Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT CỦA ACID URSOLIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẶNG THẾ SƠN

TỎNG HỢP CÁC DẪN XUẤT
CỦA ACID URSOLIC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
••

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HÔ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. TÔNG THANH DANH

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. PHẠM THÀNH QUÂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. PHAN THANH SƠN NAM
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 19 tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày. . . . tháng .... năm

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐẶNG THẾ SƠN

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02/05/1983

Nơi sinh: Cần Thơ

Chuyên ngành: Công Nghệ Hóa Học

MSHV: 10050130

I- TÊN ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT CỦA ACID URSOLIC
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tổng hợp các dẫn xuất acid ursolic chủ yếu bằng phản ứng ester hóa, oxy hóa và xác
định cấu trúc của sản phẩm bằng phổ 'H-NMR, MS. Xác định hoạt tính kháng ung thư
trên 3 dòng tế bào HeLa, NCI-H460, MCF-7

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày .... tháng .... năm 20...
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày .... tháng .... năm 20...
V-

CÁN Bộ HƯỚNG DẪN : TS. TỐNG THANH DANH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘMÔN
QL CHUYỀN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày...tháng..........năm......
TRƯỞNG KHOA QL


Ill

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sẳc đến Thầy TS. Tống Thanh Danh, Thầy đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận vãn.
Xin gởi lời cảm ơn chăn thành đển tất cả các Thầy Cô và các anh chị trong bộ
môn Hóa Hữu Cơ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đờ tôi hoàn thành tốt luận vãn
này
Xin cảm ơn Ban Tong Giám, các bạn và các anh chị đong nghiệp phòng Nghiên
Cứu & Phát Triển Công ty Cp Dược Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành các khóa học và thực hiện luận vãn.
Xin gởi lời biết ơn đến cha, mẹ và toàn thể gia đinh của tôi. Đã sinh thành, nuôi
dưỡng và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận vãn.



iv

TÓM TẮT
Nhằm tăng cường hoạt tính bảo vệ gan và kháng ung thư, mười một dẫn xuất
mới của acid ursolic được thiết kế và tổng hợp bằng cách biến đổi tại các vị trí C-3 và
C-28 của acid ursolic, cấu trúc của chúng được xác định bằng phổ MS và 1H- NMR.
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro được đánh giá đối với các dòng tế bào ung thư
(HeLa, NCI-H460 và MCF-7).

ABSTRACT
In an effort to improve potential hepatoprotective and anti-tumor activities,
eleven novel ursolic acid derivatives were designed and synthesized with substitution
at positions of C-3, and C-28 of ursolic acid. Then structures were confirmed using
MS and 'H-NMR. Then in vitro cytotoxicity against various cancer cell lines (HeLa,
NCI-H460 and MCF-7) was evaluated by the standard MTT assay.


V

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ

ii

LỜI CẢM ƠN

iii


TÓM TẮT

iv

ABSTRACT

iv

MỤC LỤC

V

DANH SÁCH BẢNG

viii

DANH SÁCH HÌNH

X

DANH SÁCH Sơ ĐỒ

xi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

xii

MỞ ĐẦU


xiii

1. TÔNG QUAN

1

1.1 Sơ lược về Acid Ursolic

1

1.1.1

Giới thiệu

1

1.1.2

Nguồn gốc thực vật

1

1.1.3

Hóa học

2

1.1.4


Một số công trình nghiên cứu về Acid ursolic ở Việt Nam

3

1.1.5

Tác dụng dược lý của acid ursolic

4

1.2 Tống quan về dẫn xuất acid ursolic

8

1.2.1

Hoạt tính kháng ung thư của một số dẫn xuất acid ursolic

8

1.2.2

Hoạt tính kháng Hrv của một số dẫn xuất acid ursolic

12

1.3 Phản ứng Jones Oxidation

13


1.4 Phản ứng Baeyer-Villiger Oxidation

14

1.5 Một số phương pháp xác định cấu trúc của hop chất

15

1.5.1

Phương pháp phổ khối lượng

15

1.5.2

Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân

15

2. THỰC NGHIỆM
2.1 Mục tiêu nghiên
cứu

17
17


vi


2.2 Mô tả qui trình tổng hợp

17

2.3 Hóa chất và thiết bị

19

2.4.

