Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------

Nguyễn Phúc Sinh

NÂNG CAO TÍNH HỮU ÍCH CỦA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

62.34.30.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Võ Văn Nhị
2. PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2008


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mở đầu

1

Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính và tính hữu ích của báo cáo

4

tài chính
1.1.

Bản chất của báo cáo tài chính

4

1.1.1. Theo quan điểm của Việt Nam

5

1.1.2. Theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB)

6

1.1.3. Theo Cộng đồng Châu Âu (EU)

7


1.1.4. Theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB)

7

1.2.

9

Các nhân tố tác động lên hệ thống kế toán và báo cáo tài chính

1.2.1. Các nguồn lực tài chính chủ yếu

10

1.2.2. Đặc điểm nền kinh tế

12

1.2.3. Đặc điểm hệ thống luật pháp và thuế

13

1.2.4. Đặc điểm nền văn hoá và giáo dục

14

1.2.5. Xu hướng hòa hợp trong tiến trình toàn cầu hóa

15


1.3.

Vai trò của báo cáo tài chính

21

1.3.1. Tiếp cận vai trò của báo cáo tài chính

21

1.3.2. Nhận định về vai trò của báo cáo tài chính

22

1.4.

25

Khái quát về nội dung của báo cáo tài chính

1.4.1. Theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

25

1.4.2. Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS)

26

1.4.3. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại các quốc gia đại diện cho một số


31

trường phái kế toán
1.4.4. Một số nhận xét liên quan đến nội dung của báo cáo tài chính

40


1.5.

Tính hữu ích của báo cáo tài chính

41

1.5.1. Khái quát về tính hữu ích của báo cáo tài chính

41

1.5.2. Lợi ích mang lại từ việc sử dụng báo cáo tài chính

42

1.5.3. Các đặc tính làm cho thông tin trên báo cáo tài chính trở nên hữu ích

47

1.5.4. Các nhân tố làm cho thông tin trên báo cáo tài chính trở nên kém

53


hữu ích
1.5.5. Luận điểm của một số nhà nghiên cứu về tính hữu ích của thông tin

57

trên báo cáo tài chính
Kết luận của Chương 1

61

Chương 2: Đánh giá thực trạng tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh

62

nghiệp Việt Nam
2.1.

Tóm lược về báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam qua các

62

thời kỳ
2.1.1. Giai đoạn 1975 - 1986

62

2.1.2. Giai đoạn 1986 – 1995

64


2.1.3. Giai đoạn 1996 – 2005

66

2.2.

71

Thực trạng báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo, trình bày báo cáo tài chính và công

73

bố thông tin
2.2.2. Khái quát các bộ phận của báo cáo tài chính

79

2.2.3. Nội dung một số khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính

81

2.2.4. Đối chiếu một số nội dung liên quan đến báo cáo tài chính với cách

87

ứng xử của IASB và FASB
2.3.


Đánh giá thực trạng tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh

98

nghiệp Việt Nam hiện nay
2.3.1. Cơ sở đánh giá

98

2.3.2. Các nội dung đánh giá

99

2.3.3. Khảo sát ý kiến đánh giá về thực trạng báo cáo tài chính doanh nghiệp 117
Việt Nam hiện nay
Kết luận của Chương 2

128


Chương 3: Giải pháp nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh

130

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.1.

Phương hướng và quan điểm thực hiện

130


3.1.1. Phương hướng thực hiện

130

3.1.2. Quan điểm thực hiện

133

3.2.

135

Các giải pháp nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Chuẩn hóa báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

136

3.2.2. Đa dạng hóa báo cáo tài chính để phục vụ cho các nhóm đối tượng sử 158
dụng khác nhau
3.3.

Các kiến nghị hỗ trợ cho việc thực hiện giải pháp nâng cao tính

169

hữu ích của báo cáo tài chính
3.3.1. Các kiến nghị liên quan trực tiếp đến nội dung trình bày trong luận án


170

3.3.2. Các kiến nghị hỗ trợ khác

178

Kết luận của Chương 3

181

Kết luận

182

Danh mục công trình
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AICPA

Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ

BCTC

Báo cáo tài chính

BĐS


Bất động sản

CĐKT

Cân đối kế toán

CON

Khái niệm về Báo cáo kế toán tài chính (Mỹ)

EU

Cộng đồng Châu Âu

FASB

Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

Framework

Khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày BCTC

GAAP

Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi

IASB

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế


IASC

Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFAC

Liên đoàn kế toán quốc tế

IOSCO

Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán

ISAR

Tổ công tác liên chính phủ thuộc LHQ của các
chuyên gia chuẩn mực quốc tế về kế toán và BCTC

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh


LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SFAS

Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

SEC

Ủy ban Chứng khoán Mỹ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

TSCĐVH

Tài sản cố định vô hình

VAS


Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1:

Các nước theo định hướng cổ phần và định hướng tín dụng

Bảng 2-1:

Giá trị SXCN theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2-2A: Đối chiếu các yêu cầu, nguyên tắc về soạn thảo, trình bày BCTC
với cách ứng xử của IASB và FASB
Bảng 2-2B: Đối chiếu một số nội dung các BCTC cơ bản của doanh nghiệp
Việt Nam với cách ứng xử của IASB và FASB
Bảng 2-2C: Đối chiếu nội dung một số khoản mục trên BCTC doanh nghiệp
Việt Nam với cách ứng xử của IASB và FASB
Bảng 2-3:

