Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thơ dân tộc dao thời kì hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ VÂN ANH

THƠ DÂN TỘC DAO THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ VÂN ANH

THƠ DÂN TỘC DAO THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Thị Vân Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
là TS. Nguyễn Kiến Thọ - Người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt
là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 25 chuyên ngành Văn học Việt Nam,
các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ,
tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính
là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên ngày 28 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Thị Vân Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Nhiêm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ DÂN TỘC DAO THỜI
KÌ HIỆN ĐẠI ........................................................................................... 7
1.1.

Giới thiệu chung về thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại ............................... 7

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại ........ 7
1.1.2. Một số thành tựu và hạn chế của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại ......... 10
1.2.

Một số tác giả tiêu biểu của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại ................. 12

1.2.1. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn - người khởi nguồn của thơ Dao ........................ 12
1.2.2. Nhà thơ Triệu Kim Văn - người nối dòng cho thơ Dao .......................... 17
Tiểu kết .............................................................................................................. 20
Chương 2. NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG TRONG THƠ
DÂN TỘC DAO THỜI KÌ HIỆN ĐẠI ................................................ 21
2.1.

Vấn đề cảm hứng trong thơ ..................................................................... 21


2.2.

Những mạch nguồn cảm hứng trong thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại ........ 22

2.2.1. Mạch nguồn cảm hứng từ những đề tài truyền thống ............................. 22
2.2.2. Mạch nguồn cảm hứng từ những đề tài hiện đại ..................................... 43
Tiểu kết .............................................................................................................. 53

iii


Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DÂN
TỘC DAO THỜI KÌ HIỆN ĐẠI .......................................................... 54
3.1.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại ............. 54

3.1.1. Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ .................................................... 54
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại ............. 56
3.2.

Giọng điệu nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại ........... 63

3.2.1. Vấn đề giọng điệu nghệ thuật trong thơ .................................................. 63
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại ........... 66
Tiểu kết .............................................................................................................. 73
KẾT LUẬN....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76

iv



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc thời
kì hiện đại, có phần đóng góp quan trọng của thơ dân tộc Dao. Đây là một nền
thơ có những giá trị độc đáo, với hai đại diện tiêu biểu cho hai giai đoạn phát
triển từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, đó là Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim
Văn. Họ đã có những đóng góp đáng kể cho sự vận động, phát triển nền của thơ
dân tộc Dao nói riêng cũng như thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện
đại; họ đã đưa tiếng nói tâm hồn của người dân tộc miền núi (dân tộc Dao) đến
với đồng bào các dân tộc khác trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.
Bàn Tài Đoàn là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho thơ ca
dân tộc Dao phát triển, đồng thời ông cũng là một nhà thơ dân tộc thiểu số rất
tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển ở giai đoạn đầu của thơ
ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bên cạnh đó, Triệu Kim Văn được coi là thế
hệ kế tục, phát triển sự nghiệp thơ ca dân tộc Dao trong thời hiện đại. Do đó,
nghiên cứu thơ Bàn Tài Đoàn và thơ Triệu Kim Văn trong tổng thể thơ ca Dao
là một việc làm cần thiết. Bởi qua đó ta sẽ khám phá được những nét bản sắc đặc
trưng nhất về sinh hoạt, văn hóa, tâm hồn người Dao, sự thay đổi trong cuộc sống
cũng như văn hóa người Dao qua từng biến cố của lịch sử dân tộc. Đồng thời,
thấy được những đóng góp riêng của hai nhà thơ trong việc chuyển tải thông điệp
nghệ thuật để lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa Dao. Qua đó thấy được cá
tính thơ, với cách cảm, cách nghĩ mang đậm dấu ấn dân tộc Dao.
Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ dân tộc
Dao nói chung, thơ Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn nói riêng. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển, những đặc
trưng của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại trên cơ sở đối chiếu, so sánh, lí giải,
tìm ra những đặc điểm và quy luật vận động của thơ Dân tộc Dao qua hai gương
mặt thơ vừa giàu cá tính, vừa có sự nhất quán khá rõ trong đặc trưng bản sắc của


1


dân tộc Dao là Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn với tư cách là hai đại diện tiêu
biểu của hai thế hệ thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại.
Là một sinh viên ngành Ngữ Văn tại trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, là nơi đào tạo nguồn tri thức cho tất cả các dân tộc thiểu số khu
vực miền núi phía Bắc, chúng tôi có điều kiện để tiếp cận với vốn tri thức và văn
hóa của các dân tộc thiểu số cũng như dân tộc Dao. Việc nghiên cứu thơ Bàn Tài
Đoàn và Triệu Kim Văn trong mối quan hệ tổng thể sẽ phần nào giúp chúng tôi
hiểu một cách toàn diện nhất bản sắc dân tộc Dao được phản ánh trong thơ ca.
Đồng thời, đề tài này cũng sẽ là nguồn tài liệu bổ ích để giúp chúng tôi trong
công tác học tập và giảng dạy sau này. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cần
thiết cho những ai quan tâm đến văn học dân tộc Dao nói riêng và văn học dân
tộc thiểu số nói chung.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thơ dân tộc Dao
thời kì hiện đại” cho công trình nghiên cứu đầu tiên của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Qua khảo sát bước đầu tình hình nghiên cứu thơ ca dân tộc Dao cũng như
các dân tộc ít người khác mới chỉ bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại
đây. Mặc dù đã có một số thành tựu nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế, quy mô
nhỏ lẻ và tản mạn, chưa có tính chất chuyên biệt đi sâu vào nghiên cứu một dân
tộc cụ thể nào (đặc biệt là thơ ca Dao rất hạn chế). Tình trạng trên có lẽ bởi ảnh
hưởng văn học nghệ thuật các dân tộc ít người còn mờ nhạt, ít được quan tâm
trong nhận thức và đánh giá của xã hội, dẫn đến nhiều tác giả, tác phẩm chưa
được chú ý đúng mức như nó vốn có.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu mang tính chất tập hợp, tuyển
chọn và giới thiệu thơ văn các dân tộc thiểu số, các gương mặt nhà văn tiêu biểu
người dân tộc thiểu số như: “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”,

