Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu Luận Truyền thông phòng chống HIV tại địa bàn huyện Trấn Yên tỉnh Yến Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.09 KB, 21 trang )

Mục lục

Danh mục từ viết tắt...........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................ 5
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................5
1. Các khái niệm..........................................................................................................5
1.1.

HIV/AIDS và các thuật ngữ liên quan...............................................................5

1.2.

Các giai đoạn nhiễm HIV .................................................................................6

1.3.

Khái niệm truyền thông.....................................................................................8

2. Công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam......................................................9
II. Thực trạng về chủ đề nghiên cứu...............................................................................11
1. Giới thiệu địa bàn...................................................................................................11
2. Thực trạng vấn đề HIV/AIDS tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái...........................11
3. Thực trạng hoạt động truyền thông chống lây nhiễm HIV tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái......................................................................................................................... 12
4. Đánh giá hoạt động truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.................................................................................................15
a. Kết quả đạt được.................................................................................................15
b. Những hạn chế còn tồn tại..................................................................................16


5. Đánh giá dưới góc độ Công tác xã hội...................................................................17
III.

Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................17

Kết luận............................................................................................................................ 20
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................21

1


Danh mục từ viết tắt
CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

LỜI MỞ ĐẦU
2



HIV/AIDS là đại dịch toàn cầu, theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã
công bố vào năm 2017, thế giới đang có hơn 41 triệu người tử vong vì nhiễm HIV.
Trong năm 2017, đã có 940.000 người trên thế giới thiệt mạng do các nguyên nhân
liên quan đến HIV và có 1,8 triệu ca nhiễm mới được phát hiện.
Việt Nam là một quốc gia rất nỗ lực trong quá trình giảm thiểu HIV/AIDS. Con số
ngươi nhiễm HIV ở nước ta đã giảm đáng kể nhờ sự vào cuộc của các cấp, ban,
ngành đoàn thể trong nhiều năm qua. Năm 2018, cả nước xét nghiệm phát hiện
mới 7.497 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là
2.514, số bệnh nhân tử vong là 1.436 trường hợp. Ước tính số người nhiễm mới
HIV trong năm 2018, có khoảng 5.500 người từ 15 tuổi nhiễm HIV và trẻ em
nhiễm mới là 268 trẻ. Số người nhiễm mới là người lớn giảm 64% so với năm
2010.Mỗi năm có trên 10.000 nhiễm HIV mới được phát hiện và có đến 2.000 3.000 tử vong do AIDS.
Ở các quốc gia như Việt Nam, nơi mà ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của HIV chưa
lớn, đại dịch này có thể làm suy giảm, thậm chí đảo ngược những tiến bộ đạt
được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và đẩy các gia đình bị ảnh hưởng
bởi HIV vào đói nghèo. Không những vậy, Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của
nhiễm HIV/AIDS là rất lớn, ngoài ra còn có những ảnh hưởng về kinh tế, ảnh
hưởng về tâm lý xã hội, ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế và HIV làm giảm
tuổi thọ trung bình.
Có thể thấy, dịch HIV/AIDS năm 2018 tiếp tục có xu hướng giảm. Tuy nhiên, diễn
biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng
đồng. Sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới,
đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, dần sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam.
Lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang những người không thuộc nhóm nguy
cơ cao như vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy sẽ khó khăn trong việc
3



triển khai các biện pháp can thiệp giảm hại do khó khăn xác định nhóm đích để
cung cấp dịch vụ can thiệp và tư vấn làm xét nghiệm HIV sớm. Một số địa bàn có
nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ
lây nhiễm HIV trong cộng đồng do người dân không có đủ kiến thức về phòng,
chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa
được xét nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS…
Để đẩy lùi dịch HIV/AIDS, công tác truyền thông, tuyên truyền thông tin phòng
ngừa lây nhiễm HIV rất cần thiết. Tại địa phương em, hoạt động truyền thông
phòng ngừa lây nhiễm HIV được triển khai và thực hiện đã nhiều năm nay, đạt
được nhiều thành quả, song những hạn chế vẫn tồn tại nhiều do chưa có sự can
thiệp của hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Hoạt động
truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.

