Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ THU HUYỀN

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ THU HUYỀN

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ NỮ

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công
bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Huyền


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng nhờ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến
TS. Trần Thế Nữ ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy
cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng và khoa sau đại học Đại học Kinh tế – Trƣờng
Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không
ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Đỗ Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH ...................................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................4
1.2. Phân tích tài chính ..............................................................................................6
1.2.1. Khái niệm của phân tích tài chính .............................................................6
1.2.2. Ý nghĩa phân tích tài chính ........................................................................6
1.2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính ......................................................8
1.2.4. Khái niệm của dự báo tài chính ...............................................................22
1.2.5. Nội dung dự báo tài chính .......................................................................23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29
2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................29

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................30
2.2.2. Phương pháp phân tích............................................................................30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNHCÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM ...........................34
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Việt Nam ...........................34
3.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................34
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ......................................35
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................36
3.1.4. Sơđồ tổ chức ............................................................................................36
3.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực
Dầu khí Việt Nam ...........................................................................................38


3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam ......................................................................38
3.2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..............................50
3.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
Điện lực Dầu khí Việt Nam ................................................................................54
3.2.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình luân chuyển tiền tại Công ty cổ
phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam ..........................................61
3.3. Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực
Dầu khí Việt Nam ...........................................................................................66
3.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................66
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................68
3.4. Dự báo tài chính tại Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt
Nam trong năm 2017-2019 .............................................................................70
3.4.1. Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu
khí Việt Nam.......................................................................................................71
3.4.2. Dự báo doanh thu ....................................................................................74
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu ........................................76

3.4.4. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh ........................................................77
3.4.5. Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung. ............78
3.4.6. Điều chỉnh dự báo....................................................................................80
3.4.7. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ. .........................................................81
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM ...........................84
4.1. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu
khí Việt Nam ...................................................................................................84
4.2. Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam ...................................................................85
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng doanh thu ....................................................86
4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí .........................................................89


4.2.3. Giải pháp về kỹ thuật - thị trường. ..........................................................91
4.2.4. Giải pháp tổ chức quản lý. ......................................................................91
4.2.5. Giải pháp về tài chính và đầu tư phát triển. ............................................91
4.2.6. Giải pháp về đào tạo và khoa học công nghệ. .........................................92
4.3. Kiến nghị ..........................................................................................................93
4.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu
khí Việt Nam.......................................................................................................93
4.3.2. Kiến nghị đối với đơn vị nắm cổ phần chi phối Công ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam .................................................................94
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................97


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt


Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CPBH

Chi phí bán hàng

2

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

3

CĐKT

Cân đối kế toán

4

EBIT

Earnings before interest and taxes (Thu nhập
trƣớc lãi vay và thuế)


5

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

6

LTMC

Hợp đồng bảo dƣỡng sửa chữa dài hạn

7

LTPA

Hợp đồng cung cấp vật tƣ dài hạn

8

NMĐ

Nhà máy điện

9

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc


10

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

11

PV POWER

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

12

PV POWER BACKAN Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Bac Kan

13

PV POWER CA MAU

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Cà Mau

14

PV POWER DHC

Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh

15


PVPOWER HHC

Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na

16

PV POWER NT

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn
Trạch

17

PV POWER NT2

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn
Trạch 2

18

PV POWER
SERVICES

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực
Dầu khí Việt Nam

19

SXKD


Sản xuất kinh doanh

20

TNHH 1TV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

21

TSCĐ

Tài sản cố định

22

TSDH

Tài sản dài hạn

23

TSNH

Tài sản ngắn hạn

24

VCSH


Vốn chủ sở hữu

i


DANH MỤC BẢNG
Stt

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Tình hình biến động tài sản năm 2014 - 2016

