BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỖ LÊ CHI
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỖ LÊ CHI
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Chuyên ngành
: Quan hệ quốc tế
Mã số
: 9310206
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tác động của cấu trúc an ninh tại
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận
án tiến sĩ là trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu của luận án tiến
sĩ chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH
Đỗ Lê Chi
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án tiến sĩ này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ
chân thành, sự hướng dẫn tận tình của nhiều thầy giáo, cô giáo, lãnh
đạo, cán bộ quản lý giáo dục, đồng nghiệp, bạn bè và những thành viên
trong gia đình.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến tất cả
những người đã luôn quan tâm, giúp đỡ nghiên cứu sinh trên con đường
khoa học gian khó này.
Nghiên cứu sinh đặc biệt biết ơn người hướng dẫn khoa học GS.TS
Nguyễn Thái Yên Hương tận tình hướng dẫn, động viên, thúc giục nghiên
cứu sinh vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành công trình này..
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH
Đỗ Lê Chi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ...................................................... 13
1.1. Lý thuyết về tác động của cấu trúc an ninh khu vực .......................... 13
1.1.1. Cấu trúc an ninh khu vực ..................................................................... 13
1.1.1.1. Khái niệm cấu trúc an ninh khu vực .............................................13
1.1.1.2. Dạng thức cấu trúc an ninh khu vực .............................................18
1.1.1.3. Sự hình thành và vận động của cấu trúc an ninh khu vực ............18
1.1.2. Tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia ........................... 22
1.1.2.1. Quan điểm về tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia .....22
1.1.2.2. Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia ..24
1.1.2.3. Nội dung tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia .....25
1.1.3. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một số
trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế ........................................................... 28
1.1.3.1. Chủ nghĩa hiện thực ......................................................................28
1.1.3.2. Chủ nghĩa tự do .............................................................................29
1.1.3.3. Chủ nghĩa kiến tạo ........................................................................30
1.2. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm
2010 .................................................................................................................. 32
1.2.1. Sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương trước năm 2010 .................................................................................. 32
1.2.1.1. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh .........................................................32
1.2.1.2. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh kết thúc đến trước năm 2010 ..........33
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
trước năm 2010 .............................................................................................. 34
1.2.2.1. Cấu trúc an ninh khu vực được hình thành và vận động trên cơ sở
cân bằng quyền lực.....................................................................................34
1.2.2.2. Cơ chế hợp tác đa phương phát triển hơn, ASEAN xác lập vị trí
quan trọng hơn trong cấu trúc an ninh khu vực ........................................36
1.2.2.3. Sự phân bố lực lượng trong cấu trúc an ninh khu vực từng bước
hình thành tầng nấc ....................................................................................38
1.3. Địa thế chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam trong cấu trúc an
ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ............................................ 38
1.3.1. Địa thế chiến lược của Đông Nam Á tại khu vực ................................ 38
1.3.1.1. Đông Nam Á là địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của nước
lớn ...............................................................................................................38
1.3.1.2. ASEAN có vị trí chiến lược trong tính toán chiến lược của các nước
lớn đối với Châu Á - Thái Bình Dương .......................................................... 40
1.3.1.3. Mỗi nước ASEAN có thế mạnh và giá trị địa- chiến lược riêng tại
khu vực .......................................................................................................40
1.3.2. Giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tại khu vực............................. 41
1.3.2.1. Giá trị địa - chính trị ...................................................................41
1.3.2.2. Giá trị địa - kinh tế ......................................................................42
1.3.2.3. Giá trị địa - an ninh.....................................................................44
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 45
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY VÀ TÁC
ĐỘNG TỚI VIỆT NAM .................................................................................... 47
2.1. Vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
từ 2010 đến nay và sự tham gia của Việt Nam ............................................ 47
2.1.1. Những nhân tố tác động tới sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn từ 2010 đến nay ........................ 47
