹ thuật này: HP, Xerox, Kodak, Konica
Minolta,…
Về cơ bản cả quá trình trải qua 6 bước chính:
- Bước 1: Sạc điện
Đầu tiên bộ phận sạc điện sẽ tích điện âm đồng đều lên bề mặt ống quang dẫn bằng
bộ phận sạc điện corona, còn những điện tích dương sẽ bị hút đi. Nếu bề mặt trên ống
quang dẫn không đồng đều về điện tích thì chất lượng sản phẩm sau khi in sẽ bị ảnh
hưởng.
- Bước 2: Ghi ảnh
Khi nhận được tín hiệu hình ảnh bộ phận ghi ảnh sẽ chiếu tia laser lên bề mặt ống
quang dẫn và tạo ra hình ảnh ẩn trên đó. Nhờ tính đồng nhất của ống quang dẫn nên ở
những vị trí được chiếu sẽ tích điện trai dấu với những chỗ không. Tia laser chiếu vào
ống thì sẽ có bước sóng vào 700 nm, vì thế lớp phủ trên ống phải phù hợp.
- Bước 3: Truyền mực
Bộ phận cấp mực sẽ truyền mực in vào ống quang dẫn, dù mực in của kỹ thuật
Electrophotography sử dụng loại mực bột hay lỏng nhưng các hạt mực bắt buộc phải có
diện tích trái dấu với phần tử in, còn phần không in thì sẽ bị đẩy đi.
- Bước 4: Truyền hình ảnh
Truyền hình ảnh có thể truyền trực tiếp thông qua ống quang dẫn hay gián tiếp
thông qua hệ thống trung gian (lô cao su, băng chuyền,..), ở phía dưới vật liệu sẽ có thêm
một bộ phận corona tạo một lực hút tĩnh điện trái dấu với các hạt mực giúp truyền mực
xuống bề mặt vật liệu.
- Bước 5: Ổn định hình ảnh in
Thông qua sử dụng nhiệt làm chảy các hạt mực và sau đó dưới áp lực của lô ép để
mực bám lên bề mặt vật liệu chắc chắn hơn.
- Bước 6: Vệ sinh

4



Sau khi thực hiện in, trên bề mặt ống quang dẫn có thể sót một vài hạt mực thừa,
có thể vệ sinh cơ học bằng chổi lông và vòi hút hoặc bằng điện bằng cách chiếu sáng
trung hòa về điện lại bề mặt ống và không còn giữ các hạt mực nữa.
2.3 Sản phẩm nhãn hangtag
Hangtag (nhãn treo) cũng được xem như một dạng nhãn phụ có chức năng cung cấp
thông tin tới khách hàng trong các lĩnh vực như may mặc và thời trang, hàng tiêu
dùng… Nhờ có hangtag mà người tiêu dùng có thể biết đến thương hiệu của sản
phẩm,giá cả, thông hướng dẫn sử dụng, thông tin từ nhà sản xuất,…vì thế hangtag
giống như yếu tố chính luôn được khách hàng tìm kiếm đầu tiên để xem xét lựa chọn
có mua sản phẩm hay không.
- Theo thông tin hiển thị: Thông tin hiển thị của hangtag có thể là tên thương hiệu
cùng với những slogan đi cùng, thông tin còn có thể ở dạng chuyển đổi được hiển thị
trên một thiết bị khác,…

Hình 2. 1 Phân loại theo hiển thị
- Theo loại vật liệu sử dụng: Hangtag có thể dùng nhiều loại vật liệu khác nhau, tùy
theo mong muốn của nhà sản xuất. Vật liệu được sử dụng phải làm sao phù hợp với
tính chất của sản phẩm, cũng như chi phí sản xuất hangtag theo vật liệu đó. Một số vật
liệu để làm hangtag:
+ Chất liệu giấy: Loại vật liệu thường để sản xuất hangtag, dễ in, dễ thành phẩm và
chi phí cho vật liệu giấy không cao. Ứng dụng cho vật liệu giấy rộng rãi nhất

