Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.02 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÊN

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & DVLS
Mã số: 9229002

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Nhuận
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi

giờ



ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Lên (2016),“Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc cho thế hệ trẻ” - Tạp chí Giáo dục Lý luận số 242.
2. Nguyễn Thị Lên (2017), “Giáo dục chữ “Hiếu” - nội dung quan trọng của
giáo dục đạo đức gia đình” - Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 2 tháng 10.
3. Nguyễn Thị Lên (2018), “Đạo hiếu và giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ
hiện nay” - Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 1 tháng 5.
4. Nguyễn Thị Lên (2018), “Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự biến đổi
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” - Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội,
tháng 9.
5. Nguyen Thi Tho, Nguyen Thanh Binh, Pham Thi Khanh, Nguyen Thi Len
(2018),“Vietnamese Family – Change from Tradition to Modernity” Research on Humanities and Social Sciences, ISSN 2224-5766 (Paper) ISSN
2225-0484 (Online) Vol.8, No.14.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiếu là một phạm trù đạo đức mang tính phổ biến, gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thực hiện chữ hiếu

là bổn phận thiêng liêng của con cái nhằm báo đáp công ơn sinh
thành, dưỡng dục sâu nặng của cha mẹ; là thực hiện đạo lý đền ơn
đáp nghĩa đã được hình thành và lưu truyền trong lịch sử của mỗi dân
tộc. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành
một đạo - đạo hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn
mực đạo đức, một truyền thống quý báu được mọi người trân trọng
và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc, hành động ứng xử của con cái
đối với cha mẹ.
Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự
phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội,
đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội và
biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Từ khi đất nước tiến
hành đổi mới toàn diện, đạo hiếu Việt Nam đang có sự biến đổi theo
cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, con
cái đã có những nhận thức và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo
hiếu cha mẹ; nhưng ở chiều hướng tiêu cực, hiện tượng con cái lơ là,
bỏ bê, không làm tròn nghĩa vụ với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi,
tị nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/
ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm” vẫn đang diễn ra. Bên cạnh đó,
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự thay đổi
quan niệm về đạo hiếu và việc thực hiện đạo hiếu của một số người
con trong xã hội hiện nay cũng đặt ra những vấn đề rất đáng để suy

1


ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy, việc phân tích thực trạng, tìm
hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra những giải pháp
là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo

hiếu ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết
học của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây
dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói
riêng ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự
biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến
đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó; từ đó
đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự
biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của
đạo hiếu ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế
biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi của
đạo hiếu ở Việt Nam.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến
đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên hai phương diện biến đổi tích

cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu khảo sát thực
trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới
năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng , chính sách,
pháp luật của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, đạo đức, đạo hiếu. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có
liên quan trực tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử
dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, v.v. để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu
và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực trong xây dựng đạo
hiếu ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận

3


Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát

triển đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức,
đạo đức gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan
đến luận án, nội dung của luận án gồm 4 chương, 13 tiết.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và
đạo hiếu ở Việt Nam
Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo
làm người. Ở Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuốn sách
của các nhà nghiên cứu nổi tiếng đề cập và bàn về đạo hiếu, như: Nho
giáo của Trần Trọng Kim, Khổng học đăng của Phan Bội Châu. Trong
những năm 90 của thế kỷ XX, có thể kể đến một số công trình như: “Nho
giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm, “Nho giáo và phát triển ở Việt
Nam” của tác giả Vũ Khiêu; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của tác
giả Phan Đại Doãn, “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần Đình
Hượu và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn
Giàu.
Trong những năm gần đây, có thể kể đến một số cuốn sách như
“Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương, “Hiếu hạnh xưa và nay”

tác giả Cao Văn Cang, “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” của thiền sư
Thích Giác Hành, “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi”
của tác giả Ngô Đức Thịnh, Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay do tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên.
Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn
về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách
của các nhà nghiên cứu nước ngoài, như: “Nho gia với Trung Quốc ngày
nay” của tác giả Vi Chính Thông; “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung
Hoa” của tác giả Tiêu Quần Trung; “Đạo hiếu trong Nho gia” của tác