2.1.1.1. Tình hình và các xu thế nổi bật của thế giới và khu vực ...............47
2.1.1.2. Tương quan lực lượng, chuyển dịch quyền lực và sự điều chỉnh
chính sách của các nước lớn ......................................................................52
2.1.2. Sự vận động của cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
giai đoạn từ 2010 đến nay .............................................................................. 57
2.1.2.1. Mỹ củng cố, mở rộng và thay đổi cấu trúc “Trục và Nan hoa” ...57
2.1.2.2. Trung Quốc thiết lập, phát triển tập hợp “Đàn sếu bay” .............61
2.1.2.3. Cơ chế, khuôn khổ hợp tác do ASEAN làm trung tâm ..................65
2.1.3. Sự tham gia của Việt Nam trong cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương ........................................................................................... 68
2.1.3.1. Chủ trương và hoạt động tham gia của Việt Nam trong cấu trúc an
ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ...........................................68
2.1.3.2. Đóng góp của Việt Nam trong xây dựng cấu trúc an ninh tại khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương................................................................70
2.2. Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
tới Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến nay....................................................... 74
2.2.1. Tác động tới môi trường an ninh ......................................................... 74
2.2.1.1. Thay đổi môi trường an ninh và quan hệ quốc tế tại khu vực ......74
2.2.1.2. Bản chất và hình thức xử lý các vấn đề an ninh khu vực thay đổi,
nguy cơ xung đột cục bộ gia tăng song ít khả năng nổ ra chiến tranh ......78
2.2.1.3. Đông Nam Á là trọng điểm tranh chấp chiến lược nước lớn, mang
đến cả thách thức và cơ hội cho ASEAN ....................................................82
2.2.2. Tác động tới không gian phát triển ...................................................... 85
2.2.2.1. Không gian sinh tồn của Việt Nam bị thu hẹp trước việc Trung Quốc
thiết lập và mở rộng vận hành cấu trúc “Đàn sếu bay” ............................85
2.2.2.2. Chính sách cạnh tranh giữa các nước lớn trên lĩnh vực kinh tế
thương mại đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Việt
Nam.............................................................................................................90
2.2.2.3. Việt Nam có cơ hội phát huy giá trị địa - chiến lược đặc thù, thúc
đẩy hành lang kinh tế Đông - Tây, chủ động đảm bảo không gian phát triển
cân đối, bền vững .......................................................................................96
2.2.3. Tác động tới vị thế quốc gia ................................................................99
2.2.3.1. Vị thế quốc gia tăng lên, Việt Nam có điều kiện thay đổi về chất năng
lực bảo đảm môi trường an ninh và không gian phát triển của mình ............ 99
2.2.3.2. Việt Nam có cơ hội tác động vào tiến trình định hình cấu trúc an
ninh và tham gia giải quyết các vấn đề chung tại khu vực ......................104
2.2.3.3. Là tâm điểm cọ xát chiến lược của nước lớn, Việt Nam gặp khó khăn
trong quan hệ đối ngoại với nước lớn và xử lý quan hệ nội bộ ASEAN.......106
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 109
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU
VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................................. 111
3.1. Dự báo tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương tới Việt Nam đến năm 2030 ............................................................ 111
3.1.1. Dự báo về các yếu tố tác động đến cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương ...................................................................................... 111
3.1.1.1. Xu hướng phát triển tại khu vực ..................................................111
3.1.1.2. Tương quan lực lượng và chiều hướng chiến lược của các nước lớn
..................................................................................................................114
3.1.1.3. Tương lai của ASEAN và các cơ chế do ASEAN làm trung tâm.116
3.1.2. Dự báo các kịch bản về cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương đến năm 2030 .......................................................................... 118
3.1.2.1. Kịch bản 1: Chưa có được một cấu trúc bao trùm, tổng thể mà tiếp
tục tồn tại đồng thời hai tiểu cấu trúc do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt, vừa
riêng biệt, vừa đan xen; ASEAN duy trì vai trò “trung tâm” trong khó khăn
..................................................................................................................118
3.1.2.2. Kịch bản 2: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dẫn tới xung đột
vũ trang hoặc thỏa hiệp phân chia ảnh hưởng; các dạng thức cấu trúc hiện
có bị phá vỡ; ASEAN không còn duy trì được vai trò trung tâm .............120
3.1.2.3. Kịch bản 3: Các cường quốc khu vực ủng hộ, tạo không gian cho một
dạng thức cấu trúc bao trùm do ASEAN thực sự giữ vai trò trung tâm .......122
3.1.3. Dự báo tác động của các kịch bản về cấu trúc an ninh khu vực tới lợi
ích của Việt Nam ......................................................................................... 123
3.2. Khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam ......................................... 128
3.2.1. Cần đánh giá đúng mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng cấu trúc an ninh
khu vực với lợi ích quốc gia ........................................................................ 128