5


trong lĩnh vực thời trang may mặc, các loại nhãn giá cả, thông tin treo trên chai
rượu,…


Hình 2. 2 Hangtag chất liệu giấy
+ Chất liệu kim loại: Ít được sản xuất để làm hangtag do chi phí đầu tư sẽ nhiều cho
vật liệu và sản xuất ra hangtag. Nhóm vật liệu này ứng dụng vào sản phẩm cao
cấp sang trọng, làm phụ kiện, trang sức,…

Hình 2. 1 Hangtag chất liệu kim loại
+ Chất liệu da: Vật liệu có đặc điểm mềm, dẻo, ít biến dạng trong quá trình sử dụng.
Hangtag dạng này thường được sản xuất bằng cách cắt, dập. Thông tin trên
hangtag thường được thực hiện bằng phương pháp ép nhũ hoặc dập chìm nổi để
tăng tính sang trọng. Các sản phẩm thời trang, các sản phẩm túi da, ba lô,…
thường áp dụng cho vật liệu này.

6


Hình 2. 2 Hangtag chất liệu da
+ Chất liệu vải: Vật liệu có độ bền cao, chắc chắn, chi phí cho vải sợi không cao.
Quá trình sản xuất phải qua nhiều bước như kéo sợi, dệt, làm sạch bề mặt…để
định hình thành hangtag. Thông tin trên vật liệu được in bằng phương pháp in lụa,
truyền nhiệt, in phun,… Một số sản phẩm may mặc, thời trang thường sử dụng
loại hangtag này.

Hình 2. 5 Hangtag chất liệu vải
+ Chất liệu nhựa PVC: Vật liệu bền, cứng thông tin được in không bị phai màu.
Hangtag được sản xuất bằng bế nhiệt hoặc cắt laze. Thông tin trên hangtag được
in bằng phương pháp in chuyển nhiệt, in lụa, in phun với mực UV,…Ứng dụng
cho sản phẩm quần áo, trang trí, thẻ treo thông báo,…

7



Hình 2. 6 Hangtag chất liệu nhựa PVC
+ Chất liệu gỗ: Vật liệu bền, chắc, bề mặt trên gỗ đẹp. Chi phí cho vật liệu gỗ cao
cùng với sản xuất bằng cắt CNC nên ít được sử dụng rộng rãi. Do bề mặt gỗ không
bằng phẳng nên phương pháp truyền tải thông tin lên hangtag thường dùng là in
phun với mực UV. Ứng dụng vào các sản phẩm trang trí, thẻ treo thông báo,…

Hình 2. 7 Hangtag chất liệu gỗ
- Theo kiểu lỗ để xỏ dây: Hangtag có thể được trang trí thêm cho phần lỗ xỏ dây
để tăng giá trị sản phẩm cao hơn so với không trang trí. Thiết kế lỗ xỏ dây của hangtag
có những tiêu chuẩn kích thước khác nhau cũng dựa trên khả năng máy móc công ty in

8


làm được. Thông thường lỗ xỏ dây có hình tròn kích thước 0.125 inch, 0.1875 – 0.25
inch để xỏ dây hoặc ruy băng, 0.5 inch tùy theo yêu cầu làm lớn hơn.

Hình 2. 3 Phân loại theo kiểu đục lỗ
- Theo hình dạng: Hangtag thông thường thì có một số hình dạng quen thuộc như
hình vuông, hình chữ nhật (có thể bo góc, cắt cạnh tùy theo yêu cầu khách hàng) và
hình tròn. Tuy nhiên nếu là người sáng tạo có thể thiết kế hình dạng hangtag có tính
sáng tạo theo chủ đề thương hiệu đang nhắm tới. Thay đổi thiết kế của hangtag thông
thường sang dạng booklet (dạng sách), fold over (gấp lại) để chứa nhiều thông tin tới
khác hàng.

