Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

xử lí hoàn tất vải bông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 70 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
May mặc là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày con người. Nó không những
giúp chúng ta chống đỡ thời tiết khí hậu thiên nhiên mà còn tô điểm cho cuộc sống thêm tươi
đẹp. Ngành dệt may nước ta đang phát triển khá nhanh và càng ngày càng sử dụng nhiều công
nghệ hiện đại vào trong sản xuất.
Xử lý và hoàn tất sản phẩm dệt sản phẩm may là công nghệ được sử dụng rộng rãi trong
lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Như chúng ta đã biết, sau các quá trình
gia công, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm in hoa và giặt nhiều lần vải thường bị giãn theo chiều dài
co theo cổ rộng sợi ngang và dọc không nằm thẳng tắp với nhau mặt phải ngang rốn phải như
vậy chưa thể chuyển thành hàng hóa ra thị trường bởi vậy Nhiệm vụ cuối cùng của quá trình gia
công hóa học vật liệu dệt và xử lý và xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của vải
Mục đích của xử lý hoàn tất là tạo cho vải có dáng đẹp bên ngoài phẳng láng mịn có cảm
giác mát tay và đầy đặn khi cần thiết nhất là đối với các loại công nghiệp .Trong quá trình hoàn
tất vải còn được chuyển thành dạng hàng hóa nhưng cấp giá nhãn bao gói và đóng kiện.
Vải cotton ( hay vải bông) là loại vải được sử dụng rộng rãi hiện nay, áp dụng vào nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy quy trình xử lí vải bông cũng như nhãn mác
ngày càng hoàn thiện.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu em xin trân thành cảm ơn giáo viên bộ mô đã chỉ dạy
cho chúng em trong thời gian qua. Bài tập lớn của em còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được
sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy để bài tập lớn có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm
ơn!
Sinh viên thực hiện

Đỗ Huyền Trang


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LIỆU XƠ BÔNG...................................................................................4
1.1.



Hình thái cấu trúc của xơ bông....................................................................................................4

1.2.

Đặc trưng cấu tạo của xơ bông....................................................................................................5

1.3.

Tính chất cơ bản.............................................................................................................................5

1.4.

Các tạp chất của sơ bông...............................................................................................................7

1.5.

Nhận biết vải dệt từ sơ, xợi bông..................................................................................................8

1.6.

Ứng dụng.........................................................................................................................................8

1.7.

Chỉ dẫn sử dụng:............................................................................................................................9

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TIỀN XỬ LÍ VẢI BÔNG............................................................................10
2.1.


Vải mộc..........................................................................................................................................10

2.2.

Kiểm tra, phân loại......................................................................................................................10

2.3.

Đốt lông..........................................................................................................................................10

2.3.1.

Đốt lông cơ học.....................................................................................................................10

2.3.2.

Đốt lông bằng enzim.............................................................................................................11

2.3.3.

Thiết bị hỗ trợ quá trình đốt lông:.......................................................................................11

2.4.

Giũ hồ............................................................................................................................................12

2.4.1.

Phương pháp giũ hồ.............................................................................................................13


2.4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công đoạn rũ hồ:............................................14

2.5.

Nấu, tẩy vải bông..........................................................................................................................14

2.5.1.

Nấu vải bông.........................................................................................................................14

2.5.2.

Tẩy vải....................................................................................................................................15

2.5.2.

Thiết bị hỗ trợ quá trình nấu tẩy vải.....................................................................................18

2.6.

Làm bóng vải bông.......................................................................................................................19

2.6.1.

Quy trình công nghệ làm bóng............................................................................................19

2.6.2.


Thiết bị hỗ trợ quá trình làm bóng......................................................................................21

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NHUỘM, IN HOA VẢI BÔNG..................................................................23
3.1.

Quy trình công nghệ nhuộm vải bông........................................................................................23

3.1.1.

Nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính:..................................................................................23

3.1.2.

Nhuộm bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên:.........................................................................29

3.1.3.

Dây chuyền thiết bị hỗ trợ quá trình nhuộm.......................................................................36

3.2.

Quy trình công nghệ in vải bông................................................................................................39

3.2.1.

In hoa bằng thuốc nhuộm hoạt tính......................................................................................39

Đỗ Huyền Trang

1



Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang
3.2.2.

In bằng pigment...................................................................................................................43

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIẶT....................................................................................46
4.1.

Giặt bằng nước.............................................................................................................................46

4.2.

Giặt khô.........................................................................................................................................47

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG NHÃN MÁC.....................................................................................................49
5.1. Nhãn dán là gì....................................................................................................................................49
5.1.1.

Nhãn phải tuân thủ về mặt luật pháp:..................................................................................49

5.1.2.

Các cơ quan hải quan.............................................................................................................54

5.1.3.

Các ngôn ngữ cần thiết...........................................................................................................54


5.1.4.

Các yêu cầu bảo mật...............................................................................................................54

5.1.5.

Các yêu cầu của vùng mà sản phẩm được nhập vào...........................................................56

5.1.6. Các yêu cầu để truyền tải tốt hơn các thông tin đến người tiêu dùng từ nhóm marketing
và phải tận dụng tốt nhất các nguồn lực từ nhóm phát triển trên....................................................56
5.2.

Các yêu cầu khu vực....................................................................................................................56

5.2.1.

Các nước thuộc châu Á Thái Bình Dương.........................................................................56

5.2.2.

Các nước thuộc Mỹ, Nam Mỹ và Canada...........................................................................56

5.2.3.

Châu Âu và các nước Trung Đông, Châu Phi...................................................................56

5.3.

Nhãn mác chung...........................................................................................................................56


5.3.1.

Nhãn treo, thẻ bài.................................................................................................................56

5.3.2.

Vị trí nhãn dính trên sản phẩm............................................................................................56

5.3.3.

Nhãn cỡ..................................................................................................................................58

5.3.4.

UPC sticker nhãn diện to.....................................................................................................58

5.3.5.

Nhãn trong sản phẩm...........................................................................................................58

5.4.