Phương pháp nghiên cứu

20

2.5.

Nội dung thí nghiệm

21

2.5.1

Tổng hợp các dẫn xuất N-[3-oxo-urs-12-en-28-oyl]-ester

21

2.5.1.1.

Tổng họp 3-Oxo-urs-12-en-28-oic acid (2)


21

2.5.1.2.

Tổng hợp Hexyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (3)

22

2.5.1.3.

Tổng hợp Butyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (4)

23

2.5.1.4.

T

ổng hợp Benzyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (5)

23

2.5.1.5.

Tổng hợp Octyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (6)

24

2.5.1.6.


Tổng hợp Allyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (7)

25

2.5.1.7.

Tổng hợp 3-Oxo(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (8)

25

Tổng hợp các dẫn xuất ester của 3,4 lactone-urs-12-en-28-oic acid

26

2.5.2.
2.5.2.1.

Tổng hợp 3,4 lactone-urs-12-en-28-oic acid (9)

27

2.5.2.2.

Tổng hợp 3,4 lactone(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (10)

27

2.5.2.3.

T


ổng hợp Benzyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (11)

28

2.5.2.4.

Tổng hợp Allyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (12)

29

2.5.2.5.

Tổng hợp Octyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (13)

29

2.5.3.

Tổng họp 3-acetoxy-(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (15)

3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
3.1.

Tổng họp các dẫn xuất N-[3-oxo-urs-12-en-28-oyl]-ester

3.1.1.

Tổng họp 3-Oxo-urs-12-en-28-oic acid (2)


3.1.2.
ổng họp Hexyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (3)

30
32
32
32
37T

33


vii

3.1.5.

Tổng hợp Octyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (6)

39

3.1.6.

Tổng hợp Allyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate (7)

41

3.1.7.

Tổng hợp 3-Oxo(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (8)


43

Tổng hợp các dẫn xuất ester của 3,4 lactone-urs-12-en-28-oic acid

45

3.2.
3.2.1.

Tổng hợp 3,4 lactone(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (10)

45

3.2.2.

Tổng hợp Benzyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (11)

46

3.2.3.

Tổng hợp Allyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (12)

48

3.2.4.

Tổng hợp Octyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate (13)

50


3.3.

ổng hợp 3-acetoxy-(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione (15)

3.4.

T
52

Thử hoạt tính sinh học

54

4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

59


Vlll

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Một số cây dược liệu có chứa acid ursolic và hoạt tính sinh học


1

Bảng 3.1. Một số đặc tính của sản phẩm (2)

32

Bảng 3.2. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

33

Bảng 3.3. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

33

Bảng 3.4. Một số đặc tính của sản phẩm (3)

34

Bảng 3.5. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

34

Bảng 3.6. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

35

Bảng 3.7. Một số đặc tính của sản phẩm (4)

36


Bảng 3.8. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

36

Bảng 3.9. Một số đặc tính của sản phẩm (5)

37

Bảng 3.10. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

38

Bảng 3.11. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

38

Bảng 3.12. Một số đặc tính của sản phẩm (6)

39

Bảng 3.13. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

40

Bảng 3.14. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

40

Bảng 3.15. Một số đặc tính của sản phẩm (7)


41

Bảng 3.16. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

42

Bảng 3.17. Dữ liệu phổ 'H-NMR

42

Bảng 3.18. Một số đặc tính của sản phẩm (8)

43

Bảng 3.19. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

44

Bảng 3.20. Dữ liệu phổ ^-NMR

44

Bảng 3.21. Một số đặc tính của sản phẩm (10)