(Nxb Văn hóa Dân tộc, 1995) của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm Tiến.
Đây có thể coi là công trình nghiên cứu quy mô nhất về văn học các dân tộc thiểu

2


số Việt Nam hiện đại từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. tuy nhiên, công
trình nghiên cứu này cũng chỉ mới đi sâu nghiên cứu về một số tác giả, tác phẩm
tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở mức độ khái quát nhất, chứ chưa phác thảo
về diện mạo, đặc điểm thơ của từng dân tộc. Cuốn “Nhà văn các dân tộc thiểu
số (đời và văn)” ( Nxb Văn hóa Dân tộc,2001) của Hội văn học nghệ thuật các
dân tộc thiểu số, cũng mới chỉ đề cập đến chân dung các tác giả người dân tộc
thiểu số trong đó có hai nhà thơ Dao. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu
như: “Bản sắc dân tộc trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số khu vực miền
núi phía Bắc” (Nxb Đại học Thái Nguyên, 2010) của nhiều tác giả..
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp trên,
chúng tôi cũng đã khảo sát và tìm được một số công trình nghiên cứu, bài viết có
tính chất cụ thể về thơ ca Dao và hai nhà thơ Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn như:
“Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cuộc đời và thơ văn” trong hội thảo thơ Bàn Tài Đoàn
của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hội thảo đã thu hút gần 20 bài tham
luận của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình có uy tín khi đánh giá về cuộc đời và
sự nghiệp thơ văn Bàn Tài Đoàn. Hay cuốn “Phja bjooc” của Hội văn học nghệ
thuật tỉnh Cao Bằng viết về nhà thơ Bàn Tài Đoàn, Luận văn thạc sĩ “Bản sắc
Dao trong thơ Bài Tài Đoàn”(2014) của tác giả Bàn Thị Quỳnh Dao đã bước
đầu chỉ ra được những nét đặc sắc nhất của văn hóa Dao đề cập trong thơ Bàn
Tài Đoàn trên các mặt: thiên nhiên, con người, văn hóa tinh thần, vật chất.... Bài
viết “Thơ ca dân tộc Dao- những mạch nguồn cảm hứng (Báo Văn Nghệ Thái
Nguyên, 2010) của tác giả Nguyễn Kiến Thọ chỉ ra những mạch nguồn và những
yếu tố làm nên nét độc đáo và đặc sắc của thơ Dao; “Triệu Kim Văn - đau đáu
nỗi niềm thơ Dao” (2011) cũng của Nguyễn Kiến Thọ, đã khái quát sơ lược về

nhà thơ Triệu Kim Văn cùng với những trăn trở của người trí thức trước sự mai
một của văn hóa Dao, những trăn trở trước cuộc sống ngày càng đổi thay này...
Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao nhìn nhận thơ ca Dao trong một tổng
thể vận động dưới góc độ đội ngũ tác giả trong quá trình tiếp biến và phát triển

3


thì nhìn chung chưa có. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi với tên: “Thơ dân tộc
Dao thời kì hiện đại” là một nỗ lực bước đầu để có thể lấp đầy khoảng trống
đó.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại” - luận văn nhằm
chỉ rõ những đặc điểm bản sắc văn hóa tộc người trong Dao mà chủ yếu là qua
thơ Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn, những dấu ấn truyền thống trong thơ và sự
kế thừa phát triển thơ Dao trong thời kì hiện đại, tức chỉ ra sự vận động thơ Dao
trong xu thế chung của thơ ca dân tộc thiểu số.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu luận văn muốn chỉ ra những đóng góp to
lớn của hai nhà thơ Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn đối với sự phát triển của
thơ Dao nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tham khảo và nghiên cứu các tài liệu sau:
- Toàn bộ những tập thơ của Bàn Tài Đoàn,bao gồm:
1. Muối cụ Hồ, Nxb Văn học. 1960
2. Xuân về trên núi, Nxb Việt Bắc. 1963
3. Có mắt thấy đường đi, Nxb Việt Bắc. 1964.
4. Một giấc mơ, Nxb Việt Bắc. 1965.
5. Kể chuyện đời, Nxb Việt Bắc. 1968.
6. Tháng Tám đổi mới, Nxb Việt Bắc. 1971.