39

2

Bảng 3.2

Cơ cấu tổng tài sản

41

3


Bảng 3.3

Cơ cấu tài sản ngắn hạn

42

4

Bảng 3.4

Tình hình biến động nguồn vốn năm 2014-2016

45

5

Bảng 3.5

Cơ cấu nợ phải trả năm 2014-2016

46

6

Bảng 3.6

Cơ cấu nợ phải trả năm 2014-2016

47


7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

Vốn hoạt động thuần và hệ số tài trợ năm 2014-2016

50

10

Bảng 3.10

Phân tích tình hình công nợ năm 2014-2016

51

11

Bảng 3.11

Phân tích khả năng thanh toán năm 2014-2016


52

12

Bảng 3.12

Phân tích tình hình quản lý tài sản năm 2014-2016

54

13

Bảng 3.13

Phân tích tình hình quản lý tài sản năm 2014-2016

55

14

Bảng 3.14

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí năm 2014-2016

58

15

Bảng 3.15


16

Bảng 3.16

17

Bảng 3.17

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn năm 20142016
Hệ số nợ của các doanh nghiệp cùng ngành bình
quân 2014-2016

Doanh thu và chi phí tài chính PV Power Services
2014-2016
Phân tích giá trị thị trƣờng năm 2014-2016
Thu nhập trên mỗi cổ phần tại các doanh nghiệp cùng
ngành

ii

Trang

48

49

59
60
60



So sánh thu nhập trên mỗi cổ phần với các doanh

18

Bảng 3.18

19

Bảng 3.19

20

Bảng 3.20

21

Bảng 3.21

22

Bảng 3.22

Dòng tiền tự do năm 2014-2016

64

23

Bảng 3.23


Tỷ số đảm bảo dòng tiền năm 2014-2016

65

24

Bảng 3.24

25

Bảng 3.25

26

Bảng 3.26

27

Bảng 3.27

28

Bảng 3.28

29

Bảng 3.29

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2017-2019


77

30

Bảng 3.30

Dự báo bảng cân đối kế toán 2017 - 2019

79

31

Bảng 3.31

Dự báo báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2017-2019

80

nghiệp cùng ngành

Lƣu chuyển tiền thuần qua các năm 2014-2016
Các thành phần quan trọng của dòng tiền hoạt động
kinh doanh
Bảng tính dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE) và Dòng
tiền thuần của công ty (FCFF)

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ năm
2014-2016
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm

2014-2016

Nhiệm vụ PV Power Services đã hoàn thành năm
2014-2016
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014-2016
Dự báo doanh thu thuần của PV Power Services năm
2017-2019

iii

61
62
62

63

65

66

67
74
75


DANH MỤC HÌNH VẼ
Stt

Hình


Nội dung

1

Hình 1.1

Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

10

2

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

29

3

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức Công ty

37

4

Hình 3.2


Cơ cấu tài sản PV Power Services năm 2014-2016

38

5

Hình 3.3

6

Hình 3.4

Dòng tiền tự do năm 2014-2016

64

7

Hình 3.5

Quy trình dự báo tài chính

70

Cơ cấu nguồn vốn của PV Power Services năm 20142016

iv

Trang


46


MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đánh giá số lƣợng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền
từ cổ tức cũng nhƣ tiền lãi. Tuy nhiên, mỗi đối tƣợng quan tâm đến khía cạnh khác
nhau khi phân tích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau
đối với từng cá nhân, tổ chức.
Trên phƣơng diện nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính định hƣớng
các quyết định của ngƣời lãnh đạo đúng đắn và chính xác hơn, tìm ra những giải
pháp tài chính phù hợp nhất để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích
hợp, sử dụng tối ƣu mọi nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho
doanh nghiệp.
Trên phƣơng diệnnhà đầu tƣ,phân tích tài chính giúp đánh giá chính xác về
thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an
toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp.
Trên phƣơng diện khách hàng hay chủ nợ, phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá
đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp.
Trên phƣơng diện của cơ quan quản lý chức năng nhƣ cơ quan thuế, thống kê,
phòng kinh tế phân tích tài chính giúp đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp,
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc, những đóng góp hoặc tác động của
doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội.
Phân tích tài chính là thƣớc đo tin cậy “sức khỏe” của một doanh nghiệp trong
bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện
nay. Những năm qua nhu cầu sử dụng thông tin về tình hình tài chính của các công
ty dầu khí ngày càng đƣợc quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh cả nƣớc thực hiện chủ
trƣơng tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nƣớc. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

trong nƣớc và quốc tế có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế vẫn có nguy cơ kéo
dài, giá dầu thô biến động bất thƣờng và khó dự đoán, các chính sách thuế xuất