NỘI DUNG
4


I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Các khái niệm
1.1.

HIV/AIDS và các thuật ngữ liên quan

 HIV: là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, tên viết tắt tiếng
Anh của từ Human Immunodeficiency Virus.
 AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là một bệnh mãn tính do
virus HIV gây ra, tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno

Deficiency Syndrom. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV
-

Hội chứng: là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương
quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể.
 Các con đường lây truyền HIV:
 Lây qua đường máu: nồng độ virus HIV trong máu cao nhất trong tất cả
các dịch sinh học, nên các vết thương hở khi tiếp xúc trực tiếp với máu
người nhiễm HIV có khả năng lây nhiễm cao ( thông qua việc sử dụng
chung bơm kim tiêm, dao, vật sắc nhọn, dụng cụ y tế.. có dính máu)
 Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su
đúng cách gây trầy xước bộ phận sinh dục; quan hệ tình dục qua đường
hậu môn; quan hệ tình dục qua đường miệng… khi bộ phận sinh dục có
vết thương hở là cơ hội cho virus HIV có từ dịch tiết âm đạo, tinh dịch,
máu.. dễ dàng xâm nhập.
 Lây truyền từ mẹ sang con: mẹ nhiễm HIV có thể lây sang con trong quá
trình mang thai, sinh con, cho con bú. Tỷ lệ lây truyền là 25-30% nếu

1.2.

không có biện pháp can thiệp nào.
Các giai đoạn nhiễm HIV : HIV được chia thành 3 giai đoạn là giai đoạn
cửa sổ, giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng và giai đọa cuối cùng – giai
đoạn HIV có triệu chứng.
5


Giai đoạn 1: Được gọi là giai đoạn cửa sổ.
- Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục
không sử dụng bao cao su với gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm với người bị

nhiễm bệnh…).
- Ở giai đoạn này thì có đến 80% người bị nhiễm virus hoàn toàn không có biểu
hiện gì của bệnh, 20% còn lại có một số những biểu hiện nhiễm trùng cấp như:
+ Sốt (38-40 độ C)
+ Đau cơ, đau khớp,
+ Vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn,
+ Nôn ói, tiêu chảy,
+ Viêm họng
+ Phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân)
+ Hạch to, lách to
+ Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như: viêm não, viêm màng não,
viêm dây thần kinh ngoại biên…
Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.
- Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV
trong máu. Lúc này hệ miễn dịch chưa phát hiện ra sự có mặt của virus trong cơ
thể nên chưa sản sinh ra kháng thể

6


- Phải chờ 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định
được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn
đoán) bằng test nhanh.
- Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do số lượng virus trong máu rất cao nhưng người
bị nhiễm HIV lại không biết mình đã nhiễm bệnh.
Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng
không triệu chứng)
- Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp (diễn ra ở 20% số người bị nhiễm) thì người nhiễm
HIV rơi vào giai đoạn dài không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết
thanh (xét nghiệm test nhanh) lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể

chống HIV có trong máu của người bị nhiễm.
- Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét
nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV.
- Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở,
nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính
bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10
năm.
- Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự
giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng
nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus HIV mà hệ thống miễn dịch của cơ
thể không khống chế được.
Giai đoạn 3: Giai đoạn HIV có triệu chứng
Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài
Sau khi xét nghiệm huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội
chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các
điều kiện sau:
7


- Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).
- Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.
- Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
- Không giải thích được lý do nổi hạch.
Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số hạch ít gặp
hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ bụng.
Những biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV (bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS)
- Tiêu chẩy nhiều hơn 1 tháng
- Sút 3 – 5% trọng lượng cơ thể
- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài…
Tiếp sau đó là người nhiễm virus HIV bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ

bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đi đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.
Với người lớn: Thời gian từ lúc bệnh nhân được xác định là bị AIDS đến lúc chết
thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng.
Riêng đối với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng. Biểu
hiện lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư. Phần lớn là bệnh
nhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnh liên
quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da.
1.3.