3.2.2. Giữ vững môi trường an ninh ............................................................ 132
3.2.3. Bảo đảm không gian phát triển .......................................................... 136
3.2.4. Nâng cao vị thế quốc gia ................................................................... 141
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 145
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt
Tiếng Anh
1 ADMM+ ASEAN Defence Ministerial
Meeting Plus
2 AĐD-TBD
3 AM - 5
Tiếng Việt
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
5 nước ASEAN thuộc Tiểu
vùng sông Mekong
4 ANQG
An ninh quốc gia
5 ARF
Asian Regional Forum
Diễn đàn Khu vực Châu Á
6 AS - 5
5 nước ASEAN thuộc Biển Đông
Hợp tác ASEAN và từng bên
7 ASEAN+1 ASEAN plus One
đối thoại
Hợp tác ASEAN và Trung
8 ASEAN+3 ASEAN plus Three
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
9 BRI
Belt and Road Initiative
Sáng kiến Vành đai, Con đường
10 CA - TBD Asia Pacific
Châu Á - Thái Bình Dương
Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác toàn diện và
11 CPTPP
Agreement for Trans - Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Partnership
12 CTAN
Cấu trúc an ninh
13 ĐNA
Đông Nam Á
14 EAMF
Expanded ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng
15 EAS
East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á
16 EU
European Union
Liên minh Châu Âu
17 FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do
18 HĐBA
Hội đồng Bảo an
Chiến dịch Ấn Độ Dương 19 IPS
Indo Pacific Strategy
Thái Bình Dương
20 LHQ
Liên Hợp quốc
21 NATO
North Atlantic Treaty Organization Hiệp ước Quân sự Bắc Đại
Tây Dương
22 NXB
Nhà xuất bản
23 QHQT
Quan hệ quốc tế
Cuộc tập trận Vành đai Thái
24 RIMPAC The Rim of the Pacific Exercise
Bình Dương
25 SCO
Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
Trans
Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái
26 TPP
Agreenment
Bình Dương
27 USD
Đồng Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng thức cấu trúc an ninh khu vực .............................................19
Bảng 2.1. GDP và ngân sách quốc phòng của Mỹ, Trung Quốc, Nga năm 2018... 53
Bảng 2.2. Số liệu về nhập khẩu vũ khí của các nước khu vực CA - TBD.........812
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 ..........................95
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia .........25
Hình 1.2: Mạng lưới liên kết của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương ................36
Hình 1.3: Cơ chế do ASEAN sáng lập .................................................................37
Hình 2.1: Tỉ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ và Trung Quốc vào ASEAN .................62
Hình 2.2: Số liệu xuất khẩu dầu thô của Việt Nam .............................................87
Hình 3.1: Mười nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030 ...................................114
Hình 3.2: Dự báo tương quan sức mạnh hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc .....115
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tồn tại, phát triển và lợi ích của mỗi quốc gia phụ thuộc lớn vào không
gian sinh tồn và môi trường an ninh của quốc gia đó, bao gồm yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài. Trong thời đại toàn cầu hóa, lợi ích của các quốc gia vừa tùy
thuộc chặt chẽ nhau hơn, nhưng cũng va đập gay gắt hơn. Điều này tất yếu hình
thành những thiết chế, cơ chế để giải quyết xung đột lợi ích nhằm duy trì môi
trường hòa bình, hợp tác để các quốc gia cùng phát triển. Những thiết chế, cơ chế
đó vận hành trong một khuôn khổ nhất định, thường được gọi là cấu trúc an ninh
(CTAN), một dạng thức hệ thống mà trong đó các cơ chế được vận hành trong sự
cạnh tranh và hợp tác, cùng tạo nên những cách thức ngăn chặn các xung đột lợi
ích, tạo không gian hợp tác, duy trì sự ổn định tương đối của môi trường an ninh
chung, đồng thời thúc đẩy hệ thống đó vận động, phát triển phù hợp với tình hình
mới, với sự thay đổi của những yếu tố chủ chốt trong hệ thống đó. Cách thức tổ
chức và vận hành của cấu trúc đó quyết định hành vi của các chủ thể trong hệ thống
cấu trúc.
Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD) là một khu vực địa lý rộng lớn,
chiếm 46% diện tích toàn cầu gồm các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á (ĐNA),
Nam Á, các quốc gia thuộc Châu Đại Dương và các vùng biển cận kề các quốc gia
này thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương.
Kể từ năm 1970, Châu Á là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế
giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 5% giai đoạn 2010 - 2018 và chiếm 40%
GDP toàn cầu (không bao gồm Mỹ), trong đó có một số nền kinh tế lớn nhất thế
giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Chính vì vậy, khu vực CA - TBD được
gọi là "Trung tâm của thế giới trong thế kỷ XXI", đầu tàu tăng trưởng kinh tế
toàn cầu, trung tâm hợp tác và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết
là giữa Mỹ và Trung Quốc. Quá trình này đang làm thay đổi nhanh chóng tương
quan ảnh hưởng và trật tự quyền lực trên thế giới, làm gia tăng sự phức tạp, nhạy
cảm và tính khó dự đoán của môi trường địa - chính trị, địa - kinh tế của khu
vực CA - TBD.
2
Hiện nay, CTAN tại khu vực CA - TBD vận động theo hướng phức tạp.
Điều này đã và đang tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia ở khu
vực, nhất là lĩnh vực an ninh, đối ngoại. Điều này đòi hỏi các quốc gia ở CA - TBD
phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách phù hợp để tận dụng thời cơ
do tác động tích cực, đồng thời giảm tối đa thách thức do tác động tiêu cực từ
CTAN tại khu vực CA - TBD.