5


giả Cao Vọng Chi; bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu
truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên
Bên cạnh những cuốn sách, còn có những bài viết như “Đạo
hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên Việt; bài
"Chữ hiếu và phong tục thờ cúng của người Việt Nam”; "Đạo hiếu trong
gia đình Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Đăng Sinh...
Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo
hiếu ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến
luận giải về đạo hiếu, về sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời
sống xã hội ở Việt Nam. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh
có một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và
đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam, có thể kể
đến bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” của tác giả Phan
Châu Trinh; “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay”

của tác giả Nguyễn Tài Thư; “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo
hiếu ngày nay” của tác giả Nguyễn Thị Thọ... Các tác giả đã có những
phân tích khá sâu sắc sự biến đổi của luân lý, đạo đức và đạo hiếu ở Việt
Nam đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng luân lý, đạo hiếu Việt Nam
hiện nay phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá
trị của luân lý, đạo đức trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Trong cuốn Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay,
(Kỷ yếu hội thảo), có nhiều bài nghiên cứu phán ánh sự biến đổi của đạo
hiếu, như: “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam

6


hiện nay” của tác giả Hoàng Thúc Lân; “Những tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thu Nghĩa. Cuốn Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay do tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên là sự phân tích khái quát
sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu theo chiều hướng tích
cực và tiêu cực.
Những tài liệu này đã gợi mở, cung cấp cho nghiên cứu sinh
những cái nhìn đa chiều, những tri thức thực tiễn quan trọng, là cơ sở để
tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay được khách quan và sâu sắc hơn.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp
xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Đạo hiếu Việt Nam hiện nay cần được xây dựng trên cơ sở phát
huy những giá trị luân lý, đạo đức tốt đẹp của xã hội cũ kết hợp với tiếp
thu giá trị tiến bộ trong luân lý phương Tây và văn hóa gia đình hiện
nay. Điều này được thể hiện qua các cuốn sách, các bài viết: “Đạo đức
và luân lý Đông Tây” của Phan Châu Trinh; “Nền nếp gia phong” của

Phạm Côn Sơn; “Hiếu hạnh xưa và nay” của Cao Văn Cang;
Trong cuốn “Văn hóa gia đình Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc
Khánh kêu gọi, đã đến lúc cần “đặt lại vấn đề văn hóa gia đình”, xây dựng
(hay khôi phục lại) văn hóa gia đình. Giải pháp cho vấn đề này không chỉ
là bài trừ chủ nghĩa cá nhân và đề cao lối sống tình nghĩa mà tác giả yêu
cầu các thành viên trong gia đình phải có cả một “nghệ thuật sống”.
Tác giả Cao Thu Hằng trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao
vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” đã nêu
ra bốn giải pháp cơ bản. Theo tác giả, các giải pháp phải được kết hợp và

7


thực hiện một cách đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả cao cho việc nâng
cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở việt Nam hiện nay.
Như vậy, bàn về giải pháp xây dựng đạo hiếu trong xã hội Việt
Nam, đã có một số bài viết và các công trình nghiên cứu đề cập đến. Mặc
dù các giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi chấn chỉnh, xây dựng
lại đạo hiếu trong gia đình nhưng nó đã giúp nghiên cứu sinh có những
định hướng trong việc đề xuất giải pháp để xây dựng đạo hiếu ở nước ta
hiện nay.
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong
luận án

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay có thể thấy:
Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, một số vấn đề lý luận
chung về đạo hiếu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và luận giải ở
những góc độ khác nhau.

Thứ hai, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu, các bài nghiên
cứu đều khẳng định đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu khảo sát, phân tích thực
trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó là một khoảng trống
để nghiên cứu sinh có thể khai thác trong luận án của mình.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, luận án
tiếp tục triển khai, nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
1. Một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Nam.