Hình 2. 9 Phân loại theo hình dạng

9



- Theo kích thước: Dù hình mang hình dạng nào đi nữa thì kích thước của hangtag
phải đủ chỗ chứa các thiết kế và thông tin và dựa theo tiêu chuẩn đã đề ra bên phía nhà
in để phù hợp với máy in bên họ.

Hình 2. 10 Phân loại theo kích thước
2.4 Nhãn hangtag giấy
2.4.1 Vật liệu
Một số tiêu chí cần quan tâm trong quá trình kiểm tra giấy sử dụng trong in hangtag
như: định lượng, độ dày, độ ma sát, hướng sớ giấy, độ nhẵn, độ ẩm, độ trắng, sáng và độ
bụi giấy.
- Định lượng: Giấy được sử dụng để in hangtag thường có định lượng cao, dày,
cứng, nhằm thể hiện rõ nội dung của sản phẩm. Tránh bị gấp, gãy, nhàu, khiến chất lượng
Hangtag giảm cũng như không thể hiện rõ nội dung cần truyền tải. Một số tiêu chuẩn
kiểm tra định lượng giấy: TAPPI T 410, SCAN P6, DIN53104 & ISO BSENISO536.
- Độ dày: Độ dày giúp xác định xem giấy phồng xốp hay được nén chặt như thế
nào. Cần phải đảm bảo sao cho độ dày được đồng đều trên tờ giấy, vì nếu không có thể
ảnh hưởng tới những tiêu chí khác. Tiêu chuẩn kiểm tra độ dày giấy: TAPPI T 410.
- Độ ma sát: Giấy khi được xếp lên nhau cần đảm bảo sao cho bề mặt giữa những
tờ độ ma sát cần đảm bảo. Tính chất này cũng quan trọng đối với giấy in vì lực ma
sát giúp cho các tờ giấy trượt được lên nhau, tránh tình trạng in chồng hai tờ. Tiêu
chuẩn kiểm tra độ ma sát thông qua hai phương pháp đo là dùng Incline plane theo

10


TAPPI T 548 và T 815, cách thứ hai sử dụng Horizontal Plane trong TAPPI T 549 và
T816.
- Hướng xớ giấy: Việc kiểm tra hướng xớ giấy sẽ phần nào giúp cho việc quyết
định layout bình trang thích hợp nhất. Ngoài ra, để chất lượng tờ in tốt, hướng xớ giấy

khuyến cáo thông thường nên vuông góc với hướng vào máy in, tuy nhiên ở phương
pháp in kỹ thuật số thì hướng xớ giấy nên cùng chiều với hướng vào máy. Việc lựa chọn
hướng xớ giấy sai không chỉ đem lại chất lượng in kém mà còn là nguyên nhân chính
dẫn đến hiện tượng kẹt giấy. Cách kiểm tra hướng xớ giấy bằng cách xé (hướng xớ sẽ
có đường xé trơn hơn), gấp giấy theo hai chiều (hướng xớ có đường gấp đẹp hơn).
- Độ nhẵn: Để mực có thể bám dính tốt và bề mặt ổn định, đồng đều thì giấy được
lựa chọn tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm. Đối với các sản phẩm cao cấp, yêu cầu
độ phân giải càng cao thì độ nhẵn cũng càng cao – bề mặt mịn. Độ phẳng của vật liệu rất
quan trọng trong quá trình in chồng màu, bề mặt vật liệu có độ nhẵn thấp (bề mặt lỗ,
không đều) sẽ ảnh hưởng đến việc mực in thấp hút không đồng đều, dẫn đến việc chồng
màu không chính xác. Một số tiêu chuẩn kiểm tra độ nhẵn: TAPPI T 479, TAPPI T 538,
TAPPI T 555.
- Độ ẩm: Độ ẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển vận liệu và khả năng
in của giấy, do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng in. Tính không đồng nhất về độ
ẩm làm biến thể, gián đoạn lực điện trong quá trình truyền mực, dẫn đến chất lượng hình
ảnh thấp. Giấy có độ ẩm cao có khuynh hướng làm cong giấy khi tiếp xúc với bề mặt
ống cao su được gia nhiệt, làm thay đổi kích thước của hình ảnh in. Ngược lại, giấy có
độ ẩm thấp có thể dẫn đến sự tích tụ tĩnh điện trong quá trình vận chuyển giấy dẫn đến
kẹt giấy trong hệ thống in. Một số tiêu chuẩn kiểm tra độ ẩm giấy: TAPPI T 412 and ISO
287, SCAN P4.
- Độ trắng, độ sáng: Tính chất quang học của giấy như độ trắng và độ sáng không
đóng vai trò quan trọng trong quá trình in ấn, tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò không hề
nhỏ đến chất lượng hình ảnh in. Giấy có độ sáng, độ trắng tốt sẽ đem lại độ tương phản
hình ảnh tốt, rõ nét. Theo tiêu chuẩn TAPPI T452, độ sáng thích hợp cho in tĩnh điện là
từ 94 đến 98 và độ trắng là từ 60 – 87 (%).
- Độ bụi: Sau khi sản xuất giấy, thì giấy sẽ bị ảnh hưởng bởi một lượng bụi ngoại
lai còn bám trên bề mặt, lượng bụi này trong quá trình in sẽ bám lên bề mặt các lô cũng
như bề mặt giấy dưới tác dụng của lực tĩnh điện, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
hình ảnh của tờ in. Giấy in sử dụng trong quá trình in tĩnh điện được được đảm bảo
không bị bám dính bụi. Một số tiêu chuẩn kiểm tra bụi giấy: TAPPI T 213, ISO 5350-4.