Quy định về nơi nhận và kỳ lập BCTC theo các loại doanh nghiệp

Bảng 2-4A: Các nguyên tắc, yêu cầu soạn thảo và trình bày BCTC
Bảng 2-4B: Các quy định trong ghi nhận, đo lường các yếu tố của BCTC
Bảng 2-4C: Hình thức và nội dung của BCTC
Bảng 2-4D: Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp từ việc lập BCTC
Bảng 2-4E: BCTC được lập để phục vụ cho các hoạt động quản trị nội bộ
Bảng 2-4F: Thông tin trên BCTC của đối tác ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư, cho vay của doanh nghiệp
Bảng 2-4G: Nguyên nhân làm suy giảm tính hữu ích của BCTC

Bảng 2-4H: Hướng sửa đổi, bổ sung BCTC hiện nay
Bảng 2-5A: Nguồn thông tin chủ yếu để ra quyết định đầu tư
Bảng 2-5B: Khả năng đọc và phân tích BCTC của nhà đầu tư
Bảng 2-5C: Mức độ tác động của thông tin trên BCTC lên quyết định đầu tư
Bảng 2-5D: Lý do BCTC chưa đáp ứng được thông tin hữu ích cho nhà đầu tư
Bảng 2-5E: Mẫu BCTC cung cấp nhiều thông tin hữu ích để ra quyết định
Bảng 2-5F: Tính chuẩn hóa, đầy đủ, hợp lý của BCTC
Bảng 2-5G: Các mặt cần sửa đổi, bổ sung của BCTC


Bảng 2-5H: Hướng sửa đổi, bổ sung BCTC hiện nay
Bảng 2-6A: Quy định ghi nhận, đo lường các yếu tố BCTC; các nguyên tắc,
yêu cầu soạn thảo và trình bày BCTC
Bảng 2-6B: Hình thức và nội dung của BCTC
Bảng 2-6C: Những hạn chế của BCTC doanh nghiệp hiện nay
Bảng 2-6D: Hướng sửa đổi, bổ sung BCTC hiện nay
Bảng 3-1:

Bảng CĐKT tiêu chuẩn dạng tóm lược

Bảng 3-2:

Báo cáo LCTT Quý phục vụ nhà đầu tư (Mẫu B03DN/ ĐT-Q)

Bảng 3-3:

Mẫu báo cáo tài chính theo cấu trúc nhiều cột so sánh

Bảng 3-4:


Các chuẩn mực quốc tế (IFRS/IAS) mà Việt Nam chưa có


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1:

Các nhân tố tác động lên hệ thống kế toán và BCTC

Hình 1-2:

Các yếu tố của Báo cáo tài chính và tác động của các
giao dịch, sự kiện

Hình 1-3:

Các cấp độ khuôn mẫu về khái niệm BCTC

Hình 1-4:

Hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán

Hình 2-1:

Các cấp độ khuôn khổ pháp lý định hướng việc soạn
thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin


-1-

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam kể từ sau
khi thống nhất đất nước đến nay đã có hơn 30 năm hình thành và phát triển.
Trải qua các thời kỳ tập trung – bao cấp, đổi mới, hội nhập và phát triển, báo
cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình với vai trò là công cụ phục vụ cho các hoạt động kiểm kê,
kiểm soát và quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước; hỗ trợ cho các hoạt động
điều hành kinh doanh của doanh nghiệp; và cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà đầu tư, cho vay và các bên liên quan trong việc ra quyết định kinh tế. Có
thể nói thành tựu quan trọng nhất mà kế toán Việt Nam đạt được đến nay là đã
xây dựng và hình thành được một khuôn khổ pháp lý có tính nền tảng, thống
nhất và ổn định bởi luật, chuẩn mực và chế độ kế toán trong tiến trình chuẩn
hóa và hòa hợp với các thông lệ, các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tuy nhiên,
BCTC hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu
thông tin hữu ích các đối tượng sử dụng. Trong đó, các nguyên tắc, các yêu
cầu cho việc soạn thảo và trình bày BCTC chưa được chuẩn hóa và đồng bộ;
các quy định về đo lường, ghi nhận, trình bày thông tin và nội dung trên các
báo cáo còn thiếu hợp lý, chưa đầy đủ; tính hội nhập quốc tế chưa cao; các
mẫu báo cáo còn nặng tính khuôn mẫu về nội dung và hình thức vv… đã làm
cho BCTC trở nên khó áp dụng, chưa gắn kết được với đặc điểm nhận thức và
mục đích sử dụng đa dạng của các đối tượng liên quan.
Do vậy, việc nghiên cứu để chuẩn hóa BCTC hiện hành và phân giải
tính hữu ích của thông tin trình bày trên BCTC cho phù hợp với các nhóm đối
tượng sử dụng thông tin đa dạng trong nền kinh tế là việc làm mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn sự suy giảm tính hữu ích vốn
có của BCTC trong giai đoạn hiện nay.