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa - chiến lược quan trọng tại khu vực CA
- TBD, là thành viên có vai trò quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và tham gia tích cực các thể chế đa phương, liên kết hợp tác an ninh khu
vực. CTAN tại khu vực CA - TBD luôn có tác động trực tiếp, nhanh chóng tới Việt
Nam. Việc chủ động nhận diện thời cơ, thách thức do tác động từ CTAN tại khu
vực để đề xuất khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm bảo đảm lợi ích và an ninh
quốc gia (ANQG) Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách đặt ra từ thực tiễn. Trong
khi đó, khảo sát cho thấy chưa có công trình khoa học đã công bố nào nghiên cứu
trực tiếp, chuyên sâu về tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của
cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2020” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành quan hệ quốc tế (QHQT) là
cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu nghiên cứu vấn đề
Qua khảo sát, nghiên cứu sinh tìm thấy các công trình nghiên cứu về CTAN
tại khu vực CA - TBD ở phạm vi khác nhau, có thể sắp xếp thành 04 nhóm chủ
yếu. Việc sắp xếp này chỉ mang tính tương đối nhằm giúp nghiên cứu sinh khảo
sát một cách có hệ thống. Cụ thể:
Một là, nhóm công trình nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc an ninh khu
vực, cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Cuốn World order (Trật tự thế giới) của Henry Kissinger, do NXB Penguin
Books Limited phát hành năm 2014. Sách lý giải về nguyên nhân của sự hòa hợp,
xung đột quốc tế; đề cập thách thức đặt ra đối với việc thiết lập một trật tự thế giới
ở thế kỷ XXI trong bối cảnh các quốc gia tiếp tục bị chia rẽ sâu sắc bởi quan điểm
3
lịch sử, xung đột vũ trang, khoảng cách công nghệ hay tư tưởng cực đoan về ý thức
hệ. Chương 5 và Chương 6 nghiên cứu khu vực Châu Á, so sánh quan điểm cân
bằng quyền lực giữa Châu Âu và Châu Á, trật tự khu vực Châu Á và vị trí của
Trung Quốc trong trật tự khu vực và thế giới. Do mục tiêu đặt ra, nên sách chưa đề
cập, giải thích về CTAN khu vực và tác động của CTAN khu vực tới quốc gia.
Cuốn Regional Powers and Security Orders: A Theoretical Framework
(Khung lý thuyết về Trật tự an ninh và các cường quốc khu vực) của Robert Stewart
- Ingersoll và Derrik Fraizier xuất bản năm 2012. Sách trình bày về khung lý thuyết
mới để lý giải vai trò của các cường quốc khu vực trong việc tạo dựng và duy trì
trật tự an ninh khu vực. Theo các tác giả, sự biến động của tình hình an ninh quốc
tế có liên quan mật thiết với mối quan tâm của các quốc gia đối với khu vực và
chịu tác động lớn từ hành động và chính sách của các cường quốc khu vực. Đây là
những nội dung được nghiên cứu sinh kế thừa. Do tiếp cận nghiên cứu trật tự an
ninh khu vực, nên sách chưa nghiên cứu về CTAN khu vực, tác động của quốc gia
tới CTAN khu vực.
Cuốn International Relations Theory and the Asia - Pacific (Lý thuyết quan
hệ quốc tế và Châu Á - Thái Bình Dương) của G.John Ikenberry và Michael
Mastandumo, do NXB Đại học Columbia phát hành năm 2003. Sách đề cập về việc
ứng dụng lý thuyết QHQT Phương Tây nghiên cứu thực tế hành vi và chính sách đối
ngoại của các quốc gia Châu Á. Nghiên cứu sinh kế thừa nội dung phân tích mối quan
hệ giữa ba cường quốc có vai trò định hình tương lai kinh tế, chính trị của khu vực
CA - TBD là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên cả phương diện an ninh và kinh tế
trong sách để phân tích sự vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD.
Cuốn Regional Security Structures in Asian (Những cấu trúc an ninh khu
vực ở Châu Á) của Ashok Kapor, do NXB Routledge xuất bản năm 2003, tái bản
năm 2013 đã đề cập đến những vấn đề nghiên cứu sinh quan tâm trong quá trình
nghiên cứu luận án. Ashok Kapor cho rằng việc giải thích các mối QHQT ở Châu
Á giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới II đã quá nhấn mạnh đến tác động của yếu tố
Chiến tranh Lạnh, do đó chưa đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức về những nhân
tố khác như sự xuất hiện của các cường quốc khu vực, xung đột và cách thức giải
4
quyết xung đột trong khu vực. Sách nhận diện những nhân tố này để tiếp cận, lý
giải về những hình thái quan hệ phức tạp ở ba khu vực chính của Châu Á là Bắc
Á, ĐNA và Nam Á. Do cách tiếp cận, nên sách chưa nghiên cứu về tác động của
CTAN tại khu vực CA - TBD đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về tổng thể cấu trúc an ninh tại khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương
Cuốn Asia - Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence and
Partnerships (Tái cân bằng Châu Á - Thái Bình Dương 2025: Khả năng, sự hiện
diện và quan hệ đối tác), do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế công bố
năm 2016. Sách đánh giá độc lập về Chiến lược Quốc phòng Mỹ tại CA - TBD,
đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm tiếp tục duy trì chính sách tái cân bằng.