7. Rừng xanh, Nxb Việt Bắc. 1973.
8. Sáng cả hai miền, Nxb Văn học. 1975.
9. Gửi đồng bào Dao, Nxb Văn hóa. 1979.
10. Người Dao nghĩ gì, Nxb Văn hóa. 1984.
11. Tuyển tập Bàn Tài Đoàn, Nxb Văn học. 1992.
- Toàn bộ những sáng tác của Triệu Kim Văn gồm:

4


1. Con của núi, Nxb Văn hóa Dân tộc. 2002.
2. Hoa nắng, Nxb Văn hóa Dân tộc. 2010.
3. Lá tìm nhau, Nxb Văn hóa Dân tộc. 1999.
4. Lối cỏ, Nxb Văn hóa Dân tộc. 2004.
5. Lửa của mồ côi, Nxb Văn hóa Dân tộc. 2002.
6. Mùa sa nhân, Nxb Văn hóa Dân tộc.1994.
7. Sùi nhuần viền viền (suối nguồn du du), Nxb Văn hóa Dân tộc. 2010.
8. Trời về, Nxb Văn hóa Dân tộc. 2010.
- Các tác phẩm thơ của một số nhà thơ dân tộc khác nhằm so sánh, đối
chiếu làm nổi bật những nét riêng trong thơ Dao nói chung, thơ Bàn Tài Đoàn và
Triệu Kim Văn nói riêng.
- Các công trình bài viết về hai nhà thơ và một số tài liệu lý thuyết có liên
quan.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi
bật trong thơ Dao (mà chủ yếu là hai tác giả Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn) ở
hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
- Về nội dung: Nét đặc sắc về đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Dao
(thiên nhiên, con người, những phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, đời
sống tâm linh…) thể hiện trong thơ Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn, chỉ ra sự

vận động thơ Dao, sự kế thừa những yếu tố truyền thống và phát triển trong thời
kỳ hiện đại, có sự so sánh đối chiếu với các nhà thơ khác.
- Về nghệ thuật: Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật trong thơ Bàn
Tài Đoàn - chủ yếu là dấu ấn truyền thống và Triệu Kim Văn - dấu ấn thơ hiện
đại (ngôn ngữ, hình ảnh, hình thức kết cấu, thể thơ, lối tư duy, diễn đạt…). Qua
đó chỉ ra được cái độc đáo, sự đột phá của thơ dân tộc Dao.

5


- Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc sắc Dao trong thơ Bàn Tài
Đoàn và Triệu kim Văn, đề tài đi đến khẳng định những đóng góp to lớn mà thơ
ca dân tộc Dao và hai nhà thơ Dao mang lại cho nền văn học nước nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học.
- Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Phương pháp xã hội học văn học.
- Phương pháp tiếp cận văn học từ văn hóa.
- Phương pháp thi pháp học.
6. Đóng góp của luận văn
Nếu luận văn được thực hiện thành công,chúng tôi hy vọng sẽ có được
một số đóng góp sau:
- Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên biệt một cách tổng thể và toàn
diện về “Thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại”
- Chỉ rõ những đặc điểm bản sắc văn hóa tộc người trong Dao mà chủ yếu
là qua thơ Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn, những dấu ấn truyền thống trong
thơ và sự kế thừa phát triển thơ Dao trong thời kì hiện đại, tức chỉ ra sự vận động
thơ Dao trong xu thế chung của thơ ca dân tộc thiểu số.
- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu học tập về

thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Dao nói riêng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại.
Chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng trong thơ dân tộc Dao thời kì
hiện đại.
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ dân tộc Dao thời kì hiện
đại.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ DÂN TỘC DAO THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
1.1. Giới thiệu chung về thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại
Mỗi dân tộc đều có cội nguồn với tên gọi và bản sắc riêng của mình. Người
Dao cũng có lịch sử riêng, với quá trình di cư khác với các dân tộc khác. Nguồn
gốc dân tộc Dao qua huyền thoại là những mảnh chuyện được tổ tiên của người
Dao chắp vá bằng những tình tiết hư cấu, về những lực lượng siêu nhiên kì ảo
với một thái độ kính trọng và suy tôn giống nòi. Dân tộc Mường có mo "Đẻ đất
đẻ nước" kể về Ông Thu Tha, bà Thu Thiên là ông tổ làm ra đất ra trời và sinh
ra người Mường. Người H’Mông có “ông Chày, Bà Chày” nắn trời đất tạo ra vũ
trụ và đất trở dạ sinh ra người Mông. Người Thái có thủy tổ là ông Tôn được kể
trong thần thoại Ẩm ẹt luông,… Còn người Dao, trong kho tàng sách cổ của mình
có ghi lại câu chuyện Quá Sơn Bảng Văn (Bình hoàng khoán điệp) - một huyền
thoại về gốc tích của người Dao, đó là Bàn Hồ.
Trong bài ca Bàn Vương Xướng, người Dao quan niệm nguồn gốc vũ trụ và
dân tộc mình là do vị thần “Bàn Cổ” sáng tạo ra:

Thái cực tiên sinh, sinh Bàn Cổ
Khai bảo nguyên niên vua ra đời
Chưa có trời mà đã có đất
Trước có Ngọc Hoàng với Bàn Cổ
Tôi ra cùng lứa với Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ba trăm sáu hóa thân
Bàn Cổ ba trăm sáu hóa thân
Mắt trái biến thành mặt trời đỏ
Mắt phải biến thành mặt trăng tròn