1


nhập khẩu có nhiều thay đổi, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính, hiệu quả kinh
doanh và lƣu chuyển dòng tiền tại các Công ty trong ngành dầu khí. Vì vậy, đòi
hỏicác nhà quản trị trong doanh nghiệp dầu khí phải nắm bắt đƣợc chu kỳ kinh tế,
tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó dự báo và lập kế hoạch hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty phù hợp với bối cảnh kinh tế trong những năm sắp tới,
nhằm nâng cao hiệu quả tài chính và đóng góp vào sự tăng trƣởng bền vững cho nền
kinh tế nƣớc nhà.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích
và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam
(PV Power Services)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tài chính ở Công ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính choCông ty.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tài chính của Công ty Cổng phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu
khí Việt Nam nhƣ thế nào? Những tồn tại trong hoạt động tài chính của Công ty Cổ
phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam là gì?
- Giải pháp nào có thể nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam?
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm chỗ dựa cho việc phân tích tài chính ở doanh
nghiệp.

+Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam, chỉ rõ mặt hạn chế và những nguyên nhân tác
động, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của Công ty.
+ Lập dự báo báo cáo tài chínhcủa Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện
lực Dầu khí Việt Nam trong năm 2017-2019.

2


+Đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình tài chính, dự báo tài chính Công ty Cổ phần
Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: thời gian 2014-2016, dự báo năm 2017-2019; Không
gian: tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về phân tích và dự
báo tài chính.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng tài chính và dự báo tài chínhCông ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Chƣơng 4. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp đã đƣợc nhiều tác giả đề cập trong
các nghiên cứu trƣớc đây nhƣ : luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, tạp chí tài chính,
chứng khoán…. Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu phân tích và dự báo tài chính tại các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh và tại các công ty dầu khí nhƣ:
Tác giả Nguyễn Thị Hà (2015) với đề tài luận văn Thạc sỹ trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội : “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần BiBiCa”
đã cho thấy cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty,
đồng thời khái quát cấu trúc tài chính, cân bằng tài chính, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, cũng nhƣ phân tích dòng tiền của Công ty trong giaiđoạn 2012 2014, đƣa ra dự báo tình hình tài chính của Công ty trong năm 2015. Tài liệu dành
riêng chƣơng 3 để phân tích thực trạng tài chính gắn với điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội trong giai đoạn 2012-2014 của Công ty Cổ phần BiBiCa thông qua
các hệ số: khả năng thanh toán, tài trợ thƣờng xuyên, vốn chủ sở hữu so với nguồn
vốn thƣờng xuyên, nợ so với tài sản (ROA), nợ so với vốn chủ sở hữu (ROE)…
nhằm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp; Sau đó dự báo xu hƣớng phát triển và
các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Bibica trong năm tiếp theo của kỳ phân tích.
Tác giả Đỗ Văn Hà (2015) với đề tài luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Kinh tế
Quốc dân “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco” đã đƣa ra tổng quan lý
luận về phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp, từ đó đƣa ra nhóm các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung phân tích báo cáo tài chính của Công ty
mà chƣa đề cập đến bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và thể chế ảnh hƣởng đến tình
hình tài chính của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu, chƣa phân tích sự thay đổi
trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vimeco
sau mỗi quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp.

