Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI báo CAO cây PHI LAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.14 KB, 8 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: KĨ THUẬT TRỒNG RỪNG CÂY PHI LAO
GVHD: ThS Trần Thế Phong

HCM, ngày 15/11/2019


2

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.
2.
3.
4.

Giới thiệu về cây phi lao
Giống và tạo cây con
Kĩ thuật trồng
Tài liệu tham khảo


3

II. NỘI DUNG


1. Giới thiệu về cây phi lao
 Cây phi lao:
- Tên gọi khác: cây Xi lau, Dương, Dương liễu
- Danh pháp khoa học Casuarina equisetifolia
- Họ: Casuarinaceae
- Xuất xứ; Australia, Indonesia và Malaysia
 Đặc điểm:
- Là cây thường xanh, cao đến 6–35 m, Vỏ nâu nhạt, bong thành
mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây, quang hợp
thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành,
dài 1-2mm.
- Cụm hoa đực hình đuôi sóc dài 0,7–4 cm, cụm hoa cái đơn độc, mọc
ở ngọn các cành bên, hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của
1 lá bắc. Không giống hầu hết các loài khác trong chi Casuarina, loài
này có hoa đơn tính, cùng gốc.
- Quả là một cấu trúc gỗ có hình bầu dục dài 10–24 mm, đường kính
9–13 mm, bề ngoài giống như noãn hạt trần được cấu thành bởi
nhiều lá noãn, mỗi lá noãn chứa một hạt với cánh nhỏ dài 6–8 mm.
 Phân bố:
- Hầu hết được trồng ở khắp Đông Nam Á, các nước Châu Á, và các
nước Châu Phi nhiệt đới.
- Nhiều tỉnh miền Bắc và các tỉnh ven biển miền Trung trồng cây phi
lao chắn gió, hay ven đường lấy bóng mát..
 Giá trị:
- Vỏ phi lao chứa tanin, thường đạt khoảng 11-18% trọng lượng vỏ.
Tanin thường được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá.
- Gỗ cứng, nặng, màu nâu nhạt và mềm với các vòng năm rõ. Dễ bị
mối mọt. Thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột
điện, và làm củi. Đây là loại củi tốt nhất trong các loài cây, ngay cả
khi tươi củi cũng cháy tốt.

- Lá cây nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn
tốt cho trâu bò.
- Đây cũng là loại cây trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Gần đây một số
dự án trồng phi lao ven biển để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã
được tiến hành thử nghiệm ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
- Phi lao cũng được dùng làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa
chảy và lị. Do các cành và thân phi lao chịu cắt uốn nên còn dùng
làm cây cảnh, cây bómg mát và cây bon sai


4
2. Giống và tạo cây con:
2.1. Thu hái hạt giống và bảo quản
- Thu hạt từ cây 10 tuổi trở lên (chu kỳ sai quả của phi lao là 2 năm).
Quả chín vào tháng 9-10 khi vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng nhạt,
một số mắt quả mở ra để tung hạt ra ngoài.
- Mang quả về vun thành đống, ủ 2-3 ngày cho quả chín đều; mỗi ngày
đảo một lần. Khi quả chín đều, phơi 3-5 nắng nhẹ để hạt tách ra.
Hong khô hạt 2-3 ngày nơi râm mát. Khi khô đưa vào bảo quản.
Thường 30-35kg quả được 1kg hạt. Có khoảng 650.000700.000hạt/1kg.
- Tỷ lệ nảy mầm đạt 35-50%. Nếu được giữ ở nhiệt độ ổn định 5-10
độ, hạt có thể duy trì khả năng nảy mầm đến 1-2 năm.
2.2. Xử lí hạt:
- Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước ấm 45 độ và để nguội dần,
sau 10-12 giờ vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải. Mỗi ngày rửa lại
trong nước ấm 1 lần.
- Khi hạt nứt nanh đem gieo vào khay cát. Sau 8-10 ngày, khi cây
mầm cao 2-3cm, nhổ cấy vào bầu. Bầu có kích thước 7-12cm, thành
phần ruột bầu 80% đất mặt vườn trộn 20% phân chuồng hoai. Những

nơi gần rừng phi lao, hỗn hợp ruột bầu có thể chế biến từ lớp đất mặt
của rừng + 1% supe lân. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10. Thời
gian nuôi cấy trong vườn ươm 4-6 tháng.
2.3. Đất gieo ươm và tạo bầu:
Đất gieo ươm:
- Chọn nơi thấp ẩm, bằng nhưng thoát nước, thành phần cơ giới cát
pha nhẹ, thịt nhẹ.
- Không gieo trên đất sét nặng, đất cát trắng rời rạc, đất úng nước,
chua phèn.
-

Cày bừa phơi ải kỹ, làm luống nổi hoặc chìm tuỳ nơi khô hạn hoặc
ẩm ướt theo kích cỡ thông dụng (rộng 1 - 1,2 m, dài không quá 10
m).

