Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI TRONG QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH LONG

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ

Phạm Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, các Quý thầy
cô Viện đào tạo sau Đại học, Viện Kế toán _ Kiểm toán và các Khoa phòng liên
quan trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học và nghiên cứu tại trường. Các thầy cô đã nhiệt tình chi bảo, tận tụy
truyền đạt những kiến thức quý giá, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường, cũng như thời gian thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Phạm Thành
Long, thầy đã ủng hộ, tận tụy hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong thời gian thực hiện
luận văn này.
Tôi xin chân thành và sâu sắc tới các thành viên trong Công ty cổ phần
Chứng khoán đầu tư Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu,
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin trong luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẽ nhiều tư liệu và
kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Quý thầy cô, bạn bè, cùng toàn thể những ai quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ

Phạm Thị Thu Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP..................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.......................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................5
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..........................................................................7
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu..........................................................................7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................8
CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP.......................9
2.1. Những khái niệm cơ bản về định giá và các vấn đề lí luận cơ bản của việc
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong định giá doanh nghiệp.............9
2.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp.......9
2.3 Quy trình thực hiện tư vấn định giá doanh nghiệp.......................................11

2.4 Các phương pháp định giá doanh nghiệp......................................................14
2.4.1 Phương pháp tài sản.................................................................................14
2.4.2 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.......................................................18
2.4.3. Phương pháp P/E tỷ số giá bán/ Thu nhập (P/E: The Price-Earning Ratio).........19
2.4.4 Phương pháp P/B tỷ số giácổ phiếu/ giá ghi sổ sách (P/B: Price to Book Ratio)....20
2.4.5 Phương pháp dòng tiền chiết khấu...........................................................21
2.4.6 Phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản.................23
2.4.7 Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn của nhà nước
khi xác định giá trị doanh nghiệp các phương pháp khi sử dụng phân tích được
căn cứ theo Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014..............................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM..........................................25
3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam.................25


3.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty...........................................................25
3.1.2 Lịch sử phát triển và hình thành............................................................25
3.1.3 Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Đầu
tư Việt Nam......................................................................................................26
3.1.4 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam..........27
3.1.5 Đặc điểm các phòng ban, đơn vị kinh doanh của Công ty.....................27
3.2 Cơ cấu doanh thu các hoạt động kinh doanh chính của Công ty IVS năm
giai đoạn năm 2014 – năm 2016............................................................................32
3.3 Khái quát về hoạt động Tư vấn doanh nghiệp của Công ty cổ phần chứng
khoán Đầu tư Việt Nam.........................................................................................33
3.4. Tình hình thực tế về định giá doanh nghiệp tại Công ty CP Chứng khoán
Đầu tư Việt Nam....................................................................................................35
3.4.1. Quy trình thực hiện một nghiệp vụ đấu giá doanh nghiệp.......................35

3.4.2 Thu thập thông tin về doanh nghiệp phục vụ cho việc định giá...............38
3.4.3 Mô tả quá trình thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính khi định
giá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam.............38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUÂT HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ
TRÌNH ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM.....70
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu của đề tài.......................................................70
4.1.1. Về mặt lí luận.........................................................................................70
4.1.2. Về mặt thực tiễn......................................................................................71
4.1.3 Về mặt quản lý vi mô...............................................................................72
4.2. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.....................................................................73
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính trong
định giá doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Đầu tư Việt Nam và điều kiện
thực hiện
74
4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu trong
tương lai.................................................................................................................76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................76
KẾT LUẬN............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
BCTC
DT
DN
CP

XĐGKĐ
IVS
DNNN
GTDN
VCSH
TTCK
CPH
TCPH
ĐGDN
UBCK

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Báo cáo tài chính
Doanh thu
Doanh nghiệp
Cổ phần
Xác định giá khởi điểm
Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước
Giá trị doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Thị trường chứng khoán
Cổ phần hóa
Tổ chức phát hành
Định giá doanh nghiệp
Ủy ban chứng khoán


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG

Bảng 2. 1:

Mô tả cách xác định giá trị doanh nghiệp phương pháp tài sản........15

Bảng 3.1:

Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của IVS năm 2014 - 2016....32

Bảng 3.2:

Cơ cấu cổ đông nắm giữ cổ phần IMS đến 31/12/2016...................40

Bảng 3.3:

Bảng cân đối kế toán qua các năm 2014 – 2016 của Công ty Xuất
nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật....................................41

Bảng 3.4:

Tình hình đất đai của Công ty IMS tại thời điểm 31/12/2016..........45

Bảng 3.5:

Xác định bình quân 03 năm của Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế....48

Bảng 3.6:

Định giá Công ty tính theo phương pháp tài sản..............................49

Bảng 3.7


Lợi nhuận sau thế của Công ty từ năm 2014 - 2016.........................52

Bảng 3.8:

Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 - 2020.................53

Bảng 3.10:

Diễn giải các chỉ tiêu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.....54

Bảng 3.11:

Diễn giải các hệ số dự báo...............................................................55

Bảng 3.12:

Bảng mô tả định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu
dòng cổ tức......................................................................................57

Bảng 3.13:

Giá chứng khoán 5 phiên từ ngày 26/12/2016 đến 30/12/2016........58

Bảng 3.14:

Bảng mô tả cách tính trung bình ngành theo phương pháp P/E.......59

Bảng 3.15:


Bảng mô tả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp P/E....60

Bảng 3.16:

Bảng mô tả cách tính trung bình ngành theo phương pháp P/B.......60

Bảng 3.17:

Bảng mô tả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp P/B. . .61

Bảng 3.18:

Giả định về kế hoạch sản xuất của công ty IMS..............................63

Bảng 3.19:

Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty IMS.................................64

Bảng 3.20:

Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Công ty IMS.........................64

Bảng 3.21:

Xác định tỷ lệ tăng trưởng của các chỉ tiêu cơ bản so với doanh thu
Công ty IMS....................................................................................65

Bảng 3.22:

Dự kiến kết quả kinh doanh của công ty IMS..................................66


Bảng 3.23:

Dự kiến bảng cân đối kế toán công ty IMS......................................67

Bảng 3.24:

Dự báo dòng tiền công ty IMS.........................................................71


Bảng 3.25:

Bảng tính chi phí vốn bình quân gia quyền của IMS.......................71

Bảng 3.26:

Bảng tính giá trị tương lai của dòng tiền của IMS...........................72

Bảng 3.27:

Bảng tính xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu
dòng tiền

Bảng 3.28:

72

Bảng tổng kết định giá doanh nghiệp IMS.......................................73

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:

Cơ cấu doanh thu IVS năm 2016.....................................................32

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1

Quy trình tư vấn bán đấu giá cổ phần tại IVS..................................37

Sơ đồ 3.2:

Sơ đồ quá trình lập hồ sơ định giá

38


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

HÀ NỘI – 2017



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Công tác định giá doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình xác
định giá trị doanh nghiệp. Đây là một nhu cầu không thể thiếu cho các cá nhân và
tổ chức có lợi ích liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp luôn cần thông tin về
doanh nghiệp để quyết định đầu tư hoặc thu hồi vốn của doanh nghiệp và giá trị của
doanh nghiệp là một chỉ số tốt để ra quyết định.
Trong định hướng phát triển của công ty, nghiệp vụ tư vấn định giá doanh
nghiệp là nghiệp vụ chủ yếu và được chú trọng nhất tại phòng Tư vấn doanh nghiệp
của công ty chứng khoán. Thứ nhất, theo chỉ đạo của chính phủ khi thực hiện
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Công tác định giá
doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp làm hạn chế thất thu tài sản của nhà
nước vì thực tế trong thời kỳ phát triển của thị trường chứng khoán trong những
năm qua, các công ty chứng khoán nói chung và IVS nói riêng chủ yếu thực hiện
công tác định giá cho doanh nghiệp nhà nước thoái vốn. Thứ hai, doanh thu từ dịch
vụ định giá doanh nghiệp là một trong những nguồn thu chính của công ty chứng
khoán khi có sự biến động lớn của thị trường. Trải qua hơn 20 năm hình thành và
phát triển, TTCK Việt Nam khởi đầu với 6 công ty chứng khoán, tuy nhiên, với sử
bùng nổ của thị trường giai đoạn 2006 – 2007 đã tạo ra làn sóng thành lập công ty
chứng khoán mới, nâng số lượng CTCK lên tới 105 công ty vào cuối năm 2009.
Trải qua nhiều biến động của thị trường và tái cấu trúc mạnh mẽ của UBCK Nhà
nước, để tồn tại buộc các công ty chứng khoán phải cải tổ, phát triển để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh này, nhận biết
được tầm quan trọng của việc định giá doanh nghiệp đồng thời muốn nâng cao chất
lượng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Công ty chứng khoán Đầu tư Việt Nam, Từ
mục tiêu đó, tác giả đã thực hiện đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH

NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT


ii

NAM”. Trong luận văn, trong Chương 1, tác giả trình bày về tính cấp thiết và tầm
quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp.
Chương 2, mô tả chi tiết quy trình khi tổ tư vấn thực hiện công tác định giá doanh
nghiệp và cơ sở lý luận của các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
thường được sử dụng khi định giá một doanh nghiệp. Chương 3, tác giả khái quát
về quá trình hình thành và phát triển của IVS, đặc điểm kinh doanh của công ty,
hoạt động định giá doanh nghiệp tại phòng tư vấn doanh nghiệp của công ty. Đồng
thời, nêu rõ thực trạng tình hình định giá tại công ty, quá trình áp dụng quy trình
định giá và cách áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo từng
loại hình và nhu cầu sử dụng thông tin định giá của từng khách hàng. Thông qua
số liệu thu thập khi tổ tư vấn thực hiện định giá Công ty Xuất nhập khẩu chuyên
gia, lao động và kỹ thật, áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Tác giả mô tả chi tiết phương pháp sử dụng khi định giá và quá trình thực hiện
tính toán, phân tích số liệu từ báo cáo tài chính của công ty IMS khi thực hiện
định với mục đích bán phần vốn nhà nước sở hữu tại IMS. Trong Chương 4, tác
giả đánh giá tình hình thực tế việc công tác định giá của phòng tư vấn tại IVS để
từ đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và đưa ra kiến nghị của mình nhằm hoàn
thiện hơn công tác phân tích BCTC khi định giá doanh nghiệp của phòng tư vấn
tại Công ty chứng khoán Đầu tư Việt Nam.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

PHẠM THỊ THU TRANG


HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH LONG

HÀ NỘI – 2017


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính trong định giá được hiểu là việc sử dụng số liệu
trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của doanh nghiệp thông qua các phương pháp
xác định giá trị để lượng hóa được giá trị của doanh nghiêp. Bản báo cáo về “Giá trị
doanh nghiệp” phản ánh các nội dung, tình hình thực trạng của công ty và giá trị
hiện tại của công ty. Xét trên một góc độ nào đó, tất cả các quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp đều liên quan tới việc xác định giá trị doanh nghiệp hay định giá
doanh nghiệp.
Đối với nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản lý khi tiến hành lập dự toán ngân
sách của một dự án cần xem xét những ảnh hưởng của các dự án tác động tới giá trị
doanh nghiệp hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược cần xem xét nguồn lực kinh tế

của doanh nghiệp hay có thể nói giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào
bởi các kế hoạch hoạt động đó.
Đối với bên ngoài doanh nghiệp, những người có lợi ích trực tiếp về mặt tài
chính đối với doanh nghiệp như các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh hay các chủ nợ
sử dụng các thông tin của doanh nghiệp sau định giá để làm cơ sở cho các quyết
định kinh doanh của họ.
Ngay cả đối với nhà cung cấp tín dụng có thể không quan tâm một cách rõ
ràng tới giá trị doanh nghiệp nhưng ít nhất họ phải ngầm quan tâm tới giá trị vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp nếu họ muốn phòng tránh rủi ro trong hoạt động
cho vay.
Đặc biệt công tác định giá doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất trong thị
trường chứng khoán. Thông qua việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng và tiềm
năng phát triển của doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể biết được giá thị trường của
các cổ phiếu cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực của nó, để từ đó có các quyết
định mua - bán cổ phiếu đúng đắn.


