Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ việt nam cho chính phủ lào qua kho bạc nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.24 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

HOÀNG CÚC PHƢƠNG

KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG
HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO CHÍNH
PHỦ LÀO QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------HOÀNG CÚC PHƢƠNG

KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG
HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO CHÍNH
PHỦ LÀO QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TUYẾN
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS. TRẦN QUANG TUYẾN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

GS.TS PHAN HUY ĐƢỜNG

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc
Nhà nƣớc Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ
công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

thán
g

năm 2018

Tác giả

Hoàng Cúc Phƣơng



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô Khoa
Kinh tế chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Quang Tuyến đã hƣớng dẫn
tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Vụ
Kiểm soát chi – KBNN, các đồng nghiệp làm công tác kiểm soát chi tại Sở
Giao dịch – KBNN, các KBNN tỉnh, thành phố và các anh chị công tác tại
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại-Bộ Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, các anh chị,
bạn bè đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu vừa qua.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới tất cả mọi ngƣời!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Hoàng Cúc Phƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................i

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU...............................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................5
5. Kết cấu của Luận văn............................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN
LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO NƢỚC NGOÀI........................... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan........................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài............................................................... 9
1.2.1. Các khái niệm về vốn viện trợ không hoàn lại và kiểm soát thanh
toán vốn viện trợ không hoàn lại...............................................................9
1.2.2. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài..................................................... 12
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài qua Kho bạc Nhà nƣớc

Việt Nam.................................................................................................21
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài......................23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................27


2.1. Các phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................... 27
2.1.1. Nguồn tài liệu, số liệu sơ cấp: ....................................................... 27
2.1.2. Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp: ..................................................... 28

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................. 28
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 28
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả ........................................................ 29
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp ................................................. 29
2.3. Các phƣơng pháp xử lý số liệu: ............................................................... 30
2.3.1. Xử lý số liệu sơ cấp ....................................................................... 30
2.3.2. Xử lý số liệu thứ cấp ..................................................................... 30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN VIỆN
TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO CHÍNH
PHỦ LÀO QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ................................ 32
GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................................................................. 32
3.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam và vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào ................................... 32
3.1.1. Khái quát Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam ....................................... 32
3.1.2. Khái quát vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam
cho Chính phủ Lào .................................................................................. 33
3.2. Phân tích hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam

giai đoạn 2011-2015 ........................................................................................ 35
3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào giai đoạn 20112015......................................................................................................... 35


3.2.2. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt
Nam giai đoạn 2011-2015 ....................................................................... 43
3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát thanh toán vốn
viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua
Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ................................ 54

3.3. Đánh giá kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ
Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn
2011-2015........................................................................................................ 56
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 56
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại .................................................................. 63
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................70
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
CHO CHÍNH PHỦ LÀO QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM......... 73
4.1. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào ....................................................... 73
4.1.1. Mục tiêu chiến lƣợc tổng quát ...................................................... 73
4.1.2. Mục tiêu chiến lƣợc chủ yếu ......................................................... 74
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn
lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào trong thời gian tới. ............. 75
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách hợp tác để làm căn cứ lập kế hoạch
kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại theolĩnh vực: ............ 75
4.2.2. Tăng cƣờng tổ chức, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại qua Kho bạc Nhà nƣớc: .................................................. 76
4.2.3. Về quy định trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát
thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại: ................................................. 78


4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc
Nhà nƣớc Việt Nam........................................................................................79
4.3.1. Giải pháp về lập kế hoạch kiểm soát thanh toán...........................79
4.3.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam..................................82
4.3.3. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động kiểm

soát thanh toán:....................................................................................... 88
4.4. Một số kiến nghị...................................................................................... 90
4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ...............................................................90
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính...........................................................90
4.4.3. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Giáo dục và đào tạo...90
KẾT LUẬN.....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CĐT

Chủ đầu tƣ

2

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

3


KHV

Kế hoạch vốn

4

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

5

ODA

Nguồn phát triển vốn hỗ trợ chính thức

6

TABMIS

Hệ thống Quản lý ngân quỹ và Kho bạc

7

XDCB

Xây dựng cơ bản

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Số liệu vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam
cho Chính phủ Lào giai đoạn 2011-2015