Khái niệm truyền thông

Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm
xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi
ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông
qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của
thông tin giữa 2 hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của
chúng)
2. Công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
8


Để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS từ năm 2005 đến nay, Đảng, Nhà
nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan luôn quan tâm ủng
hộ xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để triển khai
công tác phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm tính chặt chẽ, nhân văn và thuận lợi
triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, trong năm 2018, để bảo
đảm cho người nhiễm HIV duy trì việc cung cấp thuốc ARV, Chính phủ đã chuyển
dần nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương
trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm Y tế; đa dạng hóa các mô hình xét
nghiệm HIV.

Để bảo đảm thực hiện mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV, trong 3
năm qua, Bộ Y tế đã mở rộng các mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng như: Xét
nghiệm không chuyên do các tổ chức cộng đồng, y tế thôn bản thực hiện, tự xét
nghiệm HIV, xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV, tìm
người nhiễm HIV theo vết như dựa vào địa bàn trọng điểm nguy cơ lây nhiễm HIV
cao, dựa vào các mạng lưới của nhóm nguy cơ cao để giới thiệu và xét nghiệm
phát hiện người nhiễm HIV theo mạng lưới của họ. Ngoài ra, Bộ Y tế còn đẩy
nhanh việc mở rộng các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV xuống các trạm y tế nơi
có địa bàn trọng điểm HIV và mở rộng thêm các phòng xét nghiệm được phép
khẳng định các trường hợp HIV dương tính ở tuyến huyện, đặc biệt các huyện xa
trung tâm tỉnh, từ đó thời gian trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính
được rút ngắn, cải thiện tình trạng mất dấu người nhiễm HIV sau khi xét nghiệm
HIV, tăng cường chuyển gửi thành công người nhiễm HIV đến cơ sở điều trị ARV.
Việc mở rộng thêm các loại hình các xét nghiệm tại cộng đồng và cùng với tăng
cường công tác xét nghiệm HIV trong các cơ sở y tế, nên số người người nhiễm
HIV trong cộng đồng tiếp tục được phát hiện, ngày càng có người nhiễm HIV biết

9


sớm tình trạng HIV và tham gia điều trị sớm ARV góp phần giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV trong cộng đồng.
Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cam kết nhanh chóng đạt được
mục tiêu 90-90-90 do UNAIDS khởi xướng. Theo đó 90% người nhiễm HIV biết
tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người biết tình trạng nhiễm HIV được
điều trị thuốc kháng virut và 90% số người điều trị đạt được ngưỡng ức chế tải
lượng virus.
Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu
90-90-90. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phòng,
chống HIV/AIDS, như: 11 năm liên tiếp dịch HIV được kiểm soát ở cả 3 tiêu chí:

Giảm số người nhiễm mới HIV hằng năm; giảm số người chuyển sang AIDS và
giảm số người tử vong do HIV/AIDS; Việt Nam đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ
nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%.
Để hoàn thiện mục tiêu này phải có thời gian kéo dài, chúng ta đang phấn đấu để
đến năm 2020 hoàn thành. Và trong năm 2018, chúng ta vẫn tiếp tục đưa mục tiêu
này lên hàng đầu, bởi đây là những mục tiêu hết sức tham vọng và rất thách thức.
Tuy nhiên nếu đạt được những mục tiêu này, không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của con người mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia. Trong bối
cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt
công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu
90-90-90 thì không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với người dân Việt Nam mà cả với
cộng đồng quốc tế. Quan trọng nhất, đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch
AIDS vào năm 2030

10


II.

