Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM SINH học CHỐNG một số nấm gây BỆNH cây TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Hồng

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC
CHỐNG MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH CÂY TRỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Hồng

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC
CHỐNG MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 8420101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM ĐỨC NGỌC
TS. TRẦN VĂN TUẤN

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS. Phạm Đức Ngọc, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, là người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi
trong công việc thí nghiệm. Thầy đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo cho tôi những hiểu
biết trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và tạo những điều kiện thuận lợi để tôi tiến
hành công việc thí nghiệm một cách tốt nhất và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Trần Văn Tuấn, Trưởng Bộ môn Vi sinh
vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, người hướng dẫn thứ
hai của tôi. Thầy đã dạy dỗ, giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên và góp ý quan trọng
cho tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt
nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Vi sinh vật học,
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã dạy dỗ, chỉ bảo, cho tôi
thêm những kiến thức về vi sinh vật học để tôi có thể hoàn thành khóa học của
mình.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc của mình tới gia đình, anh chị,
bạn bè đã luôn sát cánh bên tôi, động viên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh trong
những lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống, cũng như trong học tập để tôi luôn
vững vàng bước trên con đường mình đã chọn.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của các thầy, cô và mọi
người.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Học viên
Nguyễn Thị Hồng



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A. niger

Aspegillus niger

A. flavus

Aspegillus flavus

bp

Base pair

DNA

Deoxyribonucleic acid

dNTPs

Deoxyribonucleotide triphosphate

F. oxysporum

Fusarium oxysporum

kb

Kilo base pair


ITS

Internal Transcribed Spacer

N. dimidiatum

Neoscytalidium dimidiatum

P. capsici

Phytophthora capsici

PCR

Polymerase Chain Reaction

P. digitatum

Penicillium digitatum

PDA

Potato dextrose agar

PSM

Phytase-screening medium

S. hydrophilum


Sclerotium hydrophilum

SDS

Sodium dodecyl sulfate


MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN..........................................................................................3
1.1 Tổng quan về các tác nhân gây bệnh cây trồng......................................................3
1.2 Các vi nấm gây bệnh phổ biến ở cây trồng............................................................56
1.2.1 Fusarium oxysporum..........................................................................................56
1.2.2 Phytophthora capsici..........................................................................................6
1.2.3 Neoscytalidium dimidiatum................................................................................7
1.2.4 Sclerotium hydrophilum......................................................................................8
1.2.5 Aspergillus spp....................................................................................................99
1.2.6 Penicillium digitatum..........................................................................................10
1.2.7 Colletotrichum...................................................................................................1112
1.3 Những biện pháp phòng trừ nấm
bệnh trên cây trồng
.....................................................................................................................................
1213
1.3.1 Biện pháp cơ giới vật lý......................................................................................1213
1.3.2 Biện pháp phòng trừ hóa học..............................................................................13
1.3.3 Biện pháp đấu tranh sinh học..............................................................................13
1.3.3.1 Vi sinh vật đối kháng chống nấm gây bệnh cây trồng.....................................14

1.3.3.2 Tình hình nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật phòng chống nấm gây bệnh trên
cây tại Việt Nam..........................................................................................................21
1.4 Ứng dụng chế phẩm sinh học dạng bột trong phòng chống nấm gây bệnh trên
câysản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường...............................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................25
2.1 Đối tượng............................................................................................................... 25
2.2.1 Các chủng vi sinh vật kiểm định:........................................................................25
2.2.2 Hóa chất.............................................................................................................. 25
2.2.3 Thiết bị, dụng cụ.................................................................................................26


2.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................26
2.3.1 Phương pháp phân lập và tuyển chọn vi sinh vật đối kháng...............................26
2.3.2 Phương pháp định danh vi sinh vật.....................................................................29
2.3.2.1 Phân tích đặc điểm hình thái............................................................................29
2.3.2.2 Phương pháp sinh học phân tử.........................................................................29
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu xác định hoạt tính sinh học của vi sinh vật.................32
2.3.4 Quy trình tạo chế phẩm vi sinh vật đối kháng dạng bột......................................33
2.3.5. Bước đầu thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm trên đồng ruộng........................35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................37
3.1 Phân lập và sàng lọc các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên
cây trồng...................................................................................................................... 37
3.1.1 Phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm......................37
3.1.2 Phân lập và sàng lọc các chủng Trichoderma có hoạt tính kháng nấm..............39
3.1.3 Phân lập và sàng lọc các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng nấm.....................44
3.2 Phân loại các chủng được tuyển chọn...................................................................47
3.2.1 Phân loại các chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm mạnh..............................47
3.2.2 Phân loại một số chủng Trichoderma.................................................................50
3.2.3 Quan sát đặc điểm hình thái của chủng xạ khuẩn S21........................................5152
3.3 Khả năng phân giải cơ chất của các chủng vi sinh vật tuyển chọn

.....................................................................................................................................
5253
3.4 Nghiên cứu sản xuất chế phẩm Bacillus – Trichoderma - Streptomyces trong quy

phòng
thí
nghiệm.
.....................................................................................................................................
5455
3.4.1 Chế phẩm sinh học từ chủng B. subtilis N5.......................................................5455
3.4.1.1 Xác định thông số lên men phù hợp của chủng
B. subtilis N5
.....................................................................................................................................
5455
3.4.1.2 Lựa chọn chất mang phù hợp đối với chủng B. subtilis N5
.....................................................................................................................................
6061
3.4.2 Chế phẩm sinh học từ chủng nấm T. asperellum Tr.4.......................................6263