37

2

Bảng 3.2 Số liệu vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam
cho các nƣớc giai đoạn 2011-2015

38

3

Kinh phí viện trợ theo Hiệp định hợp tác song
Bảng 3.3 phƣơng hàng năm giữa hai Chính phủ Việt Nam

39


và Chính phủ Lào giai đoạn 2011-2015
4

Dự toán và giải ngân vốn viện trợ không hoàn
Bảng 3.4 lại cho Lào lĩnh vực giáo dục đào tạo qua

45

KBNN giai đoạn 2011-2015
5

6

Bảng 3.5 Vốn đầu tƣ XDCB viện trợ không hoàn lại cho
Lào giai đoạn 2011- 2015
Tổng số từ chối thanh toán vốn viện trợ không
Bảng 3.6 hoàn lại cho Lào thuộc lĩnh vực đầu tƣ XDCB

47

50

so với tổng nguồn vốn đầu tƣ XDCB
7

8

Bảng 3.7 Kinh phí cấp bằng lệnh chi tiền giai đoạn 20112015
Số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm soát thanh

Bảng 3.8 toán tại hệ thống KBNN tính thời điểm
31/12/2015

ii

52

52


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

Nội dung
Tổng mức vốn viện trợ của Chính phủ Việt
Nam cho Chính phủ Lào qua các giai đoạn
Tổng mức vốn viện trợ của Chính phủ Việt
Nam cho Chính phủ Lào giai đoạn 2011-

Trang

36

37

2015
3

4

Hình 3.3

Hình 3.4

Tổng số vốn viện trợ của Chính phủ Việt
Nam cho các nƣớc giai đoạn 2011-2015
Kinh phí phân bổ vốn viện trợ theo Hiệp
định hợp tác song phƣơng hàng năm của

38

40

Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào
5

Hình 3.5

Tỷ lệ phân bổ suất học bổng cho Lào theo hệ
đào tạo


41

6

Hình 3.6

Số lƣợng dự án viện trợ và tổng kinh phí
thực hiện hàng năm

42

7

Hình 3.7

Tỷ lệ lĩnh vực dự án viện trợ giai đoạn 20112015

43

8

Hình 3.8

Dự toán và giải ngân vốn viện trợ không
hoàn lại cho Lào trong lĩnh vực giáo dục đào

45

tạo qua KBNN giai đoạn 2011-2015
9


Hình 3.9

Kế hoạch và giải ngân vốn đầu tƣ XDCB
viện trợ không hoàn lại cho Lào giai đoạn
2011-2015

iii

48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào không phải là
nguồn tài trợ từ nƣớc phát triển dành cho nƣớc đang phát triển. Nền kinh tế
của Việt Nam, Lào đều có điểm xuất phát thấp so với các nƣớc trong khu vực
và nằm trong danh sách các nƣớc nghèo của thế giới. Với đặc điểm về địa lý,
kinh tế xã hội tƣơng đồng giữa hai nƣớc, nguồn viện trợ không hoàn lại của
Việt Nam dành cho Lào thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp ổn
định và phát triển của mỗi nƣớc . Trong nhiều thập kỷ qua, đƣợc sự quan tâm
thƣờng xuyên của Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc, hợp tác Việt Nam với Lào đã
phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, không ngừng mở rộng cả quy mô lẫn
hình thức. Trong các lĩnh vực hợp tác luôn có sự phối hợp thƣờng xuyên trên
tinh thần tôn trọng vì lợi ích của mỗi nƣớc , bình đẳng, cùng có lợi, điều
chỉnh và tháo gỡ kịp thời những bất cập nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực
hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nƣớc một cách thiết thực, với ý nghĩa
“không phải là giúp mà là làm một nhiệm vụ quốc tế”.
Theo Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về quy
chế tài chính và quản lý sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ

Việt Nam dành cho Chính phủ Lào đƣợc ký kết năm 2011thì các khoản viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào đƣợc
ghi trong Hiệp định về Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ
thuật 5 năm và hàng năm, hoặc các khoản viện trợ không nằm trong Hiệp định
hợp tác đƣợc hai Chính phủ thống nhất.
Theo đó, vốn viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Lào đƣợc sử dụng
cho các lĩnh vực: (i) Đào tạo, bồi dƣớng cán bộ, học sinh, sinh viên Lào học
tập tại Việt Nam; (ii) Các dự án đầu tƣ xây dựng tại Lào, bao gồm: Dự án do
Việt Nam đầu tƣ xây dựng đồng bộ, Dự án hai Bên cùng góp vốn và hợp tác

1


đầu tƣ xây dựng; (iii) Các dự án, công việc viện trợ khác trong lĩnh vực hành
chính, kinh tế sự nghiệp theo quyết định của hai Chính phủ.
Hiện nay, chế độ, quy trình kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn
lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào đƣợc thực hiện phù hợp với chế
độ quy định hiện hành của mỗi nƣớc và những nội dung theo Thỏa thuận năm
2011. Tuy nhiên, việc kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Việt
Nam cho Chính phủ Lào cho các lĩnh vực trên đang đƣợc quy định tại các Thông
tƣ riêng lẻ, chƣa có một quy trình thống nhất đối với các lĩnh vực nhƣ: (i) Lĩnh
vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, học sinh, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam:
thực hiện thanh toán theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Thông tƣ
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nƣớc, Thông tƣ số
120/2012/TT-BTC ngày 24/07/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn suất chi đào
tạo cho lƣu học sinh Lào và Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam,
Thông tƣ số 140/2014/TT-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ Tài chính về sửa đổi một
số điều của Thông tƣ số 120/2012/TT-BTC;

(ii) Lĩnh vực chi đầu tƣ: thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà

nƣớc, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các Nghị định hƣớng dẫn của Chính
phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhƣ Thông tƣ số
86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016, Thông tƣ số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính
quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn NSNN; (iii) Các
dự án, công việc viện trợ khác trong lĩnh vực hành chính, kinh tế sự nghiệp theo
quyết định của hai Chính phủ, thực hiện thanh toán theo Thông tƣ số
161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày
01/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi
ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. Để đảm bảo việc quản lý, sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam

2


dành cho Chính phủ Lào, góp phần thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác giữa
hai nƣớc, cần thiết phải xây dựng một cơ chế kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua KBNN
đối với các lĩnh vực viện trợ không hoàn lại nêu trên.
Cùng với đó là trình độ cán bộ thực hiện nhiệm vụ chƣa đồng đều, việc
tin học hóa cũng chƣa đồng bộ trên toàn hệ thống KBNN nên hoạt động kiểm
soát thanh toán vốn còn gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý hồ sơ, thanh toán
còn chậm, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Do đó, chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu quản lý trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn nói chung và vốn viện
trợ không hoàn lại dành cho Lào nói riêng tại KBNN.
Bên cạnh đó, mặc dù đã có một số ít đề tài nghiên cứu về hoạt động
quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành
cho Chính phủ Lào, nhƣng các đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa
bàn một tỉnh, thành phố nhất định và thƣờng chỉ tập trung vào một số dự án
riêng lẻ thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Mặt khác, các đề tài cũng

chƣa đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không
hoàn lại qua KBNN theo từng lĩnh vực hợp tác . Do vậy, về cả phạm vi và nội
dung nghiên cứu mà đề tài tác giả chọn đều không bị trùng lắp với các đề tài
trƣớc đây đã nghiên cứu.
Hơn nữa, tác giả là ngƣời trực tiếp làm việc liên quan đến hoạt động
kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam
cho Chính phủ Lào qua KBNN, do vậy, việc tổng hợp, tìm hiểu cũng nhƣ
phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán các dự án
thuộc nguồn vốn này mang tính thực tiễn cao và cơ sở lý luận chặt chẽ.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Kiểm soát thanh

toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ
Lào qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.

