Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.41 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ QUỐC TUẤN

HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ QUỐC TUẤN

HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Hà Nội, năm 2019



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI
CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM ........................................................................................................................... 7
1.1. Một số vấn đề chung và khái niệm ................................................................... 7
1.2. Chủ thể có thẩm quyền lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam .......................................................................................... 19
1.3. Phân loại, quyền và nghĩa vụ người làm chứng theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự ........................................................................................................... 25
1.4. Mục đích lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam ............................................................................................................... 30
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến chất lượng của việc lấy lời khai của
người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ............ 34
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI
LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN CHƠN THÀNH,
TỈNH BÌNH PHƯỚC.............................................................................................. 37
2.1. Quy định về hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam .......................................................................................... 37
2.2. Thực tiễn hoạt động lấy lời khai người làm chứng trên địa bàn huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước......................................................................................... 46
Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM
CHỨNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .......... 63


3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời khai của người làm
chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự............................................... 63

3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời khai của người làm
chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự............................................... 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và được
các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để lấy lời khai về những nội dung có liên
quan đến vụ án hoặc vụ việc có tính hình sự. Lời khai của người làm chứng là một
trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của
nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ người làm
chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người
phạm tội, người bị hại... Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng
tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự [18,tr.1]. Trong tố tụng hình sự nói chung,
trong giai đoạn điều tra nói riêng, người làm chứng luôn giữ vai trò quan trọng
trong xác minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Họ là người biết các
tình tiết có liên quan đến vụ án nhưng do họ không phải là người có quyền lợi pháp
lý liên quan vụ án nên lời khai của họ thường trung thực, khách quan, có ý nghĩa
lớn trong việc xác định sự thật của vụ án hình sự. Lời khai người làm chứng là
nguồn chứng cứ quan trọng trong giải quyết vụ án hay vụ việc mang tính hình sự.
Những thông tin được phản ánh và tái hiện lại qua lời khai của người làm chứng có
chất lượng phụ thuộc tâm lý, kinh nghiệm xã hội, tính cách và nhân cách... của
người làm chứng.
Việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự định đối với hoạt động lấy lời khai
người làm chứng nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực trong hoạt động lấy lời
khai người làm chứng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra giải quyết vụ án
hình sự; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật,
của Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.

Tình hình tội phạm trong những năm trở lại đây ngày càng gia tăng, với
những hình thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội trước
cơ quan điều tra, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần
chúng nhân dân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân. Xuất phát từ tình
hình trên yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng điều tra phá án xử lý đúng người, đúng
1


tội, bên cạnh đó là sự phối hợp của các ngành có liên quan và quan trọng hơn nữa là
tinh thần tố giác tội phạm, kịp thời cung cấp những thông tin thật sự có giá trị cho
cơ quan điều tra để tiến hành xác minh làm rõ sự thật của các vụ án đã xảy ra trên
địa bàn, để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên thì người làm chứng cũng có
vai trò quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhanh chóng
làm sáng tỏ sự thật của vụ án đã xảy ra.
Trong tố tụng hình sự thì hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một hoạt
động rất quan trọng, bởi người làm chứng là một trong những người tham gia tố
tụng hình sự, do lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ
để giải quyết vụ án, nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động khó khăn và phức tạp
trong quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, trong hoạt động lấy lời khai người làm
chứng trong tố tụng hình sự vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế nhất định, như: pháp
luật tố tụng hình sự chưa quy định số lần phải tiến hành lấy lời khai người làm
chứng nên có vụ án lấy lời khai nhiều lần gây lãng phí thời gian, công sức... Bên
cạnh đó, vấn đề bảo vệ người làm chứng chưa được luật qui định cụ thể đã có
những tác động tiêu cực như ảnh hưởng xấu đến tâm lí, suy nghĩ của người làm
chứng khiến họ cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan vụ án cho các cơ quan
tiến hành tố tụng sai sự thật, không dám khai báo những gì họ biết cho cơ quan tiến
hành tố tụng vì sợ bị trả thù... gây khó khăn cho quá trình điều tra, trong thời gian
qua, thực tiễn hoạt động lấy lời khai người làm chứng của các cơ quan tiến hành tố
tụng trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước còn gặp rất nhiều khó khăn
cần được nghiên cứu, tổng kết để có những kiến nghị, giải pháp riêng và chung

thích hợp.
Xuất phát từ các lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Hoạt động lấy lời khai người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn huyện Chơn thành, tỉnh Bình Phước” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2


Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một trong số các hoạt động có ý
nghĩa chứng minh trong tố tụng hình sự, Tình hình nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập
trung vào hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự mà chưa có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu liên quan đến hoạt động lấy lời khai của người làm chứng nên người
viết chủ yếu nghiên cứu hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong các tài liệu
liên quan đến hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự. Đặc biệt, chứng minh là
hoạt động phức tạp, nhạy cảm và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Một số công trình nghiên cứu về hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét
xử chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu ở góc độ lý luận và tham khảo thực tiễn
hoạt động đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
chứng minh vụ án hình sự như:
- Nguyễn Duy Thuận (1998), Sách “Quá trình chứng minh trong tố tụng
hình sự, lý luận và thực tiễn”;
- Vũ Văn Anh (2013), Chứng minh trong tố tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Nguyễn Thị Thúy Hà (2008), Đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Bùi Hữu Danh (2013), Lấy lời khai người làm chứng, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới góc độ bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý có những công
trình điển hình như: “Đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ
án hình sự" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2006) của tác giả Nguyễn Văn
Du; “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động
chứng minh” (Tạp chí Nghề luật, số 4/2008) của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Hoàn
thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự” (Tạp chí kiểm sát,
số 18+20/2008) của tác giả Mai Thế Bày v.v...
Các công trình này đã đề cập đến các góc độ khác nhau về lý luận của hoạt
động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nhấn mạnh đến khái niệm

3


chứng minh và vai trò, nhiệm vụ của Tòa án trong hoạt động kiểm tra, đánh giá
chứng cứ để đưa ra phán quyết cũng như việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả và tính chính xác của hoạt động
chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, trạng và hoàn thiện pháp luật về
chế định người làm chứng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên
chỉ nghiên cứu chuyên sâu ở một khía cạnh nhất định, hay mới chỉ đề cập đến việc
đánh giá thực tiễn, mà chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện về hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự, đánh giá
những tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật về lấy lời khai người làm chứng và
để ra biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thực tiễn.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học nói trên,
cũng như nhiều bài viết trong các tạp chí và sách chuyên khảo luật, luận văn đã tiếp
cận nghiên cứu về chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự một cách toàn
diện về lý luận. Trên cơ sở đó tham khảo thực tiễn hoạt động xét xử các vụ án hình
sự trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để minh chứng cho hoạt động
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ lý luận về hoạt động lấy lời khai người làm
chứng trong tố tụng hình sự, qui định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động lấy
lời khai người làm chứng và thực tiễn áp dụng thời gian qua. Trên cơ sở đó đánh
giá, rút ra những thiếu sót, hạn chế trong qui định của pháp luật thực định và thực
tiễn áp dụng pháp luật thực định về hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong
điều tra các vụ án hình sự. Đồng thời, để xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật
thực định về hoạt động lấy lời khai người làm chứng và kiến nghị biện pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu là những vấn đề lý luận cơ bản về tố tụng hình sự, chủ
thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng, chứng cứ và nguồn chứng cứ, các

4


biện pháp điều tra, hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam.
- Luận văn nghiên cứu các hoạt động lấy lời khai của người bị hại trên địa
bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng gồm: Các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn vướng
mắc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này trong tố tụng hình sự Việt Nam nói
chung và hoạt động lấy lời khai người làm chứng trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói
riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
+ Trong các vụ án hình sự có những người làm chứng đồng thời cũng là
người bị hại và có những người làm chứng không bị hành vi phạm tội gây thiệt hại
về tài sản, thể chất hoặc tinh thần. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác

giả chỉ đề cập và nghiên cứu đến hoạt động lấy lời khai người làm chứng không bị
hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản, thể chất hoặc tinh thần. Đề tài cũng chỉ tập
trung việc lấy lời khai người bị hại với ý nghĩa là hoạt động thu thập chứng cứ trong
các giai đoạn tố tụng hình sự.
+ Về không gian và vấn đề nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt
động lấy lời khai người bị hại trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
+ Về thời gian Luận văn chỉ khảo sát số liệu thực tiễn trong phạm vi từ năm
2014 đến năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tác giả sử dụng hệ thống phương pháp phổ biến hiện nay trong nghiên cứu
khoa học như: phân tích, tổng hợp, thống kê, tham khảo ý kiến chuyên gia để làm

5


cách thức tiếp cận đề tài. Các biện pháp này quan hệ biện chứng hỗ trợ nhau trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ để làm sáng tỏ mục tiêu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Các kết quả của luận văn có ý nghĩa trong việc bổ sung lý luận về hoạt động
lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên
cứu, học tập cũng như làm tài liệu cho các cán bộ Kiểm sát trong hoạt động nghiệp
vụ của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động lấy lời khai của người làm

chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 2: Quy định về hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn hoạt động này trên địa bàn huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời
khai của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI
CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề chung và khái niệm
1.1.1. Một số vấn đề chung
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện chủ
trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác điều tra, truy tố, xét
xử và bảo đảm quyền con người. Trong đó, quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi
hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ
chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự [12, tr.1]. Bên cạnh đó, yêu cầu
đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng là phải phát hiện chính xác, nhanh
chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Quá trình này được diễn
ra liên tục, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vụ án, bao gồm các hoạt động tố
tụng theo quy định của pháp luật (kiểm tra xác minh nguồn tin, khởi tố vụ án hình
sự, tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...) của cơ quan có thẩm quyền, với

