Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG VĂN THƢ

QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG VĂN THƢ

QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ QUANG SƠN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Mọi sự giúp đỡ thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn trích dẫn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Đặng Văn Thƣ

i


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm (2017-2019) học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành
chương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục và hoàn thành
luận văn “Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha
Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0” tại Trường Đại học Giáo
dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Giáo dục, các giảng viên đã giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Quang Sơn, người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường
Đại học Nha Trang, đồng nghiệp và gia đình đã tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ
để tác giả hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình song luận văn không tránh khỏi còn thiếu
xót, tác giả luận văn mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo

và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Đặng Văn Thƣ

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CL:

Chất lượng

CNH&HĐH:

Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá

CSVCSP:

Cơ sở vật chất sư phạm

KTXH:

Kinh tế xã hội

QL:

Quản lý


TN:

Thí nghiệm

TV:

Thư viện

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... x
Danh mục sơ đồ................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ
THUẬT DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHỆ 4.0 ......................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới ................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 9
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 9
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................... 12

1.2.3. Quản lý nhà trường ....................................................................... 13
1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học...................................................... 15
1.2.5. Hiệu quả ........................................................................................ 17
1.2.6. Xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0 ............................................. 18
1.3. Sử dụng hiệu quả phƣơng tiện kỹ thuật dạy học góp phần đổi
mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng Đại học trong xu thế Cách
mạng Công nghiệp 4.0................................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm phương tiện kỹ thuật dạy học ...................................... 20
1.3.2. Vai trò, chức năng, phân loại, yêu cầu của phương tiện kỹ thuật
dạy học..................................................................................................... 22
1.3.3. Sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần đổi
mới phương pháp dạy học ở các trường Đại học ................................... 25

iv


1.4. Quản lý phƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở các trƣờng Đại học ............ 27
1.4.1. Khái niệm quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ......................... 27
1.4.2. Yêu cầu của việc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong
trường Đại học ........................................................................................ 29
1.4.3. Nguyên tắc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường
Đại học .................................................................................................... 30
1.4.4. Nội dung công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở
trường Đại học ........................................................................................ 31
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý phƣơng tiện kỹ thuật dạy học
ở các trƣờng Đại học trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0.............. 34
1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 34
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 35
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN

KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ........................... 40
2.1. Tình hình đào tạo ở trƣờng Đại học Nha Trang ................................. 40
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ........................................................... 40
2.1.2. Tình hình đào tạo tại trường Đại học Nha Trang ........................ 41
2.2. Nghiên cứu thực trạng ........................................................................... 45
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ................................................... 45
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng ................................................... 46
2.2.3. Phạm vi đối tượng kỹ thuật nghiên cứu thực trạng ...................... 46
2.2.4. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát thực trạng ........................... 47
2.3. Thực trạng đầu tƣ, bảo quản, sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy
học ở trƣờng Đại học Nha Trang ................................................................. 48
2.3.1. Thực trạng số lượng, chất lượng và cơ cấu phương tiện kỹ
thuật dạy học ở trường Đại học Nha Trang ........................................... 48
2.3.2. Thực trạng nguồn đầu tư, mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học ... 51
2.3.3. Thực trạng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường
Đại học Nha Trang ................................................................................. 53
v


2.3.4. Thực trạng quản lý bảo quản ........................................................ 59
2.4. Thực trạng về công tác quản lý phƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở
trƣờng Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0.... 62
2.4.1. Thực trạng quản lý việc trang bị................................................... 62
2.4.2. Thực trạng quản lý việc bảo quản ................................................ 63
2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng................................................... 63
2.4.4. Thực trạng về các giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy
học ở trường Đại học Nha Trang ........................................................... 64
2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý phƣơng tiện
kỹ thuật dạy học tại trƣờng Đại học Nha Trang ........................................ 65

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và
sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở trƣờng Đại học Nha Trang
trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0................................................... 66
2.6.1. Mặt mạnh ...................................................................................... 66
2.6.2. Mặt yếu .......................................................................................... 67
2.6.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý việc trang bị, bảo
quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của Đại học Nha Trang ... 68
2.6.4. Thực trạng yêu cầu về đổi mới giáo dục, yêu cầu nâng cao
chất lượng và đổi mới phương thức đào tạo........................................... 69
2.6.5. Thực trạng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ở trường
Đại học Nha Trang ................................................................................. 73
2.6.6. Thực trạng bộ máy quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học
trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................ 75
2.6.7. Thực trạng nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý quản lý
và giảng viên ........................................................................................... 78
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 80
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT
DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 .................................................................................. 82
3.1. Định hƣớng phát triển của trƣờng Đại học Nha trang đến năm
2020 và những năm tiếp theo ....................................................................... 82
vi