Sách khảo sát, đánh giá toàn diện các nhân tố trong khu vực có ảnh hưởng đến
chiến lược và lợi ích của Mỹ, như vai trò, vị trí của các nước đồng minh, đối tác
và tổ chức khu vực; chính sách và hành động của các nước lớn; khoảng cách về
tiềm lực quân sự giữa các nước. Nghiên cứu sinh kế thừa kết quả nghiên cứu này
để phân tích cơ chế hình thành và vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD, đưa
ra dự báo và khuyến nghị chính sách của Việt Nam.
Trong cuốn Bilateralism, Multilateralism and Asia - Pacific Security (Chủ
nghĩa song phương, đa phương và An ninh Châu Á - Thái Bình Dương) do NXB
Routledge phát hành, William T.Tow và Brendan Taylor tập hợp 13 bài viết của
các học giả uy tín trên thế giới về mối quan hệ giữa các cơ chế hợp tác song phương
và đa phương đối với an ninh và ổn định ở khu vực CA - TBD. Sách phản bác nhận
định cho rằng hai cơ chế này phủ nhận nhau trong hợp tác an ninh, dần dần cơ chế
đa phương sẽ thay thế cơ chế song phương; từ đó nhấn mạnh cơ chế đa phương và
song phương có thể song song tồn tại, và đóng góp vai trò quan trọng trong duy trì
an ninh và hợp tác khu vực. Sách cung cấp dữ liệu tin cậy giúp nghiên cứu sinh
phân tích đặc điểm của CTAN tại khu vực CA - TBD.
Cuốn Multilateral Asian Security Architecture: Non - ASEAN Stakeholders
(Cấu trúc an ninh đa phương Châu Á: Vai trò của các quốc gia ngoài ASEAN) của
See Seng Tan do NXB Taylor & Francis Ltd xuất bản năm 2017. Sách phân tích,
5
so sánh vai trò, vị trí của 5 quốc gia (Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Indonesia)
đối với CTAN khu vực này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Qua đó nhận định, cùng
với ASEAN, 5 quốc gia này cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định
hình và duy trì cơ chế hợp tác đa phương ở Châu Á. Vì thế, khi nghiên cứu CTAN
nói chung và cơ chế hợp tác đa phương nói riêng ở khu vực này chúng ta không
thể không xem xét đến các quốc gia lớn có lợi ích ở đây. Sách là tài liệu tham khảo
hữu ích với các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề an ninh, chính trị
Châu Á và các tổ chức liên kết quốc tế.
Cuốn Cục diện thế giới đến 2020 do Phạm Bình Minh chủ biên, NXB Chính
trị quốc gia, xuất bản năm 2010. Sách phân tích, suy luận và dự báo về cục diện
thế giới, xu hướng phát triển toàn cầu, trong đó tập trung vào khu vực CA - TBD
và ĐNA với những yếu tố có tác động trực tiếp đến an ninh, ổn định khu vực như
các thách thức an ninh phi truyền thống, mối quan hệ giữa các nước lớn có lợi ích
ở khu vực là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Những vấn đề này được nghiên
cứu sinh kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án.
Cuốn Con đường củng cố An ninh và Hợp tác ở Đông Á của Nguyễn Quang
Thuấn, do NXB Khoa học xã hội, xuất bản năm 2016. Sách nghiên cứu chuyên sâu
về tình hình Đông Á; phân tích chính sách của các nước lớn đối với khu vực, đặc
biệt là triển khai chính sách của Trung Quốc, Ấn Độ; ảnh hưởng của Trung Quốc,
Nga và tổ chức ASEAN đối với các vấn đề an ninh khu vực; đánh giá về các vấn
đề an ninh của Đông Á, hạt nhân của toàn khu vực CA - TBD. Sách phân tích thực
trạng và nhấn mạnh yêu cầu cần có những thiết chế an ninh đa phương phù hợp tại
khu vực để giúp kiểm soát các vấn đề tại khu vực, thúc đẩy xu hướng hợp tác, phát
triển tại Đông Á.
Ba là, nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố chủ chốt trong cấu trúc
an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Cuốn Shifting Power in Asia - Pacific (Chuyển dịch quyền lực ở Châu Á
- Thái Bình Dương) của Fels Enrico, được NXB Springer phát hành năm 2017.
Sách khảo sát một cách hệ thống về sự thay đổi của cán cân quyền lực trong khu
vực, phân tích sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, mối quan hệ cạnh tranh Mỹ
- Trung, quan hệ song phương giữa 6 cường quốc trung bình trong khu vực (Úc,
6
Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Pakistan) với Mỹ và Trung Quốc. Đặc
biệt, sách so sánh sức mạnh và ảnh hưởng của 44 quốc gia ở khu vực này đối với
QHQT trong 20 năm qua dựa trên 55 tiêu chí.
Cuốn Asian Waters: The struggle over the Asia Pacific and the Strategy of
Chinese Expansion (Vùng biển Châu Á: Tranh chấp khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và Chiến lược bành trướng của Trung Quốc) của Humphrey Hawksley.
