Tải bản đầy đủ (.pdf) (319 trang)

Cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.42 MB, 319 trang )

TRẦN QUỐC VƯỢNG (Chủ biên)
TÔ NGỌC THANH
NGUYỄN CHÍ BỀN
LÂM THỊ MỸ DUNG
TRẦN THÚY ANH

---3HN

?7


T R Ầ N Q U Ố C VƯỢNG (C h ủ b iên )
TÔ N G Ọ C TH A N H - N G U Y E N C H Í B EN
LÂM T H Ị MỸ DUNG - TR A N THUÝ a n h

c ơ sở VÃN HOÁ

VIỆT NAM
(Tái bản lần thứ mười lăm)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


LỜI NÒI ĐẦU
Nhữr.g năm gần đày, nhận thức về vai trò của vãn hoá ở nước
ta được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết
Hội nghi lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã
khẳng cịnh văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thê hiện
tẩm cao và chiều sâu uể trinh độ phát triền của một dân tộc, là sự
kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với
người, lới xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc


đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh t ế - xã hội của chúng ta.
Củriị vì thê, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hoá dân
tộc đưự( đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, ihiều giới.
Giữa tháng 12 năm 1994, Hội nghị lần th ứ 8 của ủ y ban quốc
gia về Ihập k í Quốc tế phát triển văn hoá của Việt Nam do Phó
Thủ tươig Nguyễn Khánh làm chủ tịch đã họp. Hội nghị tập
trung tỉảo luận chủ đề: Bảo vệ và p h á t huy di sản văn hoá Việt
N a m , đíc biệt là di sản văn hoá p h i vật thể. Hội nghị này đã có
nhiều kên nghị với Đảng, N hà nước, các Bộ, ngành, trong đó có
kiến ngiị: "Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng
dạy ở ccc trường học nội dung báo uệ và p h á t huy các di sản văn
hoá, gieo dục cho thanh niên và học sinh về giá trị của văn hoá
dãn tộc và di sản văn hoá Việt N am , nàng cao lòng tự hào dàn
tộc và ythức báo vệ cli sán văn hoá". Ngày 10 tháng 1 năm 1995,
Bộ Giát dục và Đào tạo đã k í công văn sô 173 /V P về việc tăng
cường gáo dục các giá trị văn hoá dãn tộc và di sản văn hoá Việt
N a m , ytU cầu các cơ quan chuán bị hệ thông giáo trinh, đưa môn
Văn ho( học và cơ sở văn hoá Việt N am vào chương trình đại học,
cao đẳnĩ, đ ể phục vụ việc học tập của sinh viên.
N hảì trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi
biên S iỡ Ợ i giáo trinh môn Cơ sở văn hoá Việt Nam.
3


Khoa Văn hoá học nói chung và môn Cơ sở văn hoá Việt Neun
nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong nhà trường
mà còn ở ngoài xã hội. Tuy thế, với nhà trường đại học vo cao
đẳng, Văn hoá học lại là môn học còn rất mới mẻ. Hiện tại, con có
nhiều cách hiếu khác nhau về lịch sứ và đặc điếm văn hoá Việt

Nam, cũng như còn nhiều cách hiểu, cách trinh bày vé môn Cơ sở
văn hoá Việt Nam. C hính vì vậy, chúng tôi thấy rang, cần trinh
bày cho sinh viên hiểu cả hai m ặt lịch đại và đông đại của văn
hoá Việt N am lẫn những đặc điếm vế cà những kiến thức cơ bản
về môn Văn hoá học.
Sau lần xuất bản đầu tiên, phục vụ cho hội nghị tập huấn vé bộ
môn Văn hoá học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội và
Thành p h ố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đong
góp quý báu của các đồng nghiệp, các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc
các nơi (như PGS. TS. Nguyễn Xuân Kính, TS. Nguyễn Thị Minh
Thái, ông Nguyên Hoà, ỏng Lê Đinh Bích, ông Trần Mạnh Hảo trên
tạp chí Văn hoá dân gian, Tập san Kiến thức ngày nay, báu Thê
thao và văn hoá, báo Văn nghệ). Chúng tôi xin tỏ lòng cảm Ưn. ơ
lần xuất bản này, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung cho hoàn thiện
hơn trên cơ sở các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rang
đ ể có cuốn giáo trình về Văn hoá học hoán chính, bản thăn các tác
giả còn phải nghiên cứu nhiều và cần có thêm nhiều ý kiên thảo
luận, góp ý của độc giả. Vi vậy rất mong các dồng nghiệp và bạn đọc
góp ý, phê bình đê cuốn sách ngày một tốt hơn.
Với hi vọng môn Văn hoá học và Cơ sở văn hoá Việt N am sẽ
được khẳng định vị thế, n hư nó vôh cần có, chúng tôi m ong răng
giáo trình sơ thảo này sẽ đóng góp tích cực vào việc giáng dạy và
học tập trong các trường đại học và cao đăng.
Hà Nội, th á n g 8 — l ‘)98
Chủ biên
TRẦN QUỐC VƯỢNG
4


CUỐN SÁCH ĐƯỢC VIẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH

MÔN C ơ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
(GIẢNG DẠY TRONG 60 TIẾT) VỚI 4 ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
- Dơn vị h ọ c tr ìn h 1

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM c ơ BẢN (15 t i ế t ) ................................ 7
Bai 1: Văn hoá và văn hoá học (4 tiêt).............................................. 7
Bài 2: Văn hoá và môi trường tự nhiên (3 t i ê t ) .............................24
Bài 3: Văn hoá và môi trường xã hội (4 t i ế t ) .................................36
Bài 4: Tiếp xúc và giao lưu văn hoá (4 tiê t).................................... 50
- Đơn vị h ọ c tr ìn h 2
Chương 2. CẤU TRÚC, CÁC THIẾT CHẾ VÀ CHỨC NẢNG
CỦA VÀN HOÁ (15 tiết)................................................... 66
Bài 5: Hình thái và mô hình văn hoá (4 t i ê t ) ................................. 66
Bài 6: Những thành tô" của văn hoá (5 tiêt).....................................75
Bài 7: Chức năng và cấu trúc của văn hoá (6 tiê t).......................105
- D ơn vi h ọ c tr ìn h 3