Thực trạng về chủ đề nghiên cứu

1. Giới thiệu địa bàn
Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái:
- Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình
- Phía Nam giáp với huyện Văn Chấn
- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên
- Phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 628,58 km2. Dân số gần 90.000
người. Huyện có 6 dân tộc chính sinh sống và dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Hiện nay huyện Trấn Yên hiện có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn

và 21 xã.
2. Thực trạng vấn đề HIV/AIDS tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Số ca nhiễm HIV tại địa phương năm 2018 theo báo cáo của trung tâm y tế
huyện là 89 người. Trong đó có 31 nữ và 58 nam.
- Phân tích theo nhóm tuổi người nhiễm HIV được phát hiện vẫn chủ yếu ở
nhóm tuổi từ 19 đến 48 tuổi.
- Đối tượng nhiễm HIV đa số lây qua đường tiêm chích ma túy.
- Số người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 62 người.
- Người nhiễm HIV trên địa bàn phường thuộc nhóm tuổi lao động không có
công việc ổn định.
- Phân tích theo khu vực:
Xã có tỷ lệ người nhiễm cao nhất là Kiên Thành, với 17 người nhiễm
Xã Quy Mông có 9 người nhiễm, đứng thứ 2 toàn huyện.
11


Thấp nhất là xã Minh Tiến có 3 người nhiễm.
3. Thực trạng hoạt động truyền thông chống lây nhiễm HIV tại huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Trong giai đoạn 2016-2019, địa phương đã tổ chức 1 buổi tập huấn kiến thức tuân
thủ điều trị ARV, sống tích cực cho bệnh nhân AIDS. 3 buổi truyền thông về lợi ích
của thẻ BHYT với người nhiễm HIV và sự cần thiết của việc tham gia BHYT cho
100 người; tổ chức 2 buổi tập huấn kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang
con cho 20 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Đảm bảo công tác vô khuẩn trong các dịch vụ y tế để phòng lây chéo. Các hoạt
động tư vấn xét nghiệm tự nguyện, hoạt động dự phòng lây truyền mẹ con được
đẩy mạnh, bắt đầu từ tháng 1/2018 đã triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV
tại địa phương
UBND huyện Trấn Yên đã triển khai Kế hoạch số 244 ngày 24/7/2018 về công tác
phòng chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 trên địa bàn

phường. Cụ thể là 90% số người nhiễm HIV trên thực tế được xét nghiệm phát
hiện nhiễm HIV và biết tình trạng nhiễm HIV của mình. 90% số người đã biết tình
trạng nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV. 90% số người đang
được điều trị bằng ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế. Để thực hiện
được mục tiêu đó, UBND huyện Trấn Yên đã đề ra các biện pháp chủ yếu và chỉ
tiêu để thực hiện, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, các phòng ban
ngành đoàn thể liên quan, các Trạm xá đóng trên địa bàn huyện nghiêm túc thực
hiện các nhiệm vụ đã được phân công.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông, cán bộ huyện Trấn Yên tham
gia các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề để cung cấp cho đội ngũ cán bộ làm công
tác truyền thông ở các ban, ngành, đoàn thể, địa phương những kiến thức về HIV,
12


cách chăm sóc, điều trị, các hoạt động can thiệp giảm tác hại do Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ, Sở Thông tin, Truyền thông và ngành Y tế tổ chức; đồng thời, giới thiệu
các dịch vụ y tế trong chăm sóc, dự phòng lây nhiễm và điều trị cho người nhiễm
HIV, bệnh nhân AIDS. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo
chí, Loa phát thanh địa phương, Bản tin giáo dục sức khỏe,... nhiều tác phẩm báo
chí về lĩnh vực này đã đến được với cộng đồng, nhất là những người đang sống
chung với HIV, trong đó có nội dung phòng chống lây nhiễm với người nhiễm
HIV, bệnh nhân AIDS.
Các hoạt động truyền thông được Trung tâm Y tế huyện tích cực triển khai tại cộng
đồng với phương châm “Hướng về cơ sở” qua việc triển khai thực hiện phong trào
“Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” lồng ghép với
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Công tác truyền thông được đa dạng hoá các loại hình để chuyển tải thông tin,
kiến thức phòng, chống HIV/AIDS đến cộng đồng như: Tổ chức tháng chiến dịch
truyền thông hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS với quy mô lớn.
Các ngành chức năng phối hợp với các trường học tổ chức truyền thông phòng,

