Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Việt nam và trung quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển đông (DOC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀN THỊ MAI

VIÖT NAM Vµ TRUNG QUèC TRONG VIÖC THùC
HIÖN
TUY£N Bè VÒ øNG Xö CñA C¸C B£N t¹i BIÓN
§¤NG (DOC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀN THỊ MAI

VIÖT NAM Vµ TRUNG QUèC TRONG VIÖC THùC
HIÖN
TUY£N Bè VÒ øNG Xö CñA C¸C B£N t¹i BIÓN
§¤NG (DOC)

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Bàn Thị Mai


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình ảnh

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

Chương 1: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC
BÊN TẠI BIỂN ĐÔNG...........................................................................................................6
1.1. Tổng quan về tranh chấp Biển Đông...........................................................................6
1.1.1. Biển Đông, tầm quan trọng chiến lược với Thế giới và Việt Nam....................................6
1.1.1.1. Vị trí địa lý, tiềm năng của Biển Đông......................................................................6
1.1.1.2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với thế giới và Việt Nam.............8
1.1.2. Tranh chấp ở Biển Đông và những căng thẳng trong thời gian gần đây...................12
1.2. Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông........................................................13
1.2.1. Quá trình hình thành Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và
Trung Quốc (Tuyên bố DOC)...............................................................................................13
1.2.2. Nội dung cơ bản của Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và
Trung Quốc (Tuyên bố DOC)...............................................................................................19
1.2.3. Đánh giá của tác giả về Tuyên bố DOC 2002...........................................................22
Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TUYÊN BỐ DOC CỦA VIỆT NAM, TRUNG
QUỐC VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG
(COC).......................................................................................................................................24
2.1. Quá trình thực hiện Tuyên bố DOC của Việt Nam và Trung Quốc.............................24
2.1.1. Hành động của Trung Quốc.......................................................................................25
2.1.1.1. Ý đồ và hành động của Trung Quốc trước khi ký kết Tuyên bố DOC.........................25
2.1.1.2. Hành động của Trung Quốc sau khi ký kết Tuyên bố DOC.................................28
2.1.2. Hành động của Việt Nam...........................................................................................46


2.1.3. Quan điểm của tác giả về lựa chọn của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc....50
2.2. Sự cần thiết của COC.....................................................................................................53
2.2.1. Sự ra đời của Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC....................................53
2.2.2. Bản Quy tắc hướng dẫn DOC 2002...........................................................................54
2.2.3. Sự cần thiết của COC.................................................................................................62
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ỨNG
XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG..................................................................................69

3.1. Đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC.........................................................................69
3.2. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông – Xây dựng lực lượng tuần tra chung ở Biển Đông
...................................................................................................................................................70
3.3. Mỗi quốc gia ASEAN chấp nhận và khuyến khích sự hiện diện quân sự của Mỹ
cũng như của các cường quốc quan tâm ngoài khu vực, ở Biển Đông...........................73
3.4. ASEAN thúc đẩy xây dựng Hiệp ước thân thiện và hợp tác trong lĩnh vực hàng
hải ...........................................................................................................................................74
3.5. Phương án “Hợp tác cùng phát triển” của Việt Nam................................................75
KẾT LUẬN.............................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACJWG:

Nhóm Công tác chung ASEAN - Trung Quốc
về thực hiện DOC

ADIZ:

Vùng Nhận dạng Phòng Không

ADMM:

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

AMMTC:

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm

xuyên quốc gia

ARF:

Diễn đàn khu vực ASEAN

CLCS:

Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hiệp quốc

CNOOC:

Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc

CNOOC:

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc

COC:

Bộ quy tắc ứng xử quốc tế tại Biển Đông

DOC:

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

SEANWFZ:

Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở
Ðông - Nam Á


SOM:

Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung
Quốc về DOC

TAC:

Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á

UNCLOS:

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển
năm 1982


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu bảng

Tên bảng

Tran
g

Hình 1.1: Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông

9

Hình 1.2: Bản đồ hành chính Việt Nam


11

Hình 3.1:

Hộ chiếu mới có in bản đồ "đường lưỡi bò" của
Trung Quốc đang bị dư luận phản ứng gay gắt

33

Hình 3.2: Bản đồ “đường mười đoạn” do Nhà sản xuất bản đồ
nhà nước Trung Quốc xuất bản, trong đó, vẽ các
vạch nối trải dài từ mũi phía bắc của Trung Quốc tới
Hình 3.3:

mũi phía nam đảo Borneo

36

Vị trí xảy ra sự cố với tàu Bình Minh 02

37

Hình 3.4: Cáp tàu Bình Minh 02 bị đứt

38


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình tranh chấp phức tạp tại Biển Đông và nguy cơ bùng phát

xung đột do tranh chấp không được kiểm soát, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn
định và phát triển ở Đông Nam Á là vấn đề được đặt ra đã lâu, nhất là từ thập
kỷ 1990 trở lại đây. Tình trạng căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông là do
sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc không
thể triển khai các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin (CBM) đã được vạch ra
trong bản Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002
(DOC). Đã có nhiều nỗ lực quốc tế và khu vực, ở những cấp độ khác nhau,
nhằm nghiên cứu và kiến nghị biện pháp khống chế nguy cơ xung đột ở Biển
Đông; nhiều văn kiện, tuyên bố đơn phương, song phương, đa phương đã đề
cập đến vấn đề này.
Nếu các xu hướng như hiện tại còn tiếp diễn mà căng thẳng không
được giải quyết thì nguy cơ về việc các bên tính toán sai lầm và thậm chí dẫn
đến xung đột sẽ ngày càng gia tăng. Sự ổn định ở Biển Đông có tầm quan
trọng thiết yếu cho quá trình phát triển kinh tế của các nước Châu Á Thái
Bình Dương và các quốc gia khu vực đã bày tỏ các mối quan ngại của mình
tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN Cộng (ADMM+). Do tần suất các sự cố trên biển ngày càng tăng nên
việc ASEAN nói chung và hai nước Trung Quốc và Việt Nam nói riêng cùng
tiến tới triển khai thực thi DOC là hết sức cấp bách.
Là một quốc gia nằm ở ven bờ trung tâm Biển Đông, Việt Nam có
nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển đồng thời cũng đứng trước những thách
thức lớn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, an ninh quốc
phòng, giao thông thương mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm thi
hành pháp luật và tài sản trên biển.

1


Đối với Trung Quốc thực tế cho thấy sự khác nhau hoàn toàn giữa
những cam kết chính trị thể hiện qua nội dung của DOC với những hành vi

bằng những tuyên bố của nhà lãnh đạo, bằng hành vi lập pháp quốc gia, cũng
như bằng những hành động sử dụng vũ lực tại Biển Đông.
Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Việt Nam và Trung Quốc trong việc
thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
Khi nghiên cứu Đề tài này sẽ trả lời được ba câu hỏi: (i) Trung Quốc đã
thực hiện Tuyên bố như thế nào và có giữ đúng lời hứa của mình không? (ii)
Việt Nam với tư cách là một thành viên của ASEAN đã thực hiện vai trò của
mình như thế nào? (iii) Sự cần thiết xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các
bên ở Biển Đông mang tính pháp lý ràng buộc cao (COC).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều bài viết và công trình khoa học nghiên cứu
liên quan đến vấn đề này. Đối với các đề tài nghiên cứu về Biển Đông, có thể
kể đến như sách chuyên khảo “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” do
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc
tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ths. NCS.
Nguyễn Hùng Cường, Giảng viên Bộ môn Luật Quốc tế – Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội đồng chủ biên, được Cục Thông tin Đối ngoại và Nhà xuất
bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa giới thiệu
và phát hành ngày 7/8/2012 tại Hà Nội. Trung tâm Luật biển và Hàng hải
quốc tế (Khoa Luật – ĐHQGHN) biên soạn cuốn “Hợp tác khai thác chung
trong luật biển quốc tế – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS.
Nguyễn Bá Diến chủ biên, xuất bản năm 2009 tại Nhà xuất bản Tư pháp. Trần
Duy Hải, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia, chủ biên cuốn sách
“Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển

2


Đông”, Tài liệu Dự án hợp tác “giáo dục nhận thức pháp luật tại các vùng

biên giới Nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt Nam” giai đoạn 3 (LASRAI
III); bài nghiên cứu của TS. Trần Trường Thủy (2006), “Vấn đề thỏa hiệp và
hợp tác trên biển: Trường hợp ký Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông”,
Giám đốc Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt
Nam. Nguyễn Thị Minh Đức, Một số thông tin về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC), Tạp chí Biên giới lãnh thô số 14/2003. Đối với đề tài về Bộ quy tắc

ứng xử của các bên ở Biển Đông với bài viết của Nguyen Hong Thao (2001),
“Vietnam and the Code of Conduct for the South China Sea”, Ocean
Development and Internatinal Law, Vol.32, Issues 1-2, pp.105-130. Về hành
vi ứng xử của Trung Quốc, tác giả Hoàng Anh (2012) có bài “Trung Quốc tái
hung hăng – Một phân tích dựa trên lý thuyết viễn cảnh (Prospect Theory)”,
Nghiên cứu Trung Quốc số 10 (134), trang 75…
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hành vi ứng xử của Trung
Quốc và các nước ASEAN về Biên Đông, hành vi của Trung Quốc vi phạm
DOC đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung, với
phạm vi nghiên cứu của đề tài “Việt Nam và Trung Quốc trong việc thực hiện
Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông” thì chưa có công trình nghiên
cứu nào. Đây là vấn đề không mới nhưng trong giai đoạn hiện nay, một đề tài
nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết, đề tài sẽ tiếp thu có chọn lọc những kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học pháp lý có liên quan để phát triển
và hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của luận văn
Đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết
vấn đề ứng xử của các bên tại Biển Đông trong tình hình hiện nay của Việt

3



Nam và Trung Quốc.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh chấp ở Biển
Đông trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nêu quá trình hình thành Tuyên bố
về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
- Phân tích, đánh giá thực tiễn hành động của Việt Nam và Trung Quốc
từ khi ký kết DOC cho đến tháng 8 năm 2015.
- Đề xuất, đưa một một số kiến nghị giải pháp cho vấn đề ứng xử của
các bên tại Biển Đông.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ của mình, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu hành vi ứng xử của Việt Nam và Trung Quốc trong việc
thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông tính từ khi ký kết
đến tháng 8 năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu liên quan đến đề tài từ trước khi ký
kết DOC 2002 đến tháng 8 năm 2015; nghiên cứu các hành động của Việt
Nam và Trung Quốc trong việc thực hiện DOC 2002.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra của Luận văn, luận văn được triển khai
nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Leenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về vấn đề Biển Đông.
Quá trình nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, so
sánh, tổng kết thực tiễn và tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở

4



lý luận và thực tiễn trong hành vi ứng xử của Việt Nam và Trung Quốc khi
thực hiện DOC 2002.
Về thực tiễn, các kết luận của luận văn có giá trị tham khảo cho việc
xây dựng chính sách pháp luật của Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Tranh chấp Biển Đông và Tuyên bố về ứng xử của các bên
tại Biển Đông.
Chương 2: Quá trình thực hiện Tuyên bố Doc của Việt Nam, Trung
Quốc và sự cần thiết xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực thi Tuyên bố DOC.

5


Chương 1
TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ
CỦA CÁC BÊN TẠI BIỂN ĐÔNG
1.1. Tổng quan về tranh chấp Biển Đông
1.1.1. Biển Đông, tầm quan trọng chiến lược với Thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Vị trí địa lý, tiềm năng của Biển Đông
Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh (The
South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale, là một biển rìa
Tây Thái Bình Dương.
Theo quy định của Uỷ ban Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường
dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa
học phát hiện ra chúng. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có
tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, địa danh biển không có ý nghĩa về

mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận.
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên
biển được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước
của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi
theo thói quen như một danh từ riêng.
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông,
trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông.
Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc,
Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống
của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là địa
bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu
Á - Thái Bình Dương và Mỹ.

