Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

MT14A LVTN Khoa Máy tàu thủy THiết bị cảm biến sương dầu Oil Mist Director

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 92 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................II
MỞ ĐẦU............................................................................................................III
PHẦN: GIỚI THIỆU........................................................................................III
1.

Tính cấp bức thiết của đề tài....................................................................III

2.

Tình hình nghiên cứu...............................................................................IV

3.

Mục đích nghiên cứu...............................................................................IV

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................V

5.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................V

6.

5.1

Phương pháp thu thập thông tin.........................................................V


5.2

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia........................................VI

5.3

Các tài liệu thu thập..........................................................................VI

Kết cấu của luận văn................................................................................VI

Mục lục hình ảnh.............................................................................................VII
Mục lục bảng......................................................................................................IX
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ..............................................................1
1.1 Giới thiệu về thiết bị GRAVINER OIL MIST DETECTOR MODEL
MARK 7.............................................................................................................1
1.2 Mô tả hệ thống thiết bị..............................................................................3
1.3 Thông số kĩ thuật.......................................................................................5
2.1.1

Đầu cảm biến...................................................................................5

2.1.2

Hộp điều khiển.................................................................................5

2.1.3

Màn hình hiển thị.............................................................................6

1.4 Tổng quan về hệ thống..............................................................................6

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT VÀ KẾT NỐI..............................11
2.1 Phương pháp lắp đặt................................................................................11
2.1.4

Thiết bị kiểm soát – hộp điều khiển...............................................11


2.1.5

Lắp đặt đầu cảm biến trong khoang cácte......................................12

2.1.6

Cáp kết nối.....................................................................................15

2.1.7

Màn hình hiển thị...........................................................................16

2.2 Kết nối.....................................................................................................17
2.2.1

Thiết bị kiểm soát – hộp điều khiển...............................................18

2.2.2

Màn hình hiển thị...........................................................................22

2.3 Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống..................................................................27
2.4 Cài đặt cấu hình trên màn hình điều khiển..............................................28

2.5 Thiết lập modbus của Hộp điều khiển.....................................................33
2.6 Phương pháp thử - kiểm tra đầu dò.........................................................38
2.7 Sử dụng màn hình LCD để cô lập – tách biệt đầu cảm biến...................40
2.8 Cô lập đầu cảm biến bằng hộp điều khiển...............................................49
2.9 Kiểm tra thử báo động và sổ ghi nhận sự cố...........................................50
CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG CÁC CHI TIẾT VÀ HỆ THỐNG...................60
3.1 Bảo dưỡng định kì...................................................................................60
3.1.1.

Đầu cảm biến.................................................................................60

Thay thế đầu cảm biến.............................................................................61
Vệ sinh đầu cảm biến...............................................................................61
3.1.2.

Thay thế cáp kết nối.......................................................................63

3.1.2.1 Cáp nguồn..................................................................................63
3.1.2.2 Cáp kết nối.................................................................................64
3.1.3.

Hộp điều khiển...............................................................................64

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC LỖI XẢY RA................................................66
4.1 Các lỗi chung...........................................................................................66
4.2 Khắc phục................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................76


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các tài
liệu liên quan của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phan Cao An
Trường. Ngoài các nội dung tham khảo trong tài liệu đã được liệt kê trong phần
“Tài liệu tham khảo”, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
không sao chép trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tác giả luận văn

VŨ THANH HẢI


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy hướng dẫn ThS.
PHAN CAO AN TRƯỜNG, người đã tận tình hướng dẫn về phương pháp và nội
dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô Khoa Máy tàu thủy đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.
Hồ Chí Minh cũng như trong quá trình làm luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu làm
luận văn.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, chuyên gia, bạn bè để luận án được hoàn thiện hơn.