C hương3. DIỄN TRÌNH LỊCH s ử CỦA VẢN HOÁ
VIỆT NAM (15 tiế t).......................................................119
B ài 8: Vín hoá Việt Nam thòi tiền sử và sơ sử (3 t i ế t ) ...............119
Bài 9: Vín hoá Việt Nam thiên niên kỉ
đầu công nguyên (3 t i ế t ) ..................................................... 140
B ài 10: Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (3 t i ế t ) ............................. 171
Bùi 11: Yăn hoá Viêt Nam từ năm 1858 đên năm 1945 (3 tiêt)... 132
B à i 12: /ă n hoá Việt Nam từ năm 1945 đên nay (3 ti ê t ) .......... 208
5


- Đ ơn vi h o c tr ìn h 4

Chương 4. KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM (13 t i ế t ) ........220
Bài 13. Vùng văn

hoá Tây Bắc (1,5 t i ế t ) .....................................225

Bài 14. Vùng văn

hoá Việt Bắc (1,5 tiết).....................................239

Bài 15: Vùng văn

hoá châu thỏ Bắc Bộ (3 tiết)......................... 248

Bài 16: Vùng văn

hoá Trung Bộ (3 ti ế t ) ......................................258

Bài 17: Vùng văn hoá Tây Nguyên (2 t i ế t ) ................................... 267
Bài 18: Vùng văn hoá Nam Bộ (2 t i ế t ) ........................................... 282
Chương kết luận:
Bài 19: Văn hoá và phát triển (2 t i ế t ) .............................................295

6


C hương I

CÁC KHÁI NIỆM C ơ BẢN

Bài 1

VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ HỌC
I - CON NGƯỜI - CHỦ/KHÁCH THỀ CỦA VĂN HOÁ
Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề là quan
hệ giữa con người và văn hoá.
Môi quan hệ này được bộc lộ ra ở ba khía cạnh quan trọng:
- Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hoá,
- Con người cũng là sản ph ẩm của văn hoá,
- Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hoá do con
người sáng tạo ra.
N hư vậy, con người vừa là chủ thể nhưng vừa là khách thể
c ủ a văn hoá. Có nhìn nhận văn hoá như một chỉnh thể thông
Iìhất. chúng La mới lí giải được mối quan hệ hữu cơ giữa con
người VỚI xã hội, giữa con người với tự nhiên. Trong những
mối quan hệ ấy, con ngưòi là chủ thể. là tru n g tâm, n h ư mô
h ì n h sau:
CN

TN

-------------► X H

T h ế nhưng, từ trước đến nay cả ba th à n h tô' Irong mô hình
n à y , không phải đã được mọi người, mọi thời nhìn n h ận một
c á c h n h ấ t quán.
7


1. N h ữ n g đ ị n h n g h ĩ a k h á c n h a u về c o n người
Trong trường kì lịch sử. những câu hỏi "Ta từ dâu đến? Ta
đi đến đâu?", là những câu hỏi ám ả n h loài người từ muôn dời

nay. Và loài người luôn tìm cách giải đáp những câu hỏi này
bằng các huyên thoại, sáng th ế luận, học thuyết triết học, tôn
giáo v.v...
Trong tư tương phương Đông, con người là vũ tr ụ thu nhỏ
"N hân th â n tiểu thiên địa" (Lão Tử). Con người là sự thông
n h ấ t của không gian và thời gian. Con người bao gồm cả vù không gian (trên dưới) và trụ - thòi gian (xưa qua nay lại).
Theo mô hình tam phân (bộ ba) hay th u y ế t Tam Tài,
người là một trong ba ngôi ba thê lực của vũ trụ bao la
Thiên - Địa - Nhân. Người nối liền trời VỚI đất, d u n g hoà
cực đôì lập ấy để đ ạ t được sự hài hoà hợp lí: "Thiên thời lợi - n h â n hòa".

con
tức
hai
dịa

Trong hệ thông q u an niệm của P h ậ t giáo, người và muôn
loài là bình đẳng, khác với quan niệm phương Tây cổ tru yển
cho con người là tru n g tâ m vũ trụ, chúa tê của muôn loài.
Q uan niệm vê con ngươi của triế t học phương
"Tam tài", "Vạn vật tương đồng", "Thiên n h â n hợp
q u a n niệm của P h ậ t giáo cho rằ n g con người bình
muôn loài, hoàn toàn tương đồng với xu thê p h á t
sinh thái học hiện đại và sinh thái học văn hoá.

Đỏng là:
nhất" và
đ ắ n g với
triể n của


Chủ nghĩa duy vật biộn chứng và chủ nghĩa duy v ật lịch
sử nhìn con ngưòi như một th à n h tô" đã tồn tại trong nhiểu
mổì quan hệ xã hội như định nghĩa của Các Mác: "Trong tính
thực tiễn của nó, con người là sự tổng hoà các q uan hệ xã hội".
Một sô nhà nghiên cứu cho rằ n g định nghĩa nàv đ ú n g nh ư n g
để hiểu Các Mác hơn cần nhớ, năm 1865, khi hai cô con gái
L a u ra và J e n n y Mác đ ặ t câu hỏi với bô: "Châm ngôn ưa thích
8