3


2. Câu hỏi nghiên cứu
Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam cần có những giải pháp gì để khắc phục
những hạn chế nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của Luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ
Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, đồng thời
đóng góp hoàn thiện cơ chế Tài chính và quản lý sử dụng vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn sẽ tiến hành nghiên về vốn viện trợ không hoàn lại, đặc

điểm vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài và
các lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại.
- Nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát
thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính
phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2015 để tìm ra
nguyên nhân, những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong hoạt động kiểm
soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn
viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho
bạc Nhà nƣớc Việt Nam.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính
phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015
- Về mặt không gian: nghiên cứu trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc
Việt Nam
- Về mặt nội dung: nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến cơ chế chính sách kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại, thông

qua việc phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà
nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2015
5. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt
Nam cho nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà
nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc
Nhà nƣớc Việt Nam

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG
HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO NƢỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại chỉ là một
phần trong toàn bộ tổng thể hoạt động kiểm soát thanh toán vốn ngân sách
nhà nƣớc. Mặt khác, việc viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam
cho nƣớc ngoài mới chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp gồm 5 nƣớc:
Lào, Campuchia, Cuba và Modambich, Triều Tiên, bên cạnh đó, tổng số vốn
viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với quy mô vốn của
nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam chủ yếu viện trợ không
hoàn lại cho Lào và Campuchia với giá trị vốn viện trợ cũng rất khiêm tốn.
Do vậy, trong thời gian vừa qua, có rất ít đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt

động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt
Nam cho nƣớc ngoài nói chung và đặc biệt cho Lào nói riêng qua Kho bạc
Nhà nƣớc Việt Nam. Tác giả đã cố gắng tìm kiếm và nghiên cứu các đề tài
trƣớc đó để tham khảo, kế thừa, rút kinh kinh nghiệm cho đề tài của mình. Cụ
thể nhƣ sau:
Đề tài “Nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại
của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào giai đoạn 2016-2020” của tác giả
Nguyễn Xuân Thảo năm 2016. Đề tài nghiên cứu một số lý luận về vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào, đƣa ra những
số liệu thống kê về quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính
phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào để từ đó đánh giá kết quả, tồn tại trong quá
trình sử dụng và quản lý tài chính vốn viện trợ. Đồng thời, đề tài còn nêu vấn
đề về quy trình lập kế hoạch dự toán ngân sách đối với vốn viện trợ không
hoàn lại, đây chính là cơ sở cho quy trình kiểm soát thanh toán và

6


quy trình quyết toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho
nƣớc ngoài nói chung và cho Lào nói riêng qua KBNN Việt Nam. Đề tài sử
dụng phƣơng pháp tổng hợp – phân tích thông qua các văn bản pháp luật về
quản lý vốn viện trợ không hoàn lại, các số liệu thanh toán, quyết toán hàng
năm của các Bộ, ngành trung ƣơng. Trên cơ sở đó, phân tích rút ra những kết
luận và đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài
chính vốn viện trợ không hoàn lại giai đoạn sau.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt
Nam dành cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của tác giả Lê Thanh Nghĩa
năm 2009. Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn trong quá trình hợp tác
và các văn bản cam kết giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính phủ Lào; các
Nghị định, Hiệp định, Biên bản, Quy chế và các Thông tƣ có liên quan về hợp

tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; những số liệu thống kê và số liệu của
các Bộ, ngành liên quan đến đến hai nƣớc. Với quan điểm gắn thực tế với lý
luận về quan hệ đặc biệt hợp tác láng giềng, kết hợp phƣơng pháp phân tích
và tƣ duy, đề tài đã đƣa ra những đánh giá trong việc thực hiện vốn viện trợ
không hoàn lại dành cho Lào trong giai đoạn 2006-2009, đồng thời rút ra
những ƣu điểm và tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng viện trợ không hoàn lại cho giai đoạn 2010-2020.
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ XDCB của KBNN từ thực tiễn KBNN Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn
Văn Đức năm 2012, tác giả vận dụng tổng hợp phƣơng pháp duy vật biện chứng,
phƣơng pháp quy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê kết hợp phƣơng pháp khái
quát hóa, trừu tƣợng hóa, cụ thể hóa, các kiến thức kinh tế ngành thuộc lĩnh vực
đầu tƣ XDCB và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của các ngành có liên
quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB làm cơ sở phƣơng
pháp luận cho việc nghiên cứu tổng hợp và phân tích. Đề