45

Bảng 3.22. Dữ liệu phổ 'H-NMR

46


Bảng 3.23. Một số đặc tính của sản phẩm (11)

47

Bảng 3.24. Dữ liệu phổ khối lượng (MS)

47

Bảng 3.25. Dữ liệu phổ 'H-NMR

48


ix

Bảng 3.26. Một số đặc tính của sản phẩm (12)

49

Bảng 3.27. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

49

Bảng 3.28. Một số đặc tính của sản phẩm (13)

51

Bảng 3.29. Dữ liệu phổ ^-NMR

51


Bảng 3.30. Một số đặc tính của sản phẩm (15)

52

Bảng 3.31. Dữ liệu phổ ‘H-NMR

53

Bảng 3.32. Hoạt tính kháng ung thu của các dẫn xuất acid ursolic

54

Bảng 4.1. Các dẫn xuất acid ursolic đuợc tổng hợp

56


X

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của acid ursolic và oleanolic

3

Hình 1.2. Khả năng ức chế hình thành khối u do TPA trên da chuột khi sử
dụng reatinoic acid (RA), ursolic acid (UA), và oleanolic acid (OA) 7 Hình
1.3a.

Một số dẫn xuất acid ursolic có hoạt tính kháng ung thu


9

Hình 1.3b. Một số dẫn xuất acid ursolic có hoạt tính kháng ung thu

10

Hình 1.4. Một số dẫn xuất acid ursolic

11

Hình 1.5. Một số dẫn xuất acid ursolic có hoạt tính kháng HIV

12

Hình 1.6. Khối phổ kế

15

Hình 2.1. Cấu trúc acid ursolic

17

Hình 3.1. Ket quả tạo sản phẩm (2) thể hiện trên bản mỏng

32

Hình 3.2. Ket quả tạo sản phẩm (3) thể hiện trên bản mỏng

34


Hình 3.3. Ket quả tạo sản phẩm (4) thể hiện trên bản mỏng

36

Hình 3.4. Ket quả tạo sản phẩm (5) thể hiện trên bản mỏng

37

Hình 3.5. Ket quả tạo sản phẩm (6) thể hiện trên bản mỏng

39

Hình 3.6. Ket quả tạo sản phẩm (7) thể hiện trên bản mỏng

41

Hình 3.7. Kết quả tạo sản phẩm (8) thể hiện trên bản mỏng

43

Hình 3.8. Ket quả tạo sản phấm (10) thế hiện trên bản mỏng

45

Hình 3.9. Ket quả tạo sản phấm (11) thế hiện trên bản mỏng

47

Hình 3.10. Ket quả tạo sản phấm (12) thế hiện trên bản mỏng


49

Hình 3.11. Ket quả tạo sản phấm (13) thế hiện trên bản mỏng

50

Hình 3.12. Ket quả tạo sản phấm (15) thế hiện trên bản mỏng

52


xi

DANH SÁCH Sơ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Qui trình tổng hợp dẫn xuất acid ursolic

18

Sơ đồ 2.2. Phản ứng tổng hợp các dẫn xuất acid ursolic

19

Sơ đồ 2.3. Tổng hợp các dẫn xuất N-[3-oxo-urs-12-en-28-oyl]-ester

21

Sơ đồ 2.4. Tổng họp 3-Oxo-urs-12-en-28-oic acid

21


Sơ đồ 2.5. Tổng hợp Hexyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate

22

Sơ đồ 2.6. Tổng hợp Butyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate

23

Sơ đồ 2.7. Tổng hợp Benzyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate

23

Sơ đồ 2.8. Tổng hợp Octyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate

24

Sơ đồ 2.9. Tổng hợp Allyl 3-Oxo-urs-12-en-28-oate

25

Sơ đồ 2.10. Tổng hợp 3-Oxo(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione

25

Sơ đồ 2.11. Tổng hợp các dẫn xuất ester của 3,4 lactone-urs-12-en-28-oic acid

26

Sơ đồ 2.12. Tổng hợp 3,4 lactone-urs-12-en-28-oic acid


27

Sơ đồ 2.13. Tổng hợp 3,4 lactone(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione

27

Sơ đồ 2.14. Tổng hợp Benzyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate

28

Sơ đồ 2.15. Tổng hợp Allyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate

29

Sơ đồ 2.16. Tổng hợp Octyl 3,4 lactone-urs-12-en-28-oate

29

Sơ đồ 2.17. Tổng họp 3-acetoxy-(lH-Imidazole-l-yl)-urs-12-en-28-dione

30


CDC13

CDI

Chloroform
N,N'-carbonyldiimidazole


CH2C12

Dichloromethane

DMF

N,N-Dimeứiylíormamide

DMSO
MS

Dimethyl sulfoxide
Khối phổ (infrared spectroscopy)

m-CPBA
NMR

Meta-Chloroperoxybenzoic acid
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance spectroscopy)

THF

T etrahydrofuran


Xlll

MỞ ĐẦU
Ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, đời sống ngày càng

được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên song hành với sự phát triển là nhiều căn bệnh nan y
được phát hiện, đòi hỏi con người phải liên tục nghiên cứu phát triển, phải tìm ra các
phương pháp mới, hoạt chất mới để có thể chống lại bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Một
trong những hướng nghiên cứu được thế giới quan tâm hàng đầu đó chính là những
hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó phải kể đến các họp chất thuộc họ
triterpenoid được phân bố rộng rãi trong thế giới thực vật. Và cũng đã trải qua hàng
nghìn năm, các loài thực vật có chứa các họp chất triterpenoid trong các bài thuốc dân
gian dùng để chữa trị rất nhiều căn bênh như: nhiễm trùng, sưng tấy, tiêu chảy, đau
bụng...
Hiện nay, bằng các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, người ta đã phân
lập và xác định chính xác cấu trúc của một số hoạt chất thuộc họ triterpenoid, và đồng
thời xác định hoạt tính sinh học của chúng. Một trong những họp quan trọng nhất
được xác định đó là acid ursolic vì hoạt tính tuyệt vời của nó trong kháng viêm, bảo
vệ gan, điều trị tiểu đường, và đặc biệt có hoạt tính mạnh mẽ trong kháng ung thư,
virus HIV...
Vì hoạt tính hữu dụng của acid ursolic và nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa
hiệu quả điều trị, đặc biệt đối với những căn bệnh mãn tính như ung thư, HIV..., hiện
nay rất nhiều nhà khoa học đang tập trung tống họp các dẫn xuất của acid ursolic
nhằm tìm ra họp chất có hoạt tính ưu việt dùng trong phòng và chữa bệnh. Hòa nhập
với xu hướng chung đó chính là lý do hiến khai đề tài “Tống hợp các dẫn xuất acid
ursolic”.


PHÂN 1

TỔNG QUAN



(Labiatae)


khối u

Tokuda et al., 1986

Melaleuca leucadendron L.
(Myrtaceae)

ức chế phóng thích
histamine

Tsuruga et al., 1991

Ocimum sanctum L.
(Labiatae)

ức chế sự peoxy hóa lipid
Balanehru and Nagarajan,
và và bảo vệ trước độc
1991; 1992
tính adriamycin

Rosmarinus ofjicinalis L.
(Labiatae)

Kháng khuẩn

Collins and Charles, 1987

ức chế sự tạo u ở da

chuột

Huang et al., 1994

Kháng viêm
Pyrola rotundifolia
(Pyrolaceae)
Psychotria serpens L.
(Rubiaceae)
Sambucus chinesis Lindl
(Caprifoliaceae)
Solanwn incanum L.
(Solanaceae)
Tripierospermum
taiwanense (Gentianaceae)

1.1.1.