8


2. Thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay.
3. Một số giải pháp thúc đẩy những biến đổi tích cực, hạn chế
những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 1
Hiếu là một phạm trù đạo đức mang tính phổ biến, gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt, ở các nước phương
Đông, trong đó có Việt Nam, hiếu được xác định là một giá trị đạo đức cốt
lõi, là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, nhân cách một con người. Do đó,
vấn đề đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng đã được các
nhà nghiên cứu bàn đến từ rất sớm. Nhiều cuốn sách, bài viết đã tiếp cận,
phân tích đạo hiếu ở những góc độ khác nhau. Liên quan đến đề tài luận
án, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên ba nhóm cơ bản: Một
là, những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt
Nam; hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của
đạo hiếu ở Việt Nam; ba là, những công trình nghiên cứu liên quan đến
giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tổng quan

những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả cũng chỉ ra
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đó là: làm rõ một số
vấn đề lý luận chung về đạo hiếu và sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam;
đánh giá thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy những biến đổi tích cực, hạn
chế những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.

9


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM

2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.1. Đạo hiếu
Trên cơ sở khái niệm “hiếu”, “đạo”, luận án xác định “đạo hiếu” là
đạo làm con, là những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử mà con cái
thực hiện đối với cha mẹ.
2.1.2. Cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.2.1. Nền kinh tế, văn hóa bản địa
Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộc về một hình thái ý thức xã
hội, do đó, sự hình thành đạo hiếu cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội.
Đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước,
kết cấu làng xã và nền văn hóa bản địa.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và Thiên
chúa giáo

Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo là những tôn giáo lớn trên
thế giới. Mặc dù có sự khác nhau về giáo lý, giáo luật và lễ nghi nhưng các tôn
giáo đều gặp nhau ở đạo hiếu. Khi du nhập vào Việt Nam, nó hòa nhập cùng

với nền văn hóa bản địa, bổ sung, phát triển và làm sâu sắc thêm, hình thành
nên đạo hiếu Việt Nam với những nội dung và nét đặc thù riêng.
2.2. Nội dung cơ bản và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã
hội
2.2.1.. Nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam
2.2.1.1.Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ
Đạo hiếu Việt Nam xác định, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là bổn
phận, trách nhiệm của con cái nhằm báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục

10


của cha mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ yêu cầu người con phải thực
hiện bằng cả tấm lòng yêu thương và kính thuận.
2.2.1.2. Tôn kính, vâng lời cha mẹ, biết kế thừa và phát huy ý chí của
tổ tiên, làm rạng danh gia đình, dòng họ
Đạo hiếu Việt Nam rất nhấn mạnh việc con cái phải nghe lời cha mẹ,
nhưng không phải mọi điều đều nhất nhất nghe theo. Cái gì cha mẹ dạy đúng
thì phải nghe theo, cái gì cha mẹ chưa đúng thì phải can gián, phân tích cho
cha mẹ hiểu.
Trong đạo hiếu Việt Nam, con cái phải chăm chỉ học hành, giữ gìn
truyền thống gia đình, hòa thuận anh em. Khi khôn lớn trưởng thành, cùng với
việc lập thân, lập nghiệp làm rạng danh cha mẹ, con cái phải lấy vợ lấy chồng,
sinh con đẻ cái để tiếp nối dòng dõi tổ tiên.
2.2.1.3. Lo tang lễ chu đáo, thờ cúng khi cha mẹ qua đời
Trong xã hội Việt Nam, khi cha mẹ qua đời, việc tổ chức tang ma
phải theo những nghi thức cụ thể, phù hợp với phong tục địa phương và
truyền thống dân tộc. Việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ sau khi qua đời là
một nghi thức không thể thiếu trong gia đình người Việt. Nó thể hiện lòng
kính nhớ ơn sâu nghĩa nặng đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

2.2.2. Vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội
2.2.2.1. Vai trò của đạo hiếu trong việc hoàn thiện đạo đức cá nhân
Khi thực hiện đạo hiếu, cả cha mẹ và con cái đều phải có sự nỗ lực,
cố gắng trong nhận thức và điều chỉnh từ lời nói đến hành vi. Cha mẹ phải
nhận thức được trách nhiệm của mình trong nuôi dạy con cái trở thành người
con hiếu thảo trong gia đình và người công dân tốt của xã hội. Con cái có bổn
phận nghe lời dạy bảo của cha mẹ, sống hiếu thảo, tận tâm chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ khi sống, thờ cúng cha mẹ khi họ đã qua đời. Đạo hiếu trở