MỞ ĐẦU
PHẦN: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi động cơ làm việc, không khí trong các te động cơ cùng chứa các thành
phần khí giống như trong khí quyển, và trong khoang các te luôn có hơi dầu

nhờn và vô số hạt dầu nhờn như “mưa phùn”.
Nếu xuất hiện ma sát bất thường giữa các bề mặt trượt, ổ đỡ, hoặc nhiệt được
truyền đến các te từ nơi khác như: khoang khí quét bị cháy truyền qua cán
piston, hộp làm kín cán piston thì sẽ xuất hiện các “điểm nóng”. “Điểm nóng”
làm cho lớp dầu nhờn bám trên nó bị bay hơi.
Khi hơi dầu ngưng tụ trở lại, vô số các hạt dầu có kích thước nhỏ li ti được
hình thành lơ lửng trong không gian các te, tức là hình thành một lớp “sương”
dầu, lớp “sương” này là nguyên nhân gây cháy khi có nguồn nhiệt.
Nếu một lượng lớn hơi dầu được hình thành, khi bốc cháy sẽ làm cho áp suất
trong các te tăng cao đột ngột, có thể gây nổ. Áp suất trong các te tăng đột ngột
sẽ làm các van an toàn của các te bị mở. Trong trường hợp các te bị cô lập (ống
thông hơi bị tắc) khi có nguồn nhiệt các te có thể sẽ phát nổ gây nguy hại cho
động cơ diesel và nguy hiểm tới toàn tàu cũng như thuyền viên. Trong trường
hợp này cửa các te sẽ bị thổi tung ra ngoài, gây hỏa hoạn cho buồng máy. Hiện
tượng cháy nổ như vậy cũng có thể xuất hiện trong khu vực xích truyền động,
hộp khí quét.


2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay trên tàu thủy, máy chính được dùng chủ yếu là động cơ diesel. Động
cơ diesel tàu thủy có nhiều ưu điểm vượt trội, ngày càng được sử dụng rộng rãi
trên tàu thủy như máy chính, máy đèn, máy phát sự cố, máy xuồng cứu sinh...
chúng có thể là động cơ 2 kỳ thấp tốc, 4 kỳ trung tốc hoặc cao tốc.
Do động cơ diesel thấp tốc có hộp làm kín cán piston, nên khí cháy trong xi
lanh khó rò lọt, hoặc lượng rò lọt xuống các te rất ít. Vì vậy, nguyên nhân chủ
yếu xuất hiện các “điểm nóng” do các bề mặt ma sát không được cung cấp đủ
dầu bôi trơn, hoặc việc cung cấp dấu bôi trơn không liên tục, hoặc chất lượng
dầu bôi trơn không đảm bảo làm cho ma sát tại các vị trí này tăng. Ổ đỡ chặn
cũng là nơi có nguy cơ cao tạo ra “điểm nóng”, do ổ đỡ chặn là nơi chịu toàn bộ
lực đẩy của chân vịt.

Nguyên nhân chính làm cho các te có nhiều hơi dầu:
- Đường ống thông hơi của các te bị tắc;
- Trong các te có các “điếm nóng” do các bạc lót, bộ làm kín cán piston
không được bôi trơn, hoặc lượng dầu bôi trơn không đủ, hoặc không
liên tục, hoặc chất lượng dầu bôi trơn quá kém.
- Có khí cháy rò lọt xuống các te.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi động cơ diesel hoạt động trong thời gian dài, nhiệt độ của dầu bôi trơn tăng
cao, đồng thời mật độ sương dầu trong cácte cũng tăng lên, làm tăng nguy cơ
cháy nổ các te. Vì vậy, để cảnh báo sớm mật độ sương dầu trong các te cao, các
động cơ diesel được lắp thiết bị “Oil Mist Detector” – OMD. Thiết bị này có các
điểm cảm biến hơi dầu ờ từng khoang của các te. Khi thiết bị này báo động, cần