Kháng viêm

Kosuge et al., 1985

Gây độc tế bào bạch cầu

Leeet al., 1988

Bảo vệ gan

Ma et al., 1986


Bảo vệ gan

Lin et al., 1987

Bảo vệ gan

Gan and Lin, 1988

Hóa học
Acid ursolic [(3P)-3-Hydroxyurs-12-en-28-oic acid] hiếm khi tồn tài mà không

có đồng phân của nó, acid oleanolic [(3b)-3-Hydroxyolean-12-en-28-oic acid], Chúng
có thế tồn tại ở dạng acid tự do như trong Hình 1.1, hoặc như aglycones của
triterpenoid saponins bao gồm một triterpenoid aglycone liên kết với một hoặc nhiều
nhóm chức đường. Acid ursolic và oleanolic có tác dụng dược lý tương tự nhau [1],

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

Đặng Thế Sơn

-3-

CH?

U^S-ok Acid

te tì


Hừỉ/i i.i. Cấu trúc của acid ursolic và oleanolic
Tên Latin: Ursolic Acid
Tên Hóa học: (3 beta)-3-hydroxyurs-12-en-28-oic acid;
3-epi-ursolic acid Merotaine
ursolic acid, (3beta)-isomer, 2-(14)C-labeled
ursolic acid, (3beta)-isomer, monopotassium salt
Công thức phân tử: C oH
3

48

03

Khối lượng phân tử: 456.7 g/mol
Dạng tồn tại: Bột trắng ngà
Nhiệt độ nóng chảy: 292°c
Mùi: Đặc trưng

1.1.2.

Một số công trình nghiên cứu về acid ursolic ở Việt Nam

Ở nước ta, Acid ursolic được phát hiện và nghiên cứu chủ yếu trên cây Hedyotis
họ cà phê, với nhiều chi khác nhau. Một số công trình được nghiên cứu như:
- Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Kim Phi Phụng, Phạm Đình Hùng “Góp
phần tỉm hiếu thành phần hóa học của cây Hoa kim cương Hedyotỉs Nigricans L., Họ
cà phê (Rubiaceae)”. Khoa hóa- Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ
Chí Minh.


Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

-4-

Đặng Thế Sơn

- Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Kim Phi Phụng, Phạm Đình Hùng “Tìm
hiểu thành phần hóa học của một số cây thuộc chi Hedyotis mọc ở Việt Nam và điều
chế một số dẫn xuất thioflavon từ các flavon cô lập được”. Khoa hóa- Trường Đại
Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh
- Phạm Đình Hùng “Nghiên cứu tách chiết, xác định cẩu trúc các hợp chất có
hoạt tính sinh học cao từ cây thuốc họ cúc, cà phê, ô rô, bứa và một số họ khác mọc
phổ biến ở miền nam Việt Nam”. Khoa hóa- Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thiard Franck, Tất Tố Trinh, Nguyễn Thụy Vy, Nguyễn Hoài Nghĩa, Nguyễn
Diệu Liên Hoa, Nguyễn Kim Phi Phụng, Nguyễn Ngọc Hạnh, Hồ Huỳnh Thùy Dương
“Khảo sát hoạt tính ức chế tăng trưởng của các cây thuốc Việt Nam trên dòng tế bào
ung thư cổ tử cung HeLa” Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Viện
Công Nghệ Hóa Học tại Tp. HCM.
Với những nghiên cứu này đã cho kết quả tách chiết được hàm lượng cao các
hợp chất triterpenoid acid trong đó có acid ursolic hàm lượng rất cao so với các
triterpenoid acid khác. Bên cạnh đó còn cho thấy hoạt tính kháng ung thư trên một số
dòng tế bào.
1.1.3.