-2-


Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là xác định phương hướng, quan điểm và đề xuất
các giải pháp để nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa BCTC hiện hành, và phân giải tính hữu ích của BCTC theo
đặc trưng nhu cầu thông tin của các nhóm đối tượng sử dụng, phù hợp với điều
kiện Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Phạm vi, nội dung nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, nội dung của luận án được giới
hạn trong khuôn khổ nghiên cứu về BCTC riêng lẻ của các doanh nghiệp sản
xuất, thương mại và dịch vụ, không bao gồm BCTC hợp nhất, BCTC tổng hợp
và BCTC của các doanh nghiệp đặc biệt, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và
các tổ chức tài chính tương tự.
Luận án sẽ tập trung vào các nội dung sau:
(1) Tiếp cận những luận điểm của các nhà nghiên cứu, tổ chức nghề
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về kế toán của Việt Nam và quốc
tế về soạn thảo, trình bày và công bố thông tin trên BCTC; tìm hiểu
BCTC của các quốc gia đại diện cho một số trường phái kế toán
trên thế giới để rút ra các kinh nghiệm cần thiết cho việc nâng cao
tính hữu ích của BCTC Việt Nam.
(2) Tìm hiểu quá trình phát triển của hệ thống kế toán và BCTC Việt
Nam qua các thời kì; thực hiện đối chiếu một số nội dung quan
trọng với cách ứng xử của IASB và FASB; và thực hiện khảo sát ý
kiến đánh giá của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người giảng dạy
để đánh giá một cách khách quan về thành quả cũng như các hạn
chế của BCTC trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho các đối
tượng sử dụng.


-3-


(3) Xác định phương hướng, quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng
cao tính hữu ích của BCTC theo hướng chuẩn hóa BCTC hiện hành
và thực hiện phân giải BCTC theo đặc trưng nhu cầu thông tin của
các đối tượng sử dụng trong xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong nhận
định đối tượng nghiên cứu; sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đối
chiếu để đánh giá thực trạng BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ
với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử cụ thể; sử dụng các số liệu thống kê và
vận dụng các luận điểm của các cá nhân, các tổ chức nghề nghiệp trong và
ngoài nước để củng cố cho nhận định về tính hữu ích của BCTC. Đồng thời,
luận án cũng tiếp cận các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước Việt Nam để định hướng cho việc tìm kiếm và đề xuất các
giải pháp nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp một cách phù hợp.
Những đóng góp chính của luận án
(1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tính hữu ích của BCTC.
(2) Đánh giá khái quát thành quả đã đạt được và xác định rõ các vấn đề
tồn tại chưa được giải quyết trong việc cung cấp thông tin hữu ích
của BCTC doanh nghiệp Việt Nam.
(3) Xác định phương hướng, quan điểm và đưa ra các giải pháp cụ thể
cho việc nâng cao tính hữu ích của BCTC trong giai đoạn hiện nay,
trên cơ sở chuẩn hóa và đa dạng hóa BCTC theo các nhóm đối
tượng sử dụng thông tin, làm cho BCTC trở nên thiết thực, phù hợp
hơn với điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế.
(4) Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp nâng
cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam.


-4-


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ TÍNH HỮU ÍCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm hoàn chỉnh của quy trình kế toán
tài chính, được tạo ra nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều người sử
dụng để ra quyết định, dựa trên những giả định, yêu cầu, nguyên tắc, quy định
về ghi nhận, đo lường và trình bày các đối tượng được kế toán phản ánh như
tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ vv…
Tính hữu ích là đặc tính vốn có của BCTC, thể hiện qua những lợi ích
mang lại cho người sử dụng qua những thông tin mà nó cung cấp. Tuy nhiên,
do những hạn chế nội tại của hệ thống kế toán và sự tác động của các nhân tố
khách quan từ môi trường đã làm suy giảm tính hữu ích của BCTC. Do vậy, để
có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin hữu ích thì hệ thống kế toán và BCTC
phải không ngừng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện của mỗi
quốc gia và hòa hợp với xu hướng hội nhập quốc tế trong những giai đoạn lịch
sử cụ thể.
1.1.

BẢN CHẤT CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cách thức tiếp cận với hệ thống kế toán hiện nay khá đa dạng và giúp

cho việc tìm hiểu về bản chất của BCTC có thể được thực hiện theo nhiều giác
độ khác nhau. Chẳng hạn, khi xem xét các yếu tố của một hệ thống thông tin
kế toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này, được xử lý và cung
cấp bởi quy trình nghiệp vụ kế toán tài chính; hoặc khi đề cập đến lợi ích của
người sử dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho
việc ra quyết định kinh tế; trong khi đó, về mặt học thuật, BCTC vẫn được
xem là phương pháp tổng hợp – cân đối trong kế toán vv...



-5-

Tuy nhiên, khi xét đến khuôn khổ pháp lý (de jure) lẫn thực tế áp dụng
(de facto), do sự chi phối từ nhiều yếu tố khác nhau của môi trường lên hệ
thống kế toán và ngược lại thông tin kế toán trình bày trên BCTC cũng có
những ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của các đối tượng liên quan, thì việc
đưa ra hay nắm bắt một định nghĩa có tính khái quát về BCTC sẽ trở nên khó
khăn hơn, và đó thực sự là một nội dung luôn được xem trọng trong suốt tiến
trình lịch sử phát triển của kế toán. Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày
quan điểm của Việt Nam và một số tổ chức có vai trò quan trọng và ảnh hưởng
lâu đời trong lĩnh vực kế toán trên thế giới, để qua đó giúp nhận diện được bản
chất của BCTC nhằm phục vụ cho mục đích mà luận án đã đề ra.
1.1.1. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM
Tại Việt Nam, hoạt động kế toán chủ yếu đặt dưới sự kiểm soát và chi
phối của các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, thông qua hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật gồm luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán và các văn bản pháp lý liên quan khác. Theo đó, bản chất của BCTC được
thể hiện trong một số định nghĩa như sau:
- Theo Luật kế toán (2003): “Kế toán tài chính là việc thu thập xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng
BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế
toán”; và “BCTC được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán để tổng
hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính …” [23].
- Theo Chuẩn mực kế toán số 21: “Mục đích của BCTC là cung cấp
thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng
tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế” [7].