kiểm tra xem cán piston, các cổ trục, cổ khuỷu, ổ đỡ chặn,… có bị “nóng” bất
thường không? Khí cháy có rò lọt xuống các te không? Nếu tất cà các khoang
của các te đều báo động thì kiểm tra xem ống thông hơi của các te có bị tắc
không,…
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thiết bị cảm biến sương dầu trong cácte là một phần không thể tách rời của
các hệ thống an toàn, nó được thiết kế để phát hiện một số điều kiện có thể dẫn
đến các vụ nổ các te trên động cơ Diesel lớn. Nó thường được lắp đặt trong điều
kiện làm việc khắc nghiệt, làm việc liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là liên
quan đến nhiệt độ và rung.
Để đảm bảo hiệu suất đáng tin cậy, thiết bị cảm biến sương dầu cácte phải
được lắp đặt đúng cách, vận hành và bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Khi tìm hiểu về thiết bị cảm biến sương dầu trong các te, tôi đã tiến hành thu
thập các tài liệu liên quan như tài liệu hướng dẫn sử dụng vận hành hệ thống, tài

liệu về cấu tạo và sơ đồ nguyên lý hoạt động, sơ đồ lắp đặt hệ thống.
5.2 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Phương pháp này có ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm thời gian, sức lực và tài
chính để tác giả triển khai nghiên cứu. Để sử dụng hiệu quả phương pháp tham
vấn ý kiến chuyên gia, tác giả đã được TS Lê Văn Vang, TS Nguyễn Duy Trinh
ThS Phan Cao An Trường, cùng các thầy cô trong khoa để giúp tác giả đưa ra
những ý kiến nhận định khách quan, trung thực… cho đề tài của tác giả.


Phương pháp này được tác giả đặc biệt quan tâm, qua các hình thức hội thảo,
trao đổi trực tiếp với các chuyên gia để tìm ra các ý kiến chung nhất, giảm thiểu
sai sót kỹ thuật có thể xảy ra.
5.3 Các tài liệu thu thập
Các tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn:
-

Tài liệu hướng dẫn sử dung Graviner Oil Mist Detection System Mk 7
Giáo trình tài liệu môn Diesel tàu thủy 1
Giáo trình môn Nhiên liệu, chất bôi trơn và nước
Giáo trình môn Bảo dưỡng và sửa chữa
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Graviner OMD System Mark 5, 6

- Website: www.Wikipedia.org
6. Kết cấu của luận văn
Bố cục bài luận văn của tác giả được chia làm 4 chương chính:
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
- CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ KẾT NỐI
- CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CÁC CHI TIẾT VÀ HỆ
THỐNG
- CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC LỖI XẢY RA.



MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Điểm nóng động cơ 2 kì.........................................................................1
Hình 2: Điểm nóng động cơ 4 kì.........................................................................2
Hình 3: Các chi tiết của hệ thống.......................................................................3
Hình 4: Sơ đồ hệ thống........................................................................................4
Hình 5: Hình vẽ cấu tạo của hộp điều khiển....................................................11
Hình 6: Vị trí lắp đặt của đầu cảm biến trên máy chính................................12
Hình 7: Cấu tạo đầu cảm biến..........................................................................13
Hình 8: Cấu tạo đầu cảm biến..........................................................................14
Hình 9: Cấu tạo đầu cảm biến..........................................................................15
Hình 10: Cáp truyền từ đầu cảm biến tới hộp điều khiển..............................16
Hình 11: Các cạnh màn hình hiển thị...............................................................17
Hình 12: Các kết nối của hộp điều khiển.........................................................18
Hình 13: Dây nguồn của hộp điều khiển..........................................................19
Hình 14: Chuôi cố định dây nguồn...................................................................19
Hình 15: Cổng chuyển USB type B qua type A...............................................21
Hình 16: Cáp ribbon – cáp ruy băng...............................................................22
Hình 17: Màn hình điều khiển..........................................................................23
Hình 18: Giắc nguồn DC 24V...........................................................................23
Hình 19: Giắc kết nối Modbus..........................................................................24
Hình 20: Giắc kết nối modbus..........................................................................24
Hình 21: Cách lắp đặt cáp kết nối với rơ le.....................................................25
Hình 22: Ống siết cáp truyền từ đầu cảm biến tới hộp điều khiển................25


Hình 23: Vị trí kết nối của cáp truyền từ đầu cảm biến.................................26
Hình 24: Thử khói bằng phương pháp thủ công.............................................39
Hình 25: Thử khói bằng thiết bị tạo khói........................................................40