-

Bón lót 5 kg -10 kg phân chuồng hoai cho 1m2 luống đất gieo.

Tạo bầu:
-

Vỏ bầu: có kích cỡ 8 cm x 15 cm với cây trồng 6 tháng tuổi và 12 cm
x 18 cm với cây trồng 12 tháng tuổi

-

Ruột bầu: Hỗn hợp đất mặt cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1%
Supe lân; những nơi có điều kiện có thể trộn thêm 10% - 20% đất
mặt sét pha ( phần trăm tính theo trọng lượng ruột bầu).



5
-

Kỹ thuật đóng và xếp bầu lên luống, nhổ cây, hồ rễ và cấy cây theo
cách thường dùng; nơi có điều kiện khuyến khích dùng chế phẩm
frankia để hồ rễ;

-

Cắm ràng hoặc làm dàn che 30% - 40% ánh sáng.

2.4.

Gieo hạt:
-

Trộn hạt đã xử lý với cát mịn, gieo vãi đều lên mặt luống, lượng hạt 1
kg cho 80 m2 đến 100m2.

-

Sàng 1 lớp đất dày phủ kín hạt.

-

Che tủ luống gieo và thường xuyên tưới để đảm bảo độ ẩm.

-


Dỡ bỏ che tủ khi cây bắt đầu nảy mầm.

-

Cắm ràng hoặc làm dàn bảo đảm che 40% - 50% ánh sáng.

-

Khi cây nhú lá, sàng đất và phân chuồng hoai đập nhỏ để bón phủ
mặt luống dày 2 mm - 3 mm, định kỳ 10 ngày đến 15 ngày bón 1 lần.

-

Thường xuyên bắt diệt côn trùng gây hại, phòng trừ kiến và nấm.

-

Nhổ cỏ phá váng định kỳ cho cây gieo.

2.5.

Chăm sóc cây con:
-

Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.

-

Dặm cây chết sau khi cấy.


-

Dỡ bỏ dàn che sau khi cấy cây sinh trưởng ổn định được một thời
gian tuỳ từng vùng khí hậu.

-

Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, làm cỏ phá váng định kỳ 15 ngày đến 20
ngày 1 lần.

-

Bón thúc định kỳ 1 tháng đến 2 tháng 1 lần: sàng 3kg - 5kg phân
chuồng hoai đập nhỏ cho 1m2 hoặc phân NPK nồng độ 2% - 3% hoà
nước, tưới 2 lít/m2.

-

Ngừng chăm sóc trước khi trồng 1 tháng

-

Tiêu chuẩn đem cây đi trồng

Tuổi
Chiều cao
(m)
Đường
kính cổ rễ

(cm)
Sinh lực

6 tháng

12 tháng

0,8-1,0

1,2-1,5

0,5-1,0

1,0-1,5

sinh trường tốt, thân thẳng, cân đối, không sau bệnh,
không cụt ngọn


6
3. Kĩ thuật trồng:
3.1.

Chuẩn bị đất:
-

Làm đất cục bộ theo hố, đào hố so le (hình nanh sấu ) theo kích cỡ
sau đây:
• Trồng rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát: hố đào
30cmx30cmx60cm (sâu); nơi đất trũng cần lên líp cao ít nhất

1m rộng 1m hoặc tạo thành các mô đất ở vị trí trồng cây, đảm
bảo thoát nước;
• Trồng rừng phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng: hố đào
30cmx30cmx30cm.
• Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp: hố đào
30cmx30cmx60cm (sâu), nơi thấp đắp bờ cát như khoản 3 Điều
14 của quy phạm này;

3.2.

Đào hố và lấp đất trước lúc trồng 5 ngày đến 7 ngày.
Mật độ trồng: tính theo diện tích thực trồng quy định như sau:

-

-

-

Phòng hộ chắn gió và cố định cát:
• Vùng rất xung yếu:

10.000cây/ha (1 m x 1 m);

• Vùng xung yếu:

5.000 cây/ha (1 m x 2 m);

• Vùng ít xung yếu:


3.300 cây/ha (1,5 m x 2 m);

Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng:
• Vùng đất xấu:

3.300 cây/ha (1,5 m x 2 m);

• Vùng đất tốt:

2.500 cây/ha (2 m x 2 m);

Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp:
• 10.000 cây/ha - 20.000 cây/ha (1 m hoăc 0,5 m x 1 m).