chống HIV/AIDS thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, các buổi học ngoại
khoá…
Bên cạnh đó tăng số lượng tài liệu truyền thông (pano, tờ gấp, áp phích, sổ tay
truyền thông, tranh lịch…) tại các trường học, cơ quan
Năm 2018, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 18
lượt truyền thông về HIV bằng các hình thức cho 215 người. Bên cạnh đó, công tác
giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được
tăng cường.
Hàng năm các ngành chức năng đều tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng tình hình
nhiễm HIV/AIDS, số lượng đối tượng nguy cơ cao; rà soát số liệu định kỳ, giám
13


sát bệnh nhân chuyển giai đoạn AIDS và tử vong do HIV/AIDS tại tuyến xã; ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát, quản lý, thống kê báo cáo số liệu
HIV/AIDS; nâng cao chất lượng xét nghiệm sàng lọc, đào tạo nâng cao năng lực,
cập nhật kiến thức mới về xét nghiệm HIV cho cán bộ làm công tác xét nghiệm. Hệ
thống cán bộ chuyên trách về giám sát HIV/AIDS được củng cố nâng cao năng lực
hoạt động nghiêm túc chế độ rà soát, báo cáo thống kê số liệu theo quy định. Cũng
trong chương trình can thiệp giảm tác hại lây nhiễm HIV, các ngành chức năng tích
cực thực hiện chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone.
Để triển khai công tác điều trị ARV cho bệnh nhân HIV, được sự hỗ trợ của dự án
Quỹ toàn cầu, từ năm 2006, Trung tâm Y tế huyện triển khai phòng khám ngoại trú
cho bệnh nhân HIV/AIDS. Hiện phòng khám ngoại trú của Trung tâm đang điều trị
ARV cho 38 người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện.
Hàng tháng Trung tâm khám và cấp thuốc nhiễm trùng cơ hội cho trung bình gần
30 lượt bệnh nhân. Trước đây kinh phí điều trị cho bệnh nhân ARV do dự án Quỹ
toàn cầu chi trả; từ năm 2019, kinh phí điều trị cho số bệnh nhân này do quỹ bảo
hiểm y tế thanh toán (nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế). Cùng với công tác điều

trị, Trung tâm tăng cường hoạt động tư vấn xét nghiệm để người nhiễm HIV/AIDS,
người có nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội khác; triển
khai công tác chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng thông qua
đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, cộng tác viên; phát huy trách nhiệm người nhiễm HIV
trong chăm sóc HIV/AIDS tại cộng đồng; phối hợp tốt giữa chương trình phòng,
chống HIV/AIDS và chương trình Lao trong công tác dự phòng, điều trị, chăm sóc.
Năm 2018, trung tâm y tế huyện tư vấn và xét nghiệm cho 127 trường hợp, trong
đó phát hiện 3 trường hợp dương tính (+) với HIV. Các trường hợp này đã được tư
vấn và chuyển gửi đến phòng khám để được khám và điều trị.
14


Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác phòng chống HIV/AIDS ở huyện Trấn Yên
đã đạt hiệu quả tích cực, chất lượng điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS ngày càng
được nâng cao. Công tác dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng đã đến được
các đối tượng nhiễm HIV; hàng nghìn người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận
truyền thông tư vấn.
Đoàn thanh niên cùng các tình nguyện viên tham gia chiến dịch phòng chống HIV
đã phát bơm kim tiêm và bao cao su cho hàng tram đối tượng nghiện chích ma túy
trên địa bàn; tuyên truyền cho nhân dân và các đối tượng nguy cơ cao hiểu và biết
cách phòng lây nhiễm HIV, góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trên địa bàn.