sự tham gia tố tụng của những người có liên quan đến vụ án, cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội cà của công dân nhằm góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự.
Khi một sự kiện pháp lý xảy ra nếu chứa đựng hậu quả hoặc hành vi hay vừa
chứa đựng hậu quả lại vừa chứa đựng hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
cụ thể thì sự kiện pháp lý đó được gọi là vụ việc mang tính hình sự và các cơ quan
có thẩm quyền tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự phải có trách
nhiệm điều tra, xác minh làm rõ xem có khởi tố vụ án hay không.
Vụ án hình sự là vụ việc mang tính hình sự, có dấu hiệu của tội phạm được
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành
7


điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật tố tụng
hình sự.
Khái niệm tố tụng hình sự có thể hiểu là quá trình giải quyết vụ án hình sự
theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự gồm toàn bộ hoạt động của các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký Tòa án, Cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra), người tham gia tố tụng (Bị can, Bị cáo, Người bào chữa, Người bị hại, nguyên
đơn dân sự, Bị đơn dân sự...) của cá nhân, các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ
chức xã hội nhằm góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tố tụng
hình sự.
Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình liên tục, gồm nhiều bước khác
nhau, mỗi bước trong quá trình tố tụng thể hiện một hướng nhất định, thực hiện một
nhiệm vụ riêng, góp phần thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự và thường được
tiến hành bởi những chủ thể nhất định. Kết quả của các bước tố tụng thường được
thể hiện bằng các văn bản tố tụng đặc thù, các bước đó được gọi là các giai đoạn tố
tụng.

Căn cứ vào mục đích, chủ thể tiến hành, văn bản tố tụng đặc thù và kết quả
của tố tụng thì tố tụng hình sự Việt Nam được chia làm bốn giai đoạn gồm: Giai
đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử.
- Giai đoạn khởi tố bắt đầu từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố đến khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi
tố vụ án hình sự
- Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi
cơ quan điều tra ra Bản kết luận điều tra chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để
đề nghị truy tố và được Viện kiểm sát vào sổ thụ lý hoặc kết thúc khi Cơ quan có
thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra hoặc Khi cơ

8


quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ và trái pháp
luật.
- Giai đoạn truy tố bắt đầu Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ do cơ quan điều tra
chuyển đến và kết thúc khi có Quyết định truy tố (Cáo trạng) đề nghị truy tố,
chuyển hồ sơ đến Tòa án đề nghị xét xử và Tòa án thụ lý hồ sơ hoặc kết thúc khi có
Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát.
- Giai đoạn xét xử bắt đầu khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi có
bản án có hiệu lực pháp luật hoặc khi có Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án
Lấy lời khai của người làm chứng là một trong những biện pháp điều tra
được quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thực hiện trước
và sau khi khởi tố vụ án hình sự.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của người làm chứng
Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ người làm chứng dùng để chỉ những người
chứng kiến một sự việc, hiện tượng đã xảy ra và có thể mô tả lại cho người khác về
sự việc đó [31, tr. 539]. Còn trong dân gian, thuật ngữ người làm chứng thường
được gọi là “nhân chứng”, mà theo đó thì “nhân chứng” là người bằng mắt thấy, tai

nghe hoặc do những nguồn tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên
quan đến vụ án, được cơ quan điều tra lấy lời khai, được Tòa án, Viện kiểm sát triệu
tập đến làm chứng trước và tại phiên tòa. Làm chứng là một nghĩa vụ của công dân.
Nhân chứng có nhiệm vụ có mặt khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập và
phải khai báo đúng sự thật, nếu gian dối trong khai báo hoặc trốn tránh việc khai
báo mà không có lý do chính đáng có thể bị xử lý theo pháp luật.
Theo quan điểm của các nhà khoa học Đại học Luật Hà Nội thì: “Người làm
chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến
hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án” [21,
tr.145]. Theo cách hiểu này thì người làm chứng là người biết được các thông tin,
tình tiết liên quan đến vụ án đang điều tra nên họ được các cơ quan tiến hành tố
tụng (gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) triệu tập họ để họ khai báo về

9


những gì họ biết liên quan vụ án phục vụ điều tra làm rõ vụ án để xử lý trước pháp
luật.
Còn theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh thì: “Người làm chứng là người biết được tình tiết có liên quan đến vụ án
và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập tham gia tố tụng” [22,
tr.189]. Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh thì người làm chứng là người biết về các thông tin, tình tiết liên quan đến
vụ án, được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập họ tham gia vào
các hoạt động tố tụng, có thể là tham gia vào các hoạt động điều tra (lấy lời khai
người làm chứng, thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng...) hay tham gia vào
quá trình xét xử của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người làm chứng
là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