- Theo Chế độ kế toán [14], BCTC dùng để “cung cấp thông tin về tình

hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh


-6-

nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà
nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra
các quyết định kinh tế” (Phần thứ 2, Mục I.A.1).
Như vậy, BCTC theo quan điểm của Việt Nam đã được đề cập dưới hai
giác độ: (a) là công cụ phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp,
và (b) để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng như nhà nước, chủ
doanh nghiệp và các đối tượng khác để ra quyết định kinh tế.
1.1.2. QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC
TẾ (IASB)
Khuôn mẫu soạn thảo và trình bày BCTC (từ đây viết tắt là Framework)
được Ủy ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASC) phê chuẩn, ban hành năm
1989 và tiếp tục được IASB thông qua năm 2001, đã nêu tại Đoạn 12 rằng:
“BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và các
biến động tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này rất hữu ích để giúp
người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời” [47].
Cũng trong Framework, mục tiêu trên được giải thích rõ hơn trong các
Đoạn 16 đến 19. Theo đó, nội dung “tình hình tài chính” được trình bày trên
bảng cân đối kế toán để mô tả các nguồn lực kinh tế do danh nghiệp kiểm soát,
cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, năng lực đáp ứng các thay đổi của môi
trường hoạt động; nội dung “hiệu quả hoạt động” được trình bày chủ yếu trên
báo cáo lợi nhuận nhằm thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã
được đầu tư, đồng thời qua đó giúp dự báo được xu hướng các luồng tiền của
doanh nghiệp; và nội dung “biến động tài chính” được trình bày trên báo cáo
lưu chuyển tiền nhằm thể hiện việc sử dụng các khoản tiền và tương đương
tiền trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.



-7-

1.1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EU)
Trong Chỉ thị Thứ Tư (Fourth Council Directive) do Ủy ban Châu Âu
(EC) ban hành năm 1978 nhằm điều phối hoạt động kế toán của các nước
thành viên, mục tiêu của BCTC được nêu như sau: “BCTC cung cấp hình ảnh
trung thực và hợp lý về tài sản, công nợ, tình hình tài chính và kết quả lãi, lỗ
của doanh nghiệp” [39]. Ở đây, khái niệm “trung thực và hợp lý” là một nội
dung quan trọng cần được lưu ý trong Chỉ thị đối với việc lập và trình bày
BCTC, mà theo D. Alexandrer, A. Britton và A. Jorissen (2005) thì đó là một
minh họa cho sự phân cách giữa truyền thống theo thông luật và điển chế luật,
do định hướng tuân thủ luật pháp bị thử thách và cần có những biện pháp để bù
đắp cho những tình huống chưa được quy định trong luật. Về nguồn gốc, “các
định nghĩa về các khái niệm kiểu như vậy (true & fair) được đưa ra bởi các
quan tòa trong những tình huống đặc biệt, đúng hơn là các văn bản luật không
đáp ứng được nhiều tình huống khác nhau trong thực tế” [35, tr. 43].
1.1.4. QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TÀI
CHÍNH MỸ (FASB)
Mục tiêu của BCTC được nêu tại Khái niệm số 1 - Báo cáo kế toán tài
chính (Statement of financial accounting Concept No.1, viết tắt là CON1), với
lưu ý rằng các khái niệm như vậy là nhằm đưa ra những mục tiêu và quan niệm
mà FASB sẽ dùng để phát triển các chuẩn mực về kế toán tài chính và báo cáo,
trong một số đoạn liên quan như: “cung cấp thông tin về nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp, quyền kiểm soát đối với những nguồn lực đó, và những tác động
của các giao dịch, sự kiện, và các hoàn cảnh làm thay đổi nguồn lực và quyền
kiểm soát đó” (Đoạn 40), và “cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp thông qua thước đo lợi nhuận” (Đoạn 43) [40]. Hơn thế nữa, các
Đoạn từ 5 đến 8 của CON1 cũng giúp phân biệt giữa hai thuật ngữ liên quan

đến BCTC là “Financial statement” và “Financial reporting”. Theo đó


-8-

“Financial statement” là tâm điểm của “Financial reporting”, nó cung cấp
thông tin qua các bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận, báo cáo thay đổi
vốn chủ sở hữu, và báo cáo về nguồn hình thành và tình hình sử dụng ngân
quỹ, và như vậy, “Financial statement” chính là “Báo cáo tài chính” được hình
thành bởi hệ thống kế toán tài chính theo nghĩa phổ biến hiện nay. Trong khi
“Financial reporting” thì chứa đựng nhiều thông tin đa dạng hơn, cả tài chính
lẫn phi tài chính, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hệ thống kế toán, chẳng
hạn như các “báo cáo thường niên” hay “bản cáo bạch” được đệ trình cho Ủy
ban chứng khoán là ví dụ cho các dạng báo cáo chứa đựng “Financial
statement” nhưng thông tin phản ánh rộng hơn, với nhiều phân tích và nhận
định có tính chủ quan nhiều hơn.
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi xác định bản chất của BCTC như sau:
BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, dưới hình thức của một
hệ thống các báo cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến việc cung
cấp thông tin cho người sử dụng nhằm giúp họ có được một cái nhìn toàn cảnh
về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể
đưa ra các nhận xét, đánh giá và quyết định một cách phù hợp. Mặt khác,
BCTC cũng là sản phẩm hoàn chỉnh của quy trình kế toán tài chính, và thông
tin trên báo cáo được soạn thảo, trình bày và công bố phải đúng theo quy định
của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản pháp lý liên quan được ban
hành hoặc được chấp nhận bởi cơ quan quyền lực nhà nước.
Như vậy, BCTC được doanh nghiệp soạn lập để cung cấp thông tin cho
các đối tượng sử dụng, nhưng quá trình đó phải được đặt trong khuôn khổ
pháp lý của quốc gia, và chịu tác động của các nhân tố từ môi trường kế toán
như đặc điểm nền kinh tế, trình độ nhận thức, điều kiện thực hành nghề