nh ất của bố là gì?", Mác đà trá lời bằng một câu nổi tiếng của
thời cổ đại La Mã: "Không cỏ cái gì của con người, mà tôi lại
coi nó n h ư xa lạ đỗì với tôi".
Trong thòi đại tin học, người ta hay sử dụng khái niệm
con người nhiều chiều (Multidimension). Khái niệm này vê
thực c h ấ t thế hiện quan niệm trê n của Các Mác. Con ngưòi
nhiều chiểu ở đây có thể hiểu con ngưòi trong các chiều hướng
tự nhiên
xã hội, gia đình <-►xã hội, h àn h động <-> tâm linh,
con ngưòi <-* chính mình.
Trong khoa học sinh thái, con ngưòi được đ ặt trong sinh
quyển, là một th à n h viên đặc biệt trong sinh quyển, do bản
c h ất sinh vật p h á t triển hoàn hảo n h ấ t và do bản chất văn
hoá chỉ có ở con người. Con người cùng với quả đ ấ t là một hệ
sinh thái. Tuy vậy do vị trí thuộc nhóm sinh vật tiêu th ụ ăn
tạ p (con người là một kẻ tiêu th ụ đặc biệt tham lam n h ấ t và
tà n n h ẫ n n h ấ t - ăn, phá, khai thác và biến đổi tự nhiên) nên
con người hầu như không có đóng góp gì đáng kể cho quá
trìn h tiến hoá của sinh quyển cũng như cho sự p h á t triển của
hệ sinh thái, ngoài sự tồn tại và p h á t triển của chính xã hội

của mình.
Từ t h ế kỉ XVIII B.F ranklin đã định nghĩa con người là
"động v ật làm ra công cụ". Cho đến trước năm 1960 h ầ u hêt
các nhà khoa học đều đã nghĩ như vậy. Song những kêt quả
q u a n sát và nghiên cứu tập tính của các loài động vật cấp cao
ỏ điều kiện thí nghiệm và điểu kiện tự nhiên cho thấy ở những
tìn h huống n h ấ t định, một sô' loài đã sử dụng đá, cành cây...
(như vượn - người chimpanje). N hư vậy, mầm mông sử dụng
công cạ đã xuất hiện ở con vật. Nhiều học giả phương Tây đã
lợi dụng kết quả nghiên cứu đó để chông lại học th u y ê t về vai
trò củ.i lao dộng trong quá trìn h biến chuyển từ vượn th à n h
người. Vì thế, điểm mấu chôt là phải làm rõ những điều kiện
9


và tình huông môi trường tự nhiên, xã hội của hai hoạt động
này. Động vật sử d ụng công cụ "ngẫu nhiên" không hộ thông,
hav không muôn làm theo hệ thông và không bát buộc. Con
người sú dụng và chê tạo công cụ một cách có ý thức, có hệ
thông và với một sự bắt buộc để có thể tồn tại do đã bị m ất đi
những k h ả năng th ể lực. Hay "Con người còn tỏ ra là động vật
duy n h ấ t đã biêt "chọn" cách thích nghi để p h á t triển hệ thần
kinh tới mức đó (tư duy, chê tạo công cụ, ngôn ngữ), tron^ khi
các động v ật khác đã chọn cách biến đổi tứ chi của chúng đế
cải thiện dinh dưỡng. Con người giữa toàn bộ th ế giới động vật
là loài đã p h á t triển được bộ não"u).
Ta có th ể bổ sun g thêm định nghĩa của B.Franklin "con
người sơ khai - một loài linh trưởng biết chế tạo và sử dụng
một cách hệ thông các công cụ bằng đá, tre, gỗ...'l<2)
Con người vừa là cá n h â n không thể chia cắt được, vừa là

một sinh v ật xã hội. Đặc điểm của con ngưòi là sông cùng
nhau, sông với nhau, th à n h một cộng đồng. Tuy t h ế loài vật
cũng sông cùng nhau, sống với nhau, như vậy con người không
p hải là kẻ độc quyền về tính xã hội. Song, tính xã hội của con
vật được di truyền theo bản năng, không thay đổi, bất di, b ấ t
dịch từ ngàn đời nay. Tính xã hội của con người được truyền
qua con đưòng sinh học, và con đường văn hoá (thông qua tra u
dồi, tu dưỡng, giáo dục). Tính xã hội của con người là quá
trìn h V Ớ I n hữ ng nguyên lí và cấp độ diễn biến phức tạp. Trơng
tấ t cả các loài, "Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất"
(F. Ảngghen).
Con người luôn luôn sông trong hai t h ế giới, t h ế giới thực
0) Yves Coppens: Trò chuyện với Michel Batissc - Người đưa tin UNESCO.
S ố2, 1994, tr. 9.
® G. N.Machusin: Nguồn gốc loài người, Nxb Mừ. Matxcơva, 1986, tr. 194.
10


và t h ế giỏi biếu tượng. Đặc điểm riêng của con người, theo
L.A.Wllite, chính là năng lực biểu trưng của tư duy con người.
2. S ự n h ì n n h ậ n vai t r ò c ủ a c o n người:
C h ún g ta nói văn hoá trước hêt phái nói tới con người.
"Trong toàn bộ sự phát triến xã hội, con người luôn luôn tồn
tại với hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là đôi tượng. Với tư
cách là chủ thể, con người thực hiện sự p h á t triển của xã hội,
mà trưâc hết là sự p hát triển lực lượng sản xuất. Với tư cách
là đối tượng, con người hướng th ụ những th à n h quả của sự
p h á t triển đó. Không có con người thì không có sự hưởng thụ
cũng không có sự công hiên - nghĩa là không có sự p h á t triên.
Dĩ nhiên giả thiết ấy là không th ể có được, nhưng nó cho thấy

một điều trong tấ t cả những gì có thể nói được vê sự tiên hoá
của lịch sử trên trái đất, con người là tru n g tâm. Hơn nữa cái
vị trí tru n g tâm đó được đảm bảo bằng hai vê - công hiên và
hưởng thụ. 0 con người, với tư cách là con người hai vê này có
sự gắn bó chặt chõ và luôn luôn cần giữ được sự cân đôi trong
từng hoàn cảnh lịch sửM(1).
Như vậy từ góc độ văn hoá, ta thấy con ngươi một mặt
sán g tạo ra văn hoá (nghĩa vụ), m ặ t khác con người là đôi
tượng của văn hoá (quyền lợi - văn hoá vì con người).
Vì thế, dần dà, nhân loại càng nhận ra vai trò của con người
và càng ngày vai trò của con người càng được đánh giá cao.
ở Liên Xô (cũ), trước hiến pháp Xtalin 1936, Xtalin có một
lu ậ n điểm, trong đó nêu vấn đẻ con người là quyêt định.
ở Việt Nam, đã có lúc khoa học xã hội Việt Nam ít, hoặc
còn né trá n h chuyện nghiên cứu những vấn đê vẽ con người
(1) Vũ Cao Đàm: Chiến lược con người - Trong Bàn về chiến lược con người
(Nhiều tác giả) - Viện TTKHKT Trung ương, Nxb Sự thật, 1990, tr. 6.
11