Hình 26: Cô lập đầu cảm biến tại hộp điều khiển...........................................50
Hình 27: Dụng cụ tháo chốt cố định quạt........................................................61
Hình 28: Nửa trên của đầu cảm biến...............................................................62
Hình 29: Các chi tiết trên nửa trên của đầu cảm biến....................................62
Hình 30: Vệ sinh các chi tiết bên trong ống thu..............................................63
Hình 31: Các kết nối được sử dụng trên hộp điều khiển...............................65
Hình 32: Phương pháp 1...................................................................................68
Hình 33: Phương pháp 2...................................................................................69
Hình 34: Phương pháp 3...................................................................................70
Hình 35: Phương pháp 4...................................................................................71
Hình 36: Phương pháp 5...................................................................................72
Hình 37: Phương pháp 6...................................................................................73
Hình 38: Phương pháp 7...................................................................................74
Hình 39: Phương pháp 8...................................................................................75


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Các kí hiệu hiển thị trên màn hình.....................................................28
Bảng 2: Hướng dẫn sử dụng đối với màn hình hiển thị LCD........................29
Bảng 3: Hướng dẫn kết nối hộp đầu cảm biến bằng bảng điều khiển..........34
Bảng 4: Hướng dẫn kết nối hộp điều khiển thông qua USB..........................36
Bảng 5: Các bước cô lập toàn bộ đầu cảm biến trên màn hình LCD...........41
Bảng 6: Các bước cô lập rơ le báo động..........................................................42
Bảng 7: Các bước cô lập rơ le giảm máy/tắt máy...........................................43
Bảng 8: Các bước hủy lệnh cô lập tất cả đầu cảm biến..................................44
Bảng 9: Các bước hủy lệnh cô lập rơ le báo động...........................................45
Bảng 10: Các bước hủy lệnh cô lập rơ le giảm máy/tắt máy..........................46
Bảng 11: Các bước cô lập 1 đầu cảm biến.......................................................47
Bảng 12: Các bước hủy lệnh cô lập 1 đầu cảm biến.......................................49
Bảng 13: Các bước kiểm tra thử báo động......................................................51

Bảng 14: Các bước kiểm tra báo động thử ở vị trí từng đầu cảm biến.........55
Bảng 15: Mở bản ghi hoạt động của hệ thống.................................................57
Bảng 16: Các lỗi có thể xảy ra...........................................................................66


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
1.1 Giới thiệu về thiết bị GRAVINER OIL MIST DETECTOR MODEL
MARK 7.
Ở nhiệt độ cao vượt quá 200 xảy ra trên bề mặt dẫn hướng dưới điều kiện dầu
bôi trơn có lẫn nước, điều này khiến cho hơi dầu bốc lên nhanh chóng, khi lên
trên không gian trong khoang cácte, nhiệt độ tại khoang này thấp hơn so với
nhiệt độ tại “điểm nóng” nên nhanh chóng ngưng tụ lại thành các hạt sương mịn
– có tạo thành hạt, kích thước của các hạt sương mịn này khoảng 0,5 – 5
micromet. Khi mật độ các hạt này đạt từ 30 đến 50 mg /l (mg mỗi lít), tùy thuộc
vào từng loại dầu, nó chính là nguyên nhân cháy nổ khi có nguồn nhiệt.

Vòng làm kín cán
piston
Bàn trượt
Chốt
Con trượt
Cổ trục

Cổ biên

Hình 1: Điểm nóng động cơ 2 kì
1


Piston


Ắc piston

Bạc trục
cam
Cổ biên
Cổ trục

Hình 2: Điểm nóng động cơ 4 kì
Một đám cháy hoặc nổ cần ba thành phần: nhiên liệu, oxy và một nguồn đánh
lửa. Loại bỏ một trong số này và không có vụ nổ sẽ xảy ra. Tương tự như vậy,
trong khoang cácte, ba thành phần có thể gây ra một vụ nổ là không khí, sương
dầu và nguồn đánh lửa - các “điểm nóng”. Bằng cách sử dụng phương pháp đo
quang học, mật độ sương dầu có thể được đo ở mức thấp nhất là 0,05 mg/l và
đưa ra cảnh báo sớm của sự gia tăng mật độ sương dầu trong cácte.
Thiết bị cảm biến sương dầu (OMD) được lắp đặt và sử dụng trong cácte của
động cơ diesel như một hệ thống an toàn để theo dõi mật độ sương dầu có trong
đó và phát hiện sớm nguy cơ gây hư hỏng chi tiết và gây nổ cácte. Thiết bị sử
dụng chủ yếu là cảm biến quang học được lắp đặt trong các ống dò để phân tích
mật độ sương dầu có trong không khí bên trong cácte. Trong khi hệ thống này đã
2