6


Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt
là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là
khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng
đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin,
trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu
tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả
khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế
giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney
- Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa
sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước

khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,
Brunei, Indonesia, Thái Lan… trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích
có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn
được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa
Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ
tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối [17].
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm
chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ
thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ
thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu
tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng

7


dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản
lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương
đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài
nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi
là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng
dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng
thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
các vùng biển quanh hai quần đảo.
1.1.1.2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với thế giới và

Việt Nam
a. Đối với thế giới
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền
Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á.
Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên
quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh
đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á
đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi
Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và
Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai
của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông,
trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có
trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536
cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng
Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia
tăng ở khu vực.

8


Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào
con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả
Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài
nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực
hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông [17].

Hình 1.1: Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông
(Nguồn: vietbao.vn)


Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn
gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có
những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến
lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda,
Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên
thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ
tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002. Do

9


đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về
địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ
và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất
là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên
minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị,
kinh tế của các nước khu vực.
b. Đối với Việt Nam
Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai của Việt Nam. Việt Nam
giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam với bờ biển dài khoảng
3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ 100km 2 đất liền/1km bờ biển (mức
trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1 km bờ biển) và hơn 3000 hòn đảo,
trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành
phố giáp biển. Biển Đông là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ
hàng nghìn năm và là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có
quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu
vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.
Về phương diện kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát

triển những ngành mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng
tàu, du lịch… Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển
nước sâu và nhiều cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển
có thể đạt 50 triệu tấn/năm [17].
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản quan trọng. Theo các điều tra về
nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước Việt Nam đã
phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài
động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong
biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển…
Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 – 4,1 triệu tấn, khả năng khai

10


thác là 1, 4 – 1, 6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa
ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị
xuất khẩu đứng thứ ba cả nước [17].
Tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước Việt Nam là dầu khí có tầm
chiến lược quan trọng. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa
Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4- 5 tỷ tấn. Trữ
lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa
khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, sa khoáng titan…

Hình 1.2: Bản đồ hành chính Việt Nam
(Nguồn: />
11


Về phương diện du lịch, Biển Việt Nam tại Hình 1.2 cho thấy nhiều

điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang
đóng góp phần lớn vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu
vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên
nhiên sơn thủy đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán
đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có
trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng [17]
Các thắng cảnh nổi tiếng trên đất liền như Phong Nha, Bích Động…
và các di tích lịch sử và văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp
Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển. Điều
này rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch
hiện đại như nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học
vùng ven bờ, hải đảo…
Về phương diện an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò là tuyến
phòng thủ hướng Đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông,
đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa trong việc
kiểm soát các tuyến đường biển quan lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng
thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
1.1.2. Tranh chấp ở Biển Đông và những căng thẳng trong thời gian
gần đây
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu liên quan đến vấn đề Biển Đông, tác
giả luận văn đã sử dụng một khảo sát trên mạng Google và thật bất ngờ với từ
khóa “Biển Đông” có đến 1.210.000 kết quả trong 0,33 giây những đường
link liên quan [54]. Qua đó cho thấy vấn đề Biển Đông là một trong những
vấn đề được dư luận trong nước quan tâm nhiều trong những năm gần đây,
thu hút sự tranh luận của nhiều diễn đàn báo chí, trang thông tin điện tử tại
Việt Nam cũng như nhiều khu vực trên thế giới.