Tác dụng dược lý của acid ursolic


Các cây dược liệu có chứa acid ursolic, từ lâu đã được dùng trong các bài thuốc
dân gian trước khi xác định được các thành phần trong nó có tác dụng chữa bệnh.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã phân lập và nhận dạng acid ursolic với các tác dụng
dược lý như kháng ung thư, kháng viêm, chống ung nhọt, chống nhiễm trùng, virus...
[1].
• Hoạt tính kháng viêm
Acid ursolic là một hoạt chất kháng viêm mạnh. Vì vậy, nó được khuyến cáo sử
dụng trong thuốc mỡ trị bỏng [4], Nó ức chế hoạt động của human leucocyte elastase
(HLE), 5-lipoxygenase và cyclooxygenase [21,22], Acid ursolic (1.0

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

-5-

Đặng Thế Sơn

mg/lần) ức chế 72,4% phù nề tai chuột gây ra bởi TPA [23]. Hirota và cộng sự [24] đã
xác định liều dùng 200 mg và 50 mg acid ursolic ức chế lần luợt 49% và 33% đối với
12-0-hexadecanoyl-16-hydroxyphorbol-13-acetate (HPPA) - gây viêm. Ngoài ra, nó
ức chế concanavalin A (Con A) - gây phóng thích histamine, có thể gây viêm nhiễm
nghiêm trọng, đạt 95% ở nồng độ 0,001 M [25].


Hoạt tính chống nhiễm trùng

Acid p ursolic (triterpenoid sapogenin từ nhóm ursan) ức chế sự tăng truởng của
một số chủng tụ cầu [28]. Nhiều loài cây từ họ Lamiaceae chứa acid ursolic thể hiện

hoạt tính kháng khuẩn và nấm [29]. Các nồng độ tối thiểu có thể ức chế Rosmarinus
officinalis, Origanum majorana, và Lavandula officinalis lần lượt là 500, 250, and
500 mg/cm3 [29]. Acid ursolic cũng ức chế sự tăng truởng của Microsporium lenosum
và Candida albicans ở 250 mg/ml [30].


Hoạt chất chong lão hóa

Acid ursolic và các dẫn xuất của nó hình thành dầu chống nhiễm trùng trên da
và tóc nhu lớp sáp phủ bên ngoài một số loại trái cây [6]. Acid ursolic đuợc dùng để
điều trị da bị lão hóa do quang hóa vì nó ngăn ngừa và cải thiện sự xuất hiện của nếp
nhăn và các đóm đồi mồi bằng cách phục hồi tính co giản và cấu trúc collagen của da
[31]. Nồng độ của acid ursolic trong khoảng 0.01 - 50 mg đuợc báo cáo là thích hợp
để đua vào điều trị bệnh về da [32,33].


Kích thích sự tăng trưởng của tóc

Acid ursolic và các đồng phân đuợc dùng trong nics để tăng cuờng sụ phát triển
của tóc và ngăn ngừa kích ứng da đầu [26,27]. Hợp chất kích thích tóc phát triển bằng
cách kích thích lưu lượng máu ngoại biên trong da đầu và hoạt hóa các tế bào tạo ra
tóc. Chúng cũng chống rụng tóc và ngăn ngừa gàu hiệu quả [27].


Hoạt tính bảo vệ gan

Tác dụng của acid oleanolic, một đồng phân của acid ursolic, đối với gan lần
đầu tiên được công bố năm 1975 trong nghiên cứu của Swertia mileensis Shi, và

Phần 1 - Tổng quan



Luận Vãn Thạc Sĩ

Đặng Thế Sơn

-6-

được dùng cho nghiên cứu hoạt tính trên bệnh viêm gan. Ke đó, acid oleanolic tiếp tục
được chứng minh về khả năng loại bỏ và ngăn ngừa CC1 4 cùng với cồn gây xơ gan
mãn tính ở chuột (Han et al., 1981). Do đó acid oleanolic rất hiệu quả trong bảo vệ
chống lại các chất hóa học gây tổn hại gan ở chuột (Liu et al.,).
Acid ursolic có cấu trúc tương tự acid oleanolic, và đều là đồng phân của acid
triterpenoid với cấu trúc pentacyclic triterpen acid nên tính chất và hoạt tính gần như
giống nhau. Do vậy acid ursolic cũng được xác định là một trong những hoạt chất có
hoạt tính trong chữa trị các bệnh về gan, với vai trò kháng