Biểu tượng tái chế........................................................................................................................58

Đỗ Huyền Trang

2


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Chương
Hình 1 1 Hình ảnh SEM cấu trúc xơ bông...............................................................4
Hình 1 2 Hình cấu trúc phân tử của xơ bông.............................................................5
Hình 1 3 Chỉ dẫn kí hiệu sử dụng quần áo từ xơ bông..............................................9
Chương 2Y
Hình 2. 1. Máy đốt lông cibiex................................................................................12
Hình 2. 2. Dây chuyên nấu tẩy vải Menzel.............................................................18
Hình 2. 3. Dây chuyền làm bóng kiềm lên tục........................................................21
Chương

Hình 3. 1. Sơ đồ nhuộm vải bông bằng phương pháp tận trích...............................26
Hình 3. 2. Sơ đồ nhuộm vải bông theo phương pháp tận trích................................32
Hình 3. 3. Sơ đồ nhuộm vải bông theo phương pháp tận trích................................34
Hình 3. 4. Máy nhuộm Jet cao cấp..........................................................................36
Hình 3. 5. Dây chuồm nhuộm cuộn ủ......................................................................37
Hình 3. 6 Máy nhuộm vải hthp cỡ trung.................................................................38
Chương

Hình 5. 1. Mã vạch hàng hóa...................................................................................55
Hình 5. 2. Nhãn chính.............................................................................................57
Hình 5. 3. Nhãn cỡ..................................................................................................57
Hình 5. 4. Nhãn in chuyển nhiệt..............................................................................58
Hình 5. 5. Biểu tượng tái chế...................................................................................59

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 1. Công nghệ thuốc nhuộm hoàn nguyên theo phương pháp giai đoạn......31

Đỗ Huyền Trang


3


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

CHƯƠNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LIỆU XƠ BÔNG
Trong số các xơ xenlulo thiên nhiên thì xơ bông được sử dụng nhiều nhất
trong các mặt hàng dệt may. Chính vì những đặc tính quý báu của xơ bông mà
chúng chiếm 50% tổng số khối lượng các loại xơ dùng trong công nghiệp. Xơ bông
phát triển trên vỏ của hạt bông chứa trong quả bông, quả bông gồm có nhiều múi
bông. Xơ bông là dạng xơ đơn.
1.1.

Hình thái cấu trúc của xơ bông

Thành phần chủ yếu cấu tạo nên xơ bông là xenlulo chiếm 88 – 96%, chất
pectin chiếm 1,2%, protein 1,3%, đường 0.3%, tro 1,2%, sáp 0,6%, các chất khác
1,4%.
Bằng phương pháp soi kính hiển vi với độ phóng đại từ 600 - 1.000 lần người
ta thấy rằng bông không có cấu trúc đặc mà nó xốp. Xơ bông hình dải dẹp, đầu
trên nhọn, khép kín đầu dưới gắn liền với hạt nên bằng, ở giữa có rãnh, phía ngoài
là thành xơ chứa xenlulo, thân sơ có rãnh xoắn, đầu trên xoắn nhiều hơn đầu dưới.
Mức độ xoắn trên thân sơ nhiều hay ít phụ thuộc vào bề dày của thành xơ. Bề dày
của thành xơ tăng dần theo mức độ chín của xơ. Mức độ chín của xơ tăng gần làm
cho rãnh xơ ngày càng thu hẹp lại, thành xơ dày lên.
Mặt cắt ngang của xơ bông có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào mức độ
chín của xơ. Xơ chưa chín có hình dạng uốn cong, xơ chín có hình dạng bầu dục,
xơ rất chín có hình dạng gần tròn.
Xơ bông chia thành ba lớp: lớp biểu bì phía ngoài, lớp thành xở giữa và trong

cùng là lớp rãnh giữa.
Bề dày của thành xơ và bề rộng của rãnh xơ là yếu tố quan trọng vì yếu tố
này ảnh hưởng đến 1 số tính chất của xơ.

Đỗ Huyền Trang

4


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Đỗ Huyền Trang

5


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Hình 1 1 Hình ảnh SEM cấu trúc xơ bông
1.2.

Đặc trưng cấu tạo của xơ bông

Xơ bông có thành phần chủ yếu là xelulo 88- 96%, thành phần này quyết
định chủ yếu tính chất của xơ bông.
Xenlulo được cấu tạo từ cacbon, oxy và hydro. Trong đó cacbon chiếm
44,4%, oxy chiếm 49,4%, hydro chiếm 6,2%.
Các đại phân tử xenlulo có cấu tạo mạch thẳng bao gồm nhiều mắt xích có
công thức [-C6 H10O5-]n .


Hình 1 2 Hình cấu trúc phân tử của xơ bông
1.3.

Tính chất cơ bản

-Tính tiện nghi:
+ Tính giữ nhiệt: xơ bông tương đối mảnh và mềm mại. Do đó chúng thường
đượ làm thành các sợi có tỉ lệ lỗ thoáng khí tương đối thấp. Để làm ẩm người ta

Đỗ Huyền Trang

6


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

thường làm sợi phồng to lên, tuy nhiên phải chọn sợi, cấu trúc bề mặt phù hợp tăng
độ nhám bề mặt.
+ Tính hấp thụ ẩm: có thể hấp thụ hơi nước đến 20% mà không cảm thấy ướt.
vải bông hấp thụ chất lỏng rất nhanh và có thể lên đến 65% so với khối lượng của
chúng mà không bị nhỏ giọt. Bông lâu khô. Độ ẩm sơ bông là 8% trong điều kiện
không khí tiêu chuẩn( nhiệt độ 200C2, độ ẩm tương đối của không khí 65%2).
+ Tính tiện nghi tiếp xúc: khi tiếp xúc với da cảm giác dễ chịu.
-Chiều dài xơ: thường nằm trong khoảng 20-40mm. Để dễ xoắn sợi xơ bông
cần có chiều dài lớn hơn 16mm.
-Khối lượng riêng của xơ bông 1,54- 1,56g/cm3.
-Độ giãn: khá thấp 6- 10%.
-Độ đàn hồi: kém phục hồi 75% nếu kéo dãn xơ đến 2%, khi kéo dã xơ đến
5% thì xơ bông chỉ phục hồi khoảng 50%.
-Phản ứng với nhiệt:

+ Là vật liệu không dẻo.
+ Tương đối tiền nhiệt chưa bị tổn thương ở nhiệt độ 1500 C trong nhiều giờ.
+ Ở 1200 C trong trạng thái ướt, xơ bông bắt đầu bị giảm bền và ở nhiệt độ
220 -4000 C thì xơ bông bị hủy diệt mạnh.
-Phản ứng với axit:
Kém bền với axit vô cơ, bị phá hủy mạnh ở nhiệt độ và nồng độ cao.
Chú ý sau khi xử lý axit phải vải bông cần được giặt sạch khỏi axit trước khi
đem sấy phơi khô.
-Phản ứng với kiềm:
+ Tương đối bền với kiềm xử lý kiềm bóng vải bông đồng thời tăng khả
năng nhuộm, hấp thu nước, tăng độ xúc và tăng bền.
+ Kiềm không trực tiếp phá hủy bông nhưng nếu có mặt các chất oxi hóa hay
ánh sáng vẫn có thể làm bông bị phân hủy.
-Phản ứng giữa chất khử và chất oxi hóa:
+ Chất khử (NA2SO4, Na2S) không ảnh hưởng đến xơ bông.
Đỗ Huyền Trang

7


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

+ Chất oxi hóa có tác dụng phá hủy bông tùy theo điều kiện phản ứng
(chuyển thành axit Xenlulo). Khi tẩy trắng vải bông có thể dùng chất oxi hóa như
NaHCO3, NaClO2, H2O2...
-Phản ứng của este và ete:
Có thể biến tính bông thành CMC( Cacboxyl Metal Cellulose) có khả năng
hòa tan trong nước nóng và kiềm yếu để dùng làm hồ sơị dọc, hồ in hoa.
-Khả năng hút ẩm và hòa tan:
+ Không hòa tan trong nước.

+ Độ hồi ẩm 8-8,5% là vật liệu dễ hút ẩm, thấm mồ hôi, vệ sinh, giúp loại trừ
tĩnh điện, độ bền trong nước tăng từ 10-12%.
+ Khả năng khô chậm do nước liên kết chặt với xơ bông.
+ Dễ bị nhiễm bẩn do có tính háo nước.
+ Trong nước bông bị trương nở nhưng lấy lại hình dạng ban đầu khi khô.
+ Tan trong đồng amoni [Cu(NH3)4].
-Khả năng nhuộm:
Do có nhiều nhóm OH nên sợ bông có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm trực
tiếp, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm hoàn nguyên hay thuốc nhuộm lưu
huỳnh.
-Tính dễ nhàu:
+ Do chứa nhiều nhóm có cực nên lực tương tác giữa các xơ tương đối mạnh,
dễ tái hợp ở vị trí mới, ngăn cản vật liệu phục hồi biến dạng và gây hiện tượng
nhàu.
+ Do xenlulozơ hút ẩm, trương nở trong nước nên dễ bị biến dạng mà không
trở về vị trí ban đầu.
-Chịu vi khuẩn và nấm mốc:
+ Bông kém bền vi sinh vật (giảm các tính chất cơ lý), dễ bị mốc, enzim của
một số vi sinh vật có khả năng làm chất xúc tác thủy phân cắt ngắn mạch xenlulo.
+ Sử dụng tính chất thủy phân để thực hiện các công nghệ hoàn tất như mài
vi sinh vải bò, làm nhẵn mặt vải bông, giảm trọng,,,
Đỗ Huyền Trang

8


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

1.4.


Các tạp chất của sơ bông

Bông là xơ dệt truyền thống, vì vậy không những cấu tạo và các tính chất
của xơ bông đã được nghiên cứu từ lâu và các tạp chất của xơ bông cũng được
nghiên cứu khá kỹ và chi tiết.
Trong số các tạp chất của xơ bông thì chất pectin, chất chứa Nitơ, các loại
đường và các nguyên tố kim loại trong thành phần của cho là những tạp chất được
nghiên cứu nhiều. Dưới đây là khái quát về cấu tạo tính chất của những tạp chất
thiên nhiên chủ yếu trong xơ bông:
-Chất pectin
Trong xơ bông chín hàm lượng của chất pectin lao động từ 0,9 đến 12% tùy
từng loại bông. Thành phần của pectin khá phức tạp trong đó của axit
Polygalacturonic ở dạng muối Canxi và Magie hoặc ở dạng đã bị metoxyl hóa 1
phần nhóm cacbon chiếm tỉ lệ chủ yếu.
Tính chất chung của pectin là khó hòa tan trong nước lạnh, trong nước sôi
hòa tan không hoàn toàn nhưng hòa tan triệt để trong dung dịch amoni axit
(COONH4)2 hay các dung dịch kiềm.
-Sáp bông
Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau,hàm lượng của nó
tính theo khối lượng xơ bông khô tuyệt đối thường từ 0.4-1.2% tùy thuộc vào
nguồn gốc cũng như độ chín của bông.
Sáp bông có thể tách ra khỏ xơ bằng các dung môi hữu cơ như : cồn, axeton,
ete, dầu hỏa, tolulen,...
Chức năng của sáp bông là để bảo vệ xơ, làm cho xơ trơn mượt, giảm ma sát
và chống thấm nước.
Trong quá trình tiền xử lí vải bông, để làm sạch sáp bông người ta thường
dùng dung dịch kiềm và chất nhũ tương để nhũ hóa ở nhiệt độ cao trên 1000C.
-Hợp chất chứa Nitơ
Hợp chất chứa nito xơ bông bao gồm các muối axit nitric( HNO3) và một
phần ở dạng hợp chất protein, chiếm 1-1.3% % cơ, tập trung chủ yếu ở lõi xơ.


Đỗ Huyền Trang

9


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Trong quá trình tiền xử lí,dưới tác dụng của kiềm ,các hợp chất chứa nito của
xơ bông sẽ bị làm sạch khỏi xơ.
Khối lượng tro của sơ bông chiếm trên 1% so với khối lượng bông tuyệt đối,
tùy thuộc vào nguồn gốc bông.
Thành phần tro chủ yếu là các muối tan của kali và natri, các muối không tan
là của các kim loại kiềm thổ, oxit sắt, oxit nhôm và oxit silic.
Khi hòa tan trong nước, dung dịch tro của xơ bông có kiềm tính do các oxit
Na2O và K2O hòa tan tạo nên.
-Một số hợp chất khác: thường chiếm 1 lượng rất nhỏ.
Hemi xenlulo là hỗn hợp của nhiều polysaccarit, không hòa tan trong nước
nhưng dễ hòa tan trong dung dịch kiềm loãng và dễ bị thủy phân bởi dung dịch axit
loãng.
Các chất màu thiên nhiên, hàm lượng nhỏ, thường gặp là các pigment màu
lục nhạt hoặc xám, có cấu tạo kem chặt chẽ,dễ bị mất màu dưới tác dụng của chất
oxy hóa.
Các đường đơn như đường fructo,đường malto,và đặc biệt là đường gluco
nhưng dễ hóa tan trong dung dịch kiềm loãng và dễ bị thủy phân bởi axit loãng.
1.5.