7


Cỏ tranh trên đồi là tóc biển
Cá nước dưới biển là tim gan
Răng biến thành vàng bạc
................
Móng chân tay biến thành ngôi sao
Chín khúc minh chu với lục tạng
Ruộng đồng cày cấy là chân ông
Cái nôi của người Dao, xuất phát điểm chính là vùng đất Trung Quốc: “Do
nhiều biến cố lịch sử làm cho người Dao ở Trung Quốc phân tán thành nhiều
nhóm nhỏ và rời khỏi cái nôi của mình là đất Châu Dương và Châu Kinh tản mát
đi các nơi để sinh sống, trong đó có một số nhóm đã vào Việt Nam” [38; 13].
Quá trình di cư của họ kéo dài từ thế kỉ XIII cho đến những năm 40 thế kỉ XX
qua nhiều đợt khác nhau.
Ngôn ngữ Dao được xếp vào hệ Mông - Dao. Tiếng nói dân tộc Dao được
chia thành hai phương ngữ với nhiều nhóm khác nhau: Phương ngữ kiềm miền
(có nhóm Dao Đại Bản, nhóm Dao Lô Gang, nhóm Dao Quần Chẹt, nhóm Dao
Tiền) và phương ngữ kìm mùn (gồm nhóm Dao Quần Trắng, nhóm Dao Làn

Tẻn, nhóm Dao Áo Dài). Sự đa dạng về ngôn ngữ là một cơ sở để thể hiện sự đa
dạng trong văn hóa của dân tộc Dao.
Có thể khẳng định, dân tộc Dao là một trong những dân tộc thiểu số có
mặt từ rất lâu đời ở Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển
của mình, dân tộc Dao không chỉ góp phần vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước
mà còn sớm hình thành một nền văn hóa đặc sắc, làm phong phú thêm truyền
thống của các dân tộc Việt Nam. Trong những yếu tố góp phần cấu thành đời
sống văn hóa tinh thần của dân tộc Dao, thơ ca là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Ngay từ rất sớm, đồng bào dân tộc Dao đã có một kho tàng văn học dân
gian truyền miệng phong phú, đặc sắc, với các thể loại như truyện cổ, tục ngữ,
ca dao.v.v.. Sách cổ của người Dao được sưu tầm và kiểm kê cho thấy phần lớn

8


là các bộ kinh thư, các sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Sách
văn học tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một
số dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn
khá nhiều tập truyện văn học. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2
truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện
ở vùng người Dao như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh",
"Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai
truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả
của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả. Một số truyện tuy có chủ đề khác
nhưng trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của người
Dao.
Để đáp ứng những yêu cầu trong giao tiếp, sinh hoạt, lao động.., người
Dao đã dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra loại chữ Nôm Dao riêng cho dân tộc
mình. Chữ viết Nôm ban đầu chủ yếu được người Dao dùng để ghi chép gia phả,
sách cúng, về sau còn được sử dụng trong sáng tác văn học như thơ, truyện

thơ.v.v... Qua quá trình đó, nền văn học viết dân tộc tộc Dao từng bước được
hình thành.
Đồng bào dân tộc Dao vốn là những người có đời sống tinh thần phong
phú, yêu văn chương và đặc biệt là thơ ca. Tuy vậy, vì những lí do và điều kiện
cả chủ quan lẫn khách quan, cho nên họ chủ yếu truyền miệng các sáng tác mang
tính dân gian (tập thể), số người Dao chuyên sâu sáng tác thơ ca để trở thành một
tác giả là không nhiều. Có thể nói, phải đến giữa thế kỉ XX, khi nhà thơ xuất sắc
Bàn Tài Đoàn xuất bản những tập thơ liên tiếp như “Muối cụ Hồ” (1960), “Xuân
về trên núi” (1963), “Đường cụ Hồ” (1963), “Có mắt thấy đường đi” (1964),
“Một giắc mơ” (1965),... thì thơ ca Dao thời kì hiện đại mới thực sự được hình
thành.
Tiếp sau Bàn Tài Đoàn - người xây đắp nền móng, nhiều tác giả người
Dao đã đóng góp những sáng tác của mình để cùng dựng nên ngôi nhà thơ dân

9


tộc Dao. Có thể kể đến một số tác giả thơ như: Đặng Phúc Lường, Triệu Đức
Thanh, Bàn Thị Cúc, gần đây là các tác giả trẻ như Phùng Hải Yến, Tằng A Tài,
Lý Hữu Lương, Lý A Kiều.v.v..
Đặc biệt, trong tiến trình hiện đại hóa thơ dân tộc Dao, phải nói đến sự ghi
dấu và đóng góp hết sức to lớn và quan trọng của nhà thơ Triệu Kim Văn. Với
hàng loạt tập thơ độc đáo, giàu giá trị thơ ca và giá trị văn hóa như “Hoa núi”
(1984), “Mùa sa nhân” (1994), “Lá tìm nhau” (1999), “Con của núi” (thơ song
ngữ Dao - Việt, 2002), “Lửa của mồ côi” (2002), “Lối cỏ” (2004)…, Triệu Kim
Văn trở thành nhà thơ kế thừa, phát huy, làm giàu có và nâng tầm cao cho thơ ca
Dao. Nó như một dấu mốc chuyển mình, tiếp tục hoàn thiện của thơ ca dân tộc
Dao thời kì hiện đại.
1.1.2. Một số thành tựu và hạn chế của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại
Một nền thơ ca của một dân tộc luôn gắn liền với đặc điểm đời sống văn