CCI4,

D- galactosamine -

nguyên nhân gây tổn thương gan ở chuột, và ngăn ngừa acetaminophen gây ra ứ mật
(Shukla et al., 1992). Trong đó, acid ursolic thậm chí còn mạnh hơn acid oleanolic
trong hạn chế tác hại của hóa chất gây tổn thương gan ở chuột (Liu et al., 1994).
• ửc chế hình thành khối u ở da
Acid ursolic và acid oleanolic, được phân lập từ cây Glechoma hederacea, ức
chế hoạt động của virus Epstein-Barr gây ra bởi 12-O-tetradecanoylphorbol 13acetate (TPA) ở da chuột. Các tác dụng ức chế được đánh giá trong 20 tuần. Dùng liên
tục acid ursolic và acid oleanolic (41 nmol/lần) trước khi xử lý TPA (4,1 nmol) đã trì
hoãn sự hình thành khối u trong da chuột và giảm tỉ lệ (%) số chuột mang khối u. Cả
hai acid ursolic và acid oleanolic thế hiện hoạt tính ức chế rõ rệt đối với sự hình thành

khối u khi so sánh với chất kháng ung thư đã biết, acid retinoic. So với acid retinoic
hoặc acid oleanolic, acid ursolic the hiện hoạt tính ức chế khối u tốt hơn, như trình
bày trong Hình 1.2. Điều này cho thấy sự khác biệt về vai trò ức chế khối u của acid
ursolic so với acid retinoic hoặc acid oleanolic. Có ý kiến cho rằng nếu tiền xử lý da
với acid ursolic thì có thế ức chế đáng kế sự hình thành khối u gây ra bởi TPA [17]

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

-7-



Đặng Thế Sơn

control [TPAontyl.À 0A;O RA UA

fWnliK'i Id MtM: IJA VLTMI* IHAjKocrru-nr f < (IDI, OA «
RA YtlMli TPA-lrcílnfcr*l - í'• DPI

Hình 1.2. Khả năng ức chế hình thành khối u do TPA trên da chuột khi sử dùng
reatinoic acid (RA), ursolic acid (UA), và oleanolic acid (OA)
Tác dụng tại chỗ của acid ursolic, được tách từ dịch chiết lá hương thảo, là ức
chế TPA (gây ra sự hình thành khối u, chứng viêm, và hoạt động ornithine
decarboxylase ở da chuột). Acid ursolic thể hiện hoạt tính kháng viêm mạnh, và ức
chế sự hình khối u ở da chuột - khi chỉ dùng 1 hoặc 2 mmol acid ursolic cùng với
5nmol TPA cho họat tính kháng sự hình khối u ở chuột sau 20 tuần lần lượt là 45 hoặc

61%.
Ở liều thấp hơn (0,1 hoặc 0,3 mmol), acid ursolic có tác dụng ức chế giống như
dùng ở liều cao. Mỗi tuần, bôi tiếp xúc acid ursolic với nồng độ lần lượt là 0.1, 0.3, 1
hoặc 2 mmol cùng với 5nmol TPA trong 8,12, và 18 tuần làm giảm tỉ lệ chuột bị ung
thư lần lượt là 52 - 86%, 49 - 63 %, và 44 - 61% [18],
Acid ursolic và dẫn xuất của nó, acid oleanoic được chỉ định cho điều trị ung thư
da ở Nhật [19]. Các mỹ phẩm bôi có chứa acid ursolic / acid oleanolic đã được cấp
bằng sáng chế ở Nhật để phòng ngừa ung thư da [20]. Thuốc mỡ acid ursolic/ acid
oleanolic ức chế 7,12-dimethylbenz [a] anthracene (DMBA) - gây ra ung thư da ở
chuột. Ket quả cho thấy, chỉ có 0% và 3% số chuột bị ung thư trong 15 và 30

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

-8-

Đặng Thế Sơn

tuần, trong khi lần lượt có tới 50% và 90% số chuột bị ung thư nếu chỉ dùng TPA
[20].