4



Luận văn Thạc sỹ tài chính ngân hàng, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Kim Phƣợng (2015) với đề tài “Phân tích và dự báo
tài chính Công ty cổ phần đƣờng Biên Hòa” đã phân tích sự biến động của tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí và các nhóm hệ số tài chính giai đoạn 2010-2014 của
Công ty; đồng thời dự báo tình hình tài chính của Công ty trong năm 2015.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngành dầu khí phải kể đến:
Luận án tiến sỹ trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Tống Quốc
Trƣờng (2009) có chủ đề “Hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam: kinh nghiệm và giải pháp” chủ yếu đề cập đến cơ cấu hoạt động,
tổ chức của Công ty, các hoạt động vay và sử dụng vốn vay của Công ty tài chính
Dầu khí, nêu rõ thuận lợi và khó khăn, thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ
2002-2007 của Công ty thời điểm vẫn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc; từ đó
đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp thúc đẩy hoạt động của Công ty Tài chính Dầu
khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tác giả Lê Mạnh Cƣờng (2013) có đề tài “Phân tích tình hình tài chính của
Công ty Đạm Phú Mỹ phục vụ các quyết định vay vốn” đã phân tích khái quát tình
hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty, phân tích dòng
tiền và nhóm hệ số tài chính, các yếu tố tác động phi tài chính đến hoạt động của
Công ty; Đồng thời đánh giá tình hình tài chính phục vụ các quyết định vay vốn.
Tác giả TS. Lê Việt Trung, ThS. Phạm Văn Chất trong tạp chí Kinh tế - Quản
lý Dầu khí (số Quý I/2015) có viết “Tổng Quan về ngành Công nghiệp Dầu khí Việt
Nam” trong đó phân tích vai trò, nhiệm vụ của Ngành dầu khí, sự thay đổi, phát
triển của lĩnh vực dầu khí có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế đất nƣớc thông qua
phân tích chuỗi giá trị của ngành, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng
sản xuất và cung ứng thị trƣờng các sản phẩm chế biến dầu khí và nộp ngân sách
nhà nƣớc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (2014) đã có báo cáo phân tích
Công ty Cổ phần Dịch vụ kĩ thuật dầu khí (PTSC) thông qua cơ cấu doanh thu, lãi
gộp theo dịch vụ, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng


5


tài sản của công ty, kế hoạch đầu tƣ và triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần
Dịch vụ kĩ thuật dầu khí từ đó đƣa ra kiến nghị phù hợp.
Các đề tài đều đã đề cập đến những vấn đề chung nhất của phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp, chỉ ra các ƣu điểm và hạn chế qua quá trình phân tích đồng
thời đƣa ra một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính. Tuy nhiên mảng dự báo tài
chính trên thực tế có khá ít tài liệu chính thống đề cập đến hoặc dự báo sơ sài, thiếu
căn cứ. Cũng qua quá trình nghiên cứu, tác giả chƣa thấy các bài viết phân tích tài
chính tại các công ty cung ứng dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí, các bài phân tích
trƣớc đây chƣa đi sâu nghiên cứu dòng tiền của doanh nghiệp Dầu khí, chƣa đề cập
đến công tác dự báo tài chính trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến
đổi liên tục nhƣ hiện nay. Vì vậy, đề tài “Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ
phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam” là một nghiên cứu mới và
không bị trùng lặp. Luận văn đứng trên góc độ nhà quản trị doanh nghiệpđể phân
tích tình hình tài chính của Công ty, dự báo tài chính trong giai đoạn tới và đƣa ra
những giải pháp, khuyến nghị phù hợp với những đối tƣợng liên quan đến Công ty.
1.2. Phân tích tài chính
1.2.1. Khái niệm của phân tích tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xem
xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ
kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho
ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ
những rủi ro về tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ cho nhà quản
trị doanh nghiệp đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm
năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá triển vọng kinh doanh cũng nhƣ
những rủi ro trong doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế - tài chính

cho các đối tƣợng ngoài doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
1.2.2. Ý nghĩa phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là tổng thể các phƣơng pháp cho phép đánh giá
tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tƣơng lai