chứng minh thành công trong quá khứ, thiết kế của thiết bị đã được cải thiện
đáng kể trong những năm qua và các kỹ thuật phát hiện sương dầu đã được cải
thiện đáng kể để duy trì bảo vệ đầy đủ.
GRAVINER OIL MIST DETECTOR MODEL MARK 7 cung cấp các lợi ích
sau đây:
- Hệ thống giám sát tự động với chỉ một bộ điều khiển cho 10 đầu dò ở mỗi
-


máy.
Một hệ thống có thể kết nối với 10 bộ điều khiển.
Được thiết kế thích hợp cho cả động cơ diesel 2 kì và 4 kì.
Loại bỏ các ống lấy mẫu không cần thiết - giảm thiểu chi phí lắp đặt.
Bộ điều khiển lắp đặt trên thân máy.

Màn hình
hiển thị
từ xa

Thiết bị cảm

Cáp tín hiệu

Bộ điều khiển (loại có

Bộ điều khiển (loại không

nút nhấn)

có nút nhấn)

biến

Hình 3: Các chi tiết của hệ thống

3



1.2Mô tả hệ thống thiết bị
Hệ thống cảm biến sương dầu cácte gồm 3 phần chính:
- Đầu cảm biến
- Hộp điều khiển
- Màn hình hiển thị từ xa
Đầu cảm biến trong hệ thống giám sát mật độ sương dầu Graviner Mark 7 OMD
có thể lên đến 100 đầu dò, được gắn trực tiếp trong 10 khoang cácte của động cơ,
cho phép theo dõi cùng lúc các máy chính và máy đèn.
Các đầu dò cảm biến từ cácte máy sẽ truyền tín hiệu đo đạc đến các bộ điều
khiển gắn trên thân động cơ, từ đó đưa kết quả và tín hiệu xử lý từ bộ điểu khiển
đến màn hình hiển thị được lắp đặt ở phòng điều khiển máy thông qua các dây
cáp tín hiệu. Điều này tạo thuận lợi, giúp người vận hành không cần thiết phải
xuống vị trí lắp đặt bộ điều khiển để xử lý khi hệ thống có báo động (có thể dễ
dàng quan sát kết quả đo đạc hoặc các báo động từ màn hình hiển thị từ xa ở
phòng điều khiển máy).

4


Hình 4: Sơ đồ hệ thống
1.3 Thông số kĩ thuật
6.1 Đầu cảm biến
- Ren nối
- Cấp bảo vệ
- Vật liệu chế tạo

:
:
:


- Đèn chỉ báo

:

Inch BSP
IP65
Ống lấy mẫu - Nhựa PTFE
Đầu cảm biến - Nhựa đen 70G33L
Đèn xanh - Cảm biến đang làm việc
Đèn đỏ - Báo động
Đèn vàng - Cảm biến bị lỗi

- Tiêu hao điện năng:

1,5W

- Nhiệt độ làm việc :

0 – 70 oC

- Chiều dài

:

205

mm

- Chiều rộng


:

90

mm

- Chiều cao

:

153

mm

- Khối lượng

:

0,5kg

6.2 Bộ điều khiển
- Cấp bảo vệ

:

IP65

- Vật liệu chế tạo

:


Nhôm

- Khả năng kết nối tối đa

:

10 đầu cảm biến

- Điện áp

:

24V (+30% -25%)

- Tín hiệu ra rơ le

:

chuyển đổi tiếp điểm 30 VDC, 1A

- Báo động trước (cảnh báo)

:

1 bộ (ngắt khi hệ thống làm việc
bình thường)

5



- Báo động lỗi hệ thống

:

1 bộ (ngắt khi hệ thống làm việc
bình thường)

- Báo động giảm máy/dừng máy :

1 bộ (ngắt khi hệ thống làm việc
bình thường)

- Báo động dự phòng (back up) :

1 bộ (ngắt khi hệ thống làm việc
bình thường)

- Mức báo động

:

● Báo động trước (cảnh báo): 0,5
mg/l – 1,2 mg/l (có thể điều chỉnh),
(mặc định 0,9 mg/l)
● Báo động giảm máy hoặc dừng
máy: 1,3mg/l – 2,4 mg/l (có thể
điều chỉnh), (mặc định 1,8mg/l)
● Báo động dự phòng: 3,0 mg/l (cài
đặt sẵn)


- Tiêu hao điện năng

:

3,9W

- Nhiệt độ làm việc

:

0 – 70 oC

o Chiều dài

:

186 mm

o Chiều rộng

:

318 mm

- Kích thước

6



o Chiều cao

:

90 mm

o Khối lượng

:

2,8 kg

6.3 Màn hình hiển thị từ xa
- Cấp bảo vệ

:

IP32

- Vật liệu chế tạo

:

Nhựa dạng hạt ABS (P765+)
chuyên sử dụng để chế tạo thiết bị
hiển thị.

- Số lượng đầu dò cảm biến tối đa có thể kết nối

:


100 đầu dò

- Số lượng động cơ tối đa có thể giám sát

:

10 động cơ

- Nguồn điện

:

24VDC (+30% -25%)

- Tiêu hao điện năng

:

6W

- Nhiệt độ làm việc

:

0-70 oC

o Chiều dài

:


225 mm

o Chiều rộng

:

240 mm

o Chiều cao

:

55 mm

o Trọng lượng

:

1 kg

- Kích thước

7


1.4 Tổng quan về hệ thống
 Graviner MK7 OMD là một hệ thống tự động phát hiện màng sương dầu trong
khoang cácte, có thể kết nối với 10 bộ điều khiển, mỗi bộ điều khiển có thể kết
nối với 10 đầu dò cảm biến. Điều này giúp hệ thống không sử dụng các đường

ống lấy mẫu từ bên ngoài và giảm thiểu chiều dài dây cáp tín hiệu kết. Mỗi đầu
dò cảm biến giám sát một khoang cácte riêng biệt và xem như một thiết bị độc
lập,. Khi được cấp nguồn, các đầu dò cảm biến sẽ đo nồng độ sương dầu ở cácte
và chuyển đổi thành tín hiệu số và truyền dữ liệu đến bộ điều khiển lắp đặt ở
thân máy thông qua dây cáp tín hiệu,. Các mức báo động và tín hiệu báo động ra
được cài đặt sẵn ở màn hình hiển thị từ xa hoặc máy tính kết nối với bộ điều
khiển. Trong trường hợp có một đầu cảm biến bị lỗi hay hư hỏng, đầu cảm biến
này có thể được cô lập, tách ra khỏi hệ thống mà không ảnh hưởng đến chức
năng làm việc của các đầu cảm biến khác gắn trên cùng động cơ. Hệ thống sẽ
tiếp tục làm việc bình thường trong thời gian chờ đầu dò bị lỗi hay hư hỏng được
thay thế, sửa chữa hoặc bảo dưỡng.
 Đầu cảm biến của MK7 sử dụng cảm biến quang học (tán xạ ánh sáng) vì đó là
phương pháp toàn diện, nhanh chóng và chính xác nhất để kiểm soát mật độ
sương dầu trong khoang cácte mà nó được lắp đặt. Bộ điều khiển – Control unit
kết nối với các đầu dò cảm biến để xác định vị trí khoang cácte có mật độ sương
dầu cao, chuyển tín hiệu thu được từ đầu cảm biến thành tín hiệu kĩ thuật số để
chuyển tới màn hình hiển thị. Ngoài ra, nó có thể kiểm tra, giám sát sự cố của
các đầu cảm biến để nhanh chóng phát hiện và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
 Màn hình hiển thị cảm ứng LCD với kích thước 7.5 inch chỉ báo kết quả đo từ
các đầu cảm biến và hiển thị nồng độ sương dầu ở từng động cơ, hoặc ở từng
khoang cácte, cũng như trạng thái làm việc của hệ thống. Trong trường hợp có
8