3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý phƣơng tiện kỹ thuật
dạy học ........................................................................................................... 82
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp ..................................... 82
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các giải pháp .................................... 83
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các giải pháp ....................................... 83
3.3. Các giải pháp quản lý phƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở trƣờng

Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0................. 83
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý
giáo dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ
thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng
Công nghiệp 4.0 ...................................................................................... 83
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý việc đầu tư, bảo
quản và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học đáp ứng
chiến lược phát triển của nhà trường ..................................................... 85
3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hoàn thiện quy
trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ............................................ 87
3.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học .................................................................. 88
3.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học
theo cơ cấu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng dạy học .................................................................. 89
3.3.6. Giải pháp 6: Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu
tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học .......................... 90
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp đã đề xuất ......................................... 92
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .......... 93
3.5.1. Khái quát về khảo nghiệm............................................................. 93
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm ............. 94
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Đối tượng khảo sát...................................................................... 46

Bảng 2.2.

Tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường
ĐH Nha Trang ............................................................................ 48

Bảng 2.3.

Bảng đánh giá chất lượng của các phương tiện kỹ thuật dạy học ... 49

Bảng 2.4.

Mức độ đầu tư số lượng phương tiện kỹ thuật dạy học trong
những năm gần đây..................................................................... 52

Bảng 2.5.

Chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học đầu tư trong
những năm gần đây..................................................................... 52

Bảng 2.6.

Hiện trạng công tác quản lý việc phát triển phương tiện kỹ
thuật dạy học............................................................................... 53

Bảng 2.7.


Quy trình, thủ tục hiện hành trong đầu tư mua sắm phương
tiện kỹ thuật dạy học................................................................... 53

Bảng 2.8.

Đánh giá về hiệu suất sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học.... 54

Bảng 2.9.

Mức độ thành thạo của giảng viên trong quá trình sử dụng
phương tiện kỹ thuật dạy học ..................................................... 55

Bảng 2.10. Tần suất sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên ..... 56
Bảng 2.11. Mức độ quản lý và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
của bộ phận quản lý .................................................................... 57
Bảng 2.12. Về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ
thuật dạy học cho giảng viên và nhân viên ................................ 58
Bảng 2.13. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử
dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho cán bộ quản lý,
giảng viên và nhân viên .............................................................. 59
Bảng 2.14. Đánh giá việc thực hiện quy trình sửa chữa phương tiện kỹ
thuật dạy học............................................................................... 60
Bảng 2.15. Mức độ đáp ứng của các giải pháp quản lý phương tiện kỹ
thuật dạy học............................................................................... 64

viii


Bảng 2.16. Mức độ quan tâm đối với việc đổi mới giáo dục Đại học .......... 69
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến yêu cầu

đổi mới giáo dục Đại học ........................................................... 70
Bảng 2.18. Thực trạng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ....................... 74
Bảng 2.19. Công tác tổ chức và nhân lực của nhà trường trong lĩnh vực
phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ..................................... 75
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý, giảng viên đến quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ............... 79
Bảng 3.1.

Bảng thứ bậc tính cấp thiết của các giải pháp ............................ 94

Bảng 3.2.

Bảng thứ bậc tính khả thi của các giải pháp ............................... 96

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Lý do làm giảng viên ít sử dụng phương tiện kỹ thuật
dạy học................................................................................... 56

Biểu đồ 2.2.

Thời gian sửa chữa các phương tiện kỹ thuật dạy học bị
hỏng trong năm ...................................................................... 62

Biểu đồ 2.3.


Kết quả khảo sát giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo ............................... 72

Biểu đồ 2.4.

Xác lập bộ máy theo tiêu chí đảm bảo chất lượng trong
công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học..................... 76

Biểu đồ 3.1.