Việt Nam. Tình hình đó đã thay đổi đặc biệt từ sau Đại hội VI
của Đáng Cộng sản Việt Nam. Yếu tố con người ngày càng
được coi trọng. Nhiều trí thức Việt Xam (la nêu ý kiến: ohicn
lược đầu tiên là chiến lược vê con người. Nhiều học giả của các
ngành khoa học xã hội, nhân văn tham gia soạn thảo cuỏn
Chiến lược con người. Con người là dộng lực, con người làm ra
văn hoá, kinh tê xã hội. Nhiều n gành khoa học có liên quan
tối con ngươi Việt Nam như sử học, văn học, đạo đức học. tâm
lí học, giáo dục học, xã hội học... đã đạt được không ít thành
tựu trong nghiên cứu vể con người Việt Nam với tư cách là đôi

tượng của ngành mình. Trong đó đáng lưu ý là để tài khoa học
cấp Nhà nước KX-07 "Con người với tư cách là mục tiêu và
động lực p h á t triển kinh tế xã hội".
"Con người ở k hắp mọi nơi đểu giông n h a u vì họ đều là
con người". Đó là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa n hân van
triêt học, con người có quyển bình đắng với n h a u trên khắp
h à n h tinh. Tuy vậy khi chuyển khái niệm con người sang các
ng ành khoa học xã hội, n h â n văn có tính p hân tích ta lại phải
đôi diện vối nh ữ ng hiện thực khác, trong đó con người là giông
nhau, đồng thời là khác nhau, bởi vì họ ở trong nh ữ n g tập hợp
người đủ mọi kiêu, họ m ang trong mình dấu ấn d â n tộc, chế
độ xã hội, đặc điếm thời đại, địa lí, giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp. Khái niệm con người được nhìn n h ậ n từ các góc độ
khác nhau, tùy thuộc vào vấn đê tiếp cận. Điểu đó cũng bắt
nguồn từ tín h đa dụng vô cùng của con người trong sự thông
n h ấ t hiến nhiên của giông loài. .
II - CON NGƯỜI VIỆT NAM, CHỦ - KHÁCH THE CỦA VẢN
HOÁ VIỆT NAM
Đã có r ấ t nhiều n h ậ n xét (theo tình cảm, theo lí trí) từ các
quan điểm tru y ề n thông, hiện đại, từ các góc độ n h ậ n thức
dân tộc, thê giới,... vê con người Việt Nam từ xưa tới nay. Song
12


cho tới nay nhận thửc về con người Việt Nam thực sự chưa
đầv đủ. Từ góc độ là chú thể của văn hoá, con người Việt Nam
một m ặ t là con người cá nhân, m ặ t khác m ang tải trong mình
tính dân tộc truyền thông. "Con người phải có tính dân tộc
cũng như phải có mũi, có tai. Và tính dân tộc được trao cho
con người từ lúc sinh ra và còn lại một cách b ất biên suôt cuộc

đời người ấy. Nó cũng tồn tại chăc chắn trong ta chăng hạn
như là giới tính"(1).
GS. Đào Duy Anh đã chú ý các đặc điểm khí ch ất của
người Việt Nam khi ông viết cuốn Việt N am văn hoá sử cương,
tuy nhiên theo ông, những tính chất ấy không phải là b ất di
b ấ t dịch. Ông cho rằng: "Về tính c h ất tinh th ầ n thì người Việt
N am đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí
tu ệ lỗi lạc phi thưòng. Sức kí ức thì p h á t đ ạt lắm mà giàu trí
nghệ t h u ậ t hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí. P hần
n h iề u ngưòi có tính ham học. Song thích văn chương phù hoa
hơn thực học, thích th à n h sáo và hình thức hơn là tư tưởng
h o ạ t động. Não tương tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn
bót, nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tương mà p hán đoán
thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, n h ấ t là
người ở miền Bắc thì ít dân tộc bì kịp, cảm giác hơi chậm
ch ạp song giỏi chịu đau đốn cực khô và hay n h â n nhục. Tính
k h í cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay th ấ t vọng, hay khoe
k h o a n g tra n g hoàng bê ngoài; ưa hư danh và thích chơi cò bạc.
Thường thì n h ú t n h á t và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì
cũng biết hi sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít, nhưng mà
b ắ t chước thích ứng và dung hoá thì r ấ t tài. Người Việt Nam
lại r ấ t trọng lễ giáo song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chê

(l) Dẫn theo Phạm Bích Hợp, Tâm lí dàn tộc, tính cách và bản sắc,
Nxb TP. Hồ Chi Minh,,1993, tr. 80.
13


nhạo""’. PGS. P han Ngọc trong công trình Văn hoá Việt N am
và cách tiếp cận mới, k h ẳ n g định: "Văn hoá là một quan hệ.