3.4.3 Chế phẩm sinh học từ chủng xạ khuẩn S21........................................................6465
3.5 Thử nghiệm sơ bộ khả năng chống bệnh thán thư trên ớt do Colletotrichum trên ớt
của
chế
phẩm.
.....................................................................................................................................
6869
KẾT
LUẬN


KIẾN
NGHỊ
.....................................................................................................................................
7172
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số lượng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu đất thu được..................................37
Bảng 2. Hoạt tính kháng nhiều nấm của các chủng vi khuẩn tuyển chọn.........................38
Bảng 3. Số lượng chủng Trichoderma phân lập được từ các mẫu đất, vỏ quả...................40
Bảng 4. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh của các chủng Trichoderma..........................41
Bảng 5. Khả năng kháng các loại nấm gây bệnh trên cây của 4 chủng xạ khuẩn được
tuyển chọn......................................................................................................................... 46
Bảng 6. Hình thái khuẩn lạc, hình dạng vi khuẩn dưới kính hiển quang học(x100)..........48
Bảng 7. Kết quả định danh của 11 chủng vi khuẩn chọn lọc...........................................49
Bảng 8. Khả năng sinh enzyme phân giải cơ chất của các chủng có hoạt tính kháng nấm
mạnh.................................................................................................................................. 53
Bảng 9. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấp 1 bổ sung đến chất lượng dịch lên men..........5960
Bảng 10. Thông số kỹ thuật trong nhân sinh khối chủng B. subtilis N5........................5960
Bảng 11. Ảnh hưởng của chất mang đến mật độ tế bào của chủng B. subtilis N5.........6061
Bảng 12. Ảnh hưởng cúa môi trường bán xốp đến khả năng nhân sinh khối của nấm
T. asperellum Tr.4..........................................................................................................6263
Bảng 13. Ảnh hưởng của các loại môi trường nhân nuôi dạng bán xốp đến khả năng nhân
sinh khối của xạ khuẩn S21...........................................................................................6566


Bảng 14. Khả năng tồn tại của vi sinh vật trong chế phẩm theo thời gian.....................6768

DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 1. Bệnh đốm nâu trên quả thanh long và tác nhân gây bệnh N. dimidiatum [66]. ......8

Hình 2. Bệnh thán thư do C. scovillei gây ra trên quả ớt và đặc điểm hình thái của bệnh
thán thư ớt [44]..................................................................................................................12
Hình 3 Tương tác giữa cây-vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng và sức khỏe của thực vật:
Phương thức hoạt động và tiềm năng sử dụng trong các ứng dụng công nghệ sinh học
[10].................................................................................................................................... 15
Hình 4. Hình thái T. harzianum........................................................................................18
Hình 5. Sợi nấm Trichoderma kí sinh trên nấm gây bệnh Rhizoctonia solani...................19
Hình 6. Hình thái khuẩn lạc của các chủng Trichoderma phân lập được từ các mẫu đất, vỏ
quả..................................................................................................................................... 40
Hình 7. Khả năng đối kháng của chủng Tr.4 với 7 nấm gây bệnh cây trồng.....................42
Hình 9. Khả năng đối kháng của chủng Tr.2 với 7 loài nấm gây bệnh cây trồng...............43
Hình 10. Khả năng đối kháng của chủng Tr.7 với 7 loài nấm gây bệnh cây trồng.............43
Hình 11. Khả năng đối kháng của 3 chủng Trichoderma với Collectotrichum gây bệnh
thán thư trên ớt..................................................................................................................43
Hình 12. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ Rừng ngập mặn Vườn Quốc
gia Cát Bà.......................................................................................................................... 45


Hình 13 Khả năng kháng nấm của 3 chủng xạ khuẩn S7, S19, S20..................................46
Hình 14. Khả năng kháng nấm của chủng xạ khuẩn S21.................................................47
Hình 15. Phân tích ba chủng LU4.4, N5, DH4.15 sử dụng trình tự16S rRNA..............4950
Hình 16. Hình thái khuẩn lạc và cuống bào tử của ba chủng Trichoderma...................5051
Hình 17. Phân tích hai chủng Trichoderma Tr.2, Tr.4 và Tr.7 sử dụng trình tự ITS. (A)
ADN tổng số của 3 chủng Tr.2, Tr.4, Tr.7. (B) Kết quả PCR vùng ITS của 3 chủng Tr.2,
Tri4, Tri7.......................................................................................................................5152
Hình 18. Hình thái khuẩn lạc và hình thái cuống sinh bào tử của chủng S21 trên môi
trường nuôi cấy ở 30oC, sau 3 ngày tuổi (A), sau 7 ngày tuổi (B) và cuống sinh bào tử (C)
.......................................................................................................................................... 52
Hình 19 Hoạt tính phân giải cơ chất của các chủng được tuyển chọn...........................5354
Hình 20. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển của chủng