hóa, tinh thần, lịch sử, kinh tế xã hội của dân tộc đó. Cũng vì vậy, nó mang trong
mình những đặc điểm tự thân riêng biệt, với tất cả những thế mạnh và hạn chế.
Thơ ca dân tộc Dao cũng nằm trong quy luật ấy, với những thành tựu nổi bật
đồng thời vẫn mang những hạn chế đặc thù.
Về thành tựu: Nếu nhìn tổng thế, có thể nói rằng thơ dân tộc Dao thời kì
hiện đại đạt được những thành tựu rất có nghĩa. Nó thể hiện ở hai vấn đề cơ bản:
bám sát và thể hiện được vùng tâm thức sáng tạo riêng mang tính tộc người; có
tác giả tiêu biểu mang tính đại diện và kế thừa thế hệ. Đây là hai yếu tố hết sức
quan trọng, thậm chí mang tính quyết định đối với sự hình thành và phát triển
của một nền thơ, giúp nó có thể đứng vững và phân biệt với các nền thơ của dân
tộc khác.
Nghiên cứu lịch sử, văn hóa của dân tộc Dao, có thể thấy người Dao từ
trong chiều sâu tâm thức luôn có ám ảnh về những cuộc thiên di, đồng thời họ
luôn ý thức rất cao về vị thế tộc người của mình. Những điều này chính là nền
tảng tạo thành vùng tâm thức sáng tạo riêng cho các nhà thơ dân tộc Dao. Nó

10


không chỉ thể hiện trong các tác phẩm của những nhà thơ đã có bề dày sự nghiệp,
mà thể hiện rất rõ ngay cả trong sáng tác của những tác giả trẻ. Dễ nhận thấy điều
này, ví dụ như trường hợp thơ Lý Hữu Lương:
Cuộc thiên di truyền thuyết
Những con thuyền mỏng như mắt lá
Những con đỏ trên tay kiếm sắc
Không có màu mây lãng du
(Bình nguyên đỏ)
Các nhà thơ Dao cũng luôn luôn ý thức rất sâu sắc về vị thế tộc người của
mình, dù bất kì hoàn cảnh nào, ví dụ như trường hợp thơ Triệu Kim Văn:
Nghìn năm sau đi theo cổ tích

Những bông kê còn sót lại áo thầy tào
Đeo lủng lẳng với hội đèn điệu múa
Găm vào tâm thức con cháu Bàn Dao
(Quả kê còn lại)
Cũng nhờ bám dễ sâu sắc vào vùng tâm thức sáng tạo của mình, thơ dân
tộc Dao đã sản sinh được những nhà thơ tiêu biểu, đại diện cho các thế hệ, kế
thừa và phát triển nền thơ dân tộc mình ngày càng thành tựu. Có thể kể đến, đại
diện cho thế hệ mở đầu là nhà thơ Bàn Tài Đoàn, đại diện thế hệ làm giàu có và
hiện đại hóa nền thơ dân tộc là nhà thơ Triệu Kim Văn, và thế hệ trẻ tiếp nối hiện
nay có Tằng A Tài, Lý Hữu Lương.v.v... Điều đó cho thấy thơ ca dân tộc Dao
mang trong mình một chiều sâu mạch ngầm để có những điều kiện phát triển một
cách mạnh mẽ và bền vững, vừa tạo nên vị trí riêng cho mình, vừa đóng góp vào
sự phong phú và sự phát triển chung của thơ ca đất nước.
Về hạn chế: Nền thơ Dao tuy đạt được những thành tựu nhất định, đóng
góp vào thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam những giá trị độc đáo, nhưng đồng
thời cũng vẫn còn những hạn chế đặc thù khó tránh. Nổi bật nhất trong đó là ở
hai vấn đề: phát triển đội ngũ tác giả, tính trình hiện đại hóa.

11


Trước hết có thể nói thơ ca Dao đã có những tác giả tiêu biểu xuất sắc
(Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn). Tuy nhiên, đáng tiếc là đội ngũ tác giả thơ của
dân tộc Dao khá ít ỏi, chưa đủ để tạo ra một lực lượng sáng tác tương xứng với
những tiềm năng văn hóa - văn học nghệ thuật của dân tộc mình. Đã hơn nửa thế
kỉ trôi qua (từ khoảng giữa thế kỉ XX đến nay), thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện
đại chỉ đóng góp được thêm một vài tên tuổi người viết mới như Đặng Phúc
Lường, Triệu Đức Thanh, Tằng A Tài, Lý Hữu Lương. Đây là sự bổ sung rất
khiêm tốn so với chiều dài phát triển của một nền thơ ca.
Đi sâu vào các sáng tác thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại, có thể thấy

nền thơ này kế thừa một nền tảng văn hóa - văn học nghệ thuật đậm tính truyền
thống. Qua suốt chiều dài phát triển, đặt trong sự vận động nói chung của thơ ca
Việt Nam, thơ ca dân tộc Dao còn ít đổi mới, cách tân. Lối viết bám chặt vào thi
pháp và mĩ học truyền thống một mặt đem lại cho thơ Dao một bản sắc riêng độc
đáo, nhưng mặt khác lại khiến nó hạn chế trong sáng tạo, cách tân, hội nhập với
xu thế hiện đại hóa, mất đi tính phong phú cần có.
Có thể nói, vì những lí do và điều kiện đặc thù, đây không chỉ là vấn đề
của thơ ca dân tộc Dao nói riêng, mà còn là vấn đề của thơ ca các dân tộc thiểu
số nói chung.
1.2. Một số tác giả tiêu biểu của thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại
1.2.1. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn - người khởi nguồn của thơ Dao
1.2.1.1. Tiểu sử và con người
Nhà thơ Bàn Tài Đoàn (1913 - 2007) là người con của dân tộc Dao tiền,
là đại diện xuất sắc của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Sinh ra tại Nguyên Bình - Cao Bằng, Bàn Tài Đoàn phải lớn lên trong sự
nghèo khó, vất vả. Dù vậy, ông lại sớm được giác ngộ và đến với con đường lí
tưởng cách mạng khi ẩn trong những cánh rừng Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng
Đạo luôn sục sôi khí thế đánh giặc. Nhờ vậy, ông sớm được hun đúc và tôi luyện
trong mình một khí phách ngang tàng, bản lĩnh vững vàng. Lớn lên trong những

