Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập kỹ thuật lập trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.57 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
DÀNH CHO THÍ SINH DỰ THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Môn: KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

PHẦN A: CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT
1. Các cấu trúc dữ liệu cơ bản: Danh sách dữ liệu tuyến tính và danh sách dữ liệu liên
kết, ngăn xếp (stack) và hàng đợi (queue).
2. Đồ thị và cây:


Phương pháp biểu diễn đồ thị, cây.



Phương pháp duyệt đồ thị.



Cây nhị phân và phương pháp biểu diễn, phương pháp duyệt và tìm kiếm trên cây
nhị phân.

3. Các giải thuật sắp xếp (sorting): Phương pháp cơ bản, quicksort, heap sort,… So sánh
giữa các phương pháp (độ phức tạp tính toán).


4. Các phương pháp tìm kiếm (searching): Tìm kiếm tuần tự, tìm kiếm nhị phân, cây tìm
kiếm nhị phân, tìm kiếm theo địa chỉ (băm).
PHẦN B: PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
1. Phương pháp lập trình:
a. Các cấu trúc điều khiển cơ bản (tuần tự, rẽ nhánh, lặp).
b. Phương pháp lập trình có cấu trúc: Phương pháp môđun hóa (phân rã từ trên
xuống), phương pháp lập trình và vấn đề tương tác trao đổi dữ liệu giữa các đơn
vị chương trình.
c. Phương pháp lập trình hướng đối tượng: Phương pháp tổng quát hóa (tiếp cận từ
dưới lên), các kỹ thuật đóng gói, che giấu thông tin, kế thừa, đa hình tĩnh/động.


d. Lập trình đệ quy: Cơ chế đệ quy các giải thuật hồi quy (backtracking), khử đệ
quy.
e. Lập trình quy hoạch động: Cơ chế quy hoạch động, kỹ thuật phân rã bài toán lớn
thành các bài toán con.
2. Ngôn ngữ lập trình:
a. Các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ lập trình: kiểu dữ liệu, các đại lượng (biến, hằng)
và phép toán xử lý, cách viết lệnh và chương trình,…
b. Hiện thực hóa các nội dung của phương pháp lập trình: Phương trình con (hàm),
cơ chế truyền tham số (tham biến/tham trị), phạm vi và sự tác động đến biến nhớ,
hiệu ứng phụ, hàm đệ quy,...
PHẦN C: CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Các khái niệm cơ bản: CSDL, hệ quản trị CSDL, những ích lợi của việc tổ chức
CSDL theo các mô hình chuẩn.
2. Các mô hình dữ liệu:
a. Mô hình thực thể - liên kết (Entity relationship Model).
b. Mô hình quan hệ.
c. Các thao tác xử lý trong mô hình quan hệ và các phép toán đại số quan hệ.
3. Lý thuyết thiết kế CSDL quan hệ:

a. Phụ thuộc hàm, suy diễn và hệ tiên đề Armstrong,...
b. Khóa, bao đóng (của tập thuộc tính, tập phụ thuộc hàm), bài toán thành viên
c. Lược đồ quan hệ và các dạng chuẩn (1NF, 2NF, 3NF, BCNF,...). Phương pháp xác
định các dạng chuẩn.
d. Phương pháp tách quan hệ về dạng chuẩn cao hơn. Phương pháp kiểm tra phép
tách có mất thông tin hay không.
4. Ngôn ngữ truy vấn SQL


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN A & B
[1]. N. Wirth, Algorithms + Data Structures = Programs, Prentice Hall, 1976.
[2]. R. Sedgewick, Algorithms, Addison-Wesley, 2nd Edition, 1988.
[3]. A.V. Aho, J. E. Hopcroft, J. D. Ullman, Data Structures and Algorithms, AddisonWesley, 1983.
[4]. Dương Thăng Long, Trương Tiến Tùng, Cơ Sở Lập Trình, Khoa Công Nghệ Thông
Tin, Viện ĐH Mở HN, 2012.
[5]. Dương Thăng Long, Trương Công Đoàn, Phạm Công Hòa, Lập trình hướng đối
tượng, Khoa Công nghệ thông tin, Viện ĐH Mở HN, 2012.
[6]. D. A. Watt, Programming Language Concepts and Paradigms, Prentice-Hall, 1990.
[7]. Jeff Erickson, Dynamic Programming Lecture Notes, UIUC, 2014.
PHẦN C
[8]. Jeffrey D. Ullman, Principles of Database and Knowledge base Systems, 19881989. Biên dịch: Trần Đức Quang. Nhà xuất bản Thống kê. 1998.
[9]. Nguyễn Kim Anh, Nguyên lý của các hệ cơ sở dữ liệu. Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội. 2004
[10]. Lê Văn Phùng, Cơ sở dữ liệu quan hệ và công nghệ phân tích – thiết kế. Nhà xuất
bản Thông tin và Truyền thông, 2010.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2019
HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA CNTT




×