B. subtilis (x108)............................................................................................................5556
Hình 21. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng và phát triển của chủng B. subtilis N5. . .5657
Hình 22. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của chủng B. subtilis N5.
...................................................................................................................................... 5758
Hình 23. Ảnh hưởng của tốc độ cánh khuấy đến sinh trưởng và phát triển của chủng
B. subtilis N5................................................................................................................. 5859
Hình 24. Mật độ tế bào của chủng B. subtilis N5 ở các chất mang khác nhau với cùng
nồng độ pha loãng 10-5..................................................................................................6162
Hình 25. Minh họa quy trình sản xuất chế phẩm Bacillus đối kháng nấm.....................6162
Hình 26. Nấm T. asperellum Tr.4 trên các cơ chất khác nhau.......................................6364
Hình 27. Mật độ tế bào của chủng S21 ở các chất mang khác nhau..............................6566
Hình 28. Chủng xạ khuẩn S21 trên cơ chất bột ngô (A) Ngày đầu tiên lên men xốp (B)
Sau 5 ngày lên men xốp................................................................................................6667
Hình 29. Cây ớt bị bệnh thán thư..................................................................................6970
Hình 30. Cây ớt sau 2 tuần phun chế phẩm...................................................................6970



MỞ ĐẦU
Trong
những năm gần đây, bệnh hại cây trồng đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và bảo
quản nông sản sau thu hoạch, trong đó trong đó phải kể đến các bệnh do vi nấm
Fusarium

oxysporum,

Phytophthora

capsici,


Sclerotium

sp.,

Neoscytalidium

dimidiatum, Penicillium digitatum Aspergillus niger, Aspergillus flavus gây ra. . Các
tác nhân nấm bệnh có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến sản lượng thu hoạch của các cây
trồng có giá trị kinh tế cao như tiêu, cà phê, cà chua, cam quýt, ớt…Hiện nay biện pháp
phổ biến nhất để diệt các loại nấm bệnh là sử dụng thuốc hóa học, biện pháp này có ưu
điểm là phổ tác dụng rộng, hiệu quả và nhanh. Các tác nhân nấm bệnh có thể gây tổn thất
nghiêm trọng đến sản lượng thu hoạch của các cây trồng có giá trị kinh tế như ớt, tiêu, cà
chua...Hiện nay biện pháp phổ biến nhất để diệt các loại nấm bệnh là sử dụng thuốc hóa
học, biện pháp này có ưu điểm phổ tác dụng rộng, hiệu quả và nhanh. Tuy nhiên, hiện
nay, thuốc hóa học đang ngày càng bộc lộ những nhược điểm như có hiệu quả thấp đối
với các loại nấm bệnh trong đất, sự lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến tình trạng nấm bệnh
kháng thuốc, và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người.
Hiện
nay, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học việc áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học
thông qua sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học có khả năng đối
kháng các nấm bệnh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nông nghiệp hữu cơ. Sử
dụng chế phẩm sinh học thay thế cho thuốc hóa học bảo vệ thực vật sẽ góp phần bảo vệ
môi trường và nâng cao sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ở Việt
Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vi sinh vật đối kháng nhằm hạn chế nấm bệnh
trên cây trồng, tuy nhiên trên thực tế chỉ có rất ít nghiên cứu được áp dụng để sản xuất chế
phẩm, thương mại hóa và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi
đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chống một số
nấm gây bệnh cây trồng”.


1


Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu và bước đầu sản xuất được chế phẩm sinh học chứa các vi
sinh vật đối kháng chống một số nấm gây bệnh cây trồng.

Nội dung nghiên cứu:
- Phân lập và sàng lọc các chủng vi sinh vật thuộc nhóm vi khuẩn, vi nấm Trichoderma và
xạ khuẩn từ vùng rễ cây trồng có hoạt tính kháng nấm.
- Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật đối kháng gồm hỗn hợp các chủng vi sinh vật thuộc
3 nhóm Bacillus, Trichoderma và Streptomyces ứng dụng trong phòng trừ một số nấm gây
bệnh trên cây trồng.
- Bước đầu thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm trên đồng ruộng.

2


3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về các tác nhân gây bệnh cây trồng
Trong
những năm gần đây, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học mà ngành nông nghiệp đã có
nhiều thành tựu trong việc tăng năng suất cây trồng, cũng như chất lượng nông sản. Tuy
nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bệnh hại cây trồng,
dẫn đến suy giảm về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Các tác nhân gây bệnh phổ
biến trên cây trồng phải kể đến là virut, vi khuẩn, tuyến trùng, nấm.
Vi rút:
Vi


rút

gây ra nhiều bệnh thực vật quan trọng, gây thiệt hại về năng suất và chất lượng cây trồng
ở tất cả các nơi trên thế giới. Virut có khả năng lây nhiễm cho hầu như tất cả các loài cây
trồng.Tùy thuộc vào sự kết hợp đặc biệt của vi rút và vật chủ, và điều kiện môi trường,
phản ứng của cây bị nhiễm có thể từ không có triệu chứng đến cây bị bệnh nặng và cuối
cùng là chết. Trong một số trường hợp, các đốm hoại tử ở cây xuất hiện tại vị trí nhiễm
trùng được gọi là tổn thương cục bộ. Hầu hết các trường hợp, vi rút lây lan khắp toàn bộ
cây và gây ra nhiễm trùng toàn thân [23]. Mặc dù virút gây bệnh cây thường có các triệu
chứng khá điển hình, việc giám định chúng thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân tử hoặc
các kỹ thuật chẩn đoán khác. Các phần tử vi rút thực vật rất nhỏ và không thể nhìn thấy
được dưới kính hiển vi. Cần sử dụng kính hiển vi điện tử để quan sát các phần tử vi rút
thực vật. Một phần tử vi rút thực vật được gọi là một virion. Vi rút thực vật chỉ có thể xâm
nhiễm vào tế bào cây ký chủ thông qua các vết thương nhỏ do sâu bọ hoặc các véc tơ
khác, qua các vết thương cơ giới. Vi rút tái tạo trong tế bào cây, cản trở các hoạt động bình
thường của tế bảo. Sự cản trở các tế bào cây tác động đến cây ký chủ và có thể đưa đến
các triệu chứng rõ rệt. Các phần tử vi rút di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, lan đến
các bộ phận khác của cây. Cây có thể bị nhiễm nhiều vi rút cùng một lúc. Một số ký chủ

