Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Marketing-cảng-hàng-không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.17 KB, 7 trang )

Học viện Hàng không Việt Nam

MARKETING CẢNG HÀNG KHÔNG
GVHD: TS Nguyễn Hải Quang

Nhóm 2
Phan Thị Ái Phương
Phạm Hoàng Phúc
Nguyễn Ngọc Thùy Dương


MARKETING CẢNG HÀNG KHÔNG
TS Nguyễn Hải Quang
Nhóm 2

Đề tài
Thị trường vận tải hàng không ở Việt Nam –
Nhu cầu phát triển hệ thống cảng hàng
không ở Việt Nam.
Lời mở đầu
Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), số lượng
hành khách có thể sẽ tăng vọt trong hai thập kỷ tới. IATA dự đoán vào năm
2035 sẽ có khoảng 7,2 tỉ hành khách di chuyển bằng đường hàng không, nghĩa
là gần gấp đôi mức 3,8 tỉ ở thời điểm hiện tại. Dự báo này dựa trên tỉ lệ tăng
trưởng kép hàng năm là 3,7% /năm, nguyên nhân do bùng nổ tăng trưởng tại
châu Á.
Đối với vận tải hàng không, tăng trưởng gấp đôi này khiến cho các sân
bay vốn đã quá tải nay phải chịu gánh nặng hơn nữa. Thách thức mới đặt ra là
làm sao xử lý được lượng hành khách, hàng hóa, hành lý đang ngày một tăng
một cách hiệu quả với chi phí hợp lý đồng thời đưa ra các sản phẩm và giải



pháp thân thiện với môi trường trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu về an
ninh đang ngày một khắt khe.
Những thách thức này rõ ràng sẽ làm nổi rõ tính kém hiệu quả của cơ sở
hạ tầng sân bay hiện tại. Hầu hết các sân bay được thiết kế và xây dựng trong
nhiều thập kỷ trước đây để đáp ứng nhu cầu giao thông tại thời điểm đó, và
mặc dù hầu hết đã được cải tổ để đáp ứng nhu cầu hiện đại, nhiều sân bay vẫn
đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. Kết quả là những trải nghiệm mệt mỏi
và sự thất vọng của hành khách.
Rõ ràng là công tác duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sân bay là vô cùng
cần thiết và là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với các đối
tượng sở hữu và vận hành sân bay. tất các sân bay đều có một điểm chung đó
là: cần phải sẵn sàng cho các yêu cầu ngày một tăng cao và sự phát triển trong
tương lai trong khi không làm phát sinh các vấn đề liên quan đến vận hành hay
an toàn hàng không.

I.

Thị trường vận tải hàng không.
1. Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường tùy theo cách tiếp

cận và bối cảnh. Theo quan điểm truyền thống thì thị trường được hiểu là nơi
xảy ra quá trình mua bán. Trong khi đó theo quan điểm kinh tế học thì thị
trường được hiểu là hệ thống gồm những người mua và mối quan hệ cung cầu
giữa họ. còn theo quan điểm marketing thì thị trường bao gồm con người hay
tổ chức có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng mua và có khả năng mua
hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu mong muốn đó.



Theo quan điểm của tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO, thị
trường vận tải hàng không giữa hai điểm nào đó bao gồm việc vận chuyển có
hay ở dạng tiềm năng đới với hành khách và hàng hóa mà chúng đang được
hoặc có thể vận chuyển giữa các điểm này bằng dịch vụ hàng không thương
mại.

2. Đặc điểm của thị trường hàng không
 Thứ nhất khái niệm thị trường vận tải hàng không chỉ áp dụng với các
chuyến bay thương mại.
 Thứ hai tại địa điểm đó phải có trả hoặc nhận hành khách và hàng hóa,
có nghĩa là không tính đến điểm hạ cánh kĩ thuật
 Thứ ba địa điểm đó được hiểu là một sân bay hoặc một nhóm sân bay
nào đó. Điều đó có nghĩa sân bay là một điều kiện hình thành nên thị
trường vận tải hàng không.

3. Chủ thể của thị trường vận tải hàng không.
Khác với thị trường dịch vụ, hàng hóa thông thường, ngoài hai chủ thể tạo nên
cung và cầu, các chủ thể kinh tế của thị trường vận tải hàng không còn có thêm
vai trò của nhà nước nhằm điều tiết thị trường vận tải hàng không, vừa thúc
đẩy, vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia
 Các nhà vận chuyển hàng không (hãng hàng không):chủ thể tạo nên
cung, là người bán các dịch vụ vận tải hàng không. Sử dụng tàu bay để
cung cấp dịch vụ vận tải hàng không theo quyền vận chuyển hàng không
(thương quyền-quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với
các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến
bay vs đối tượng vận chuyển). bao gồm VCHK nội địa và VCHK quốc tế.