Sách nghiên cứu tranh chấp trên biển, trong đó tập trung vào chiến lược của Trung
Quốc, nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ với Mỹ nhằm tạo nên thế cân bằng chiến lược
của một số quốc gia yếu hơn trong khu vực, đồng thời nhận định, dự báo về khả
năng hiện thực hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên biển và mối quan
hệ liên minh mới giữa Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan để đối phó
với tham vọng này.
Cuốn The New ASEAN in Asia - Pacific and Beyond (Một ASEAN mới
vượt ra ngoài phạm vi Châu Á - Thái Bình Dương) của Shaun Narine, do NXB
Lynne Rienner xuất bản năm 2018. Sách đề cập 8 vấn đề gồm (i) ASEAN trong
thế kỷ XXI; (ii) Lịch sử ASEAN: Ra đời và Khủng hoảng; (iii) Cải cách hậu khủng
hoảng; (iv) Chủ nghĩa thể chế khu vực; (v) Mối quan hệ với Trung Quốc; (vi) Mối
quan hệ với Hoa Kỳ; (vii) ASEAN và các cường quốc khu vực; và (viii) Vai trò
của ASEAN. Sách là công trình nghiên cứu công phu, toàn diện về ASEAN. Sách
có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu sinh khi phân tích về ASEAN và vai trò
của ASEAN đối với sự hình thành và phát triển của CTAN tại khu vực CA - TBD.
Cuốn Asia - Pacific Security: US, Australia and Japan and the New
Security Triangle (Mỹ, Úc, Nhật Bản và sự hình thành tam giác an ninh ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương) của William Tow, Mark Thomson, Yoshimobu
Yamanoto, Satu Limaye, do NXB Routledge phát hành năm 2008. Sách nghiên
cứu quan hệ hợp tác an ninh giữa ba quốc gia này và khả năng áp dụng mô hình ba
bên ở khu vực CA - TBD; nghiên cứu lý thuyết và thực trạng quan hệ Mỹ, Úc,
Nhật Bản, trên cơ sở đó đánh giá tác động đối với mạng lưới liên minh song phương
của Mỹ tại khu vực, cũng như mối liên hệ giữa tình hình an ninh, chính trị khu vực
với tình hình chính trị nội bộ trong mỗi nước. Đây là những vấn đề được nghiên
7
cứu sinh khi kế thừa khi đánh giá về CTAN tại khu vực CA - TBD.
Cuốn Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc: Những điều chỉnh chính
sách với Mỹ và các tác động tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Nguyễn
Thái Yên Hương chủ biên, được NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2015.
Sách khảo sát, phân tích chuyên sâu các vấn đề quan trọng liên quan đến chính
sách đối ngoại của Trung Quốc, trọng tâm là: (i) Chính sách với Mỹ từ sau Đại hội
18, nhân tố trong và ngoài nước tác động đến chính sách Trung Quốc đối với Mỹ;
(ii) Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc; (iii) Những điều
chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 18 nói chung
và với Mỹ nói riêng; (iv) Sự ứng phó của lãnh đạo nước này đối với chính sách và
hành động thực tiễn của Mỹ trong quan hệ hai nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
dự báo về điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ, quan hệ Mỹ Trung, cũng như tác động của chúng đối với khu vực CA - TBD.
Luận án tiến sĩ, Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Châu Á Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh, Lê Hải Bình, Học viện Ngoại giao, 2013.
Luận án phân tích một cách toàn diện tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến các
vấn đề cơ bản của an ninh Châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh từ góc
độ của Việt Nam. Luận án cũng đưa ra các kịch bản của quan hệ Mỹ - Trung đến
năm 2020 và chiều hướng tác động của mối quan hệ này đối với an ninh CA - TBD;
đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm
tận dụng các cơ hội cũng như giảm thiểu thách thức do mối quan hệ này mang lại.
Quan hệ Mỹ - Trung là yếu tố chủ chốt trong CTAN tại khu vực CA - TBD. Đây
là tài liệu có giá trị đối với quá trình nghiên cứu luận án của nghiên cứu sinh.
Luận án tiến sĩ, Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm 2020 và
định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, Nguyễn Hùng Sơn, Học viện
Ngoại giao, 2013. Luận án nghiên cứu, phân tích vai trò của ASEAN trong việc
hình thành trật tự Đông Á, trên cơ sở đó kiến nghị phương thức tham gia ASEAN
phù hợp với vai trò của tổ chức này trong trật tự khu vực tới năm 2020. Đặc biệt,
luận án khẳng định và chứng minh luận điểm: các nước vừa và nhỏ có thể tác động
vào việc xác lập trật tự khu vực và thế giới trong một số điều kiện nhất định và chỉ
8
rõ các điều kiện đó; đồng thời đề xuất bộ tiêu chí đánh giá vai trò của các nước vừa
và nhỏ; kiến nghị việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam tham gia
ASEAN trong bối cảnh trật tự Đông Á có nhiều biến động. ASEAN cũng là yếu tố
quan trọng của CTAN tại khu vực CA - TBD. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận
án rất có giá trị đối với nghiên cứu sinh.