nghiệp, xu hướng hội nhập quốc tế vv…


-9-

1.2.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, hoạt động của doanh

nghiệp luôn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau, điều này đã tạo nên một
môi trường kế toán đa dạng và sinh động, với những nét đặc thù riêng của mỗi
hệ thống kế toán được thiết lập và sử dụng để cung cấp thông tin. Việc nhận
diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố trong môi trường kế toán có ý nghĩa
thiết yếu đối với sự tìm hiểu, đánh giá, xây dựng hoặc đưa ra các giải pháp
hoàn thiện hệ thống kế toán và nâng cao tính hữu ích của BCTC. Các nhân tố
tác động đến BCTC hiện nay khá đa dạng. Theo Frederic D.S. Choi và Gary K.
Meek (2005), khi xét đến tính đa dạng của nền kế toán các nước, thì cho rằng
có tám nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển của kế toán gồm: Các
nguồn lực tài chính (sources of finance); Hệ thống luật pháp; Thuế; Kinh tế chính trị; Lạm phát; Trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáo dục; và Nền văn
hoá [44, tr. 49-52]. Còn nhóm tác giả D. Alexandrer, A. Britton và A. Jorissen
(2005) thì chọn lọc gọn hơn với bốn nhân tố tác động lên BCTC và hệ thống
kế toán hiện hành của mỗi quốc gia gồm: Nguồn cung ứng tài chính (provision
of finance); Hệ thống luật pháp; Hệ thống thuế; và Các giá trị văn hoá [35, tr.
20-27]. Thực ra, môi trường kế toán là nội dung được nhiều người quan tâm
khi tiếp cận với một hệ thống kế toán từ rất lâu, chẳng hạn như Radebaugh
(1975), Seidler (1976), Nobes (1988), hay Mueller (1968) - được xem là người
tiên phong trong việc bàn về những yếu tố môi trường có tác động đến kế toán,
đã dựa trên việc phân tích nhiều môi trường kinh doanh trên toàn cầu để cho
rằng: “mỗi môi trường kinh doanh sẽ đáp ứng cho một mô hình của sự phát

triển kế toán” [29, tr. 15-16]. Nhằm phục vụ cho mục tiêu của luận án là tìm
kiếm các giải pháp nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam,
trên cơ sở tham khảo quan điểm của các (nhóm) tác giả trên và căn cứ vào tình
hình hiện nay, chúng tôi chọn đưa ra xem xét năm yếu tố môi trường tác động
đáng kể lên BCTC như dưới đây.


- 10 -

1.2.1. CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đặt trong hệ thống tài
chính của quốc gia với những định chế, cơ cấu, đặc điểm hoạt động được hình
thành và phát triển trong mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với mọi thành phần
trong nền kinh tế - xã hội. Do vậy, BCTC cung cấp “bức tranh” tài chính của
doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ phải chịu sự tác động trực tiếp của hệ thống này.
Trong mỗi hệ thống tài chính, luôn hiện hữu những nhóm đối tượng có
ưu thế hơn số còn lại về quy mô và ảnh hưởng của nguồn lực tài chính mà họ
nắm giữ hoặc chi phối, dẫn đến các quan hệ tài chính thường được thiết lập
theo định hướng ưu tiên phục vụ cho nhóm đó, kể cả trường hợp có sự can
thiệp sâu của nhà nước thì cũng chỉ chứng tỏ là tại đó nhà nước đang nắm giữ
hoặc chi phối chủ yếu các nguồn lực tài chính. Nhóm tác giả D. Alexandrer, A.
Britton và A. Jorissen (2005) đã trình bày hai hệ thống tài chính có tính đối
trọng với nhau là “định hướng cổ phần” và “định hướng tín dụng” như được
mô tả trong Bảng 1-1 [35, tr. 23-24]. Theo đó, tại các nước có thị trường vốn
(chứng khoán, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ quỹ…) phát triển và chiếm ưu thế
như Mỹ, Anh thì thông tin kế toán cần ưu tiên phản ánh theo hướng khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý vốn đầu tư, đánh giá dòng tiền
tương lai cũng như các rủi ro liên quan; việc công bố thông tin rộng rãi ra bên
ngoài công chúng đầu tư là một yêu cầu bắt buộc. Ngược lại, những nước mà
các ngân hàng hoặc ngân sách nhà nước là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu

cho doanh nghiệp thì thông tin kế toán sẽ mang nặng tính “một chiều” để bảo
đảm lợi ích của người cung cấp tài chính, dựa trên sự kiểm soát và đánh giá
trực tiếp thường được thiết lập theo hướng bảo thủ của các định chế tài chính
trung gian trên, do vậy việc công bố thông tin ra công chúng trở thành thứ yếu.