12


câu chuyện kể của bản làng, những điệu hát Páo Dung say mê ngọt ngào, Bàn
Tài Đoàn dần kết tụ trong tâm hồn mình sự chân thành, hồn hậu, hào sảng. Nó là
“mảnh đất ươm trồng” cho nhà thơ một hồn thơ xanh tươi và đầy thăng hoa.
Quê hương ông vốn là một vùng quê nghèo đói, lạc hậu, phải chứng kiến
cảnh nghèo túng đó ông đã có một quyết tâm lớn là phải làm việc gì đó để giúp
quê hương mình thoát nghèo. Ông đã tự học và đọc thông viết thạo được chữ
nôm Dao, ông đến với cách mạng và truyền bá những tư tưởng tiến bộ, cách

mạng mà mình tiếp thu được cho người dân quê mình.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1942. Sau năm 1945, ông làm
công tác tuyên huấn trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1951 đến khi
nghỉ hưu, ông đã từng giữ các chức vụ như: Phó Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Cao
Bằng; Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Bắc; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Ủy viên
Hội đồng Văn học các dân tộc thiểu số.
Bàn Tài Đoàn là nhà thơ hiến hoi luôn sáng tác song ngữ (bằng cả tiếng
Kinh và tiếng Dao). Các tác phẩm của ông đã trở thành di sản quý giá trong kho
tàng văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông đã vinh dự được
trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Nhà nước về Văn
học nghệ thuật, năm 2001.
1.2.1.2. Hành trình sáng tác
Với nhiệt tình tuổi trẻ, với niềm tin tuyệt đối vào cách mạng cộng với
vốn hiểu biết về thơ ca dân gian và khả năng sẵn có của mình, ông đã làm những
bài ca cách mạng đầu tiên nhằm tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhân dân
dưới ánh sáng của Đảng. Điểm lại những sáng tác của Bàn Tài Đoàn từ những
ngày đầu gặp cách mạng đến nay, ta thấy đời thơ của ông gắn liền với cuộc đời
cách mạng. Cách mạng đã chăm sóc, nuôi dưỡng cho tâm hồn thơ ông.
Tâm sự trao đổi với đồng nghiệp về đời, về nghề viết, nhà thơ Bàn Tài
Đoàn chia sẻ một cách rất bình dị nhưng sâu sắc, rằng: "Tôi sinh ra và lớn lên

13


trong một gia đình nông dân vùng cao, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sách
không được học một chữ. Tôi may mắn được gặp Cách mạng và đi theo Cách
mạng, được Đảng quan tâm dìu dắt cho tôi làm thơ ca dân tộc để phục vụ dân
tộc. Tôi như người đang trong bóng tối, vừa mới ra ánh sáng còn bỡ ngỡ, làm
Cách mạng đã khó, làm thơ còn khó hơn".

Về thơ Bàn Tài Đoàn, có thể chia làm hai mảng chính. Mảng thứ nhất là
những bài thơ gắn với cuộc đời hoạt động, những miền đất và những con người
mà nhà thơ từng đi qua, từng gắn bó. Đó là những cảm xúc trước những cuộc đời
mới, trước những đổi thay tốt đẹp mà cách mạng đem lại cho ông cũng như đồng
bào Dao. Những bài thơ tiêu biểu cho mảng thứ nhất này như: Muối cụ Hồ, Khuổi
sao, Từ rừng Trần Hưng Đạo, Gặp đồng chí Văn Đường số 9...
Đó là những địa danh gắn với xứ Lạng:
Tràng Định, Thất Khê quê xứ Lạng
Núi đồi đã lắm suối cũng nhiều
Khuổi Sao đây là con suối nhỏ
Suối nhỏ ngàn năm nước không nghèo
(Khuổi Sao)
Hay là cảm xúc của một người con miền núi lần đầu tiên ra gặp biển, ông
đã thốt lên lời:
Biển rộng mênh mông nhìn không tận
Gió biển hây hây mát đêm ngày
Sóng biển dâng trào mặt trời ló
Đêm lặng như tờ hứng bóng trăng
(Đến Sầm Sơn)
Từ những cảm xúc về cảnh hùng vĩ và thơ mộng của biển, nhà thơ mộng
của biển, nhà thơ vui sướng với thực tại của đất nước và khối đại đoàn kết các
dân tộc Việt Nam cũng chung một Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cùng
chung một bọc trứng:

14


Ta cưỡi từng con sóng bạc đầu
Khắp nơi cùng về vui chung biển
Miền xuôi miền ngược gặp được nhau