6


của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị đƣa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù
hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mọi đối
tƣợng quan tâm đến một công ty cổ phần, từ nhà đầu tƣ, đối tác, nhà cung ứng, nhà
điều hành hay lực lƣợng lao động. Mỗi quý công ty cổ phần phải có báo cáo tài
chính quý đó và kết thúc năm có báo cáo tài chính của Công ty trong năm tài chính
đó. Dựa vào báo cáo tài chính cũng nhƣ đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty
cổ phần mà đối tƣợng quan tâm có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty một
cách đầy đủ, chính xác nhất, từ đó có thể ra quyết định kịp thời và hiệu quả cao.
Đối với nhà quản trị, phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần giúp
ngƣời điều hành nắm rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ thực trạng
của Công ty mà đƣa ra các quyết định chính xác về sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, tài
chính, hay chính sách chia cổ tức…Đồng thời dự báo kịp thời và tin cậy kế hoạch
dòng tiền, nhu cầu đầu tƣ, phát triển thƣơng hiệu, kiểm soát các hoạt động tài chính
của Công ty, góp phần tăng cƣờng khả năng quản trị cho nhà điều hành.
Đối với nhà đầu tƣ, lợi nhuận hay là thu nhập của chủ sở hữu là những thứ
đƣợc quan tâm nhất. Công ty có lợi nhuận trên cổ phiếu cao hay không? Giá trị cổ
phiếu trên thị trƣờng của Công ty cao hay thấp? Chính vì vậy, phân tích tình hình tài
chính của Công ty giúp họ nhận biết đƣợc khả năng sinh lời của Công ty để từ đó
quyết định có rót vốn vào công ty hay không. Sau đó kiến nghị cho nhà điều hành
và công ty điều chỉnh/thay đổi chiến lƣợc, hoạt động của công ty nếu cần thiết.
Đối với ngƣời cho vay, phân tích tình hình tài chính của khách hàng nhƣ cẩm

nang để xác định khả năng vay và trả nợ của khách hàng; trả lời các câu hỏi về nhu
cầu vay vốn thực sự của Công ty đó, khả năng thanh toán khoản vay của công ty
nhƣ thế nào; đồng thời dự báo dòng tiền của khách hàng để có kế hoạch cho vay an
toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính của Công ty rất cần thiết đối với các đối
tƣợng khác nhƣ đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh,

7


ngƣời lao động của doanh nghiệp, thậm chí đối với các lĩnh vực khác nhƣ cơ quan
thuế, thanh tra, giám sát kinh tế, luật sƣ…
Ở nghiên cứu này, tác giả đứng trên góc độ nhà quản trị để phân tích tình hình
tài chính của Công ty giai đoạn 2014-2016, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên
nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình tài chính của Công ty PV Power
Services, đồng thời dựa trên dữ liệu có sẵn và thu thập từ Công ty để dự báo tài
chính của Công ty trong 03 năm tiếp theo.
1.2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính
1.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
a. Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính theo nghĩa hẹp bao gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tài
trợ tài sản (nguồn vốn của doanh nghiệp). Tuy nhiên, để biết đƣợc mối quan hệ giữa
tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp thì cần xem xét
theo nghĩa rộng hơn, nghĩa là không chỉ xem xét cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn
mà còn phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích cơ cấu tài sản:
Cơ cấu tài sản cho thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty. Sử dụng vốn hợp
lý và hiệu quả giúp cho Công ty tiết kiệm đƣợc chi phí huy động vốn, đồng thời tiết
kiệm đƣợc số vốn đã huy động, tăng lƣợng vốn huy động vào kinh doanh, là tiền đề
đầu tƣ cả chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh.