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
giải pháp đã đề xuất ............................................................... 98

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học .......................... 15
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý ................. 28

xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 04/11/2013 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết
29-NQ/TW “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH&HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng

ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã
đề một trong những giải pháp, đó là: “đổi mới căn bản công tác quản lý giáo
dục, đào tạo…” và “coi trọng quản lý chất lượng”.
Phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trò to lớn trong quá trình dạy –
học, nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học
và đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà
trường. Trong quá trình giảng dạy phương tiện kỹ thuật dạy học vừa là nội
dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin đồng thời giúp giáo viên tổ chức
và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, ngoài ra nó còn giúp học
sinh có tinh thần học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành từ đó hình thành
phương pháp học tập chủ động tích cực và sáng tạo..
Phương tiện kỹ thuật dạy học là một trong những điều kiện cần thiết để
giúp giáo viên thực hiện được các công việc liên quan đến giáo dục, giáo dưỡng
và phát triển trí tuệ, khơi dậy những tố chất thông minh vốn có của sinh viên.
Hiện nay công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Đại
học Nha Trang đã và đang được thực hiện một cách thường xuyên và đạt
được một số thành quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập
như: phương tiện kỹ thuật dạy học không đồng bộ, công việc quản lý phương
tiện dạy học chưa được quan tâm đúng mức chưa bao quát hết các nội dung

1


quản lý và chưa mang lại hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp dạy
học nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc tìm ra một số mặt còn hạn chế trong quản lý phương tiện kỹ thuật
dạy học, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế
đó, nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy
học, nâng cao chất lượng dạy học của trường Đại học Nha Trang trong giai

đoạn hiện nay là một nhiệm vụ cấp thiết.
Với những lý do kể trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh
Cách mạng Công nghệ 4.0”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý phương tiện
kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong xu thế Cách mạng Công nghiệp
4.0 nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học; nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất trường học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của trường Đại học Nha Trang.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha
Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang
trong giai đoạn hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Vị trí của phương tiện kỹ thuật dạy học đối với việc đổi mới phương
pháp dạy học tại Đại học Nha Trang trong giai đoạn hiện nay?
Cần quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha
Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 như thế nào?
2


5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha
Trang hiện nay đã được quan tâm và đạt được một số thành quả nhất định
song còn nhiều bất cập.

Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng giải pháp quản lý phương tiện kỹ
thuật dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường Đại học Nha Trang
trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 thì sẽ đổi mới phương pháp dạy học
và nâng cao chất lượng dạy học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý phương tiện kỹ thuật
dạy học tại các trường Đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý phương tiện
kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng
Công nghệ 4.0.
- Đề xuất các giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường
Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0.
7. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu,
khảo sát thực trạng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học
Nha Trang trong giai đoạn 2013 – 2018 và tác động của cuộc Cách mạng
Công nghệ 4.0 đến việc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài quan niệm quản lý phương tiện
kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng
Công nghiệp 4.0 chính là thể hiện xu thế của cuộc Cách mạng này, nên sẽ
thống nhất dùng cụm từ quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại
học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho rõ ý tưởng
nghiên cứu.

3


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận từ

các tài liệu, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu khoa học có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động bảo quản, sử dụng phương
tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên và cán bộ quản lý.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, chuyên viên
Phòng Quản trị thiết bị; điều tra bằng phiếu khảo sát đối với một số cán bộ
quản lý giáo dục và giảng viên, sinh viên.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về công tác quản
lý hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học và các nhà nghiên cứu về quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học bậc Đại học.
8.3. Thống kê toán học và mô hình hóa
- Xử lý kết quả điều tra, khảo sát bằng các thuật toán thống kê và phần
mềm excel.
- Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu để mô tả, khái quát hóa
các vấn đề khảo sát.
9. Những đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học tại các trường Đại học trong xu thế Cách mạng
Công nghiệp 4.0.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng công tác
quản lý việc đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy
học tại trường Đại học Nha Trang, từ đó đưa ra được hệ thống các giải pháp
quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu
thế Cách mạng Công nghiệp 4.0.
4


10. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham

khảo, phụ lục và 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại
các trường Đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại
trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 hiện nay
Chương 3: Các giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại
trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY
HỌC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới
Trên thế giới từ thế kỷ XVI đã có các công trình nghiên cứu về phương
tiện kỹ thuật dạy học như Komenski, nhà giáo dục của Tiệp Khắc. Trường
phái giáo dục Liên Xô có các nhà giáo dục lỗi lạc như: Usinski, A.N.Leontiev
và trường phái giáo dục Thụy Điển có nhà giáo dục lỗi lạc J.H.Pestalossi, đã
phát triển quan điểm dạy học trực quan mang lại hiệu quả cao. (Trích dẫn từ
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đăng Chín, 2013)
Ở thời Phục Hưng, có nhiều nhà giáo dục tiên phong đã đưa ra quan
điểm về phương pháp dạy học tích cực. Họ đã giúp sinh viên nắm vững các
vấn đề học tập qua sử dụng phương tiện trực quan.
J.A.Komenxki (1592-1670) nhà giáo dục lỗi lạc người Séc đã đánh giá
rất cao vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học, ông cũng cho rằng “trực
quan là nguyên tắc vàng”. Từ đó ông yêu cầu trong dạy học giảng viên phải
thường xuyên sử dụng các phương tiện trực quan để người học phát huy được
tất cả các giác quan vào việc tri giác tài liệu, nhờ đó mà sinh viên nâng cao