(Đến Sầm Sơn)
Mảng thứ hai trong thơ ông là những bài thơ theo thể trường ca. Có thể
nói mảng thứ hai này là sở trường của ông. Nhà thơ đã bám vào thể thơ truyền
thống 7 chữ kiểu cổ phong và phương thức lưu truyền thơ gắn với chuyện thơ
hay thơ ca các dân tộc thiểu số để phổ cập nhẹ nhàng những vấn đề thời sự hoặc
thực tại của của đời sống, của các vị lãnh tụ như Lênin, Hồ Chí Minh trong
tập "Đường sáng", "Bước đường tôi đi"...
Được xem là thế hệ nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên từ sau Cách mạng
tháng Tám, ông đã đưa tất cả những gì thuộc về dân tộc mình vào trong thơ với
những cảm xúc, tấm lòng chân thành nhất của người con yêu quê hương đến cháy
bỏng. Do vậy, đọc thơ Bàn Tài Đoàn ta luôn cảm nhận được cái mộc mạc, giản
dị, gần gũi, lời thơ đôi khi giống như kể mà chân thành khiến người đọc không
khỏi xúc động:
Một thân ngô cõng hai ba con
Ngô con, ngô cái treo đầy gác
Đánh giặc không lo bụng đói cồn
(Năm mới đến)
Hay là những vần thơ viết về cha mẹ rất giản dị nhưng đầy tình cảm trước
khi nhà thơ lên đường theo Cách mạng:
Chào mẹ, con đi xa đánh giặc
Ở nhà mẹ nhé, hãy yên lòng!
Con sẽ gửi thư tin mẹ biết
Tin con giết giặc, tin chiến công
Mẹ nghe bố đọc thư con gửi
Mẹ gật đầu: xứng dân tộc Dao

15


Bố viết thư: ở xa bản núi

Nghe thư con, già trẻ tự hào
(Con đã lớn)
Thơ Bàn Tài Đoàn mang đậm tính phô diễn, tự sự và trực diện. Chẳng hạn
khi viết về tội ác của giặc Mỹ, ông cũng viết rất trực diện, cụ thể như lời kể:
Trên đất Việt Nam còn có giặc
Giặc Mỹ ngày càng độc ác hơn
Miền Nam đã chịu nhiều năm khổ
Miền Bắc nay lại cũng không yên.
Gặc Mỹ leo thang thả bom xuống
Phá hoại xóm làng và ruộng nương
Nhân dân mới về làng chưa ổn
Lại phải sơ tán chạy vào rừng
(Đêm nằm không ngủ)
Nhìn lại hành trình sáng tác của Bàn Tài Đoàn, có thể thấy, trọn cuộc đời
sống và viết thơ của mình, với tình yêu bản làng quê hương đất nước, ông đã
khẳng định được tên tuổi của mình trong làng thơ Việt Nam. Ông đã để lại một
di sản quý giá cho thơ ca dân tộc Dao nói riêng, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt
Nam nói chung, với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ hơn chục tập thơ: “Muối cụ
Hồ” (1960), “Xuân về trên núi” (1963), “Đường cụ Hồ” (1963), “Có mắt thấy
đường đi” (1964), “Một giắc mơ” (1965), “Kể chuyện đời” (1968), “Tháng tám
đổi mới” (1971), “Rừng xanh” (1973), “Sáng cả hai miền” (1975), “Gửi đồng
bào Dao” (1979), “Nơi ta ở” (1979), “Bước đường tôi đi” (1985), “Muốn tìm
bạn” (1977), “Người Dao nghĩ gì” (1984), “Tuyển tập Bàn Tài Đoàn” (1992).
Nếu nhắc đến văn học Tày ta có Nông Quốc Chấn, thì văn học Dao ta có
Bàn Tài Đoàn. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho văn học Dao nói riêng
và văn học dân tộc thiểu số nói chung. Với những cống hiến của mình cho thơ

16



ca dân tộc Dao và thơ ca cách mạng ông xứng đáng đáng là một cây cao bóng cả
trong làng thơ văn dân tộc thiểu số Việt Nam.
1.2.2. Nhà thơ Triệu Kim Văn - người nối dòng cho thơ Dao
1.2.2.1. Tiểu sử và con người
“Tôi tự hào là đứa con của đại ngàn, với những cánh rừng nguyên sinh âm
u, mây buông sương ủ, nơi núi đá tai mèo dựng đứng như bờm ngựa chiến... Tôi
sinh ra trên tay người mẹ nghèo hiền lành, buổi chập chững theo các anh chị lên
nương ngơ ngác nghe kể đầy gùi cổ tích...” (Trích “Đối khúc đại ngàn”). Đó là
những lời của nhà thơ dân tộc Dao đỏ Triệu Kim Văn - nhà thơ người Dao đầu
tiên của Bắc Kạn đang tự viết về mình. Có thể nói, sau Bàn Tài Đoàn, tên tuổi
Triệu Kim Văn đã góp phần làm phong phú thêm cho đời sống thơ ca dân tộc Dao
nói riêng và thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.
Triệu Kim Văn sinh ngày 14/7/1945 ở vùng quê nghèo khó Cao Sơn, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Vùng đất ấy với núi cao sừng sững như đỡ lấy bầu trời,
nơi bản làng ẩn trong mây núi bao phủ, nơi có những bài láu ton (hát ru) độc đáo
vừa là môi trường sống, vừa là không gian văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn con người,
vừa là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của Triệu Kim Văn.
Mười ba tuổi Triệu Kim Văn biết nói tiếng Kinh, lúc này ông đi học tại
trường thiếu nhi vùng cao Việt Bắc. Ông tâm sự: Thuở ấy mọi người đặt cho ông
biệt danh “con mọt sách” vì khi ông biết tiếng Kinh ông đã đọc rất nhiều, cả kho
sách văn học của thư viện nhà trường đều được ông đọc bằng hết. Học hết lớp 7,
ông tiếp tục sang trường Bổ túc Công - Nông học lớp 8, sau đó ông học sư phạm
và giảng dạy tại trường trung cấp Công nghiệp nhẹ của Bộ công nghiệp. Năm
1973 ông thi vào đại học tổng hợp Hà Nội, ra trường ông về công tác tại Ban dân
tộc tỉnh ủy Bắc Thái, rồi công tác tại huyện ủy Bạch Thông. Đến năm 1997, ông
được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Từ đó, ông hoạt động chuyên bên văn
học nghệ thuật và giữ chức chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn cho
đến lúc nghỉ hưu.