12



Lịch sử tranh chấp tại Biển Đông có thể chia làm ba giai đoạn gắn liền
với những hướng giải quyết đã được đưa ra.
Giai đoạn một – tranh chấp chủ quyền trên các đảo đá trong lịch sử cho
đến năm 1958.
Giai đoạn hai – tranh chấp lãnh thổ mở rộng và liên kết chặt chẽ với
tranh chấp vùng biển do sự định hình và phát triển của luật biển quốc tế từ
1958 đến 2009.
Giai đoạn ba – quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện
pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực – từ 2009 trở đi.
1.2. Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông
1.2.1. Quá trình hình thành Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (Tuyên bố DOC)
Trước khi Tuyên bố DOC ra đời, giữa các nước trong khu vực ASEAN
tồn tại một số văn bản chính mang tính pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh
hành vi của các bên trên Biển Đông như Hiệp ước Thân Thiện và Hợp tác của
ASEAN (TAC) năm 1976 và Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân
năm 1995. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á có những nguyên
tắc cơ bản điều chỉnh ứng xử của các bên trong Biển Đông, cụ thể: giải quyết
các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực và thúc đẩy hợp tác giữa các bên có liên quan [33].
Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại Manila năm 1992 là văn kiện thể
hiện lập trường chung đầu tiên của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Tuyên bố thể hiện sự lo ngại của ASEAN đến căng thẳng giữa Việt Nam và
Trung Quốc qua sự kiện Trung Quốc cấp phép cho công ty Creston của Mỹ
thăm dò dầu khí tại khu vực Tư Chính thuộc thềm lục địa của Việt Nam và
sau khi Trung Quốc thông qua luật về lãnh hải ngày 25 tháng 02 năm 1992
tuyên bố chủ quyền tuyệt đối đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

13



Theo đó, Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng tình hình, kêu gọi hợp tác
và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trên cơ sở các nguyên tắc của
TAC. Tại thời điểm năm 1992 khi Việt Nam chưa là thành viên của ASEAN,
đã ủng Tuyên bố Manila năm 1992 do Philippin đưa ra. Theo đó, Tuyên bố
kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan khác. Trung Quốc nhắc lại lập
trường về thảo luận song phương, không chấp nhận thảo luận đa phương vấn
đề Biển Đông và cho rằng các vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa không liên quan đến ASEAN.
Trung Quốc và Philippines cũng đã thỏa thuận song phương về Bộ quy
tắc ứng xử gồm tám điểm trong Tuyên bố chung giữa hai nước về tham khảo
về Biển Đông và các khu vực hợp tác khác vào tháng 8 năm 2005. Philippines
và Việt Nam cũng đã thỏa thuận về Bộ ứng xử 9 điểm trong Tuyên bố chung
trong tham khảo song phương hàng năm lần thứ 4 vào tháng 10 năm 1995 [1].
Sự kiện Trung Quốc chiếm dải ngầm Vành Khăn lần thứ nhất (năm
1994-1995) và lần thứ hai (năm 1998-1999) đã đánh dấu sự điều chỉnh trong
chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiện này thúc đẩy ASEAN tìm
kiếm các sáng kiến nhằm giúp ngăn ngừa các tranh chấp tại Biển Đông không
leo thang trở thành các vụ xung đột.
Trong sự kiện Vành Khăn lần thứ nhất (năm 1994-1995), Quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc đã âm thầm chiếm cứ và xây dựng một số công
trình trên dải đá ngầm Vành Khăn mà Philippin tuyên bố chủ quyền. Tháng
2/1995, các máy bay và tàu do thám của Philippin sau đó khẳng định sự hiện
hữu của các công trình này. Tám tàu hải quân Trung Quốc cũng đã được phát
hiện ở khu vực xung quanh Vành Khăn. Đàm phán song phương giữa hai
bên vào tháng 3/1995 đã không đạt được kết quả. Philippin đã phải cho lực
lượng hải quân bắn phá các cột mốc và công trình khác mà Trung Quốc xây