7


tài nghiên cứu công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN
Thanh Hóa trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Trên cơ sở các lý luận
về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua hệ thống KBNN để phân tích
thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại Kho bạc
Thanh Hóa nói riêng và hệ thống KBNN nói chung nhằm làm rõ những mặt
tích cực, hạn chế chủ yếu để xác định nguyên nhân gây ra hạn chế đó. Từ đó
tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB của KBNN từ thực tiễn KBNN Thanh Hóa.
Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ qua KBNN” của tác giả Vũ Đức Hiệp năm 2003. Đề tài nghiên cứu
một số lý luận về quản lý đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ tại thời điểm nghiên

cứu, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến công tác thanh quyết toán vốn
đầu tƣ. Từ những vấn đề cơ bản của lý luận xác định rõ vai trò, vị trí, chức
năng của KBNN đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ. Đồng thời,
thông qua nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý vốn đầu tƣ trong những
năm qua nhằm đánh giá một cách tổng quát quản lý vốn đầu tƣ nói chung và
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua KBNN nói riêng, chỉ ra những mặt đƣợc
và chƣa đƣợc của cơ chế hiện hành. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
qua KBNN ứng dụng vào thực tế công tác. Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng
hợp – phân tích thông qua khảo sát tình hình thực tế tại một số tỉnh, thành phố
và thu thập thông tin từ các KBNN địa phƣơng, để từ đó phân tích, rút ra kết
luận và đề ra những giải pháp phù hợp, những kiến nghị cụ thể đối với công
tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua KBNN.
Nhìn chung các tài liệu trên đã phân tích những khó khăn, vƣớng mắc
trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính
phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Đƣa

8


ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kiểm soát
thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính
phủ Lào. Tuy nhiên, các tài liệu vẫn chƣa đi sâu phân tích hoạt động kiểm
soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho
Chính phủ Lào qua KBNN Việt Nam theo ba lĩnh vực hợp tác mà chỉ mới tập
trung vào phân tích hoạt động viện trợ không hoàn lại đối với lĩnh vực đầu tƣ
xây dựng cơ bản. Trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đây, luận văn này sẽ
nghiên cứu, phân tích đánh giá hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại qua cách tiếp cận thực tế hoạt động kiểm soát thanh toán vốn
viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho

bạc Nhà nƣớc Việt Nam trên 3 lĩnh vực: Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, học sinh,
sinh viên lào học tập tại Việt Nam; Lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản và Lĩnh
vực các dự án khác để từ đó đƣa ra những luận điểm chung nhất trong hoạt
động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của KBNN đối với các
dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại.
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn
lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài
1.2.1. Các khái niệm về vốn viện trợ không hoàn lại và kiểm soát
thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại
1.2.1.1. Khái niệm, hình thức và đặc điểm vốn viện trợ không hoàn lại Theo
Điều 3, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì vốn ODA (Official
Development Assistance): Hỗ trợ phát triền chính thức, vốn
vay ƣu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nƣớc ngoài cung cấp cho Nhà nƣớc
hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo
đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Viện trợ không hoàn lại đƣợc hiểu là một phần hình thức viện trợ ODA
chiếm 25% trở lên, là nguồn vốn ƣu đãi mà các quốc gia, tổ chức phi chính

9


phủ, tập đoàn xuyên quốc gia.... dành cho các nƣớc kém phát triển và các
nƣớc đang phát triển với mục đích hỗ trợ phát triển, nâng cao mức sống, xây
dựng cơ sở hạ tầng...nhƣng bên nhận không phải trả lại. Viện trợ không hoàn
lại thƣờng đi kèm những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nƣớc tiếp
nhận. Các nƣớc đi viện trợ thì nhằm để khẳng định vai trò của mình ở nƣớc
và khu vực tiếp nhận vốn.
- Các hình thức viện trợ không hoàn lại gồm: Viện trợ bằng hiện vật,
viện trợ bằng tiền, viện trợ phi vật chất (các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, các
chi phí đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia...) do phía nƣớc