Người làm chứng tham gia vào quá trình tố tụng theo sự triệu tập của cơ
quan tiến hành tố tụng hoặc tự nguyện đến cơ quan tiến hành tố tụng khai báo về
các tình tiết mà mình biết, được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách là
người làm chứng trong vụ án hình sự.
Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới như Liên
bang Nga, Vương quốc Thái Lan... cho thấy, Bộ luật Tố tụng hình sự của các nước
này, đều quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai của người làm chứng.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga, địa điểm và thời gian hỏi
cung người làm chứng được quy định tại Điều 187, thủ tục triệu tập người làm
chứng để hỏi cung được quy định tại Điều 188, những quy định chung khi tiến hành
hỏi cung được quy định tại Điều 189. Điều 189 quy định: “Trước khi hỏi cung, dự
thẩm viên thực hiện những yêu cầu được quy định tại khoản 4 Điều 164 Bộ luật
này. Nếu dự thẩm viên nghi ngờ về việc người bị hỏi cung không sử dụng thành
thạo ngôn ngữ được dùng trong tố tụng, thì dự thẩm viên giải thích cho người được
hỏi cung trình bày nguyện vọng được khai báo bằng ngôn ngữ nào. Nghiêm cấm

10


đưa ra các câu hỏi có tính chất mớm cung. dự thẩm viên được tự do lựa chọn chiến
thuật hỏi cung”.
Bộ luật Tố tụng hình sự Vương quốc Thái Lan quy định về trình tự, thủ tục
hỏi cung người làm chứng, người bị hại và những người khác tại Điều 133: “Trong
quá trình thẩm tra, điều tra viên có thể yêu cầu người đó tuyên thệ hoặc khẳng định
sự trung thực của lời khai trước khi khai báo, đồng thời điều tra viên phải tuân theo
mọi quy định về chứng cứ, lời khai của Bộ luật này... Không điều tra viên nào được
phép gợi ý, khuyến khích hay dùng nhục hình để ngăn cản người bị lấy lời khai khai
báo theo nguyện vọng của họ” [30, tr.37].
Bộ luật Tố tụng hình sự Hàn Quốc quy định về lời thề của người làm chứng
tại Điều 156 và Điều 157. Điều 156 quy định: “Một nhân chứng sẽ bắt buộc phải

thề trước khi bị thẩm vấn, trừ khi Luật quy định khác” [27, tr.33]. Điều 157 Bộ luật
quy định mẫu lời thề tuyên thệ: "Văn bản tuyên thệ sẽ ghi “Tôi thề rằng tôi sẽ nói sự
thật, toàn bộ sự thật và không phải là cái gì khác ngoài sự thật mà tôi được biết, nếu
có điều gì sai trái trong lời nói của tội, tôi sẽ bị xử phạt” [27, tr.33].
Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp, ngoài việc quy định người làm
chứng phải tuyên thệ và khai tại Điều 437, Điều 438 còn quy định cụ thể về trách
nhiệm của người làm chứng: “Nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa hoặc
không chịu tuyên thệ, không chịu khai, thì Viện Công tố có thể yêu cầu Tòa tiểu
hình xử phạt người này theo quy định tại Điều 109” [5, tr.197].
Đáng lưu ý, pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Malaysia phân loại người
làm chứng thành hai loại: người làm chứng buộc tội và người làm chứng gỡ tội. Để
đảm bảo sự có mặt của người làm chứng tại phiên tòa, Điều 145 Bộ luật Tố tụng
hình sự Liên bang Malaysia quy định về cam kết của người làm chứng: “1. Người
làm chứng buộc tội va người làm chứng gỡ tội cần phải có mặt tại phiên tòa xét xử
trước Tòa án cấp cao, phải thực hiện cam kết trước cán bộ xét xử sẽ có mặt tại phiên
tòa xét xử khi được triệu tập để cung cấp chứng cứ và cán bộ xét xử có thể cân nhắc
yêu cầu họ đảm bảo chấp hành cam kết đó” [28, tr.67].