14



dựng trên một số bãi ngầm, đảo san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
của Philippin [1].
Đây là sự kiện đáng chú ý vì đó là động thái đầu tiên của Trung Quốc
gây khiêu khích một quốc gia thành viên ASEAN thay vì cách làm trước kia
là nhắm vào những điểm mà Việt Nam yêu sách ở quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Thời điểm này Việt Nam chưa là thành viên của khối ASEAN.
Đến tháng 7 năm 1995, Việt Nam là thành viên của ASEAN được 5 tháng sau
khi các công trình xây dựng của Trung Quốc được tìm thấy tại đá Vành Khăn.
Trong sự kiện Vành Khăn lần thứ hai (năm 1998-1999): Có thể nói sau
sự kiện Vành Khăn lần thứ nhất (năm 1994-1995), Trung Quốc đã bắt đầu
nhận ra rằng họ cần phải cân bằng giữa việc thực hiện yêu sách chủ quyền ở
Biển Đông và việc gây khiêu khích các nước ASEAN. Do đó, thời điểm tiếp
theo để Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền là năm 1998-1999, khi các
nước ASEAN đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á từ
tháng 7 năm 1997. Bên cạnh đó, trong thời gian này, Mỹ đang bận rộn trong
chính trị nội bộ về vụ scandal Monica Lewinsky và về đối ngoại với cuộc
chiến ở Kosovo. Chính vì vậy, Trung Quốc đã có thể dự đoán trước rằng việc
tổ chức xây dựng trên đảo Vành Khăn lần thứ hai sẽ không gặp nhiều phản
ứng từ phía quốc tế.
Từ hai sự kiện Vành Khăn nêu trên, ta thấy rằng Trung Quốc đều chớp
thời cơ thích hợp, hành động chủ động nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
dài hạn, theo đúng logic của “chủ nghĩa cơ hội”.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 tại Jakarta ngày 20-21
tháng 7 năm 1996, ý tưởng xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC) đã xuất hiện với mục đích tạo nền tảng cho sự ổn định lâu dài trong
khu vực và giúp cho việc tăng cường hiểu biết giữa các nước có tranh chấp.
Mặc dù trước đó, ý tưởng này đã manh nha trong Tuyên bố ASEAN 1992 và


15


được nêu trong các Hội nghị về kiềm chế xung đột tiềm tàng trong Biển Đông
1991-2000. Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN bày tỏ quan
ngại trước những diễn biến trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh việc các
bên liên quan cần áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác
tại Đông Nam Á (TAC) để làm cơ sở cho việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử
quốc tế tại Biển Đông vì mục tiêu xây dựng môi trường an ninh và ổn định
trong khu vực. Theo đó, Tuyên bố đã chỉ rõ “những diễn biến gần đây khẳng
định sự cần thiết của một COC trên Biển Đông, COC này sẽ là nền tảng cho sự
ổn định khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia tranh chấp” [22].
Tiếp theo, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, ngày 1516 tháng 12 năm 1998, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí xây dựng một Bộ
quy tắc ứng xử ở Biển Đông và cuộc họp SOM ASEAN tại Singapore tháng 3
năm 1999 đã giao cho Việt Nam và Philippin cùng dự thảo văn kiện này [22].
Philippin và Việt Nam đã trình bày các bản thảo riêng của mình đầu tiên tại
cuộc gặp ASEAN SOM tháng 5 năm 1999. Phạm vi áp dụng trong dự thảo
của Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa. Malaysia phản đối bản thảo của
Philippin vì cho rằng dự thảo mang tính chất một Hiệp định có tính cam kết
pháp lý. Indonexia cũng đề nghị COC là một văn bản mang tính chính trị.
Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN và cuộc họp của ARF vào
tháng 7 năm 1999, bản dự thảo chung của ASEAN được trình bày nhưng
không được các ngoại trưởng ASEAN thông qua. Malaysia yêu cầu bản dự
thảo cần được đưa ra thảo luận tại cấp quan chức cấp cao hơn. Ngoại trưởng
Malaysia Syed Hamid Albar đã phê phán bản thảo của Philippin vì cho rằng
không phản ánh được tinh thần đã được nêu ra trước đó.
Tháng 9 năm 1999, Philippin trình bày bản dự thảo lần thứ hai lên
ASEAN. Lần này, ASEAN không đạt được sự đồng thuận liên quan đến vị trí
địa lý mà COC có tác dụng điều chỉnh. Philippin đã đề xuất khu vực áp dụng


16


×