ngoài trực tiếp quản lý và chi tiêu.
- Đặc điểm vốn viện trợ không hoàn lại:
Các khoản viện trợ không hoàn lại chính là các khoản vay không có lãi
suất, thời gian hoàn trả dài, trong đó các quốc gia sẽ không phải trả lãi cũng
nhƣ gốc của khoản viện trợ không hoàn lại. Đây là điều kiện ƣu đãi đối với
các quốc gia tiếp nhận, có thể sử dụng nguồn vốn vào các mục đích phát triển
mà không phải lo tới gánh nặng nợ nần-một thực trạng đang xảy ra với rất
nhiều quốc gia nghèo trên thế giới.
Viện trợ không hoàn lại phụ thuộc lớn vào quan hệ chính trị các quốc
gia nhƣ quốc gia tiếp nhận và các tổ chức...Thƣờng là quốc gia có mối quan
hệ chính trị thân thiết, cùng thể chế chính trị, đặc điểm chung....sẽ có nhiều
nguồn viện trợ này. Thông qua các mối quan hệ quốc gia, tổ chức cung cấp
các khoản viện trợ không hoàn lại trong những điều kiện nhất định. Tính chất
các khoản viện trợ không hoàn lại này phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị
giữa các bên.
Các khoản viện trợ không hoàn lại có thể đƣợc thực hiện theo các
chƣơng trình kế hoạch của từng giai đoạn nhất định. Các khoản này thƣờng
không cố định mà biến động tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể. Nguồn viện trợ

10


không hoàn lại chủ yếu đƣợc sử dụng vào các mục đích xã hội thiết yếu nhƣ:
trƣờng học, thông tin, giao thông nông thôn.... với mục đích là nâng cao đời
sống ngƣời nghèo, tạo điều kiện phát triển những cơ sở hạ tầng thiết yếu. Quy
mô những khoản vốn viện trợ này là khá nhỏ bé và không thƣờng xuyên, có
thể kéo dài một hoặc nhiều năm. Vốn viện trợ không hoàn lại có thể đƣợc
thực hiện trong những điều kiện đặc biệt, ví dụ nhƣ khắc phục những hậu quả
của mƣa bão, dịch bệnh...., nguồn vốn này thƣờng duy trì trong thời gian
ngắn và giá trị không lớn

1.2.1.2. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại
Theo Điều 4, Luật ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13 thì ngân sách
nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nƣớc.
Kiểm soát thanh toán vốn ngân sách nhà nƣớc là việc các cơ quan có
thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính
hợp pháp, hợp lí của các khoản chi NSNN do các chủ thể thực hiện dựa trên
sự đối chiếu với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nƣớc quy
định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức, phƣơng pháp quản lý tài
chính trong từng giai đoạn
Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại đƣợc hiểu là một
phần thuộc kiểm soát thanh toán vốn NSNN, là quá trình thẩm định và kiểm
tra các khoản chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt
Nam cho nƣớc ngoài theo đúng chế độ và theo dự toán chi tiêu đã đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền thông qua.
Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại qua KBNN là việc
KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN từ nguồn vốn viện

11


trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam căn cứ cơ chế, chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định, các Biên bản Thỏa
thuận, Hiệp định hợp tác theo giai đoạn, hàng năm giữa các bên dựa trên
nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong quá trình kiểm
soát thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN.
1.2.2. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại
của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài

1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại
của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài
Lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn NSNN là khâu tạo tiền đề, cơ
sở cho các khâu tiếp theo của quá trình kiểm soát thanh toán. Đây là giai đoạn
quyết định đến chi ngân sách của Nhà nƣớc trong thời hạn năm ngân sách.
Việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài đƣợc căn cứ vào các
văn bản sau:
- Luật Ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 của Quốc hội (đã đƣợc
thay thế bằng Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH15 của Quốc hội 15
bắt đầu áp dụng từ năm ngân sách 2017), là cơ sở pháp lý cao nhất để cho
phía Việt Nam tổ chức thực hiện trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc theo
hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay, xu hƣớng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải
cách tài chính công theo hƣớng hiện đại.
- Thoả thuận quy chế tài chính, quản lý và sử dụng vốn viện trợ không
hoàn lại
Thỏa thuận quy chế tài chính, quản lý sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại
của Chinh́ phủViêṭNam cho nƣớc ngoài đƣơcc̣ thƣcc̣ hiêṇ theo thỏa thuận do Bộ
trƣởng Tài chính Việt Nam và Bộ trƣởng Tài chính nƣớc tiếp nhận vốn