11


thành cái gốc giúp mỗi con người tự hoàn thiện đạo đức bản thân và vươn lên
đứng vững trước những tác động của xã hội.
2.2.2.2. Vai trò của đạo hiếu trong xây dựng đạo đức gia đình
Gia đình với ba mối quan hệ chính là “cha - con”, “anh - em”,
“chồng - vợ”. Quan hệ nội tại của gia đình đặt trên nền tảng đạo đức chủ yếu
là “hiếu, nghĩa, tình”, trong đó, hiếu là căn cốt, nền tảng để xây dựng đạo đức
gia đình và các mối quan hệ khác. Vai trò của đạo hiếu trong xây dựng đạo
đức gia đình thể hiện ở chỗ đạo hiếu góp phần xây dựng các quan hệ, quy
định khuôn phép ứng xử trong quan hệ gia đình đồng thời là cơ sở tạo dựng
mối đoàn kết giữa các thành viên, chống lại những hiện tượng phi đạo đức
trong gia đình, dòng họ.
2.2.2.3. Vai trò của đạo hiếu trong củng cố đạo đức xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội, đạo hiếu là nền tảng của đạo đức gia
đình. Muốn “trị quốc” phải “tề gia”, muốn “tề gia” phải đặc biệt coi trọng đạo
hiếu. Bởi, hiếu là gốc rễ của nhân luân, khi con người ta có hiếu thì sẽ có
nhiều đức tính tốt khác. Gia đình êm ấm, anh em thuận hòa, con cháu hiếu
thảo là cơ sở để xây dựng một xã hội thái bình. Do vậy, trong mọi xã hội từ
xưa đến nay, hiếu luôn được xác định là cơ sở để bảo vệ nền tảng gia đình và

thiết lập kỷ cương, ổn định xã hội trên tinh thần nhân văn.
2.3. Khái niệm và đặc trưng của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam
2.3.1. Khái niệm sự biến đổi đạo hiếu
Từ khái niệm “biến đổi” và thực tiễn biến đổi xã hội Việt Nam trên
mọi mặt của đời sống xã hội trong thời gian qua, luận án đưa ra khái niệm sự
biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam, đó là quá trình biến đổi nội dung, hình thức,
cách thức thể hiện của đạo hiếu truyền thống trên cơ sở phản ánh sự biến đổi
của điều kiện kinh tế xã hội hiện tại theo những chiều hướng khác nhau.

12


2.3.2. Đặc trưng của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam
Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộc về một hình thái ý thức xã
hội - ý thức đạo đức. Do đó, sự biến đổi của đạo hiếu cũng tuân theo quy luật
vận động và phát triển của đạo đức. Từ cái chung đó, sự biến đổi của đạo hiếu
có thể khái quát ở một số đặc trưng sau: Một là, sự biến đổi nội dung của đạo
hiếu tuân theo sự biến đổi của tồn tại xã hội. Hai là, sự biến đổi đạo hiếu tuân
theo quy luật kế thừa trong sự phát triển của đạo đức. Ba là, sự biến đổi đạo
hiếu tuân theo quy luật tiến bộ đạo đức trong lịch sử. Bốn là, sự biến đổi của
đạo hiếu phụ thuộc vào nội dung các chuẩn mực và gắn liền với hoạt động của
con người.
Kết luận chương 2
Đạo hiếu là một giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam nói
riêng và nhân loại nói chung. Là một phạm trù đạo đức, đạo hiếu được hình
thành trên cơ sở tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định. Đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền
kinh tế tiểu nông, kết cấu làng xã và văn hóa bản địa có sự tiếp biến của các
giá trị văn hóa ngoại nhập.
Đạo hiếu Việt Nam được nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh với nội

dung rất phong phú, song xuyên suốt và cốt lõi nhất vẫn là ba nội dung: chăm
sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với lòng kính thuận; tôn kính, vâng lời cha mẹ, nỗ lực
học tập, rèn luyện, gìn giữ gia phong, hoàn thiện bản thân làm rạng danh gia
đình, dòng họ; lo tang ma chu đáo, thờ cúng và chăm sóc mộ phần khi cha mẹ
qua đời. Trải qua thời gian, dù có những biến đổi nhất định do sự biến đổi của
tồn tại xã hội, song ở bất kỳ thời đại nào, đạo hiếu cũng được coi trọng và luôn
khẳng định vai trò của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức cá nhân, xây dựng
đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.