Nhận biết vải dệt từ sơ, xợi bông.

Nhận biết bằng phương pháp cảm quan: mặt vải không nhẵn, có xù lông tơ

nhỏ, cảm thấy mềm mại, mịn, mát tay khi cầm. khi kéo đứt một đoạn thấy dai, chỗ
đứt không bị xù lông.
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt: Khi đốt xơ bông cháy rất nhanh, có mùi
giấy cháy, tro màu xám, lượng ít, bóp dễ vỡ.
1.6.

Ứng dụng

- Xơ bông có thể dùng nguyên châts hoặc pha trộn voeí cacs loại xơ khacs
như polyester, nylon, acrylic, viscose và modal. Sự pha trộn với các xơ, sọi tổng
hợp để dễ sử dụng và tăng độ bền cho quần áo. Pha trộn với viscose và model để
tăng độ bóng, độ đồng đều màu mà vẫn hút ẩm tốt và hạ giá thành sản phẩm.
Modal pha với bông để tăng độ bền và độ giãn. Tỷ lệ pha trộn phổ biến nhất là:
50:50, 60:40, 70:30.
Đỗ Huyền Trang

10


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

- Xơ bông thường được dùng để sản xuất các sản phẩm sau:
+ May quần áo: Áo sơ mi, quần áo lót, quần áo ngủ, áo khoác ngoài,
vải chống thấm nước, quần bò…
+ Phụ kiện: Khăn tay, dây buộc, ruy băng…
+ Trong nhà: Ga trải giường, khăn traỉ bàn, vải trang trí, bọc nội thất,
khăn tắm, khăn mặt.
+ Trong kỹ thuật: Quần áo bảo vệ, vải bạt, vải nhựa, chỉ may.
+ Trong y tế: bông, băng, gạc…
1.7.


Chỉ dẫn sử dụng:
Bảo quản các chế phẩm từ xơ bông ở nơi cao ráo, thoáng mát. Bảng
chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ bông.

Hình 1 3 Chỉ dẫn kí hiệu sử dụng quần áo từ xơ bông

Đỗ Huyền Trang

11


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TIỀN XỬ LÍ VẢI BÔNG
Xơ bông có thành phần chính là xenlulozo ngoài ra còn có 1 số tạp chất khác
như tro, sáp bông, hợp chất nito.... Trong quá trình kéo sợi và dệt cần đưa thêm vào
sợi dọc 1 lượng hồ cần thiết. Những tạp chất này làm cho vải mộc cứng, vàng, khó
thấm nước, thấm mồ hôi, các dung dịch hóa chất và thuốc nhuộm. Để đáp ứng
được các nhu cầu trong quá trình sủ dụng, dễ bắt màu khi nhuộm vải, cần được loại
bỏ tạp chất bằng các phương pháp hóa học. Vì vậy, quá trình này cũng có thể gọi là
quy trình tiền xử lí vải. Thông thường quy trình tiền xử lí vải bông thường bao
gồm các công đoạn sau:
Vải mộc Kiểm tra, phân loại Đốt lông Giũ hồ Nấu Tẩy Làm bóng .
2.1.

Vải mộc

Sợi bông sau khi dệt vải được thay đổi hình dạng liên kết vật liệu từ sợi
nguyên liệu sang vải mộc. Vải mộc sau khi dệt thường chứa các tạp chất trong xơ,

cũng như tạp chất thêm vào trong quá trình kéo sợi.
Chính vì những tạp chất này là cho vải mộc trở nên cứng, vàng, khó thấm
nước, mồ hôi…
2.2.

Kiểm tra, phân loại

Đây là công đoạn kiểm tra vải mộc xem có đủ số lượng cũng như đúng chất
lượng không.
Kiểm tra phân loại các loại vải để cho vài các quá trình tiếp theo.
Kiểm tra các khâu nối đầu dây.
2.3.

Đốt lông
2.3.1. Đốt lông cơ học

Đây là quá trình kĩ thuật nhằm mục đích loại bỏ những đầu xơ nằm nhô lên
trên mặt vải, làm cho vải nhẵn, đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuộm, in
hoa tiếp theo được dễ dàng. Trừ một số vải như vải nhung, khăn mặt… không cần
Đỗ Huyền Trang

12


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

quá trình này, còn tất cả các vải khác kể cả vải pha đều cần được đốt đầu xơ. Tùy
theo yêu cầu chất lượng sản phẩm mà ta có thể đốt 1 mặt hay 2 mặt vải.
Có nhiều máy đốt đầu xơ khác nhau, nhưng về nguyên lí thì có hai loại chính:
-Đốt bằng cách cho vải chạy tiếp xúc với mặt kim loại nóng đỏ 700-9000C.

-Đốt đầu xơ bằng cách cho qua ngọn lửa của hệ thống đèn khí.
Trong hai phương pháp trên thì phương pháp đốt thứ 2 ( cho qua ngọn lửa
của hệ thống đèn khí) được sử dụng phổ biến hơn trong nghành công nghiệp dệt vì
hiệu suất cao, giảm chi phí năng lượng và điều kiện vệ sinh.
Tùy theo vải cũng như nhiệt độ ngnj lửa mà người ta chọn tốc độ chuyển
động của vải thích hợp. Thường thì tốc độ chuyển động của vải trong khoảng 100110m/phút.
2.3.2. Đốt lông bằng enzim
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cắt lông enzim:

-Nhiệt độ pH

Thông thường
Cellulose trung tính

-Dung tỷ
-Thiết bị và hóa chất
-Loại enzim
-Phương pháp gia nhiệt
-Thời

gian xử lí

-Chất

lượng nước

2.3.3.