4. Đánh giá hoạt động truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV trên địa
bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
a. Kết quả đạt được
Qua hoạt động truyền thông, đã phát hiện thêm 3 trường hợp nhiễm HIV, thông qua
tư vấn và khám xét nghiệm. Cho thấy nhận thức của người dân đã có những
chuyển biến tích cực.
Số lượng bệnh nhân HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng tăng trong hai
năm gần đây.

Với những nỗ lực triển khai phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua, huyện
Trấn Yên đã giảm hơn 3/4 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS
so với mức 5 năm trước đây, giữ vững mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV
trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%.
Công tác truyền thông đã góp phần không nhỏ vào quá trình thay đổi nhận thức của
người dân về người nhiễm HIV, giảm thiểu tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với
người có HIV/AIDS, bởi người dân được cung cấp những kiến thức chính xác về
15


con đường lây truyền và các kiến thức liên quan thông qua truyền thông phòng
chống lây nhiễm.
b. Những hạn chế còn tồn tại
Công tác tuyên truyền, giáo dục về tệ nạn ma tuý, HIV tới quần chúng nhân dân
của các cấp ngành còn thiên về hình thức chạy theo chiến dịch và các đợt phát
động phong trào, chưa chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ này do đó hiệu quả chưa
cao.
Trong giai đoạn tới, viện trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị cắt
giảm, nguồn lực trong nước còn hạn chế, khiến các hoạt động truyền thông phòng,
chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội thể
hiện sự năng động, sáng tạo của các địa phương đối với công tác phòng, chống
HIV/AIDS nói chung và truyền thông phòng, chống HIV/ AIDS nói riêng.
Sự phối hợp giữa các ngành các cấp tại một số địa phương chưa chặt chẽ và đồng
bộ dẫn đến chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong công tác
phòng chống HIV, sự lồng ghép các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại
dâm, HIV chưa được thường xuyên nên sự thiếu hiểu biết của mọi người về phòng
chống lấy nhiễm HIV vẫn còn.
Chưa thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp địa phương cho các hoạt động
truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV
5. Đánh giá dưới góc độ Công tác xã hội

Địa phương chưa có sự can thiệp của hoạt động CTXH chuyên nghiệp nên đây là
một thiệt thòi không nhỏ với địa phương. Cụ thể là trong công tác truyền thông
phòng chống lây nhiễm. NVCTXH sẽ làm việc trực tiếp với người nhiễm HIV và
có những hoạt động hỗ trợ sau:

16


- Nhân viên Công tác xã hội can thiệp, hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
bằng phương pháp công tác xã hội cá nhân theo tiến trình cụ thể nhằm giúp
họ phát huy được tiềm năng của bản thân trong việc giải quyết vấn đề của
mình.
- Nhân viên Công tác xã hội sử dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm để
can thiệp, hỗ trợ nhóm bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thông qua việc sinh hoạt
nhóm, giúp mọi người đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Nhân viên Công tác xã hội sử dụng kỹ năng biện hộ để giúp người bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS thực hiện quyền được đến trường của mình.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, tuyên truyền phòng
chống lây nhiễm HIV tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,…
=> Với những hoạt động trên em nhận thấy địa phương cần có sự can thiệp của
hoạt động CTXH chuyên nghiệp.
III.

Đề xuất, kiến nghị

- Về tổ chức: Đề nghị Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo Trung Lãnh đạo Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố quan
tâm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo hướng dẫn của Ban quản lý dự
án trung ương; ưu tiên bố trí các cán bộ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực
phòng, chống HIV/AIDS để tiếp tục làm việc trong lĩnh vực phòng, chống