13


CHƯƠNG 3
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Sự biến đổi của đạo hiếu theo chiều hướng tích cực
Thứ nhất, việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ được con cái nhận
thức và thực hiện ngày càng chu đáo với cách thức phong phú, đa dạng;
không còn cứng nhắc, giáo điều như trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì
những chuẩn mực và yêu cầu của đạo hiếu trong việc chăm sóc, phụng dưỡng
cha mẹ cũng đã có những biến đổi nhất định. Bên cạnh việc con cái ở gần,
thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ thì hiện nay mô hình thuê
người giúp việc chăm sóc cha mẹ hoặc gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, mặc
dù còn nhiều tranh cãi nhưng cũng đang được xã hội nhìn nhận và coi đó là
một hành vi hợp đạo lý của một người con có hiếu.
Trong đạo hiếu Việt Nam hiện nay, việc phân định nhiệm vụ và yêu
cầu con cái chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ không còn quá khắt khe, câu nệ
như trong xã hội Việt Nam truyền thống. Cách thức chăm sóc, phụng dưỡng

cũng đa dạng, phong phú hơn nhằm đạt được mục đích cuối cùng là cha mẹ
được vui vẻ, an hưởng tuổi già dưới sự yêu thương, kính trọng của con cái.
Thứ hai, thái độ tôn kính, vâng lời cha mẹ, sự nỗ lực học tập, rèn
luyện, vượt qua khó khăn để làm vui lòng, rạng danh cha mẹ vẫn là một nét
đẹp nổi trội, ngày càng được bổ sung và phát triển trong việc thực hiện đạo
hiếu của người Việt Nam hiện nay.
Trong đạo hiếu Việt Nam hiện nay, đa phần con cái có thái độ tôn
kính, vâng lời cha mẹ. Do xã hội đề cao yếu tố dân chủ, bình đẳng nên yêu

14


cầu con cái tôn kính, vâng lời cha mẹ không còn quá cứng nhắc và hà khắc
như trong xã hội Việt Nam truyền thống. Ngày nay, nhiều gia đình, cha mẹ đã
chú ý lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của con cái, chia sẻ với con cái niềm vui,
nỗi buồn và trao quyền cho con cái trong việc lựa chọn nghề nghiệp, bạn bè
kể cả việc quyết định lựa chọn bạn đời.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, đáp lại công ơn của cha mẹ, hầu
hết con cái đều nỗ lực học tập rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ
trong cuộc sống để lập thân, lập nghiệp. Ngoài mục đích mang lại niềm vui,
niềm tự hào cho cha mẹ, đó còn là cơ sở để mỗi người con tự chuẩn bị cho
tương lai của mình sau này.
Thứ ba, việc thực hiện tang lễ, thờ cúng tổ tiên không còn cứng nhắc,
rườm rà như trong xã hội Việt Nam truyền thống mà ngày càng được con
cháu thực hiện chu đáo theo những nghi lễ trang trọng, tôn kính, văn minh.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, việc tổ chức tang ma cho cha
mẹ khi qua đời được tổ chức theo những nghi lễ hết sức khắt khe, rườm rà.
Ngày nay, sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng đời
sống văn hóa, đạo đức đã và đang góp phần đẩy lùi những hủ tục lạc hậu trong
đời sống xã hội. Việc tổ chức tang ma cho ông bà, cha mẹ lúc qua đời được

con cái nhận thức và thực hiện ngày càng chu đáo, đảm bảo sự tôn kính, trang
trọng văn minh.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc thực hiện đạo hiếu trong gia
đình phải gắn với xây dựng cộng đồng cư dân văn hóa. Mỗi cá nhân vừa làm
tròn bổn phận một người con hiếu thảo trong gia đình vừa phải là một công
dân có trách nhiệm trong xã hội góp quan trọng trong phần bảo tồn, phát huy
nét đẹp văn hóa gia đình, dòng họ và xây dựng xã hội ổn định, phát triển bền
vững, hướng tới xây dựng cộng đồng xã hội nhân văn, nhân ái.