Nó là môi quan hệ giữa thê giói biểu tượng và th ê giới thực
tại. Q u an hệ ây biêu hiện th à n h một kiểu lựa chọn riêng của
một tộc người, một cá n h â n so vói một tộc người khác, một cá
n h â n khác". Trên nển ấy, ông cho rằng: "Bản sắc v ăn hoá, do
đó, không phải - là một vật mà là một kiểu q u a n hệ. Kiểu
quan hệ kêt hợp, chằng nối từ nhiều góc r ấ t khác n h a u , nhưng
tạo nên một th ể thống n h ấ t hữu cơ kì diệu. Tôi tạ m d ù n g chữ
bricolage... người Việt Nam là bậc th ầ y về nghệ th u ậ t
bricolage"®. Thực ra ý này đầu tiên là của n hà sử học - nhà
báo J e a n Lacouture.
GS. Hà Văn Tấn khi viết về sự hình t h à n h b ả n sắc d ân
tộc Việt Nam cũng kh ẳ n g định sự tồn tại của tín h cách dán
tộc và tâm lí dân tộc. "Tâm lí dân tộc biểu hiện tro n g phong
cách tư duy, lối ứng xử (hay h à n h vi), đồng thời biểu hiện ra
trong tình cảm dân tộc. Nó bị c h ế ước bởi các điểu kiện tự
nhiên mà trong đó cộng đồng đang tồn tại, điều kiện xã hội và
điều kiện lịch sử"<3). Các yếu tố này bao gồm cả biến số và
hằng sô', chính vì vậy tín h cách dân tộc và tâ m lí d â n tộc có
biến chuyển. Vì thế, khi tìm hiểu tâm lí dân tộc hay tín h cách
dân tộc (cả m ặ t tích cực và tiêu cực), phải xem xét vai trò tác
động, sự chi phôi của cả ba yếu tố tự nhiện, xã hội và lịch sử.
Có n h ư vậy, ta mói có th ể lí giải một cách cặn kẽ, khoa học lí
m Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, Nxb TP HCM
và Khoa Sử trường ĐHSP, TP Hồ Chi Minh, 1992, tr. 24.
<2) Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Vãn hoá
thông tin, Hà Nội, 1993, tr. 24.
<3) Hà Văn Tân: về sự hình thành bản sắc dãn tộc Việt Nam trong
cuốn Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhăn dãn Hà Văn Tấn, Nxb DHQG
Hà Nội, tr. 110-116.
14



tình n h ữ n g vếu tô trội trong tính cách, tâm lí, bản sắc dân tộc,
bản sắc văn hoá của người Việt N am trong lịch sử và cả giai
đoạn hiện nay. Trong công trìn h nghiên cứu "Các giá trị
truyền thông và con người Việt N am hiện nay" thuộc để tài
KX-07? các tác giả đều thông n h ấ t trong những nhìn n hận vể
giá trị tinh thần, tính cách dân tộc Việt N am mà điên hình là
tinh t h ầ n yêu nước, kiên cường gắn bó vỏi quê hướng xứ sỏ, cụ
thổ là với làng và nước, với nhà, làm tê bào chung; ý thức sáu
sắc và vững bền về bản ngã; tinh th ầ n cô kêt cộng đồng; cần
cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ, tình nghĩa;
ứng xử linh hoạt mềm dẻo; dễ thích nghi, hội nhập... Mặt
khác, do những điêu kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt,
th ấ t thường, điểu kiện xã hội lắm chiến tr a n h cùng với những
hạn chê của một nền sản xuất nông nghiệp (tiểu nông) truyền
thông chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên căn tính nông dân
VỚI n h ủ n g m ặt tiêu cực của nó như tâm lí bình quân - cào
bằng; tác phong tùy tiện, "ăn xối" ; tâm lí cầu an, cầu may;
th ủ cựu; gia trưởng0’... đã và đang ảnh hưởng không ít tới
công cuộc xây dựng và p h á t triển một nền văn hoá Việt Nam
tiên tiên m ang đậm đà bản sắc d ân tộc.
Tóm lại, ở Việt Nam từ xa xưa có con người cá n h â n trên
nền tảng tiểu nông, tuy nhiên do tư tưởng công xã phương
Đông bao trùm nên vai trò cá n h â n không được p h á t huy.
Luôn luôn cá n h â n được đ ặ t trong và dưới cộng đồng. H ằng số
văn h o i Việt Nam cổ truyền về m ặ t chủ thể là ngưòi nông dân
Việt Nam với tấ t cả những tính chất tích cực và h ạ n c h ế của
nó. Trên nền cơ bản là nông dân, song người nông dân đó lại
tuỳ thuộc vào từng vùng (xứ, miền) văn hoá khác n h a u mà lại


(1) Phan Huy Lê. Vũ Minh Giang (Chủ biên): Các giá trị truyền thống
và con r.gười Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 1996, từ tr. 95—99.
15


mang những nét trội, riêng trong tính cách. Vượt lên cả vế
không/th('ỉi gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của
con người Việt Xam trong môi quan hệ người - người, người
tự nhiên; người - tâm linh; th ầ n linh và n h ấ t là thái độ trách
nhiệm với những t h ế hệ sau th ể hiện qua khái niệm phúc đức.
III - KHÁI NIỆM VẢN HOÁ VÀ CÁC KHÁI NIỆM KHÁC
Đây là những công cụ - khái niệm h ay công cụ - n h ận
thức dùng để tiếp cận những vấn đề nghiên cứu. Chúng
thường hay bị, hay được sử dụng lẫn lộn, dù mỗi một khái
niệm đều có những đặc trư n g riêng của mình.
1. K h á i n i ệ m v ă n h o á
Văn hoá là sản phẩm do con người sán g tạo, có từ thuớ
bình minh của xã hội loài người, ơ phương Đông, từ văn hoá
đã có trong đòi sông ngôn ngữ từ r ấ t sớm. Trong Chu Dịch,
quẻ Bi đã có từ văn và hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy dó mà
giáo hoá thiên hạ (Quan hồ n h â n văn dĩ hoá th à n h thiên hạ).
Người sử d ụng từ văn hoá sớm n h ấ t có lẽ là Lưu Hướng (nấm
7 7 -6 trước công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa như một
phương thức giáo hoá con người - văn trị giáo hoá. Văn hoá ỏ
đây được d ùng đôì lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không
phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mối thêm
chém giết). Ó phương Tây, để chỉ đối tượng mà ch úng ta
nghiên cứu, người Pháp, người Anh có từ culture, người Đức
có từ k ultu r, người Nga có từ k u ltu ra . N hững chữ này lại có

chung gốic Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần.
Vậy chữ cultus là văn hoá với hai k hía cạnh: trồng trọt, thích
ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá
th ể hay cộng đồng để họ không còn là con v ậ t tự nhiên, và họ
có những ph ẩm ch ất tốt đẹp.
16