11


Một số loại giấy thông dụng thường để in hangtag:
- Couche: Rất phổ biến trên thị trường, có thể được tráng phủ bóng hay mờ ở cả
hai mặt hay một mặt. Độ dày phù hợp để in hangtag từ 250gsm đến 350 gsm.
- Giấy ivory: Loại giấy không tráng phủ chất lượng cao, cứng đàn hồi tốt. Một mặt
được cán láng phù hợp để in, mặt còn lại làm mặt sau sản phẩm. Định lượng thường
dùng từ 250 gsm đến 350 gsm.
- Bristol: Tương tự như giấy couche nhưng cao cấp hơn, giấy dày và hơi xốp do
vài lớp giấy khác ép lại. Định lượng thường dùng từ 230gsm đến 350 gsm.
- Kraft/ giấy tái chế: Đây là loại giấy được tái chế giúp bảo vệ môi trường và hạn
chế việc đốn cây để sản xuất giấy mới. Thường hay sử dụng để in hangtag do có độ cứng
cao, chống rách và tính thẩm mĩ với màu nâu gỗ khi sử dụng. Định lượng thường dùng
để in hangtag từ 250 gsm đến 400 gsm.
Giấy mỹ thuật: Loại giấy cao cấp đa dạng về màu sắc, hoa văn, đường gân trên bề
mặt,…dùng để in những sản phẩm cao cấp do tính bắt mắt và sự sáng tạo nghệ thuật cao.
Định lượng sử dụng thường từ 180 gsm đến 250 gsm.
2.4.2 Yêu cầu về thiết kế, in ấn, thành phẩm
 Yêu cầu về thông tin
- Logo: Đã làm thương hiệu thì bắt buộc phải có logo, vị trí để logo phải thiết kế
ngay mặt chính của hangtag nổi bật dễ dàng khiến khách hàng nhìn một lần có thể nhận
ra, đọc được. Đơn giản nếu logo khó tìm thì khách sẽ nghĩ tới chất lượng sản phẩm.
- Hình ảnh: Việc thêm hình ảnh (một góc nào đó hay tràn nền) có thể kích thích
mua sản phẩm tùy theo sự phù hợp của hangtag có cần bổ sung vào hay không. Hình ảnh
có thể là thứ gì đó quen thuộc tới thương hiệu, ví dụ hình ảnh người mẫu có tất cả món
đồ của thương hiệu đó, hay hình ảnh tạo tính thuyết phục để khách hàng có suy nghĩ rằng
mình chọn thêm sản phẩm để đủ bộ,…
- Chữ viết: Chữ viết (có thể cả logo) trong hangtag phải được lựa chọn kích cỡ phù
hợp được gói gọn trong một phạm vi để cung cấp thông tin tới khác hàng. Font chữ cũng