Tài sản trên bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần thể hiện cơ sở vật chất,
tiềm lực kinh tế của quá khứ và hiện tại tại một thời điểm. Phân tích tình hình tài
sản là phân tích biến động các khoản mục tài sản trong tổng số tài sản giữa kỳ phân
tích so với kỳ gốc giúp ngƣời phân tích nắm đƣợc sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của
tài sản qua các thời kỳ, sự thay đổi này bắt nguồn từ đâu và có phù hợp với tình
hình hiện tại không. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản
đƣợc xác định nhƣ sau:

8


Tỷ trọng của từng
bộ phận tài sản chiếm

Giá trị của từng bộ phận tài sản
=

Tổng số tài sản

trong tổng số tài sản

x 100

Mặt khác, để biết đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến sự biến động về tài sản, có thể sử dụng phân tích ngang, tức là so sánh
sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên tổng số tài sản cũng nhƣ theo từng
khoản mục tài sản.
Thêm vào đó, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ
phận tài sản chiếm trong tổng tài sản qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của
ngành để đánh giá.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động
vốn của Công ty. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phầngiải đáp đƣợc
các câu hỏi: Doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn
vốn huy động đƣợc đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ
hay phụ thuộc? thay đổi theo chiều hƣớng nào? Xác định các trọng điểm cần lƣu ý
trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu quan
trọng trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ. Việc phân tích tình hình nguồn
vốn cũng tƣơng tự nhƣ phân tích tình hình tài sản, áp dụng công thức:
Giá trị của từng bộ phận

Tỷ trọng của từng
bộ phận nguồn vốn chiếm

nguồn vốn

=

trong tổng số nguồn vốn

x 100

Tổng số nguồn vốn

Đồng thời với việc nghiên cứu cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, phải xem
xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn, giữa
nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn. Từ đó đánh giá xem doanh nghiệp có
đảm bảo đƣợc nguyên tắc cân bằng tài chính hay chƣa, giúp các nhà quản trị đƣa ra
đƣợc những quyết định đúng đắn nhất trong thời kỳ tiếp theo.


9


- Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tƣơng quan về cơ
cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, thể hiện đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử
dụng chúng trong đầu tƣ, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu quả hay không. Mối
quan hệ này đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 0.1. Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn có thể sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Hệ số nợ so với tài sản: phản ánh mức độ tài trợ tài sản của công ty bằng các
khoản nợ.
Hệ số nợ so với tài sản

=

Nợ phải trả
Tổng tài sản

Khi trị số nợ so với tài sản = 1, cho thấy toàn bộ nợ phải trả của công ty đƣợc
sử dụng để tài trợ cho tài sản dùng cho hoạt động. Trị số này có giá trị càng lớn hơn
1 bao nhiêu thì số nợ phải trả sử dụng để bù lỗ cho việc tài trợ cho tài sản càng lớn
và ngƣợc lại.
10



Hệ số tài sản

=

so với VCSH

Tổng tài sản
VCSH

Chỉ tiêu trên phản ánh mức độ đầu tƣ tài sản bằng vốn chủ sở hữu; trị số của
chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản của Công ty đƣợc tài trợ bằng cả VCSH và
nợ phải trả.
b. Phân tích cân bằng tài chính
Phân tích cân bằng tài chính là phân tích nhằm bảo đảm vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhằm cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Xét theo góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn tài trợ tài sản
đƣợc chia thành nguồn tài trợ thƣờng xuyên (nguồn vốn thƣờng xuyên) và nguồn tài
trợ tạm thời.
Cân bằng tài chính đƣợc thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản
ngắn hạn

+

Tài sản
dài hạn

=


Nguồn vốn thường
xuyên

+

Nguồn vốn tạm
thời

Trong đó:
o Nguồn vốn tài trợ thƣờng xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
o Nguồn vốn tài trợ tạm thời = Nợ ngắn hạn
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, nghĩa là doanh nghiệp dùng một
phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn,điều này thể hiện Công ty giữ vững mối
quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ
ngắn hạn. Đồng thời cho thấy sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ
thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn
sẽ gây lãng phí chi phí vay nợ dài hạn.
Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (doanh nghiệp sử dụng một phần
nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn). Mặc dù nợ ngắn hạn có thể có đƣợc
với mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn nhƣng vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với
chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc tín dụng và đƣa đến một
hệ quả tài chính xấu hơn.