15


3.1.2. Sự biến đổi của đạo hiếu theo chiều hướng tiêu cực
Thứ nhất, hiện tượng con cái bạo hành, ruồng rẫy, đùn đẩy trách
nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người con luôn hết lòng hết
sức chăm sóc, phụng thờ cha mẹ vẫn còn một số con cái đang viện những lý
do hoặc những khó khăn mà ruồng rẫy, đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ già. Thậm chí hiện tượng con cái có hành vi bạo hành, ngược
đãi cha mẹ đang xuất hiện ngày càng nhiều ở những địa phương khác nhau.
Hiện tượng bạo hành của con cái đối với cha mẹ bao gồm cả bạo
hành thể xác, bạo hành về kinh tế và bạo hành tinh thần. Tuy không phải là
hiện tượng phổ biến trong xã hội, nhưng nó đang đặt đạo hiếu vào tình trạng
báo động đỏ, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận để đưa ra giải pháp
khắc phục.
Thứ hai, hiện tượng con cái coi thường, không nghe lời cha mẹ, không
nỗ lực học tập, rèn luyện, chạy theo lối sống ích kỷ, thực dụng, sa ngã vào tệ
nạn xã hội làm ô nhục gia đình, dòng họ có chiều hướng gia tăng.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người con không ngừng nỗ
lực học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp làm vui lòng rạng danh cha mẹ

thì vẫn còn đó, một bộ phận con cái không chăm chỉ học tập, mải mê ăn chơi,
rượu chè, cờ bạc làm cha mẹ lo lắng buồn phiền. Một bộ phận con cái đang có
những định hướng lệch lạc, chạy theo lối sống ích kỷ, sa ngã vào tệ nạn xã
hội, khi bị phát giác, bị tù tội... nó không chỉ gây ra nỗi đau đớn, xấu hổ cho
cha mẹ mà còn làm ô nhục gia đình, hủy hoại thanh danh của dòng họ.
Thứ ba, hiện tượng con cái có tư tưởng giả tạo, vụ lợi trong tổ chức
tang ma, thờ cúng cha mẹ sau khi qua đời có chiều hướng gia tăng.

16


Tổ chức tang ma, thờ cúng khi cha mẹ qua đời là hành vi thể hiện
trách nhiệm, đạo lý của những người còn sống đối với người đã chết. Tuy
nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, vẫn còn một bộ phận con cái có biểu
hiện giả tạo, lợi dụng việc tổ chức tang ma, giỗ chạm cha mẹ nhằm vun vén
cho lợi ích cá nhân.
Như vậy, đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi theo cả
hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Sự biến đổi tích cực đang tạo ra những
hiệu ứng tốt nhằm phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Tuy
nhiên, ở chiều hướng tiêu cực, sự biến đổi của đạo hiếu đang có những biểu
hiện đi ngược lại thuần phong mỹ tục của đất nước, con người Việt Nam.
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Tác động của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Việc
phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong đời sống
xã hội. Khi phát triển kinh tế thị trường đời sống vật chất, tinh thần được nâng
lên thì việc thực hiện đạo hiếu cũng đang diễn ra theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, khi đồng tiền được lấy làm thước đo
cho nhiều giá trị xã hội thì đạo hiếu cũng bị một số người con thực hiện một
cách sòng phẳng, lạnh lùng như chính những đồng tiền mà họ bỏ ra vậy.