11


Khác với pháp luật tố tụng hình sự các nước nói trên, pháp luật tố tụng hình
sự Nhật Bản quy định người làm chứng được từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào buộc
tội những người thân thích của họ. Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy
định: “Một người làm chứng có thể từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà có thể
nghiêng về hướng buộc tội những người sau đây:
1. Vợ chồng, người thân ruột thịt trong phạm vi ba đời hoặc người bà con
gần gũi trong phạm vi hai đời của người làm chứng hoặc người đã có mối quan hệ
với người làm chứng.
2. Người giám hộ, người giám sát của người giám hộ hoặc người phụ trách

của người làm chứng.
3. Người mà được người làm chứng giám hộ, phụ trách hoặc giám sát người
giám hộ của người đó” [29, tr.26]. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta đã
dựa trên những căn cứ (tiêu chí) nhất định để phân loại người làm chứng. Việc phân
loại người làm chứng thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định
nhằm phục vụ cho việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người
làm chứng có hiệu quả hơn. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng trên thực tế,
các cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng các cách phân loại dựa trên tiêu chí độ
tuổi, quốc tịch, ngôn ngữ, nguồn gốc sự hiểu biết các tình tiết có liên quan đến vụ
án, sự liên quan đến vụ án hình sự, quan hệ với bị can, bị cáo, đặc điểm thể chất,
tinh thần, trình độ học vấn...
Sự phân loại người làm chứng theo các tiêu chí khác nhau ở trên có tác dụng
giúp cho việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng
được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác. Trên cơ sở quan điểm này, chúng ta
không đồng tình với quan điểm tư sản đánh giá chứng cứ dựa vào giới, địa vị xã hội
của người làm chứng: “Khi những người làm chứng hợp pháp đáng tin cậy ngang
nhau, trong trường hợp lời khai của họ mâu thuẫn với nhau thì người được hưởng
ưu tiên là: 1) đàn ông được ưu tiên hơn đàn bà; 2) người cao quý được ưu tiên hơn
thường dân; 3) người học giả được ưu tiên hơn người không phải là học giả; 4) thầy
tu được ưu tiên hơn người thế tục” [17, tr.171].

12


Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, khi thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, phải chú ý cả những yếu tố khách quan
lẫn những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của người
làm chứng: thời gian người làm chứng tri giác sự kiện, hiện tượng ngắn; khoảng
thời gian từ khi tri giác sự kiện, hiện tượng cho đến khi cung cấp lời khai cho các cơ
quan tiến hành tố tụng quá lâu; khoảng cách từ người làm chứng đến đối tượng

được tri giác quá xa; điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc tri giác như sương
mù, mưa, gió...); những kẻ phạm tội đã cố ý ngụy trang vấn đề mà người làm chứng
đã nhận biết, tri giác; người làm chứng có mối quan hệ gia đình, công tác... với bị
can, bị cáo hoặc người bị hại; một số giác quan của người làm chứng có khuyết tật;
người làm chứng không chú ý đến sự kiện, hiện tượng đã tri giác... Trong trường
hợp lời khai của những người làm chứng về cùng một sự kiện, hiện tượng có mâu
thuẫn với nhau, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ mâu thuẫn đó, chứ
không được áp đặt, suy diễn theo ý chí chủ quan.
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình
sự và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách người làm chứng để
lấy lời khai theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Lời khai của người
làm chứng là lời trình bày của một người không bị người phạm tội xâm hại nhưng
đã biết được những tình tiết liên quan đến vụ án. Do lời khai người làm chứng là
nguồn chứng cứ phổ biến và là “một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ
biến nhất” [25, tr.62] nên Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định về nghĩa vụ khai báo
và trách nhiệm của người làm chứng về việc khai báo đó. Ngoài ra, Bộ luật còn quy
định người làm chứng phải là người có năng lực nhận thức, tỉnh táo không mắc
bệnh tâm thần, phải có khả năng khai báo đúng đắn và có trách nhiệm đối với lời
khai đó. Những người bào chữa cho bị can, bị cáo không được làm chứng trong vụ
án.
Từ những phân tích ở trên, theo tác giả, chúng ta có thể hiểu khái niệm người
làm chứng như sau: “Người làm chứng là người biết được các thông tin, tình tiết có
liên quan đến vụ án hình sự và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để lấy

13


lời khai của họ về những sự việc, thông tin tình tiết cần xác minh làm rõ trong vụ án
hình sự”.
Tuy có sự trình bày khác nhau về khái niệm “người làm chứng” người làm

chứng trong vụ án hình sự đều có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, họ là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án đang điều tra.
Những tình tiết mà người làm chứng biết được có thể liên quan đến đối tượng
chứng minh được quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc các
tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc họ biết được các tình tiết
của vụ án là một thực tế khách quan và vì vậy, họ có thể được triệu tập đến để khai
báo về các tình tiết của vụ án với tư cách là người làm chứng. Việc biết có thể là:
- Biết trực tiếp: là trực tiếp tri giác, phát hiện những tình tiết có liên quan đến
vụ án đã xảy ra, thông qua các cơ quan cảm giác như mắt nhìn, tai nghe... không
thông qua khâu trung gian nào. Do vậy, lời khai của người làm chứng biết trực tiếp
thường có độ chính xác cao.
- Biết gián tiếp: là việc họ biết được các tình tiết của vụ án thông quan khâu
trung gian như nghe người khác kể lại, đọc tài liệu... Do vậy, lời khai của người làm
chứng biết gián tiếp thường bị thiếu đầy đủ, thiếu chính xác, sự khách quan bị hạn
chế. Tuy nhiên, từ lời khai của người làm chứng biết gián tiếp có thể xác định được
người làm chứng biết trực tiếp của vụ án. Lời khai của họ cũng góp phần củng cố
thêm tài liệu, chứng cứ của vụ án; là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra làm
rõ vụ án.
Thứ hai, được Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai theo
đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.
Do người làm chứng biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án đang được
điều ttra nên họ được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai theo
đúng thủ tục pháp luật Tố tụng hình sự. Trong một vụ án, có thể có nhiều người biết
các thông tin liên quan đến vụ án nhưng không phải tất cả những người biết được
các tình tiết liên quan đến vụ án đều là người làm chứng, mà chỉ những người nào
được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai mới là người làm chứng.