11


Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt đƣợc bù đắp từ vốn
chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích
nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu. Nếu phần thiếu hụt đƣợc bù đắp bởi nợ ngắn hạn
thì là điều bất hợp lý.

Ngoài các nội dung đã đƣợc phân tích ở trên về cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, mối
quan hệ cân bằng giữa vốn và tài sản và cân bằng tài chính, khi phân tích tình hình
đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, còn cần phải tính toán và so sánh
các chỉ tiêu sau:
Hệ số tài trợ
thường xuyên

Nguồn tài trợ thường xuyên

=

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của nguồn tài trợ thƣờng xuyên trong tổng
nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn). Chỉ tiêu này có trị số càng lớn thì
tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
Hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh
nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Ngƣợc lại với trị số của
hệ số tài trợ thƣờng xuyên, trị số của hệ số tài trợ tạm thời càng nhỏ thì tính ổn định
và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thƣờng xuyên cho biết trong số
nguồn tài trợ thƣờng xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.
Hệ số VCSH
so với nguồn vốn

VCSH
=

Nguồn tài trợ thường xuyên


thường xuyên

Hệ số trên càng cao thì tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp
càng cao và ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cái nhìn
tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn, tài sản và nguồn hình thành vốn. Nhƣng
để thấy đƣợc thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kết quả nhƣ thế nào
thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.

12


1.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
a) Phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ của doanh nghiệp ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán và
hiệu quả sử dụng vốn, do vậy khi phân tích, thƣờng xuyên kết hợp để đánh giá
chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp đang nghiên cứu.
- Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay

Doanh thu thuần

=

các khoản phải thu

Bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay đƣợc bao

nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời,
ít bị chiếm dụng vốn và ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy Công ty bị chiếm
dụng vốn, thu hồi tiền hàng chậm có thể ảnh hƣởng đến sử dụng vốn của Công ty.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân

=

Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)
Số vòng quay các khoản phải thu

Trị số của chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh,
doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, và ngƣợc lại.
- Số vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay
các khoản phải trả

=

Doanh số mua hàng thường niên
Bình quân các khoản phải trả

Chỉ số trên cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả ngƣời bán đƣợc
quay bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền
hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn của các đối tƣợng. Tuy nhiên nếu chỉ số này cao quá
có thể do doanh nghiệp luôn trả trƣớc thời hạn, hoặc thừa vốn, ảnh hƣởng đến hiệu quả
sử dụng vốn. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này quá thấp sẽ dẫn đến xếp hạng tín dụng của
doanh nghiệp thấp, tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
b) Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là chỉ số quan trọng khi phân tích tài chính của Công ty,

đặc biệt với nhà đầu tƣ và chủ nợ của đơn vị. Việc phân tích khả năng thanh toán

13


của doanh nghiệp sẽ cho biết doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi các loại tài sản
thành tiền để thanh toán cho các khoản phải trả hay không. Việc phân tích khả năng
thanh toán dựa trên các hệ số khả năng thanh toán dƣới đây.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (đơn vị: lần) cho biết tổng tài sản của
công ty có thể thanh toán đƣợc bao nhiêu lần nợ phải trả.
Hệ số khả năng

=

thanh toán tổng quát
-

Tổng tài sản
Nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ảnh khả năng chuyển đổi thành tiền
để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng

=

thanh toán hiện thời


Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản
có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn và ngƣợc lại.
Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp
trong cùng ngành. Thƣờng thì hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh
nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn tiềm ẩn về tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh
nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy
nhiên trong một số trƣờng hợp hệ số này quá cao chƣa chắc đã phản ánh năng lực
thanh toán của doanh nghiệp là tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh

=

Tổng tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng hệ số
thanh toán tức thời.

14



×