Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

03 GD LY CAM HUNG(14 22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.71 KB, 9 trang )

Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG:
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lý Cẩm Hùng và Nguyễn Thị Lê Phi
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung:
Ngày nhận: 25/02/2016
Ngày chấp nhận: 25/07/2016

Title:
A survey of teaching and
learning English for
Environmental Science:
Feedback from students at
Ho Chi Minh city University
of Natural Resources and
Environment
Từ khóa:
Anh văn chuyên ngành,
phương pháp giảng dạy, Anh
văn chuyên ngành Môi
trường
Keywords:
English for specific purposes,
teaching method, English for
Environmental Science


ABSTRACT
Proficiency in English is one of the prerequisites to enable us to integrate with
the world. English for communication is one of the fundamental skills to build
up new relationshipsand social networking in the integration process; while
English for specific purposes (ESP) is the basis for developing cooperation,
academic exchange and professional work. Learning ESP effectively is still
one of the unsolved problems for many countries where English was not used
as an official language, including Vietnam. To collect information for the
process of innovation and improvement of teaching methods, a survey is
designed to evaluate the situation of teaching and learning ESP, especially
English for Environmental Science in this case study.The survey has three
sections – the syllabus and assessement, teaching and learning activities, and
support activities for course implemetation. Based on the results from the
survey, some recommendations were proposed to tackle the problems in
teaching and learning ESP.

TÓM TẮT
Giỏi tiếng Anh là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp chúng ta hội
nhập với thế giới. Tiếng Anh giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản để
thiết lập các mối quan hệ và tương tác giữa con người với nhau trong công
cuộc hội nhập; trong khi đó tiếng Anh chuyên ngành là cơ sở thực tiễn để phát
triển hợp tác, trao đổi học thuật và làm việc chuyên môn. Việc học tiếng Anh
chuyên ngành một cách hiệu quả đang là một trong những bài toán chưa có
lời giải hợp lý cho những nước không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính tại
công sở, trong đó có Việt Nam. Để thu thập thông tin làm cơ sở khoa học cho
quá trình đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành,
việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về tình hình dạy và học Anh
văn chuyên ngành Môi trường được tiến hành trên ba phần – nội dung chương
trình đào tạo và qui trình kiểm tra, hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên
ngành, và các hoạt động hỗ trợ việc dạy và học. Từ các kết quả thu được, một

số kiến nghị được đề xuất nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong
quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành.

Trích dẫn: Lý Cẩm Hùng và Nguyễn Thị Lê Phi, 2016. Tình hình dạy và học Anh văn chuyên ngành Môi
trường: Ý kiến phản hồi của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44c: 14-22.

14


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

1 GIỚI THIỆU

(1991); Flowerdrew và Peacock (2001). Các khóa
học tiếng Anh chuyên ngành thường bị chi phối bởi
nhu cầu của người học. Do vậy, các khóa học này
thường được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể
của người học trong đó các phương pháp và hoạt
động giảng dạy hướng tới các nội dung cụ thể cho
từng chuyên ngành. Số từ vựng, ngữ vực, ngữ pháp
và các kỹ năng học tập cũng được thiết kế đặc
trưng cho chuyên ngành đó. Thông thường, tiếng
Anh chuyên ngành chỉ phù hợp cho đối tượng là
người lớn, ví dụ như sinh viên đại học, cao đẳng,
hoặc những người đã đi làm.

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư

của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày
càng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho người
dân, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật trong
đó các lĩnh vực về tài nguyên môi trường đang thu
hút rất nhiều nguồn nhân lực. Vì thế, nhu cầu giao
tiếp và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành tại nơi
làm việc tăng lên một cách đáng kể. Giống như
sinh viên của tất cả các ngành học khác ở Việt
Nam hiện nay, sinh viên kỹ thuật chuyên ngành
Môi trường ngoài kiến thức về chuyên môn và
nghiệp vụ, cũng cần được trang bị thêm vốn kiến
thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành.

Đối với tiếng Anh chuyên ngành, nếu người
học không có phương pháp tiếp cận tốt, thiếu vốn
từ vựng chuyên ngành sẽ dễ dẫn đến việc tiếp thu
và xử lý những tài liệu chuyên ngành kém hiệu
quả, đôi khi đọc và hiểu không đúng các từ chuyên
môn, thậm chí một số người không đọc được, rồi
nản chí. Tiếng Anh chuyên ngành yếu khiến cho
trình độ của nhiều kỹ sư trong lĩnh vực kỹ thuật
công nghệ tụt hậu nhanh. Ngoài ra, nếu không đọc
được tài liệu tiếng Anh thì sinh viên cũng rất khó
làm đề án và luận văn chuyên sâu (Vinh 2009).

Việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh
viên chưa hợp lý dẫn đến việc sinh viên ra trường
rất yếu về kỹ năng này, ảnh hưởng đến sự phát
triển nghề nghiệp trong tương lai. Qua thực tế,
chúng ta dễ dàng nhận ra rằng nhiều kỹ sư rất yếu

tiếng Anh chuyên ngành và những người này
thường rất chậm tiến bộ trong công việc, cũng như
gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ra
quốc tế. Trong khi đó, những kỹ sư với năng lực
tiếng Anh tốt sẽ tiến bộ rất nhanh và là nhân tố
quan trọng trong việc phát triển công ty (Pinon và
Haydon (2010)). Đây cũng là nỗi lo của nhiều
doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp
từ các trường đại học hiện nay.

Trong các trường đại học hiện nay, việc dạy
tiếng Anh chuyên ngành còn gặp rất nhiều khó
khăn và bất cập. Ngoài những khó khăn nhất định
về nguồn tài liệu và giáo trình, một trong những
vấn đề nan giải nhất là tính đặc thù của giảng dạy
tiếng Anh chuyên ngành là chuyên sâu và khá khô
khan so với tiếng Anh giao tiếp, đòi hỏi giảng viên
không những cần có những kỹ năng giao tiếp tốt
mà còn phải hội đủ kiến thức chuyên môn trong
lĩnh vực mình đào tạo; đặc biệt đối với chuyên
ngành về Môi trường, vốn dĩ bao gồm rất nhiều
lĩnh vực chuyên sâu từ xử lý chất thải (rắn, lỏng,
khí) đến các vấn đề liên quan như biến đổi khí hậu,
năng lượng tái tạo, cho đến phát triển bền vững.
Đối với Anh văn chuyên ngành Môi trường, mặc
dù đã có một số giáo trình được biên soạn, ví dụ
như giáo trình của Rubin (2000), Hill (2004), Lee
(2009), Gritzner (2010), Cunningham (2015),
nhưng thực tế các giảng viên vẫn gặp rất nhiều khó
khăn khi tham khảo và áp dụng các tài liệu trên để

giảng dạy cho ngành Môi trường vốn dĩ rất đặc thù
và chuyên sâu tại Việt Nam.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu
quả khi triển khai chương trình giảng dạy cho tiếng
Anh chuyên ngành nói chung và chuyên ngành
Môi trường nói riêng, ví dụ như nội dung chương
trình, phương pháp giảng dạy, trình độ ngoại ngữ
của sinh viên, năng lực giảng dạy của giảng viên,
mức độ đồng đều của sinh viên, thời lượng của các
buổi học,... Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên
cứu nâng cao tính hiệu quả cho chương trình tiếng
Anh chuyên ngành Môi trường tại Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ
liệu về tình hình dạy và học tiếng Anh chuyên
ngành bằng cách sử dụng phiếu khảo sát để lấy ý
kiến của các sinh viên đang học tại trường. Từ đó,
một số kiến nghị được đề xuất nhằm góp phần giải
quyết những khó khăn trong quá trình dạy và học
tiếng Anh chuyên ngành Môi trường.

Một chương trình môn học tiếng Anh chuyên
ngành phù hợp sẽ giúp cho sinh viên không những
tiếp cận môn học một cách dễ dàng mà còn giúp
sinh viên phát triển những kỹ năng như cách tra
cứu và tiếp cận những tài liệu mới, kỹ năng học
những từ vựng chuyên ngành, kỹ năng trình bày và
thảo luận, và đặc biệt là kỹ năng viết báo cáo


2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG
Tiếng Anh chuyên ngành rất khác với tiếng
Anh cơ bản như trình bày trong tài liệu của Munby
(1978); Kennedy và Bolitho (1984); Robinson
15


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

chuyên ngành bằng tiếng Anh; những kỹ năng này
sẽ tăng cường khả năng giao tiếp hiệu quả phục vụ
cho công việc tương lai của họ. Đây là vấn đề cấp
bách mà tất cả giảng viên dạy tiếng Anh chuyên
ngành đều quan tâm, đặc biệt là các giảng viên
chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường đang rất
nỗ lực nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp
với những chuyên ngành vốn dĩ rất đặc thù và
chuyên sâu.

Biology and Ecosystem, Biodiversity, The Earth's
Atmosphere and Climate Change, Water Cycle,
Environmental Management, Air Pollution Effects
and Solutions, Soil Pollution and Treatment,
Wastewater Treatment, Solid Waste Management
and Treatment Technology.
 Số lượng mẫu: 200 sinh viên, trong đó có 88
nam và 112 nữ.