4


bị nhiễm vi rút mà không biểu hiện triệu chứng.Vi rút gây bệnh cây có thể lan truyền
thông qua các véctơ côn trùng, rễ, thân củ giống nhiễm bệnh, gốc hoặc chồi giống sử dụng
để ghép cây. Một số vi rút gây bệnh trên cây nhưlan truyền qua hạt giống bị bệnh: .
Bromoviridae,

Closteroviridae,


Luteoviridae, Potyviridae,

Bunyaviridae, RhabdoviridaeMột số vi rút có thể được lan truyền một cách cơ học từ cây
này sang cây khác thông qua các dụng cụ như dao ghép, kéo cắt cành (và với một số virút,
qua tay người). Vi rút khảm lá thuốc lá dễ truyền lan qua dụng cụ cắt và tay người, và
thậm chí có thể tồn tại trong điếu thuốc lá, lan truyền thông qua tay người. Các triệu
chứng bệnh do vi rút bao gồm cây còi cọc, biến vàng, khảm hoặc vằn lá, lá vàng hoặc có
các vết loét, đốm vòng, lá biến dạng, lá cuốn, còi cọc, và trong một số trường hợp, gây
chết cây. Một số triệu chứng do vi rút gây ra tương tự như các dấu hiệu rối loạn dinh
dưỡng hoặc do các tác nhân khác gây ra [31].
Vi khuẩn:

rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm héo xanh, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét. Một
số loài vi khuẩn gây bệnh trên cây như Agrobacterium tumefaciens, Xanthomonas
campestris pathovars, Pseudomonas syringae pathovars, Xanthomonas oryzae pv. Oryzae,
Ralstonia solanacearum cũng gây thối nhũn ở rau quả trước và sau khi thu hoạch [36].
Tại Việt Nam, bBệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra rất phổ biến
và gây tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các cây trồng có
ý nghĩa kinh tế như lạc, cà chua, khoai tây làm giảm đáng kể đến năng suất và chất lượng
của nông sản phẩm [28]. Bênh héo tươi cây ớt (Pseudomonas solanacearum). Triệu
chứng: Điểm nhận diện là cây héo, đôi khi chỉ 1 - 2 nhánh, nhất là khi trời nắng nhưng lá
vẫn còn xanh, sau đó khi trời chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi, tuy nhiên triệu
chứng héo - tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết hẳn. Bệnh héo xanh phát triển nhanh
trên nền đất ẩm ướt, thoát thủy kém, vi khuẩn tồn tại trong đất rất lâu. Ngoài ra, vi khuẩn
còn có thể sống trên nhiều ký chủ phụ, lan truyền qua giống, dụng cụ tỉa cành, vết thương

5


cơ giới do dụng cụ làm vườn, các lỗ hổng tự nhiên, vết rệp sáp chích hút, khi bộ phận của

cây dưới đất bị thối rữa, vi khuẩn phát tán trong đất, nước và lây lan sang cây bên cạnh…
triệu chứng quan sát được khoảng 3 - 7 ngày [18].
Tuyến trùng:
Tuyến
trùng gây bệnh hại cây là một loài dịch hại có phổ ký chủ rộng (cây công nghiệp, lương
thực, rau, hoa...). Chúng là giun kim, giun tròn, hay giun lươn sống trong đất, dưới đáy
sông, hồ…Các tuyến trùng gây bệnh phổ biến ở cây như Meloidogyne incognita,
Pratylenchus, Xiphinema. Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Độ ẩm đất trồng, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ PH và oxy trong đất... Tuyến trùng khó
có thể tồn tại ở đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài
Meloidogyne). Chúng sống và di chuyển qua mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc
tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các bị hoại tử hoặc khối u sần khiến
cho khả năng hút dinh dưỡng và của nước cây bị giảm, cây sinh trưởng kém vàng lá và
chết. Triệu chứng này nặng hơn khi kết hợp với vi khuẩn, nấm bệnh, xâm nhập qua vết
thương trên rễ do tuyến trùng gây ra. Cụ thể, khi tuyến trùng xâm nhập vào rễ tiêu,chúng
phá hủy hoàn toàn bộ rễ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại như
nấm Phytopthora sp., Fusarium sp., Pythium sp.,… gây bệnh cho cây tiêu, làm cho cây
tiêu bị chết nhanh, chết chậm [27].
Vi nấm:
Trong
các loại bệnh cây thì bệnh do nấm gây ra chiếm khoảng 83%, trong đó bệnh do nấm F.
oxysporum, A. niger, A. flavus, P. capsici gây ra chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Hằng năm trên
thế giới, bệnh do nấm gây ra những tổn thất to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Bào tử nấm
là nguồn bệnh đầu tiên trong quá trình lây nhiễm của nấm. Quá trình xâm nhiễm gây bệnh

6


bắt đầu từ giai đoạn tiếp xúc với bề mặt ký chủ, trên các bộ phận của cây. Sau khi xâm
nhập nấm sẽ phân giải các cấu trúc tế bào và chất hữu cơ khó tan thành dễ tan để hấp thụ.