3.2.2. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thời đại
ngày nay, cũng là cơ hội để Việt Nam thoát khỏi tình trạng tụt hậu xa hơn về
kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
cũng đang đặt ra nhiều vấn đề về sự hòa tan vào thế giới, làm mất đi bản sắc
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

17


3.2.3. Sự biến đổi của gia đình
Sự biến đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại biểu hiện
ở sự biến đổi về quy mô, cấu trúc và chức năng của gia đình tất yếu tác động
và quy định sự biến đổi của đạo hiếu. Bởi lẽ, đạo hiếu thuộc về đạo đức gia
đình, nó được hình thành và phản ánh các mối quan hệ trong gia đình, chủ yếu
là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi gia đình và các mối quan hệ trong gia
đình biến đổi thì sớm muộn đạo hiếu cũng có sự biến đổi để phù hợp với
những quan điểm, chuẩn mực đạo đức gia đình trong xã hội hiện đại.
3.2.4. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện
cho mỗi người thực hiện bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ. Lòng hiếu
thảo của con cái thường được thực hiện một cách tự nguyện bởi lòng yêu
thương, kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với công lao sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ. Nhưng khi lòng hiếu thảo không được thực hiện một cách tự
nguyện thì pháp luật chính là công cụ hữu hiệu yêu cầu người con phải thực
hiện trách nhiệm, bổn phận của mình. Nếu người con không thực hiện hoặc
làm ngược những điều mà pháp luật yêu cầu thì bị coi là bất hiếu và chịu sự
trừng phạt của pháp luật.
3.2.5. Công tác giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

Công tác giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay đã và đang được đổi
mới cả về nội dung và hình thức. Nội dung giáo dục đạo hiếu được thực
hiện trên cơ sở kế thừa những chuẩn mực, yêu cầu của việc thực hiện đạo
làm con nhưng đã bỏ bớt những hủ tục rườm rà, lạc hậu, tiếp thu những giá
trị mới cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại. Phương pháp giáo dục
đạo hiếu cũng được thực hiện dưới các hình thức phong phú, đa dạng.

18


Tuy nhiên, cùng với những dấu hiệu tích cực đó, nhịp sống hối hả
của xã hội hiện đại, tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự biến
đổi của gia đình hiện nay cũng làm cho công tác giáo dục đạo hiếu trong gia
đình, nhà trường và xã hội hiện nay đôi khi bị lãng quên hoặc chưa được
quan tâm đúng mức.
Như vậy, sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam chịu tác động của
nhiều yếu tố. Bản thân mỗi yếu tố đều có những tác động cả tích cực và tiêu
cực đến sự biến đổi của đạo hiếu. Việc xác định đúng nguyên nhân có vai
trò quan trọng trong việc đề xuất giải pháp góp xây dựng đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay.
Kết luận chương 3
Đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi theo cả hai
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, có thể thấy ngày
nay con cháu có điều kiện vật chất tốt hơn để tỏ lòng biết ơn và thực hành
báo ơn ông bà, cha mẹ khi ông bà cha mẹ còn sống và cả khi đã qua đời.
Tuy nhiên, ở chiều hướng tiêu cực, lòng biết ơn và thực hành báo ơn của
con cháu đối với ông bà, cha mẹ đang bị một số người lơ là, xem nhẹ, thậm
chí có hành vi bạo hành, ngược đãi, vô ơn. Kể cả khi cha mẹ đã qua đời,
một số gia đình còn có biểu hiện giả tạo, tư tưởng vụ lợi khi tổ chức tang ma
nhằm vun vén cho lợi ích cá nhân.

Nguyên nhân của sự biến đổi có nhiều, trong đó có thể kể đến năm
nguyên nhân cơ bản. Một là, sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hai là,
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bà là, sự biến đổi của gia đình.
Bốn là, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề gia đình. Năm là,
công tác giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.

19


CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI
TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA
ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM NAY
4.1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tự giác rèn
luyện theo các chuẩn mực của đạo hiếu cho các thành viên trong gia
đình Việt Nam hiện nay
Việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tự giác rèn luyện
theo các chuẩn mực của đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình hiện nay
là rất cần thiết, một mặt để mỗi thành viên nhận thức được trách nhiệm, bổn
phận của mình với ông bà, cha mẹ, tiếp nối truyền thống hiếu đạo của gia
đình, dân tộc; mặt khác là để góp phần xây dựng một gia đình nền nếp, yên
ấm, hạnh phúc.
Việc nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia
đình hiện nay cần tập trung vào nâng cao nhận thức về đạo hiếu và vị trí, vai
trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự
giác rèn luyện theo các chuẩn mực của đạo hiếu cho các thành viên gia đình
trong việc thực hiện bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.
4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường, xã
hội trong công tác giáo dục đạo hiếu
Sự phát triển nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân chịu sự chi phối

trực tiếp của các quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ trong gia đình,
nhà trường và cộng đồng xã hội. Do vậy, trong công tác giáo dục đạo hiếu
không thể buông lỏng hay xem nhẹ bất cứ yếu tố nào.
Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng đầu tiên, có sức mạnh
cảm hóa trong giáo dục đạo đức, đạo hiếu cho con cái. Mỗi nhà thường có