3.2 Nội dung phiếu khảo sát

Để có được một chương trình phù hợp cho
tiếng Anh chuyên ngành nói chung và chuyên
ngành Môi trường nói riêng, chương trình đòi hỏi
phải bao gồm không những các thuật ngữ và từ
vựng chuyên ngành Môi trường, mà còn phải có
các cấu trúc ngôn ngữ, các tình huống giao tiếp,
thậm chí các phần ôn luyện ngữ pháp và những bài
tập liên quan đến chuyên ngành Môi trường.
Chương trình môn học phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu của những học viên sẽ học chương trình này
thể hiện qua các yếu tố như lĩnh vực chuyên môn,
trình độ người học, độ tuổi. Căn cứ vào nhu cầu
người học, người biên soạn chương trình có thể
hạn chế, gia tăng hàm lượng kiến thức hoặc việc
rèn luyện kỹ năng trong chương trình. Ngoài ra,
năng lực của giáo viên giảng dạy tiếng Anh cũng là
một vấn đề cần được quan tâm và cân nhắc trong
việc điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với
từng chuyên ngành và năng lực ngoại ngữ của sinh
viên. Chính vì thế, việc thu thập dữ liệu về tình
hình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Môi
trường là hết sức cần thiết để có thể vận hành
chương trình giảng dạy một cách hiệu quả.

Với mục tiêu khảo sát lấy ý kiến của sinh viên
về tình hình dạy và học Anh văn chuyên ngành
Môi trường, phiếu khảo sát ý kiến được thiết kế
như sau:

Phiếu lấy ý kiến của sinh viên bao gồm 40 câu
hỏi được chia làm 3 nội dung:
 Về nội dung chương trình tiếng Anh chuyên
ngành và quy trình kiểm tra là 10 câu.
 Về hoạt động dạy và học chương trình tiếng
Anh chuyên ngành tại Trường Đại Học Tài Nguyên
và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh là 22 câu.
 Về các hoạt động hỗ trợ dạy và học là 8 câu.
Trong đó, các câu hỏi được đánh giá theo thang
điểm từ 1 đến 5 bằng cách đánh dấu X vào các ô
tương ứng, trong đó: 1 = Hoàn toàn không đồng ý,
2 = Không đồng ý; 3 = Không có ý kiến; 4 = Đồng
ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý. Nội dung chi tiết của từng
câu hỏi sẽ được trình bày trong phần kết quả.
3.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng
nhằm mục đích trình bày thực trạng về tình hình
giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Môi
trường để làm cơ sở khoa học cho quá trình đổi
mới và cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn
chuyên ngành.

3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Việc khảo sát và lấy ý kiến đóng góp của
sinh viên được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực
tiếp. Sinh viên sẽ trả lời các câu hỏi đã được thiết
kế sẵn trong Phiếu khảo sát theo thang điểm từ 1
đến 5.


4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Về nội dung chương trình tiếng Anh
chuyên ngành và quy trình kiểm tra

 Đối tượng và phạm vi lấy ý kiến: Sinh viên
năm 3 thuộc khoa Môi trường đang theo học bậc
đại học hệ chính qui tại Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Các bạn sinh viên này vừa học xong chương trình
tiếng Anh chuyên ngành Môi trường, bao gồm 9
bài được dạy trong 30 tiết về các chủ đề như:

Phiếu khảo sát dành 10 câu hỏi đầu tiên tập
trung vào nội dung chương trình tiếng Anh chuyên
ngành trong đó có đề cập đến 04 kỹ năng nghe –
nói – đọc – viết, và quy trình kiểm tra đánh giá
sinh viên. Kết quả khảo sát được trình bày trong
Bảng 1.

16


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

Bảng 1: Kết quả khảo sát về nội dung chương trình tiếng Anh chuyên ngành và quy trình kiểm tra
Số lượng sinh viên chọn
Điểm Độ lệch

1
2
3
4
5 trung bình chuẩn

Câu hỏi

Mục tiêu và nội dung chương trình rõ ràng, hợp
3,11
1,02
6 64 46 73 11
lí, phù hợp với nhu cầu của sinh viên
Chương trình đáp ứng nhu cầu nâng cao vốn từ
Q2:
3,68
0,99
8 20 33 108 31
vựng tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên
Chương trình đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến
Q3:
12 33 39 94 22
3,41
1,09
thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cho sinh viên
Q4:
Chương trình cần tăng cường kỹ năng nghe
14 14 19 70 83
3,99
1,19

Q5:
Chương trình cần tăng cường kỹ năng nói
11 12 17 82 78
4,03
1,12
Q6:
Chương trình cần tăng cường kỹ năng đọc
7 10 23 96 64
4,01
0,98
Q7:
Chương trình cần tăng cường kỹ năng viết
9 16 20 93 62
3,92
1,07
Chương trình có khả năng giúp sinh viên đạt
Q8:
2,98
1,13
17 59 61 41 22
chuẩn đầu ra
Quy trình kiểm tra đánh giá sát với nội dung của
Q9:
3,38
0,92
7 25 75 77 16
chương trình giảng dạy.
Hình thức thi cử phù hợp với trình độ sinh viên
Q10:
3,28