Nấm sinh tổng hợp các enzym, chất sinh trưởng và độc tố để tấn công vào tế bào chủ [14].
Theo số
liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), hằng năm thế
giới thiệt hại 20% tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp toàn cầu, mà tác nhân gây hại
chính là nấm chiếm khoảng 83% [23]. Tính thành tiền tổn thất mỗi năm là 1 tỷ USD về
lạc, 2 tỷ USD về ngô, 2.5 tỷ USD về cà phê, 3 tỷ USD về khoai tây, và 8 tỷ USD về lúa
[23]. Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch bệnh hại cây trồng như
khô vằn, đạo ôn, thối rễ, mà tác nhân chủ yếu và nghiêm trọng nhất là vi nấm, phổ biến là
F. oxysporum, A. niger, A. flavus, Sclerotium sp., P. capsici…hầu hết có phạm vi ký chủ
rộng, là loài bán ký sinh và hoại sinh điển hình đã gây ra nhiều tổn thất lớn về sản lượng
thu hoạch và làm mất tính ổn định về năng suất của nhiều loài cây trồng.
Hiện
nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh thay thế một
phần thuốc hóa học để phòng trừ một số bệnh cây trồng do vi sinh vật gây ra đang là xu
hướng chủ yếu. Các chế phẩm này đang được được sử dụng rộng rãi nhằm tạo ra một nền
nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững.
1.2 Các vi nấm gây bệnh phổ biến ở cây trồng
1.2.1 Fusarium oxysporum
Nấm F.
oxysporum có dạng bào tử lớn trong suốt, có nhiều vách ngăn,bào tử hình trăng khuyết,
dạng bào tử nhỏ, đơn, hoặc đa bào hình cầu hoặc hình bầu dục. Bệnh thường thấy nhiều ở
thời vụ có thời tiết nóng, nhiệt độ trong vụ trồng cà chua trên 25 oC.. Hiện tượng vàng lá
của cây có thể do sự cộng hợp của các tác nhân Rhyzoctonia sp., và tuyến trùng
Meloidogyne sp., rệp sáp hại rễ, và do cây thiếu dinh dưỡng. Cà chua bị bệnh héo vàng do
nấm Fusarium khi cùng bị tuyến trùng (Meloidogine incognita) xâm nhập sẽ chết nhanh

7


và thiệt hại lớn vì tuyến trùng làm giảm tính chống bệnh của cà chua đối Bệnh chết chậm

thường có triệu chứng vàng lá từ từ, thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có
thể kéo dài cả năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chết từ 1-2 dây. Cây bị kém phát triển.
năng suất thấp, bộ rễ cây thường bị hủy hoại. Quan sát thấy trên rễ có nhiều mụn u sưng,
vết thâm đen trên rễ do tập đoàn tuyến trùng gây ra. Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô.
Các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen. Do bộ rễ bị tổn hại, quá trình thoát
nước, vận chuyển muối khoáng bị gián đoạn nên cây mới có biểu hiện sinh trưởng kém, lá
bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Hiện chưa có biện
pháp phòng trị hữu hiệu cho cây bị nhiễm Fusarium [65]. Ở nước ta nấm
F. oxysporum đã được đề cập nghiên cứu từ lâu, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả thực
tiễn. Nấm F. oxysporum được cho là nguyên nhân gây héo vàng trên cà chua. Bệnh héo
vàng cà chua gây thiệt hại đáng kể một số cơ sở trồng cà chua Hà Nội có thể xử lý giống
bằng thuốc Fudazol và thuốc kháng sinh có triển vọng tốt để hạn chế bệnh thối củ khoai
tây. Tháng 11/1995 Burgres cùng một nhóm các nhà nghiên cứu bệnh cây Việt Nam đã
phát hiện ra hai loại vi sinh vật cùng đồng thời có mặt trong bó mạch cây cà chua là
F. oxysporum và vi khuẩn Pseudomonas solanacerum. Các nhà khoa học đã đưa ra giả
thiết rằng cả hai loại vi sinh vật này đồng thời gây ra triệu chứng héo trên cây [36].
1.2.2 Phytophthora capsici
Sự phát
triển và sinh sản xảy ra trong đất khi điều kiện đất ẩm và nhiệt độ ẩm. Các yếu tố lượng
mưa 15,8 -23,0, nhiệt độ từ 22,7-29,6°C, số giờ nắng từ 1,8-3,5 giờ ngày và độ ẩm đạt 81
– 90% là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của dịch hại. Bề mặt đất và độ ẩm đất xác
định được hoạt động của nấm bệnh. Nấm Phytophthora capsici phân bố chủ yếu trong đất
từ 0-30 cm, giảm dần khi độ sâu tăng dần. Bào tử nấm được sinh ra và sợi nấm trở nên
nhiều là kết cấu tồn tại của nấm P. capsici trong đất. Bào tử nấm Phytophthora spp. có
thể tồn tại trong đất và trên cây tiêu bị chết đến 19 tháng [41].
Nấm
Phytophthora hiện diện với tỷ lệ khoảng 40% trong đất và có mặt hầu hết các vườn tiêu,