báo động ở hệ thống, màn hình sẽ lập tức hiển thị nồng độ sương dầu của động
cơ có báo động tương ứng. Màn hình cũng có thể hiển thị mức nồng độ sương
dầu ở từng đầu dò cảm biến trên động cơ theo yêu cầu và tự động hiển thị khi có
báo động. Trên mỗi đầu dò cảm biến có 3 dạng đèn chỉ báo:
- Đèn xanh : trạng thái có nguồn cấp (hoạt động).
- Đèn đỏ

: báo động.
- Đèn vàng : có lỗi của đầu cảm biến.
Theo cơ chế hoạt động độc lập của mỗi đầu dò cảm biến, việc ngừng hoạt động
của 1 đầu dò do sự cố hay hư hỏng không làm ảnh hưởng đến việc hoạt động của
toàn bộ hệ thống. Các đầu dò cảm biến riêng biệt hoặc một nhóm các động cơ có
thể được tách cô lập khỏi hệ thống để bảo dưỡng, trong khi phần còn lại trong hệ
thống vẫn làm việc bình thường.
Bộ điều khiển có thể là loại có bảng nút nhấn điều khiển kiểu màng hoặc không
có. Loại có bảng nút nhấn điều khiển sẽ có các đèn LED chỉ báo số đầu dò cảm
biến được kết nối với bộ điều khiển, các nút nhất để cô lập hoặc kết nối lại các
đầu dò cảm biến và các nút nhấn để xác nhận báo động và reset lại các báo động.
Hệ thống có 3 mức báo động:
1. Cảnh báo: khi mật độ sương dầu đang tăng dần lên ở một khoang cácte
nào đó và cần thiết phải kiểm tra. Mức cảnh báo này sẽ không kích hoạt
các rơ le để đưa ra tín hiệu điều khiển giảm vòng quay động cơ hay dừng
máy.
2. Báo động cao: khi có bất kỳ đầu dò cảm biến nào đạt đến ngưỡng báo
động này, các rơ le được kết nối tương ứng sẽ xuất tín hiệu điều khiển
giảm máy hoặc dừng máy.

9


3. Báo động phản dự phòng: trong trường hợp mức báo động trước hoặc và
mức báo động cao của thiết bị cảm biến sương dầu bị lỗi, báo động kiểu
dự phòng (back up) sẽ hoạt động, nhưng không có chức năng kích hoạt
các rơ le để giảm máy hoặc dừng máy. Đây là một chức năng cảnh báo
phụ mới được thêm vào của nhà sản xuất Kidde, giúp đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Báo động này luôn đi kèm với các hàng rào cảnh báo hoặc
còi. Tuy nhiên, người sử dụng có thể kết nối các rơ le báo động này với

các thiết bị khác hoặc với một mạch khác để điều khiển giảm vòng quay
của động cơ.
Khi có báo động ở mức cảnh báo hoặc báo động mức cao, nếu hệ thống không
được kết nối với các rơ le để điều khiển giảm vòng quay hoặc dừng máy thì cần
thiết phải dừng máy ngay nếu đảm bảo an toàn, điều này giúp làm giảm nhiệt độ
máy xuống và làm giảm nhiệt độ của sương dầu trong cácte động cơ trước khi
tiến hành tháo kiểm tra.
Khi mật độ sương dầu trong khoang cácte đã trở lại bình thường – trong ngưỡng
an toàn thì thợ máy trực ca sẽ bấm nút Xác nhận và Reset trên bộ điều khiển gắn
trên thân máy (loại bộ điều khiển có bảng nút nhấn điều khiển kiểu màng) hoặc
trên màn hình hiển thị LCD từ xa. Hệ thống lúc này sẽ quay trở lại hoạt động
bình thường.
 Chẩn đoán lỗi hệ thống
Khi nhận được một thông báo lỗi hệ thống, cần lưu ý kĩ các thông tin hiển thị
trên màn hình, sau đó tiến hành kiểm tra vị trí báo lỗi, tìm kiếm nguyên nhân
chính xác được ghi chép trong sách hướng dẫn sử dụng để tìm kiếm và khắc
phục lỗi. Khi các lỗi đã được khắc phục, người trực ca sẽ ấn nút Xác nhận và
10