hướng theo đối tượng khách hàng nhắm tới như nhóm khách hàng trẻ thích những font
tối giản, hay mang tính chất sang trọng thì nên sử dụng font có đường cong.
- Màu sắc: Chọn màu sắc cũng rất quan trọng (trừ khi in một màu với nền giấy),
tùy theo đối tượng khách hàng mà màu sắc trong hangtag cũng phải theo tuân theo vừa
làm nổi bật được logo vừa hướng chủ đề thương hiệu tới khách hàng.
- Nội dung: Thông tin là sức mạnh của một hangtag, mục tiêu là phải thuyết phục
bằng được khách chọn và mua hàng và cần chứng minh điều đó qua thông tin có thể là:
12


giá cả, kích cỡ, hướng dẫn sử dụng,…tuy nhiên cũng phải cần sắp xếp nội dung sao cho
hợp lí tuyệt đối không được lộn xộn, khó đọc gây mất cảm cảm tình tới khách hàng. Nếu
nội dung có quá nhiều thì nên lựa chọn mặt sau của nhãn, hangtag booklet, fold over
hoặc một dây treo có thể có nhiều tag.
- Trang trí, bổ sung: Trang trí thêm cho hangtag khiến nó trở nên bớt nhạt nhẽo,
tạo tính sinh động, thu hút người mua. Có thể bổ sung một vài kí hiệu, đường kẻ, tạo
khung,...
Ngoài ra một hangtag có thể thêm phần nội dung thay đổi là barcode và mã vạch
(có thể in ngoài và dán vào hangtag).
 Yêu cầu về in ấn
Coi nhẹ sự quan trọng của hangtag được xem là một sai lầm nghiêm trọng, kể cả
khi thương hiệu hãng đó đã có chỗ đứng trên thị trường hay chưa. Nói hangtag là cầu
nối trực tiếp tới khách hàng khi lựa chọn là không sai, có thể giả sử một món đồ liên
quan đến may mặc của một thương hiệu nào đó được bán ở trung tâm thương mại, siêu
thị, nơi mua sắm đông người thì hangtag sẽ giúp người mua tìm ra nhanh hơn vì theo
tâm lí khách hàng sẽ bỏ qua các mặt hàng khác nếu họ tìm được thương hiệu quen thuộc.
Cho nên hangtag cần phải được in với chất lượng cao, màu sắc nổi bật, thiết kế hợp lí,
thu hút sự chú ý của khách hàng và cung cấp đầy đủ thông tin để quảng bá được hình
ảnh thương hiệu.
 Yêu cầu về thành phẩm

Một nhãn treo hangtag giấy có hai phần là phần giấy in thông tin sản phẩm và phần
dây treo. Đối với phần giấy sẽ có những phương pháp thành phẩm gồm:
- Cắt: sử dụng để cắt thành hangtag có dạng tứ giác.
- Cấn bế: sử dụng để tạo hình dạng khác cho hangtag, hoặc bo góc cho những
hangtag dạng tứ giác.
- Gấp: sử dụng khi làm hangtag dạng booklet và fold over.
- Kết hợp RFID (Radio Frequency Identification): là kỹ thuật sử dụng con chíp
được cố định trong một tấm thẻ nhựa mỏng, có tác dụng như một đầu đọc nhận dạng
chứa dữ liệu từ xa. Với việc sử dụng RFID sẽ tốn ít thời gian cho việc tìm kiếm sản
phẩm, tìm kiếm sản phẩm chính xác hơn, bảo mật cao, chống mất trộm. Thông thường
sử dụng để dán cố định vào hangtag, sẽ phù hợp hơn nếu hangtag ở dạng fold over.
 Các phương pháp gia tăng giá trị bề mặt
- Cán màng: sử dụng cán màng mờ, cán màng bóng hoặc cả hai lên toàn hangtag
hay vị trí nào để tăng giá trị sản phẩm hay bảo vệ bề mặt in.
13