8



đây là một loại ký sinh trùng gây hại nghiêm trọng cần lưu ý đặc biệt đối với người trồng
tiêu [20]. Một số loài nấm thuộc chủng Phytophthora gây thiệt hại ngày càng cao trên một
số cây trồng ở Việt Nam, bao gồm cây ăn quả, rau, cây gia vị, và các cây công nghiệp.
Nấm Phytophthora capsici lây nhiễm và tấn công vào bộ phận khí sinh và thân ngầm nhờ
gió và nước mưa. Nấm bênh tấn công và gây hại tất cả các bộ của cây tiêu như lá, chùm
quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất. Khi bệnh tấn
công vào rễ và thân ngầm sẽ làm cây tiêu chết đột ngột. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá
bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó là úa vàng, héo rũ, chết khô cùng dây trên cây. Cây
chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây chưa kịp rụng. Khi đào đất lêm sẽ thấy gốc rễ
cây thâm đen, hư thối, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu. Rễ bị thối nhũng và phá hủy
các mạch libe và các mô thực vật hạn chế sự vận chuyển nước và chất dinh dướng từ rễ
đến các bộ phận phía trên của cây. Mười ba loài Phytophthora đã được định danh ở nước
ta, trong đó có hai loài gây thiệt hại nặng là P. infestans trên cây cà chua và P. capsici trên
hồ tiêu. Triệu chứng chính như cây bị chết dần từ ngọn cây và có thể có triệu chứng thối
rễ và nứt ở phần thân gần mặt đất. Các cây rau bị thối rễ, như ớt, trở nên còi cọc và héo
xanh. Cây thường chết nhanh sau khi các triệu chứng héo trầm trọng xảy ra [41].
1.2.3 Neoscytalidium dimidiatum
Trong
quá trình sinh trưởng, thanh long bị hại bởi một số loại dịch hại như bọ xít, kiến, bệnh
đốm nâu trên cành (Gleosporium agaves), bệnh đốm xám (Sphaceloma sp.) và gần đây
nhất là bệnh đốm nâu do nấm N. dimidiatum gây ra. Tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc
độ lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng. Bệnh đốm nâu đã được ghi nhận , đang xuất
hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan [17].
Bào

tử

nấm gây bệnh nảy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh
gây hại cả trên thân cành và quả thanh long. Triệu chứng chính ở trên thân cành khi mới

xuất hiện, ban đầu là các vết lõm màu trắng (còn gọi là bệnh đốm trắng), sau đó vết bệnh

9


nổi lên thành những đốm tròn màu nâu. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh,
các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng
mảng. Trên quả, tương tự như trên thân cành, những đốm nâu làm cho vỏ quả trở nên sần
sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm
nghiêm trọng [17, 43].

Hình 1. Bệnh đốm nâu trên quả thanh long và tác nhân gây bệnh N. dimidiatum [66].
(A) Phần thịt quả nhiễm nấm N. dimidiatum, (B) sợi nấm phát triển trên quả sau 3 ngày ủ
trong hộp kín. (C) Nhiễm nhân tạo bào tử của nấm N. dimidiatum vào trong quả, (D) Đối
chứng: sử dụng nước vô trùng tiêm vào trong quả. (E-F) Khuẩn lạc nấm N. dimidiatum
trên môi trường PDA, (E) ủ trong 5 ngày và (F) ủ trong 15 ngày ở 25oC trong bóng tối.
(G) chuỗi bào tử nấm N. dimidiatum .
1.2.4 Sclerotium hydrophilum
Nấm
được xếp vào nhóm nấm vô sinh, theo đó dưới điều kiện thuận lợi, nấm lấy hạch làm cơ
quan bảo tồn, lưu truyền, phát tán và lây nhiễm. Hạch của S. hydrophilum là loại hạch
thực sự, có kết cấu hoàn thiện. Đó là các cấu trúc hạt, nhỏ, bề mặt trơn nhẵn, màu sậm,
hoàn toàn biệt hóa giữa hạch này với hạch khác, có cấu tạo giải phẫu khác biệt giữa phần

10


vỏ và phần ruột của hạch. Ở Việt Nam, nấm này tồn tại chủ yếu dưới giai đoạn hạch. Nấm
này gây bệnh tiêm hạch ở lúa, gây bệnh thối thân ở cây thuốc lá, bệnh thối gốc có tơ và
thối trái có hạch trên cây cà chua. Bệnh thường tấn công trong điều kiện ẩm độ cao. Khi

bệnh tấn công, ta thấy cây bị héo và chết rất nhanh. Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát
mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết
bệnh bị thối nhũn [58].