- 11 -

Bảng 1-1: Các nước theo định hướng cổ phần và định hướng tín dụng
Định hướng cổ phần

Định hướng tín dụng/gia đình/nhà nước

(Shareholder oriented)

(Credit/family/state oriented)

Mỹ

Germanny

Anh

France

Hà Lan

Bỉ

Thụy Điển


Ý

Australia

Tây Ban Nha

Canada (…)

Bồ Đào Nha (…)

Nguồn: Theo Alexander và Nobes (2004), Nobes và Parker (2003),
Ordelheide và KPMG (2001)
Trên phạm vi toàn cầu, lịch sử nền kinh tế thế giới cũng cho thấy rằng
luôn có một số nước hoặc nhóm nước có tiềm lực tài chính hùng mạnh đã tác
động mạnh mẽ và quyết định đến sự biến động, phát triển của ngành kế toán
thông qua hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp của họ như FASB, AICPA,
SEC (của Mỹ), ICAEW, ACCA (của Anh), EFRAG (của Cộng đồng Châu
Âu), và các tổ chức quốc tế khác như Liên hiệp quốc, OECD cũng lập các Ủy
ban kế toán của mình. Đặc biệt trong tiến trình hình thành và phát triển của
IASB, mà tiền thân là IASC được thành lập tại London từ năm 1973, theo cách
tường trình của Barry J. Epstein và Abbas Ali Mirza [32, tr. 1-16], mặc dù có
ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia nhưng tổ chức kế toán quốc tế này cũng đã
gặp rất nhiều áp lực và chi phối chủ yếu từ Mỹ và EU trong suốt một giai đoạn
gặp gỡ, đàm phán khá lâu dài (xem Phụ lục 01), mới đạt được những nguyên
tắc báo cáo tài chính để áp dụng cho một thị trường vốn toàn cầu chính thức kể
từ đầu năm 2005.


- 12 -


1.2.2. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ
Các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như hình thái sở hữu chủ đạo (tư
nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, tri thức), quy mô, đặc điểm của thị trường hàng hoá, thị
trường vốn vv… sẽ quyết định các hình thức giao dịch kinh doanh nào là
chiếm ưu thế và trở nên phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Thông tin kế toán trên BCTC khi mô tả “hình ảnh” của doanh
nghiệp cũng sẽ phải tương thích với các bản chất các quan hệ kinh tế, trong đó
nhiều đối tượng kế toán mới cần được ghi nhận và các chính sách kế toán cũng
phải thay đổi. Nền kinh tế càng năng động thì việc cung cấp thông tin hữu ích
trên BCTC càng đối diện với nhiều thử thách khó khăn hơn. Đối với các nền
kinh tế đang chuyển đổi mục tiêu từ công nghiệp (chủ yếu dựa trên các yếu tố
máy móc, nhà xưởng, tài nguyên, nhân công) sang dịch vụ (chủ yếu dựa trên
các quyền, yếu tố thương hiệu, bí quyết công nghệ, hệ thống phân phối) thì
mối quan tâm của kế toán sẽ dồn cho tài sản vô hình nhiều hơn, còn những
việc như “tính giá, ghi nhận khấu hao đối với tài sản cố định hữu hình, liên
quan đến sản xuất, trở nên ít quan trọng hơn” [44, tr. 51]. Khi thị trường chứng
khoán được thành lập và đi vào hoạt động thì nhiều đối tượng, hình thức giao
dịch mới phát sinh cần được kế toán đo lường, ghi nhận và trình bày trên
BCTC như lãi cơ bản trên cổ phần, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, hoặc
báo cáo dòng tiền cũng được chú ý hơn để phục vụ cho nhu cầu thông tin dự
báo của các nhà đầu tư. Nhìn lại quá trình phát triển kế toán tại Việt Nam
(những nội dung này chúng tôi sẽ đề cập lại trong Chương 2 khi đánh giá về hệ
thống BCTC Việt Nam), trên tổng thể, hệ thống kế toán và BCTC cũng đã có
nhiều thay đổi về quan điểm soạn thảo, phương pháp ghi nhận và trình bày
thông tin, số lượng các chỉ tiêu phản ánh trong suốt quá trình các văn bản pháp
lý về kế toán được ban hành, bổ sung, điều chỉnh, áp dụng để phù hợp với quá
trình phát triển về nhận thức và trình độ phát triển của nền kinh tế



- 13 -

1.2.3. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ THUẾ
Một cách tổng quát, người ta có thể phân biệt hệ thống luật pháp của các
nước trên thế giới thành hai nhóm: một theo hướng thông luật (common law)
có nguồn gốc từ việc tố tụng, xét xử bằng sự vận dụng các án lệ mà điển hình
là các nước Anh, Mỹ, Úc; và một theo hướng điển chế luật (code law) hay luật
thành văn (civil law) với các bộ luật được thiết lập một cách chặt chẽ về nội
dung và hướng dẫn thi hành trong tất cả các tình huống phát sinh như tại Châu
Âu lục địa và các nước chịu ảnh hưởng khác [35, tr. 25], [44, tr. 49], [45]. Tại
hầu hết các nước thuộc nhóm thông luật, những nguyên tắc kế toán thường
được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng
trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc
này không được quy định trực tiếp trong các văn bản luật [44, tr. 49-50]; và tất
nhiên, tại các nước theo hướng điển chế luật thì việc soạn thảo, ban hành các
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ
quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp
lý dưới luật. Chúng ta không dễ nhận định được hệ thống luật của nhóm nào
thì tốt hơn cho việc lập và trình bày BCTC nhằm cung cấp thông tin hữu ích
cho người sử dụng, xong điều chắc chắn là việc xem xét định hướng của hệ
thống luật hiện hành sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá hệ thống kế toán
và BCTC của một nước nào đó.
Một nội dung khác rất quan trọng khi xét đến ảnh hưởng của hệ thống
luật pháp lên kế toán là đặc điểm của (luật) thuế. Với bản chất là công cụ quản
lý và điều tiết quan trọng bậc nhất của nhà nước, các sắc thuế có thể tác động
trực tiếp lên hệ thống kế toán với các quy định chặt chẽ về ghi nhận doanh thu,
chi phí nhằm phục vụ cho mục đích thuế. Chẳng hạn như tại Bỉ: “các chi phí
chỉ được khấu trừ thuế nếu chúng được ghi nhận trên tài khoản lãi – lỗ”, và
mặt khác “tại các nước tồn tại mối dây liên hệ giữa BCTC và báo cáo thuế như