14



Do vậy, khi triệu tập người làm chứng để lấy lời khai của họ, các cơ quan tiến hành
tố tụng thường lựa chọn triệu tập những người biết được nhiều tin tức quan trọng,
biết được các tình tiết một cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ... để lấy lời khai của họ
với tư cách là người làm chứng. Những người được triệu tập làm người làm chứng
có thể là người Việt Nam đã thành niên, người chưa thành niên, người nước ngoài
đang sống ở Việt Nam... hoặc thậm chí có thể là bị can, bị cáo của những vụ khác.
Thứ ba, người làm chứng là người có thể khai báo chính xác, khách quan,
turng thực tất cả những thông tin mà họ biết về vụ án hình sự.
Người làm chứng là người biết được các thông tin, tình tiết có liên quan đến
vụ án hình sự nhưng họ không phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan
đến vụ án nên lời khai của họ thường trung thực, khách quan, có ý nghĩa lớn trong
việc xác định sự thật của vụ án. Do vậy, trong lựa chọn và triệu tập người làm
chứng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải lựa chọn triệu tập những người có khả
năng mô tả một cách tốt nhất, trung thực nhất, khách quan nhất những hiểu biết của
họ về các tình tiết của vụ án.
Trong điều tra vụ án hình sự, để đảm bảo lời khai của người làm chứng
khách quan, trung thực thì những người sau đây không được triệu tập với tư cách là
người làm chứng để lấy lời khai của họ gồm:
- Người bào chữa của người bị buộc tội. Người bào chữa của người bị buộc
tội có thể là: Luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; bào chữa viên
nhân dân. Pháp luật quy định, người bào chữa chỉ được đưa ra những chứng cứ có
lợi cho bị cáo. Họ không thể làm chứng vì nghĩa vụ của người làm chứng là khai
báo trung thực tất cả những gì họ biết về vụ án hình sự. Nghĩa vụ đó mâu thuẫn với
nghĩa vụ của người bào chữa. Do đó, người bào chữa không được tham gia với hai
tư cách trong cùng một vụ án. Họ có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho bị can, bị cáo. Khi đó nếu để cho họ là người làm chứng trong vụ án sẽ không
đảm bảo tính khách quan, công minh của pháp luật.
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng
nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc


15


không có khả năng khai báo đúng đắn. Người làm chứng phải là người có khả năng
nhận thức đúng đắn về một sự việc và phải có khả năng khai báo đúng đắn về sự
việc đó. Vì vậy, nếu vào thời điểm nhận thức sự việc hoặc thời điểm khai báo về sự
việc mà họ do có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có khả năng nhận
thực hoặc khai báo đúng đắn thì họ không được làm chứng. Tuy nhiên, nếu các
nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và
khai báo đúng đắn thì họ vẫn được làm chứng.
Tóm lại, người làm chứng luôn giữ một vai trò quan trọng trong điều tra làm
rõ sự thật khách quan củ vụ án hình sự. Họ có thể là người trực tiếp hoặc gián tiếp
biết các tình tiết của vụ án nhưng họ là người không có quyền và lợi ích pháp lý liên
quan đến vụ án nên lời khai của họ thường khách quan, trung thực, có giá trị chứng
minh. Việc nhận thức đúng về người làm chứng sẽ có ý nghĩa to lớn trong xác định
sự thật khách quan của vụ án hình sự, đảm bào xử lý đúng người, đúng tội, không
để lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động lấy lời khai người làm chứng
Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ truyền
thống và phổ biến trong các vụ án hình sự vì người làm chứng là người biết được
các thông tin, tình tiết của vụ án, như: biết được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn
cảnh phạm tội, thời gian, địa điểm, nhân thân người phạm tội, người bị hại... Đây là
nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án
hình sự. Nhất là trong giai đoạn đầu điều tra vụ án, lời khai của người làm chứng
thường là cơ sở để tiến hành những biện pháp cấp bách, như: khám nghiệm hiện
trường, truy bắt thủ phạm sau khi thủ phạm gây án bỏ trốn, khám xét... Do vậy, khi
điều tra viên nhận được tin báo tố giác tội phạm cần khẩn trương xác định những
người có thể biết được các thông tin, tình tiết của vụ án để tiến hành lấy lời khai của
họ với tư cách là người làm chứng để thu thập tin tức, tài liệu phục vụ điều tra truy
bắt thủ phạm...