Thiết bị hỗ trợ
quá trình đốt

lông:
Máy đốt lông

vải

Đỗ Huyền Trang

13


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Hình 2. 1. Máy đốt lông cibiex
Cấu hình:
3.
02 - 06 thanh đốt với các lỗ bằng thép không gỉ đốt trên cả hai mặt của
vải, với sự điều chỉnh hướng từ trực tiếp đến sự tiếp xúc của ngọn lửa theo phương
tiếp tuyến
4.

Những thanh đốt được xoay và tự động tắt khi máy được dừng lại

5.
Van cấp điều khiển tỷ lệ phần trăm cho khả năng phối trộn đầy đủ các
hỗn hợp không khí / khí cho mỗi thanh đốt
6.
Trang bị các trục làm mát vải, giữa vải ở điều kiện kiểm soát và lắp
song song với các đầu đốt.
2.4.


Giũ hồ

Đỗ Huyền Trang

14


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Trước khi dệt, các loại sợi dọc từ xơ bông được hồ bằng một màng cao phân
tử bao quanh sợi giúp chúng có khả năng chống lại tác dụng cơ học trong quá trình
dệt, làm cho sợi ít bị đứt để tăng năng suất dệt. Nhưng màng ồ này khi còn nằm
trong vải làm vải cứng và khó tấm nước cũng như các dung dịch hóa chất, thuốc
nhuộm. Vì vậy, trước khi nấu tẩy các loại vải bông cần giũ hồ .
Tùy theo thành phần cũng như hàm lượng hồ có trên vải mà người ta chọn
quy trình công nghệ giũ hồ thích hợp. Hiên nay, sợi bông vẫn được ồ chủ yếu bằng
tinh bột( ngô, khoai, sắn), trong thành phần của hồ ngoài tinh bột còn có chất bôi
trơn, chất làm mềm, chất chống mốc, nhưng chủ yếu vẫn là tinh bột.
Hàm hượng hồ thường chiếm 4-5% khối lượng của vải. Vì vậy mục đích của
quá trình giũ hồ là chuyển tinh bột đến dạng phan tử thấp dễ bị giặt ra khỏi vải,
nhưng không được làm tổn thương đến độ bền của vải.
2.4.1. Phương pháp giũ hồ
Để giũ hồ người ta thường dùng các tác nhân có tác dụng thủy phân tinh bột
khác nhau như: axit, kiềm, chất oxy hóa, men vi sinh vật,… Dưới tác dụng của các
tác nhân này, tinh bột sẽ bị thủy phân thành các sản phẩm khác nhau, có thể trình
bày như sau:
[C6H10O5]n + n H2O  a[C6H10O5]n1 + b[C6H10O5]n2+ c[C6H10O5]n3 +….
Trong đó: n1, n2, n3….. n
Có nhiều phương pháp giũ hồ vải bông nhưng phổ biến nhất là các phương
pháp sau:

3.
Giũ hồ bằng dung dịch axit loãng: vải mộc sau khi được ngâm bằng
dung dịch H2SO4 2 – 4g/l, cán ép và ủ ở 20 -25oC trong hai giờ thì giặt. Tránh để
vải khô vì khi vải khô thì dung dịch axit sẽ trở nên đậm đặc và vải sẽ bị phá hủy.
4.
Giũ hồ bằng dung dịch k-iềm: vải mộc được ngâm bằng dung dịch
NaOH 4-7g/l, ủ trong bể ủ từ 8- 12 giờ ở 25- 30 o C, ít nguy hiểm nhưng thời gian
lâu.
5.
Giũ hồ bằng chất oxy hóa: trong số các chất oxy hóa, người ta thường
dùng cloramin T và natri bromit (NaBrO2), khi giũ hồ bằng dung dịch cloramin T
vải được ngấm bằng dung dịch chứa 1 – 3% chất này ở nhiệt độ sôi và ủ 2-5h.

Đỗ Huyền Trang

15


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Trong quá trình ủ, cloramin T sẽ bị thủy phân làm giải thoát ra natri
hypoclorit, là chất oxy hóa có tác dụng phá hủy tinh bột.
Phương trình phản ứng:
CH3-C6H4-SO2-N(NaCl) + 2H2O  CH3-C6H4-SO2-NH2 + NaClO+ H2O
 Ưu điểm của phương pháp này là tinh bột sẽ bị phá hủy triệt để, vải được
tẩy trắng sơ bộ.
Khi dùng natri bromit thì ngâm vải bằng dung dịch chứa 0.1 – 0.3% NaBrO 2;
0.1% Na2CO3 và 0.1% chất ngấm ở 600C. Sau khi ngâm, hiệu quả giũ hồ cao.
6.
Giũ hồ bằng men vi sinh vật: là phương pháp có nhiều ưu điểm, men

vi sinh vật không là ảnh hưởng đến xenlulozo, nó chỉ thủy phân tinh bột đến các
phẩm vật dễ hòa tan, hiệu quả giũ hồ cao. Trong công nghiệp, tùy theo nguồn gốc
men mà chọn công nghệ giũ hồ cho thích hợp.
Với các chế phẩm nấm mốc thường giũ hồ ở 50 – 80 oC, với pH = 4.5 – 2,
hàm lượng men trong dung dịch trong khoảng 1 – 1.5g/l, vải ủ trong 1 – 2h
Khi dùng các chế phẩm men vi khuẩn, vải được ngấm ép bằng dung dịch
chứa 1- 1.5g/l chế phẩm men, ở 70 – 80oC và ủ trong thời gian 0.5 – 2h. Sau khi ủ,
vải được giặt mạnh bằng nước nóng và nước lạnh. Dùng men vi sinh vật đẻ giũ hồ
rất thích hợp khi gia công hóa học vải theo phương pháp liên tục.
2.4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công đoạn rũ hồ:

- Số lượng và bản chất các loại hồ thực tế trên sơi dọc.
- Độ nhớt của hồ trong dung dịch
- Đặc tính và độ dày của màng hồ trên các sợi
- Cấu trúc vải
- Phương pháp rũ hồ,
- Công đoạn giặt sau rũ hồ.
2.5.

