Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN BA LÀNG AN (QUẢNG NGÃI) TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

PHẠM VĂN SANG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƢ DÂN BA LÀNG AN (QUẢNG NGÃI)
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

PHẠM VĂN SANG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƢ DÂN BA LÀNG AN (QUẢNG NGÃI)
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Lịch Sử văn hóa
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG

Hà Nội - 2019




LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống mỗi người, có rất nhiều những niềm vui và một trong
những niềm vui lớn của mỗi người học viên đó là hoàn thiện luận văn thạc sĩ của
mình. Nó là minh chứng cho thành quả nghiên cứu khoa học của mỗi người và
cũng là minh chứng về sự khẳng định năng lực bản thân của mỗi người. Với tôi,
khi bắt tay vào làm luận văn tốt nghiệp tôi rất lo lắng, nhưng tôi nghĩ đây sẽ là
một thử thách cho bản thân mình và tôi cần vượt qua.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đem hết tâm huyết, truyền dạy
cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm làm việc quý báu, giúp người học có
hành trang vững chắc để phục vụ tốt cho công việc của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Lê Hồng Khanh, giám đốc bảo tàng tỉnh
Quảng Ngãi, cùng UBND xã Sơn Tịnh, UBND xã Tịnh Kỳ và UBND huyện Lý
Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp tư liệu, hình ảnh để tôi hoàn thành luận
văn thạc sĩ của mình.
Là một phần cuộc sống của tôi, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và những người
thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên, cung cấp cho tôi những
điều kiện sống và học tập tốt nhất để tôi có thể thực hiện ước mơ của mình.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người đã cho tôi kiến thức
quý giá để tôi có thể tự tin hoàn thành và bảo vệ luận văn, đó là TS.Nguyễn Tiến
Đông. Trong quá trình viết luận văn, thầy đã tạo điều kiện cho tôi phát huy năng
lực bản thân, cung cấp cho tôi những phương pháp tiếp cận để tài một cách khoa
học và hiệu quả nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phạm Văn Sang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH


Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CNXH, XHCN

Chủ nghĩa xã hội, Xã hội chủ nghĩa

ĐSVH

Đời sống văn hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

TS

Tiến sĩ

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn............................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................................................... 10
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BA LÀNG AN Ở
QUẢNG NGÃI................................................................................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động đời sống văn hóa .......................................... 11
1.1.1 Khái niệm về văn hóa ................................................................................. 11
1.1.2 Khái niệm về đời sống văn hóa .................................................................. 12
1.2.Vị trí địa lý và lịch sử hình thành .............................................................. 14
1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 17
1.3. Đặc trƣng về kinh tế ................................................................................... 23
1.3.1. Ngư nghiệp ................................................................................................ 23
1.3.2. Nông nghiệp .............................................................................................. 24
1.3.3. Tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp .......................................................... 26
1.3.4. Thương mại - dịch vụ ................................................................................ 27
1.4. Đời sống xã hội............................................................................................ 28
1.4.1. Đặc điểm dân cư ....................................................................................... 28
1.4.2. Gia đình và dòng họ .................................................................................. 29
1.4.3. Bộ máy hành chính .................................................................................... 34
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƢ DÂN BA LÀNG AN TRUYỀN
THỐNG .............................................................................................................. 38
2.1. Đời sống văn hóa vật chất.......................................................................... 38

2.1.1.Ăn uống ...................................................................................................... 38
2.1.2. Mặc ............................................................................................................ 41
2.1.3. Ở ................................................................................................................ 42
2.1.4. Đi lại .......................................................................................................... 45


2.2. Đời sống văn hóa tinh thần........................................................................ 46
2.2.1.Tín Ngưỡng................................................................................................. 46
2.2.2. Phong tục tập quán ................................................................................... 58
2.2.3.Giáo dục- khoa cử ...................................................................................... 62
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN BA LÀNG AN HIỆN NAY ..... 65
3.1. Văn hóa vật chất ......................................................................................... 65
3.2. Đời sống văn hóa tinh thần........................................................................ 70
3.2.1. Tín ngưỡng trong cộng đồng..................................................................... 70
3.2.2.Tín ngưỡng trong gia đình ......................................................................... 75
3.2.3. Một số hoạt động tôn giáo khác ................................................................ 76
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 78
CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN BA
LÀNG AN........................................................................................................... 80
4.1. Một số đặc trƣng nổi bật............................................................................ 80
4.1.1. Yếu tố biển - đảo rõ nét trong nền văn hóa của Ba làng An ..................... 80
4.1.2. Sự đan xen của các lớp dân cư Chămpa- Việt .......................................... 81
4.1.3. Tính khai phá - thích ứng .......................................................................... 83
4.2. Mối quan hệ văn hóa cƣ dân Ba làng An với đảo Lý Sơn ...................... 86
4.2.1. Đời sống văn hóa cư dân đảo Lý Sơn ....................................................... 86
4.2.2. Mối liên hệ văn hóa giữa cư dân Ba Làng An với đảo Lý Sơn ................. 93
4.3. Những mặt hạn chế và giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn
hóa lành mạnh, bền vững trong thời kỳ hiện nay của cƣ dân vùng biển đảo
tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................ 99

4.3.1. Những mặt hạn chế ................................................................................... 99
4.3.2. Những giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa lành mạnh, bền vững
trong thời kỳ hiện nay của cư dân vùng biển đảo tỉnh Quảng Ngãi ...................... 101
Tiểu kết chương 4.............................................................................................. 103
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 106
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam và
một địa lý chính trị, kinh tế rất quan trọng. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 27
trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong
63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa
dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Việc phát triển kinh tế dựa trên
những lợi thế về tự nhiên là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng
của Việt Nam.
Những nghiên cứu để bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Trong đó có văn hóa của các ngư dân vùng ven biển của mỗi vùng miền đã và
đang đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng nền tảng kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta. Những nghiên cứu tạo tiền đề lưu giữ
và đúc rút những kinh nghiệm quý báu của các cư dân trong quá trình phát triển
kinh tế biển, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Văn hóa cư dân vùng biển với lối sống đa dạng, các lễ hội phong phú
chính là một nét đẹp trong nền văn hóa của dân tộc ta. Đây được coi là “tầm
nhìn đại dương” trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành thì những giá trị văn hóa cư dân
vùng ven biển đang bị dần mai một. Việc những kinh nghiệm quý báu trong quá
trình ra khơi đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế không được duy trì tốt hay

những lễ hội của cư dân vùng ven biển được khôi phục một cách tùy tiện, không
có quy luật, thiếu tính định hướng. Thậm chí những giá trị lịch sử trong mối
quan hệ cư dân đất liền với vai trò khai hoang tại các hòn đảo tiền tiêu của đất
nước cũng dần bị lãng quên. Tất cả những điều đó đang làm mai một đi những
giá trị văn hóa tốt đẹp của cư dân biển, thậm chí một số văn hóa đi bị bị quên
lãng ảnh hưởng tới sự phát triển. Chính vì thế, việc nghiên cứu văn hóa cư dân
một vùng biển có kinh nghiệm biển đảo lâu năm, đời sống văn hóa phát triển
được coi là giá trị quan trọng trong việc phát triển đất nước.
1