1.1.

Tổng quan về dẫn xuất acid ursolic

Acid ursolic là một hợp chất triterpene được phân lập từ nhiều loại cây dược liệu
[34]. Các dẫn xuất của nó được báo cáo là có một loạt tác dụng dược lý, bao gồm
kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng virus và kháng ung thư. Trong số các

hoạt tính sinh học, đáng chú ý nhất là hoạt tính gây độc tế bào cao.
1.2.1.

Hoạt tính kháng ung thư của một số dẫn xuất acid ursolic

Acid ursolic và các dẫn xuất được báo cáo là ức chế khả năng sản sinh interferon
- gây tạo ra NO, và hoạt tính sẽ được gia tăng đáng kể khi thêm vào các nhóm
carbonyl, methoxycarbonyl, hoặc cyano-. Căn cứ trên các báo cáo, nhóm chức ester
tại C-3 là cần thiết cho hoạt tính dược lý của các pentacyclic triterpenes [36], và nhóm
cho hydrogen tại vị trí C-3 hoặc C-28 của acid ursolic là cần thiết cho hoạt tính gây
độc tế bào [37]. Từ đó một loạt các dẫn xuất acid ursolic được tổng họp và hoạt tính
của chúng được đánh giá in vitro trên các dòng tế bào ung thư (HeLa, SKOV3, BGC823...). Các kết quả đã khẳng định cấu tạo tại vị trí C-3 có vai trò quan trọng quyết
định hoạt tính , dẫn xuất 3 p-amino có hoạt tính gấp 20 lần so với tiền chat acid
ursolic [37]; acetyl hóa nhóm OH- ở vị trí C-3 cùng với tạo liên kết amino ở vị trí C28 thì thu được các dẫn xuất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào mạnh hơn so
với acid ursolic, Hình 1.3a [38]. Ngoài ra, đưa nhóm carbonyl vào C-11 của acid
ursolic cũng có thể ức chế sự phát triển của tế bào khối u [38],

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

Đặng Thế Sơn

-9-

e- R , * CH(CHJ)CMJOH

3: R,"
CH.CH

10: Ri= o-JCH
OCH3JOH

131 pUCHirO
Hình 1.3a. Một số dẫn xuất acid ursolic có hoạt tính kháng ung thư

Trong một nghiên cứu khác, Yan-Qiu Meng và cộng sự đã tổng hợp các dẫn xuất
acid ursolic và hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn xuất này cũng được xác định đối
với các dòng tế bào (HeLa, SKOV3, BGC-823), Hình 1.4b [41].

Phần 1 - Tổng quan


Luận Vãn Thạc Sĩ

4b;R'=CH(CHĩOH>

6b: n'=CH8B:

Đặng Thế Sơn

-10-

5t>. R«CH(CMOHCH3)

:

R'MCMCHICKJIPJHJ)


12b: R'^CeH^O-CHj)

Hình 1.3b. Một số dẫn xuất acid ursolic có hoạt tính kháng ung thư
Trong đó, các dẫn xuất acetyl hóa C-3 alcohol cùng với tạo liên kết amino acid
methyl ester hoặc amino alcohol acetate tại C-28 có hoạt tính ức chế sự phát triển của
các dòng tế bào ung thư mạnh hơn so với tiền chat acid ursolic.Tuy nhiên, các dẫn
xuất có nhóm hydroxyl tại C-3 thì hoạt tính kém hơn; còn nhóm hydroxyl trên mạch
amide tại C-28 thì không ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của họp chất. Trường họp
có quá nhiều mạch nhánh alkyl trên mạch amide ở C-28 sẽ làm giảm hoạt tính do hiệu
ứng không gian.

Phần 1 - Tổng quan


×