3.3.

Bón lót:
-

Tuỳ điều kiện cho phép có thể bón lót 1 kg phân chuồng hoai + 50
gam phân NPK hay phân lân vi sinh cho 1 cây.

-

Bón vào lúc đào hố lấp đất bằng cách trộn đều với đất ở độ sâu giữa
hố sau đó lấy đất lấp lên trên.

-

Nơi có điều kiện khuyến khích dùng rong, rêu để bón lót trước khi

trồng.

3.4.

Kỹ thuật trồng:
-

Chọn những ngày mưa phùn hoặc mưa nhỏ liên tục, tiết trời râm mát,
không có gió heo may để trồng bằng cây co rễ trần hoặc có bầu.


7
-

Với cây con rễ trần: đặt cây con cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa
hố. Lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất 2cm
- 3cm.

-

Với cây con có bầu: xé vỏ bầu, đặt cho rễ và thân cây ngay thẳng ở
giữa hố; lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất
2cm - 3cm.

-

Đối với vùng cát phải đảm bảo độ sâu hố ngập 1/3 chiều cao cây và
sau khi lấp đất phải lèn thật chặt.

-


Sau khi trồng xong ở đất cát di động, nơi có điều kiện khuyến khích
rải đều một lớp cỏ lá khô dày 2cm - 3cm trên bề mặt đất để giữ ẩm và
chống cát bay.

3.5.

Chăm sóc:
Trồng dặm: Sau khi trồng 1 tháng phải tiến hành kiểm tra nếu tỷ lệ cây
sống dưới 90% phải trồng dặm theo qui định của quy trình nghiệm thu
trồng rừng;
Chăm sóc trong thời gian 3 năm liền:
-

Năm thứ nhất chăm sóc 1 đến 2 lần tuỳ thời vụ trồng; chăm sóc lần
đầu sau khi trồng 1 đến 2 tháng; lần 2 vào cuối mùa mưa áp dụng cho
trồng vụ xuân hè;

-

Năm thứ 2 và năm thứ 3 chăm sóc 2 lần mỗi năm, vào cuối mùa mưa
và cuối mùa khô;

-

Nội dung chăm sóc gồm xới vun đất quanh gốc cây, đường kính
rộng 1m, cao 5 cm đến 10 cm, tận dụng cỏ rác tủ quanh gốc cây;

-


Bón thúc: đối với rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát, nơi có điều
kiện khuyến khích bón thúc phân chuồng hoai hoặc phân NPK hay
phân lân vi sinh với lượng, thời gian và cách bón thích hợp với từng
vùng.

3.6.

Nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng:
Nuôi dưỡng:
-

Đối với rừng chắn gió cố định cát không tỉa thưa; những cây bị khô
phần ngọn hay thân, ở tuổi 3 đến 4 thì chặt bỏ phần thân bị khô để
nuôi dưỡng các chồi ngang kích thích phát triển và nuôi dưỡng các
chồi đứng.

-

Đối với rừng chắn gió kết hợp lấy gỗ củi tỉa thưa 1 lần ở tuổi 4 đến
5, giữ lại 1500 cây/ha - 2000 cây/ha; chỉ chặt những cây sinh trưởng
kém, tán nhỏ hẹp, cong queo, sâu bệnh kết hợp nuôi chồi, sau khi
chặt phải đảm bảo cây chừa lại phân bố đều.
Bảo vệ rừng:

-

Cấm chăn thả trâu bò trong thời gian từ sau khi trồng tới sau khi rừng
có chiều cao bình quân hơn 3 m.



8
-

Cấm người quét vơ lá rụng và chặt phá cây cành, chỉ được tận dụng
cành khô làm củi.

-

Có biện pháp phòng lửa rừng theo quy phạm QPN 8-86.

-

Thường xuyên có người tuần tra canh giữ bảo vệ rừng, phát hiện sâu
bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Tài liệu tham khảo:
/> /> />fbclid=IwAR1eI15VQMQ0KsVPPAtOyQo1XjJH0dbIg5OVyPWp_tqChdG0qslVGpg1TI
/>fbclid=IwAR0L4v5j0S0urSbuZcuI5ngVJoN1T3QgsOtAin6RagXI3AKNVa62FF_V
6vM



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×