PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG T.H PHÚ TÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:01-KHLT-TTH-TRYT
Phú Túc,ngày 14 tháng 08 năm 2009
KẾ HỌACH LIÊN TỊCH
Hành động phòng,chống cúm A(H1N1) trong trường học.
Thực hiện công văn số 883/SGD&ĐT-GDTrH;Kế họach liên tịch số 32/KHLT-
SGD&ĐT-SYT ngày ô tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế về việc “Hành
động phòng,chống cúm A (H1N1) trong trường”,Kế họach số 113/KH-BCĐ ngày 07 tháng 8
năm 2009 về hành động khẩn cấp phòng ,chống dịch cúm A(H1N1),Kế họach liên tịch số
38/KHLT-PGD&ĐT-PYT-TTYT-BVĐKCT-BVĐKHL ngày 13 tháng 8 năm 2009 của phòng
GD&ĐT Châu Thành , Trường T.H Phú Túc,Trạm Y tế xã Phú Túc xây dựng kế họach liên tịch
về công tác phòng,chống đại dịch cúm A(H1N1) trong trường học như sau:
I. Mục tiêu:
-Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống cúm A (H1N1) của học sinh,giáo viên và
cán bộ nhân viên trong nhà trường,chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch cúm A
(H1N1).
-Kiểm sóat phát hiện,xử lý kịp thời,triệt để,hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong,góp phần giảm
thiểu tối đa tác hại khi dịch cúm A (H1N1) xảy ra ở trường học và trên địa bàn.
-Tuyên truyền vận động cán bộ GV và học sinh thực hiện các biện pháp phòng,chống cúm
A(H1N1).
II.Các họat động trọng tâm:
1.Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác phòng ,chống cúm A(H1N1):Làm
tốt công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho CB-GV và học sinh hiểu biết về tác hại của
dịch cúm A,tăng cường giáo dục sức khỏe ,vệ sinh cá nhân và phòng lây truyền bệnh qua đường
hô hấp.
2.Thành lập Ban chỉ đạo:
-Trường T.H Phú Túc ra Quyết định số 01-QĐ Thành lập, kiện toàn các Ban chỉ đạo công
tác y tế trường học (Ban chỉ đạo) trước ngày 15 tháng 8 năm 2009.
- Trưởng Ban chỉ đạo là hiệu trưởng nhà trường;
- Các thành viên Ban chỉ đạo do thủ trưởng đơn vị quyết định:Tất cả CB-GV-NV của
trường (gồm 35 người; có danh sách,quyết định đính kèm).
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các
dịch bệnh trong nhà trường, trong đó có đại dịch cúm A(H1N1).
2.1. Các hoạt động khi cúm A(H1N1) xuất hiện rải rác hiện nay
2.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo nhà trường:
- Phối hợp với Ban chỉ đạo xã phòng chống đại dịch cúm, với trạm Y tế và các cơ quan
ban ngành của địa phương chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra công tác phòng chống cúm A(H1N1) trong
đơn vị.
- Tích cực thực hiện Quy định về hoạt động, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường trường học.
- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho học sinh, giáo viên,
cán bộ, công nhân viên. Huy động các lực lượng này tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân
cư bằng những hình thức phong phú như tờ rơi, tranh cổ động, bảng tin, truyền thanh nội bộ,...;
huy động cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch cúm A(H1N1).
- Tăng cường giám sát dịch trong đơn vị, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm virut
cúm A(H1N1), thông báo kịp thời cho cơ quan y tế có thẩm quyền để xử lý triệt để.
- Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thuốc, hóa chất, vật tư, trang
thiết bị phòng chống cúm A(H1N1) trong đơn vị.
2.3. Các hoạt động khi dịch cúm lây lan trong cộng đồng
2.4. Hoạt động của Ban chỉ đạo nhà trường:
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm A(H1N1) trong đơn vị.
- Tuyên truyền mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho học sinh,
cán bộ công chức trong đơn vị; huy động lực lượng này tích cực tham gia tuyên truyền trong
cộng đồng dân cư; huy động cộng tác viên, tình nguyện viên tích cực tham gia khử trùng, xử lý
các ổ dịch cúm A(H1N1).
- Phối hợp với ngành Y tế địa phương chuẩn bị đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị,
sinh phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để tham gia chống dịch cúm A(H1N1).
- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ trung ương, tổ chức, cá nhân hỗ trợ.
- Thực hiện quyết định của Ban chỉ đạo Huyện, đóng cửa CSGD để hạn chế tối đa sự lây
lan và lấy chỗ đặt bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
2.5. Các hoạt động phòng dịch cúm A (H1N1):
2.5.1. Học sinh CB-GV-NV trong trường học chủ động theo dõi sức khỏe hàng ngày để
phát hiện triệu chứng cúm.Nếu có biểu hiện bệnh(sốt,ho,đau họng) thì nên ở nhà không đến
trường ít nhất 7 ngày sau khi bệnh,kể cả nếu khỏi sớm hơn;đồng thời thông báo cho BGH,cơ
quan y tế địa phương biết để tư vấn.Học sinh,CB-GV nếu phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở
trường thì chủ động cách ly thông báo cho BGH và cơ quan y tế địa phương biết.
2.5.2. Những người mắc bệnh mãn tính(bệnh tim mạch,lao phổi,tiểu đường,béo phì,suy
dinh dưỡng,bệnh nhân AID...),phụ nữ có thai,người già,trẻ em cần quan tâm đến tình trạng sức
khỏe của mình tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh ,khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay
cơ sở y tế để khám ...
2.5.3. Mọi người tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp
phòng chống dịch như:thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc d ung dịch sát khuẩn vệ sinh
môi trường,thông thóang nơi ở,nơi làm việc,lao chùi bề mặt đồ dùng,vật dụng sinh họat bằng các
hóa chất sát khuẩn thông thường,che miệng khi bị ho,không khạc nhổ bừa bãi .Đặc biệt không
nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng virut(Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.Khi có
biểu hiện nghi ngờ cúm A(H1N1) hãy thông báo đến các cơ sở y tế trên địa bàn,GV báo cáo cho
BGH thật nhanh...
III.Phối hợp tổ chức thực hiện giữa Trạm Y tế và trường học:
-Tổ chức tập huấn chuyên môn và các biện pháp phòng,chống cúm A(H1N1) cho CB-GV
xem đĩa hình của Sở Y tế Bến Tre về phòng chống dịch cúm A(H1N1).
-Cung cấp tài liệu,áp phích,tờ rơi về cám A cho các lớp ở trường học.
-Trạm Y tế xã phối hợp với Ban chỉ đạo của trường theo dõi những học sinh có biểu hiện
cúm,hướng dẫn đo thân nhiệt tại trường hoặc chỉ dẫn xét nghiệm khi cần thiết.
-GVCN thường xuyên vệ sinh phòng học,căn tin,các vật dụng thường xuyên tiếp xúc(tay
nắm cửa,mặt bàn học ...)
IV. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện từ kinh phí của trường, nguồn hỗ trợ của công tác xã hội hóa.
Trưởng Trạm Y tế xã Phú Túc Hiệu trưởng
BS Đặng Thị Nguyệt Nguyễn Thanh Tảy
Nơi nhận
-Phòng GD&ĐT CT
-UBND Xã Phú Túc
-Trạm Y Tế Phú Túc
-Các thành viên BCĐ
-Lưu VT