0,98
10 28 84 59 19
và đánh giá đúng năng lực của sinh viên.
chương trình Anh văn chuyên ngành hiện nay vẫn
Một số nhận xét về các kết quả phân tích số liệu
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
từ việc thu thập thông tin cho 10 câu hỏi trên như
sinh viên với những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh
sau:
xã hội hiện nay.
 Với điểm trung bình 3,11 và độ lệch chuẩn
 Nhìn chung, quy trình kiểm tra đánh giá đã
1,02 từ kết quả khảo sát câu 1 cho thấy có khá
sát với nội dung giảng dạy và hình thức thi cử hiện
nhiều sinh viên không có ý kiến (chiếm 32%) hoặc
nay cũng tương đối phù hợp với trình độ của người
chưa rõ (chiếm 23%) về mục tiêu và nội dung của
học, đánh giá đúng trình độ của sinh viên với mức
chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành.
độ hài lòng là 3,38 và 3,28, mặc dù có 35-40% số
 Mặc dù vậy, ý kiến cũng cho thấy rằng
sinh viên không có ý kiến về mục này.
chương trình đã phần nào đáp ứng tốt nhu cầu về
4.2 Về hoạt động dạy và học chương trình
vốn từ vựng cũng như những kiến thức chuyên
tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Tài
ngành với mức điểm trung bình là 3,68 và 3,41
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
(câu 2 và 3).
Để tiến hành làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến

 Mức độ hiệu quả trong việc học tập, tiếp thu
việc
thành công trong quá trình dạy và học ngoại
và vận dụng số từ vựng cũng như các kiến thức
ngữ,
phần tiếp theo của phiếu khảo sát tập trung
chuyên ngành bằng tiếng Anh của sinh viên chưa
vào
các
hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên
cao, cụ thể khi được hỏi về bốn kỹ năng nghe – nói
ngành.
Câu
11 đến 14 chủ yếu khảo sát các hoạt
– đọc – viết thì hầu như tất cả sinh viên đều có nhu
động
chuyên
môn của giảng viên khi bắt đầu giảng
cầu tăng cường thêm bốn kỹ năng này thể hiện ở số
dạy
các
nội
dung
của chương trình đào tạo, câu 15
liệu khảo sát cho câu 4-7 có điểm trung bình tương
đến
24
lấy
ý
kiến

đánh
giá về các kỹ năng sư phạm
đối cao từ 3,92 đến 4,03.
và phương pháp giảng dạy của giảng viên, và các
 Ngoài ra, khi được hỏi chương trình có khả
câu còn lại giúp đánh giá tình hình hoạt động
năng giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra không (câu
chung của lớp học. Kết quả khảo sát được trình bày
8), thì kết quả thu được (với mức điểm trung bình
trong Bảng 2.
là 2,98, trong đó có khoảng 30% trả lời là không
đồng ý và 30% không có ý kiến) cho thấy rằng
Q1:

17


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

Bảng 2: Kết quả khảo sát về hoạt động dạy và học chương trình tiếng Anh chuyên ngành Môi trường
Số lượng sinh viên chọn
1
2
3
4
5

Câu hỏi

Q11:
Q12:
Q13:
Q14:
Q15:
Q16:
Q17:
Q18:
Q19:
Q20:
Q21:
Q22:
Q23:
Q24:
Q25:
Q26:
Q27:
Q28:
Q29:
Q30:
Q31:
Q32:

Khi bắt đầu môn học, giảng viên phổ biến về
mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình
cụ thể của môn học.
Ngay từ khi bắt đầu môn học, giảng viên phổ
biến các yêu cầu và cách thức kiểm tra/thi
giữa kỳ và cuối môn học.
Giảng viên hướng dẫn cách sử dụng tài liệu

chính thức và tài liệu tham khảo.
Ngoài các tài liệu giảng viên cung cấp, giảng
viên hướng dẫn cách tìm tài liệu chuyên
ngành để tham khảo.
Giảng viên dành nhiều thời gian cho sinh viên
hoạt động theo nhóm, tham gia thảo luận, tạo
điều kiện cho sinh viên tích cực suy nghĩ.
Giảng viên tập trung nhiều vào ngữ pháp của
bài học
Giảng viên hướng dẫn dịch các đoạn văn qua
tiếng Việt (dùng tự điển Anh – Việt)
Giảng viên giải thích nghĩa của từ mới bằng
tiếng Anh (không giải thích bằng tiếng việt)
Giảng viên dùng thêm hình ảnh và âm thanh
hỗ trợ giảng dạy và giải thích từ vựng
Sinh viên được dành nhiều thời gian cho kỹ
năng nghe – nói.
Bài giảng là một vấn đề hay một tình huống
thường gặp trong chuyên ngành mà mình
đang học
Sinh viên phát triển khả năng giao tiếp thông
qua các bài học
Sinh viên phát triển kỹ năng viết thông qua
các bài tập tình huống
Sinh viên không cần mất nhiều công sức để
học và nhớ từ mới
Bài giảng hấp dẫn, sinh động.
Phương pháp giảng dạy thu hút sự quan tâm
của sinh viên.
Giảng viên nhiệt tình giảng giải khi người học

chưa hiểu bài trên lớp, có trách nhiệm cao đối
với môn học phụ trách.
Tiến độ lên lớp của giảng viên theo đúng đề
cương và theo lịch lên lớp của nhà trường.
Bạn nhận thức được lợi ích của môn tiếng
Anh và có động lực học tiếng Anh
Bạn tích cực và có tinh thần hợp tác tham gia
các hoạt động học tiếng Anh trong lớp
Bạn có sử dụng tự điển chuyên ngành
Ngoài giờ học trên lớp, số giờ tự học trong 1
tuần là:……….. giờ/tuần