20


một gia pháp riêng, trong đó giáo dục đạo hiếu thông qua gia phả, gia huấn
và chính tấm gương hiếu thảo của cha mẹ luôn có ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi hiếu thảo của con cái sau này.
Trong nhà trường, giáo dục cần chú ý thực hiện đồng bộ cả giáo
dục tri thức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức và đạo
hiếu cho học sinh cần căn cứ vào đối tượng, bậc học mà đưa vào nội dung,
hình thức và phương pháp phù hợp. Đặc biệt, tấm gương của thầy cô giáo có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách và đạo đức của học sinh.
Giáo dục đạo hiếu trong xã hội phải được thực hiện trên cơ sở một
môi trường xã hội tốt với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa
phương và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo... tạo điều kiện
thuận lợi để mỗi cá nhân nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong
thực hiện đạo hiếu.
Gia đình, nhà trường và xã hội là những thiết chế có vai trò
quan trọng trong giáo dục đạo đức nói chung, đạo hiếu nói riêng. Mỗi
thiết chế có những thế mạnh của mình mà thiết chế khác không thể
thay thế được. Chúng ta kết hợp và nâng cao vai trò của cả ba thiết chế
này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay.
4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa
lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thực hiện đạo hiếu

Kinh tế và đạo đức là hai lĩnh vực vừa có sự thống nhất, vừa có sự
đối lập. Khi kinh tế khá giả thì các thành viên trong gia đình sẽ có điều kiện
để chăm sóc nhau tốt hơn về cả vật chất và tinh thần; khi kinh tế gia đình
nghèo khó thì việc chăm sóc con cái hay chăm sóc, phụng dưỡng ông bà,
cha mẹ sẽ khó khăn hơn.

21


Tuy nhiên, không phải cứ kinh tế gia đình phát triển là đạo hiếu tốt
lên. Thực tế cho thấy, không ít gia đình khi trở nên giàu có lại nảy sinh mâu
thuẫn, bất hòa, con cái hư hỏng, anh em tranh giành tài sản, bất hiếu với mẹ
cha. Do đó, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, việc tạo lập môi trường
văn hóa lành mạnh, đẩy lùi những hủ tục rườm rà, lạc hậu, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự biến đổi đạo hiếu theo chiều hướng tích cực cũng là một
yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
4.4. Hoàn thiện và nâng cao vai trò của pháp luật, cải tạo
phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy những biến đổi tích cực, khắc
phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Trong thực tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nhiều
nước trên thế giới đều có những quy định yêu cầu con cái phải hiếu
thảo với cha mẹ; những hành vi bất hiếu, những phong tục, tập quán
lạc hậu cần từng bước hạn chế, loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Mặc dù
vậy, sự xuống cấp về đạo đức và hiện tượng con cái bất hiếu với cha
mẹ trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại. Do vậy, hoàn thiện quy
phạm pháp luật, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc tuyên
truyền giáo dục đạo hiếu và xử lý những hành vi bất hiếu ở nước ta
hiện nay sẽ có tác động tích cực trong việc lập lại trật tự, giữ gìn nền
đạo lý Việt Nam và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
đạo hiếu.

Pháp luật là “đạo đức tối thiểu”, do vậy việc sử dụng pháp
luật là một giải pháp trong giáo dục đạo đức không phải lúc nào
cũng đúng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, nếu đạo
lý, dư luận xã hội không đủ mạnh thì pháp luật sẽ phát huy vai trò
của mình trong quy định và xử lý hành vi bất hiếu.

22


×