- 14 -

vậy thì thường các nhà đầu tư có thái độ thiếu dứt khoát và không xem trọng
BCTC khi tiếp cận với nó” [35, tr. 26]. Ngược lại, tại nhiều nước khác thì lại
có sự tách rời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế, trong đó, có các tài
khoản riêng biệt được sử dụng cho mục đích thuế, ngoài ra các nguyên tắc tính
giá, ghi nhận hay ước tính kế toán sử dụng trong việc soạn thảo, trình bày
BCTC cũng khác với bên ngành thuế. Trong thực tế, mối quan hệ giữa kế toán
và thuế có thể thay đổi theo thời gian, thường là theo hướng từ phụ thuộc
chuyển sang độc lập với nhau. Như tại Tây Ban Nha, “sau một thời gian dài
luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cách năm 1989 đã trở nên bớt phụ
thuộc nhau và đang trở nên độc lập với nhau hơn” [35, tr. 27].
1.2.4. ĐẶC ĐIỂM NỀN VĂN HÓA, GIÁO DỤC
Hai yếu tố văn hoá và giáo dục có quan hệ mật thiết với nhau và được
nhiều nhà nghiên cứu, thực hành kế toán quan tâm khi đánh giá tác động của
chúng tới sự phát triển kế toán tại các nước. Trong phần này, chúng tôi chỉ
xem xét thêm các ảnh hưởng trái ngược của giáo dục và văn hoá lên BCTC
trong việc lập và sử dụng.
Quy trình soạn thảo, trình bày thông tin trên BCTC dựa trên các chuẩn
mực, nguyên tắc ngày càng trở nên rắc rối với nhiều khái niệm, phép tính phức
tạp, do đó có thể dẫn tới những hiểu lầm, vận dụng sai hoặc bị lạm dụng.
Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác nữa làm cho thông tin trình bày trên BCTC
không còn hữu ích, mà chủ yếu là vẫn tập trung vào người làm kế toán với
nhiều vấn đề nan giải như: không đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp kém, áp lực của cấp trên vv… Tình trạng này có thể trở nên nghiêm
trọng hơn nếu đặt trong điều kiện môi trường văn hóa kém, tính trung thực
không được tôn trọng, thói quen vô trách nhiệm chưa được khắc phục. Tuy
nhiên, nếu nhân viên kế toán được đào tạo theo một chương trình tiên tiến,

được thường xuyên cập nhật kiến thức mới, có điều kiện tích luỹ kinh nghiệp


- 15 -

thực tế, được kiểm tra và công nhận bởi những tổ chức đào tạo, nghề nghiệp uy
tín thì chắc chắn sẽ tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin trình
bày trên BCTC. Ngược lại, việc sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định
cũng bị ảnh hưởng của yếu tố văn hoá – với hàm ý là “các giá trị và thái độ
được chia sẻ bởi một cộng đồng” [44, tr. 52]. Phần lớn tại những nước có nền
kinh tế phát triển, mặc dù xu hướng của xã hội là thiên về giá trị cá nhân,
nhưng nhờ các chuẩn mực nghề nghiệp được thiết lập trong mối quan hệ hòa
hợp với các giá trị chung của xã hội, hơn nữa truyền thống nhận định vấn đề
dựa trên các cơ sở khách quan và phân tích định lượng đã giúp thông tin kế
toán có được vị trí quan trọng trong việc ra quyết định kinh tế. Trong khi đó ở
nhiều nước thuộc nhóm đang và kém phát triển, trách nhiệm cá nhân thường bị
che đậy bởi lợi ích tập thể, các thiết chế pháp lý và chuẩn mực xã hội còn yếu
kém, cách suy nghĩ còn cảm tính và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm linh
vv… đã làm suy giảm hoặc triệt tiêu giá trị tham chiếu của thông tin kế toán
trên BCTC. Có thể minh họa vấn đề trên bằng đoạn trích sau đây từ tờ Wall
Street Journal: “Trong câu chuyện bàn thảo của các nhà đầu tư Trung Quốc
không thiếu những lời mách nước đầy rủi may theo bói toán, phong thủy. Lúc
cổ phiếu xuống giá nhà đầu tư rủ nhau mặc đồ đỏ khi đến giao dịch, còn khi
giá lên họ khuyên nhau ăn thịt bò để mong thị trường tiếp tục chạy lên” [21].
Trong môi trường văn hóa còn chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính và tâm linh
như vậy thì BCTC cho dù được lập một cách đáng tin cậy cũng khó mang lại
lợi ích cho người sử dụng.
1.2.5. XU HƯỚNG HÒA HỢP TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ lên mọi
phương diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của các nước, trong