Điểm trung
bình

Độ lệch
chuẩn

2

5

34

124

35

3,93


0,74

3

5

19

129

44

4,04

0,75

5

13

19

110

53

3,98

0,91


3

16

25

107

49

3,91

0,92

4

28

43

99

26

3,58

0,96

15


65

64

54

2

2,82

0,96

8

32

44

96

20

3,44

1,02

16

56


64

57

7

3,03

1,65

11

64

36

54

35

3,21

1,22

21

73

43


35

28

2,90

1,23

15

31

37

75

42

3,49

1,21

27

74

38

44


17

2,78

1,19

18

68

54

49

11

2,86

1,08

41

67

55

26

11


2,54

1,13

21

51

73

33

22

2,91

1,14

23

59

57

43

18

2,89


1,16

7

20

50

82

41

3,67

1,05

4

8

54

97

37

3,79

0,88


5

21

50

87

37

3,64

0,99

4

26

66

83

21

3,61

2,31

13


15

21

107

44

3,78

1,07

7,60

6,96

 Số liệu khảo sát các câu 11 – 14 cho kết quả
tương đối cao với điểm trung bình trong khoảng
3,91 – 4,04 cho thấy đa phần các giảng viên chuẩn
bị tốt các hoạt động chuyên môn của mình trước

Một số ý kiến nhận xét đánh giá từ các kết quả
phân tích số liệu:

18


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22


khi bắt đầu giảng dạy các nội dung chính của
chương trình đào tạo.

khá nhiều các giảng viên chuyên ngành được đào
tạo ở nước ngoài về; những giảng viên này mặc dù
không phải giảng viên chuyên Anh ngữ nhưng họ
lại có lợi thế rất lớn về kiến thức chuyên ngành và
vốn từ tiếng Anh chuyên ngành tốt, chỉ cần được
tập huấn bổ sung kiến thức sư phạm là họ có thể
đảm đương công tác giảng dạy môn tiếng Anh
chuyên ngành.

 Với mức điểm trung bình cho câu 15, 17 và
21 tương đối cao (tương ứng là 3,58; 3,44 và 3,49),
kết quả cho thấy rằng giảng viên đã sử dụng
phương pháp giảng dạy dựa trên tình huống; trong
đó, ngoài việc giảng viên đã dành thời gian cho
sinh viên tham gia các hoạt động theo nhóm để
thảo luận và tích cực suy nghĩ, phần lớn thời gian
được dành cho việc dịch các đoạn văn qua tiếng
Việt, đây là hình thức giảng dạy khá cổ điển theo
phương pháp dịch ngữ pháp. Tuy nhiên, kết quả
cũng cho thấy giảng viên không tập trung nhiều
vào phần ngữ pháp của bài, thể hiện qua điểm số
trung bình của câu 16 là 2,82. Điều này cũng dễ
hiểu vì đa phần các bài giảng chuyên ngành chứa
một lượng từ vựng chuyên ngành tương đối nhiều
khiến cho việc truyền tải và giải thích các từ
chuyên ngành chiếm rất nhiều thời gian trong giảng

dạy, dẫn đến việc không còn thời gian dành cho
phần ngữ pháp. Ngoài ra, nhiều giảng viên quan
niệm rằng sinh viên đã được học rất nhiều kiến
thức ngữ pháp từ những năm học phổ thông, nên sẽ
hạn chế thời gian giảng lại các phần ngữ pháp liên
quan. Thực tế cho thấy, tuy sinh viên đã học rất
nhiều các kiến thức về ngữ pháp ở phổ thông,
nhưng khi kiểm tra lại các kiến thức này thì đa
phần các em đã quên hoặc không áp dụng được.
Kết quả này cũng gợi ý rằng những người làm
quản lý và biên soạn chương trình đào tạo cần quan
tâm và đưa ra giải pháp phù hợp sao cho có thể
giúp sinh viên ôn luyện lại phần ngữ pháp liên
quan mà không tốn quá nhiều thời gian trên lớp.
Một trong những giải pháp cho vấn đề này là
kết hợp chương trình đào tạo với các phần mềm hỗ
trợ học trực tuyến; tuy nhiên cần lưu ý là phần
mềm cần tương thích với chương trình đang đào
tạo, phải giúp kiểm soát được việc tự học của sinh
viên và có khả năng đánh giá được năng lực của
sinh viên.