2

Hay đối với các doanh nghiệp là công ty đại chúng chưa, đã hoặc đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán khi có nhu cầu tăng vốn, chuyển sàn niêm yết, mua
bán sát nhập cũng phải tiến hành định giá doanh nghiệp theo đúng quy định trong
Luật chứng khoán.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây theo chủ trương của chính phủ thực
hiện cổ phần hóa chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần,
sát nhập doanh nghiệp, hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này và
các đối tượng có liên quan đều phải tiến hành định giá doanh nghiệp trước khi thực
thi các quyết định cổ phần hóa, sát nhập hay giải thể doanh nghiệp.
Xác định giá trị doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân tích dựa trên các yếu
tố chủ quan và khách quan các nhà tư vấn thu thập được trong quá trình tìm hiểu thông

tin của doanh nghiệp. Các yếu tố chủ quan là các yếu tố xuất phát từ nội tại của doanh
nghiệp như báo cáo tài chính, tài sản của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, hệ thống quản
lý..vv. Trong đó, trong báo cáo tài chính phản ánh có hệ thống tình hình tài sản nguồn
hình thành tài sản của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình vận động
sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích báo cáo
tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ, sâu sắc mọi hoạt động kinh tế và giá
trị doanh nghiệp trong trạng thái thực của doanh nghiệp.
Do đó, khi thực hiện xác định giá trị của doanh nghiệp hay còn gọi là định
giá doanh nghiệp, tổ chức định giá chủ yếu sử dụng Báo cáo tài chính đã kiểm toán
của doanh nghiệp làm căn cứ chính để thực hiện công tác định giá. Nhận thức được
tầm quan trọng, vai trò của việc phân tích Báo cáo tài chính trong quá trình thực
hiện định giá doanh nghiệp, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới
ngày càng diễn ra mạnh mẽ nên tôi lựa chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI TRONG QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM”
với mong muốn đóng góp ý kiến vào sự phát triển của phòng Tư vấn doanh nghiệp
và hoàn thiện nghiệp vụ tư vấn định giá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng
khoán Đầu tư Việt Nam.


3

1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị
trường tài sản khác thì định giá doanh nghiệp và các lợi ích của nó ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Một mặt nó đảm bảo lợi ích của chủ doanh
nghiệp, lợi ích của nhà nước, lợi ích của người mua doanh nghiệp. Mặt khác nó
cung cấp bức tranh tổng quát về sức khỏe của một doanh nghiệp, làm cơ sở quan
trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả . Vì vậy, việc định giá doanh nghiệp là
hết sức quan trọng trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế và việc định giá doanh

nghiệp thường phục vụ cho các mục đích chủ yếu như sau:
- Mua, bán, sát nhập, liên kết, thanh lý doanh nghiệp
- Đầu tư, góp vốn, mua – bán chứng khoán cho doanh nghiệp.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, phát hành thêm cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc đối tác chiến lược
- Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Vay vốn đầu tư kinh doanh
- Giải quyết xử lý tranh chấp giữa các nhóm lợi ích.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên vấn đề giá trị của doanh nghiệp đã
nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả thông qua các công trình nghiên cứu
khoa học, các bài báo cáo và các luận văn, luận án của các thạc sĩ, tiến sĩ tại các
trường Đại học khác nhau. Có nhiều tác giả lựa chọn đề tài liên quan đến xác định
giá trị doanh nghiệp làm đề tài nghiên cứu của mình, có thể liệt kê một vài luận văn
như sau:
Tác giả Nguyễn Văn Bình (ĐH Kinh tế TP. HCM - 2015) đã hệ thống hóa
các lý luận khoa học về thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định
giá quốc tế, thực trạng của việc áp dụng quy trình thẩm định giá doanh nghiệp ở
Việt Nam. Trong đề tài, tác giả đã sơ lược quá trình phát triển nghề thẩm định giá
tại Việt Nam, môi trường cho các hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm
khung pháp lý cho hoạt động thẩm định, cơ chết hực hiện thẩm định, mục đích sử