 Người sử dụng dịch vụ vận tải hàng không: chủ thể tạo cầu, là những
người có nhu cầu đi lại và có khả năng thanh toán dịch vụ VẬN TẢI HÀNG

KHÔNG gọi là hành khách hay những tổ chức, cá nhân có nhu cầu VT
hàng hóa và có khả năng thanh toán bằng đường hàng không.
 Nhà nước: thực hiện chức năng điều tiết và quy định cơ chế hoạt động
của thị trường vận tải hàng không đảm bảo cho các hoạt động vận tải
hàng không được an toàn, vừa xử lý hài hòa các mối quan hệ giữa yêu
cầu phát triển cho hệ thống giao thông vận tải (đặc biệt là giao lưu quốc
tế bằng đường hàng không) và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đối với các
quốc gia kém phát triển, quản lý nhà nước còn phải bảo hộ hợp lý nhằm
tận dụng cơ hội, né tránh các nguy cơ cho ngành vận tải hàng không của
quốc gia mình.

4. Các trạng thái thị trường vận tải hàng không
Thị trường vận tải hàng không thuộc trạng thái thị trường độc quyền
nhóm, tức là thị trường chỉ có 1 ít người bán, họ bán các dịch vụ được tiêu
chuẩn hoặc khác biệt hóa. Doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường này định
giá tương đương với giá các đối thủ cạnh tranh nên chất lượng sản phẩm và
dịch vụ là gần như tương đương.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy vì trên một đường bay chỉ có một
hoặc một vài hãng hàng không cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, nhưng cho
dù chỉ có một hãng hàng không tham gia thị trường vận tải hàng không thì
cũng không thể xem thị trường vận tải hàng không là thị trường độc quyền
hoàn toàn vì còn có các sản phẩm khác thay thế như đường bộ đường sắt
đường thủy.
5. Vai trò thị trường vận tải hàng không


Thị trường vận tài hàng không có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
vận tải hàng không. Trước hết, nó quyết định đến quy mô cũng như khối lượng
hành khách hàng hóa vận chuyển cũng như luân chuyển, tính cạnh trang, phạm
vi hoạt động của vận tải hàng không trong nước và ngoài nước. Tiếp theo sự

phát triển của hoạt động vận tải hàng không kéo theo sự phát triển công
nghiệp sản xuất và sửa chữa tàu bay, đồng thời thúc đẩy các hoạt động khác
trong ngành hkdd như cảng hàng không, sân bay, quản lý bay, các dịch vụ liên
quan đến chuyến bay, các dịch vụ thương mại hàng không và phi hàng không.
 Như vậy có thể nói thị trường vận tải hàng không không chỉ quyết định
đến các hoạt động vận tải hàng không mà còn ảnh hưởng đến các hoạt
động khác trong ngành hàng không dân dụng.

II.

Phân loại thị trường, loại hình vận tải hàng không
1. Phân loại thị trường vận tải hàng không
Thị trường vthk được phân loại theo nhiều tiêu thức. ở góc độ chung

nhất, người ta chia thị trường vthk theo đối tượng vận chuyển và phạm vi vận
chuyển.
Theo đối tượng vận chuyển, thị trường vận tải hàng không được chia
thành thị trường vận tải hành khách và thị trường vận tải hàng hóa. Sự khác
biệt cơ bản nhất giữa thị trường vận tải hành khách và thị trường vận tải hàng
hóa là đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển của vận tải hành khách là
con người còn vận chuyển hàng hóa là vật chất nên các yêu cầu về dịch vụ vận
tải là khác nhau. Còn cầu của thị trường vận tải hành khách là khá tương đối
cân bằng giữa chiều đi và chiều về trong dài hạn (một hành khách đi đến điểm
nào đó thường có kế hoạch trở về). Trong khi đó cầu thị trường vận tải hàng
hóa thường không cần bằng giữa chiều đi và chiều về vì hàng hóa được vận
chuyển để tiêu thụ nên ít quay về.


Theo phạm vi vận chuyển, thị trường vận tải hàng không được chia thành
thị trường quốc nội và thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế là thị trường nếu

có ít nhất một điểm đi/điểm đến không nằm trên lãnh thổ của quốc gia mà nhà
vận chuyển đăng kí. Còn thị trường quốc nội là thị trường mà cả hai điểm đi và
đến đều nằm trong lãnh thổ của quốc gia mà hãng hàng không đăng kí. Việc
phân loại này là do tính chất cạnh tranh và chính sách vận tải hàng không của
quốc gia đối với từng loại thị trường này. Trong mỗi một khu vực thị trường này
có thể chia thành các khúc thị trường nhỏ hơn.

2. Các loại hình vận tải hàng không, phân khúc thị trường hàng
không
Theo đối tượng vận chuyển người ta chia vận chuyển hàng không thành
vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.
Theo phạm vi vận chuyển, người ta cũng chia vận chuyển hàng không
thành vận chuyển nội địa và vận chuyển quốc tế.
Tuy nhiên dưới góc độ tính chất khai thác, vận chuyển hàng không bao
gồm vận chuyển hàng không tầm ngắn và vận chuyển hàng không tầm xa



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×