Quảng Ngãi là một vùng đất cổ, người dân có nhiều kinh nghiệm quý báu
trong việc khai thác những nguồn lợi từ biển đã rất lâu đời. Các di chỉ khảo cổ
học, các thư tịch cổ sưu tầm được đã minh chứng rõ điều này.
Quảng Ngãi hiện đang sở hữu và lưu giữ cả kho tàng văn hóa phi vật thể
phong phú, phản ánh một cách sinh động cuộc sống của cư dân vùng biển đảo.
Hằng năm, nhân dân ở các làng vạn chài đều tổ chức lễ hội như đua thuyền tứ
linh truyền thống, ra quân đánh bắt thủy sản, lễ hội Nghinh Ông...
Việc nghiên cứu những giá trị văn hóa cư dân tỉnh Quảng Ngãi là cần
thiết trong việc gìn giữ, phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc. Do đó
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đời sống văn hóa cư dân Ba làng
An (Quảng Ngãi) truyền thống và hiện đại.”
Ba làng An là một vùng đất nhô ra biển ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng
Ngãi. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân trong vùng đổi tên
gọi Ba Tân Gân thành Ba Làng An (An Hải, An Kỳ, An Vĩnh). Cộng đồng cư
dân tại đây giàu văn hóa, đặc biệt những văn hóa biển đảo. Những cư dân của
Ba Làng An thời xa xưa còn là chủ nhân của hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn, một trong
những hòn đảo có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của nước ta. Những
cư dân tại đây còn những người đã tham gia vào đội Hoàng Sa gìn giữ, bảo vệ
chủ quyền biển đảo nước ta từ thời nhà Nguyễn. Vị trí của Ba Làng An nằm

phía ở Đông Bắc trong đất liền của tỉnh Quảng Ngãi cụ thể là làng An Hải, An
Vĩnh và An Kỳ. Trong đó An Hải thuộc về xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh
Quảng Ngãi còn An Vĩnh và An Kỳ thuộc về xã Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh (từ
ngày 1 tháng 4 năm 2014 xã Tịnh Kỳ thuộc thành phố Quảng Ngãi). Từ những
giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của cộng đồng Cư dân Ba Làng An với mối liên
hệ mật thiết và là chủ nhân tại đảo Lý Sơn ngày nay - một hòn đảo giàu có, phát
triển và đa dạng nền văn hóa biển. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài này để làm
Luận văn tốt nghiệp cho bản thân mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài nghiên cứu mới, nhưng những tài liệu liên quan đến đề
tài thì có rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến những thư tịch cổ ghi chép về vùng đất
Quảng Ngãi, như “Đại Việt sứ ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên, “Dư địa chí” của
2


nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy
Chú, “Đại Nam nhất thống chí”, “Đại Nam thực lục” của Quốc sử triều Nguyễn
là những công trình bộ địa chí quốc gia đồ sộ, đầy đủ nhất của nước ta thời kỳ
phong kiến.Trong quyển 8 chép về tỉnh Quảng Ngãi ở “Đại Nam nhất thống chí”
nhiều vấn đề về cơ cấu xã hôi, vị trí địa lý, dân cư, chế độ thuế khóa và sản vật
của đảo Lý Sơn. Và đảo là có vị trí trọng yếu như một “tấn” ngoài cửa biển Sa
Kỳ của cư dân Ba Làng An. Những thông tin về Cù Lao Ré và đội Hoàng Sa
được chép thành một mục riêng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của cư dân Cù
Lao Ré với lực lượng đặc biệt này.
Rồi đến các nguồn tài liệu như “Minh Mạng chính yếu”, “Khâm định Đại
Nam hội điểm sự lệ”, “Quốc triều chính biên toát yếu”, “Khâm định Việt sử thông
giám cương mục”, “Việt sử cương giám khảo lược” của Nguyễn Thông, “Sử học
bị khảo” của Đặng Xuân Bảng… Chính những ghi chép, những công trình nghiên
cứu đó, đã phác họa bức tranh tổng thể về vị trí địa lý và những biến động lịch sử,
đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hóa, xã hội của một vùng duyên hải ven biển quan

trọng trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất Quảng Ngãi.
Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn hoàn thành năm 1776,
ông đã ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa. Trong đó nêu khái quát việc
khai thác sản vật từ đảo Hoàng Sa của một số cư dân Ba Làng An. Đây là tài
liệu đề cập tới mối quan hệ của cư dân của hai làng là An Vĩnh, An Hải. Chính
những chủ nhân của hòn đảo Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) và một số cư dân thôn An
Vĩnh, An Hải ở Ba Làng An đã thực thi nhiệm vụ từ chiếu dụ của vua thời
Nguyễn. Công trình đề cập tới đảo Lý Sơn thuộc về phủ Quảng Ngãi có cư dân
sinh sống bằng nghề trồng đậu phụng…và những họat động của đội Hoàng Sa
thời các chúa Nguyễn.
“Quảng Thuận đạo sử tập” của Nguyễn Huy Quýnh viết trong thời gian
1785, khi ông đang làm việc ở Thuận Hóa. Có đề cập tới giao thông đường biển
từ cảng Sa Kỳ đến đảo Lý Sơn. Với những thông tin sơ lược về tình hình dân cư,
hoạt động kinh tế của cư dân đảo Lý Sơn. Nhưng nguồn tài liệu này có đề cập cụ
thể có 8 chiếu thuyền ra Hoàng Sa khai thác sản vật. Chính những cư dân Ba
3