 Kết quả cũng cho thấy một số mặt hạn chế
trong các phương pháp giảng dạy của giảng viên,
thể hiện ở điểm trung bình của các câu hỏi 20, 2224 tương đối thấp (với điểm trung bình trong
khoảng 2,5 – 2.9, trong đó có khoảng 60% sinh
viên chọn mức 2 và 3; riêng câu 24 có đến 20%
sinh viên chọn mức 1). Điều này phản ánh về việc
phân bổ thời lượng trong chương trình vẫn chưa
hợp lý, giảng viên chưa có nhiều thời gian cho các

kỹ năng nghe – nói, việc phát triển kỹ năng giao
tiếp thông qua các bài học vẫn còn rất hạn chế, kỹ
năng viết cũng chưa được chú trọng, và điều quan
trọng là sinh viên vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong
việc học và nhớ các từ mới. Rõ ràng các kỹ năng
này ảnh hưởng tương quan lẫn nhau; sinh viên cần
có đủ vốn từ vựng chuyên ngành để làm cơ sở cho
việc phát triển các kỹ năng giao tiếp và viết báo
cáo. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu cải tiến
phương pháp giảng dạy, phải có một mô hình giảng
phù hợp để giúp sinh viên tiếp cận dễ dàng đến
môn học và nâng cao được những kỹ năng cần
thiết.
 Ngoài năng lực chuyên môn và phương
pháp giảng dạy tốt, để đạt hiệu quả cao trong việc
dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, đòi hỏi người
giảng viên còn phải đầu tư thêm các kỹ năng trên
lớp. Kết quả khảo sát các câu từ 25 đến 31 cho thấy
mặc dù bài giảng chưa thực sự hấp dẫn và sinh
động, phương pháp giảng dạy chưa thu hút nhiều
sự quan tâm của sinh viên (với khoảng 60% sự lựa
chọn của sinh viên tập trung ở mức 2 và 3), nhưng
hầu hết sinh viên hài lòng về sự nhiệt tình và tinh
thần trách nhiệm của giảng viên (với 60-65% chọn
mức 4 và 5 trong câu 27 và 28). Ngoài ra, điểm
đáng mừng là đa số các sinh viên đã nhận thức
được sự cần thiết và lợi ích to lớn của việc học tốt
tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng vẫn còn một
số các sinh viên chưa tích cực tham gia vào các

hoạt động trên lớp, tinh thần hợp tác chưa cao thể
hiện ở giá trị tương đối cao (cụ thể là 2,31) của độ
lệch chuẩn câu 30, mặc dù điểm trung bình là 3,61.

 Câu 18 và 19 với điểm trung bình là 3,03 và
3,21, độ lệch chuẩn tương ứng là 1,65 và 1,22 cho
thấy mức độ phân hóa trình độ và năng lực của
giảng viên tương đối lớn. Ngoài những giảng viên
với năng lực ngoại ngữ còn hạn chế, số giảng viên
với năng lực ngoại ngữ tốt có thể áp dụng phương
pháp tiếp cận tự nhiên để giải thích các từ chuyên
ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh, kết hợp với việc
sử dụng các công cụ hỗ trợ về âm thanh và hình
ảnh. Đây là dấu hiệu đáng mừng và cần phát huy
khi giảng dạy Anh văn chuyên ngành. Điều này
hoàn toàn có thể thực hiện được khi đội ngũ giảng
viên tiếng Anh hiện nay ngày càng trẻ hóa và có

 Cũng giống như những môn học khác, đối
với Anh văn chuyên ngành, ngoài giờ học trên lớp,
việc tự học của sinh viên đặc biệt quan trọng và
19


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

chiếm một trọng số tương đối lớn cho việc thành
công của cả quá trình học của sinh viên. Chính vì

thế, câu hỏi 32 được dành để khảo sát số giờ tự học
của sinh viên trong 1 tuần. Kết quả điểm trung bình
là 7,6 và độ lệch chuẩn có giá trị rất cao là 6,96.
Kết quả khảo sát cũng được trình bày trong Bảng
3, cho thấy rằng đa số sinh viên (khoảng 82%) có
số giờ tự học dưới 10 giờ/tuần, thậm chí một số
sinh viên không dành thời gian cho việc tự học
thêm (khoảng 9%); và chỉ có khoảng 4% số sinh
viên có số giờ tự học lớn hơn 20 giờ/tuần. Theo kết
quả nghiên cứu của Tsao (2008) khi khảo sát 353
sinh viên cũng cho thấy rằng, khoảng 90% sinh
viên có số giờ tự học ít hơn 2 giờ/tuần với nhiều
nguyên nhân khác nhau; trong đó, nguyên nhân
chính là do sinh viên lười biếng (chiếm 47%), sinh
viên không còn thời gian (20%) và sinh viên không
có hứng thú cho việc học Anh văn (15%). Điều này
cũng nói lên việc cần thiết phải có biện pháp giám

sát và tạo thêm động lực để sinh viên tăng cường
thời gian tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh.
Bảng 3: Số giờ tự học trung bình của sinh viên
trong 1 tuần
Số giờ tự học trung
bình trong 1 tuần
Hơn 20 giờ
16 –20 giờ
11 –15 giờ
6 – 10 giờ
1 – 5 giờ
0 giờ


Số sinh
viên
8
3
24
76
71
18

Phần trăm
(%)
4
1.5
12
38
35.5
9

4.3 Về các hoạt động hỗ trợ dạy và học
Để làm rõ nhu cầu của sinh viên trong quá trình
học Anh văn chuyên ngành, phần còn lại của phiếu
khảo sát tập trung vào các câu hỏi liên quan đến
các hoạt động hỗ trợ. Nội dung và kết quả chi tiết
thể hiện ở Bảng 4.