Bốn là, nhóm công trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc an ninh tại
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam
Cuốn Asia - Pacific Security Cooperation: National Interests and Regional
order (Hợp tác an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Lợi ích quốc gia và
trật tự khu vực) của See Seng Tan và Amitav Acharya, được NXB Routledge phát
hành năm 2014. Sách nghiên cứu tổng quan về các cách tiếp cận mới đối với khu
vực CA - TBD kể từ sau Chiến tranh Lạnh và Sự kiện 11/9; tác động của mối quan
hệ an ninh khu vực đối với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,
Philippines, Malaysia, Thái Lan và Singapore; nhận định triển vọng trong tương
lai hợp tác an ninh ở Đông Á. Mặc dù, không đề cập đến Việt Nam, nhưng sách
gợi ý nghiên cứu sinh về phương pháp tiếp cận khi tiến hành đánh giá, dự báo về
tác động của CTAN tại khu vực tới Việt Nam.
Cuốn Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương do Dương Phú Hiệp và Vũ Văn
Hà đồng chủ biên, được NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2006. Sách đề cập
cục diện khu vực trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, trọng tâm là Đông Bắc Á và ĐNA;
thực trạng về thế và lực của của các quốc gia trên cả phương diện kinh tế, chính
chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nhận định về thuận lợi, thách thức và xu
hướng phát triển trong khu vực đến năm 2020. Sách không chỉ cung cấp cho nghiên
cứu sinh những thông tin, nội dung có thể kế thừa và phát triển, mà còn gợi ý về
cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong luận án.
Do các công trình trên đề cập tác động của QHQT và an ninh khu vực CA TBD chủ yếu đối với thế giới, khu vực, nên chưa đi sâu nghiên cứu tác động đối
với từng quốc gia nhỏ và vừa, trong đó Việt Nam. Một số công trình đưa ra nhận
định, dự báo về tác động của tình hình khu vực đối với Việt Nam, cũng như gợi ý
chính sách, nhưng lại chưa có nghiên cứu trực tiếp vấn đề tác động của CTAN tại
9
khu vực CA - TBD tới Việt Nam. Đây là những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp
tục nghiên cứu, giải quyết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ sự vận động và tác động của CTAN tại khu
vực CA - TBD tới Việt Nam từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị
chính sách đến năm 2030 nhằm bảo đảm lợi ích và ANQG Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:
- Phân tích, làm rõ lý thuyết về CTAN khu vực; tình hình CTAN tại khu vực
CA - TBD trước năm 2010; địa thế chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam trong
CTAN tại khu vực CA - TBD.
- Phân tích, đánh giá sự vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD giai
đoạn từ 2010 đến nay, sự tham gia của Việt Nam trong CTAN tại khu vực và đánh
giá tác động tới Việt Nam.
- Dự báo xu hướng tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt
Nam, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CTAN tại khu vực CA - TBD và tác
động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, luận án nghiên cứu tác động của CTAN tại khu vực CA TBD tới Việt Nam dựa trên lý thuyết QHQT và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực an
ninh, đối ngoại.
- Về không gian, luận án nghiên cứu khu vực CA - TBD, đặc biệt là khu
vực Đông Á - nơi tập trung các vấn đề trọng yếu gắn với lợi ích và ANQG của
Việt Nam.
- Về thời gian, luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 đến nay, dự báo
đến năm 2030. Năm 2010 là mốc thay đổi đáng chú ý về so sánh lực lượng nước
lớn và cục diện tình hình tại khu vực CA - TBD.
10
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đối ngoại. Luận
án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu sau:
- Phương pháp cấu trúc: sử dụng lý thuyết phương pháp cấu trúc trong ngôn
ngữ học để nghiên cứu về các yếu tố (thành tố) cấu thành CTAN tại khu vực CA TBD, quan hệ giữa các yếu tố này (nguyên tắc, quy tắc, cơ chế liên kết, tương tác)
và các nhân tố tác động đến sự vận động, hoạt động của CTAN tại khu vực CA TBD, trên cơ sở đó phân tích làm rõ khái niệm CTAN khu vực, mô hình CTAN
tại khu vực CA - TBD, sự vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD ở Chương
1 và Chương 2 của luận án.
- Phương pháp phân tích tài liệu: khảo sát, tìm kiếm, thu thập tài liệu, trên
cơ sở đó phân tích, so sánh các kết quả nghiên cứu, số liệu, tài liệu có liên quan
đến đề tài theo từng nội dung, vấn đề khoa học, từ đó tổng hợp, đánh giá rút ra
những kết luận khoa học về nội dung nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2 của
luận án.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử, so sánh, tổng hợp: tiến hành nghiên
cứu, so sánh hoạt động của các thể chế, cơ chế, diễn đàn, sáng kiến về CTAN tại
khu vực CA - TBD, trên cơ sở đó phân tích làm rõ đặc điểm, sự tác động của các
cấu trúc này tới Việt Nam ở Chương 1 và Chương 2 của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: khảo sát, nghiên cứu các cơ chế, thể
chế hợp tác an ninh điển hình tại khu vực CA - TBD. Dựa trên kết quả nghiên cứu
điển hình, kết hợp với phương pháp chuyên gia để rút ra những kết luận khoa học
về đánh giá tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam ở Chương 2.