Làng An, những ông tổ khai hoang đảo Lý Sơn cùng với những cư dân ngoài
đảo thực hiện thường xuyên các hoạt động khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo
tại Hoàng Sa.
Đặc biệt, nguồn tư liệu trong châu Bản triều Nguyễn hiện lưu giữ tại
Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, chính là những văn kiện hành chính quan trọng
được bút phê bằng son của vua lưu trữ tại triều đình, những văn kiện này nội
dung bao gồm nhiều lĩnh vực sinh hoạt của đất nước suốt từ thời Gia Long mới
lên ngôi đến thời Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Những
văn kiện này theo lệ định từ các dinh, trấn, địa phương gửi về triều đình phải
được Thông Chính ty chuyển đến Bộ hoặc Nha liên hệ rồi Bộ hoặc Nha chuyển
lên Nội Các để Nội Các duyệt dâng lên vua, chờ vua phê duyệt rồi ban xuống thi
hành. Cụ thể các Châu bản triều vua Minh Mạng (1820- 1840), Thiệu Trị (18411847) trong các năm từ năm 1830 đến 1847 đã đề cập qua những cư dân tại Ba

Làng An là các phường An Vĩnh, An Hải thực hiện các công việc đến đảo
Hoàng Sa. Và chính những cư dân của Ba Làng An là An Vĩnh, An Hải là
những người tham gia vào Đội Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân
tộc Việt Nam. Ví dụ như Châu bản triều Nguyễn ngày 18 tháng 7 năm Minh
Mạng thứ 16 (1835) thưởng “Phi long ngân tiền”, binh thợ, dân phu hai tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thưởng mỗi tên một quan tiền.[41,tr.92]
Công trình “Địa dư tỉnh Quảng Ngãi” (1940) của Nguyễn Đóa và Nguyễn
Đạt Nhơn. Đã thông tin khái quát về vùng đất Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn. Nhấn
mạnh tới những thông tin về vị trí và phương tiện giao thông từ cửa biển Sa Kỳ
của vùng đất Ba Làng An đến đảo Lý Sơn.
Thập niên đầu của thế kỷ XXI, công trình “Chủ quyền của Việt Nam ở
Hoàng Sa, Trường Sa tư liệu và sự thật lịch sử” của Giáo sư Nguyễn Quang
Ngọc, với 5 chương nội dung đã đề cập đến lịch sử quê hương của đội Hoàng Sa
từ nhóm cư dân ở Ba Làng An. Giá trị lịch sử của đội Hoàng Sang được miêu tả.
Đó là “Đội Hoàng Sa được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An
Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. An Vĩnh là một xã ở cửa biển Sa Kỳ (về
phía Nam), nay là địa bàn thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi” [49, tr.139]. Tuy nhiên công trình chỉ đề cập đôi nét về một trong
4


những đóng góp quan trọng về giá trị lịch sử của đội Hoàng Sa thuộc một trong
ba làng của Ba Làng An. Chứ công trình nghiên cứu chưa cụ thể về đời sống
cũng như văn hóa cư dân Ba Làng An tại đây.
Tiếp đó, các công trình khoa học như “Tư liệu về đội Hoàng Sa sưu tầm
tại Lý Sơn”, của Nguyễn Quang Ngọc. “Tư liệu về nguồn gốc và chức năng hoạt
động của đội Hoàng Sa” của Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân rồi đến “Đỗ
Bá Công Đạo với bản đồ Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) của Trần Bá Chí. Các bài
nghiên cứu của các học giả trên được công bố trên Tạp chí Khoa học- Khoa học
Xã Hội tXIV (N03) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Những nghiên cứu của các

nhà khoa học đã đưa ra những thông tin mới từ mối quan hệ của đội Hoàng Sa
với đảo Lý Sơn. Góp phần định hướng công tác sưu tầm tư liệu của tác giả để
hoàn thành bản luận văn của mình.
Trong số các công trình nghiên cứu về Quảng Ngãi, không thể không
nhắc đến những nghiên cứu về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Từ
những năm 90 của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã đã chọn đề tài “Quá
trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” làm
Luận án Tiến sĩ của mình (luận án bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2002); trong đó tác giả đã
nghiên cứu về lịch sử hình thành đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về việc ra đời đội
Hoàng Sa tại Lý Sơn. Đây là một đề tài khoa học lịch sử có giá trị rất lớn trong
việc khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Công trình “Di tích xóm Ốc và vấn đề văn hóa Sa Huỳnh vùng duyên hải
Nam Trung Bộ” của tác giả Đoàn Ngọc Khôi đã bảo vệ thành công Luận án Tiến
Sỹ chuyên ngành Khảo cổ học năm 2003 tại Viện Khảo cổ. Khẳng định thời cổ
đại đã có cư dân cổ, họ sinh sống ở nền văn hóa tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh và
Chămpa định cư lâu dài liên tục tại Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn.
Rồi đến công trình Luận án Tiến sỹ của Dương Hà Hiếu với đề tài “Cù Lao
Ré- quê hương của đội Hoàng Sa (từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)”. (Tác
giả bảo vệ thành công tại Trường đại học sư phạm Hà Nội năm 2016). Trong đó
tác giả đã nghiên cứu rõ quá trình hình thành và phát triển của Cù Lao Ré gắn liền
với hoạt động của “đội Hoàng Sa”. Qúa trình phát triển của đảo Cù Lao Ré khẳng
5


định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luận
án đã là sáng tỏ về sự ra đời, hoạt động và nhiệm vụ của đội Hoàng Sa cùng
những đóng góp của cư dân Cù Lao Ré trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc. Luận án có nhắc đến cư dân Ba Làng An những
ông tổ khai hoang ra vùng đất Cù Lao Ré.

Cũng năm 2016, có công trình Luận án Tiến sỹ của Trịnh Xuân Hạnh với đề
tài “Di sản văn hóa dân gian ở đảo Lý Sơn lịch sử và vấn đề chủ quyền Hoàng Sa,
Trường Sa”. Được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm. Luận án
đã lý giải những vấn đề khoa học đối với các yếu tố văn hóa dân gian trên đảo Lý
Sơn góp phần vào quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Luận án cũng cung cấp tư liệu
có tính hệ thống của các yếu tố dân gian nói trên, luận giải những yếu tố văn hóa
này với tư cách là những minh chứng sinh động cho quá trình xác lập, thực thi và
bảo vệ chủ quyền của cha ông tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả cũng
mở rộng phạm vi nghiên cứu tại làng Ba Làng An vốn là những làng gốc của đảo
Lý Sơn ở vùng cửa biển Sa Kỳ. Khái quát sơ lược về văn hóa dân gian tại đây.
Công trình luận án Tiến sỹ của Võ Công Trí với đề tài “Quản lý của nhà
nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ” (luận án được bảo vệ
thành công tại Học Viện hành chính quốc gia năm 2017). Công trình của tác giả
đã làm rõ hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
trong 4 thời kỳ từ: thời kỳ thế kỷ XVII đến năm 1884, Thời kỳ Pháp thuộc (18851954), Thời kỳ chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954- 4/1975) và thời kỳ Nhà
nước CHXHCN Việt Nam (5/1975- nay). Đồng thời luận án cũng đưa ra các
chứng cứ xác đáng và những lập luận khoa học về Quản lý công để khẳng định,
bảo vệ chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời
kỳ. Luận án đã khẳng định giá trị pháp lý mạnh mẽ, chứng minh việc thực thi chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa – một tổ chức do nhà nước lập ra
để quản lý, bảo vệ, khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa được thành lập
dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635), vị chúa thứ hai của Nhà
Nguyễn ở Đàng Trong tại Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré, thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
6


Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt
động theo lệnh của 7 đời chúa, trong gần một thế kỷ rưỡi. [73, Tr.82]
Tiếp đó là những công trình nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa, xã

hội của Quảng Ngãi nói chung, vùng đất Ba Làng An, đảo Lý Sơn nói riêng, tiêu
biểu như:
“Non nước Việt Nam” của Trung tâm công nghệ thông tin (Tổng cục Du
lịch Việt Nam), do Nxb Văn hóa Thông Tin ấn hành tại Hà Nội năm 2007, cũng đã
chỉ ra một số nét văn hóa của Quãng Ngãi, rồi đảo Lý Sơn dù rằng còn phai nhạt.
“Non nước xứ Quảng” của tác giả Phạm Trung Việt, do Nxb Thanh Niên
năm 1962, trong mỗi tập sách đã nêu bật lên các mặt: địa lý, truyền thống lịch
sử, văn hóa, phát triển xã hội... của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó đã miêu
tả nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của cư dân tỉnh Quảng Ngãi.
“Quảng Ngãi một số vấn đề lịch sử văn hóa” của tiến sĩ Nguyễn Đăng
Vũ, nội dung sách chia làm 3 phần: Con người, lịch sử, văn hóa. Trong đó tác
giả cũng dành một số trang nói về quần đảo Hoàng Sa như “Người dựng bia chủ
quyền trên quần đảo Hoàng Sa 170 năm trước” [82, tr.69] hay trong phần hiện
tượng văn hóa dân gian tác giả có bài “Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa [82,
tr.110]. Tác giả Nguyễn Đăng Vũ đã phân tích và đi sâu nghiên cứu nhiều chi
tiết đặc sắc của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Và tác giả cũng nêu rõ những
diện mạo văn hóa của cư dân vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể trong các tín
ngưỡng – lễ hội, văn nghệ dân gian trong chính công trình luận án Tiến sỹ“Văn
hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi” của tác giả.
“Lý Sơn – Đảo du lịch lí tưởng” của tác giả Lê Trọng do Nxb Văn hóa
Thông tin ấn hành tại Hà Nội năm 2007, là tập hợp các bài viết giới thiệu về lịch
sử, văn hóa, các yếu tố kinh tế xã hội nói chung của Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi
cũng đã nêu được những giá trị về văn hóa, điểm đến của du lịch. Mà khởi
nguồn từ chính những cư dân Ba làng An mang ra đảo Lý Sơn.
Rồi, luận văn Thạc sỹ của tác giả Cao Thanh Thuận với đề tài: “Nghiên
cứu phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi” trong đó nêu bật
những giá trị văn hóa, các giá trị về tự nhiên của huyện đảo Lý Sơn. Cũng như
những văn hóa về lễ hội cầu ngư tại Lý Sơn mà các cư dân tại Ba Làng An xưa
7



mang ra đảo, duy trì và phát triển. Tác giả nêu bật những nét văn hóa đặc sắc để
thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, còn một số luận văn liên quan đến đề tài văn hóa trong đời sống
cư dân vùng ven biển như Luận văn “Lễ hội cầu ngư vùng cửa Nhượng xã Cẩm
Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Vĩnh Hà. Luận
văn cũng nêu lên được những nét đặc sắc trong văn hóa lễ hội của cư dân vùng
ven biển của tại Hà Tĩnh mà có nhiều nét tương đồng với cư dân vùng ven biển
tỉnh Quảng Ngãi.
Tiếp đến trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Tịnh Kỳ” của BCH Đảng bộ xã
Tịnh Kỳ, cũng đã miêu tả rõ nét những số liệu cụ thể về xã Tịnh Kỳ, trong đó làng
An Kỳ trước đây đều thuộc về Ba Làng An. Cuốn sách đề cập đến cuộc sống, biến
đổi, văn hóa của cư dân xã Tịnh Kỳ nói chung và người dân làng An Kỳ nói riêng.
Tất cả những tài liệu trên rất quan trọng khi giúp cho tôi trong việc nghiên
cứu về văn hóa cư dân Ba Làng An ở đất liền phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi.
Trên đây là sơ lược quá trình nghiên cứu về đời sống và văn hóa của cư dân
Quảng Ngãi nói chung và cư dân Ba Làng An nói riêng. Tuy nhiên, nói về đời
sống, văn hóa của cư dân Ba làng An thì hiện nay chưa hề có những đề tài nghiên
cứu cụ thể về văn hóa cư dân tại đây. Mà chỉ dừng lại ở một số bài nhà nghiên
cứu tại Quảng Ngãi có đề cập qua trong một số bài báo in trên báo Tiền Phong
như “Nơi mũi đất gần nhất với Hoàng Sa” của tác giả Nguyễn Huy, bài “Giới
thiệu một số di sản địa mạo điển hình ở khu vực dự kiến xây dựng công viên địa
chất Lý Sơn” của tác giả Nguyễn Xuân Nam trên Tạp chí Cẩm Thành số 104.
Do đó, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về đời sống văn hóa cư dân Ba
Làng An là điều cần thiết để góp phần gìn giữ, phát huy những văn hóa truyền
thống quý báu của cư dân vùng ven biển, duy trì các văn hóa tốt đẹp đó trong
giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu về đời sống văn hóa của cư dân Ba

Làng An, từ đó nhận xét về sự biến đổi từ truyền thống đến hiện đại tại trong đời
sống văn hóa của cư dân Ba Làng An ở hai xã Bình Châu, Tịnh Kỳ thuộc huyện
8