12


viện trợ không hoàn lại thay mặt Chính phủ ký kết. Thoả thuận này quy định
cách thức, trình tự thực hiện quản lý sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại để
các Bên có cơ sở thực hiện các hoạt động hợp tác do Chính phủ các nƣớc giao
trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, công khai minh bạch.
- Hiệp định hợp tác 5 năm và Hiệp định hợp tác hàng năm
+ Việc xác định tổng mức vốn viện trợ không hoàn lại để ghi vào Hiệp

định hợp tác 5 năm đƣợc căn cứ vào Chiến lƣợc, Thỏa thuận về hợp tác kinh
tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật ... giữa Việt Nam và nƣớc ngoài;
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của mỗi nƣớc; các Thỏa thuận hợp tác cấp cao của Lãnh đạo các
nƣớc trong từng thời kỳ; điều kiện ngân sách của Chính phủ Việt Nam.
+ Vốn bố trí cho Hiệp định hợp tác hàng năm đƣợc căn cứ vào tổng
mức vốn viện trợ theo Hiệp định hợp tác 5 năm giữa Chính phủ Việt Nam và
các nƣớc nhận viện trợ; căn cứ vào kết quả thực hiện Hiệp định hợp tác năm
trƣớc; các dự án, công việc viện trợ khác theo quyết định của các nƣớc và
điều kiện ngân sách của Chính phủ Việt Nam. Hiệp định hợp tác hàng năm là
cơ sở duy nhất để các bên triển khai kế hoạch hoạt động kiểm soát thanh toán
vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho nƣớc ngoài
theo từng năm.
Căn cứ tổng mức viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho
nƣớc ngoài đƣợc xác định theo các Biên bản Thỏa thuận, Hiệp định hợp tác theo
từng giai đoạn, từng năm và căn cứ theo chỉ tiêu giao vốn từng năm của Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ để xác lập kế hoạch hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho nƣớc ngoài (thƣờng là 1 năm).
Việc lập kế hoạch hoạt động kiểm soát thanh toán nguồn viện trợ không hoàn lại
của Chính phủ Việt Nam dành cho nƣớc ngoài hàng năm phải đảm bảo nguồn
viện trợ không hoàn lại đƣợc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

13


Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện
trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho nƣớc ngoài cơ bản tuân
thủ theo quy trình chung về xây dựng kế hoạch ngân sách cho các nhiệm vụ
chi trong nƣớc đƣợc quy định tại Luật Ngân sách nhà nƣớc và các Thông tƣ,
văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Căn cứ danh
mục chi tiết giao cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng theo

từng năm thì việc lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn
lại đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Bộ Tài chính, xây dựng khung kế hoạch chung cho hoạt kiểm soát thanh
toán vốn viện trợ không hoàn lại, bao gồm những nội dung nhƣ: quy mô, cơ cấu
phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại theo từng giai đoạn, từng năm của từng lĩnh

vực; số lƣợng dự án viện trợ, tổng kinh phí viện trợ hàng năm…..
+ Kho bạc Nhà nƣớc xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm soát thanh
toán vốn viện trợ không hoàn lại cụ thể theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ
của mình bao gồm: phân khai kế hoạch vốn đến từng Kho bạc nhà nƣớc địa
phƣơng (tổng số vốn đƣợc phân khai, tổng số dự án đƣợc kiểm soát, số kho
bạc địa phƣơng theo dõi quản lý theo từng lĩnh vực của từng năm); kiểm soát
thanh toán (số dự án, số tiền thanh toán, số tiền từ chối thanh toán, tỷ lệ thanh
toán, thời hạn thanh toán…theo từng năm )
+ Bên cạnh đó, tùy từng tính chất, lĩnh vực hợp tác đặc thù giữa các Bộ,
ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…), giữa các
địa phƣơng (Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố..) của bên đi viện trợ và bên
tiếp nhận viện trợ mà có nhƣng quy định riêng đối với việc lập kế hoạch kiểm
soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại trong việc xây dựng chỉ tiêu giao
vốn, kiểm soát vốn,…

14


×