Nấu, tẩy vải bông
2.5.1. Nấu vải bông

Nấu là quá trình gia công quan trọng có tính quyết định đến chất lượng làm
sạch hóa học vải bông. Sau khi giũ hồ, trên vải vẫn còn 1 số tạp chất thiên nhiên và
Đỗ Huyền Trang

16



Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

1 phần hồ còn lại. Sau khi nấu, vải sẽ có độ mao dẫn và khả năng thấm nước, khả
năng hấp thụ thuốc nhuộm cao, vải mềm và đẹp hơn do trong quá trình nấu cấu
trúc lý học của xơ bị thay đổi.
Quy trình công nghệ nấu thực hiện như sau: vải hoặc sợi bông sau khi ngấm
bằng dung dịch nấu được xếp vào nồi nấu ở 120-130 oC( áp suất 2 – 3at) trong 3-8h
với modun bằng 3,5- 4,5( tỷ lệ giữa dung dịch nấu vải và theo khối lượng).
Sau khi nấu dung dịch được thải bỏ, vải được giặt nóng, lạnh trong nồi sau đó
ra vải. Tác dụng của các tác nhân trong dung dịch nấu như sau:
- Xút( NaOH): là thành phần chủ yếu trong dung dịch nấu vải, làm nhiệm vụ
phá hủy các tạp chất thiên nhiên của xenlulozo. Dưới tác dụng của xút, các chất
béo có trong vải sẽ chuyển thành dạng muối dễ tan ( xà phòng), xà phòng mới tạo
thành sẽ góp phần nhũ hóa sáp có trên vải. Xút này cò phá hủy hợp chất chứa Nito,
biến chúng thành các axit amin. Xút thủy phân các chất pectin thành rượu metylic
và axit galatic là những chất dễ tan trong nước và sẽ bị giặt ra khỏi vải. Ngoài tác
dụng hóa học, xút còn làm cho xenlulozo trương nở mạnh, vì vậy sau khi nấu vải
trở nên mềm mại, dễ thấm nước.
-Natri bisunfit NaHSO3: sau khi xếp vải vào nồi, mặc dù đã dùng các biện
pháp khác nhau để laoij bỏ không khí ra khỏi lò nấu, nhưng vẫn còn sót lại những
bọt khí nằm giữa các lớp vải. Dưới tác dụng của kiềm, ở nhiệt độ cao oxy có trong
các bọt khí này sẽ làm oxy hóa xenlulozo làm cho vải giảm độ bền. Để ngăn ngừa
hiện tượng này, người ta đưa vào dung dịch nấu NaHSO3( chất khử yếu) và nó sẽ
kết hợp với oxy có trong nồi nấu tạo ra phản ứng:
2NaHSO3 + O2 

2NaHSO4

Nhờ có natri bisunfit mà độ bền được bảo vệ.

- Natri silicat Na2SiO3: nước dùng trong công nghiệp dệt từ các nguồn khác
nhau thường chứa một hàm lượng sắt hydroxit( Fe(OH) 3) ở dạng phân tán cao,
chúng dễ dàng hấp thụ vào xenlulozo để tạo thành rỉ sắt khó giặt khỏi vải. Khi có
mặt trong dung dịch nấu, natri silicat có tác dụng làm keo tụ hydroxit sắt, chuyern
chúng về dạng phân tán thô khó hấp thụ vào vải, nen ngăn ngừa sự tạo thành rỉ sắt
trên vải. Ngoài ra, natri silicat còn có tác dụng hấp thụ các phẩm vật mới bị phá
hủy của các tạp chất của xenlulozo, làm cho chúng không có khả năng bám lại vải,
làm tăng độ sạch của vải, vải sễ trắng hơn.
Đỗ Huyền Trang

17


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

- Chất hoạt động bề mặt ( chất trợ): khi đưa vào dung dịch nấu, chất hoạt động
bề mặt làm tăng khả năng thâm ướt của vải, làm cho vải nấu đều hơn. Ngoài ra,
chất hoạt động bề mặt còn nhũ hóa sáp là tạp chất khó tách hơn cả, chuyển nó vào
dung dịch nấu dưới dạng hạt nhũ tương. Để dùng vào mục đích này, người ta
thường dùng dầu đỏ, xà phòng và các chất hoạt động bề mặt không mang ion.
2.5.2.

Tẩy vải

Sau quá trình nấu, hầu hết các tạp chất của xenlulozo đã bị phá hủy
nhưng vẫn còn vải vàng vì trên vải còn chứa các tạp chất màu tự nhiên. Để
làm tăng độ sáng của vải, người ta thường dùng các hợp chất hóa học để xử lí,
vì vậy quá trình này gọi là tẩy trắng hóa học.
Yêu cầu: tăng độ trắng của vải mà không làm tổn thương đến độ bền cơ
học của vải.

Dưới đây là một số chất tẩy trắng thông dụng:
- Tẩy trắng bằng natri hypoclorit (NaClO): natri hypoclorit dược
điều chế dưới dạng dung dịch bằng cách điện phân muối ăn( không có
màng ngăn) hay sục khí clo vào dung dịch xút. Trong nước nó tồn tại ở
các dạng sau:
NaClO + HClO  HClO + NaOH
Tùy theo độ pH của môi trường mà NaClO có thể phân ly và đồng
thời tồn tại dưới dạng hợp chất sau
Trong môi trường kiềm sẽ có:
NaClO + H2O  HClO + NaOH
2HClO  Cl2O + H2O
HClO

 OH- + Cl+

(1)
(2)
(3)

Trong môi trường axit, khí Clo thoát ra theo phương trình :
HClO +HCl  Cl2 + H2O

(4)

Trong bốn phản ứng trên, tất cả các nguyên tử clo trong các hợp
chất: NaClO, HClO, Cl2O đều mang điện tích dương nên không bền, luôn
có xu hướng thu thêm electron để trở về dạng Cl- ổn định,vì vậy mà nó có
khả năng oxy hóa mãnh liệt và có khả năng phá hủy chất màu nên có khả
Đỗ Huyền Trang