Thiết lập lại (Accept & Reset) để có thể đưa hệ thống về trạng thái hoạt động
bình thường.
 Nhật ký làm việc (Event Logs):
Tất cả các báo động về mật độ sương dầu cao, lỗi hệ thống, lỗi thiết bị đều được
lưu giữ lại trong mục Nhật ký làm việc - Event Logs trên màn hình LCD 7.5’,
bao gồm ngày giờ và loại sự kiện xảy ra nhằm giúp phân tích dữ liệu các sự kiện
về sau. Bộ nhớ đệm, có thể cuốn lên khi xem, cho phép ghi lại tới 1024 sự kiện .
 Hệ thống điều khiển và màn hình hiển thị:
Màn hình hiển thị, từ xa và phần mềm điều khiển được cài đặt trên máy tính cho
phép cung cấp tất cả các chức năng như giám sát và điều chỉnh các đầu dò với 3

cấp độ:
- Cấp độ người dùng: Mức độ người dùng chỉ cho phép đọc, xác nhận khi
có sự cố và không cho phép bất kỳ điều chỉnh nào được thực hiện để cài
đặt báo động hoặc cấu hình hệ thống.
- Cấp độ kĩ sư: Mức độ kỹ sư buộc yêu cầu mật khẩu bảo vệ và cho phép
truy cập vào hầu hết các chức năng và đầy đủ các chương trình cài đặt.
Khi chọn cấp độ kĩ sư vận hành, một màn hình hiển thị để nhập mật khẩu
sẽ xuất hiện, mật khẩu mặc định sẽ là 012345, khi chương trình báo đã
hoàn thành đăng nhập thì hệ thống sẽ yêu cầu mật khẩu nên được thay đổi
bởi một người được ủy quyền để ngăn chặn truy cập trái phép trong tương
lai.
- Cấp độ dịch vụ: Cấp độ dịch vụ cũng yêu cầu mật khẩu bảo vệ (khác với
cấp độ kỹ sư), cho phép truy cập vào tất cả chức năng. Cấp độ này dành
cho nhân viên và đại lý Dịch vụ được ủy quyền của hãng sản xuất.

11


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ KẾT NỐI
2.1 Hướng dẫn lắp đặt
2.1.1 Lắp đặt bộ điều khiển Thiết bị kiểm soát – hộp điều khiển
Bộ điều khiển thường được thiết kế lắp đặt ngay trên thân động cơ và nhà chế
tạo đề nghị nên lắp đặt bộ điều khiển ở giữa của động cơ các để giảm thiểu tối đa
độ dài của cáp kết nối với đầu cảm biến.

Hình 5: Hình vẽ cấu tạo của bộ điều khiển
12


HÌNH VẼ RẤT MỜ, COPY HÌNH TỪ CÁC FILE PDF RA VÀ CHÚ

THÍCH TƯƠNG ỨNG

13


2.1.2 Lắp đặt đầu cảm biến trong khoang cácte
Mỗi máy dò cảm biến được gắn vào một khoang cácte thông qua lỗ ren có kích
thước ¾ inch. Phải đảm bảo đầu dò cảm biến được lắp cố định vào động cơ và cố
định bằng ốc hãm. Đầu cảm biến nên lắp đặt ở vách phía trên của khoang cacte,
tránh vị trí vung dầu bôi trơn. Ở các động cơ nhỏ hơn, đầu cảm biến có thể gắn
trên nắp cacte nếu không có vị trí nào thuận tiện cho việc lắp đặt hoặc thuận tiện
cho việc kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa và tùy thuộc vào mức độ rung động và
kích thước của máy lắp đặt.

14


×