17



Cuộc đời Triệu Kim Văn là một minh chứng sống động cho sự nỗ lực tự
vượt lên chính mình, bằng nền tảng là cội nguồn cốt cách văn hóa của dân tộc
Dao để hòa mình vào dòng chảy chung của đời sống văn hóa - văn học Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của mình, dù ở đâu,
dù lúc nào, dù làm gì, nhà thơ Triệu Kim Văn vẫn luôn như một con chim của
núi rừng, uống nước khe ngậm lúa nương mà hót lên những bài ca của quê hương
xứ sở.
1.2.2.2. Hành trình sáng tác
Tuy âm thầm lặng lẽ và giản dị trong lao động sáng tạo, nhưng Triệu Kim
Văn đã có cho mình một gia sản thơ ca rất đáng trân trọng. Đây là kết quả của sự
nỗ lực bền bỉ, của tài năng và tâm hồn, và một ý thức sáng tạo đầy tâm huyết.
Chặng đường sáng tác văn học của Triệu Kim Văn bắt đầu từ khi ông theo học
“cái chữ”. Là người yêu thích văn chương và ham mê sáng tác nên người con
của núi này đã đến với thơ ca thật tự nhiên. Những đứa con tinh thần - sản phẩm
đầu tay đã chào đời khi chàng trai người Dao này đang ở độ tuổi hai mươi. Năm
năm sau, khi thấy những tác phẩm của mình đã đủ độ chín nhà thơ mới ra mắt
người đọc bài thơ đầu tiên: “Nhớ Bác ta trồng nhiều cây” (Báo Việt Nam độc
lập). Từ đó, ông viết nhiều, viết đều, viết khỏe, nhưng chủ yếu là đăng trên báo
và tạp chí. Mãi đến năm 1989 ông mới ra mắt tập thơ đầu tiên: “Hoa núi”.
Với lòng yêu văn chương và sự hăng say, miệt mài trong lao động nghệ
thuật, đến nay Triệu Kim Văn đã xuất bản 11 tập thơ: Hoa núi(1989), Mùa sa
nhân (1994), Lá tìm nhau (1999), Con của núi (Thơ song ngữ Dao - Việt 2002),
Lửa của mồ côi (2002), Lối cỏ (2004), Hoa nắng (Thơ thiếu nhi 2010), Suối
nguồn du du (Thơ song ngữ Dao - Việt 2010), Trời về (2010), Sợi mưa hiền
(2011), Tuyển tập Triệu Kim Văn (2017).
Quá trình phấn đấu không miệt mài của Triệu Kim Văn đã tạo nên những
tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc và phong cách sáng tác của riêng mình. Ông
đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng chính thức của Ban

văn học dân tộc Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Mùa sa nhân” (1997), giải

18


thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập thơ
“Con của núi” (2002), giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam cho tập thơ “Trời về” (2010)... Huy chương vì sự nghiệp văn học
nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam. Đây là những ghi nhận xứng đáng cho một tài năng, một hồn
thơ đẫm cốt cách của dân tộc Dao.
Dù đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và ghi nhận trong sáng
tác thơ ca, nhưng khi chia sẻ về quan điểm sáng tác thì nhà thơ Triệu Kim Văn
chỉ khiêm tốn, giản dị cho rằng: “Sáng tác là một phần của cuộc sống. Và thơ là
tình yêu, là nhịp đập của trái tim” [62.tr64]. Đến với thơ, Triệu Kim Văn chỉ nghĩ
đơn giản và chân thành: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, nghĩ sao thì nói vậy, chỉ
đơn giản thế thôi. Là người “Con của núi”, ông nghĩ về sứ mạng cao cả của thơ
ca thật mộc mạc. Suy nghĩ ấy được thể hiện khá rõ qua bài “Thơ củi”. Trong bài,
ông ví mình như cây củi và luận bàn về các thứ củi: Củi gộc, củi mòn, củi cành
và cả củi mục để rồi đi đến khẳng định về một thứ thơ gần gũi với cuộc sống,
phục vụ cuộc sống:
Củi tôi hái từ con tim
Cánh rừng con tim rộng dài không đo được
Lửa cháy hết rồi tôi ngồi khóc
Nhớ chàng mồ côi kiếm củi đổi hạt kê…
Câu thơ tôi cùng lầm lụi chốn quê
Thật đúng với những ý nhận xét của Mai Liễu trong Chân dung bút tích
nhà văn Việt Nam hiện đại, Triệu Kim Văn là thế, không vồ vập, kiểu cách, cứ
lặng lẽ trong đời mà lại làm được ít nhiều sự xáo trộn trong thơ. Những lời bộc
bạch tâm tình trong bài thơ trên là một âm bản đáng tin cậy nhất để người đọc

hiểu về quan niệm sáng tác của nhà thơ, một quan niệm giản dị, chân thành và
sâu sắc. Suy cho cùng, giản dị chính là tận cùng của mọi mĩ học. Quan niệm thẩm

19


×