HIV/AIDS; Kinh phí cho lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS cần được chi tiêu đúng
các nội dung của chương trình.
- Về các hoạt động chuyên môn: Cần đẩy mạnh các hoạt động xét nghiệm dựa vào
cộng đồng, xét nghiệm theo dấu bạn tình, bạn chích chung; Tiếp tục đẩy mạnh
truyền thông và thu hút bệnh nhân vào chương trình điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone và các các giải pháp giảm bỏ trị; Với các tỉnh triển
khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine
17


cần có giải pháp tăng nhanh bệnh nhân điều trị; Đẩy mạnh, khơi thông các kênh
cấp phát vật dụng can thiệp giảm tác hại cũng như tập trung chuyển đổi bảo hiểm y
tế cho người điều trị HIV/AIDS; Tăng cường xét nghiệm tải lượng vi rút cho người
điều trị ARV và sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế để thay thế cho nguồn kinh phí dự
án.
- Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay, Cục Phòng, chống
HIV/AIDS đang tiến hành việc chuẩn bị sửa đổi Luật phòng, chống HIV/AIDS để
Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2020 cũng như xây dựng Chiến lược Kết thúc
dịch AIDS vào năm 2030; Xây dựng Kế hoạch 5 năm phòng, chống HIV/AIDS tại
Việt Nam bao gồm tiếp tục vận động sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu về AIDS, Lao và
Sốt rét cũng như Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ tài chính
và kỹ thuật cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn tới. Do vậy các
địa phương cần phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS thực hiện những nhiệm
vụ này.
- Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư; chỉ đạo
việc tham gia phối hợp liên ngành; phối hợp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể tạo sự đồng thuận cao trong
nhận thức và hành động đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại
dâm. Kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết các chỉ thị của Trung ương và của
Tỉnh ủy về công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhằm rút kinh nghiệm và kịp thời

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống
HIV/AIDS tuyến tỉnh, huyện, đặc biệt là các khóa đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch,
thu thập, phân tích và sử dụng số liệu, theo dõi, đánh giá tình hình dịch.

18


- Tập huấn về kỹ năng thực hiện phần mềm báo cáo thuốc ARV, phần mềm quản lý
bệnh nhân Methadone và các báo cáo phòng, chống HIV/AIDS khác.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại bao gồm thông
tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vị, các hoạt động chống kỳ thị phân biệt
đối xử tại cộng đồng, gia đình và các cơ sở y tế. Duy trì, mở rộng và nâng cao chất
lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và
Buprenorphine; mở rộng điều trị trước phơi nhiễm HIV (PrEP); mở rộng cấp phát
bơm kim tiêm, bao cao su cho các đối tượng nguy cơ cao.
- Mở rộng xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, tập
trung xét nghiệm HIV ở các khu vực trọng điểm và các nhóm nguy cơ cao, xét
nghiệm bạn tình, bạn chích... Tư vấn, kết nối điều trị ARV cho >90% người mới
phát hiện nhiễm HIV.
- Cần có sự can thiệp của hoạt động CTXH chuyên nghiệp tại địa phương để nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông cũng như trợ giúp cho các đối tượng nhiễm
HIV/AIDS.

Kết luận
Hiện nay tại Việt nam nói chung và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nói riêng, số
người nhiễm HIV cũng như tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS diễn ra rất phức tạp,
đây là mối quan tâm chung và là một bài toán khó của mỗi quốc gia, không riêng
quốc gia nào. Quan tâm chăm sóc người có HIV/AIDS vừa mang ý nghĩa kinh tế,
19



chính trị, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc của người Việt Nam, giúp cho họ có
được cuộc sống ổn định, có công việc để làm lại cuộc đời. Làm cho xã hội có cái
nhìn khác về họ. Từ đó đóng góp sức lực của mình vào việc xây dựng đất nước,
giúp xã hội ổn định hơn.
Để thực hiện, quan tâm tốt đến người nhiễm HIV/AIDS thì Đảng, nhà nước, các
cấp chính quyền, đảng ủy cần có những chính sách hợp lý, kịp thời… và thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống lây nhiễm HIV tại
cộng đồng để người có HIV có thể có cuộc sống tốt hơn, hạn chế được các tệ nạn
xã hội, làm cho đất nước ngày càng ổn định.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình CTXH với người có HIV- NXB Đại học Lao Động Xã Hội
2. Tranyen.yenbai.gov.vn
3. Vaac.gov.vn
20


4. Wikipedia.org

21



×