4

dụng kết quả thẩm định giá doanh nghiệp, phương pháp thẩm định giá trị doanh
nghiệp hiện Việt Nam áp dụng và quy trình thẩm định giá doanh nghiệp đang áp
dụng ở Việt Nam. Qua đó tác giả đã nêu những mặt tích cực và những hạn chế
trong hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Cuối cùng, tác giả
đưa ra một số giải pháp cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đề tài tác giả chỉ nêu những vấn đề trên dưới dạng lý thuyết, chưa đề
cập đến thực tiễn của quá trình phân tích xác định giá trị doanh nghiệp.
Hay tác giả Trần Thị Mười (ĐH Kinh tế Tp. HCM - 2016), tác giả đã nêu
được vai trò, thực trạng của xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa,
thực trạng nội dung xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa hiện nay và
các phương pháp tính giá trị doanh nghiệp, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp
hoàn thiện nội dung xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa. Đề tài tác
giả đã nêu được phương pháp, và quy trình xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ
phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp Xí nghiệp Thủy sản. Tuy nhiên, tác giả
mới chỉ sử dụng phương pháp giá trị để xác định giá trị doanh nghiệp, phương
pháp này đúng nhưng chưa đủ vì phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp
dựa trên giá trị sổ sách, bỏ qua giá trị tài sản vô hình là lợi thế cạnh tranh, sở hữu
trí tuệ.
Cho đến nay, tác giả tìm hiểu chưa có tác giả nào đề cập đến hoàn thiện
công tác phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp. Nhận thức vai
trò đó, trong phạm vi đề tài tác giả sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính của
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và Kỹ thuật, mô tả lại quá
trình xử lý số liệu thông qua các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo
Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế, Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam và
Thông tư 127/2014/TT-BTC về hướng dẫn xử lý tài sản và xác định giá trị doanh
nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp NN thành công ty cổ phần để xác
định giá trị doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công
tác phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần
chứng khoán Việt Nam.


5

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác

phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp tại Công ty CP Chứng
khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) nhằm nâng cao chất lượng thông tin của doanh
nghiệp đang được định giá, giúp các tổ chức, cá nhân khi sử dụng thông tin đưa ra
quyết định của mình chính xác hơn. Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể được tác giả xác định là:
- Hệ thống những vấn đề cơ bản của phân tích báo cáo tài chính trong việc
định giá doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính khi thực
hiện định giá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác định giá một cách chính
xác, đưa ra những thông tin hiệu quả nhất cho các tổ chức, cá nhân khi sử dụng
thông tin của doanh nghiệp đang được định giá.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nội dung lý luận nào làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoàn
thiện công tác phân tích báo cáo tài chính trong định giá doanh nghiệp?
- Quá trình phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp định giá bằng cách
áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thực thiện định giá doanh
nghiệp tại Công ty CP chứng khoán Đầu tư Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp về hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng
cao độ chính xác và hợp lí khi định giá doanh nghiệp tại Công ty CP chứng khoán
Đầu tư Việt Nam.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
chuyên gia, lao động và kỹ thuật trong các nghiệp vụ định giá doanh nghiệp.(Áp
dụng đối trong các tình huống đấu giá cổ phần lần đầu, bán một phần vốn nhà nước
tại công ty cổ phần, đấu giá cổ phần các doanh nghiệp khác...)


6


Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dụng: Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng của việc phân
tích số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã kiểm toán để xác định giá
trị doanh nghiệp khi đấu giá doanh nghiệp. Từ mục đích của việc định giá doanh
nghiệp, đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ những thông tin thu thập
được, đơn vị tư vấn dùng các phương pháp phù hợp để phân tích dữ liệu dựa trên cơ
sở khách quan, độc lập, công khai và chính xác nhằm xác định giá trị của doanh
nghiệp. Mặc dù việc xác định giá trị của doanh nghiệp là xác định tổng giá trị thực
tế của tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tính theo
giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nội dung
của để tài chỉ nghiên cứu việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Về không gian: Giới hạn tại Công ty CP Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao
động và kỹ thuật
+ Về thời gian: Nghiên cứu báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2014 đến
năm 2016.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và được
cụ thể hóa qua hai bước sau:
Bước 1:
Thu thập thông tin, tài liệu từ sách, thông tư, nghị định của nhà nước, các tổ
chức liên quan đến lĩnh vực cần nghiên cứu trong đề tài.
Ngoài ra, các phương pháp và kỹ thuật cụ thể sau đây cũng được vẫn dụng
để lý giải về đề xuất các ý kiến hoàn thiện như là: Phương pháp phân tích tổng hợp
các thông tin thu thập được, đối chiếu so sánh thông tin sau khi đã xử ký số liệu và
diễn giải quy nạp để đưa ra báo cáo chính xác.
Bước 2:
Tập hợp, thu thập và xử lý tài liệu, kết hợp với kiến thức đã học và thực tiễn
để thực hiện nội dung của đề tài.