18


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

năng tẩy trắng. Phần clo mang điện tích dương vì có thể gọi là clo hoạt
động.
Khi tẩy trắng bằng natri hypoclorit, người ta không nên tiến hành
trong môi trường axit vì sx thoát ra khí clo độc, mà tiến hành trong môi
trường kiềm yếu( pH= 9- 11), khi đó dung dịch natri hydroxit tương đối
ổn định, độ trắng đạt được cao và xenlulozo ít bị tổn thương nhất.
Điều kiện công nghệ để tẩy trắng vải bông: vải đã nấu được ngâm
bằng dung dịch chứa 0.5g/l clo hoạt động ở 25- 30oC, ép với mức ép 110120% và ủ trong 2- 3h. Để đảm bảo độ pH= 9- 11, khi cần thiết phải đưa
thêm vào dung dichjtaayr 0.1- 0.2g/l Na2CO3 hoặc NaOH. Kết thúc quá
trình tẩy, vải được giặt nhiều lần bằng nước lạnh và khử clo dư bằng
dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaHSO3.
- Tẩy trắng bằng natri clorit (NaClO2): natri clorit thường được sản xuất ở
dạng bột ngậm ba phân tử nước. Khác với natri hydroxit, tác dụng tẩy
trắng của natri clorit thể hiện trong môi trường axit và bằng oxy nguyên
tử mới thoát ra khi bị phân hủy. Trong môi trường axit yếu, natri clorit
phân giải theo các phản ứng sau đây:
5ClO-2 + 2H+  4ClO2 + Cl- + 2OH-

(1)

3ClO2

 2ClO3 + Cl-

(2)


ClO2-

 Cl- + 2O-

(3)

Trong 3 phản ứng này thì phản ứng (1) và phản ưng (2) xảy ra trong
môi trường axit mạnh, không có tác dụng tẩy. Phản ứng (3) xảy ra trong
môi trường axit yếu, thoát ra oxy nguyên tử có khả năng oxy hóa mạnh,
nen có khả năng tẩy trắng. Vì natri clorit chỉ có oxy hóa nhóm adehit nên
sau khi tẩy trắng xenlulozo nó ít làm ảnh hưởng đến độ bền của vải, nên
được tẩy trắng các loại xenlulozo.
Thành phần của dung dịch tẩy trắng và điều kiện công nghệ tẩy
trắng natri clorit:
NaClO:

1-3% ( so với vải)

CH3COOH( 85%):

0.3-0.8( ml/l)

Chất ổn định

0.5- 1.5g/l

Đỗ Huyền Trang

19



Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Quá trình tẩy trắng được bắt đầu từ 400C với độ pH = 3 – 4 trong
thời gian 30 phút. Tăng nhiệt độ lên đến 80 – 85 oC và gia công tiếp ở
nhiệt độ này trong 40- 60 phút. Cuối cùng vải được giặt nóng và giặt
lạnh.
Quá trình công nghệ tẩy theo phương pháp này nhìn chung cũng
đơn giản,khó khăn lớn nhất là phải khống chế độ pH3, có như vậy mới
hạn chế sự thoát khí ClO2 vừa độc, vừa ăn mòn thiết bị vì vậy nên thiết
bị dùng để tẩy trắng bằng NaClO2 phải chế tạo bằng thép hợp kim titan.
- Tẩy trắng bằng hydro peroxit ( H2O2): đây là tác nhân tẩy trắng được sử
dụng rộng rãi hơn cả trong nền cong nghiệp dệt hiện nay, H 2O2 là hợp
chất không bền nhiệt động, nó bị phân hủy mạnh khi có mặt kiềm và xúc
tác( là các cation của các muối kim loại nặng như Fe, Pb, Cu, Co,… ). Vì
vậy, khi tẩy trắng bằng H2O2 phải tránh sự có mặt của các kim loại nặng
kể trên.
Hydro peoxit là một axit yếu nên bền trong môi trường axit nhưng
kém bền trong môi trường kiềm. Nó thường sản xuất dưới dạng kỹ thuật,
chứa 30 -40% H2O2 goị là perhydrol và được bảo quản trong bình chứa
bằng nhôm, théo không gỉ hoặc chất dẻo. Nhiệt độ càng thấp,độ pH càng
thấp thì dung dịch H2O2 càng dễ bảo quản.
Bản chất tẩy của H2O2 như sau:
H2O2  H+ + HO2-

(1)

Ion perhydroxyl (HO-2 ) là phần hoạt động nhất của dung dịch này
và hàm lượng của nó ngày càng tăng do ion H + ở vế phải của phương

trình bị trung hòa bởi ion HO- của môi trường kiềm, do vậy cân bằng
phương trình phản ứng sẽ chuyển về phía phải, HO -2 không bền tiếp tục
bị phân hủy theo phương trình:
HO2- + H2O2  H2O + OH- + 2O

(2)

OH- + H2O2  HO-2 + H2O

(3)

Cứ như vậy, phản ứng phân giải H 2O2 tiếp tục xảy ra theo phản ứng
(1), (2), (3), và oxy nguyên tử được tạo thành chính là tác nhân tẩy trắng.

Đỗ Huyền Trang

20


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Hydro peroxit được sử dụng tẩy trắng là sản phẩm dệt từ sợi
xenlulo( sợi bông) theo phương pháp gián đoạn, bán liên tục và liên tục.
Khi tẩy bông người ta thường tiến hành nấu tẩy đồng thời trong nồi
nấu bằng dung dịch có thành phần:
H2O2 ( 100%):

1.5- 2g/l

Na2SiO3 (d= 1.46):


6- 8g/l

NaOH ( 9%):

2- 2.5g/l

Chất ngấm:

1-1.5g/l

Độ pH:

10

Sau khi giũ hồ, vải được nấu trong nồi bằng dung dịch có thành
phần kể trên ở 95 – 1000C trong 2 - 4h, sau đó được giặt nhiều lần bằng
nước nóng và nước lạnh. Đối với vải có bông dày và nhiều tạp chất thì
trước khi tẩy, vải phải được nấu bằng dung dịch kiềm đã trình bày ở trên.
Ưu điểm của H2O2: đạt độ trắng cao, điều kiện làm việc vệ sinh và công

nghệ đơn giản hơn so với dùng natri hypoclorit vì không cần xử lí thêm sau khi
tẩy. Chất ổn định rẻ tiền, dễ kiếm.
Nhược điểm: dễ tạo thành kết tủa không ăn bám vào thành thiết bị rất khó
khủ sạch bằng biện pháp hóa học.
2.5.2.
vải

Thiết bị hỗ trợ quá trình nấu


tẩy

Dây chuyền Nấu – Tẩy liên tục

Đỗ Huyền Trang

21


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Hình 2. 2. Dây chuyên nấu tẩy vải Menzel