Bình Sơn và Tp Quảng Ngãi. Trên cơ sở những tìm hiểu về đời sống, văn hóa,
những giá trị tốt đẹp của cư dân và đề xuất những giải pháp góp phần bảo tồn và
phát triển văn hóa đời sống lành mạnh, bền vững trong thời đại ngày nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, miêu tả đời sống văn hóa cư dân Ba làng An và sự biến đổi
trong đời sống văn hóa của của cư dân ngày nay nhằm tìm ra các khía cạnh văn
hóa, tín ngưỡng, lối sống độc đạo và đặc sắc của cư dân vùng phía Đông Bắc
tỉnh Quảng Ngãi.
Thu thập những cứ liệu khoa học nghiên cứu về văn hóa trên cơ sở đó
nhận thức được những giá trị, ý nghĩa đích thực của văn hóa cư dân vùng biển.
Đồng thời đưa ra những giải pháp để góp phần gìn giữ, phát triển đời sống văn
hóa của cư dân biển nói chung và cư dân biển ở Quảng Ngãi nói riêng trong bối
cảnh hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu cư dân Ba làng An của cư dân ven biển phía Đông
Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu,
phục hồi, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về đời sống văn hóa (cả vật chất và tinh thần) của cư
dân Ba Làng An từ xưa đến nay, tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu sâu ở
mảng đời sống văn hóa tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội) cũng như hệ
thống tri thức dân gian (tri thức bản địa) trong quá trình mưu sinh, khái thác trên
biển bởi đây là những giá trị văn hóa mà tác giả nhận thấy có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ, sâu rộng nhất.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các thôn/làng: An Hải,
Định Tân (trước 30 tháng 4 năm 1975 thôn An Hải gồm cả thôn Định Tân) của
xã Bình Châu và thôn An Vĩnh, An Kỳ của xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi
(trước thôn An Vĩnh, An Kỳ thuộc xã An Vĩnh nay đổi tên là xã Tịnh Kỳ).
Ngoài ra, do mối liên hệ về cư dân nên phạm vi của luận văn có sự mở rộng, liên
kết ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
9


Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong hai giai đoạn từ quá khứ cho đến
năm 1975 (truyền thống) và từ năm 1975 cho đến 1/2019 (hiện đại). Năm 1975
được tác giả luận văn lựa chọn là niên điểm đánh dấu giữa truyền thống và hiện
đại, giữa xưa và nay. Bởi dấu mốc lịch sử mùa Xuân năm 1975, đã làm thay đổi
toàn bộ cơ cấu tổ chức tại đây, đồng thời đây cũng là thời điểm mà hoạt động
khai thác biển của cư dân biển nói chung và cư dân Ba Làng An nói riêng có
những thay đổi mạnh mẽ; và chính sự thay đổi đó đã tác động mạnh mẽ tới đời
sống văn hóa, kinh tế, xã hội của cư dân nơi đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của
khoa học lịch sử như logic, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, liên hệ, so sánh.
Tuy nhiên, phương pháp trực tiếp nhất, được tác giả sử dụng nhiều nhất là
điền dã thực địa, điều tra, phỏng vấn. Tác giả đã đi khảo sát ở Quảng Ngãi 5 lần,
mỗi lần tối thiểu 5 ngày để ghi nhận thực tế đời sống người dân tại Ba Làng An
và huyện đảo Lý Sơn.
Tác giả cũng đã phỏng vấn mốt số cán bộ và nhân dân tại khu vực Ba
Làng An. Đặc biệt chú trọng tới các cụ già tại các làng An Hải (bao gồn cả Định
Tân) và An Vĩnh, An Kỳ. Đồng thời tác giả cũng phỏng vấn các lãnh đạo địa
phương như bí thư xã Bình Châu, Phó chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã Bình
Châu và bí thư xã Tịnh Kỳ và chủ tịch xã Tịnh Kỳ.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn gồm
có 4 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về Ba Làng An ở Quảng Ngãi
Chương 2: Đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An truyền thống
Chương 3: Đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An hiện đại.
Chương 4: Đặc điểm đời sống văn hóa của cư dân Ba Làng An

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BA LÀNG AN Ở
QUẢNG NGÃI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động đời sống văn hóa
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Trong cuốn “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở
nước ta” của Hoàng Vinh đã dẫn khái niệm “văn hóa” theo định nghĩa của nguyên
Tổng Giám đốc UNESCO F. Mayo vào năm 1999 nhân ngày lễ phát động thập kỷ thế
giới phát triển văn hóa:“ Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại, qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc”[81, tr.42].
Với ý nghĩa đó văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người,
trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất tinh thần, trong giao tiếp ứng xử
xã hội hay thái độ quan hệ với thiên nhiên.
Như vậy, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra, nhằm mục đích phục vụ cho sự tiến bộ của loài người. Văn hóa
bao gồm 5 thành tố cơ bản: biểu tượng, ngôn ngữ, hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa và
công nghệ của văn hóa. Văn hóa có 5 chức năng chính: giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ,
dự báo và giải trí.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Quốc Vượng chủ biên đã

dẫn khái niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công việc cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa” [84, tr. 21].
Như vậy, văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Quan niệm này của chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn trùng hợp với nhìn nhận về
văn hóa của tổ chức UNESCO.
Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thứ BCH TƯ
Đảng khởi thảo và cong bố năm 1943 xác định: “Văn hóa bao gồm tất cả tư tưởng, văn
11


học, nghệ thuật. Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa. Ba
nguyên tắc vận động văn hóa nước Việt Nam giai đoạn hiệ nay là dân tôc, khoa học,
đại chúng”. Đây là kim chỉ nam cho việc xây dựng văn hóa mới.
1.1.2 Khái niệm về đời sống văn hóa
Thuật ngữ “đời sống văn hóa” xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong ngành
văn hóa học vào những thập niên cuối thế kỉ XX. Ngày nay thuật ngữ này được sử
dụng phổ biến trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước,
trong sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên khái niệm
“đời sống văn hóa” được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, mục đích nghiên
cứu khác nhau thì có những cách tiếp cận khác nhau.
Trong Báo cáo xây dựng văn hóa đời sống văn hóa cơ sở của Viện văn hóa và
phát triển, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa:
Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm
trong cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa con người, những sự tác
động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng

đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội [85, tr.28].
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thức: “Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả
những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời
sống xã hội để hướng con nguời vươn lên theo quy luật cái đẹp, của chuẩn mực giá trị
chân, thiện, mĩ đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hóa con người” [63, tr.19].
Theo đó đời sống văn hóa là sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời sống tinh
thần trong toàn bộ hoạt động thực tiễn xã hội. Đó là một bộ phận của đời sống xã hội,
gắn liền với những giá trị chân, thiện, mĩ, gắn với sản phẩm vật chất và tinh thần, với
mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực xã hội.
Đời sống văn hóa cũng được hiểu như môi trường văn hóa, là cầu nối giữa văn
hóa xã hội và văn hóa cá nhân. Nó là một tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi
vật thể và nhân cách văn hóa, cảnh quan văn hóa bao quanh con người, gây ra sự tác
động lẫn nhau giữa các cá nhân trên phạm vi không gian, thời gian nào đó, trực tiếp
hình thành nên lối sống và nếp sống của con người.
Đời sống của con người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có liên quan
mật thiết với nhau, chẳng hạn như: đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Như
vậy, đời sống văn hóa là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.
12


Tác giả Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa
tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn
hóa động thái (con người và các dạng văn hóa hoạt động của nó). Xét về một phương
diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình
thức văn hóa sinh hoạt tâm linh [81, tr.268].
Có thể thấy định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được cấu trúc của đời sống
xã hội văn hóa, song trong đó vẫn chưa đề cập đến những giá trị văn hóa. Đồng thời,
cách diễn đạt như thế chưa làm rõ được bản chất của đời sống xã hóa vì chỉ nêu các

yếu tố cấu thành ở thế biệt lập.
Để đi đến một quan niệm hoàn chỉnh hơn về đời sống văn hóa, chúng ta phải tiếp
cận thêm đời sống văn hóa trong toàn bộ đời sống xã hội và phải khu biệt, giới hạn lĩnh
vực sáng tạo trên cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
Chính vì vậy, dựa trên các khái niệm về đời sống văn hóa và các lĩnh văn hóa, trong
phạm vi yêu cầu của đề tài nghiên cứu định nghĩa về đời sống văn hóa như sau:
Đời sống văn hóa là phương thức những hoạt động sống của con người, được
con người nhận thức và thực hiện một cách tự giác, có định hướng nhằm tạo ra những
giá trị văn hóa tốt đẹp. Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa như: các sản phẩm
văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa con người [81, tr.278].
Đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản của văn hóa. Đó là những cộng đồng
dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời
sống hàng ngày của nhân dân. Mỗi cộng đồng dân cư sống cố định và hình thành một
tổ chức hành chính (xã, phường, trường học, bệnh viện) hay một cộng đồng nhỏ hơn
(gia đình, tổ dân phố, khu dân cư…) đều có thể xem là đơn vị văn hóa cơ sở.
Từ những quan điểm trên về đời sống văn hóa, có thể hiểu đặc điểm cơ bản của
đời sống văn hóa là các hoạt động văn hóa diễn ra gắn liền với sinh hoạt vật chất, tinh
thần cá nhân và cộng đồng trong một đơn vị tổ chức hành chính (xã, phường, trường
học, bệnh viện) hay một cộng đồng nhỏ hơn (gia đình, tổ dân phố, khu dân cư, làng,
bản,…). Những hoạt động đời sống văn hóa này được diễn ra thường xuyên, liên tục
và sự tham gia trực tiếp của con người. Từ đó dần hình thành các mối liên hệ gắn bó

13


chặt chẽ giữa con người với con người trong một không gian địa lý, hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật và các thiết chế văn hóa nhất định.

1.2.Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Ba Làng An là một khu nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mà vị trí


tỉnh

Quảng Ngãi nằm trong tọa độ địa lý: 14° 32′ 04″ đến 15° 25′ 00″ vĩ độ Bắc;
108° 14′ 25″ đến 109° 09′ 00″ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam vùng đất rộng với nhiều tiềm năng phát triển, có 2 di sản văn hóa thế giới, có
khu kinh tế mở Chu Lai. Phía Nam giáp tỉnh Bình Định- nơi có khu kinh tế
Nhơn Hội, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển mạnh
mẽ về kinh tế -xã hội. Phía Tây giáp với hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai nằm ở
phía Bắc Tây Nguyên, nơi có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đức Cơ. Phía
Đông của tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài 130 km.
Vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho
Quảng Ngãi hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở
rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế -xã
hội và đảm bảo an ninh quốc phòng không chỉ của Quảng Ngãi mà còn cả vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung và Duyên hải Trung bộ.
Trên đây là những phân tích khái quát về đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh
Quảng Ngãi, có thể thấy rằng đây là vùng đất có vị trí khá thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế- xã hội và du lịch, hứa hẹn là vùng đất giàu tiềm năng.
Ba Làng An là tên gọi chung cho 3 làng đều có tên An đó là: An Hải
thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và An Vĩnh, An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ,
huyện Sơn Tịnh.( có một khoảng thời gian trước đó xã Tịnh Kỳ được lấy tên là
xã An Vĩnh). Đến ngày mùng 1 tháng 4 năm 2014 xã Tịnh Kỳ được sát nhập về
thành phố Quảng Ngãi.
Ba Làng An là vùng đất mũi nhô ra biển có toạ độ khoảng: 15°14′30″B
108°56′24″Đ.Trong thời gian nhà Nguyễn trị vì thì nơi này được gọi phủ Bình
Sơn, phủ Quảng Nghĩa.

14



Huyện Bình Sơn, là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh
Quảng Ngãi.
Huyện Bình Sơn, phía đông giáp biển đông; phía tây giáp huyện Trà
Bồng; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh
Quảng Nam); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích:
466,77km2. Dân số: 180.045 người. Mật độ dân số: 386 người/km2. Xã Bình
Châu là một trong những xã ven biển của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi,
nằm ở phía Đông Nam và cách thị trấn Châu Ổ (trung tâm huyện Bình Sơn) 26
km, về phía đông bắc cách thành phố Quảng Ngãi 25 km. Xã Bình Châu giáp
biển Đông ở phía Bắc và phía Đông; giáp xã Bình Phú ở phía Tây Bắc; giáp
dòng sông Sa Kỳ chảy ra cửa biển Sa Kỳ ở phía Nam và là ranh giới tự nhiên
giữa xã với hai xã Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa của huyện Sơn Tịnh [79, tr.18]
Về tự nhiên: Ba Làng An có thôn An Hải thuộc huyện Bình Sơn, đây là
huyện có một địa hình đa dạng có thể phân chia làm ba vùng, mỗi vùng có đặc
điểm thổ nhưỡng khác nhau: 1) Vùng trung du bán sơn địa gồm các xã phía tây
giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đất bazan; 2) Vùng châu thổ dọc hai bên bờ
sông Trà Bồng, gần sông được phù sa bồi đắp hằng năm, xa sông là đất pha cát;
3) Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp với tỉnh Quảng Nam,
nối với bờ biển phía đông. Vùng này cũng có đất bazan xen lẫn với sa khoáng.
Núi đồi: Bình Sơn có nhiều núi cao thấp trải dài từ phía đông huyện Trà
Bồng ra đến bờ biển đông: núi đồng Tranh ở Thọ An cao 785m, các núi Chớp
Vung, Thình Thình (Sâm Hội), Ba Bì, núi đất, núi Răm, núi Sơn, núi Lớn, núi
Cổ Ngựa, núi Trì Bình (tục gọi là núi Cấm), Xuân An, An Lộc, Tam Thao, An
Hải, Kiền Kiền, núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao trên dưới 100m; hầu như xã
nào cũng có đồi gò. Tại thôn An Hải cũng có đồi núi thấp thoải dần ra phía biển.
Sông suối: Sông Trà Bồng là một trong bốn con sông lớn của Quảng
Ngãi, phát nguyên từ vùng núi cao Trà Bồng chảy xuyên qua huyện Bình Sơn
khoảng 25km theo hướng đông - tây, đến thôn Giao Thủy (xã Bình Thới) chảy
theo hướng đông bắc rồi đổ ra cửa Sa Cần. Sông Trà Bồng từ xưa là đường thủy