Tuy vậy, việc xác- địnlì và sử dụng khái niệm văn hoá
không dơn giản và thay đổi theo thòi gian. T h u ậ t ngữ văn hoá
với nghía "canh tác tinh thẩn" dược sử dụng vào th ế kỉ XVIIXVIII ben cạnh nghĩa gốc là quán lí, canh tác nông nghiệp.
Vào tlìẽ kỉ XIX th u ậ t ngủ’ "vàn hoá" được những nh à nhân
loại hục phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những
học giả n ày cho rằng văn hoá (văn minh) thê giới có thể phân
loại ra từ trìn h độ thấp n h ấ t đến cao nhất, và vãn hoá của họ
chiêm vị trí cao nhất. Bơi vì họ cho rằng bản chất văn hoá
hướng về trí lực và sự vươn lên, sự p h á t triển tạo th à n h văn
minh; E.B. Taylo (E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông,
vản hơá là toàn bộ phức thê bao gồm hiểu biết, tín ngường,
nghệ th uật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng
và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một
t h à n h viên của xã hội.
ở thê kỉ XX, khái niệm "văn hoá" thay đổi theo F.Boa
(F.Boas), ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích
riê n g chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như "trí
lực", vì thê sự khác n hau vê m ặt văn hoá từng dân tộc cũng
không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là "tương đối luận
của văn hoá". Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc
độ khác biệt.
A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C.L Kluckhohn)

q u a n niệm văn hoá là loại h àn h vi rõ ràng và ám thị đã được
đúc k é t và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình th à n h quả
độc đáo của n h â n loại khác với các loại hình khác, trong đó
bao gồtt cả đồ tạo tác do con người làm ra.
2. K h á i n i ệ m v ă n m i n h
Văr minh là danh từ Hán - Việt (văn là vẻ đẹp, minh là
sáng), (hỉ tia sáng của đạo-étáte.-biồu hiệ n ỏ chính tri, p háp
ĐÁI HỌC QUỐC GIÃ HÀ NỌf

17
2 -C S V IV »

Q

luật, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh. Pháp, từ
civilisation với nội hàm nghía vãn minh, có từ căn gốc La tinh
là civitas với nghĩa gốc: đô thị, th à n h phô, và các nghía phái
sinh: thị dân. công dân.
w . Đ uran (W.Durrant) sử dụng khái niệm vãn minh để
chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một t r ậ t tự xã hội gâv ra và kích
thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức
luân lí và hoạt dộng văn hoá.
Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được
tối giai đoạn tổ chức đô thị và chũ viết.
Theo F. Angghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá
lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước. N hư vậy khái
niệm văn minh thường bao hàm bổn yếu tô" cơ bản: đô thị, nhà
nước, chữ viết, các biện pháp kĩ t h u ậ t cải thiện, xếp đặt hợp lí,
tiện lợi cho cuộc sông của con người.

Tuy vậy, người ta vẫn hay sử dụng th u ậ t ngữ
đồng nghía với văn hoá. Các học giả Anh và P háp
dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá (culture),
(civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập
th ầ n và vật chất riêng cho mọi tập đoàn ngưòi.

văn minh
thường sử
văn minh
quán tinh

Thực ra, văn minh là trình độ p h á t triể n n h ấ t định của
văn hoá về phương diện vật chất, đặc trư n g cho một khu vực
rộng lớn, một thòi đại, hoặc cả n h â n loại. N hư vậy, văn minh
khác với văn hoá ở ba điểm(1): Thứ nhất, trong khi văn hoá có
bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại.
Thứ hai, trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn
tinh th ầ n thì văn minh chỉ thiên vể khía cạnh v ật chất, kĩ
th u ậ t. Thứ ba, trong khi văn hoá m ang tính dân tộc rõ rệt thì
(1) Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam, trường DHTH, TP Hồ
Chí Minh, 1995, tr. 25.
18


văn m inh thường m ang tính siêu dân tộc - quốc tế. Ví dụ nền
văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hoá
Việt N am , văn hoá N h ật Bản. văn hoá T rung Quốc... Mặc dù
giữa văn hoá và văn minh có một điểm gặp gõ nhau đó là do
con ngưòi sáng tạo ra.
3. K h á i n i ệ m v ă n h i ế n

Ó phương Đông, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã phổ
biến khái niệm văn hiến. Có thể hiểu văn hiến là vản hoá theo
cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ đời Lý (1010) người
Việt đã tự hào nước mình là một "văn hiến chi bang". Đến đời
Lê (thê kỉ XV) Nguyễn Trãi viết "Duy ngã Đại Việt chi quốc
thực vi văn hiến chi b ang"- (Duy nước Đại Việt ta thực sự là
một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây
là một khái niệm rộng chỉ một nên văn hoá cao, trong đó nếp
sông tinh thần, đạo đức được chú trọng.
Văn hiên (hiên = hiền tà i) - tru yền thông văn hoá lâu đòi
và tôt đẹp. GS. Đào Duy Anh khi giải thích từ "văn hiến"
k h ẳ n g định: "là sách vở" và n h â n vật tốt trong một đời(l). Nói
cách khác văn là văn hoá, hiên là hiển tài, như vậy văn hiến
th iê n về những giá trị tinh th ầ n do những người có tài đức
ch u y ển tải thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
4. K h á i n i ệ m v ă n v ậ t ( v ậ t = v ậ t c h ấ t )








'

T ruyền thông văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều n hân tài
t r o n g lịch sử và nhiều di tích lịch sử. "Hà Nội nghìn năm văn
vật". Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình
h iệ n vật có giá trị nghệ th u ậ t và lịch sử, khái niệm văn vật

c ũ n g thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm

(1) Hán Việt từ điển, Trường Thi xuất bản, Sách in lần thứ 3, 1957, tr. 527.