- Phương pháp dự báo: trên cơ sở thực trạng tình hình ở Chương 2, kết hợp
tư duy khoa học, logic, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp các dự báo của các tổ chức,
học giả lớn, trên cơ sở đó dự báo về xu hướng vận động của CTAN tại khu vực
CA - TBD và chiều hướng tác động của xu hướng vận động đó tới Việt Nam theo
các kịch bản đến năm 2030.
6. Nguồn tài liệu
- Luận án sử dụng tài liệu gốc, chính thức của các nước, tổ chức quốc tế,
11
văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Luận án khai thác sách, bài báo, báo cáo khoa học được công bố chính
thức trong nước và ngoài nước; đề tài khoa học, chuyên đề nghiên cứu của Bộ
Ngoại giao, viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Luận án khai thác, sử dụng thông tin, số liệu từ trang tin điện tử, cổng thông
tin điện tử của các tổ chức, viện nghiên cứu, hãng thông tấn, báo chí uy tín.
7. Những đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về tác động của
CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam, trong đó nổi bật là đóng góp mới về
đánh giá tác động của CTAN khu vực tới Việt Nam trên ba phương diện môi trường
an ninh, không gian phát triển và vị thế quốc gia.
- Đóng góp những khuyến nghị có cơ sở khoa học để xây dựng chính sách
đối ngoại của Việt Nam đến năm 2030.
- Đóng góp một công trình khoa học phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu
của các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu tại Việt Nam.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
bố cục gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tác động của cấu trúc an ninh
tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
Chương này làm rõ lý thuyết về CTAN khu vực, mô tả CTAN tại khu vực CA TBD trước năm 2010; phân tích địa thế chiến lược của ĐNA và Việt Nam trong
CTAN tại khu vực CA - TBD.
- Chương 2. Sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn từ 2010 đến nay và tác động tới Việt Nam. Bám sát
khung lý thuyết ở Chương 1, Chương này phân tích sự vận động của CTAN tại
khu vực CA - TBD giai đoạn 2010 - 2020, làm rõ sự tham gia của Việt Nam trong
CTAN tại khu vực và đánh giá tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD giai
đoạn 2010 - 2020 tới Việt Nam trên ba phương diện gồm môi trường an ninh,
12
không gian phát triển và vị thế quốc gia.
- Chương 3. Dự báo tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tới Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2, Chương này phân tích dự báo
về tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam đến năm 2030, đưa ra
bốn nhóm khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong thời gian tới.
13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
1.1. Lý thuyết về tác động của cấu trúc an ninh khu vực
1.1.1. Cấu trúc an ninh khu vực
1.1.1.1. Khái niệm cấu trúc an ninh khu vực
Cấu trúc an ninh khu vực là trụ cột của hệ thống QHQT, tác động trực tiếp
đến lợi ích và chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. CTAN khu vực thể hiện mối
quan hệ giữa các nước trong cùng một khu vực địa lí nhằm đối phó và giải quyết
những vấn đề an ninh chung. Để xây dựng khái niệm CTAN khu vực, trước hết cần
làm rõ nhận thức về nội dung liên quan, bao gồm khái niệm an ninh, cấu trúc và cấu
trúc khu vực.
* An ninh
Theo Từ điển Oxford, an ninh được hiểu là trạng thái an toàn, không phải
đối mặt với nguy hiểm hay mối đe dọa nào. Ở cấp độ quốc gia, theo quan điểm
truyền thống, an ninh là khả năng của một quốc gia trong việc chống lại mối đe
dọa hay hành động tấn công vũ lực từ bên ngoài [74]. Tuy nhiên, trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khái niệm an ninh trong lý thuyết chính trị quốc
tế được mở rộng hơn nhiều cùng với sự xuất hiện của những mối đe dọa mới, vượt
ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia, trở thành thách thức chung đối với hòa
bình và ổn định của khu vực và toàn cầu. Đáng chú ý là quan điểm an ninh toàn
diện với một cách tiếp cận toàn diện, tổng quan hơn đối với vấn đề an ninh trên cả
ba khía cạnh, gồm đối tượng bảo vệ, các mối đe dọa và công cụ để đối phó với các
mối đe dọa đó.
Theo Haftendorn, đối tượng bảo vệ của an ninh không chỉ giới hạn ở cấp độ
quốc gia mà cần mở rộng ra nhiều cấp độ khác, từ “cá nhân, gia đình, xã hội, quốc
gia, hệ thống quốc tế và cả nhân loại” [49]. Tương tự như vậy, các học giả cho
rằng mối đe dọa đối với an ninh không chỉ có các yếu tố quân sự như quan điểm