7

1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của thị trường tài chính, xu hướng toàn
cầu hóa đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau. Với trào lưu hợp nhất, M&A
đồng thời với sự định hướng của chính phủ chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thành công ty cổ phần…v.v. thì việc định doanh nghiệp đóng vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế. Việc định giá doanh nghiệp cung cấp cho đối tượng sử dụng
thông tin doanh nghiệp một bức tranh tổng quát về doanh nghiệp, làm cơ sở quan
trọng phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong mỗi một lĩnh
vực khác nhau thì việc định giá dựa trên các tiêu chuẩn và cách tiếp cận khác nhau
tùy vào mục đích, nhu cầu của người cần tiếp nhận thông tin. Trong phạm vi đề tài,
việc xác định giá doanh nghiệp và tư vấn giá khởi điểm được thực hiện với mục
đích như sau:
- Kết quả định giá doanh nghiệp là cơ sở cho hoạt động bán đấu giá cổ phần
lần đầu công ty Nhà nước, bán bớt cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần và bán
đấu giá cổ phần tại các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Kết quả định giá doanh nghiệp là cơ sở cho các tổ chức, các nhân và nhà
đầu tư tài chính đưa ra quyết định đầu tư vào công ty.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục sơ đồ bảng
biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu chính của luận văn
gồm bốn chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trong quá trình định giá
doanh nghiệp.
Chương 2: Những lý luận cơ bản về công tác phân tích báo cáo tài chính
trong định giá doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng quá trình thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính

trong định giá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Đầu tư Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công
tác phân tích báo cáo tài chính trong định giá tại Công ty cổ phần chứng khoán Đầu
tư Việt Nam.


8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã đi từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về phân
tích báo cáo tài chính trong định giá với xu hướng phát triển thị trường tài chính
như hiện nay; dựa trên tính cấp thiết của nền kinh tế thị trường để khẳng định
hướng nghiên cứu của luận văn.
Tác giả trình bày cụ thể về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài đồng thời xác định rõ bố cục
triển khai của luận văn. Đây là cơ sở quan trọng, là định hướng cho toàn bộ quá
trình nghiên cứu của tác giả, nhằm giữ cho quá trình nghiên cứu đúng hướng và đạt
các mục tiêu luận văn đề ra.


9

CHƯƠNG 2
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
2.1. Những khái niệm cơ bản về định giá và các vấn đề lí
luận cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp trong định giá doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm cơ bản về giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp
 Giá trị của DN là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu nhập mà

doanh nghiệp mang lại cho các NĐT trong quá trình HĐKD.
Giá trị DN không chỉ đơn thuần là giá trị VCSH của một DN mà là tổng giá
trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình HĐKD của DN đó nhằm mang lại
lợi ích cho các chủ sở hữu và các nhà cung cấp tín dụng.
Giá trị VCSH = Giá trị DN – Giá trị nợ phải trả
Giá trị mà một DN có thể mang lại cho các NĐT có thể xem xét trên hai góc
độ: giá trị thanh lý và giá trị hoạt động liên tục. Giá trị thanh lý của một DN là số
tiền tạo ra khi DN chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản ủa nó, còn giá trị
hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai từ HĐKD
của DN.
 Định giá là việc ước tính hay xác định giá trị cho một mục đích cụ thể
của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của
tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường.
 Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị doanh nghiệp hay lợi
ích của doanh nghiệp.
2.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích báo cáo tài chính trong
định giá doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp phụ thuộc theo
từng phương pháp tổ chức tư vấn định giá lựa chọn khi định giá doanh nghiệp, bao