văn hiến, vãn vật thường gắn với phương Đông nông nghiệp
trong khi khái niệm văn minh thường gắn vói phường Tây đô
thị. N hư vậy. cho đến nay, chưa phải mọi người đã dồng ý với
n hau t ấ t cả về định nghĩa của* văn hoá. Từ năm 1952. hai nhà
dân tộc học MI A.L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C.
L. Kluckhohn) đã trích lục được trê n dưới ba tră m định nghĩa,
mà các tác giả khác n h au của nhiều nước từng p h á t r a từ
trước nữa cho đến lúc bấy giờ(1). Từ đó đến nay, chác ch ắn sô
lượng định nghĩa tiếp tục tã n g lên và đương nhiên, không
phải lúc nào các định nghía đưa ra củng có th ể thông nhất,
hay hoà hợp, bô sung cho nhau. C húng tôi xin trích dẫn một
sô định nghĩa đã được công bô" trong những giáo trìn h và công
trìn h nghiên cứu về Văn hoá học hay Cơ sở văn hoá Việt Nam.
Theo một sô" học giả Mĩ "Văn hoá là tấm gương nhiều m ặt
p hản chiếu đời sông và nếp sông của một cộng dồng d ân tộc",
ơ tr u n g tâ m của văn hoá quyển là hệ tư tưởng cũng được xem
là một hệ văn hoá(2).
ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Vì lẽ sinh tồn
cũng n hư mục đích của cuộc sông, loài người mới sáng tạo và
p h á t minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ th u ậ t, n h ữ n g công cụ cho sinh
hoạt h à n g ngày vê m ặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ n hữ n g sáng tạo và p h á t m inh đó tức là văn hoáM(3).
Cựu th ủ tướng P h ạ m Văn Đồng viết: "Nói tói văn hoá là
nói tỏi một lình vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm

(1) Dẫn theo Nguyền Từ Chi: Từ định nghĩa của vàn hoá. Trong cuôn
Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt N am , Nxb Khoa học xă
hội, Hà Nội, 1996, tr. 53
(2) Dẫn theo GS. Trần Quốc Vượng, 100 năm giao thoa văn hoá Dỏng Tày.
(3) HỒ Chí M inh, Toàn tập, in lần 2, Nxb Chính trị Quốíc gia, Hà Nội,
1995, tập 3, tr.431.
20


tất ca n h ừ n g gì không phải là thiên nhiên mà có liên q u an đên
con người trong suôt quá trìn h tồn tại, phát triển, quá trình
con người làm nôn lịch sú... côt lõi của sức sông dân tộc là văn
hoá với nghĩa bao quát và cao đẹp n h â t của nó. bao gồm cả hệ
thông giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phấm chất, trí
tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiêp thu cái mới từ bên
ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và b ản lĩnh của cộng đồng dân tộc,
sức đề kh án g và sức chiên đấu đế bảo vệ mình và không
ngừng lỏn mạnh"(1).
PGS. P h a n Ngọc đưa ra một định nghía văn hoá m ang
tính ch ất thao tác luận, khác với nh ữ ng định nghĩa trước đó,
theo ông đêu m ang tính tin h th ầ n lu ậ n (2). "Không có cái vật
gì gọi là văn hoá cả và ngược lại b ấ t kì vật gì cũng có cái m ặ t
văn hoá. Văn hoá là một q uan hệ. Nó là môi q u an hệ giữa
thê giới biểu tượng và thê giới thực tại. Q uan hệ ấy biểu hiện
t h à n h một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá
n h â n so với một tộc ngưòi khác, một cá n h â n khác. N ét khác
biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo
t h à n h nh ữ n g nền văn hoá khác n h a u là độ khúc xạ(3). T ấ t cả
mọi cái mà tộc người tiếp th u hay sáng tạo đều có một độ
k h ú c xạ riêng có m ặt ở mọi lĩnh vực và r ấ t khác độ khúc xạ ỏ

một tộc ngươi k h á c ”.
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hoá, PGS. TSKH.
T r ầ n Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa vê văn hoá như
sau: "Văn hoá là một hệ thông hữu cơ các giá trị v ật ch ất và
tin h thần do con ngưòi sáng tạo và tích luỹ qua quá trìn h hoạt
(1) Vàn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị Quôc gia, H., 1994, tr. 16.
(2) Pha"! Ngọc, Sđd, tr.105.
<3) Thự: ra ý này các GS. Cao Xuân Huy và Trần Quốc Vượng củng đã
phát biểu từ đầu thập kỉ 70 khi bàn về tính dân tộc. Trân Quôc Vượng:
N hận ihin bản sắc của văn hoá Việt Nam, Tố quôc 2-1980, tr.28.
21


động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người VỚI môi trường

tự nhiên và xã hội của mình". Định nghía này đã nêu bật 4
đặc trưng quan trọng của văn hoá: tính hệ thông, tính giá trị,
tính lịch sử, tính n h ân s in h U). C húng tỏi cho rằng, trong vô
vàn cách hiểu, cách định nghĩa vê văn hoá, ta có th ê tạ m quy
vê hai loại. Văn hoá hiểu theo nghía rộng n hư lôi sông, lôi suy
nghĩ, lốỉ ứng xử... Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp n h ư v ăn học,
văn nghệ, học vấn., và tuỳ theo từng trường hợp cụ th ể mà có
những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên
thì văn hoá là "cái tự nhiên được biến đổi bởi con ngưòi,l(2) hay
"tất cả nh ữ ng gì không phải là thiên nhiên đều là văn h o á ,,(3).
Gần đây nhất, trong một bài viết của mình, PGS. Nguyên Từ
Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau vê văn hoá vào hai góc độ:
- Góc rộng, hay góc nhìn "dân tộc học” đây là góc chung
của nhiều n g à n h khoa học xã hội.
- Góc hẹp, góc thông dụng trong cuộc sông h àn g ngày, còn