- Ép nhũ nóng: tạo độ sang trọng cho hangtag tạo hiệu ứng lóng lánh, thường dành
cho các thương hiệu nổi tiếng. Vị trí ép vào logo, dòng chữ hay hình ảnh quan trọng.
- Dập chìm nổi: độ nổi hay chìm trên bề mặt hangtag, vị trí thực hiện tương tự như
ép nhũ.
2.5 Tiêu chuẩn được áp dụng trong in kỹ thuật số
ISO: 12647, 13511
Fogra: Sách hướng dẫn PSD

14


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHO IN NHÃN GIẤY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN KỸ THUẬT SỐ TẠI CÔNG TY WUNDERLABEL

3.1 Quy trình kiểm soát thực tế

Hình 3. 1 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng
3.2 Quản lý chất lượng tại công ty
 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in hangtag.
+ Điều kiện môi trường: điều kiện phòng yêu cầu 25℃, nếu cao hơn có thể gây ảnh
hưởng đến giấy in.
+ Giấy: giấy in cần bảo đảm trước khi cho vào máy để in thì bề mặt không dính bẩn,
cong vênh, tránh gây các lỗi in hoặc gây kẹt giấy trong máy.
15


+ Mực: mực in cần có sự kiểm tra thời gian sử dụng, kiểm soát thành phần bên
trong, cần có đề xuất thời gian thay thế hộp mực hoặc kiểm tra bổ sung tiếp mực mới.
+ Dây băng chuyền: đây là vật trung gian để chuyển mực lên giấy, cần có đề xuất
thời gian kiểm tra bảo trì. Không được tự ý sửa chữa, bảo trì nếu không có nhân viên bảo
trì ủy quyền từ công ty bán máy vì có thể gây ra sai hỏng, khiến chất lượng in về sau
không bảo đảm.
+ Áp lực in: do cơ chế truyền mực thông qua băng chuyền cần có sự kiểm tra nếu
áp lực không phù hợp sẽ khiến cho giấy đi qua bị lỗi.
+ Máy móc: cần có thời gian bảo trì bảo dưỡng theo yêu cầu công ty sản xuất, khi
xảy ra vấn đề về máy nên liên hệ phía công ty bán máy cử người xuống kiểm tra, tránh
tự ý sửa chữa.
Trong suốt quá trình thực hiện quy trình trên một số lỗi phát sinh từ các yếu tố ảnh
hưởng, nguyên nhân và hướng khắc phục:
Bảng 3. 1 Một số nguyên nhân gây lỗi trong quá trình sản xuất và cách khắc phục
Các lỗi thường gặp Nguyên nhân

Lệch bài in


Do canh chỉnh giấy ở
đơn vị đầu vào chưa
chính xác

-Do giấy kiểm tra không
Mực in truyền kĩ, có lỗi trên bề mặt giấy
kém, mất chi tiết
-Do lỗi từ đơn vị truyền
mực lên giấy

Kẹt giấy

Cách khắc phục
-Thực hiện lại thao tác canh chỉnh
giấy đầu vào.
-Bù trừ độ lệch giấy trong lúc bình
trang.
-Tiến hành bảo trì máy in
-Kiểm tra và thay giấy mới
-Kiểm tra lại băng chuyền, phát
hiện lỗi tiến hành bảo trì đơn vị này