10

gồm hệ thống báo cáo tài chính và các tài liệu phân tích khác:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã kiểm toán trong 03 - 05 năm liền kề,
trước thời điểm định giá doanh nghiệp.
- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp
tại thời điểm định giá doanh nghiệp.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong

trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi
thế kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất, trước
thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng
tiền của doanh nghiệp được định giá.
- Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 60/2006/QH11 ngày 29/11/2005, thông
tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày
18/07/2011..vv..
- Luật doanh nghiệp số 70/2006 QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội khoá
X, kỳ họp thứ 10;
- Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
- Thông tư 95/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 10 năm 2006 sửa đổi bổ sung TT
126/2004/TT-BTC ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước
thành công ty cổ phần.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBCK ngày 13 tháng 2 năm 2007 ban hành
quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Thông tư 17/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ tài chính về việc
Hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển
công ty nhà nước thành công ty cổ phần;


11

- Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn
xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày 07/10/2005 của Bộ tài chính về việc
ban hành tiêu chuẩn định giá Việt Nam số 05,06 và 07.

2.3 Quy trình thực hiện tư vấn định giá doanh nghiệp.
Quy trình xác định doanh nghiệp tuân thủ quy trình thẩm định giá tại Tiêu
chuẩn định giá số 05 ban hành theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày
07/10/2005 của Bộ tài chính
Nhìn chung, quy trình định giá theo từng loại hình doanh nghiệp và mục đích
sử dụng thông tin trong quá trình thực hiện phân tích xác định giá trị doanh nghiệp
là tương tự như nhau, nhưng nội dung cụ thể của các bước thực hiện cần điều chỉnh
phù hợp tùy từng loại hình doanh nghiệp và mục đích sử dụng thông tin sau khi
định giá doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định vấn đề
Trong bước này cần chú ý các vấn đề trước khi định giá, việc xác định vấn
đề cơ bản này, giúp đơn vị tư vấn xác định được mục tiêu cần thực hiện:
- Mục đích của việc định giá DN
- Nhận dạng sơ bộ DN cần định giá: hồ sơ pháp lý của DN, loại hình DN,
quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, thương
hiệu thị trường….
- Xác định cơ sở giá trị của định giá DN
- Thu thập hồ sơ tài liệu cần thiết khi thực hiện định giá DN
Bước 2: Lên kế hoạch định giá
- Việc lập kế hoạch định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải
làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc
định giá.
- Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các


12

yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh
nghiệp, xác định được tài liệu cần thu thập, xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình
tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

Bước 3: Khảo sát doanh nghiệp và thu thập tài liệu
- Việc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình
sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối chiếu, kiểm kê và số liệu kế
toán từ nội bộ từ doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả các nguồn thông tin căn cứ đều
đáng tin cậy, phù hợp với việc định giá rất quan trọng. Nhằm đảm bảo việc xác định
giá trị doanh nghiệp của tư vấn viên chính xác và minh bạch. Đồng thời việc thu
thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp giúp tư vấn viên đánh giá được khách
quan giá trị của doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Tư vấn viên cần đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên
các mặt: sản xuất kinh doanh, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, bộ máy quản lý và
năng lực quản lý, môi trường kinh doanh, thị trường và công nghệ. Thông qua
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của DN có thể đánh giá sơ lược tình hình thực tế
của DN định giá.
Bước 5: Xác định phương pháp định giá, phân tích số liệu, tài liệu và thực
hiện định giá doanh nghiệp.
Sau khi tìm hiểu doanh nghiệp, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh
nghiệp tư vấn viên đưa ra phương pháp định giá phù hợp với từng loại nghành nghề
kinh doanh , quy mô khách hàng và đặc điểm cả doanh nghiệp một cách chuyên
nghiệp, hợp lý và tin cậy.
Bước 6: Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo định giá doanh nghiệp tương tự như
các tài sản khác. Báo cáo kết quả định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:
6.1 Mục đích của việc định giá doanh nghiệp
6.2 Nêu rõ đối tượng định giá phải được mô tả rõ ràng. Cần phải nêu rõ đối


×