quan trọng trong việc giao lưu xuôi - ngược; là một trong những nguồn nước
quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Con sông
15


Bờ biển: Bình Sơn có bờ biển dài 54km và chính là đoạn bờ biển khúc
khuỷu nhất trong tỉnh Quảng Ngãi với nhiều mũi đất và vũng vịnh, có các cửa
biển Sa Cần, vũng Quýt (Dung Quất), cửa Sa Kỳ (giáp với huyện Sơn Tịnh), các
vịnh Việt Thanh, Nho Na. Các cửa biển và vịnh này, từ xưa đã phát triển nghề
đánh bắt, chế biến hải sản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Từ đầu thế kỷ
XXI, Dung Quất được xây dựng thành cảng biển nước sâu, trong vùng nội địa
thì xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất. Còn Sơn Tịnh có bờ biển dài 12km, nằm
giữa hai cửa biển Sa Kỳ, Cổ Lũy, nhờ đó có thể mở rộng giao lưu hàng hóa bằng
đường biển đi các nơi và cũng là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề đánh bắt
hải sản, hình thành các cánh đồng muối ở Xuân An (Tịnh Hòa). Những đầm
ngập mặn ở ven biển tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân ở đây nuôi trồng thủy
hải sản xuất khẩu. Các bãi biển đẹp như Mỹ Khê, An Kỳ, An Vĩnh, gắn với di
tích Sơn Mỹ đã và đang thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi.
Đồng bằng: Hai bên bờ sông Trà Bồng là vùng đồng bằng tươi tốt nhất.
Các vùng xa sông đất đai thường cằn cỗi, thiếu nước. Đất canh tác ở Bình Sơn
thích hợp cho việc trồng lúa nước, khoai, sắn, mía, dâu, dưa hấu…
Rừng núi: Trước kia vùng núi cao phía tây Bình Sơn có nhiều gỗ quý
thuộc nhóm I, có voi, hổ, nai, khỉ, trăn. Ngày nay chỉ còn một ít gỗ quý, không
còn voi, hổ. Từ sau ngày hoàn toàn giải phóng đến nay, Bình Sơn đã trồng mới
hàng vạn hécta rừng (nhiều nhất là bạch đàn, chè, cao su, điều) và khoanh nuôi
tái sinh hàng vạn hécta rừng khác; mỗi năm khai thác khoảng 10.000m3 gỗ các
loại (nhiều nhất là bạch đàn), trên 10 vạn cây tre, lồ ô, trên 26 vạn ster củi và
một số trầm hương, sa nhân, mật ong… Dưới lòng đất vùng rừng núi phía tây
huyện có quặng sắt, từ thế kỷ XVIII, XIX đã được khai thác dùng rèn công cụ
sản xuất, vũ khí, đã có địa danh Lò Thổi.

Biển: Biển và ven biển Bình Sơn chứa nhiều tài nguyên, nhất là các loại
hải sản. Cát ven biển có thể phục vụ công nghệ chế biến thủy tinh. Vùng biển
Bình Sơn có nhiều tiềm năng về du lịch.
Khí hậu: Nhìn chung, tình hình khí hậu Bình Sơn thuận lợi cho sản xuất
và sinh hoạt. Tuy nhiên, cứ vài ba năm thường có một trận lũ lụt lớn hoặc một
16


trận bão biển và mấy năm gần đây thường xảy ra hạn hán gây nhiều thiệt hại cho
sản xuất nông nghiệp, nhiều thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân vùng biển.
Ba Làng An thuộc xã Bình Châu và xã Tịnh Kỳ, đây là phần đất liền có
khoảng cách gần nhất đến với quần đảo Hoàng Sa, so với các nước trong khu
vực. Các bản đồ đều cho thấy, khoảng cách từ mũi Ba Làng An đến Hoàng Sa là
135 hải lý, trong khi đó, khoảng cách từ Hoàng Sa đến đất liền lục địa Trung
Hoa là hơn 230 hải lý. Còn theo những ngư dân lão luyện thông thuộc vùng biển
này thì từ đây ra đến Hoàng Sa mất gần 2 ngày 1 đêm trên con tàu 200 CV.
1.2. Lịch sử hình thành
Ba Làng An là ba ngôi làng thuộc về hai địa giới hành chính khác nhau.
Thôn An Hải thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Và thôn
An Vĩnh, An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi. Đây là những ngôi
làng nằm ở rìa biển phía Đông tỉnh Quảng Ngãi. Sau ngày Cách mạng tháng
Tám thành công năm 1945, nhân dân trong vùng đổi tên gọi Ba Tân Gân thời
Pháp đặt đổi thành Ba Làng An (An Hải, An Kỳ, An Vĩnh). Và tên gọi Ba Làng
An xuất hiện từ thời kỳ đó.
Tên gọi Bình Châu chỉ mới được hình thành từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Trước năm 1945, mỗi thôn là một xã trực thuộc tổng Điền, phủ
(huyện) Bình Sơn. Nhưng các vùng đất ở Bình Châu lúc đó lại có một đặc điểm
riêng biệt so với nhiều địa phương khác trong huyện, trong tỉnh là đồng bào các
thôn tự nguyện cùng nhau lập đình, chùa chung và có công điền, công thổ
chung. Xã lúc đó có tên gọi chung là Châu Me Đông. Thôn Châu Me là trung

tâm, có ngôi đình chung cho 7 thôn và đó là địa điểm tổ chức các kỳ tế lễ xuân,
thu hàng năm.
Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, Ba Làng An là tên người dân địa
phương gọi chung cho mũi đất này, được hình thành từ ba ngôi làng cùng tên
An, gồm: An Hải (Bình Châu), An Vĩnh, An Kỳ (Sơn Tịnh). Những cư dân Việt
đầu tiên phát hiện và sinh cơ lập nghiệp trên đảo Lý Sơn đã ra đi từ đây, mang
theo họ những địa danh thân thương An Hải, An Vĩnh (và sau này là An Bình)
để đặt cho những làng xã trên quê hương mới.
17