được khả năng nhận thức.
Lý thuyết về dạy học trực quan đã phát triển cùng với các lĩnh vực
khác, từ đó giúp chúng ta nhận định được vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy
học trong quá trình dạy học, giúp người học lĩnh hội được bản chất sự vật
hiện tượng dễ dàng hơn.
A.N.Leotiev (1903-1979) là nhà Tâm lý học đại diện xuất sắc thuộc
trường phái Tâm lý học Xô Viết hiện đại cho rằng: “Phương tiện kỹ thuật dạy
học làm chỗ dựa bên ngoài cho các hành động bên trong của sinh viên dưới sự
6


lãnh đạo của giảng viên trong quá trình sinh viên nhận thức”. Ông nhấn mạnh
cần phải sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với lứa tuổi sinh viên và
với nội dung các môn học, sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt.
Trong bài tham luận: “Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học: phát huy
các nguồn lực” tại Triển lãm giáo dục quốc tế Moscow (2001), bà Yulia Olegovna
Krasilnikova của Đại học nghiên cứu công nghệ quốc gia LB Nga có nhận
định “Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học là một phần trong quản lý quá
trình giáo dục đào tạo, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của cơ sở giáo dục. Các quá trình quản lý đảm bảo hoạt động của
phương tiện kỹ thuật dạy học cần phải được tự động hóa một cách tối đa.
Công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học cần phải được tiến hành theo
mô hình quản trị: cần phải xác định rõ mục đích của việc quản lý, xây dựng
các chỉ số đánh giá hiệu quả, quy trách nhiệm trong việc hoàn thành hay
không hoàn thành mục tiêu đề ra”. Đồng thời A.V. Zafievsky (2010) đăng
trên tạp chí “Những thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại” đã nêu: “Quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
mọi cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục… Để nâng cao hiệu quả quản lý,
cần phải tự động hóa quá trình và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá”.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Kế thừa và phát huy những lý thuyết của nền giáo dục học thế giới,
Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu về phương tiện kỹ thuật dạy học và
việc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.
Những nghiên cứu này có thể kể đến các nhà khoa học tiêu biểu đã phát
triển và truyền bá lý luận về các nguyên tắc dạy học trực quan như Tô Xuân
Giáp, Vũ Trọng Rỹ, Trần Đức Vượng, Ngô Quang Sơn…
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng
dụng, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự
quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn
7


liền lý thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu, đề tài khoa
học sau: “Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyên Lương (1995);
“Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hiện nay” của Hứa Xuân
Trường (1997); “Hiện trạng và những giải pháp đầu tư phát triển khai thác
phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường quân đội” của Nguyễn Lương
Sơn (1997); “Công tác PTKTDH trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê
Hoàng Hảo (1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về PTKTDH giáo dục.
Tác giả Nguyễn Đức Thắng với đề tài “Quản lý thiết bị đào tạo của các
trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” đã
tập trung nghiên khảo sát quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học đào
tạo các ngành kỹ thuật quân sự trong Quân đội, bao gồm: Học viện Kỹ thuật
quân sự, Học viện Hải quân, Học viện Phòng không - không quân, Trường sĩ
quan Kỹ thuật quân sự. Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý thiết bị
đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học của Quân đội trong
bối cảnh hiện nay.
Trong nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Đại học Sư phạm

Hà Nội” tác giả Phạm Việt Hùng đã đánh giá thực trạng về mua sắm, sử dụng,
bảo quản và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học trong trường Đại học.
Trong luận văn thạc sĩ giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Liễu với đề tài
“Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học ở trường đại học
sư phạm Hưng Yên” tác giả cũng đã hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến
phương tiện dạy học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng phương tiện dạy
học từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện
dạy học tại trường Đại học Hưng Yên.
Đề tài cấp bộ “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

