Toạ lạc tại trung
tâm thị xã Gò Công, trên
giao lộ giữa ba con
đường: Trương Định,
Nguyễn Huệ, Phan Đình
Phùng là một di tích lịch
sử cấp quốc gia có từ
thời vua Tự Đức là lăng
mộ - đền thờ anh hùng
dân tộc Trương Định.
Lăng mộ - đền thờ anh
hùng dân tộc Trương
Định được xây với diện
tích là chín trăm mét
vuông, gồm hai cổng
chính và một cổng phụ.
Trên cổng chính bên
tráicó ghi hai câu : “Trái
chúa thuận lòng dân, sự
nghiệp sáng choang cờ
đại soái” – “Quên thân trừ giặc nước, cơ đồ hồng thắm chí Trương Công”. Trên
cổng chính bên phải có ghi hai hàng chữ : “Gò Công Trương chánh khí” và “Gia
Thuận Định trung can”. Điều hấp dẫn là những đường nét hoa văn được khắc
đậm sắc, tỉ mỉ kết hợp những chi tiết cổ tạo nên một khung cảnh trang nghiêm.
Du khách khắp mọi miền đất nước đủ mọi lứa tuổi lần lượt đổ về Gò Công
để thắp hương và thờ cúng với tâm trạng biết ơn ông. Năm 1964, sau khi Trương
Định tuẫn tiết bà Trần thị Sanh ( vợ thứ của Trương Định ) đã nhận thi hài của
ông mang về an táng rất trọng thể. Mộ của ông được xây dựng bằng đá ông và tô
Giới thiệu : MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ Ở QUÊ HƯƠNG EM
Đền thờ Anh hùng dân tộc TRƯƠNG ĐỊNH
hồ ô dước. Trên tấm bia có khắc chức tước do vua Tự Đức ban cho ông : “Đại
Nam An Hà Lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương Công Huý Định
chi mộ” . Nhưng khi nhà cầm quyền Pháp ở Gò Công ra lệnh đục bỏ hàng chữ “
Bình Tây Đại Tướng quân và phạt bà Sanh 1000 tiền vì tội lập bia mộ trái phép.
Đến năm 1874 đứng đơn xin lập mộ mới cho chồng, mộ được xây dựng bằng đá
hoa cương cùng ba bức hoành phi và sáu trụ đá ghi lại thân thế sự nghiệp của
anh hùng dân tộc Trương Định. Một lần nữa các hoành phi và trụ đá bị đục bỏ.
Ngôi mộ trở nên hoang phế trong thời gian Pháp thuộc bởi sự cấm đoán và dòm
ngó của mật thám. Năm 1964, chính quyền cũ đã xuất công quỹ 40000đ để trùng
tu, tái tạo và sửa chữa lại ngôi mộ khang trang như ngày nay. Mộ ông có hình cà
voi và có thế “ nhìn sông dựa núi”. Theo quan niệm xưa với hồ súng trắng phía
trước và bức bình phong phía sau. Trong cùng khuôn viên này là đến thờ của ông
được xây dựng năm 1972 do ông Cung Tất Mai làm trưởng ban, dựa theo bản vẽ
của kĩ sư Nguyễn Ngọc
Thiệt. Đền thờ xây theo kiến Đông Phương vừa cổ kính vừa tân thời với các áng
thơ , khuôn liễn chạm trổ sơn son thiếp vàng. Ở giữa đền thờ là bức chân
dung vị anh hùng dân tộc Trương Định. Phía sau là hai bài vị : bài vị trước thờ
ông , bài vị sau thờ bà Sanh vợ ông. Trên bàn thờ có nắm đất của quê ông ở Sơn
Tịnh – Quãng Ngãi và tấm hình ông ngồi trên con tuấn mã trông rất oai phong
lẫm liệt. Hai bên tả hữu là những binh khí mà ông đã sử dụng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Xung quanh bàn thờ là những câu thơ ca ngợi khí tiết và ơn
đức của vị anh hùng dân tộc Trương Định .
Ngày 6/12/1989, lăng và mộ đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định được
Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tấm gưong hy sinh cao đẹp “vị quốc vong thân”của vị anh hùng dân tộc
Trương Định mãi là niềm tự hào của nhân dân dân Gò Công. Để tưởng nhớ đến
ông, hằng năm cứ vào ngày 19,20/8 (Dương lịch )nhân dân Gò Công và cả nước
tổ chức trọng thể giỗ kỉ niệm ngày ông tuẫn tiết. Với truyền thống “Sống oanh
liệt, chết vẻ vang”, ông Trương Định thật xứng đáng là người ANH HÙNG
DÂN TỘC sống mãi với ngàn thu./.
THƠ ĐIẾU TRƯƠNG ĐỊNH
&*&
Trong Nam tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò công nức tiếng đồn
Dấu đạn hãy rêm tàu bạch quỉ
Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Cái ấn Bình Tây đất vội chân
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm râm ba chữ điếu linh hồn
( Nguyễn Đình Chiểu)
C âu đối
&_ &
Máu nhuộm Tân Hoà, một sớm não nùng tin sét đánh
Đ ường qua Trại Cá, nghìn thu vang vọng tiếng quân reo
Hận nước cất cao đầu, sóng bạc chuyển rung vàm bạo ngược
Thương dân thà mất mạng, máu hồng tô thắm đất Gò Công
(Nguyễn Đình Chiểu)