đó lĩnh vực kế toán tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn; thậm chí, theo thiển
ý của chúng tôi, toàn cầu hóa là nhân tố có ảnh hưởng chi phối lớn nhất đến


- 16 -

lĩnh vực kế toán trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ tiến trình này thực sự liên
quan đến các nhân tố tác động khác. Khởi đầu từ khi “Chiến tranh lạnh” kết
thúc đánh dấu bằng sự sụp đổ của bức tường Berlin, tiếp đến là các thành quả
của cuộc cách mạng công nghệ thông tin gắn liền với máy tính cá nhân và
mạng Internet được xem là hai nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình toàn
hóa. Thomas L. Friedman (2005) đã viết trong “Thế giới phẳng” rằng:
(…) Sự xuất hiện các công cụ truyền thông và giao thức truyền thông tin
đã kết nối tất cả các máy tính và phần mềm ứng dụng của tất cả mọi
người lại với nhau và khuyến khích việc phát triển các quá trình kinh
doanh được tiêu chuẩn hóa trong việc thực hiện một số hình thức thương
mại hoặc công việc nhất định (…) bạn đã có nền tảng của một hệ thống
toàn cầu hoàn toàn mới phục vụ cho việc cộng tác. [24, tr. 142].
Thực ra, toàn cầu hóa là quá trình xã hội hóa các hoạt động kinh tế gắn
liền với phân công lao động xã hội và chu chuyển vốn trên quy mô toàn cầu;
và như Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận định trong kỳ Đại hội IX: “Toàn cầu
hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia”
[18, tr. 64]. Như vậy, các yếu tố chính trị, công nghệ đóng vai trò thúc đẩy hơn
là yếu tố nền tảng. Theo PGS.TS. Đào Duy Huân [20, tr. 26-34], các đặc trưng
của toàn cầu hóa kinh tế thể hiện qua sáu nội dung gồm: sự hình thành các hiệp
ước quốc tế, liên minh kinh tế khu vực, toàn cầu; phân công lao động xã hội
trở nên sâu sắc và rộng khắp; nền thương mại thế giới tăng lên nhanh chóng và
có sự thay đổi về chất; cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi sâu sắc; việc đẩy nhanh
hội nhập đi liền với chia nhỏ các tập đoàn kinh doanh; và quan hệ quốc tế có
những biến đổi lớn về quan điểm chính trị.

Tuy nhiên, điều cần quan tâm ở đây là sự tác động của tiến trình toàn
cầu hóa lên hoạt động kế toán đang diễn ra như thế nào, để từ đó có thể giúp
nhận diện được phần nào những vấn đề mà kế toán phải giải quyết trong điều


- 17 -

kiện mới. Chúng tôi cho rằng có ba nội dung cần được lưu ý như sau: Thứ
nhất, nhu cầu căn bản và hiển nhiên được đặt ra đối với các chủ thể tham gia
vào hoạt động kinh tế toàn cầu là “thông tin tài chính có thể so sánh được”
nhằm giúp họ tìm kiếm các cơ hội hợp tác - đầu tư tối ưu, đánh giá rủi ro, và
thực thi các chính sách tài trợ từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế
giới. Nhưng có một trở ngại rất lớn là sự khác biệt giữa các quốc gia, các khu
vực về yêu cầu đối với thông tin trình bày trên BCTC và điều kiện thực hành
nghề nghiệp. Mâu thuẫn này phải được giải quyết dưới áp lực về lợi ích của tất
cả các bên liên quan. Thứ hai, thuật ngữ “hòa hợp” (harmonization) được sử
dụng trong lĩnh vực kế toán thể hiện quá trình tìm kiếm những tiếng nói chung
giữa các hệ thống kế toán để cải thiện tính so sánh được của thông tin tài chính
doanh nghiệp, được thực hiện bởi các tổ chức có ảnh hưởng trong hàng mấy
chục năm qua, cùng với những thời điểm chuyển biến quan trọng (xem Phụ lục
01). Các tác giả Frederic D.S. Choi và Gary K. Meek (2005) cũng cho rằng
hòa hợp trong kế toán phải bao gồm sự hòa hợp về (1) chuẩn mực kế toán (giải
quyết việc đo lường và công bố), (2) việc công bố thông tin của các công ty
công chúng trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành hoặc niêm yết tại sở giao dịch
chứng khoán, và (3) chuẩn mực kiểm toán [44, tr. 276]. Thứ ba, tiến trình toàn
cầu hóa có những tác động quan trọng và toàn diện lên hệ thống kế toán quốc
tế. Người ta ghi nhận ít nhất có sáu tổ chức giữ vai trò chính trong việc xây
dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế và thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế gồm:
Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): Mục tiêu của tổ chức
này là: (a) Phát triển, liên quan đến công chúng, một bộ chuẩn mực kế toán

duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu để yêu cầu
về chất lượng, tính minh bạch và tính so sánh được của thông tin trên BCTC
nhằm giúp các bên tham gia vào thị trường vốn thế giới và các đối tượng sử
dụng khác ra quyết định kinh tế; (b) Thúc đẩy việc sử dụng và vận dụng
nghiêm túc các chuẩn mực này; và (c) Mang lại sự hội tụ giữa các chuẩn mực


×