Lời khai người làm chứng là nguồn chứng cứ mà nguồn phản ánh của nó là
những con người cụ thể mang tính cá biệt cao vì lời khai người làm chứng là các

16


thông tin về vụ án được lưu giữ trong ý thức của người làm chứng. Và những thông
tin, tình tiết của vụ án chỉ trở thành chứng cứ khi những thông tin, tình tiết này được
phản ánh và tái hiện qua lời khai của người làm chứng - những con người cụ thể
phản ánh và tái hiện qua lời khai của người làm chứng - những con người cụ thể
hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách, nhân cách...
Do vậy, khi hoạt động tố tụng hình sự càng có tính tranh tụng bao nhiêu thì
lời khai người làm chứng càng được sử dụng phổ biến bấy nhiêu. Niềm tin vào lời
khai người làm chứng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án là một
phần niềm tin của con người vào sự công minh, khách quan của hoạt động xét xử.
Có thể nói trong tương lai, dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu đi chăng nữa,
dù máy móc tự động có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong
xã hội thì lời khai người làm chứng vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Do lời khai người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng
trong điều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Vì vậy, để lời khai
người làm chứng đảm bảo khách quan, chính xác thì quá trình lấy lời khai phải đảm
bảo công minh theo đúng qui định của pháp luật tố tụng hình sự.
Hiện nay, theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học luật
Hà Nội thì lấy lời khai của người làm chứng được hiểu như sau: “Lấy lời khai của
người làm chứng là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do người làm chứng
đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự”. Như vậy, theo quan điểm của các nhà
khoa học thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội [21, tr.296] thì nội hàm thuật ngữ “lấy
lời khai của người làm chứng” gồm 02 nội dung lớn sau:
Một là, lấy lời khai người làm chứng là hoạt động điều tra, tức là quá trình

thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Như vậy, ngay từ đầu các nhà khoa
học thuộc Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định lấy lời khai của người làm chứng là
một hoạt động điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự.

17


Hai là, mục đích lấy lời khai của người làm chứng là nhằm thu thập chứng
cứ do người làm chứng đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ do
người làm chứng đưa ra có thể là vật chứng mà người làm chứng thu giữ được,
cũng có thể là những thông tin, tình tiết liên quan đến vụ án mà người làm chứng
biết được.
Bên cạnh đó, khi nhìn nhận về lấy lời khai người làm chứng thì các nhà khoa
học thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có quan điểm sau: “Lấy lời khai
người làm chứng là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do người làm chứng
đưa ra bằng việc đặt các câu hỏi để họ trả lời các câu hỏi đó” [22, tr.404]. Như vậy,
theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
thì quan điểm về lấy lời khai người làm chứng giống với quan điểm của các nhà
khoa học thuộc Đại học Luật Hà Nội về bản chất, mục đích của lấy lời khai người
làm chứng.
Tuy nhiên, trong quan điểm của các nhà khoa học thuộc Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh thì nội dung lấy lời khai người làm chứng chỉ bó hẹp trong việc
đặt các câu hỏi để người làm chứng trả lời các câu hỏi đó.
Ngoài ra, theo quan điểm của khoa học Điều tra hình sự trong Công an nhân
dân thì lấy lời khai người làm chứng có các đặc điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự là một biện
pháp điều tra nhằm làm rõ những tình tiết, thông tin của vụ án hình sự và những
tình tiết, tài liệu khác có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
án hình sự. Khác với bị can và người bị hại, người làm chứng chỉ có thể cung cấp

cho điều tra viên những tin tức, tài liệu về một hay vài tình tiết nào đó của vụ án.
Lời khai của người làm chứng bao hàm những tin tức, tài liệu về những tình tiết của
vụ án cụ thể, đặc điểm nhân thân của bị can, người bị hại và những tin tức tài liệu
khác mà người làm chứng biết. Mục đích của lấy lời khai người làm chứng không
chỉ nhằm thu thập những tin tức, tài liệu về vụ án mà còn thu thập cả những tin tức,
tài liệu về những tình tiết xảy ra trước, trong và sau khi vụ án xảy ra, những tình tiết
có liên quan đến vụ án; những tài liệu có thể sử dụng trong quá trình điều tra để thu