Trong chiến tranh, cửa biển Ba Làng An là cứ địa quan trọng, từng xảy ra
những trận chiến đẫm máu giữa ta và địch. Địa đạo Đám Toái (thôn Phú Quý,
Bình Châu) là minh chứng cho ý chí cách mạng của quân và dân nơi đây, cũng
là nơi đã chứng kiến sự hy sinh, mất mát đau thương của toàn bộ một trạm phẫu
tiền phương bị địch dùng thuốc nổ đánh sập hoàn toàn.
Vùng đất Ba Làng An với đảo tiền tiêu Lý Sơn có sự gắn bó chặt chẽ,
không chỉ bây giờ mà từ xa xưa. Những tiền nhân trên mảnh đất Ba Làng An
chính là những người đã khai phá và hình thành nên lớp cư dân Việt đầu tiên
trên đảo Lý Sơn. Các tài liệu chính sử ghi nhận, chậm nhất từ thế kỷ 16, người
dân đất liền phát hiện và chiếm đóng hòn đảo này để từ đây vươn ra những vùng
biển xa. Từ mũi Ba Làng An, người dân An Vĩnh, An Hải, An Kỳ vượt biển ra
đảo Lý Sơn lập nghiệp, biến đảo hoang thành làng mạc trù phú.
Những tiền nhân trên mảnh đất Ba Làng An xưa đã vươn ra khơi xa, lập
làng, lập ấp trên đảo Lý Sơn và vươn ra những hải đảo trên Biển Đông. Vào thế
kỷ 16, những dân chài lão luyện ở xứ Ba Làng An cùng với cư dân Lý Sơn là
những người đã được điều động và tự nguyện để thực hiện sứ mệnh lịch sử đối
với những đảo thiêng nơi địa đầu của Tổ quốc. Từ trước thời chúa Nguyễn, các
hải đội Hoàng Sa -Trường Sa đã hình thành.
Qua các tài liệu chính sử và tất cả các nguồn tư liệu chính thức và xác

thực, Đội Hoàng Sa được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An
Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. An Vĩnh là một xã ở cửa biển Sa Kỳ
(về phía Nam), nay là địa bàn thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi. Xã An Vĩnh ở vào thời điểm chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh tổ
chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau là làng (thôn) An Vĩnh
ở cửa biển Sa Kỳ trong đất liền và xóm (phường) An Vĩnh ở ngoài Cù lao Ré
(nay là xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) [49, tr.147]
Căn cứ vào tờ đơn của phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré xin tách ra khỏi xã
An Vĩnh thì được biết phường này do người xã An Vĩnh chiếm dụng được xứ
Cù Lao Ré ngoài biển, “phía Đông giáp địa phận xã An Hải, phía Tây liền biển,
phía Nam liền biển, phía Bắc gần một Cù lao nhỏ…” lập ra đã lâu đời và từ năm
18


Quý Tỵ (1773) phường đã làm đơn xin được biệt lập với xã An Vĩnh thành một
đơn vị hành chính độc lập. Cũng ngay sau đó dân phường không vào thờ cúng
tại chùa, đình, miếu của làng An Vĩnh trong đất liền nữa, mà đã lập ra đình,
chùa, miếu ở Cù lao Ré để thờ cúng riêng. Như thế, đến cuối thế kỷ XVIII,
phường An Vĩnh trên Cù lao Ré đã tách hẳn ra khỏi làng gốc thành 1 làng riêng
và đang từng bước tiến tới một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước,
nhưng chưa được nhà nước chấp thuận.
Vào trước thời điểm phường An Vĩnh được tách ra khỏi xã An Vĩnh được
tuyển vào đội Hoàng Sa mặc nhiên phải bao gồm cả dân đinh làng An Vĩnh
trong đất liền và phường An Vĩnh ngoài hải đảo. Công việc tổ chức nhân lực,
chuẩn bị hậu cần và mọi mặt cho các chuyến đi Hoàng Sa, Trường Sa đều do xã
trưởng và bộ máy chức dịch phân cho thôn An Vĩnh trong đất liền và phường
An Vĩnh ở Cù lao Ré cùng thực hiện. Vì đội Hoàng Sa là một tổ chức thống
nhất, hoạt động trong một môi trường cực kỳ khó khăn, nguy hiểm cho nên sự
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hai bộ phận trong đất liền và ngoài hải đảo trở
thành nguyên tắc tổ chức.

Địa điểm cho đội Hoàng Sa xuất phát tiến ra biển khơi, có thể ở cả Cù lao
Ré và cửa biển Sa Kỳ, nhưng cửa biển Sa Kỳ là bến chính thức theo quy định
của Nhà nước. Tại thôn An Vĩnh, ngay trên cửa biển Sa Kỳ vẫn còn di tích
Vườn Đồn ở khu vực đóng quân của đồn biên phòng Sa Kỳ là địa điểm tập kết,
huấn luyện, trang bị tàu thuyền, chuẩn bị hậu cần cho các chuyến đi ra Hoàng
Sa, Trường Sa. Như vậy, không thể quan niệm giản đơn như một số tác giả trước
đây cho rằng 70 suất đinh cung cấp cho đội Hoàng Sa hoàn toàn chỉ là người
phường An Vĩnh ở Cù lao Ré. Thậm chí có thể nghĩ rằng trong số 70 suất đinh
của thời kỳ đầu thành lập đội Hoàng Sa, do dân ở phường Cù lao Ré chưa đông,
nên dân làng An Vĩnh trong đất liền phải gánh vác số lượng nhiều hơn. Khi dân
phường An Vĩnh đông lên, trách nhiệm dần dần được chia đều cho cả hai nơi.
[49, tr.149]
Sự ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa
19


×