Bảng 4: Kết quả khảo sát về các hoạt động hỗ trợ dạy và học
Số lượng sinh viên chọn
1
2

3
4
5

Câu hỏi
Q33:
Q34:
Q35:
Q36:
Q37:
Q38:
Q39:
Q40:

Các sinh viên trong lớp có trình độ tương
đối đồng đều.
Thư viện của trường có đủ tài liệu tham
khảo dành cho môn học
Sinh viên được cung cấp phần mềm hỗ trợ
cho việc tự học thêm ngoài giờ lên lớp
Bạn muốn có phần mềm hỗ trợ tích cực,
giúp tăng cường năng lực tiếng Anh
Bạn muốn có phầm mềm giúp người học dễ
dàng tự kiểm tra năng lực tiếng Anh
Bạn có tham gia các hoạt động ngoại khóa
có sử dụng tiếng Anh
Bạn có sử dụng công cụ internet để tìm
kiếm các phương pháp học mới
Bạn muốn tham gia học thử tiếng Anh theo
phương pháp mới


Điểm
trung bình

Độ lệch
chuẩn

28

92

56

20

4

2,41

0,94

42

81

47

24

6


2,36

1,05

36

82

31

41

10

2,55

1,17

4

2

11

87

96

4,34


0,80

3

2

11

85

99

4,38

0,77

17

43

61

59

20

3,12

1,13


4

6

27

115

48

3,99

0,83

2

2

16

67

113

4,43

0,77

 Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần

quan tâm khi đào tạo Anh văn cho các chuyên
ngành rất đặc thù về lĩnh vực môi trường. Khi được
hỏi về tài liệu tham khảo và phần mềm hỗ trợ trong
học tập (câu 34 và 35 với điểm trung bình rất thấp,
tương ứng là 2,36 và 2,55 với khoảng 60% sinh
viên chọn mức 1 và 2), thì hầu hết các câu trả lời là
không biết hoặc không có. Từ kết quả khảo sát câu
36 – 40 cũng cho thấy rằng sinh viên rất mong
muốn có được các phần mềm hỗ trợ nâng cao năng
lực tiếng Anh, tất nhiên nếu có thể sinh viên cũng
rất muốn phần mềm có thể giúp họ tự đánh giá và
kiểm tra năng lực của mình. Điều này hy vọng sẽ

Một số ý kiến nhận xét đánh giá từ các kết quả
phân tích số liệu:
 Mức độ đồng đều của các sinh viên trong
cùng một lớp là tương đối thấp (câu 33 với điểm
trung bình 2,41); vấn đề này thường gặp ở các
trường đại học, nơi hội tụ rất nhiều sinh viên ở các
vùng khác nhau: một số sinh viên ở các tỉnh và
thành phố lớn có điều kiện tốt sẽ có năng lực ngoại
ngữ khá hơn, trong khi đó một số khác các sinh
viên ở vùng sâu vùng xa sẽ không có nhiều cơ hội
để trao dồi ngoại ngữ. Vấn đề này có thể được giải
quyết bằng cách tiến hành các đợt thi tiếng Anh
đầu vào để phân loại sinh viên.
20


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ


Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

giúp sinh viên giải quyết được phần nào khó khăn
về mặt thời gian trong khi hầu hết các chương trình
học bậc đại học tương đối nặng và chiếm hết thời
gian của sinh viên, họ thường không còn thời gian
cho những lớp học ngoại khóa có sử dụng tiếng
Anh. Phần mềm sẽ giúp sinh viên có thể bắt đầu
việc học bất cứ khoảng thời gian trống nào trong
ngày, và cũng giúp họ tiết kiệm được các khoảng
thời gian lãng phí cho việc đi lại trong những
thành phố lớn vốn dĩ luôn xảy ra tình trạng kẹt xe
như hiện nay. Sinh viên rất mong muốn có được
các phương pháp mới giúp họ học Anh văn hiệu
quả hơn.

tiếng Việt. Giai đoạn 2: Sau khi trình độ Anh văn
của sinh viên tiến bộ hơn, sinh viên bắt đầu có vốn
từ vựng đủ nhiều, và quen dần với cách tiếp cận
các từ mới thì công tác giảng dạy sẽ được thực hiện
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Giai đoạn 3: Sau khi
nghe hiểu các từ ngữ chuyên ngành, sinh viên được
tiếp cận tiếp quy trình cuối cùng là sinh viên thực
tập làm quen với việc chủ động nghe nói tiếng Anh
chuyên ngành bằng việc tổ chức các seminar, hội
thảo nhỏ dùng toàn bộ tiếng Anh trong việc báo
cáo, thuyết minh, đặt câu hỏi, trao đổi cũng như trả
lời bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, thời lượng phân bố
cho từng giai đoạn cần được nghiên cứu sao cho

phù hợp với trình độ ngoại ngữ của sinh viên và
năng lực của giảng viên. Ví dụ như, nếu trình độ
sinh viên thấp, giảng viên cần dành nhiều thời gian
hơn cho giai đoạn 1 và ngược lại.