1.2.5 Aspergillus spp.

Aspergillus sp gặp phổ biến trong thiên nhiên, phát triển ở nơi có nhiều chất hữu cơ đang
phân hủy như đất ẩm có nhiều xác động thực vật thối rữa, trong nhà, nhà vệ sinh bị ẩm lâu
ngày, thiếu vệ sinh, trong ngũ cốc bị mốc, như gạo, bắp, khoai... trong đó có
chủng Aspergillus flavus gây mốc gạo, tạo ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan rất mạnh.
Có hơn 100 chủng Aspergillus sp ở thiên nhiên, hay gặp nhất là các chủng Aspergillus
fumigatus, Aspergillus niger, Aspergillus flavus và Aspergillus clavatus. Chủng gây độc
lực cao nhất là Aspergillus fumigatus thường hay gây bệnh ở phổi [40].
Nấm A.
flavus dễ dàng nhận biết bởi màu vàng hơi lục, có dạng ít nhiều vón cục của tán. Ở đỉnh
các cuống bào tử đính mọc thẳng đứng có vách sần sùi, hình thành những đầu mang bào
tử đính có dạng gần hình cầu đến thuôn dài. Các thể chai hoặc đính trực tiếp vào đầu
mang bào tử đính (thể bình một lớp) hoặc qua một lớp thể bình trung gian (thể bình hai
lớp) đôi khi cả hai kiểu đồng thời tồn tại. Các bào tử có kích thước khá lớn (đường kính từ
5-7µm), hình cầu màu vàng nâu đến hơi lục, hơi sần sùi. Đôi khi người ta coi A. flavus là
những loài nấm có cuống bào tử đính xù xì và hai lớp thể bình.

Nấm

mốc A. flavus có thể phát triển ở nhiệt độ từ 7 – 40oC và tối ưu ở 24 – 28oC, do vậy có
khả năng sinh tưởng tốt trên các lọai ngũ cốc, nông sản( lúa, gạo, bắp ...) không được phơi

11



sấy tốt, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới với điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí
cao.Trong điều kiện thuận lợi, A. flavus sinh ra độc tố aflatoxin. Sự hiện diện của
aflatoxin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt cũng như sức khỏe vật nuôi nếu hạt được tiêu
thụ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, A. flavus sinh sôi và phát triển rất nhanh: trên lúa mì tồn
trữ trong kho kín có độ ẩm 15,2% đến 17% bào tử của chúng chiếm 50-70% tổng số bào
tử có mặt, nhiều đến nỗi trên mặt kho đóng vón lại thành một lớp vỏ cứng 0.6m và A.
flavus cũng thường xuất hiện trên hạt ngô khi độ ẩm vượt quá 15,5% [48]. Các triệu
chứng nhiễm độc aflatoxin được nghiên cứu thông qua các vụ nhiễm độc tự nhiên và qua
thử nghiệm phòng thí nghiệm cho thấy sự nhiễm độc độc tố này thể hiện qua hàng loạt các
triệu chứng cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm độc cấp tính hậu quả nặng nhất có thể làm chết
vật bị nhiễm. Sự nhiễm độc mãn tính có tính di truyền theo ba kiểu: gây ung thư, quái thai
và gây đột biến. Hậu quả nhiễm độc tố aflatoxin phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau
và L50 (Lethal Dose- liều lượng gây chết cho 50% vật phơi nhiễm) cũng rất khác nhau
tùy theo loài: 0.5 mg/kg cho vịt con, 60 mg/kg đối với chuột nhắt [48]. Những rối loạn do
nhiễm độc aflatoxin mãn tính thể hiện đầu tiên ở sự chán ăn, chậm lớn sụt cân nhưng rối
loạn lớn nhất xảy ra là ở gan. Người ta đã tìm thấy bằng chứng liên quan giữa aflatoxin và
ung thư gan tiên phát, một trong những bệnh gây tử vong cao ở Châu Á và Châu Phi.
Ngoài u ở gan, aflatoxin còn có khả năng gây tổn thương ở rất nhiều cơ quan khác. Điển
hình aflatoxin B1 có thể cảm ứng tạo các khối u ở gan, thận, dạ dày và hệ thống thần kinh.
A. niger
là một trong những loài Aspergillus phổ biến nhất. Khuẩn lạc của Aspergillus có màu đen
nâu, khuẩn ty không màu hay nâu xẩm tùy vùng của khuẩn lạc. Cuống sinh bào tử phồng
to ở đầu thành bọng hình chùy và cầu. Thể bình xếp hai tầng. Bào tử trần không vách
ngăn, thay đổi về hình dạng, kích thước, màu sắc,, xếp thành chuỗi dài hoặc ngắn thành
hình cột hay tia toa tròn. A. niger thuộc vi sinh vật bán hoại sinh (kí sinh tự do có điều
kiện): nhóm này gồm các vi sinh vật gây bệnh trên các phần cây đã già như trên lá già,
gốc thân, củ hay cây con suy yếu, chúng có thể tồn tại trên các mô đã chết, trên tàn dư cây
trồng trong đất , trên hạt, quả, củ, các sản phẩm để lâu được (như ngũ cốc, các loại đậu,
gia vị) cũng như trong trái cây khô. v.v… A. niger gây bệnh héo rũ gốc mốc đen ở cây lạc,


12


thối gốc, thối và chết cây con, thối mục cây, thối chùm nho, thối đen hành tỏi và một loạt
các bệnh thối trên rau quả sau thu hoạch. Một số ít A. niger có thể tạo ochratoxin A
[4070].
1.2.6 Penicillium digitatum