18


thập những chứng cứ mới; hay để kiểm tra và đánh giá những tài liệu, chứng cứ đã
có trong quá trình lấy lời khai của những người làm chứng
Thứ hai, lấy lời khai của người làm chứng phải được tiến hành nhanh chóng
nhằm thu thập những thông tin về vụ án, như: thời gian, địa điểm xảy ra vụ án; số
lượng, đặc điểm, hướng chạy trốn của đối tượng gây án, tính chất của vụ án; hậu
quả, tác hại do hành vi phạm tội gây ra; đặc điểm người bị hại, đặc điểm những vũ
khí, công cụ, phương tiện gây án...
Chính vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận được tin báo, tố giác về vụ án xảy ra,
Điều tra viên cần nhanh chóng xác định những người có thể biết được những tình
tiết của vụ án để triệu tập và lấy lời khai của họ với tư cách là người làm chứng
trong vụ án nhằm khai thác mọi khả năng hiểu biết của họ về vụ án, giúp cho quá
trình điều tra làm rõ vụ án được nhanh chóng, chính xác, khách quan.
Thứ ba, lấy lời khai người làm chứng còn là biện pháp điều tra mang tính
phổ biến, thường xuyên được tiến hành trong điều tra các vụ án hình sự.
Thứ tư, lấy lời khai của người làm chứng là một trong những biện pháp điều
tra có hiệu quả nhất.
Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu hoạt động lấy lời khai người làm
chứng trong tố tụng hình sự là: “Hoạt động lấy lời khai của người làm chứng trong
tố tụng hình sự là biện pháp điều tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục được qui

định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm thu thập những thông tin, tình tiết, tài liệu
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự hoặc có ý nghĩa đối với việc làm
sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự”.
1.2. Chủ thể có thẩm quyền lấy lời khai của người làm chứng theo pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn khởi tố
Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
Điều tra viên là chủ thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng. Để trở thành Điều
tra viên thì họ phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết,

19


trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa [12] và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về Điều tra viên được quy
định trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
“Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự”
được quy định tại Điều 45 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Họ
là chủ thể được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự và
không được làm những điều mà người Điều tra viên không được làm, Điều tra viên
là người tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra trong tố tụng hình sự, do đó họ
được phép lấy lời khai người làm chứng, để đảm bảo tính khách quan, chính xác
trong việc lấy lời khai và họ được đào tạo về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ
theo đúng quy định, bên cạnh đó họ còn phải có kinh nghiệm về lấy lời khai để họ
áp dụng vào thực tế cho phù hợp.
Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định cụ
thể tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong đó có quyền triệu tập và
lấy lời khai người làm chứng. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 186 của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 quy định việc trước lấy lời khai người làm chứng, trong mọi

trường hợp Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại
Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để họ nắm và biết được quyền và nghĩa
vụ có họ khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, cho họ biết được các quyền và
nghĩa vụ phải thực hiện. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
phải được ghi vào biên bản. Từ những quy định trên cho thấy, Điều tra viên có
quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng theo quy định của pháp luật.
Điều tra viên lấy lời khai người làm chứng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình
sự, điều tra viên triệu tập người làm chứng đến để lấy lời khai để thu thập chứng cứ,
nắm thêm các nguồn tin về vụ án như đối tượng gây án, hướng chạy trốn của đối
tượng, hung khí gây án và những tình tiết khác về vụ án để khởi tố vụ án. Đến giai
đoạn điều tra vụ án, Điều tra viên tiếp tục tiến hành triệu tập người làm chứng đến
lấy lời khai, để làm sáng tỏ thêm một số tình tiết có liên quan đến vụ án, khẳng định

20


lại lời khai ban đầu của họ và chứng minh xem họ có khai đúng sự thật vụ án một
cách trung thực, khách quan và chính xác hay không.
Khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng Điều tra viên phải nghiên cứu hồ
sơ vụ án, xác định được mục đích lấy lời khai, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xong,
phải lập kế hoạch lấy lời khai, có kế hoạch Điều tra viên mới có sự chủ động, nắm
chắc được những nội dung cần phải làm và cần lựa chọn hình thức triệu tập người
làm chứng hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập tiếp xúc tâm lý
giữa Điều tra viên và người làm chứng, đồng thời Điều tra viên cũng là người lựa
chọn thời gian và địa điểm lấy lời khai người làm chứng một cách phù hợp.
1.2.2. Giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố
Trong giai đoạn này, bên cạnh thẩm quyền của điều tra viên, theo quy định
tại khoản 5 Điều 186 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Trường hợp xét thấy
việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật
hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê

chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì
Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm
chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này”.
Để trở thành Kiểm sát viên thì họ phải là công dân Việt Nam trung thành với
Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất
đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên
quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa [16] và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về
Kiểm sát viên được quy định trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.
Theo quy định tại Điều 74 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014
“Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện
chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Theo đó ta có thể
hiểu Kiểm sát viên kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện trong suốt quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
được quy định cụ thể tại Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Từ những

21


×