8


phương tiện kỹ thuật dạy học, tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và
Trung tâm học tập cộng đồng”. Do tác giả Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm đã
làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn trang bị, sử dụng và bảo quản phương tiện
kỹ thuật dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục
cộng đồng. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, tác giả đã đề xuất hệ thống giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học trong các Trung
tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng.
Theo nghiên cứu của tác giả, trong những năm gần đây cũng có rất
nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học
trường học, có thể kể đến là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Út Ba (2015)
với luận văn thạc sĩ “Quản lý hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường
Tiểu học Tân Mỹ thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện
nay”, nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đạt (2013) với luận văn thạc sĩ “Quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học ở các trường trung học đại học huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng”, nghiên cứu của tác giả .... Các đề tài này đều có điểm
chung là nghiên cứu thực trạng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại

trường học từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả công tác quản lý
phương tiện kỹ thuật dạy học.
Cho đến nay đã có một vài đề tài nghiên cứu về quản lý phương tiện kỹ
thuật dạy học ở trường các trường Cao đẳng và Đại học, nhưng phân tích
chưa sâu sắc. Đặc biệt là chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý phương
tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng
Công nghiệp 4.0. Đề tài nghiên cứu này là quan trọng và cấp thiết, đáp ứng
nhu cầu về lý luận và thực tiễn quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở các
trường đại học trong trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu
cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
Theo lí thuyết hệ thống, quản lý chính là: “Phương thức tác động có
9


chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ thống các
quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ
thống nhằm duy trì tính trội hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt được
những mục tiêu dự kiến” [17].
Theo quan điểm điều khiển học: “quản lý là chức năng của những hệ có
tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu
trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật
khách quan, làm cho hệ vận hành và phát triển”.
Còn theo F.W.Taylo (1856-1915) người Mỹ, là “cha đẻ của Thuyết
quản lý khoa học”, thì “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất, rẻ nhất”.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các

nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [17].
Có nhiều quan niệm dưới nhiều góc nhìn khác nhau về quản lý nhưng cho
dù dưới góc độ nào thì quan niệm về quản lý đều có những điểm chung sau:
- Quản lý là các hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân để đảm bảo hoàn thành các công việc và là phương thức tốt nhất để đạt
được mục tiêu chung.
- Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có
hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ
thống ổn định phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Quản lý là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm huy động tối đa các
nguồn lực để đạt được mục đích theo ý chí của nhà quản lý và phù hợp với
quy luật khách quan.
10


Quản lý là một hệ thống bao gồm:
- Chủ thể quản lý
- Khách thể quản lý
Chức năng quản lý là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản
phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá quá trình quản lý.
Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo,
Kiểm tra.
Lập kế hoạch: Là khâu quan trọng đầu tiên của một quá trình quản lý,
nhằm xác định xem phải làm cái gì? Làm như thế nào? Làm khi nào ? Ai sẽ
làm ? Đó là quá trình xác định ra các mục tiêu, những nội dung hoạt động và
quyết định phương thức đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở những điều kiện,
nguồn lực hiện có.

Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các
nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu
của tổ chức một cách có hiệu quả, ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi
cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có.
Chỉ đạo: Là quá trình tác động gây ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ
chức để công việc họ làm hướng tới các mục tiêu đã đề ra
Kiểm tra: Là khâu cuối cùng của quá trình quản lý, nội dung kiểm tra là
theo dõi hiệu quả của kế hoạch được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó đánh
giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. Để việc kiểm tra có hiệu quả, trước tiên phải xây
dựng tiêu chuẩn phù hợp với từng mục tiêu, sau đó xác định, so sánh việc thực
hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó và điều chỉnh kịp thời những sai lệch để tất cả các
bộ phận, người thực hiện đều hướng về mục tiêu chung của kế hoạch.
Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, chúng có mối
quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền đề cho nhau, khi thực
hiện hoạt động quản lý trong quá trình quản lý thì yếu tố thông tin luôn có
mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện

11


để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý và đưa
ra các quyết định quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho
nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành nên từ nhiều quan
niệm khác nhau.
Trong cuốn: "Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục", tác giả
M.I.Kônđacốp định nghĩa "quản lý giáo dục là tập hợp các giải pháp tổ chức
cán bộ quản lý, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành
bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và

mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng".
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: "quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lượng xã hội nhằm đẩy mạnh
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [1].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "quản lý giáo dục thực chất là tác
động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục
thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những
tính chất trường trung học đại học xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến
tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới".
Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến
tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự
phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em”.[11, tr. 341].
Tác giả Đỗ Hoàng Toàn lại quan niệm rằng: "quản lý giáo dục là tập
hợp những giải pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính,
cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ
thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt
số lượng, cũng như về chất lượng".
12


×