Penicillium digitatum được Saccardo mô tả và phân loại năm 1881. Sau này, những mô tả
chính xác hơn về P. digitatum được cung cấp bởi các nhà khoa học khác như Raper và
Thom (1949), Onions (1966), Frisvad và Samson (2004), Pitt và Hocking (2009) và nhiều
nhà khoa học khác [25]. P. digitatum có sợi nấm không màu, đường kính 4-20 μm, bào tử
hình tròn đến hình trứng, thuôn dài, không vách và có kích thước từ 4-7 x 6-8 μm, P.
digitatum có khả năng sinh trưởng ở phổ nhiệt khá rộng từ 4-30 oC, tối ưu ở nhiệt độ từ 2530oC, không sinh trưởng ở nhiệt độ trên 37oC. Chúng sinh sản vô tính bằng bào tử. Bào tử
có thể nảy mầm tại 5oC trong môi trường nhân tạo. P. digitatum sinh trưởng cho khuẩn
lạc màu xanh lá cây, khi lật ngược thì khuẩn lạc thì thường quan sát thấy màu vàng kem
hoặc màu nâu [45]. Nấm P. digitatum gây bệnh mốc xanh trên cây ăn quả có múi (cam,
quýt, bưởi,…), triệu chứng ban đầu là những vết mềm, dạng vết nước loang trên bề mặt
trái, vết bệnh phát triển nhanh gây thối, quả. Nếu trái thối thì vết bệnh được phủ bởi lớp
bào tử xanh, tơ nấm trắng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Nấm mốc
xanh gây ra bởi P. digitatum là bệnh sau thu hoạch quan trọng nhất của trái cây thuộc họ
cam quýt. Vết bệnh thường xuất hiện ở núm quả hoặc trên các vết sây sát trên vỏ quả.
Nấm bệnh xâm nhiễm qua vỏ quả gây ra hiện tượng thối trước và sau thu hoạch 5-7 ngày.
Đây là tác nhân chịu trách nhiệm cho 90% thiệt hại cam quýt trong đóng gói sau thu
hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiếp thị, gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong thương mại
[29]. Bên cạnh việc tấn công làm hỏng hoa quả, gây tổn thất kinh tế, độc tố nấm sinh ra có
thể tồn tại trong những sản phẩm từ trái cây trong thời gian dài, gây nên những ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh việc tấn công làm hỏng hoa quả, gây tổn thất
kinh tế, độc tố nấm sinh ra có thể tồn tại trong những sản phẩm từ trái cây trong thời gian
dài, gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, hai loại thuốc

diệt nấm thường được sử dụng nhất trong bảo quản cam quýt sau thu hoạch và tránh sự

13


tấn công của P. digitatum là thiabendazole và imazalil. Do sự phát triển của sức đề kháng
với thuốc diệt nấm cũng như mối quan tâm về môi trường và sức khỏe của người tiêu
dùng, việc sử dụng thuốc diệt nấm tổng hợp đang trở nên ngày càng bị hạn chế. Vì thế,
cần có nhiều những biện pháp thay thế hiệu quả và thân thiện với môi trường để kiểm soát
bệnh. Kiểm soát sinh học có thể là một thay thế cho kiểm soát hóa chất các bệnh của cây
1.2.7 Colletotrichum

Nấm Colletotrichum gây ra bệnh thán thư ( hay còn gọi là bệnh nổ trái, cháy trái) trên cây
ớt. Đặc biệt bào tử nấm thán thư có sức sống cao, có khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng
phát tán nhờ gió và côn trùng. Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử
phân sinh trên tàn dư lá, thân cành, quả và hạt ớt bị nhiễm bệnh. Vì vậy tàn dư cây ớt bị
nhiễm bệnh và hạt giống cũng là những con đường truyền lan bệnh chủ yếu trong tự nhiên
Các triệu chứng điển hình của bệnh thán thư bao gồm các mô bị hoại tử, tạo thành các
vòng tròn đồng tâm ẩm ướt. Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ
quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, màu nâu đen hoặc màu vàng trắng
bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa
mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề
mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh thán
thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém
năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. Đặc biệt bệnh thán thư hại ớt cả trong thời kỳ bảo
quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống [56].

14



Hình 2. Bệnh thán thư do C. scovillei gây ra trên quả ớt và đặc điểm hình thái của bệnh
thán thư ớt [44].
(A) Một cánh đồng bị nhiễm bệnh thán thư, (B) Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt; (C-DE-F) Các khuẩn lạc trên đĩa thạch (C-E nhìn từ trên; D-F nhìn ngược lại);
(G-I-H-J) Đặc điểm hình thái bào tử nấm C. scovillei.
1.3 Những biện pháp phòng trừ nấm bệnh trên cây trồng
1.3.1 Biện pháp cơ giới vật lý
Biện
pháp cơ giới vật lý là những biện pháp sử dụng các kỹ thuật vật lý cơ giới trực tiếp hoặc
gián tiêp tiêu diệt dịch hại cây trồng. Cụ thể, phải hạn chế tưới nước, nhổ bỏ cây bị bệnh
kịp thời nhằm tránh bệnh lây lan từ cây này sang cây khác. Tránh gây tổn thương rễ trong
quá trình trồng trọt, chăm sóc, khử trùng các dụng cụ lao động để giảm thiểu nguồn bệnh
trên đồng ruộng. Tuy nhiên, biện pháp này mang lại hiệu quả không cao khi đại dịch bùng
phát, và chỉ tiêu diệt được một số tác nhân gây bệnh [68].
1.3.2 Biện pháp phòng trừ hóa học
Cùng
với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đã gia tăng

15


×