Cấu hình
Dây chuyền OPTIBLEACH thiết kế dựa trên các bể giặt OPTIWASH, bộ
ngấm hóa chất hiệu suất cao OPTIMAX, buồng chưng hơi OPTISTEAM trang bị
sàn chuyển vải kiểu “sàn bước” và hệ thống bể giặt hiệu suất cao.
Dây chuyền OPTIBLEACH kết hợp hệ thống kiểm soát quá trình và dosing
tự động OPTIDOS đảm bảo độ lặp cao, tạo ra sản phẩm chất lượng hàng đầu..
Hệ thống ngấm OPTIMAX giúp tiết kiệm đến 15% dung dịch tẩy.
Hệ thống ENERGYSAFE kiểm soát nhiệt độ nước thải giặt cùng với hệ
thống trao đổi nhiệt giúp giảm lượng nhiệt tiêu thụ lên đến 75%.
100% kết cấu máy làm bằng thép không rỉ 316.
Ứng dụng
Bằng cách tăng hiệu quả tẩy và giảm chi phí sản xuất, dây chuyền tẩy trắng
Menzel phù hợp với mục đích sinh thái và môi trường.
2.6.

Làm bóng vải bông
2.6.1. Quy trình công nghệ làm bóng.


Làm bóng là một trong những quá trình quan trọng để nâng cao chất
lượng vải bông. Thực chất của làm bóng là quá trình gia công vải( sợi) bằng
dung dịch kiềm đậm đặc ở nhiệt độ thấp ( 15- 18 0C) trong thời gian ngắn, khi
vải luôn ở trạng thái bị kéo căng. Sau quá trình gia công nay, vải sẽ đạt được
độ bóng nhất định, đồng thời độ hút ẩm và khả năng nhuộm màu của vải tăng
lên. Kết thúc quá trình này, vải được giặt sạch kiềm bằng nhiều biện pháp
khác nhau nhưng sự thay đổi chính của bông là:
- Sự thay đồi cấu trúc lý học của xơ: trong quá trình làm bóng dưới tác
dụng của dung dịch xút kiềm đậm đặc ở nhiệt độ thấp, xơ bông do bị hydrat
hóa nên trương nở mạnh theo tiết diện và co rút chiều dài. Do vậy mà mặt
ngoài của xơ bông trở nên phẳng, nhẵn, khả năng phản xạ ánh sáng chiếu vào
nó tăng hơn trước nhiều nên xơ trở nên bóng. Quá trình gia công này vải chỉ
cần đạt được độ bóng cần thiết nếu như vải được kéo căng, và độ bóng đạt
Đỗ Huyền Trang

22


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

được gần như tỉ lệ thuân với độ căng của vải. Nếu như xử lí bằng dung dịch
kiềm đậm đặc mà không bị căng thì vải( sợi) bông sẽ co 25 – 30% theo chiều
dài, làm cho vải xốp hơn, dày hơn nhưng không bóng.
Dưới tác dụng của dung dịch xút đậm đặc, các gốc D- glucozo của
machj phan tử xenlulozo bị xoay đi 1 góc 90 0, nên chúng sẽ nằm cùng
trên một mặt phẳng. Đây là nguyên nhân làm cho xơ phản xạ ánh sáng tốt
hơn, trở nên bóng hơn.
Ngoài hiệu quả bóng, trong quá trình gia công này do xơ bông bị
trương nở mạch làm thay đổi sự sắp xếp của các đại phân tử xenlulozo,

làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử, làm cho xốp
hơn, dễ thấm nước, thấm mồ hôi và dễ nhuộm hơn.
- Quá trình hóa học xảy ra khi làm bóng:
Trong quá trình làm bóng, dưới tác dụng của xút, xenlulozo sẽ
chuyển về xenlulozo- kiềm theo một trong hai dạng:
[C6H7O2(OH)2ONa]2 và [C6H7O2(OH)3.NaOH]n
Quá trình tạo thành xenlulozo- kiềm là quá trình thực hiện các phản
ứng tỏa nhiệt. Nồngđộ kiềm càng cao thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn.
Lượng nhiệt được xenlulozo hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ
của dung dịch kiềm. Nồng độ kiềm càng cao và nhiệt độ càng thấp thì
lượng kiềm được xenlulozo hấp thụ càng tăng. Xenlulozo- kiềm dù ở
dạng nào cũng là hợp chất không bền, nó dễ dàng bị thủy phân khi rửa để
trở thành dạng xenlulozo [C6H7O2(OH)2]n . Xenlulozo đã qua xử lí kiềm
như vậy có cấu trúc xốp hơn nhiều so với ban đầu nên gọi hydrat
xenlulozo. Ở điền kiện tiêu chuẩn, xenlulozo đã làm bóng có hàm ẩm cao
hơn xenlulozo ban đầu và thường trong khoảng 9.5- 10.5 %.
Ngoài những biến đổi chính, trong quá trình làm bóng, dưới tác
dụng của dung dịch xút đậm đặc một số tạp chất còn lại của xơ bông
cũng bị phá huyrlafm cho xơ bông trở nên sạch hơn. Chính vì vậy người
ta thường làm bóng đã qua nấu để tránh cho xút thu hồi không quá bẩn.
Điều kiện công nghệ làm sạch bóng: các yếu tố có tính chất quyết
định hiệu quả làm bóng vải( sợi) bông là nhiệt độ, nồng độ, kiềm, thời gian và
mức độ căng của vải. Nhiệt độ càng thấp thì xơ bông càng trương nở mạnh
Đỗ Huyền Trang

23


Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang


trong kiềm nhưng nếu nhiệt độ quá thấp thì độ nhớt của dung dịch kiềm tăng,
xút sẽ ngấm vào vải, nhiệt độ tối ưu thường là 15 – 18 0C. Để đạt được nhiệt
độ này, ở máng ngấm kiềm phải được làm sạch. Nồng độ xút tốt nhất hơn cả
là trong khoảng 220-300g/l ( khi làm bóng vải khô), còn nếu như làm bóng
vải ướt thì nồng độ dung dịch xút cấp vào máng cân bằng là 480 – 500g/l.
2.6.2.

Thiết bị hỗ trợ quá trình làm bóng

Dây chuyền Làm bóng kiềm liên tục

Hình 2. 3. Dây chuyền làm bóng kiềm lên tục
Cấu hình:
Dây chuyền OPMERC thiết kế dựa trên hệ thống có xích, không xích
hoặc HYBRYD kết hợp xích – trục

Đỗ Huyền Trang

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×