Xem trên màn hình điều khiển vị
-Bộ phận vận chuyển trí kẹt giấy. Lấy giấy ra. Vệ sinh,
giấy hoạt động không tốt kiểm tra và canh chỉnh lại
-Hệ thống cấp giấy
Vỗ giấy kỹ thước khi in
-Giấy bị cong vênh do Kiểm soát lại nhiệt độ và độ ẩm
bảo quản kém
của phòng gây ảnh hưởng đến giấy

in

16


Mực bị tróc ở mặt Một phần của bộ phận Giảm độ dày giấy và xem lại
in trước khi in hai đảo trở trên máy in làm hướng xớ giấy.
mặt.
xước và tróc mực
Kiểm tra lại phần đảo trở
3.3 Đánh giá quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng
Dựa vào kiến thức đã học và thực tế quan sát quy trình sản xuất và kiểm tra chất
lượng, nhóm nghiên cứu phân tích một số vấn đề còn hạn chế trong các bước của quy
trình này:
- Công đoạn kiểm tra file đầu vào
+ File đầu vào có định dạng Jpeg, hạn chế khả năng kiểm tra file của nhân viên. Họ
không thể tác động vào bên trong phần tử bị lỗi nếu phát hiện ra.
+ Định dạng file Jpeg khi phát hiện lỗi hay thiếu nội dung không thể sửa lỗi nên
phải chờ khách hàng gửi file lại, mất thời gian sản xuất.
+ Định dạng file Jpeg chỉ cho phép nhân viên thu phóng hình ảnh, có thể gây ra lỗi
sai kích thước nội dung trong hangtag.
- Công đoạn kiểm tra in thử
+ Chỉ sử dụng mắt và cảm quan để đánh giá tổng thể chất lượng cả bài in.
+ Có khả năng sai lệch màu do mắt và cảm nhận màu mỗi người khác nhau.
+ Có khả năng sai lệch về chồng màu đối với các đơn hàng cần in 4 màu, lỗi có thể
nhỏ nhưng dùng mắt chỉ có thể đánh giá khách quan hoặc nếu có kiểm tra kĩ hơn sẽ tốn
nhiều thời gian đánh giá.
+ Chưa kiểm tra khả năng khả năng bám mực, để có sự đánh giá về khả năng mực
khô trên bề mặt giấy cũng như hệ thống làm khô của máy in.
+ Đơn hàng in hai mặt chỉ kiểm tra khách quan bằng mắt, không đảm bảo hai mặt

in sẽ khớp với nhau, nội dung có thể bị thiếu hoặc sai lệch. Từ đó có thể dẫn đến việc
khách hàng thông báo trả hàng để in lại vừa mất thời gian lần chi phí sản xuất.
+ Thiếu bước kiểm tra sau khi in sản lượng đối với đơn hàng lớn: Sau khi in sản
lượng nhất là những đơn hàng có số lượng hangtag lớn nhân viên sau khi in sẽ chuyển
sang cắt thành phẩm bỏ qua công đoạn kiểm tra lại. Thiếu bước kiểm tra sản lượng sẽ
không đảm bảo tờ in thật có chất lượng như tờ in thử.
- Công đoạn kiểm tra thành phẩm: Nhân viên chỉ thực hiện công đoạn cắt, xé rìa
trên máy cắt Graphtec FC 2000 và chuyển sang cho phía nhân viên đóng gói, chưa có sự
đánh giá và thông báo về chất lượng hangtag sau khi cắt từ phía nhân viên cắt giấy.

17


Do thiếu các bước kiểm soát chất lượng, thiếu thiết bị kiểm tra, chính vì vậy nhóm
nghiên cứu đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng ở chương 4.

18


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
4.1 Quy trình đề xuất

Hình 4. 1 Quy trình kiểm soát chất lượng cụ thể

19


4.2 Đánh giá quy trình mới
Trong quy trình mới nhóm nghiên cứu đề xuất đã giải quyết được một số vấn đề ở
quy trình cũ bao gồm:

+ Thay đổi file đầu vào ở định dạng Jpeg sang định dạng PDF sẽ giải quyết được
công đoạn kiểm tra file tốt hơn. Nhân viên có thể dựa vào các bước kiểm tra file
trong phần đề xuất của nhóm để kiểm tra file PDF.
+ Công đoạn in thử đã có thêm các bước kiểm tra để đánh giá tờ in tốt hơn trước
khi mang ra in sản lượng. Kèm với đó là có thêm các cách kiểm tra khác thay vì
sử dụng mắt thông thường. Đề xuất bổ sung thêm máy móc có thể hỗ trợ quá trình
kiểm tra chất lượng bề mặt in, màu sắc,…
+ Bổ sung thêm công đoạn và các bước kiểm tra in sản lượng ở quy trình cũ không
có. Điều này giúp nhân viên đánh giá được tờ in sản lượng có đạt những yêu cầu
trong tờ in thử kiểm tra trước đó.
+ Công đoạn thành phẩm cắt, nêu ra một số tiêu chí cho nhân viên dựa vào đó nhận
xét chất lượng sản phẩm sau khi thành phẩm đã đạt chưa.
Dựa vào quy trình mới cùng với các bước cần kiểm tra ở mỗi công đoạn, nhóm đã đề
xuất thêm các phiếu kiểm tra hỗ trợ nhân viên ở phần phụ lục.

20


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1 Kết luận
Hiện nay nhu cầu cần in nhãn hangtag số lượng vừa và nhỏ ngày càng tăng, nên
phương pháp in kỹ thuật số đang là thế mạnh để giải quyết vấn đề đó. Nhận ra được lợi
thế, một số công ty và doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trong lĩnh vực này. Tuy nhiên
vẫn có những công ty, doanh nghiệp vẫn chưa có sự quan tâm đến việc bảo đảm chất
lượng sản phẩm. Dựa vào thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn và thực hiện đề tài
với những nội dung sau:
Chương 1 Tổng quan: phân tích vấn đề thực tế để lựa chọn hướng đi cho đề tài, xác
định đối tượng nghiên cứu, thực hiện các mục tiêu đề ra đối với nhãn in kỹ thuật số cụ
thể là nhãn hangtag thông qua thực tế quan sát, phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại
và hệ thống hóa lại lý thuyết.

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: tìm hiểu về phương pháp in tĩnh điện. Tìm hiểu chung
về loại nhãn hangtag, đặc biệt đối với chất liệu giấy. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng
hiểu được tầm quan trọng của thiết kế để có thể thu hút được khách hàng. Nhóm nghiên
cứu có tìm hiểu thêm những yếu tố tác động, các chuẩn kiểm tra sử dụng in kỹ thuật số.
Chương 3 Khảo sát thực tế: nhóm nhiên cứu đã quan sát thực tế sản xuất tại công
ty Wunderlabel, phân tích những vấn đề về quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng.
Chương 4 Đề xuất quy trình: nhóm đề xuất một quy trình kiểm soát chất lượng mới.
Bên cạnh đó, nhóm đề xuất sử dụng phiếu kiểm tra được thiết kế dựa vào những đối
tượng cần kiểm tra và yêu cầu. Phiếu kiểm tra nhằm mục đích giúp nhân viên tránh
những thiếu sót trong quá trình kiểm tra, đồng thời rút ngắn thời gian đào tạo những
người mới.
Để đảm bảo tính khoa học và khả thi của đề tài, nhóm nghiên cứu cần phải triển
khai quy trình kiểm soát chất lượng tại nhiều công ty. Tuy nhiên thời gian có hạn nên
nhóm chưa thực hiện việc thực nghiệm và đánh giá, đây là một hạn chế còn thiếu sót của
đề tài.
5.2 Hướng phát triển.
Hy vọng với đề xuất kiểm soát chất lượng của của nhóm nghiên cứu, sẽ đánh giá tính
khả thi của quy trình cần thực hiện tại nhiều công ty, doanh nghiệp để cải tiến và điều
chỉnh. Đồng thời có thể phát triển cho kiểm soát chất lượng in nhãn giấy với số lượng
trung bình và lớn, kết hợp giữa phương pháp in kỹ thuật số và thành phẩm theo hướng
công nghiệp
21


×