5 KẾT LUẬN
Tình hình dạy và học Anh văn chuyên ngành
Môi trường đã được khảo sát và đánh giá, qua đó
rút ra được một số kết luận đáng chú ý như sau:

 Kết hợp sử dụng các phần mềm hỗ trợ học
online hoặc offline, ngoài mục tiêu giảm tải thời
gian ôn luyện những kiến thức cũ trên lớp còn góp
phần tăng cường thời gian học ngoại ngữ ngoài
giờ.

 Chương trình Anh văn chuyên ngành Môi
trường hiện nay đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn
từ vựng chuyên ngành. Tuy nhiên, mức độ tiếp thu
và vận dụng các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành
vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra, sinh viên có nhu cầu
rất lớn về việc tăng cường bốn kỹ năng nghe – nói
– đọc – viết trong chương trình học môn tiếng Anh
chuyên ngành.

 Tăng cường sử dụng các giảng viên chuyên
ngành có năng lực ngoại ngữ tốt, đặc biệt là các
giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước
sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh đó, cần củng cố các
kỹ năng sư phạm và bồi dưỡng những phương

pháp giảng dạy mới.

 Giảng viên đã chuẩn bị tốt các hoạt động
chuyên môn trước khi bắt đầu giảng dạy các nội
dung chính của chương trình đào tạo. Tuy nhiên,
mức độ hiệu quả của quá trình dạy và học vẫn còn
rất hạn chế. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên
thường gặp một số khó khăn như: không đủ thời
gian để ôn lại nhưng kiến thức ngữ pháp cho sinh
viên; mất nhiều thời gian và công sức để giải thích
các thuật ngữ chuyên ngành cho sinh viên; phương
pháp giảng dạy chưa phù hợp, điều này dẫn đến bài
giảng chưa thật sự hấp dẫn và thu hút sinh viên.

LỜI CẢM TẠ
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ
Chí Minh đã cấp kinh phí để thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cunningham, W.P., Cunningham, M.A., 2015.
Environment Science – A Global Concern, 13th
edition. McGraw Hill Education, 614 pages.
Flowerdrew, J., Peacock, M.,2001. Research
perspectives on English for academic
purposes. Cambridge University
Press.Cambridge, 467 pages.
Hill, M.K., 2004. Understanding Environmental
Pollution: A Primer, 2nd edition.
Cambridge University Press, 484 pages.
Gritzner, C.F., 2010. Environmental and

Natural Resources. Chelsea House Pub (L),
125 pages.
Kennedy, C., Bolitho, R., 1984. English for specific
purposes. Macmillan. London, 149 pages.
Lee, R., 2009. English for Environmental
Science in Higher Education Studies

 Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên dành rất ít
thời gian để tự học và tăng cường khả năng Anh
ngữ của mình, cụ thể hơn 80% sinh viên có số giờ
tự học nhỏ hơn 10 giờ/tuần.
Với những kết luận trên, để góp phần giải quyết
những khó khăn trong quá trình dạy và học tiếng
Anh chuyên ngành, một số kiến nghị được nêu ra
như sau:
 Nghiên cứu xây dựng các mô hình giảng
dạy mới; cụ thể, đối với Anh văn chuyên ngành
Môi trường, chương trình giảng dạy có thể chia
làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: khi trình độ Anh văn
của sinh viên còn thấp, vốn từ vựng chưa nhiều
giảng viên có thể soạn bài giảng và trình chiếu
bằng tiếng Anh, và thực hiện việc giảng dạy bằng
21


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ

Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 (2016): 14-22

(English for Specific Academic Purposes).

Garnet Education, 130 pages.
Munby, J., 1978. Communicative syllabus
design.Cambridge University
Press.Cambridge.
Pinon R., Haydon J., 2010. The Benefits of the
English Language for Individuals and
Societies: Quantitative Indicators from
Cameroon, Nigeria, Rwanda, Bangladesh and
Pakistan. Euromonitor International, 71 pages.
Robinson, P., 1991. ESP today: A practitioner’s
guide. Prentice Hall International. Hemel
Hemstead, UK, xii + 146 pp.

22

Rubin,E.S., 2000. Introduction to Engineering
and the Environment.McGraw-Hill
Education, 720 pages.
Tsao C.C.H., Wei A.M.S., Fang A.S.H., 2008.
ESP for College Students in Taiwan: A
Survey of Student and Faculty perceptions.
International Symposium on ESP.
Vinh T., 2009. Lỗ hổng tiếng Anh chuyên
ngành, ngày truy cập 8/6/2016. Địa chỉ:
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×