gọi là góc báo chí.
Theo cách hiểu góc rộng - văn hoá là toàn bộ cuộc sông
(nếp sông, lối sông) cả vật c h ấ t xã hội và tin h t h ầ n của từng
cộng đồng. Ví dụ: nghiên cứu văn hoá Việt Nam là ng hiên cứu
lối sống của các dân tộc Việt Nam.
Văn hoá từ góc nhìn "báo chí" tuy cũng có n h ữ n g cách
hiểu rộng hơn hay hẹp hơn, n h ư n g trước đây thường gắn với
kiến thức của con người, của xã hội. Ngày nay, văn hoá dưới
góc "báo chí" đã hướng về lốì sông hơn là vê kiến thức m à theo
tác giả là lối sông gấp, đằng sau n h ữ n g biến động n h a n h của
xã hội.

(1) Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr.20.
'2) và (3) Dân theo Nguyễn Từ Chi, Sđd, tr. 54.
22


I V - ĐỊNH NGHIA VAN HOA CƯA UNESCO
Trong ý nghĩa rộng nhát, "Văn hoá hôm nay có thể coi là
tổng th ể những nét riêng biệt tinh th ầ n và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hav của một
nhóm người trong xã hội. Vãn hoá bao gồm nghệ th u ậ t và vản
chương, những lôi sôYig, những quyển cơ bản của con ngươi,
những hệ thông các giá trị, những tập tục và những tín
ngường: Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét vê
bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở th à n h những
sinh vật đặc biột n hân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
th â n một cách đạo lí. Chính nhò văn hoá mà con người tự thể
hiện, tự ý thức đươc bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn th à n h đặt ra để xem xét những th à n h tựu của bản

thân, tìm tòi không biết m ệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản th ân "(1).
Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt.
Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
t h ầ n do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự
p h á t triển.
Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hoá:
Một là, những di sản văn hoá hữu thể (Tangible) như
đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v...
Hai là, những đi sản văn hoá vô hình (Intangible) bao
gồin các biểu hiện tượng trư n g và "không sờ thấy được" của
văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thòi gian, với một sôr
quá trình tái tạo, "trùng tu" của cộng đồng rộng rãi... Những
di sảr. văn hoá tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm

chủ trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô.


cả âm nhạc, múa, truyền thông, văn chương truvển miệng,
ngôn ngữ. huyền thoại, tư thê (tư thái), nghi thức, phong tục,
tập quán, y dược cô truyền, việc nấu ăn và các món ăn. lề hội.
bí quvết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thông...
Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng
vào nhau, như th â n xác và tâ m trí con người.
CÂU HỎI
1.

Trình bày một sô khái niệm vê con người VỚI tư cách là
chú - khách thể của văn hoá.


2.

Trình bày khái niệm văn hoá qua các giai đoạn. P h â n biệt
khái niệm văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật.

3.

Nêu một sô" cách hiểu khác nhau vể văn hoá. Định nghĩa
văn hoá của UNESCO.

Bài 2
VĂN HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG T ự NHIÊN
I - T ự NHIÊN LÀ CÁI CÓ TRƯỚC
Con ngưòi tồn tại trong tự nhiên, bởi vậy, mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên cũng là một m ặ t cơ b ả n của đời
sông văn hoá. Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phải
do ý muôn, hiểu biết và sáng tạo... của con ngươi, nh ư sự giải
thích từ này của GS. Đào Duy Anh: "tạo hoá, vũ trụ, không
phải sức người làm, không miễn cưỡng được"(1).


Tự nhiên bao gồm hai nhân tô: hữu sinh (biotic) và phi
sinh (ahiotic). Trong tự nhiên, han đầu không có sự sông. Sự
sống x u ấ t hiện trôn trái đất, cách đây trên 3 tỉ năm, hao gồm
ha nhóm: Nhóm sinh vật sản xuất; nhóm sinh vặt tiêu thụ và
nhóm sinh vật phân hủy.
T h ế giới hữu sinh luôn luôn tồn tại (sống trong, sống
cùng, sống với) thê giới phi sinh. Điều quan trọng n h â t trong

tự nhiên là những môì tương tác (thông nhất, mâu thuẫn)
giữa các quần xã sinh vật (hữu sinh) và phi sinh (môi trường
v ậ t lí, hoá học...) tạo thành hệ sinh thái.
Tự nhiên là tự nhiên chứ không phải những gì ngoài ta.
Con người cũng là sản phẩm của tự nhiên hay là sản phâm
của chuỗi diễn hoá của tự nhiên (F. Ảngghen). Nói cách khác,
con người vốn sinh ra từ tự nhiên, cần có tự nhiên đê tồn tại,
nh ư n g khác h ẳn động vật, con người không chỉ cần đến tự
nh iên như nguồn tư liệu sông, mà trước hêt như nguồn tư liệu
lao động.
Con người tồn tại trong mỏi trường tự nhiên, cùng phát
triển vởi môi trường tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con người là
do môi trường tự nhiên cung cấp, không khí con người hít thở,
nước con ngưòi uống đều lấy từ môi trường tự nhiên, thức ăn của
con người cũng vậy... Những khu vực trong môi trường tự nhiên
thiếu một nguyên tô" hoá học nào đó thì người sông ở đó cũng
thiếu chất tương tự, gây ra bệnh tậ t và ảnh hưởng tới sự phát
triển vê thế chất cũng như trí tuệ, tình cảm của con người.
Tự nhiên dang thay đồi chậm chạp và điều đó có liên quan
trự c tiếp đến con ngưòi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vấn để
cơ bản là xác định vị trí của con ngưòi trong tự nhiên và môi
q u a n hệ của con ngươi với tự nhiên. Con ngưòi cũng là tự
nhiên, trong con người cũng có m ặ t tự nhiên (bản năng, bẩm
sinh...) và con người bao giò cũng phải sông với tự nhiên
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×